KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA TRỒNG TẠI XÃ KAĐÔ – HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG Tác giả NGUYỄN HOÀNG THẢO TRANG Khóa luận được đệ
Trang 1KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA TRỒNG TẠI XÃ KAĐÔ – HUYỆN
ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả
NGUYỄN HOÀNG THẢO TRANG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu của đề tài
cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS Phạm Thị Minh Tâm
KS Lê Thị Thu Hằng
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Con thành kính cám ơn công dạy dỗ của ba mẹ, anh chị, cô chú, cùng tất cả quý thầy
cô
Tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến;
• Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
• Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học và quý thầy cô Khoa Nông học đã hỗ trợ, tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
• TS Phạm Thị Minh Tâm, trưởng bộ môn Cây Lương Thực- Rau- Hoa- Quả, khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và KS Lê Thị Thu Hằng, cán bộ nghiên cứu Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam đã hưóng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
• Công ty giống ChiaTai, công ty giống Takki đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian làm đề tài
• Cám ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
NGUYỄN HOÀNG THẢO TRANG
Trang 3TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG THẢO TRANG, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011 Đề tài “KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA TRỒNG TẠI XÃ KAĐÔ – HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG”
Giảng viên hướng dẫn chính: TS Phạm Thị Minh Tâm
Thí nghiệm được tiến hành tại xã Kađô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011 Nhằm chọn ra những giống cà chua có triển vọng cho năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương Xác định mức độ nhiễm các loại sâu, bệnh hại chính để có cơ sở khuyến cáo mở rộng diện tích trồng trong tương lai ở Lâm Đồng
Thí nghiệm gồm 5 giống: Anna, 1826, 3126, 3141, I66 Trong đó giống Anna được chọn là giống đối chứng Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, một yếu tố, 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức (5 giống)
Các chỉ tiêu theo dõi: sự sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sâu bệnh hại chính Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả kinh tế, chất lượng quả của 5 giống cà chua thí nghiệm
Kết quả đạt được: về sinh trưởng, các giống đều có khả năng sinh trưởng tốt Giống I66 có khả năng tăng trưởng mạnh nhất Về phát dục: giống I66 và giống Anna (ĐC) có thời gian phát dục và thời gian bắt đầu thu hoạch sớm nhất, muộn nhất là giống 3141 Tình hình sâu bệnh hại: các giống cà chua thí nghiệm đều có mức độ sâu bệnh hại trung bình và thấp, đặc biệt, giống 1826 kháng bệnh đốm nâu Giống 3126 bị nứt quả ở giai đoạn chín, làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm Năng suất các giống cà chua thí nghiệm đều cao, đạt trên 60 tấn/ha, giống I66 có năng suất thực tế (77,93 tấn/ha) và năng suất lý thuyết (82,67 tấn/ha), năng suất thương phẩm (66,43 tấn/ha) cao nhất Giống Anna (ĐC) có năng suất thực tế (60,49 tấn/ha) và năng suất lý
Trang 4chua thí nghiệm đều cho chất lượng quả tốt, đáp ứng được nhu cầu chế biến và ăn tươi Ngoài ra, các giống này đều có độ cứng và khả năng bảo quản lâu sau thu hoạch (9 ngày), không khác biệt so với giống Anna (ĐC), tuy nhiên giống 1826 có độ cứng và khả năng bảo quản thấp hơn (6 ngày) Hiệu quả kinh tế: giống I66 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận đạt 87.199.000 đồng/ha, thấp nhất là giống Anna (ĐC), lợi nhuận đạt 46.649.000 đồng/ha Giống có triển vọng nhất là giống I66, thứ hai là giống 3141với nhiều đặc điểm nổi bật như: tăng trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao
Trang 5
MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xi
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục tiêu: 2
1.3 Yêu cầu: 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cà chua 3
2.2 Đặc tính thực vật học 3
2.2.1 Rễ 3
2.2.2 Thân 4
2.2.3 Lá 4
2.2.4 Hoa 5
2.2.5 Trái 5
2.2.6 Hạt 5
2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua 5
2.3.1 Nhiệt độ 5
2.3.2 Ánh sáng 6
2.3.3 Ẩm độ 6
2.3.4 Đất 6
2.3.5 Nước 7
2.3.6 Chất dinh dưỡng 7
Trang 62.4.2 Sâu hại 8
2.5 Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 9
2.5.1 Thế giới 9
2.5.2 Việt Nam 13
2.6 Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17
3.1 Phương tiện thí nghiệm 17
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 17
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm 17
3.1.3 Dụng cụ thí nghiệm 18
3.2 Điều kiện thí nghiệm tại Đơn Dương 18
3.3 Phương pháp thí nghiệm 19
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 19
3.3.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm 20
3.3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20
3.3.4 Quy mô thí nghiệm 20
3.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo 21
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 21
3.4.2 Các chỉ tiêu phát dục 21
3.4.2.1 Thời gian phát dục 21
3.4.2.2 Tỷ lệ đậu quả 21
3.4.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính 22
3.4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 22
3.4.5 Chỉ tiêu về chất lượng quả 22
3.4.5.1 Màu quả chín 23
3.4.5.2 Độ cứng quả 23
3.4.5.3 Cấu trúc quả 23
3.4.5.4 Tỉ lệ thịt quả 24
3.4.5.5 Độ Brix 24
Trang 73.5.1 Giống 24
3.5.2 Chuẩn bị đất 25
3.5.3 Phân bón và cách bón phân 26
3.5.4 Trồng và chăm sóc 27
3.5.5 Phòng trừ sâu bệnh hại 28
3.5.6 Thu hoạch 30
3.6 Xử lý số liệu 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của 5 giống làm thí nghiệm 31
4.1.1 Chỉ tiêu chiều cao cây 31
4.1.2 Chỉ tiêu khả năng ra lá trên thân chính của các giống 33
4.2 Các chỉ tiêu về phát dục của năm giống cà chua thí nghiệm 36
4.2.1 Thời gian phát dục 36
4.2.2 Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua thí nghiệm 37
4.3 Sâu bệnh hại trên 5 giống cà chua thí nghiệm 38
4.3.1 Chỉ tiêu các loại sâu hại chính trên 5 giống cà chua thí nghiệm 38
4.3.1.1 Ruồi đục lá 38
4.3.1.2 Bọ phấn trắng 39
4.3.1.2 Sâu xanh đục trái 39
4.3.2 Bệnh hại cà chua 39
4.3.2.1 Bệnh đốm nâu 39
4.3.2.2 Bệnh xoăn lá cà chua 40
4.3.2.3 Bệnh nứt quả sinh lý 40
4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 40
4.5 Chất lượng quả 42
4.5.1 Màu quả chín 42
4.5.2 Độ cứng 43
4.5.3 Cấu trúc quả 44
4.5.4 Tỷ lệ thịt quả 45
4.5.6 Độ Brix Error! Bookmark not defined
Trang 84.6 So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các giống cà chua thí nghiệm 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 9
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích cà chua trên thế giới và một số nước từ 2006 – 2009 10
Bảng 2.2: Năng suất TB cà chua trên TG và một số nước từ năm 2006 – 2011 11
Bảng 2.3: Sản lượng cà chua trên thế giới và một số nước từ 2005 – 2009 12
Bảng 3.1: Giới thiệu các giống thí nghiệm 17
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm 18
Bảng 3.3: Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm 19
Bảng 4.1: Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua thí nghiệm 31
Bảng 4.2: Khả năng ra lá trên thân chính của các giống 34
Bảng 4.3: Thời gian phát dục của 5 giống cà chua thí nghiệm 36
Bảng 4.4: Tỷ lệ đậu quả của 5 giống cà chua thí nghiệm 37
Bảng 4.5: Tỷ lệ sâu hại chính trên 5 giống cà chua thí nghiệm 38
Bảng 4.6: Tỷ lệ bệnh hại chính trên 5 giống cà chua thí nghiệm 39
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 41
Bảng 4.8: Đánh giá màu quả chín 43
Bảng 4.9: Đánh giá độ cứng quả 44
Bảng 4.10: Cấu trúc quả của 5 giống cà chua thí nghiệm 44
Bảng 4.11: Tỷ lệ thịt quả trung bình ở các giống cà chua thí nghiệm 45
Bảng 4.12: độ Brix ở các giống cà chua thí nghiệm Error! Bookmark not defined Bảng 4.13: Sự chuyển biến độ cứng 45
Bảng 4.14: Sự chuyển biến độ bóng 46
Bảng 4.15: Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư của 5 nghiệm thức thí nghiệm 47
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế của 5 nghiệm thức thí nghiệm 49
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Đồ thị 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của năm giống cà chua thí nghiệm 32
Đồ thị 4.2: Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua thí nghiệm 35
DANH SÁCH CÁC HÌNH Nội dung Trang Hình 1: Cây trồng trong vườn ươm 54
Hình 2: Chuẩn bị đất trồng thí nghiệm 54
Hình 3: Các giống cà chua thí nghiệm 55
Hình 4: Tạo hình 2 thân trên cà chua 59
Hình 5: Giai đoạn cây nuôi quả 56
Hình 6: Chùm quả 2 – 3 của các giống cà chua thí nghiệm 57
Hình 7: Đánh giá chất lượng quả của các giống cà chua thí nghiệm 59
Hình 8: Sâu bệnh hại chính trên cây cà chua thí nghiệm 61
Trang 12
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng
và kinh tế, được trồng rộng rãi trên thế giới Cà chua được chế biến và sử dụng bằng nhiều cách: ăn tươi, nấu chín, sốt cà, bột, đóng hộp, nước ép
Cà chua là rau ăn quả chủ lực của Việt Nam, được trồng phổ biến ở nhiều vùng sinh thái, mỗi vùng thích hợp với các chủng loại giống khác nhau và biện pháp canh tác khác nhau Trong sản xuất cà chua, giống đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, bộ giống
cà chua ở nước ta còn chưa phong phú Các giống cà chua được trồng ở nước ta hầu hết là giống lai và được nhập từ nước ngoài, do điều kiện tự nhiên của mỗi nước có những điểm đặc trưng riêng, vì vậy bên cạnh các yếu tố: năng suất, chất lượng cần khảo sát độ thích nghi, khả năng chống chịu của các giống trước khi áp dụng vào sản xuất Lâm Đồng là vùng chuyên canh trồng rau có diện tích cà chua lớn trong cả nước (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2008) nhưng cũng không tránh được tình trạng trên Hiện nay, giống cà chua trồng tại vùng chưa phong phú, chủ lực là 2 giống Kim Cương và Anna Cho nên vấn đề đặt ra là làm sao để có nhiều giống cà chua tốt đạt
Trang 13Trên cơ sở đó đề tài: “Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của năm giống cà chua trồng tại vùng đất đỏ bazan- xã Kađô – huyện Đơn
Dương- tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện
1.2 Mục tiêu:
Chọn ra những giống cà chua có triển vọng cho năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương
1.3 Yêu cầu:
- Theo dõi sinh trưởng, phát triển của 5 giống cà chua thí nghiệm
- Theo dõi tỷ lệ sâu bệnh hại chính trên các giống cà chua thí nghiệm
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Đánh giá chất lượng quả
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersion esculentum Mill
Thuộc họ cà: Solanaceae
Tên tiếng Anh: Tomato
Cây cà chua có nguồn gốc ở vùng trung và nam châu Mỹ (Phạm Hồng Cúc, 1999) Theo tài liệu của Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003 cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Ecuador và Bolivia Trước khi Crixtôp Côlông tìm ra châu Mỹ thì
cà chua đã được trồng ở Peru và Mehico Mehico là nước đầu tiên thuần hóa cây trồng này
Theo Prosea (Phạm Hữu Nguyên, 2010) cà chua thuộc loại rau được tiêu thụ rộng rãi và là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin Trong 100 g thành phần ăn được chứa 94 g nước, 0,1 g chất đạm, 0,2 g chất béo, 3,6 g chất bột đường, 10 mg Ca, 0,6
mg Fe, 10 mg Mg, 16mg P, vitamin A 1700 IU, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,02mg,vitamin C 21mg, giá trị năng lượng tương đương 80 KJ/100 g
2.2 Đặc tính thực vật học
2.2.1 Rễ
Cà chua có bộ rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, rễ có thể ăn sâu tới 1,5m Thời gian đầu rễ chính phát triển nhanh và ăn sâu vào đất, về sau rễ phụ phát triển mạnh Rễ phụ tập trung ở tầng đất nông 0-0.5m, hút nước mạnh Cà chua gieo thẳng
Trang 15ít, cây chịu được hạn trong thời gian dài hơn (Mai Thị Phương Anh và Trần Khắc Thi, 2003)
2.2.2 Thân
Thân bụi, phân nhánh mạnh trong điều kiện vườn ươm Thân mềm nhiều nước,
giòn, dễ gãy, xung quanh thân có phủ một lớp lông dày có màu sắc khác nhau Trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định, chiều cao thân 0,25 – 2 m, số lượng cành dao động từ 3-19 cành (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996) Theo Tạ Thu Cúc (2001) có thể chia cà thành 3 dạng dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chiều cao cây như sau:
Dạng cây sinh trưởng hữu hạn
Cây thấp hơn 65cm và ngừng tăng trưởng khi có chùm hoa tận cùng ở ngọn
Dạng cây sinh trưởng vô hạn
Sự sinh trưởng vẫn tiếp tục khi cây ra hoa nhờ vào sự tăng trưởng của chồi nách
lá trên cùng và có chiều cao từ 120 – 200 cm thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán
Dạng cây sinh trưởng bán hữu hạn
Cây có nhiều chùm hoa ở ngọn trên, trước khi kết thúc bằng chùm hoa ở tận ngọn, lúc này cây mới ngừng tăng trưởng, cao 120 cm, thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán
2.2.3 Lá
Lá cà chua là loại lá kép lông chim phân thùy, số lượng thùy không cố định Lá kép hình trứng thuôn dài, dài 7 – 12 cm, rộng 2 - 5 cm, đầu nhọn hay tù, gốc lệch, mép khía răng thô, mỗi lá có từ 3 - 4 đôi lá chét, phía ngọn có một lá riêng gọi là lá đỉnh, các lá chét có răng cưa nông hay sâu tùy thuộc vào giống, cuống dài 2 - 3 cm
Trang 16Màu sắc lá có thể là xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng tùy thuộc vào giống và kỹ thuật
chăm sóc, điều kiện chiếu sáng (Mai Thị Phương Anh và Trần Khắc Thi, 2003)
2.2.5 Trái
Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dáng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài, màu sắc thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết Quả cà chua cấu tạo từ hai đến nhiều ngăn, hầu hết có từ ba ngăn trở lên Trọng lượng trái thay đổi từ 20 g ở cà chua Cherry đến 300 g ở những giống trái lớn (Tạ Thu Cúc, 2001)
2.2.6 Hạt
Hạt cà chua nhỏ, dẹp, có nhiều lông Hạt cà chua nảy mầm 4 – 5 ngày sau gieo Quả cà chua chứa 50 – 350 hạt, tùy giống, trọng lượng 1000 hạt từ 2,5 - 3,5 g (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996)
2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua
2.3.1 Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô Nhiệt
độ đóng vai trò quan trọng để cây có được sản lượng cao và chín sớm Nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng và phát triển tốt là 21 - 24oC (Phạm Hồng Cúc, 1999) Nhiêt
độ quá cao hoặc quá thấp (dưới 15 oC và trên 35 oC) thì cây cà chua sẽ rất mẫn cảm với bệnh
Trang 172.3.2 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, cường độ tối thiểu cho cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux (Mai Thị Phương Anh và Trần Khắc Thi, 2003) Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996), ánh sáng rất quan trọng và ảnh hưởng đến hàm lượng acid ascorbic trong trái
cà chua, khi ánh sáng yếu làm giảm hàm lượng vitamin C trong quả Tuy nhiên, ánh sáng trực tiếp vào buổi trưa làm cây bị héo, lá và trái bị cháy nắng (Phạm Hồng Cúc, 1999)
Theo Tạ Thu Cúc (2001), cà chua sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng làm cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lá vươn dài, ra hoa, quả chậm, năng suất và chất lượng giảm, hương vị kém Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn tới rụng hoa, rụng nụ, ánh sáng thiếu ức chế quá trình sinh trưởng, làm chậm quá trình sinh trưởng chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sinh dưỡng đến sinh trưởng sinh thực Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cây thông qua chế độ dinh dưỡng khoáng, cần tăng cường bón Kali và Lân tùy theo đặc tính của giống Cần bố trí mật
độ thích hợp để cây sử dụng ánh sáng có hiệu quả nhất
2.3.3 Ẩm độ
Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996) ẩm độ có ý nghĩa lớn trong sinh trưởng của cây cà chua và có nhu cẩu khác nhau tùy theo giai đoạn sinh trưởng Ẩm độ không khí tốt nhất là 45 – 60%, ẩm độ cao cây dễ bị nhiễm bệnh, trong điều kiện ẩm
và lạnh, hàm lượng vitamin tích lũy trong trái nhiều hơn trong điều kiện nóng ẩm (Phạm Hồng Cúc, 1999)
Trang 182.3.5 Nước
Đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất (ảnh hưởng đến cường độ các quá trình sính lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển) (Tạ Thu Cúc, 2001) Cây cần nhiều nước nhất là lúc cây ra hoa đậu quả, lúc này thiếu nước thì hoa và trái non dễ rụng, thừa nước thì dễ bi tổn hại và mẫn cảm với sâu bệnh Khi trái cà chua chín, không cần tưới nước Nếu khi trái chín gặp mưa nhiều thị trái chín chậm và bị nứt, dinh dưỡng trong dất bị rửa trọi và thiếu oxy cung cấp cho rễ (Phạm Hồng Cúc,1999)
2.3.6 Chất dinh dưỡng
Trong các nguyên tố dinh dưỡng cà chua sử dụng nhiều nhất là Kali và đạm sau
đó là lân, canxi và nguyên tố vi lượng Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh, cành lá sum suê, khả năng ra hoa, quả nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn, vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố co tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2001)
2.4 Một số sâu bệnh hại cà chua và cách phòng trừ
2.4.1 Bệnh hại
Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): vi khuẩn gây hại mạnh
trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, đặc biệt trên đất trồng cà liên tục nhiều năm và
pH thấp Thường cây bệnh héo chết rất nhanh nên lá không kịp vàng gọi là bệnh héo tươi, hệ thống mạch dẫn hóa nâu và sự phát triển rễ bất định dọc theo thân có thể tiết
ra từ bó mạch và nhúng mạch cắt vào trong nước vài phút dòng vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra từ mạch cắt Phương pháp phòng trừ hữu biệu nhất là trồng giống kháng, cải tạo đất bằng cách bón vôi, xử lý đất bằng thuốc trừ vi khuẩn (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998) Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã chuyển giao gốc
ghép và kỹ thuật ghép cà chua cho nông dân, cơ bản loại bỏ bệnh héo rũ do vi khuẩn
Pseudomonas solanacearum, góp phần gia tăng 20 – 50% năng suất, sản lượng cà
Trang 19Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans gây ra Bệnh phát sinh ở điều
kiện nhiệt độ 22 – 24oC, có mưa phùn hoặc sương muối, trới âm u Bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, mép lá, trên than, hoa, quả Vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ có màu xanh đậm chuyển qua hơi vàng rồi nâu nhạt đến nâu đen Thường bị từ mép lá, đầu lá trở vào làm cháy lá và thân Lớp nấm màu trắng mọc ra từ mặt dưới lá, gặp điều kiện thời tiết khô la sẽ bị giòn, thân tóp lại, trời ẩm thì vết bệnh mềm nhũn ra Còn ở hoa, vết bệnh có màu nâu, hoa dễ rụng Ở quả, vết bệnh thường xuất hiện ở núm quả, sau đó lan rộng ra toàn quả, quả thường có chỗ lồi lõm và bị thối Biện pháp phòng trừ: chọn giống, luan canh cây trồng khác họ, sử dụng thuốc hóa học như: Zineb, Ridomil MZ 72 WB, Tilt… 5 – 7 ngày phun/lần, hạn chế tác hại do bệnh gây ra (Phạm Hữu Nguyên, 2010)
Bệnh virus gây thiệt hại rất nặng cho sản xuất cà chua ở nước ta và nhiều nước trên thế giới Vrius gây nhiều loại bệnh: bệnh xoăn ngọn cà chua (TLCV), bệnh xoăn vàng ngọn (TYLCV), bệnh khảm vàng (TMV)bệnh khảm mảng lồi lõm (CMV), bệnh đốm hình nhẫn (TRSV), bệnh đốm héo (TSPWV), bệnh đốm nhẫn đen víu (TBCERV), bệnh lùn bụi cà chua (TBSV) Cây cà chua bị bệnh thường không có quả hoặc quả rất nhỏ, giảm năng suất, chất lượng cà chua (Vũ triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
Biện pháp phòng trừ: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các cây có triệu chứng bị bệnh, nhổ bỏ ngay và đem ra khỏi ruộng để xử lý, lựa chọn thời vụ trồng cà chua thích hợp, ở những nơi thường bị bệnh xoăn lá gây hại nên tránh trồng
cà chua sớm và muộn.Tích cực phòng trừ các loài chích hút (ruồi đục lá, bọ phấn, rày, rệp ) trên ruộng cà chua (Vũ triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
2.4.2 Sâu hại
Ruồi đục lá ( Liriomyza sp.) Sâu non ruồi đục lá (giòi) đục phá ăn nhu mô lá để
lại phần biểu bì tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo trên lá, sâu gây hại tới đâu thải phân đến đó theo đường đục, nếu cây bị hại nặng các đường đục lien kết với nhau làm lá thâm nâu và khô cháy, bề mặt lá bị co dúm, lá quang hợp giảm sút, cây phát
Trang 20pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng; luân canh cây trồng với những cây ít bị nhiễm ruồi đục lá; gieo trồng cây con khỏe mạnh; dùng bẫy màu vàng có trộn thuốc hóa học
để bắt và tiêu diệt con trưởng thành; sử đụng thuốc hóa học: Trigard, Abamine 1,8 EC…( Trần Thị Thiên An, 2003)
Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci G.) chích hút nhựa ở những bộ phận non của
cây Ở những chỗ có bọ phấn trắng gây hại thường phủ một lớp bụi phấn màu trắng Tác hại quan trọng của bọ phấn là làm môi giới truyền bệnh truyền bệnh xoăn lá cho
cà chua và cho một số cây trồng khác Biện pháp phòng trừ: trồng vành đai cây dẫn dụ
và bảo vệ, vệ sinh đồng ruộng hạn chế bọ phấn lây lan, ngắt bỏ các bộ phận bị hại, sử dụng thuốc hóa học: Ofatox 400 EC, Polytrin 440 EC, Supracide 40 EC/ND Selecron
500 EC/ND v.v ( Trần Thị Thiên An, 2003)
Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera): sâu non tuổi nhỏ thường cắn lá, búp,
nụ hoa Sâu non tuổi lớn thường đục phá quả, chui hẳn vào trong quả để phá hoại Những quả già bị hại dễ bị thối, bị rụng Sâu gây hại làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của cây Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng không phải
là ký chủ chính của sâu, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng ong mắt đỏ ký sinh, NPV phòng trừ sâu non, phun thuốc hóa học: BT, Sherpa 25EC ( Trần Thị Thiên An, 2003)
2.5 Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Thế giới
Cà chua là cây trồng phổ biến trên thế giới, từ năm 2004 đến năm 2009 diện
tích và sản lượng cà chua trên thế giới ngày càng tăng, cụ thể:
Trang 21Bảng 2.1: Diện tích (ha) cà chua trên thế giới và một số nước từ 2006 – 2009 ( Phạm
Trang 22Bảng 2.2: Năng suất trung bình (tấn/ha) cà chua trên thế giới và một số nước từ năm
Trang 23Bảng 2.3: Sản lượng (tấn) cà chua trên thế giới và một số nước từ 2005 – 2009
Theo Phạm Hữu Nguyên, 2010 Diện tích trồng cà chua trên thế giới trong năm
2009 khoảng 4,98 triệu ha với năng suất bình quân khoảng 28,39 tấn/ha, sản lượng đạt 141,4 triệu tấn Châu Á là nơi sản xuất cà chua lớn nhất trên thế giới, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng cà chua nhiều nhất Quốc gia có năng suất cà chua cao nhất trên thế giới năm 2009 là Hà Lan 480 tấn/ha kế đến là Anh với 410
tấn/ha
Trang 242.5.2 Việt Nam
Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia (2008) diện tích trồng cà chua của cả nước dao động từ 12.000 đến 14.000 ha
Diện tích trồng cà chua ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, trung
du Bắc Bộ (Hà Nội, Hà Bắc, Hải Phòng, ) và ở miền Nam, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà), Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Tây Ninh… Năng suất đạt 25 - 40 tấn/ha (Phạm Hữu Nguyên, 2010)
Ở đồng bằng trung du phía Bắc, các giống cà chua được trồng phổ biến hiện nay là: Cà chua hồng (quả có hình dạng như quả hồng), được lai tạo trong nước hoặc nhập nội Các giống chính vụ thường được trồng là: Ba Lan, Hồng Lan, số 214, HP5, HP1, P375, SB2… Trong vụ Xuân Hè hoặc Đông Xuân sớm có các giống chịu được nhiệt độ cao, cho năng suất khá là: CS1, SB3, VM1…(Bá Trung, 2009)
Các giống trồng phổ biến ở vùng cao nguyên phía Nam: giống số 5 (Đài Loan);
PS (Mỹ); Anna, 901, 902 (Nhật); 386,387, H408, Delta, Kim Cương (Thái Lan); Seagames, số 12, T26 Các giống 607, 608, 609 kháng bệnh héo khá tốt Tại Lâm Đồng, trước đây giống cà chua 386 được trồng phổ biến nhất Hiện tại, giống cà chua Anna và Kim Cương là hai giống chủ lực của vùng Tại vùng đồng bằng phía Nam thường trồng một số giống: Red Crown 250, S901, VL 2100…( Phạm Hữu Nguyên, 2010)
Các nghiên cứu chọn tạo giống cà chua tại Việt Nam:
Theo Trần Đức Viên, 2005, trước đây các giống cà chua ở nước ta chủ yếu được nhập khẩu từ Ba Lan, Bungary, các nước thuộc Liên Xô cũ, tuy nhiên, các nước này có điều kiện khí hậu khác với điều kiện ở Việt Nam, vì vậy các giống này khó thích nghi với điều kiện nước ta Xuất phát từ tình hình thực tế trên, các nhà khoa học trong nước
đã nghiên cứu chọn tạo ra nhiều giống mới góp phần làm phong phú bộ giống cà chua tại Việt Nam Một số thành tựu đạt được:
Trang 25Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã chọn tạo ra một nhóm gồm 60 giống
cà chua chế biến Các giống này được chọn tạo dựa trên các tiêu chí: năng suất, sức đề kháng, chất lượng quả Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1999) đã tạo thành công hai giống cà chua chế biến C95 và C50 Mai Thị Phương Anh (1998) đã tìm ra 15 giống cà chua thích hợp với điều kiện canh tác ở Việt Nam Các giống này cho chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế tương đối cao (Trần Đức Viên, 2005)
Công ty Eastwest, công ty giống Hoa Sen và công ty giống Trang Nông, trước đây chuyên nhập khẩu hạt giống, hiện nay đã chọn tạo ra một số giống mới, trong đó
có các giống TN30, TN24, TN19, thích nghi với điều kiện ở Việt Nam, được đưa vào sản xuất ở một số vùng trong nước
Một số giống cà chua trồng phổ biến tại Đơn Dương
Cà chua là cây trồng phổ biến tại địa phương, 2 giống đang được trồng rộng rãi
là Anna và Kim Cương Ngoài tính thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương, hai giống này còn có các đặc điểm như: cho năng suất và chất lượng tương đối cao và
ổn định, quả cứng, dễ bảo quản và vận chuyển đi xa, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
Trong thí nghiệm so sánh giống, giống Anna được chọn làm đối chứng Giống Anna sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chống chịu bệnh tốt Giống thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, phân cành mạnh, chiều cao cây trung bình 1,6 – 1,7 m, tỷ lệ đậu quả cao Bắt đầu cho thu hoạch từ 68 – 80 NST, thời gian thu hoạch 24 – 35 ngày Quả có dạng tròn dài, 85 – 100 gr/quả, quả không chia múi, có 2 ngăn hạt, màu đỏ, vị ngọt, thịt dày, cứng dễ vận chuyển đi xa, thích hợp cho chế biến và ăn tươi Trọng lượng 1 cây có thể đạt được 2,5 – 4,5 kg
Giống cà chua này được trồng quanh năm tại địa phương
2.6 Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Trang 26 Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng
từ bắc xuống nam
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên
Về đất đai
Lâm Đồng có 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: nhóm đất phù sa (fluvisols), nhóm đất glây (gleysols), nhóm đất mới biến đổi (cambisols), nhóm đất đen (luvisols), nhóm đất đỏ bazan (ferralsols), nhóm đất xám (acrisols), nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols), nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50% Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm, rau, hoa
Về khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 –
250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.850 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 79 – 86%, số giờ nắng trung bình cả năm 2.028 – 2.347 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới
Trang 27 Sông ngòi:
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú Ba sông chính ở Lâm Đồng là: sông Đa Dâng, sông La Ngà, sông Đa Nhim (www.dalat.gov.vn, 2004)
Huyện Đơn Dương
Huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên, có độ cao trên 1000 m, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với với nhiều lọai cây trồng, đặc biệt các lọai rau Ngành nông nghiệp được coi là ngành mũi nhọn, là nền tảng để huyện phát triển đi lên (www.lamdong.gov.vn/donduong, 2007)
Trang 28Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đã được thực hiện từ 20/1/2011 đến tháng 5/2011 tại xã Kađô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 giống cà chua
Bảng 3.1: Giới thiệu các giống thí nghiệm
Các giống cà chua thí nghiệm được ghép với gốc cà dại Vimina 1 (Viện
KHKTNN miền Nam) có khả năng chống chịu bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas
solanacearum (Phạm Xuân Tùng, 2009)
Trang 293.1.3 Dụng cụ thí nghiệm
Thước dây, thước kẹp, bạt nilon, cọc tre, bình phun thuốc, kéo, dây nilon, dây tưới
3.2 Điều kiện thí nghiệm tại Đơn Dương
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí tại xã Kađô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
N_dt (mg/kg)
P_dt (mg/kg)
K_dt (mg/kg)
B (mg/kg) Mẫu đất 7,5 1,93 58 971 239 2,1
(Mẫu đất được phân tích tại Phòng kiểm nghiệm đất - phân bón - sản phẩm cây trồng, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, tháng 12/2010)
Kết quả phân tích đất cho thấy, đất khu thí nghiệm trung tính hơi kiềm, lượng chất hữu cơ trong đất thấp, lượng Kali dễ tiêu trung bình, lượng lân cao, B trung bình Đất nghèo dinh dưỡng, cần cung cấp thêm cho đất chất hữu cơ
Trang 30 Các yếu tố thời tiết
Bảng 3.3: Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011)
Tháng
Nhiệt độ (oC)
Lượng mưa (mm)
Ẩm
độ (%)
Số giờ nắng (h)
Tối cao Tối thấp Trung bình
3 lượng mưa tăng cao Ẩm độ không khí trung bình các tháng cao Số giờ nắng/tháng dao động từ 173 – 255 giờ
3.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, một yếu tố, 3 lần lặp lại với
5 nghiệm thức (5 giống)
Trang 313.3.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức 1: giống Anna (đối chứng)
Chiều biến thiên
3.3.4 Quy mô thí nghiệm
• Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2
• Số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô
• Diện tích thí nghiệm: 375 m2
• Diện tích toàn khu thí nghiệm: 700 m2
Các giống cà chua thí nghiệm được canh tác theo quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, 2008
Trang 323.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 219 : 2006 Giống cà chua – Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006)
Theo dõi 5 cây/nghiệm thức, chọn 5 cây ngẫu nhiên và cắm cây để dễ theo dõi, không chọn cây quá tốt cũng không quá xấu Định kỳ 2 tuần/lần
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Khả năng tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống (cm): đo từ mắt ghép cây
cà chua đến ngọn thân chính
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống (cm/2 tuần)
- Động thái ra lá và tốc độ ra lá: đếm số lá thật trên thân chính của mỗi giống
3.4.2 Các chỉ tiêu phát dục
3.4.2.1 Thời gian phát dục (NST)
- Thời gian ra nụ: >= 50% số cây/ô ra nụ
- Thời gian ra hoa: >= 50% số cây/ô ra hoa
- Thời gian ra quả: >= 50% số cây ra quả/ô
- Thời gian thu hoạch = Ngày kết thúc thu hoạch - Ngày bắt đầu thu hoạch
3.4.2.2 Tỷ lệ đậu quả (%)
Theo dõi chùm hoa thứ 2 và 3 trên một cây; 5 cây/nghiệm thức
Tỷ lệ đậu quả trên cây (%) = [(Số quả trung bình thu được/chùm) x 100] / (Số hoa trung bình/chùm)
- Số hoa trung bình/chùm (hoa/chùm): đếm số hoa trên 2 chùm/cây; 5 cây/nghiệm thức, lấy giá trị trung bình
Trang 33- Số quả trung bình/chùm (quả/chùm): đếm số quả trên 2 chùm/cây; 5 cây/NT qua các lần thu hoạch, lấy giá trị trung bình
3.4.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính
Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng và tính tỷ lệ sâu bệnh hại
- Tỷ lệ sâu hại (%) = {(số cây bị sâu hại) / (tổng số cây theo dõi)} x 100
- Tỷ lệ bệnh hại (%) = (số cây bệnh hại) / (tổng số cây theo dõi)} x 100
3.4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số quả trung bình/cây (quả/cây): số quả trung bình của 5 cây theo dõi trên mỗi nghiệm thức
- Trọng lượng quả/cây (kg/cây): là trọng lượng quả trung bình của 5 cây theo dõi qua các đợt thu hoạch
- Trọng lượng trung bình một quả (gr) = (trọng lượng quả/cây)/(số quả trung bình/cây)
+ Năng suất lý thuyết ( tấn/ha) = {(trọng lượng quả/cây) x (số cây/ha)}/ 1000
3.4.5 Chỉ tiêu về chất lượng quả
*Các tiêu chí đánh giá chất lượng quả và chọn mẫu:
• Tiêu chí chọn mẫu: chọn quả ở chùm 2 – 3, chọn quả chín hoàn toàn theo đặc trưng của giống, quả có cùng kích thước hoặc trọng lượng, quả không bị nhiễm sâu bệnh,
Trang 34- Màu sắc quả chín: 5 quả/giống
Nghiền lấy 100 gram dung dịch cà chua/giống Đo độ Brix bằng brix kế Atago
- Khả năng bảo quản ở nhiệt độ phòng tại địa phương: theo dõi mức độ chuyển biến hình thái quả sau thu hoạch dựa vào sự chuyển biến độ bóng và độ cứng quả Theo dõi
Trang 35• Độ dày thịt quả ( mm ): Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại phần lớn nhất của quả
• Số vách ngăn: Đếm số vách ngăn của trung bình của mỗi giống
3.4.5.4 Tỉ lệ thịt quả (%)
Tỉ lệ thịt quả (%) = {(Trọng lượng quả sau vắt hạt) / (Trọng lượng quả ban đầu)} x
100
3.4.5.5 Độ Brix (%)
Sử dụng Brix kế Atago để đo độ Brix của 5 giống cà chua thí nghiệm
3.4.5.6 Khả năng bảo quản ở nhiệt độ thường tai Đơn Dương
Mức độ chuyển biến hình thái quả sau thu hoạch: bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 quả đặc trưng của giống, không bị sâu bệnh và các tổn thương cơ học khác Theo dõi 3 ngày/lần, đếm số quả còn giữ được độ bóng trong tổng số quả bảo quản, ghi nhận sự chuyển biến độ cứng và độ bóng da quả
- Độ bóng của da quả: đánh giá bằng cảm quan theo thang điểm từ 1 – 3 (1: nhăn nheo; 2: ít bóng; 3: bóng )
- Sự chuyển biến độ cứng được ghi nhận bằng cảm quan ở 3 mức độ từ 1 – 3 (1: mềm nhũn; 2: mềm; 3: cứng)
3.5 Quy trình kỹ thuật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, 2008) 3.5.1 Giống
Cây giống khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn tối thiểu:
• Số ngày gieo ươm (đối với cà chua ghép): 35 – 45 ngày
• Chiều cao cây: 12 – 15 cm
• Đường kính thân: 2 – 3 mm
• Số lá thật: 5 – 6 lá
Trang 36• Tình trạng cây xuất vườn: Cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, vết ghép liền da (đối với cà chua ghép), không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh
Tại Lâm Đồng có thể trồng cà chua quanh năm, trong đó trồng cà chua vào mùa khô (tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường cho hiệu quả kinh tế cao vì cho năng suất cao,
ít sâu bệnh hơn mùa mưa
Thường trồng cà chua vào một số thời vụ sau:
• Vụ sớm: gieo tháng 7 - 8, thu hoạch tháng 11 - 12
• Chính vụ: gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 2 - 3
• Vụ muộn: gieo tháng 11, thu hoạch tháng 3 - 4
3.5.2 Chuẩn bị đất
Chọn đất: Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, đất bazan, pH từ 5,5 - 6,5 Chọn những chân đất mới hoặc những chân đất vụ trước không trồng cây họ cà để tránh sâu bệnh phát sinh phát triển
Xới xáo kỹ, bón vôi ngay khi cày lật đất, phơi ải 7 - 10 ngày trước khi trồng Mùa khô lên luống cao 20 cm, rãnh 30 cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi Mùa mưa lên luống cao 25 – 30 cm, rãnh 30 cm, mặt luống rộng 80 - 90 cm, trồng hàng đơn Khi làm đất lên luống kết hợp với bón lót và trong các trường hợp cần thiết có
thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu bệnh hại trong đất
Phủ nilon: Nên phủ nilon để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh Nếu không phủ nilon sau trồng nên phủ 1 lớp cỏ tranh hoặc rơm rạ mỏng trên mặt luống
Trang 37- Phân hoá học nguyên chất: 240 kg N - 100 kg P2O5 – 275 kg K2O
Có thể sử dụng phân hóa học đơn chất hoặc phân phức hợp qui đổi theo lượng nguyên chất nói trên
Thúc lần 2: Sau trồng 15 - 20 ngày (khi cây xuất hiện hoa đầu) : bón 1/5 N + 1/5
K2O kết hợp làm cỏ, xới rộng vun cao luống Phân được bón theo hai mép luống xa gốc, theo tán cây
Thúc lần 3: Sau thu hoạch lần 1: bón 1/5 N + 1/5 K2O kết hợp làm cỏ, tỉa nhánh ,
lá già, bệnh
Sau đó cứ 7 - 10 ngày lại bón 1 lần với lượng 48 kg urê + 48 kg Sulphát kali để
Trang 38Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua có thể kết hợp phun lên
lá các loại nguyên tố vi lượng hoặc các loại phân bón lá hoặc các chất kích thích sinh trưởng Đối với giống có thời gian ra hoa đậu trái kéo dài, đợt bón thúc lần 3 có thể chia làm 2 - 3 đợt phụ cách nhau 5 - 7 ngày
3.5.4 Trồng và chăm sóc
Trồng cây: Nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng để tránh
vỡ bầu, nén đất không quá chặt (nếu trồng cây cà chua ghép không lấp đất cao quá vết ghép Ở những ruộng trống trải, nhiều gió nên dùng cây choái cũ (ngắn khoảng 30
cm), cắm cạnh cây và choàng một sợi dây thun để cây tựa, phòng đổ ngã) Sau khi
trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo Cần dự phòng 10% cây con đúng tuổi
để dặm Cây dự phòng được trồng ra ruộng (trồng giữa các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này
Từ 7 - 10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết
Tưới nước: Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, tuyệt
đối không sử dụng nước ao tù, nước thải, nguồn nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại, nhiễm độc hoá học để tưới rau
Tưới đủ độ ẩm bằng nước sạch, từ khi trồng đến khi hồi xanh tưới nước 2 - 3 lần/ngày, sau đó tưới 1lần/ngày, mùa mưa tuỳ tình hình độ ẩm để tưới; sau các trận mưa to cần
Trang 3980%, nếu khô hạn quả bị nứt, dễ rụng trái.Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước,
không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu
Vun xới: sau trồng 7 - 10 ngày xới phá váng Sau trồng 20 - 25 ngày kết hợp bón phân
cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém Loại bỏ cây bệnh, trái bệnh, sâu, tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển sang vàng… để ruộng cà chua được thông thoáng Gom lá bệnh, trái thối, trái sâu tiêu hủy cách xa ruộng cà
Làm giàn: Khi cây cao 40 – 60 cm cần làm giàn kịp thời để giúp cây phân bố đều trên
luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Tỉa cành lá: nên tỉa bớt các lá chân, lá già phía dưới đã chuyển sang màu vàng cho
ruộng cà chua được thông thoáng Tỉa hết các nhánh phía dưới chùm hoa thứ nhất và sau đó chỉ để 1 - 2 nhánh (trên chùm hoa thứ nhất) Các cây cà chua thí nghiệm đều áp dụng bấm ngọn ở 70 ngày sau trồng
3.5.5 Phòng trừ sâu bệnh hại
• Phòng trừ sâu đục quả, rầy, bọ trĩ, bọ phấn và ruồi đục lá
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như vệ sinh đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá bị nhiễm ruồi nặng, sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục nụ hoa - quả từ giai đoạn giữa vụ
- Thuốc hóa học: sử dụng các loại thuốc có các hoạt chất sau: Abamectin, Chlothianidin, Cyromazine, Matrine,…như Abatimec 5.4EC, Abatin1.8EC, 5.4EC, Scorpion, Dantotsu 16WSG, Trigard,… Phun thuốc phòng trừ 10 - 15 ngày một lần, khi ruồi xuất hiện, phun luôn phiên thay đổi thuốc 5 - 7 ngày 1 lần
• Phòng trừ mốc sương và đốm vòng
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như: vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; Trồng cà chua xa các ruộng
Trang 40- Thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc hoá học có các hoạt chất như Mancozeb, Zineb để phòng bệnh trong giai đoạn sớm trước khi bệnh xuất hiện Trong giai đoạn sau, khi bệnh xuất hiện nên sử dụng kết hợp các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp như sử dụng Mancozeb kết hợp các thuốc gốc đồng, các thuốc có các hoạt chất Azoxystrobin, Chlorothalonil, propineb, Dimethomorph…như Amistar 250
SC, Vectra 200 EC, Daconil 75WP, Champion 57.6DP, Antracol, Acrobat…
Luôn dùng chất dính, phun khi lá khô và phun kín đều thân lá Sau khi phun thuốc nếu gặp mưa thì nên phun lại ngay khi trời tạnh, khô ráo
• Phòng trừ bệnh lở cổ rễ, nấm hạch, héo vàng
- Cần vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bệnh trên đồng ruộng; không nên để đất quá khô nóng sau đó tưới quá đẫm
- Sử dụng các loại thuốc hoá học có gốc đồng hoặc các hoạt chất Chaetomium
sp, Chlorothalonil, Pencycuron, Ketomium, Daconil, Moren, Validacin, …
• Phòng trừ héo rũ vi khuẩn: Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để trừ bệnh này nên
cách tốt nhất là phòng bệnh thật tốt với các biện pháp sau:
- Luân canh đất trồng 2,5 - 3 năm với cây trồng khác họ cà
- Xử lý đất trước khi trồng: dùng calcium hypochlorite 3 - 4 kg/1000m2 vãi đều, phay sâu khi làm đất, xúc luống và tưới đẫm, để 2 - 3 ngày sau mới trồng
- Dùng cây giống sạch bệnh, sử dụng cây giống cà chua ghép trên các gốc ghép
có khả năng kháng bệnh
- Khi bệnh xuất hiện nên nhổ bỏ cây bệnh và rắc vôi vào gốc để tránh lây lan; tránh làm vương vãi đất bám trên rễ và rễ cây trong ruộng Tiêu độc những nơi cây bị bệnh bằng vôi bột hoặc nước vôi 15 - 20%
• Phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua do virus