NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ RUỒI HẠI LÁ XÀ LÁCH VÀ ONG KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG Tác giả PHAN THÀNH LUÂN Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông ngh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ RUỒI HẠI LÁ XÀ LÁCH
VÀ ONG KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG
Trang 2NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ RUỒI HẠI LÁ XÀ LÁCH
VÀ ONG KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả
PHAN THÀNH LUÂN
Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
TS TRẦN THỊ THIÊN AN GS.TS ARILD ANDERSEN
TP Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn sâu sắc đến đấng sinh thành đã nuôi dưỡng và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho con học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi - Phan Thành Luân chân thành biết ơn:
• Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và quý thầy cô khoa Nông học trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
• Cô Trần Thị Thiên An - Bộ môn Bảo vệ thực vật - khoa Nông học trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kinh nghiệm trong thời
gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
• Giáo sư Tiến sĩ Arild Andersen đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này
• Các cô bác và anh chị nông dân tại các vùng Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc
thuộc tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài
• Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Đà
Lạt tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài
Và các anh chị, bạn bè và những người thân yêu đã động viên giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Sinh viên thực hiện Phan Thành Luân
Trang 4TÓM TẮT
PHAN THÀNH LUÂN, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011 NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ RUỒI HẠI LÁ XÀ LÁCH VÀ ONG KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn: TS TRẦN THỊ THIÊN AN
Nhằm mục tiêu xác định sự phân bố của quần thể ruồi đục lá và ong kí sinh của chúng ở những vùng có cao độ, nhiệt độ khác nhau ở tỉnh Lâm Đồng để làm cơ sở khoa học thực tiễn nhằm góp phần xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý loài dịch hại này, đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 04 năm 2011 trên ba vùng Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng với các nội dung nghiên cứu: điều tra thành phần ruồi đục lá và ong ký sinh của chúng trên rau xà lách, xác định tỷ
lệ ký sinh của ong ký sinh trên ruồi, so sánh thành phần các loài ruồi đục lá và ong ký sinh ở các vùng có cao độ khác nhau của Lâm Đồng Kết quả thu được của đề tài:
- Trên cây xà lách ở Lâm Đồng có 4 loài ruồi hại lá thuộc họ Agromyzidae bộ
Diptera là Liriomyza huidobrensis, Liriomyza sativaea, Liriomyza trifolii và
Chromatomyia horticola Gây hại chính là loài L huidobrensis chiếm 90,3% trong
tổng số 3.088 ruồi vũ hóa
- Có 5 loài ong kí sinh sâu non ruồi hại lá xà lách, trong đó 1 loài thuộc họ Braconidae, 1 loài thuộc họ Eucoilidae và 3 loài thuộc họ Eulophilidae Ong kí sinh
Opius spp thuộc họ Braconidae chiếm ưu thế phổ biến kí sinh trên ruồi đục lá với tỷ lệ
hiện diện 96,3% trong tổng số 714 ong ký sinh vũ hóa
- Mật số quần thể ruồi hại lá xà lách và ong ký sinh sâu non của chúng trong điều kiện thời tiết có mưa (vụ 2) thấp hơn khi không mưa (vụ 1) Ngược lại, tỷ lệ ong
ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách ở vụ 2 cao hơn vụ 1
Tóm lại, ruồi hại lá Liriomyza huidobrensis là loài gây hại chính của tỉnh Lâm
Đồng vì vậy cần phải xây dựng các biện pháp quản lý loài dịch hại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất ở địa phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các biểu đồ ix
Danh sách các hình x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
1.3.1 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Một số nghiên cứu về ruồi hại lá rau trong và ngoài nước 3
2.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của ruồi hại lá rau 3
2.1.2 Khả năng gây hại của ruồi hại lá rau 6
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quần thể ruồi hại lá rau trên đồng ruộng 9
2.1.4 Biện pháp phòng trừ ruồi hại lá rau 10
Trang 62.2 Một số nghiên cứu về ong kí sinh sâu non ruồi hại lá rau trong và ngoài nước 12
2.2.1 Thành phần loài và sự phân bố ong kí sinh sâu non của ruồi hại lá rau 12
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quần thể ong kí sinh sâu non ruồi hại lá rau trên đồng ruộng 13
2.3 Giới thiệu về xà lách 14
2.4 Giới thiệu về tỉnh Lâm Đồng 15
2.4.1 Vị trí địa lý 15
2.4.2 Khí hậu 15
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.2 Nội dung nghiên cứu 16
3.3 Dụng cụ thí nghiệm 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1 Điều tra thành phần ruồi hại lá xà lách 18
3.4.2 Điều tra thành phần ong kí sinh sâu non của ruồi hại lá xà lách 19
3.4.3 Điều tra biến động quần thể ruồi hại lá và ong kí sinh sâu non của chúng trên cây xà lách 19
3.4.4 So sánh năng suất của các ruộng xà lách thí nghiệm có và không sử dụng thuốc trừ sâu 20
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc 21
4.1.2 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đức Trọng 22
4.1.3 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Bảo Lộc 23
4.1.4 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc 23
Trang 74.2 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo
Lộc 28
4.2.1 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt 28
4.2.2 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đức Trọng 28
4.2.3 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Bảo Lộc 29
4.2.4 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc 30
4.3 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách tại Lâm Đồng 33
4.3.1 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách tại Đà Lạt 33
4.3.2 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách tại Đức Trọng 34
4.3.3 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách tại Bảo Lộc 35
4.3.4 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách tại Lâm Đồng 36
4.4 So sánh năng suất xà lách trên ruộng có và không sử dụng thuốc trừ sâu 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 46
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt 21
Bảng 4.2 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đức Trọng 21
Bảng 4.3 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Bảo Lộc 22
Bảng 4.4 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt 28
Bảng 4.5 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Đức Trọng 29
Bảng 4.6 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Bảo Lộc 29
Bảng 4.7 Năng suất xà lách thực tế ở ba vùng Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc 38
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Ruồi hại lá xà lách (a) và triệu chứng gây hại trên lá xà lách (b) 27
Hình 4.2 Ruồi Liriomyza huidobrensis (a) và Chromatomyia horticola (b) 27
Hình 4.3 Liriomyza sativae (a) và Liriomyza trifolii (b) 27
Hình 4.4 Ong ký sinh Opius spp 32
Hình 4.5 Ong ký sinh Diglyphus isaea (a) và Diglyphus minoes (b) 32 Hình 4.6 Ong ký sinh Gronotoma micromorpha (a) và Hemiptarsenus varicornis (b)32
Trang 11DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Thành phần ruồi hại lá xà lách tại Lâm Đồng 23 Biểu đồ 4.2 Thành phần ong ký sinh sâu non ruồi hại lá xà lách tại Lâm Đồng 30 Biểu đồ 4.3 Biến động quần thể ruồi hại lá xà lách và ong ký sinh sâu non của chúng
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Xà lách là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở Việt Nam Xà lách có tác dụng giải nhiệt và lọc máu cho cơ thể do chứa nhiều muối khoáng Ở nước ta trải dài từ Bắc đến Nam, xà lách được trồng quanh năm vì điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của loại rau này, trong đó Lâm Đồng là tỉnh có diện tích canh tác xà lách lớn nhất cả nước
Bên cạnh đó, các loài dịch hại ở địa phương cũng phát triển rất mạnh gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất Trong đó, ruồi hại lá (Agromizydae) là một trong những loài dịch hại nguy hiểm nhất, chúng phân bố rộng khắp thế giới và trên hầu hết các tỉnh của Việt Nam (Andersen, 2008) Tại Lâm Đồng, ruồi hại lá tấn công gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của nhiều loại rau và hoa khác nhau, trong đó có cây xà lách Để hạn chế sự phá hoại của loài dịch hại này, người dân
đã sử dụng một cách không kiểm soát rất nhiều loại thuốc hóa học độc hại, giá thành cao mà hiệu quả phòng trừ thấp, ảnh hưởng đến môi trường
Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc tính sinh học, thành phần loài, sự phân bố và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ruồi hại lá trên các vùng trồng xà lách tại Lâm Đồng nhằm nghiên cứu các biện pháp phòng chống hữu hiệu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân và cải thiện sinh thái môi trường đang là một vấn đề cấp thiết Mặt khác, nghiên cứu trên còn góp phần xây dựng thương hiệu rau an toàn cho toàn tỉnh và làm cơ sở khoa học, thực tiễn về xây dựng hữu hiệu hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại này trên cây rau xà lách Trong đó, biện pháp sinh học có liên quan đến các loài thiên địch đang là quan tâm hàng đầu Nên đề tài “Nghiên cứu quần thể ruồi hại lá xà lách và ong ký sinh sâu non của chúng tại tỉnh Lâm Đồng” đã
được thực hiện
Trang 131.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thành phần ruồi hại lá và ong
ký sinh sâu non của chúng tại tỉnh Lâm Đồng để góp phần khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hữu hiệu loài dịch hại này
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 04 năm 2011
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài ruồi hại lá xà lách và ong ký sinh sâu non của chúng tại tỉnh Lâm Đồng
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phân bố của quần thể ruồi hại lá rau và ong ký sinh sâu non của chúng trên rau xà lách xoăn tại các vùng trồng rau tỉnh Lâm Đồng trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2011
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nghiên cứu về ruồi hại lá rau trong và ngoài nước
2.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của ruồi hại lá rau
Trên thế giới có hơn 300 loài ruồi hại lá Liriomyza (Agromyzidae - Diptera)
đã được ghi nhận, và có 5 loài chính gây hại rất phổ biến là Liriomyza bryoniae,
Liriomyza chinensis, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza sativae và Liriomyza trifolii
chúng còn tấn công trên một số loài cỏ dại như Solanum americanum và Spanish
needless Cây hành ở vùng Waianae thuộc tiểu bang Hawaii bị hại nặng bởi ruồi hại lá
L sativae và sâu non của chúng còn tấn công nhu mô lá tạo nên các đường ngoằn
ngoèo làm giảm khả năng quang hợp của lá
L huidobrensis là dịch hại lớn nhất đối với cây dưa leo trồng trong nhà kính ở
Menders, Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ (Hasan và ctv, 2002)
Tại tiểu bang Victoria của Úc, Tracey và ctv (2005) thu được 3 loài ruồi hại lá
Liriomyza brassicae Riley, Liriomyza chenopodii Watt và Chromatomyia syngenesiae
Trang 15Trong những loài ruồi có phổ ký chủ rộng trên thế giới, chỉ có L trifolii (ruồi
hại lá có nguồn gốc từ Mỹ) được du nhập vào Châu Á trước năm 1985 (Parella, 1987)
Theo Parrella (1982), Waterhouse và Norris (1987), Johnson (1993), Weitraub
và Horowitz (1995) ruồi hại lá L huidobrensis được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ,
Hawaii và ở Thái Bình Dương Đến năm 1994 thì Auna Rauf và Sam Turnipseed phát hiện loài này hiện diện gây hại trên cây khoai tây ở Indonesia (Shepard và ctv, 1996)
Theo tác giả Sherpard và ctv (1998) ở Indonesia ruồi hại lá L huidobrensis lần
đầu tiên được báo cáo ở Java vào năm 1994 Kể từ đó chúng đã xâm chiếm các vùng
sản xuất rau lớn của Java và Sumatra Vùng đất thấp phía Bắc Java bị loài L trifolii gây hại nặng trên cây dưa leo, C horticola gây hại phổ biến trên các loại đậu Pisum
sativum (Aunu và Shepard, 1999) Tại vùng đất thấp Karawang phía Tây Java, theo kết
quả điều tra của Rauf và ctv (2000), ruồi hại lá Liriomyza sativae được phát hiện trên
mướp khía, bí đao, đậu đũa, dưa leo Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trên cây thầu dầu, đậu cove ở Karo miền Bắc Sumatra và cà chua ở miền Tây Java Hai loài ruồi
mới được tìm thấy trên cây họ cúc ở Indonesia là L katoi và L yasumatsui (Malipatil
Đối tượng kiểm dịch quan trọng ở Đài Loan là 6 loài ruồi Liriomyza brassicae,
Liriomyza bryoniae, Liriomyza chinensis, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza sativae
và Liriomyza trifolii (Shiao, 2003)
Ở Việt Nam nhiều loài ruồi hại lá tấn công như L sativae xuất hiện khắp cả
nước, L huidobrensis được tìm thấy ở vùng cao nguyên Lâm Đồng, L chinensis tìm
thấy ở tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu (Andersen và ctv, 2002)
Trần Thị Thiên An (2000), Andersen và ctv (2002) ghi nhận nước ta có 4 loài
ruồi hại lá phổ biến là Liriomyza sativae, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza chinensis
Trang 16và Liriomyza sp Liriomyza chinensis chỉ xuất hiện trên các cây trồng thuộc họ hành tỏi (Allium spp.) trên khắp cả nước (Andersen và ctv, 2002)
Ở miền Bắc, Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006) thu thập tại Hà Nội và vùng phụ cận đã thu thập được 7 loài ruồi hại lá thuộc họ Agromyzidae bộ Diptera đó
là Liriomyza sativae, Liriomyza sp., Liriomyza bryoniae, Chromatomyia horticola,
Phytomyza sp và 1 loài ruồi vàng, 1 loài ruồi đen 2 vằn bụng (chưa giám định tên)
Đặng Thị Dung và Hồ Thị Thu Giang (2007) thu được 7 loài ruồi hại lá ở miền Bắc là
Liriomyza sativae, L chinensis, L bryoniae, Liriomyza sp., L katoi, Chromatomyia horticola và Phytomyza sp
Hoàng Thị Hằng (2009) nghiên cứu vùng Hà Nội và phụ cận thu được hai loài
ruồi hại lá Liriomyza sativae và Chromatomyia horticola, trong đó loài Liriomyza
sativae xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng, tuy nhiên chúng đạt mật số cao nhất vào
tháng 4 và tháng 5 khi nhiệt độ ấm hơn
Liriomyza sativae được tìm thấy ở 10 tỉnh miền Bắc (Hà Quang Hùng, 2001) và
ở 27 tỉnh miền Bắc và miền Nam (Andersen và ctv, 2002) Kết quả nghiên cứu của
Trần Đăng Hòa (2008) cho thấy rằng L sativae là dịch hại quan trọng trên nhiều loại
rau của các tỉnh miền Trung
Ở miền Trung và miền Nam có 6 loài ruồi hại lá phổ biến là Liriomyza sativae,
Liriomyza huidobrensis, Liriomyza chinensis, Liriomyza bryoniae, Liriomyza trifolii
và Chromatomyia horticola (Trần Đăng Hòa và ctv, 2005)
Liriomyza bryoniae là loài phổ biến, gây hại trên 10 loại rau ở Thanh Hóa và
Nghệ An Ở Việt Nam, sự gây hại của L bryoniae được ghi nhận lần đầu tiên trên cây
đậu xanh ở Hà Nội vào năm 2003 (Grimstad, 2004) Nghiên cứu của Trần Đăng Hòa
(2008) này đã tìm thấy sự xuất hiện của L bryoniae trên nhiều loại rau ở miền Trung,
chứng tỏ loài này đã lây lan dần xuống phía Nam
Liriomyza huidobrensis thu được từ cải cúc ở thành phố Huế năm 2004 Nghiên
cứu trước đây cho thấy L huidobrensis được tìm thấy ở Lâm Đồng nơi có độ cao 1000
- 1800 m Loài này có thể xâm nhập vào các vùng trồng rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng từ
Trang 17các cây trồng nhập khẩu (Andersen, 2002), là loài ưa nhiệt độ thấp (Chen & Kang
2004, trích trong Trần Đăng Hòa, 2008) nên sự lây lan của L huidobrensis ở Việt Nam
chỉ có thể xảy ra ở các vùng núi cao (Andersen, 2002) Tuy nhiên, loài này đã tìm thấy
ở vùng đồng bằng (thành phố Huế), chứng tỏ sự gây hại của L huidobrensis cũng có thể xảy ra ở các vùng khác trên cả nước
Trần Thị Thiên An (2007) ghi nhận ở thành phố Hồ Chí Minh có 2 loài ruồi hại
lá rau là Liriomyza sativae Blandchard và Liriomyza trifolii Burgess, trong đó, L
sativae là loài gây hại chính
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sự gây hại của ruồi hại lá rau
Ruồi hại lá còn được gọi là sâu vẽ bùa, đây là loài dịch hại gây hại nặng trên các cây họ cà, họ bầu bí, họ thập tự, họ cúc, họ lan huệ, họ húng Sâu non đục vào trong lá ăn nhu mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn ngoèo trên lá, nếu bị hại nặng các đường đục liên kết lại với nhau làm lá bị thâm nâu và khô cháy, bề mặt lá
bị co lại ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, cây phát triển kém, hoa rụng nhiều, giảm
tỷ lệ đậu quả (Trần Thị Thiên An, 2003) Đối với một số cây rau ăn lá, vết đục của sâu non trong lá làm giảm thương phẩm Đường đục gây ra bởi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn phát triển của lá cũng như của chính bản thân sâu non, do đó, các đường đục không phải luôn luôn giống nhau trong tất cả các cây ký chủ (Parella, 1987) Vết thương trên lá do sâu non gây ra cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập vào lá
Theo Trần Thị Thiên An (2003), thành trùng ruồi hại lá là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên đốt thứ 3 của mảnh lưng ngực, chỉ có 1 cặp cánh trong suốt, 2 - 3 mắt đơn, mắt kép to, bàn chân có 5 đốt, phía cuối có 2 vuốt Con cái kích thước 1,5 - 1,8
mm, sải cánh rộng 4 - 5 mm, cuối bụng có ống đẻ trứng dài 0,18 mm, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái Trứng rất nhỏ hình ovan dài 0,23 - 0,24 mm, khi còn mới có màu trắng trong, sắp nở có màu trắng đục Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, cơ thể có 9 đốt, đôi móc miệng màu đen, nằm trong mô mặt trên của lá di chuyển rất linh hoạt trong đường đục, sâu non dài khoảng 2,1 - 2,3 mm, khi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng Nhộng dạng nhộng bộc, hình bầu dục hơi cong về phía lưng,
Trang 18dài 1,6 - 1,9 mm, màu vàng mới hóa nhộng, vàng nâu khi sắp vũ hóa, nhộng dính trên
lá hoặc rơi xuống mặt đất Sau vũ hóa, ruồi đực không có tập tính ăn thêm, chúng chỉ bắt cặp giao phối rồi chết Ruồi cái thường ăn thêm dịch lá cây bằng cách dùng ống đẻ trứng chích vào mô lá cho nhựa chảy ra rồi dùng miệng liếm hút Các vết ăn trên lá có dạng chấm trắng nhỏ li ti rất khó phân biệt với vết đẻ trứng bằng mắt thường Ruồi cái thường đẻ trứng vào buổi sáng lúc 8 - 9 giờ Chúng đẻ trứng vào biểu bì rồi dùng miệng liếm dịch lá để lấp chỗ trống, một lỗ có 2 - 3 trứng, ruồi thường đẻ trên lá non đang chuyển sang lá bánh tẻ
Một cây cà chua có thể chịu đựng được hàng chục đường đục mà không làm giảm năng suất đáng kể, trong khi 1 - 2 đường đục trên một chậu hoa cúc có thể tạo nên thiệt hại rất lớn (Parrella, 1982)
Haynes và ctv (1986), ruồi hại lá là một dịch hại phổ biến của các loại cây trồng làm cảnh và cây rau Việc kiểm soát chúng khá khó khăn vì ruồi hại lá có tính kháng thuốc khá nhanh
Theo Waterhouse và Norris (1987), 70% sản lượng cà chua của vùng Vanuatu ở
Pháp bị mất trắng vì sự phá hoại của Liriomyza sativae, chúng còn gây hại nặng trên
dưa hấu vùng Ciberon
Tại Indonesia, cây cần tây, rau bina ở vùng miền Tây Java thường bị phá hoại bởi ruồi hại lá Chúng làm giảm năng suất dưa leo đến 70%, làm cho cây chết khi đạt
30 - 40 ngày sau trồng Loài này còn làm thiệt hại đến kinh tế khoảng 30% đối với cây hoa trong nhà lưới ở vùng Puncak Cây đậu cove thu được 7 tuần nhưng nếu ruồi đục
lá Liriomyza huidobrensis phát sinh và phá hoại thì chỉ thu được 4 tuần (Roger và ctv,
2000) Còn ở các vùng cao nguyên ruồi hại lá gây hại nặng cho các loài rau như khoai
tây, dưa leo, đậu tây, đậu tằm, đậu đỏ, cần tây, cà chua và rau dền Trên những ruộng này năng suất thường bị giảm đi từ 60 - 70% (Rauf và Shepard, 1999)
Khảo sát cho thấy loài ruồi L huidobrensis tấn công hơn 20 loài rau, cây kiểng
và cỏ dại Khoai tây là cây trồng bị tấn công nhiều nhất làm sản lượng mất đi gần
100% ở một số vùng Mật độ của L huidobrensis rất thấp vào mùa khô trên cây khoai
Trang 19tây và gây hại cao nhất vào cuối mùa mưa (tháng 03 năm 1996) ở Indonesia (Sherpard
và ctv, 1998)
Tại Việt Nam, Vũ Thị Thắng (1999) ghi nhận ruồi hại lá tấn công hơn 40 loại rau màu, mức độ gây hại nặng ở các cây họ thập tự (Cruciferae), họ bầu bí (Cucurbitaecea), và họ cà (Solanaceae)
Ở Hà Nội, ruồi hại lá gây hại trên 34 loài cây thuộc 11 họ thực vật Trong đó, cà
chua, đậu trạch là ký chủ của Liriomyza sativae, Liriomyza sp., Liriomyza bryoniae và
Chromatomyia horticola; Cải cúc, ngải cứu và đơn buốt là ký chủ của Liriomyza sativaev, Liriomyza sp., Phytomyza sp (Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung, 2006)
Có 31 loài cây ký chủ của Liriomyza spp Liriomyza sativae là loài phổ biến nhất hiện diện trong 23 loài cây ký chủ, tiếp theo là Liriomyza sp Trong đó cà chua,
đậu tây, đậu quyên, dưa leo và cải ngọt bị tấn công nghiêm trọng tấn công Tỷ lệ lá bị thiệt hại ở thời kỳ thu hoạch là rất cao, khoảng 85 - 90% Vào mùa xuân, tỷ lệ ruồi hại
lá trên cà chua, đậu tây, đậu quyên tăng từ đầu đến cuối vụ Tỷ lệ ký sinh khác nhau theo giai đoạn và mật độ cây trồng (Đặng Thị Dung và Hồ Thị Thu Giang, 2007)
Liriomyza sativae có mặt trên 20 loài cây trồng ở vùng Hà Nội và phụ cận,
chúng gây hại nặng nhất trên đậu đũa, đậu trạch, đậu côve, cà chua, dưa chuột Còn
loài Chromatomyia horticola có phổ ký chủ hẹp, chúng chỉ xuất hiện trên một số loại
cây trồng như cải cúc, cải bẹ xanh và cây dại như tần bóp, đơn buốt (Hoàng Thị Hằng, 2009)
Ở miền Trung, ruồi hại lá gây hại trên nhiều loại rau khác nhau thuộc họ cải như bắp cải, xu hào, cải bẹ trắng, cải xanh, họ cúc như cải cúc, họ bầu bí như dưa chuột, dưa lê, bí ngô, dưa hấu, họ đậu như đậu cove, đậu xanh, đậu đũa, họ hành như hành hoa, hành tây và họ cà như cà chua, cà tím, cà pháo (Trần Đăng Hòa, 2008)
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thiên An và ctv (1995) ghi nhận ruồi hại
lá phát sinh gây hại trên nhiều loại rau.Trong đó, nhóm cây rau bị hại nặng là các cây
họ đậu, khoai tây, cà chua, dưa leo, dưa leo, hành, xà lách và cần tây, nhóm cây rau bị hại trung bình là củ dền, bó xôi, bầu bí, mồng tơi, nhóm cây rau bị hại nhẹ là cải ngọt, cải lơ, cải dún, cải cúc, cải thảo, bắp cải và nhóm bị hại ít nhất là cà rốt
Trang 20Có 41 loài cây thuộc 15 họ thực vật là họ bầu bí, họ thập tự, họ cúc, họ hoa môi, họ đậu, họ cà, họ bông vải, họ bìm bìm, họ lan huệ, họ ngò, họ dền, họ vòi voi, họ
cáp, họ thầu dầu, họ rau sam là ký chủ của ruồi hại lá Liriomyza sp Mức độ gây hại
của chúng rất khác nhau, phụ thuộc từng loại cây ký chủ Ký chủ của ruồi hại lá chủ yếu là các loại cây trồng và cỏ lá rộng (Vy Trung Nghĩa, 2001)
Kết quả điều tra của Lê Minh Dũng (2001) cho thấy có 15 loại rau bị sâu non của ruồi hại lá gây hại như cải bắp, cải bông, cải củ, cải ngọt, dưa leo, bầu, mướp hương, mướp khía, đậu cove, đậu búng, cà chua, cà tím, xà lách, rau dền tía, rau húng cây Trong đó, cà chua, dưa leo, đậu búng bị hại nặng nhất
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quần thể ruồi hại lá rau trên đồng ruộng
Ruồi hại lá thường xuất hiện và gây hại nặng từ cuối mùa khô đến đầu mùa mưa Trong mùa mưa, ruồi hại lá thường hiện diện gây hại ở mật số thấp (Sherpad và ctv, 1998) Cũng theo tác giả này, quần thể ruồi hại lá trên cây cà chua thường phát triển chậm trong giai đoạn cây sinh trưởng dinh dưỡng, nhưng chúng phát triển rất nhanh vào giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng sinh thực đến lúc cây tàn
Quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh của chúng trên đồng ruộng có sự biến động khác nhau theo vùng địa lí, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên ở từng địa phương khác nhau (Murphy và ctv, 1999)
Theo Trần Đăng Hòa và ctv (2007), L sativae xuất hiện quanh năm trên ruộng
rau trong thời gian mùa khô Trên cây đậu đũa, đậu côve và đậu bắp, mật số ruồi hại lá duy trì tương đối cao từ tháng 03 đến tháng 05 và tháng 07 đến tháng 11, mật số ruồi trên củ cải, mật số ruồi rất thấp từ tháng 12 đến tháng 02, mật số ruồi trên dưa leo cao
từ đầu tháng 07 đến cuối tháng 08
Theo Lê Minh Dũng (2001) cho thấy mức độ gây hại của sâu non ruồi hại lá rau trong mùa khô cao hơn mùa mưa Ruồi hại lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng Ruồi hại lá gây hại tất cả các vụ nhưng chủ yếu là vụ Đông Xuân muộn (Trần Thị Thiên An, 2003) Tác giả này cũng
ghi nhận quần thể ruồi L sativae có 3 đỉnh cao mật số gây hại vào tháng 07 - 08, tháng
Trang 2111 - 12, tháng 03 - 04 tại thành phố Hồ Chí Minh Mật độ L.sativae giảm từ đầu mùa
mưa đến giữa mùa mưa Mùa khô bị phá hoại nặng nhất đặc biệt vào cuối tháng 11 năm 2003 (Thi Thien An Tran, Dang Hoa Tran và Masami Takagi, 2004)
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của ruồi hại lá Liriomyza
chinensis (Kato) trên tỏi tây, thời gian phát triển cho giai đoạn trưởng thành tỷ lệ
nghịch với việc tăng nhiệt độ từ 15 đến 300C nhưng tăng tỷ lệ thuận ở 32,50C Trung bình nhiệt độ giới hạn trên và nhiệt độ tối hảo cho trứng, ấu trùng, nhộng, và giai đoạn trưởng thành được tính toán là 37,80C và 31,70C; 34,90C và 30,10C; 35,80C và 30,60C; 35,00C và 30,90C (Trần Đăng Hòa, 2007)
Theo nghiên cứu của Lima và ctv (2009), khi nhiệt độ tăng từ 15 - 320C thì thời gian phát triển để hoàn thành vòng đời của ruồi hại lá cũng giảm theo mỗi mức nhiệt độ khác nhau
2.1.4 Biện pháp phòng trừ ruồi hại lá rau
Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp các loài cỏ (ký chủ phụ) một tháng trước khi trồng, gieo cấy đồng loạt, ngắt bỏ lá bị hại, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch, cày ải, phơi đất, tưới tràn để diệt nhộng, luân canh với những cây ít bị ruồi hại
lá phá hoại Mai Lan Phương (2004) ghi nhận trồng rau theo phương pháp phủ bạt, trồng xen, sử dụng nhà lưới làm hạn chế mức độ gây hại của ruồi hại lá
Biện pháp dùng bẫy: Việc sử dụng bẫy dính màu vàng sẽ hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn việc sử dụng thuốc trừ sâu Hơn nữa sử dụng thuốc trừ sâu là nguy hiểm cho môi trường, việc sử dụng các bẫy dính màu vàng đã giảm bớt số lượng lớn thuốc trừ sâu được sử dụng (Civelek, 2004) Haynes và ctv (1986) sử dụng thẻ màu vàng có bôi chất bám dính trộn với thuốc Tangletrap để theo dõi tính kháng thuốc của ruồi hại
lá, các tấm thẻ này có khả năng giữ được ruồi và diệt ruồi trưởng thành Sử dụng thường xuyên các bẫy dính màu vàng có tiềm năng diệt được ruồi hại lá và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược sử dụng thuốc trừ sâu để giảm
sự phát triển của tính kháng thuốc của chúng Đặt bẫy cao 25 - 50 cm với khoảng cách
15 - 20 m2/bẫy
Trang 22Biện pháp sinh học: Sâu non ruồi hại lá có nhiều loại ong ký sinh thuộc nhiều
họ khác nhau như Braconidae, Eucoilidae, Eulophidae và thiên địch ăn mồi như ruồi
Crossopalpus hirsutipes Collin (Empididae - Diptera) (Trần Thị Thiên An, 2007), vì
vậy nên theo dõi mật độ và tỷ lệ lá bị hại trước khi sử dụng thuốc hóa học để không ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại thiên địch
Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 - 10 con trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack, Polytrin (Chi cục Bảo
vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh)
Mason và ctv (1987) ghi nhận quần thể ruồi hại lá Liriomyza sativae và L
trifolii từ nhiều loại cây trồng khác nhau ở Hawaii nhạy cảm với các hợp chất
Pyrethroid là Permethrin và Fenvalerate Tính nhạy cảm với thuốc khác nhau rất lớn
giữa các quần thể của cả hai loài Đối với loài L trifolii ít ảnh hưởng của thuốc Fenvalerate hơn so với Permethrin Loài L trifolii nói chung là ít bị ảnh hưởng của Pyrethroid hơn là loài L sativae
Civelek và Weintraub (2003) đã sử dụng Bensultap và Cyromazine lên cà chua Kết quả cho thấy cả hai thuốc trừ sâu đều làm giảm đáng kể số lượng ruồi hại lá
Liriomyza trifolii Bensultap có hiệu quả rất cao đối với L trifolii mặc dù mật độ sâu
non rất cao Vì vậy, Bensultap sẽ được dùng trong một vài ứng dụng đối với việc quản
lý sâu non ruồi hại lá
Ba loại hóa chất Dimehypo, Abamectin và Cyromazine được sử dụng đều có
hiệu quả lên sâu non của L huidobrensis, tuy nhiên, chúng có hiệu quả thấp đối với
con trưởng thành của loài ruồi này (Prijono và ctv, 2004)
Trương Thị Thu Thủy (2009) ghi nhận 3 loại thuốc hóa học có hiệu lực cao đối với
sâu non ruồi hại lá Liriomyza sativae là Trigard 100SL, Secure 10EC và Abatin 5,4EC
Trang 232.2 Một số nghiên cứu về ong ký sinh sâu non ruồi hại lá rau trong và ngoài nước 2.2.1 Thành phần loài và sự phân bố ong ký sinh sâu non của ruồi hại lá rau
Tại Mỹ, Oatman và Kennedy (1976) thu thập trên cà chua ở Califonia được 9
loài ong ký sinh trên ruồi Liriomyza sativae thuộc họ Eulophidae là Diglyphus begini Ashmead, Derostenus arizonensis Crawford, Chrysocharis ainsliei Crawford,
Chrysocharis sp., Tetrastichus sp., một loài chưa định danh và loài Halticoptera patellana Dalman thuộc họ Pteromalidae Trong đó, loài Diglyphus begini Ashmead
phổ biến nhất Điều tra trên cây ớt ngọt ở Nam Texas có 8 loài ong ký sinh bộ cánh
màng là Opius sp (Braconidae), Halticoptera circulus Walker (Pteromalidae),
Chrysonotomyia sp., Chrysocharis sp., Closterocerus sp., Diglyphus intermedius
Girault (Eucoilidae) Loài Chrysonotomyia sp là phổ biến nhất được tìm thấy
(Chandler, 1984)
Tại Indonesia, năm loài ong ký sinh được thu thập là Bracon intercessor Nees von Esenbeck, Opius meracus Fischer, Diglyphus crassinervis Erdos, Diglyphus isaea Walker và Neochrysocharis formosa Westwood D isaea và N formosa là các loài ký sinh chủ yếu được tìm thấy O meracus tìm thấy lần đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ và B
intercessor lần đầu tiên tìm thấy trên L huidobrensis, (Sherpard và ctv, 1998) Cũng
theo tác giả này, loài ong ký sinh Hemiptarsenus varicornis (Hymenoptera: Eulophidae) được thu thập từ lá rau bị L huidobrensis của 19 trong số 20 loại rau được trồng khảo sát Hành lá và bông cải xanh thu được ong ký sinh H varicornis cao hơn
ruồi hại lá
Rauf và Shepard (1999) đã thu thập được 8 loài ong ký sinh, trong đó có 7 loài
Eulophids là Ascodes sp., Cirrospilus ambiguus, Hemiptarsenus varicornis,
Neochrysocharis sp., Pnigalio sp., Quadrastichus sp., Zagrammosoma sp., và một loài
Eucoilidae là Gronotoma sp Loài Hemiptarsenus varicornis (Hymenoptera: Eulophidae) xuất hiện phổ biến nhất
Tracey và ctv (2005) thu được 15 ong ký sinh ở tiểu bang Victoria của Úc,
chủ yếu thuộc họ Eulophidae Các loài ong ký sinh phổ biến nhất là Hemiptarsenus
Trang 24varicornis (Girault), Diglyphus isaea (Walker), Closterocerus mirabilis Edwards và
La Salle, và Opius cinerariae Fisher Hemiptarsenus varicornis và D isaea là những
ong ký sinh thu nhiều nhất trong cả mùa vụ
Theo Belokobylskij và ctv (2004) nghiên cứu về loài ong ký sinh Opius (Opiothorax) chromatomyiae Belokobylskij và Wharton ký sinh trên loài ruồi hại lá
Chromatomyia horticola (Goureau) và Liriomyza huidobrensis (Blanchard)
(Agromyzidae) ở Malaysia, Indonesia và Việt Nam
Theo Fisher và Salle (2005), và Trần Thị Thiên An (2007) Neochrysocharis
beasleyi (Hymenoptera: Eulophidae) được thu thập từ Indonesia và Việt Nam là một
loài ong ký sinh có tiềm năng kiểm soát sinh học đối với các loài ruồi hại lá L Sativae
Ba loài Neochrysocharis đã được tìm thấy ký sinh trên L huidobrensis với số lượng lớn tại một số khu vực Đông Nam Á như N beasleyi, N okazakii và N formosa
Kamijo (Westwood) Những loài này xuất hiện đã góp phần kiểm soát sinh học ở Đông Nam Á (Sivapragasam và ctv, 1999; Murphy và La Salle, 1999; La Salle, 1999; Thang, 1999; Rauf và Shepard, 1999 trích dẫn từ Fisher và Salle, 2005)
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quần thể ong ký sinh sâu non ruồi hại lá rau trên đồng ruộng
Ong ký sinh Bracon intercessor Nees von Esenbeck và Opius meracus Fischer chỉ xuất hiện vào mùa xuân, ong ký sinh Diglyphus crassinervis Erdos, Diglyphus
isaea Walker và Neochrysocharis formosa Westwood, xuất hiện trong cả hai mùa
xuân và mùa thu (Sherpard và ctv, 1998)
Rauf và Shepard (1999) cho biết đa số ong ký sinh ở Indonesia được thu thập từ
ruồi hại lá L huidobrensis (92,3%)
Prijono và ctv (2004) cho biết hoạt chất Dimehypor gây chết đối với Opius sp.,
G micromorpha và H varicornis Hoạt chất Cyromazine không ảnh hưởng đến sự
sống của các loài ong ký sinh Một loại thuốc diệt nấm thường được sử dụng là Mancozeb, không có tác động đến tỷ lệ chết của ong ký sinh Thuốc Abamectin áp dụng ở nồng độ theo hướng dẫn gây ra một số tử vong trong số những con trưởng
Trang 25thành của cả hai loài H varicornis Indonesian và Australian H varicornis, nhưng ít
độc hại hơn so với thuốc Chlorpyrifos
Hiệu quả của các dải thực vật có hoa trong việc tăng cường ký sinh của ruồi hại
lá (Diptera: Agromyzidae) trên rau xà lách tại hai trang trại canh tác hữu cơ ở tỉnh Bologna, miền bắc Italy trong năm 2003 số lượng ong ký sinh đã được tăng cường bởi các cây hoa Ong nội ký sinh có tỷ lệ cao hơn so với ong ngoại ký sinh, nhưng việc trồng hoa cho thấy một hiệu ứng tích cực rõ rệt hơn về ong ngoại ký sinh so với ong nội ký sinh (Masetti, 2010)
2.3 Giới thiệu về xà lách
Tên khoa học: Lactuca sativa L var capitata L
Tên tiếng anh: Lettuce
Họ Cúc: Asteraceae
Xà lách xoăn hay xà lách lô lô là cây thân thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ Thân hình trụ và thẳng, cao tới 60 cm, phân nhánh ở phần trên Lá ở gốc xếp hình hoa thị, lá tạo thành búp dày đặc hình cầu, mọc so le, lá có màu lục sáng, gần tròn hay thuôn, hình xoan ngược, lượn sóng, dài 6 - 20 cm, rộng 3 - 7 cm, mép có răng không đều Cụm hoa ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi đầu có 20 hoa, hình môi, màu vàng Quả bế nhỏ, dẹp, có khía màu xám với lông mao trắng Bộ phận sử dụng là thân, lá, hạt Xà lách là loài cây nhiệt đới có nguồn gốc ở bờ biển Địa Trung Hải, được trồng ở tất cả các vườn rau trên toàn thế giới Có khoảng 100 loại xà lách, ở nước ta trồng xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn tựa như cải bắp thu nhỏ, gọi là xà lách xoăn hay xà lách Ðà Lạt Xà lách được trồng từ vùng đồng bằng tới vùng núi, từ Bắc đến Nam, thích ứng với khí hậu mát mẻ (http://www.chothuoc24h.com)
Trang 262.4 Giới thiệu về tỉnh lâm đồng
2.4.1 Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động thực vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của bảy hệ thống sông lớn
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc tới Nam
- Phía Bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300 m đến hơn 2.000 m như Bi Đúp (2.287 m), Lang Bian (2.167 m)
- Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 - 1.000 m)
- Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc và bán bình nguyên
2.4.2 Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 - 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85
- 87 %, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 - 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình
và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn, các vùng đồng bằng đông dân (http://www.lamdong.gov.vn)
Trang 27Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Các nghiên cứu của đề tài ở ngoài đồng được thực hiện ở 3 địa điểm:
3.2 Nội dung nghiên cứu
1 Điều tra thành phần ruồi hại lá xà lách tại 3 vùng Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng
2 Điều tra thành phần ong ký sinh của ruồi hại lá xà lách tại 3 vùng Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng
3 Biến động quần thể ruồi hại lá và ong ký sinh trên cây xà lách ở Lâm Đồng
4 So sánh năng suất thực tế của xà lách thí nghiệm trên ruộng có và không sử dụng thuốc trừ sâu
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- Cây trồng: xà lách (Lettuce)
- Dụng cụ nuôi và thu thập ruồi và ong ký sinh: hộp nhựa, vợt thu mẫu, túi nylon, lồng vải, lọ thủy tinh, cọ, kẹp, kéo, sổ sách ghi chép, kích lúp soi nổi, ống hút, cồn 70%, giấy, bút
Trang 28- Lồng lưới nuôi sâu non thu thập ruồi trưởng thành và ong ký sinh của chúng
có kích thước 20 cm x 20 cm x 20 cm Khung lồng làm bằng ống nước có đường kính
21 mm, bên ngoài vải lưới voan gương bao phủ để ngăn cản ruồi và ong ký sinh vũ hóa thoát ra
- Bảo quản mẫu ruồi và ong ký sinh trưởng thành được giữ trong lọ thủy tinh nhỏ ngâm cồn 700
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Chọn vườn thí nghiệm: Việc chọn vườn thí nghiệm và thu thập mẫu ruồi trong
đề tài được tiến hành theo phương pháp của Giáo sư Tiến sĩ Arild Andersen, trường Đại học khoa học sự sống Na - uy (Norwegian University of Life Sciences) Vườn thí nghiệm được sử dụng cho phương pháp điều tra thành phần ruồi hại lá xà lách, ong ký sinh sâu non của chúng, biến động quần thể ruồi hại lá xà lách và ong ký sinh sâu non,
so sánh năng suất xà lách trên ruộng có và không sử dụng thuốc trừ sâu
- Chọn vườn trồng xà lách ở 3 vùng khác nhau, mỗi vườn có diện tích 200 m2
o Đà Lạt: chọn 3 vườn ở phường 11, các vườn cách nhau 3 - 10 km Phân
bố ở độ cao 1.545 – 1.565 m so với mực nước biển
o Đức Trọng: chọn 3 vườn trong đó có 1 vườn ở Liên Nghĩa, 2 vườn ở Định An, các vườn cách nhau 3 - 15 km Phân bố ở độ cao 950 - 1.120 m so với mực nước biển
o Bảo Lộc: chọn 3 vườn trong đó 1 vườn ở Lộc Sơn, 2 vườn ở Lộc Phát, các vườn cách nhau 3 - 15 km Phân bố ở độ cao 760 - 860 m so với mực nước biển
- Đề tài được thực hiện hai vụ
o Vụ 1: Từ 13/01/2011 đến 25/02/2011
o Vụ 2: Từ 03/03/2011 đến 15/04/2011
Trang 293.4.1 Điều tra thành phần ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc Phương pháp thực hiện
Tiến hành thu thập thành phần ruồi hại lá trên ruộng xà lách thí nghiệm từ giai đoạn cây con đến trước khi thu hoạch, điều tra 7 ngày/lần bằng hai phương pháp
- Thu bắt trực tiếp ruồi trưởng thành trên ruộng xà lách bằng vợt, túi nylon hoặc lọ thủy tinh
- Thu sâu non gây hại trên lá xà lách bằng cách:
o Thu lá có chứa sâu non trong các lần điều tra, chọn các lá bánh tẻ, thu thập ngẫu nhiên trên toàn ruộng, đem lá về phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Đà Lạt để nuôi mẫu
o Lá xà lách đem về được rửa sạch và đặt vào lồng nhựa có phủ lưới và lót giấy thấm hàng ngày phun nước giữ ẩm Khi sâu non hóa nhộng và vũ hóa thành ruồi trưởng thành, sử dụng lọ thủy tinh để thu bắt
Tất cả ruồi trưởng thành thu thập được bảo quản trong cồn 700 và định danh bởi Giáo sư Arild Andersen, trường Đại học khoa học sự sống Na-uy (Norwegian University of Life Sciences)
Chỉ tiêu theo dõi
- Thành phần ruồi hại lá rau tại các vùng nghiên cứu
- Xác định loài ruồi gây hại chính trên cây xà lách dựa vào tần suất xuất hiện (%) của loài
Tần suất xuất hiện (TSXH) của loài (%) = Số cá thể loài hiện diện / Tổng số mẫu thu thập *100
Trang 303.4.2 Điều tra thành phần ong ký sinh của ruồi hại lá xà lách tại Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc
Phương pháp thực hiện
- Thu mẫu lá xà lách có chứa sâu non ruồi hại lá bằng cách định kỳ điều tra 7 ngày/lần Thu 50 lá/ruộng/lần điều tra, chọn các lá bánh tẻ, thu thập ngẫu nhiên trên toàn ruộng Lá xà lách đem về được rửa sạch để riêng 50 lá/lần điều tra vào từng lồng nhựa có phủ lưới và lót giấy thấm, hàng ngày phun nước giữ ẩm Khi ong ký sinh vũ hóa sử dụng lọ thủy tinh để thu bắt
- Các mẫu ong ký sinh trưởng thành đựng trong lọ thủy tinh ngâm cồn 700 và được định danh theo tài liệu Kazuhiko Konishi (2004)
Chỉ tiêu theo dõi
- Thành phần ong ký sinh tại các vùng nghiên cứu
- Xác định loài ong kí sinh chính của ruồi hại lá xà lách dựa vào tần suất hiện diện của loài trong quần thể ong kí sinh đã thu thập
Tần suất xuất hiện (TSXH) % của loài = số cá thể 1 loài ong kí sinh / tổng số ong kí sinh * 100
- Tỷ lệ sâu non bị ong ký sinh = [Số ong ký sinh vũ hóa / (Số ong ký sinh vũ hóa + số ruồi vũ hóa)] * 100
3.4.3 Điều tra biến động quần thể ruồi hại lá và ong kí sinh trên cây xà lách ở Lâm Đồng