BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT CHANH DÂY TÍM TRÊN BỐN LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ ĐẶC TÍNH CỦA CÂ
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT CHANH DÂY TÍM TRÊN
BỐN LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ ĐẶC TÍNH
CỦA CÂY CHANH DÂY TÍM (Passiflora edulis)
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGÀNH: NÔNG HỌC KHÓA : 2007 -2011 SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ BÍ BO
T.p Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Trang 2KHẢO SÁT SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT CHANH DÂY TÍM TRÊN
BỐN LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ ĐẶC TÍNH
CỦA CÂY CHANH DÂY TÍM (Passiflora edulis)
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả
NGUYỄN THỊ BÍ BO
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ QUANG HƯNG
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Trang 3LỜI TRI ÂN
Để được trưởng thành và thực hiện luận văn như hôm nay con xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc công nuôi dạy của mẹ và các chị, sự động viên, quan tâm của gia đình dành cho con
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Chân thành biết ơn thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ dạy tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Nông Học đã truyền dạy kiến thức làm nền tảng cho tôi thực hiện luận văn
Tôi cũng xin thật lòng cảm ơn sự ủng hộ của các bạn bè thân thuộc để tôi có thể thực hiện luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Bí Bo
Trang 4TÓM TẮT
Tôi tênNguyễn Thị Bí Bo, thực hiện đề tài “Khảo sát sự nảy mầm của hạt
chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau và đặc tính của cây chanh dây tím
(Passiflora edulis) trồng ở huyện Di Linh, Lâm Đồng” trong thời gian từ 3/2011 đến
7/2011
Giáo viên hướng dẫn: Lê Quang Hưng
Đề tài khảo sát sự nảy mầm của hạt chanh dây tím trên các loại giá thể khác nhau nhằm xác định loại giá thể thích hợp nhất cho sự nảy mầm hạt, từ đó nâng cao hơn nữa khả năng sản xuất cây con giống cho sản xuất, góp phần tăng khả năng cung cấp cây giống cho thị trường Nội dung đề tài gồm 2 giai đoạn thí nghiệm:
Giai đoạn 1: tiến hành điều tra, khảo sát đặc tính cây và đặc tính quả của cây chanh tím đang được trồng tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong khoảng thời gian
từ 20/3/2011 đến 30/3/2011
Giai đoạn 2: tiến hành tại phòng thí nghiệm hạt giống của trung tâm cây công nghiệp xuất khẩu, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 1/4/2011 đến 30/6/2011 Thí nghiệm khảo sát sự nảy mầm của hạt chanh dây tím trên
bố loại giá thể khác nhau:
− Đặt hạt nảy mầm trên giá thể giấy
− Đặt hạt nảy mầm trên giá thể cát
− Đặt hạt nảy mầm trên giá thể đất
− Đặt hạt nảy mầm trên giá thể xơ dừa
Kết quả khảo sát ở giai đoạn 1 cho thấy cây chanh dây trồng tại các địa điểm khảo sát có đặc tính cây và đặc tính quả không khác biệt có ý nghĩa
Kết quả khảo sát nảy mầm ở giai đoạn 2 cho thấy hạt nảy mầm khá tốt khi đặt trên giá thể xơ dừa Ngoài ra trên giá thể xơ dừa cây con ra lá sớm, chiều cao cây và chiều dài rễ dài hơn trên các loại giá thể khác
Trang 5MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI TRI ÂN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về cây chanh dây 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Phân loại thực vật học 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học 4
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng 4
2.1.5 Giá trị dược liệu 5
2.2 Tình hình sâu bệnh hại trên cây chanh dây 6
2.2.1 Sâu hại 6
2.2.2 Bệnh hại 7
Trang 62.2.2.1 Bệnh do vi khuẩn 7
2.2.2.2 Bệnh do nấm, sinh vật giống nấm và virus 8
2.2.2.3 Bệnh do tuyến trùng 9
2.3 Công nghệ xử lý hạt 9
2.3.1 Mục đích 10
2.3.2 Nguyên tắc chung khảo sát sự nảy mầm 10
2.3.3 Những yêu cầu cho sự nảy mầm 10
2.3.3.1 Độ chín của hạt 10
2.3.3.2 Các yếu tố môi trường 11
2.3 4 Những tác động sơ bộ đến sự nảy mầm 12
2.3.5 Khoảng thời gian khảo sát sự nảy mầm 12
2.3.6 Các phương pháp đặt nảy mầm 13
2.3.6.1 Phương pháp dùng giấy 13
2.3.6.2 Phương pháp dùng cát 13
2.3.6.3 Phương pháp dùng đất 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
3.2 Giai đoạn 1: khảo sát đặc tính của cây chanh dây tím ở huyện Di, Linh tỉnh Lâm Đồng 15
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 15
3.2.3.1 Thu thập mẫu 15
3.2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi cần xác định 16
3.2.4 Xử lý số liệu 16
Trang 73.3 Giai đoạn 2: khảo sát cường lực của hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau trong điều kiện phòng và theo dõi sự sinh trưởng của cây chanh dây con sau khi
nảy mầm 16
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.3.2 Vật liệu sử dụng 16
3.3.3 Bố trí thí nghiệm 17
3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp thí nghiệm 17
3.3.4.1 Khảo sát sự nảy mầm của hạt 17
3.3.4.2 Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây chanh dây con sau nảy mầm 18
3.3.5 Xử lý số liệu 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả và thảo luận cuả giai đoạn 1 19
4.1.1 Đặc tính sinh trưởng của các cây chanh dây tím qua khảo sát tại một số địa điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 19
4.1.2 Đặc điểm quả của các cây chanh dây tím qua khảo sát tại các địa điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 20
4.1.3 Phân tích ma trận tương quan các điểm điều tra 21
4.1.4 Phân chia nhóm các điểm điều tra 22
4.1.4.1 Xác định tương đồng cây chanh dây ở các địa điểm thu thập 22
4.1.4.2.Đồ thị 3 chiều MDS phân nhóm các điểm điều tra 23
4.1.4.3 Phân tích đa hướng (MDPREP, Multi-Dimensional Refference) Biplot xếp nhóm các điểm khảo sát 24
4.2 Kết quả và thảo luận của giai đoạn 2 25
4.2.1 Tỷ lệ nảy mầm 25
4.2.2 Kết quả khảo sát cường lực hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể 25
Trang 84.2.3 Chiều cao cây chanh dây sau nảy mầm 27
4.2.4 Chiều dài rễ chanh dây sau mọc mầm 27
4.2.5 Ngày ra lá thật của cây chanh dây tím sau nảy mầm 28
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Đề nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC HÌNH 32
PHỤ LỤC 40
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLNM Tỷ lệ nảy mầm
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Nội dung Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trái chanh dây tím trong 100g thịt trái 5
Bảng 4.1 Các đặc tính cây của cây chanh dây tím qua khảo sát tại các địa điểm của huyện DiLinh, tỉnh Lâm Đồng 19
Bảng 4.2 Các đặc điểm của quả các cây chanh dây qua khảo sát tại các địa điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 20
Bảng 4.3 Tương quan trọng lượng quả chanh dây tím với các chỉ tiêu khảo sát 21
Bảng 4.4 Bảng chỉ tiêu sinh trưởng của cây, trái chanh dây ở các địa điểm thu thập 22
Bảng 4.5 Bảng kết quả xếp nhóm các địa điểm thu thập chanh dây 22
Bảng 4.5 Ma trận (matrix) hệ số Euclid của kết quả phân tích sơ đồ cây các điểm điều tra chanh dây 23
Bảng 4.6 Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt chanh dây tím trên các loại giá thể khác nhau 25
Bảng 4.7 Thời gian nảy mầm trung bình (ngày), tốc độ nảy mầm trung bình (ngày), biến lượng thời gian nảy mầm (ngày2) của hạt chanh dây tím trên các loại giá thể khác nhau 26
Bảng 4.8 Chiều cao cây chanh dây sau nảy mầm (cm) 27
Bảng 4.9 Chiều dài rễ chanh dây sau mọc mầm (cm) 27
Bảng 4.10 Ngày ra lá thật của cây chanh dây tím sau nảy mầm trên bốn loại giá thể 28
Hình 4.1 Sơ đồ cây các điểm điều tra chanh dây 22
Hình 4.2 Đồ thị 3 chiều phân nhóm các điểm điều tra 23
Hình 4.3 Đồ thị phân tích đa hướng xếp nhóm các điểm điều tra 24
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chanh dây (Passiflora edulis) là một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao.Có
thể nói hầu như tất cả các bộ phận của cây chanh dây đều có thể sử dụng được.Ngay từ đầu những năm 1610, ở Châu Âu người ta đã biết sử dụng hoa chanh dây để trang trí; còn lá và rễ thì được sử dụng như một loại trà có đặc tính chữa bệnh.Tuy nhiên, trái chanh dây vẫn là một bộ phận có ý nghĩa kinh tế nhất
Ở Việt Nam chanh dây mới được biết đến rộng rãi trong vài năm gần đây.Bước đầu còn trong giai đoạn trồng khảo nghiệm ở một vài nơi Tuy nhiên do giá trị kinh tế của chanh dây lớn nên nông dân ở nhiều nơi đã ồ ạt trồng với diện tích lớn, làm cho diện tích chanh dây tăng nhanh không thể kiểm soát được Cũng từ đó nhiều giống chanh dây không có chất lượng cũng được tạo ra để cung ứng cho thị trường, làm cho dịch bệnh trên loại cây trồng này bùng phát, cây chanh dây nhanh bị thoái hóa do nhân giống không đúng tiêu chuẩn Để cải thiện vấn đề về giống chanh dây hiện nay thì biện pháp hiệu quả là ghép chanh dây tím lên gốc chanh dây vàng Tuy nhiên công việc này vẫn chưa được chú ý do hạt chanh dây rất khó nảy mầm Xuất phát từ những yêu cầu
thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát sự nảy mầm của hạt
chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau và đặc tính của cây chanh dây tím (Passiflora edulis) trồng ở huyện Di Linh, Lâm Đồng”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt chanh dây tím và đánh giá đặc tính cây; chất lượng, hình thái quả của cây chanh dây tím trồng ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Trang 121.3 Yêu cầu
− Xác định thời gian nảy mầm trung bình của hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau
− Xác định tốc độ nảy mầm của hạt chanh dây tímtrên bốn loại giá thể khác nhau
− Xác định biến lượng nảy mầm của hạt chanh dây tímtrên bốn loại giá thể khác nhau
− Đánh giá cường lực của hạt chanh dây tímtrên bốn loại giá thể khác nhau
− Đánh giá đặc tính của cây chanh dây tím trồng ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
− Đánh giá chất lượng quả, mô tả hình thái quả của cây chanh dây tím thu được từ các vườn trồng chanh dây ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể khảo sát lặp lại, và chỉ đánh giá đặc tính của cây, trái của cây chanh dây tím một số vườn trồng chanh dây tím ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Trang 13Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây chanh dây
2.1.1 Nguồn gốc
Chanh dây còn gọi là lạc tiên, chùm bao, chanh leo, mát mát, dây mát, mê ly
Tên khoa học là: Passiflora edulis, tên tiếng Anh là: passion fruit, thuộc họ
Passifloraceae, bộ Violales Chi Passiflorahiện có khoảng 500 loài và 12 giống, trong
đó có khoảng 50 - 60 loài cho quả ăn được nhưng chỉ một vài loài ngon và một số ít có
ý nghĩa thu quả Chanh dây là loại cây lâu năm, dây leo và thuộc loại cây rừng Nó có nguồn gốc từ Nam Brazil, sau đó được mang sang Úc và Châu Âu từ thế kỷ XIX
2.1.2 Phân loại thực vật học
Giới (Kingdom): Viridiplantae Ngành (Phylum): Spermatophyta Ngành phụ (Subphylum): Angiospermae Lớp (Class): Dicotyledonae
Trang 142.1.3 Đặc điểm thực vật học
Cây chanh dây rất dễ trồng, ưa đất khô ráo, cần ít nước, sống được trên đất sỏi
đá hoặc đất cát Cây đạt độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, có thể dài đến khoảng 15 m, bắt đầu cho trái sau 4 tháng tuổi và cho thu hoạch tốt trong vòng 5 - 6 năm Chỉ có cây
chanh dây cho trái màu tím (Passiflora edulis) và cây cho trái màu vàng(P edulis f
flavicarpa) được coi là có giá trị cho ngành sản xuất chanh dây, được trồng phổ biến ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Âu và châu Úc từ thế kỷ XIX Chanh dây trái màu vàng thích hợp trồng ở độ cao từ 0 -800m, có khí hậu nóng, thường được sử dụng làm gốc ghép Chanh dây trái màu tím phát triển tốt tại các vùng có độ cao từ 1200 -2000m, có khí hậu mát mẻ, cây sẽ không ra hoa nếu trồng ở độ cao dưới 1000m (www.infonet-biovision.org) Trái chanh dây màu tím thường nhỏ hơn và năng suất thấp hơn loại trái màu vàng Tuy nhiên, hương vị của trái màu tím ngọt hơn, thơm hơn
và quyến rũ hơn trái màu vàng
Chanh dây là loại cây leo, thân gỗ, lâu năm, lá màu xanh và có màu hơi đỏ hoặc hơi hồng; lá sẻ ba thùy, rìa lá mịn, hình tim Hoa đơn tính, mọc từ nách lá Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ nhị dính với nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn Hoa của giống chanh dây trái màu tím nở vào buổi sáng sớm và đóng vào buổi trưa; hoa của giống màu vàng nở vào buổi trưa và đóng vào khoảng 9 - 10 giờ đêm Không có khả năng thụ phấn chéo giữa hai giống tím và vàng Trái chanh dây hình cầu hoặc bầu dục, kích thước 4,5 - 7cm, màu tím đến tím sậm hay vàng chanh, tự rụng khi chín, vỏ trái trơn và láng bóng Trái mang nhiều hạt, hạt đen, xung quanh hạt
là cơm hạt, mềm, màu vàng và có mùi rất thơm
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng
Lá và rễ của chanh dây được sử dụng như là một loại trà có đặc tính chữa bệnh.Tuy nhiên, trái là bộ phận có ý nghĩa kinh tế nhất.Phần cơm trái được sử dụng làm nước giải khát, nước ép trái cây, làm bánh với một hương vị đặc biệt Nước trái chanh dây có hương thơm, vị ngọt và có hàm lượng axit khoảng 2% Dịch trái chứa nhiều vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng có ích cho tim mạch Trái có vỏ dày nên thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản lâu
Trang 15Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trái chanh dây tím trong 100g thịt trái
Thành phần Trong 100 g thịt trái Thành phần Trong 100 g thịt trái
2.1.5 Giá trị dược liệu
Với chanh dây cả thân, cành, lá, hoa, trái đều có thể sử dụng được, mỗi bộ phận
đều có tính năng riêng Tuy nhiên trái chanh dây được sử dụng nhiều nhất còn các bộ
phận khác vẫn chưa được phổ biến
Theo y học, cả hoa, lá, trái và vỏ trái chanh dây đều có thể sử dụng để chữa bệnh
Cành lá
Nhiều quốc gia trên thế giới dùng lá chanh dây để bào chế thuốc Cành, lá chanh
dây có tác dụng an thần, gây ngủ (nhẹ), giảm sự lo âu hồi hộp, hạ huyết áp (nhẹ), dịu các
cơn co giật (trong động kinh), giảm cơn đau bụng cơ năng và đau bụng kinh
Có 2 cách sử dụng:
Lấy lá tươi (khoảng 100 g) nấu nước uống hằng ngày, hoặc dùng lá, cành phơi
khô, nấu thành cao lỏng mỗi ngày uống chừng 20 - 30ml (tùy từng người) vào buổi tối
Ngoài ra có thể dùng lá chanh dây làm rau ăn: lấy lá non thái nhỏ, vò nhẹ nấu
với tôm sẽ là một món canh ngon hay có thể luộc ăn (như những loại rau khác) Ngoài
ra, ngọn non chanh dây luộc ăn hoặc lá nấu thành cao lỏng cũng có tác dụng an thần trị
mất ngủ
Trang 16Hoa
Hoa chanh dây có tác dụng an thần nhẹ và có khả năng ru ngủ Hoa chanh dây
đã và đang được nhiều nước dùng để điều trị cho những trẻ em dễ bị kích động hoặc
có vấn đề bất ổn về thần kinh; hoa còn được dùng để chữa bệnh hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, chứng mất ngủ, và các khó chịu của hội chứng tiền mãn kinh
Trái
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida(Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols Còn giáo sư Watson và các cộng sự của ông thì lại chứng minh được rằng chất chiết xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp giảm được đến 75% chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở của họ
Ở nhiều nước, người ta dùng trái chanh dây để chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, trái chanh dây có thể sử dụng kết hợp hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, yaourt Còn ở nước ta, cách dùng phổ biến nhất là nấu với nước đường và pha với đá để làm nước uống giải khát
2.2 Tình hình sâu bệnh hại trên cây chanh dây
2.2.1 Sâu hại
Côn trùng gây hại quan trọng nhất trên chanh dây là các loại ruồi đục quả gồm
một số loài: Dacusdorsalis, Dacus cucurbitae, Ceratitis capitata Nhiều loài nhện cũng là dịch hại nghiêm trọng trên cây chanh dây bao gồm các loài: Brevipalpus
phoenicis, Tetranychus telarius và Hemitarsonemus latus Ngoài ra còn có 2 loài rệp
dính rất phổ biến và cũng là 2 loài làm vector truyền bệnh woodiness virus, đây là một
bệnh nghiêm trọng ở Úc - trên cây chanh dây ở Hawaii là: Myzus petsicae và Siphwn
solanifolii Loài rệp vảy Ceroplastes cistudlformis đã được tìm thấy một số lượng lớn
tấn công gây hại trên cây chanh dây và bọ trĩ Selenotltl'ip ntbrocinctus tấn công gây
hại trên lá chanh dây
Loài nhện Brevipalpus phoenicis thường gây hại trên cây chanh dây trong điều
kiện thời tiết khô nóng, tấn công gây hại trên các bộ phận non của cây và gây ra những
Trang 17vết màu nâu trên trái.Loài Leptoglossus australis tấn công gây hại trên hoa và trên những bộ phận già hơn, trên trái còn xanh ở Queensland.Bọ xít Nezara viridula là một
đối tượng gây hại không kém phần nguy hiểm trên chanh dây ở giai đoạn cây con.Cả
hai giai đoạn sâu non và trưởng thành của Nezara viridula đều hút nhựa của cây; ngoài
ra còn có một số loài khác: Boerias maculate nhỏ màu nâu, Anoplocnemis sp lớn màu đen và loài Leptoglossus membranaceus nhỏ màu đen cũng là những loài dịch hại
được ghi nhận gây hại trên cây chanh dây
Bọ trĩ thysanoptera sp Thường tấn công gây hại chanh dây ở giai đoạn vườn
ươm, triệu chứng gây hại là làm cho cây còi cọc kém phát triển.Trong điều kiện thời tiết khô, chúng cũng ăn lá, trái và làm cho trái dễ bị teo lại và rơi sớm Tại Đông Phi,
Bemisia tabaci gây hại tạo ra những khối u trên lá.Bọ cánh cứng Haltica sp và Systates spp cắn phá những tán lá, cây giống ở giai đoạn cây con.Không có ghi nhận
về sự tấn công gây hại của loài ruồi đục quả Anastrepha suspensa ở Florida Tại
Brazil, ruồi đục quả thuộc chi Anastrepha và ở Hawaii là ấu trùng của ruồi đục quả Phương Đông tấn công gây hại ở giai đoạn trái non, triệu chứng gây hại là làm cho trái
non teo lại và rụng Hai loài ruồi đục quả Dacus tryoni và Ceratitis capitata cũng được
Vi khuẩn là tác nhân gây ra nhiều triệu chứng bệnh khác nhau trên cây chanh
dây Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây bệnh u sưng, u bướu; Erwinia
carotovora sp carotovora gây bệnh thối mềm; Ralstonia solanacearum gây bệnh héo
rũ và Pseudomonas syringae pv syringae, Pseudomonas syringae pv passiflorae,
Pseudomonas viridiflava gây đốm lá
Bệnh đốm do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv passiflorae gây hại Đây là
loại bệnh quan trọng nhất do vi khuẩn gây ra Bệnh đốm do vi khuẩn đã được ghi nhận
ở Úc, Colombia và Brazil Vi khuẩn là tác nhân gây hại quan trọng và gây thiệt hại lớn
Trang 18cho ngành sản xuất chanh dây Vết bệnh ban đầu thường là những đốm có kích thước nhỏ, khoảng 1 cm Trong điều kiện thích hợp hầu hết triệu chứng phổ biến ở trên lá Chúng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên lá, nhưng phổ biến nhất là dọc theo rìa lá Vết bệnh sáng, có màu xanh tối, xung quanh có viền màu vàng và có một giọt dầu trên
bề mặt vết bệnh, bệnh nặng gây rụng lá Lá bị nhiễm bệnh có thể lây qua cành, qua rễ, bệnh nặng làm thâm đen mạch dẫn và làm khô cành Trên trái, vết bệnh có màu đen hoặc xanh nâu sáng, có giọt dầu và có đường viền rõ ràng xung quanh vết bệnh Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết với nhau ăn sâu vào phần cơm trái và làm cho trái hư hoàn toàn (Manicom B và ctv, 2003)
2.2.2.2 Bệnh do nấm, sinh vật giống nấm và virus
Bệnh quan trọng nhất là bệnh do nấm gây hại các bộ phận trên mặt đất của cây chanh dây, đó là bệnh thán thư và bệnh đốm nâu Chúng tấn công gây hại trên lá và trên trái ở giai đoạn tiền thu hoạch và sau thu hoạch ở hầu hết các nước trồng chanh
dây Ngoài ra, một số loại bệnh khác như bệnh thối do nấm Diplodia, Phomopsis, bệnh ghẻ do nấm Cladosporium oxysporum (Willingham S.L., 2009) cũng có ảnh hưởng rất
lớn ở các quốc gia khác Các loại bệnh sau thu hoạch ít quan trọng là bệnh thối do nấm
Fusarium, Penicillium và Septoria (Manicom B và ctv, 2003)
Bệnh đốm nâu do nấm Alternaria passiflorae gây hại trên lá, thân và trái chanh
dây Là một trong số những bệnh rất phổ biến, gây thiệt hại nặng tại một số vùng trồng trên thế giới như: Úc, New Zealand, một số nước châu Phi (Kenya, Uganda), Châu Mỹ (Colombia) và Malaysia Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn mùa xuân và đầu
hè, có thể gây rụng lá hoàn toàn, héo rụng trái và chết dây
Các cây chanh dây tím trồng ở Úc thường bị các bệnh thối do nấm Septoria, bệnh cháy lá do nấm Phytophthora, bệnh héo Fusarium vàbệnh woodiness do virus PWV (Passionfruit Woodiness Virus) Bệnh đốm nâu gây ra bởi nấm Alternaria
passiflorae trong thời tiết ấm áp, là một tác nhân gây hại nghiêm trọng cho chanh dây
trái tím ở New Zealand và Đông Phi.Bệnh thối do nấmPhytophthora cinnamoni gâyhại cây chanh dây trái tím được trồng ở Fiji P.nicotianae var parasitica gây bệnh cháy lá,
bệnh nặng làm thân cây mục nát, thối trái và chết cây chanh dây tím trong điều kiện
khí hậu ẩm ướt của mùa hè và mùa thu tại Queensland và Nam Phi P.cinnamoni và
Trang 19P.nicotianae là tác nhân gây bệnh thối gốc ở New Zealand và Tây Úc Ngoài ra hai
loại nấm này còn gây bệnh héo, cháy lá cả 2 giống chanh dây trái tím và vàng tại Nam
Phi, Sarawak và Ấn Độ Bệnh héo Fusarium là loại bệnh nấm đất do nấmFusarium
oxysporium f sp passiflorae tấn công gây hại trên cây chanh dây tại các khu vực của
Palmira, Cerrito và Ginebra thuộc thung lũng Cauca ở Colombia Triệu chứng bệnh đầu tiên là lá vàng, hoại tử và rụng lá; tiếp theo vỏ cây bong ra khỏi thân cây và thối
dần.Nectria haematococca hoặc Hypomyces solani hoặc Fusarium solani là các loại
nấm gây héo đột ngột trên cây chanh dây tím ở Uganda.Các bệnh virus, woodiness, hoặc bullet, gây hại làm cho vỏ trái dày và cơm trái ít, là các bệnh nghiêm trọng nhất của chanh dây tím ở Úc và Đông Phi; nhưng bệnh này ít bị ảnh hưởng lên chanh dây trái vàng
2.2.2.3 Bệnh do tuyến trùng
Chanh dây trái tím ở Nam Phi bị tấn công gây hại bởi một vài loài tuyến trùng (Morton J,1987) Bệnh quan trọng nhất và tác nhân gây hại nguy hiểm nhất là tuyến
trùng bướu rễ Meloidogyne javanica.Ngoài ra còn có vài loài tuyến trùng khác
Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp.vàPratylenchus sp tấn công gây hại trên
chanh dây trái tím Chanh dây trái vàng có khả năng kháng với tuyến trùng
Tuyến trùng là tác nhân gây bệnh quan trọng trong nhiều khu vực trồng khác
nhau Các loài tuyến trùng Rotylenchus reniformis, và ít nhất ba loài tuyến trùng quan trọng, gây bệnh bướu rễ gồm: Meloidogyne arenaria, M incognita và M javanica
Chúng có thể gây thiệt hại kinh tế của trái chanh dây và làm giảm tuổi thọ của cây
chanh dây.Tuyến trùng R reniformis phân phối rộng rãi và có khoảng 140 cây ký chủ, trong đó bao gồm cả cây chanh dây P edulis Bệnh do tuyến trùng là một loại bệnh
phổ biến trong đất, nước, thiết bị, cũng như vật liệu thực vật bị nhiễm bệnh (Manicom B., 2003)
2.3 Công nghệ xử lý hạt
Khảo sát sự nảy mầm được xem như một cuộc kiểm tra chất lượng quan trọng nhất trong việc đánh giá giá trị trồng trọt của một loại hạt giống Giá trị trồng trọt hay giá trị gieo trồng của hạt là khả năng nảy mầm và tạo ra một cây con bình thường của
Trang 20hạt đó theo điều kiện của cuộc khảo sát sự nảy mầm Các cuộc khảo sát hạt giống dưới điều kiện đồng ruộng thường không được thỏa đáng vì những kết quả không thể thể hiện chất lượng hạt giống Những phương pháp ở trong phòng thí nghiệm được giải thích theo khía cạnh những yếu tố ngoại cảnh được điều khiển để sự nảy mầm được diễn ra đồng bộ, nhanh và hoàn hảo nhất Điều kiện nảy mầm trong phòng đã được tiêu chuẩn hóa nhằm cho phép sử dụng kết quả của cuộc khảo sát vào thực tế trong phạm vi các mẫu càng giống mẫu thí nghiệm càng tốt Yêu cầu của môi trường đánh giá nảy mầm là: không có các độc tố để hạt có thể nảy mầm hình thành cây con, không làm vỡ hoặc mủn hạt, không có nấm bệnh hay bào tử nấm bệnh và cung cấp đủ không khí và độ ẩm cho hạt nảy mầm
2.3.1 Mục đích
Mục đích của việc khảo sát sự nảy mầm của hạt giống trong phòng thí nghiệm là
để đánh giá chất lượng hoặc khả năng tồn tại của hạt giống và dự đoán sức sống của hạt giống và cây trồng dưới điều kiện đồng ruộng (Tiêu chuẩn ngành, 10 TCN 322 - 2003)
2.3.2 Nguyên tắc chung khảo sát sự nảy mầm
Mẫu thử nảy mầm được lấy từ phần hạt sạch trong phép thử độ sạch
Không xử lý hạt giống trước khi đặt nảy mầm, trừ những trường hợp được quy định được xử lý để kích thích nảy mầm
Phép thử nảy mầm được bố trí 4 lần nhắc lại và đặt mầm trong điều kiện quy định
Kiểm tra theo các lần nhắc lại, đếm số cây mầm bình thường, cây không bình thường và hạt không nảy mầm, tính % theo số lượng mỗi loại (Tiêu chuẩn ngành, 10
Trang 212.3.3.2 Các yếu tố môi trường
Không khí:
Nhiều thí nghiệm khẳng định sự nảy mầm của hầu hết các loài đều cần oxy Khi
CO2 cao hơn 0,03% làm chậm sự nảy mầm, trong khi đó nitơ không ảnh hưởng Hô hấp tăng lên mạnh trong quá trình nảy mầm, hô hấp là một quá trình oxy hóa cần thiết
và phải có sự cung cấp oxy đầy đủ cho quá trình này, nếu hàm lượng oxy thấp sẽ làm chậm quá trình nảy mầm của hầu hết các loại hạt Mặc dù vậy có một số loại hạt có thể nảy mầm ở dưới nước trong điều kiện thiếu oxy như lúa và một số cây mọng nước.Hạt lúa có thể nảy mầm trong điều kiện hoàn toàn không có oxy nhưng mầm yếu và phát triển không bình thường
Quy luật chung là hạt cây vùng ôn đới yêu cầu nhiệt độ nảy mầm thấp hơn hạt cây vùng nhiệt đới Hạt loài dại yêu cầu nhiệt độ thấp hơn hạt loại trồng.nhiệt độ tối ưu cho nảy mầm của hầu hết các loài từ 15-30oC, nhiệt độ tối đa là 30-40oC Một số loài lại nảy mầm khi nhiệt độ đạt đến điểm đóng băng (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007)
Trang 22Ánh sáng:
Phản ứng của hạt của hàng trăm loài đã được nghiên cứu và xác định là sự nảy mầm của chúng bị kích thích bởi quang chu kỳ (ánh sáng và tối), ½ số loài nghiên cứu có phản ứng với ánh sáng Trong đó cả cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng đều ảnh hưởng đến sự nảy mầm Cường độ ánh sáng có sự ảnh hưởng khác nhau đối với các loài, một số loài yêu cầu cường độ ánh sáng yếu hơn 100 lux, một số khác yêu cầu cường độ ánh sáng cao hơn rất nhiều (hạt rau diếp yêu cầu cường độ ánh sáng từ 1080 - 2160 lux) Còn chất lượng ánh sáng kích thích hạt nảy mầm tốt nhất là ánh sáng đỏ (bước sóng 660 - 700 nm), khi độ dài bước sóng nhỏ hơn 290 nm sẽ kìm hãm sự nảy mầm
2.3 4 Những tác động sơ bộ đến sự nảy mầm
Có nhiều lý do (miên trạng sinh lý của hạt, sự khó nảy mầm của hạt, chất kìm hãm nảy mầm) khiến một số lượng lớn hạt tươi hay khó nảy mầm sau khảo sát Để tránh sự không nảy mầm hay để có sự nảy mầm hoàn toàn, có thể tác động bằng các biện pháp: bảo quản khô, sử dụng hóa chất (potassium nitrate, gibberellic)
Đối với những hạt khó nảy mầm, có thể sử dụng các biện pháp sau:
− Ngâm nước: ngâm hạt trong nước 24-48 giờ, sau đó đặt hạt nảy mầm như quy định
− Xử lý bằng cơ học: dùng các dụng cụ thích hợp để chọc thủng vỏ hạt hoặc cắt, mài vỏ hạt ở phần không có phôi để kích thích cho hạt nảy mầm
− Xử lý bằng acid: ngâm hạt trong dung dịch H2SO4 hoặc HNO3 đậm đặc trongmột thời gian thích hợp, sau đó rửa sạch hạt trước khi đặt nảy mầm Thời gian ngâm nước tùy theo từng loại hạt cây trồng, phải thường xuyên kiểm tra hạt khi thấy
vỏ hạt có vết rổ do acid ăn mòn là được
2.3.5 Khoảng thời gian khảo sát sự nảy mầm
Khoảng thời gian khảo sát khác nhau ở các loài; khoảng thời gian này được quy định tùy loại hạt (ISTA, 2003), thay đổi khoảng 5 ngày như hạt đay, 5 ngày như hạt cải xanh, 14 ngày như hạt cà chua, 21 ngày như rau cần, 28 ngày như hạt măng tây, hạt gỗ
Trang 23tếch, 70 ngày như hạt Rosa spp Khoảng thời gian phá vỡ miên trạng hạt trước hay
trong thời gian khảo sát không được tính vào giai đoạn khảo sát sự nảy mầm của hạt Thời gian của lần đếm đầu tiên được tính gần đúng nhưng nó phải thích hợp nhằm cho phép những hạt giống đến ngưỡng phát triển để có thể tính toán một cách chính xác tỷ lệ nảy mầm.Nếu chọn nhiệt độ thấp lần đếm đầu tiên có thể bị hoãn lại Việc khảo sát kết thúc trong khoảng 7-10 ngày, giữa các lần đếm nên loại bỏ những hạt giống đã phát triển, như thế việc đếm sẽ dễ dàng hơn Nếu mẫu thí nghiệm cực đại
kết thúc trước quãng thời gian đề nghị thì việc khảo sát xem như được kết thúc
2.3.6 Các phương pháp đặt nảy mầm
2.3.6.1 Phương pháp dùng giấy
Phương pháp đặt trên mặt giấy (top of paper): hạt được đặt trên bề mặt của một hoặc vài lớp giấy đã thấm đủ nước Sau đó đặt vào thiết bị ủ mầm hoặc đặt vào đĩa petri có nắp đậy hoặc cho vào túi nilon để tránh bốc hơi nước, rồi đưa vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm
Phương pháp đặt giữa lớp giấy (between paper): hạt được nảy mầm giữa hai lớp giấy đã thấm đủ nước, để phẳng hoặc phải gấp mép, hoặc phải cuộn lại rồi cho vào túi nilon và đặt vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm, giữ ở vị trí đặt thẳng đứng
Phương pháp đặt trong giấy gấp (pleated paper): hạt được đặt trong các ngăn của một dải giấy gấp đặt vào trong khay, rồi đưa vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm
2.3.6.2 Phương pháp dùng cát
Phương pháp đặt trên cát (top of sand): hạt được đặt đều và ấn nhẹ vào trong bề mặt cát
Phương pháp đặt trong cát (in sand): hạt được đặt trên một lớp cát dày, đủ ẩm
và được phủ bằng một lớp cát khác, đủ ẩm và dày khoảng 10-20 cm tùy theo kích thước hạt Để đảm bảo sự thông khí được tốt, trước khi đặt hạt nên cào lớp cát ở đáy cho thật xốp
Trang 24Cát có thể dùng thay cho giấy hoặc khi cần giám định các mẫu có triệu chứng bị nhiễm bệnh nặng hoặc để kiểm tra lại kết quả trong những trường hợp nghi ngờ.Tuy nhiên đối với trường hợp như vậy thì dùng đất vẫn là môi trường thích hợp nhất
2.3.6.3 Phương pháp dùng đất
Đất được dùng trong các trường hợp khi cây mầm có triệu chứng nhiễm độc hoặc việc giám định cây mầm trong môi trường giấy hoặc cát vẫn còn nghi ngờ
Trang 25Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu đã được bắt đầu từ 3/2011 đến 7/2011
Nội dung thí nghiệm gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện điều tra thu thập mẫu trái tại một số địa điểm trồng chanh dây tím của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; giai đoạn 2 tiến hành khảo sát sự nảy mầm của hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau trong điều kiện phòng và theo dõi khả năng sinh trưởng của cây chanh dây con sau khi nảy mầm
3.2 Giai đoạn 1: khảo sát đặc tính của cây chanh dây tím ở huyện Di, Linh tỉnh Lâm Đồng
Mục đích: đánh giá đặc tính cây và mô tả hình thái, đánh giá chất lượng trái của cây chanh dây tím trồng ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian bắt đầu điều tra khảo sát đã được thực hiện từ 20/3/2011 đến 30/3/2011 ở một số vườn trồng chanh dây của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cây chanh dây tím đã cho đã được 2 năm tuổi đang cho trái trồng ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1 Thu thập mẫu
Phương pháp chọn vườn chanh dây tím ngẫu nhiên ở 8 điểm có trồng chanh dây tím ở huyện Di Linh, mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 3 vườn trồng chanh dây để khảo sát đặc tính cây; mô tả hình thái, đặc tính trái của cây Ở mỗi vườn chọn ngẫu nhiên 3 cây
Trang 26để khảo sát và thu mẫu trái (10 trái/cây) Mẫu trái thu thập được mang về phòng để xác định các chỉ tiêu về đặc tính hình thái và chất lượng của trái
3.2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi cần xác định
− Chiều dài dây: đo chiều dài của nhánh chính (nhánh dài nhất trên cây)
− Số nhánh trên cây
− Số lá trên cây
− Chiều dài lá (đo chiều dài từ đỉnh của thùy lá dài nhất đến gốc lá), màu sắc lá,
số thùy lá
− Số trái trên cây, màu sắc trái
− Đường kính trái, trọng lượng trái (đo từ vỏ mỏng trái, đo bằng thước kẹp); trọng lượng thịt trái
3.2.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý Anova bằng phần mềm thống kê SAS 9.1.3
3.3 Giai đoạn 2: khảo sát cường lực của hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác
nhau trong điều kiện phòng và theo dõi sự sinh trưởng của cây chanh dây con sau khi
nảy mầm
Mục đích: xác định cường lực của hạt chanh dây tím trên bốn loại giá thể khác nhau trong điều kiện phòng và so sánh sự sinh trưởng của cây chanh dây con sau nảy mầm trên bốn loại giá thể đó
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm khảo sát sự nảy mầm tạo cây con đã được thực hiện từ 1/4/2011 đến 30/7/2011 tại phòng thí nghiệm hạt giống của trung tâm cây công nghiệp xuất khẩu, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 27A: nghiệm thức đặt hạt trong hộp nhựa với nền là giấy thấm B: nghiệm thức đặt hạt trong hộp nhựa với nền là cát
C: nghiệm thức đặt hạt trong hộp nhựa với nền là đất D: nghiệm thức đạt hạt trong hộp nhựa với nền là xơ dừa Lượng hạt cho mỗi lần lặp lại là 150 hạt x 4 nghiệm thức = 600 hạt Đường kính mỗi hộp đặt hạt nảy mầm là 15cm Các hạt đặt nảy mầm đã được bấm vỏ hạt để hạt dễ nảy mầm
3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp thí nghiệm
3.3.4.1 Khảo sát sự nảy mầm của hạt
Khảo sát sự nảy mầm của hạt hay trắc nghiệm khả năng nảy mầm của hạt trong hộp nhựa đựng các loại giá thể là giấy, cát, đất, xơ dừa, hạt được đặt giữa hai lớp giá thể,đậy nắp hộp lại để giữ ẩm Lượng hạt sử dụng cho mỗi hộp là 150 hạt Ghi lại thời gian làm thí nghiệm để tính thời gian nảy mầm trung bình của hạt Thường xuyên theo dõi và phun nước để giữ ẩm cho hạt nảy mầm Hạt trước khi đem khảo sát sự nảy mầm phải được chà với cát trong rổ cho sạch phần thịt trái
Việc theo dõi nảy mầm được tiến hành mỗi ngày, theo dõi liên tục trong thời gian 30 ngày (tính từ ngày đặt nảy mầm) Hạt được xem là nảy mầm khi lớp vỏ bảo vệ
bị phá vỡ và xuất hiện rễ mầm.Những hạt đã nảy mầm sẽ được gắp ra ngoài, những hạt
có rễ mầm bị thối không được xem là nảy mầm
Trang 28• Các chỉ tiêu theo dõi:
− Tỷ lệ nảy mầm: tổng số hạt nảy mầm trong 30 ngày sau đặt nảy mầm
− Thời gian nảy mầm trung bình:
D = Σ(Di x n)/Σn
− Tốc độ nảy mầm = 1/D
− Biến lượng nảy mầm = Σ[(Di – D)2 x n]/Σn
Trong đó : n : số hạt giống hoàn tất nảy mầm vào ngày thứ i
Di : thời gian nảy mầm thứ i
3.3.4.2 Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây chanh dây con sau nảy mầm
• Chăm sóc cây con sau nảy mầm
Gắp hạt chanh dây sau nảy mầm (hạt có rễ mầm dài 2 mm được xem là nảy mầm) sang hộp nhựa chứa các loại giá thể tương ứng cho các nghiệm thức Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây con trên các loại giá thể trên Sau 2 tuần, đưa cây ra bầu tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng của cây chanh dây con
• Các chỉ tiêu theo dõi
− Chiều cao cây: đo từ cổ rễ lên
− Chiều dài rễ: đo từ cổ rễ đến chóp rễ của cây
− Ngày ra lá thật: ngày mà 50% số cây có lá thật
3.3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1.3
Trang 29Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả và thảo luận của giai đoạn 1
4.1.1 Đặc tính sinh trưởng của các cây chanh dây tím qua khảo sát tại một số địa điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.1: Các đặc tính cây của cây chanh dây tím qua khảo sát tại các địa điểm
của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng*
Địa điểm
khảo sát
Chiều dài thân chính (m)
Số nhánh/thân (nhánh)
Chiều dài lá (cm)
Chiều rộng lá (cm)
Số trái/dây (trái)
ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Chiều dài thân chính, số nhánh/dây, số trái/dây, chiều dài lá, chiều rộng lá của cây chanh dây tím qua khảo sát ở các điểm khác nhau có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Các hộ trồng chanh dây tím tại các điểm khảo sát đều được cung ứng giống từ các cơ sở cung cấp giống địa phương, đây là các giống được nhập từ Đài Loan về, hơn nữa lại được tư khuyến cáo về kỹ thuật chăm sóc như nhau nên có sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây
Mặc dù các cây chanh dây tại các địa điểm khảo sát đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nhưng do sự phát triển không theo quy hoạch của các hộ trồng chạy theo
Trang 30lợi nhuận, lại không được tập huấn theo kỹ thuật trồng một cách khoa học nên các vườn trồng đang bị bệnh hại dẫn đến sinh trưởng phát triển kém
Chiều dài thân chính trung bình của các cây chanh dây tại các diểm khảo sát chỉ khoảng từ 5,91 m đến 9,24 m Chiều dài thân chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số nhánh, số lá trên cây từ đó quyết định năng suất và khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng để cây nuôi trái
Các cây chanh dây tím khảo sát có khả năng phân nhánh mạnh, trung bình từ 11,11 nhánh đến 19,56 nhánh trên dây Số nhánh trên cây có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất của cây, cây có khả năng phân nhánh mạnh sẽ cho năng suất cao hơn so với các cây có khả năng phân nhánh kém hơn
Các cây chanh dây tím khảo sát có số trái/dây trung bình khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó chanh dây ở địa điểm T18HB có số trái/ dây trung bình cao nhất 107,89 trái, còn chanh dây ở địa điểm T1HNA có số trái/dây trung bình
ít nhất 50,67 trái
4.1.2 Đặc điểm quả của các cây chanh dây tím qua khảo sát tại các địa điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.2: Các đặc điểm của quả các cây chanh dây qua khảo sát tại các địa
điểm của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
TB (g)
Trọng lượng
vỏ quả TB (g)
Trọng lượng thịt quả TB (g)
TB đường kính quả (cm)
TB chiều dài quả (cm)
Độ dày
vỏ quả (cm)
Trang 31( - ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê
- Các giá trị trung bình có các ký tự theo sau cùng ký tự thì không có sự khác biệt về
mặt thống kê ở mức 0,01, dựa theo trắc nghiệm phân hạng Duncan)
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy quả của cây chanh dây tím tại các điểm khảo sát
có trọng lượng quả trung bình, trọng lượng vỏ quả, trọng lượng thịt quả và kích thước
quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê Nguyên nhân là do cây chanh dây tại các
điểm khảo sát có đặc tính sinh trưởng khác biệt không có ý nghĩa thống kê Tuy
nhiênđộ dày vỏ quả trung bình lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01, CV =
6,03%).
4.1.3 Phân tích ma trận tương quan các điểm điều tra
Bảng 4.3: Tương quan trọng lượng quả chanh dây tím với các chỉ tiêu khảo sát
Trọng lượng
quả (g)
Trọng lượng vỏ quả (g)
Trọng lượng thịt quả (g)
Đường kính quả (cm)
0,86296 0,0058
0,80379 0,0162
Trọng lượng vỏ
quả (g)
0,79795 0,0176
1,00000 0,23967
0,5675
0,95554 0,0002
0,93046 0,0008
Trọng lượng thịt
quả (g)
0,77641 0,0235
0,23967 0,5675
1,00000 0,39109
0,3381
0,32188 0,4369
Đường kính quả
(cm)
0,86296 0,0058
0,95554 0.0002
0,39109 0,3381
0,32188 0,4369
0,94961 0,0003
1,00000
(Giá trị ở hàng trên là hệ số tương quan r (Pearson Correlation Coefficients),hàng
dưới là xác suất p, số mẫu quan sát = 8)
Kết quả phân tích ma trận tương quan trọng lượng quả chanh dây tím với các
chỉ tiêu cho thấy trọng lượng quả có tương quan chặt với trọng lượng vỏ quả với hệ số
tương quan r=0,79795 (xác suất p=0,0176), trọng lượng thịt quả với hệ số tương quan
r=0,77641 (xác suất p=0,0235) và độ dài quả với hệ số tương quan r=0,80379 (xác suất
p=0,0162) Trọng lượng quả cũng có tương quan rất chặt với đường kính quả với hệ số
tương quan r=0,86296 (xác suất p=0,0058)
Trang 324.1.4 Phân chia nhóm các điểm điều tra
4.1.4.1 Xác định tương đồng cây chanh dây ở các địa điểm thu thập
Bảng 4.4: Bảng chỉ tiêu sinh trưởng của cây, trái chanh dây ở các địa điểm thu
Dài lá (cm)
Rộng lá(cm)
Số trái (trái)
Trọng lượng quả (g)
Trọng lượng vỏ quả (g)
Trọng lượng thịt quả (g)
Đường kính quả (g)
Dài quả (cm)
Độ dày
vỏ (cm) T1HNA 7,04 18,44 9,96 12,96 50,67 83,33 41,78 41,56 5,76 6,54 0,84 T2HNA 6,52 16,44 9,74 13,19 72,56 67,44 37,67 29,78 5,42 6,27 0,86 T10HNA 9,24 19,56 1,.41 13,06 64,78 69,11 34,67 34,44 5,37 6,08 1,07 T16HB 5,91 12,89 9,38 12,52 74,56 71,33 33,67 37,67 5,24 6,04 1,16 T17HB 6,05 12,22 10,27 13,24 95,22 77,78 41,44 36,33 5,61 6,46 1,03 T18HB 6,46 13,22 10,22 13,06 107,89 69,33 36,00 33,33 5,28 6,06 1,12 T10HNI 6,42 11,11 10,16 13,06 101,33 70,44 36,89 33,56 5,43 6,33 1,06 T4HNI 7,97 19,33 9,69 12,03 67,78 67,56 31,22 3633 5,14 6,03 1,19
Bảng 4.5: Bảng kết quả xếp nhóm các địa điểm thu thập chanh dây
Norm T RMS i
Trang 33Qua bảng phân tích khoảng cách khác biệt các chỉ tiêu khảo sát tại các điểm điều tra và đồ thị cây phả hệ các điểm điều tra với hệ số khác biệt Euclid có thể chia nhóm các điểm khảo sát làm 4 nhóm tại nhóm T2HNA với PST2 là 2,2 và hệ số xác định chia nhóm RSQ là 0,731 (tỷ lệ 73,1%) Theo đó nhóm phân chia thứ 1 gồm: T1HNA; nhóm phân chia thứ 2 gồm: T2HNA, T17HB, T18HB vàT10HNI; nhóm phân chía thứ 3 gồm T10HNA; nhóm phân chia thứ 4 gồm: T16HB, T4HNI Theo đó các điểm khảo sát thuộc cùng một nhóm phân chia có tính chất tương đối giống nhau
4.1.4.2.Đồ thị 3 chiều MDS phân nhóm các điểm điều tra
Bảng 4.5 :Ma trận (matrix) hệ số Euclid của kết quả phân tích sơ đồ cây các
điểm điều tra chanh dây
Obs diem T1HNA T2HNA T10HNA T16HB T17HB T18HB T10HNI T4HNI
Hình 4.2: Đồ thị 3 chiều phân nhóm các điểm điều tra
Qua đồ thị 3 chiều MDS phân nhóm các điểm điều tra cho thấy có thể chia nhóm các điểm điều tra thành 4 nhóm Nhóm 1 với ký hiệu dạng hình vuông - T1HNA Nhóm 2 với các điểm mang ký hiệu hình tháp - T2HNA,T17HB, T18HB và
T1HNA
T2HNA T10HNA
T16HB
T17HB T18HB T10HNI T4HNI
‐2.00
‐1.28
‐0.56 0.16
0.88 1.59
‐1.27
‐0.53 0.20 0.93 1.67
Dimension 1
‐1.7
2.0
Dimension 3
Trang 34T10HNI.Nhóm 3 với điểm mang ký hiệu hình cờ - T10HNA.Nhóm 4 với các điểm mang ký hiệu hình cầu - T16HB và T4HNI
4.1.4.3 Phân tích đa hướng (MDPREP,Multi-Dimensional Refference) Biplot xếp nhóm các điểm khảo sát
Hình 4.3: Đồ thị phân tích đa hướng xếp nhóm các điểm điều tra
Dựa theo đồ thị phân tích đa hướng có thể phân chia các điểm khảo sát làm 3 nhóm: T1HNA (nhóm 1); T2HNA, T17HB, T18HB và T10HNI (nhóm 2); T10HNA (nhóm 3); T16HB và T4HNI (nhóm 4) Các điểm khảo sát thuộc nhóm có các tính chất gần giống nhau về trọng lượng thịt quả, trọng lượng quả, đường kính quả, trọng lượng