1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hỗ trợ của Tòa án trong thủ tục tố tụng trọng tài

17 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 34,06 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được xem trọng trên trường quốc tế. Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại phổ biến trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài rất ưa chuộng hình thức trọng tài, vì trọng tài có ưu điểm là giải quyết nhanh, hiệu quả các tranh chấp mà vẫn đảm bảo bí mật, uy tín cho các nhà kinh doanh và giữa họ giữ được mối quan hệ bạn hàng để tiếp tục quan hệ mới trong tương lai. Vậy để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động trọng tài, tạo được niềm tin đối với các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức khởi kiện ra trọng tài thương mại thì trong hoạt động trọng tài thương mại phải cần có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước mà cụ thể là Tòa án. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Tranh chấp thương mại 1.1. Khái niệm Có thể nói tranh chấp thương mại là một hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường. Thuật ngữ tranh chấp nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn ( bất đồng hoặc xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. 1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. Trong khi đó tòa án lại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực nhà nước được tòa án tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặc chẽ. Nhìn tổng thể có thể thấy ưu điểm nổi bật của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại so với tòa án, đó là tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ tục tố tụng như giải quyết tranh chấp tại tòa án. Ngoài ra, các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này còn bảo đảm tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Tuy nhiên các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại cũng có nhiều trở ngại khó tránh khỏi. 2. Khái quát về trọng tài thương mại Theo quy định tại khoản 1 điều 3 của Luật trọng tài năm 2010 đã định nghĩa về Trọng tài thương mại đó là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tuy cũng là cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án nhưng xuất phát từ những đặc trưng vốn có, Trọng tài cũng có những đặc trưng khác hẳn so với Tòa án. Thứ nhất, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài . Nếu muốn một tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết thì các bên phải có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết vào thời điểm trước hoặc kể cả sau khi tranh chấp xảy ra. Nếu không có thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết. Thứ hai, về mặt hình thức, khác với Tòa án là cơ quan tài phán nhà nước, do nhà nước thành lập và giao quyền thay mặt nhà nước xét xử, giải quyết trranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội thì Trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập lên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thứ ba, khi xét xử thì trọng tài không nhân danh nhà nước để ra các phán quyết nên các phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Trong khi đó quyết định, bản án của Tòa án được đưa ra nhân danh quyền lực nhà nước, bảo đảm thi hành bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Thứ tư, nếu như giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài các bên được quyền lựa chọn và chỉ định trọng tài viên thì trong giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên tham gia tranh tụng không có quyền lựa chọn thẩm phán. Qua những điểm khác biệt trên ta có thể khẳng định Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập bên cạnh Tòa án. 3. Sự cần thiết hỗ trợ của Tòa án trong thủ tục tố tụng trọng tài Trọng tài là cơ quan “tài phán tư”, không có thẩm quyền đương nhiên mà do các bên tranh chấp thỏa thuận trao quyền. Trọng tài không đại diện cho nhà nước nên cũng không mang quyền lực nhà nước. Chính vì vậy trong quá trình giải quyết các tranh chấp Trọng tài sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc như: Trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tài, đã hết thời hạn mà bị đơn không chon trọng tài viên hoặc các trọng viên được chọn không thống nhất được việc lựa chọn trọng tài viên thứ ba, lúc này không có sự hỗ trợ của Tòa án thì chắc chắn sẽ rất khó thành lập. Khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định giải quyết khiếu nại về việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có trong thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vo hiệu nhưng các bên lại không đồng ý với quyết định đó. Trong trường hợp này rõ ràng cần phải có một cơ quan có thẩm quyền với tư cách khách quan, vô tư đưa ra một quyết định cuối cùng, đó chính là Tòa án. Trong quá trình giải quyết tranh chấp một bên có hành vi tẩu tán tài sản hoặc làm thất thoát tài sản của mình để trốn tránh nghĩa vụ với bên kia nhưng trọng tài chỉ là một cơ quan tài phán do các bên thành lập ra không có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời đối với các hành vi đó. Phán quyết của Trọng tài không thể bị kháng cáo nhưng các bên lại không đồng ý với phán quyết trọng tài vì cho rằng phán quyết đã có sự vi phạm pháp luật nhưng bản than trọng tài thì không thể tự mình xem xét lại chính phán quyết đó. Chính vì vậy nên phải có một cơ quan đứng ra giải quyết lợi ích cho các bên. Theo Luật trọng tài năm 2010 thì cơ quan đứng ra giải quyết trong trường hợp trên chính là Tòa án với chức năng thẩm quyền cơ quan tài phán nhân danh nhà nước. II. Các hoạt động hỗ trợ của tòa án đối với thủ tục tố tụng trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 1. Tòa án hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc. Về nguyên tắc việc lựa chọn trọng tài viên là quyền của các bên tranh chấp. Bên nguyên đơn và bên bị đơn có quyền lựa chọn thành lập hoặc hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài chỉ gồm một trọng tài viên duy nhất để giải quyết tranh chấp cho mình. Riêng với hình thức trọng tài vụ việc thì việc hỗ trợ của Tòa án trong việc chỉ định Trọng tài viên được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật Trọng tài thương mại. Tại khoản 4 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại cũng quy định : “ Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên”. Việc lựa chọn và thành lập hội đồng trọng tài là quyền của các bên tranh chấp, song để tránh được những vướng mắc, mâu thuẫn cũng như nhiều lí do khách quan, chủ quan khác, pháp luật đã quy định các bên không thể thỏa thuận được việc lựa chọn, thay thế trọng tài viên thì có thể yêu cầu sự hỗ trợ của Tòa án. Sự hỗ trợ này sẽ giúp cho hoạt động trọng tài diễn ra một cách suôn sẻ, tránh những rủi ro không đáng có để dẫn đến kết quả là tranh chấp không được giải quyết. 2. Tòa án hỗ trợ xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài. Theo Điều 6 của Luật trọng tài quy định : “Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Cũng có thể hiểu đây chính là một sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài trong việc thi hành thỏa thuận thi hành trọng tài. Trong trường hợp tại Điều 18 quy định về các trường hợp mà thoả thuận trọng tài vô hiệu. Nhưng vấn đề đặt ra đó là: Ai có thẩm quyền tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu? Luật trọng tài đã đưa ra quy định tại Điều 43 quy định về xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và quy định tại Điều 44 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Quy định trên không cho biết rõ cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Vậy bên yêu cầu có thể có hai lựa chọn đó là yêu cầu Tòa án hoặc hội đồng trọng tài. Đã có ý kiến cho rằng, nếu thẩm quyền thuộc về Tòa án thì ở đây mâu thuẫn với Điều 6 Luật trọng tài. Nhưng thực tế thì giữa hai điều khoản này lại không hề mâu thuẫn với nhau. Bởi vì đây là hai loại việc khác nhau. Theo Điều 6 là yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp, còn Điều 44 là yêu cầu Tòa án xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Tòa án sẽ thụ lý yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp (nghĩa là các đương sự không có quyền khởi kiện ra Tòa án) khi giữa các đương sự đã có thỏa thuận trọng tài, còn trong trường hợp đương sự chỉ yêu cầu Tòa án xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì Tòa án vẫn thụ lí bình thường. Sau đó nếu Tòa án quyết định thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì các bên phải đưa vụ tranh chấp ra Trọng tài giải quyết còn nếu thỏa thuận vô hiệu thì lúc đó các bên mới có quyền khởi kiện tai Tòa án. 3. Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các tranh chấp xảy ra với nội dung phức tạp, tính chất rất căng thẳng và mức độ khá gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các đương sự. Do đó, trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời thích hợp để bảo vệ tài sản đang bị tranh chấp theo quy định tại Điều 48 Luật TTTM năm 2010. Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do Tòa án thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật TTTM năm 2010: “Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 53 Luật TTTM năm 2010. Điều này cho thấy pháp luật cũng có sự can thiệp đáng kể bằng sức mạnh của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại, giúp cho trọng tài hoạt động có hiệu quả hơn và bảo vệ tốt quyền lợi của các đương sự tham gia vụ kiện. Từ những quy định trên có thể thấy, Luật TTTM năm 2010 đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc pháp luật cho phép các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong vụ việc giải quyết tranh chấp, khi các bên thấy cần phải bảo vệ tài sản bị tranh chấp trước nguy cơ tẩu tán tài sản hoặc các hành vi khác nhằm làm giảm giá trị của tài sản tranh chấp. Sự “hỗ trợ” của Tòa án đối với trọng tài thể hiện rất rõ ở việc Tòa án thực hiện quyền tư pháp để áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, điều mà Hội đồng trọng tài tuy cũng có thể thực hiện nhưng không thể thực hiện triệt để. Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn, hiệu quả thi hành tốt hơn việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài. Bên cạnh đó, Luật trọng tài Thương mại năm 2010 cũng đã trao cho Hội đồng Trọng tài thẩm quyền thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng nhằm tăng tính độc lập của Trọng tài. Đồng thời vẫn đưa ra một đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động này trong trường hợp Hội đồng trọng tài không thể thực hiện được. Luật Trọng tài Thương mại cho phép Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ về việc thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Đồng thời Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 cũng quy định cả trình tự thủ tục, thời hạn Tòa án phải trả lời để đảm bảo cho sự hỗ trợ này diễn ra kịp thời trên thực tế. 4. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại. Theo quy định tại Điều 62 Luật Trọng tài thương mại. Theo Điều luật này, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp có trách nhiệm đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một hoặc các bên tranh chấp và nội dung của việc đăng ký phán quyết phải tuân thủ theo quy định tại khoản 4 Điều này. Việc yêu cầu đăng ký phán quyết do một trong các bên tranh chấp tiến hành tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu cơ quan Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ban hành phán quyết, bên yêu cầu đăng ký phán quyết phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 62 và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các Tài liệu này. Đồng thời điều luật cũng quy định rõ trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết, và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trong trường hợp xác định được phán quyết trọng tài là không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo đồng thời thông báo ngay cho bên yêu cầu biết và nêu rõ lý do. Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch cho các quyết định của Tòa án, củng cố niềm tin của các bên vào việc giải quyết vụ việc của Tòa án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng. Quy định này nhằm đảm bảo cho hiệu lực thi hành các quyết định của Tòa án trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại trong thương mại. 5. Tòa án hỗ trợ trong việc hủy phán quyết trọng tài. Một yếu tố đảm bảo cho tính khả thi trong phán quyết của trọng tài là các quy định về hủy quyết định trọng tài phải hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu hủy một cách tùy tiện. Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, khoản 1 Điều 44 Luật TTTM năm 2010, quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên”. Như vậy, Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có thẩm quyền xem xét lại quyết định trọng tài. Khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của một bên, Tòa án không xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010, bao gồm: a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng quyết định mà trọng tài đã tuyên thuộc một trong các trường hợp trên thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết của trọng tài. Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Khi giải quyết Toà án không xét xử lại việc tranh chấp bởi Toà án không phải là cấp xét xử thứ hai của trọng tài. Toà án không có thẩm quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết của Trọng tài đối với vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp mà chỉ có quyền xem xét căn cứ để ra quyết định huỷ bỏ hoặc giữ nguyên quyết định trọng tài. Theo quy định tại khoản 8 Điều 71 Luật TTTM năm 2010: “Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.” Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết của trọng tài khi các bên yêu cầu có tác động rất lớn, qua đó khắc phục được những sai phạm nếu có của Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ giải quyết tranh chấp thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. III. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về vai trò “hỗ trợ” của Tòa án đối với hoạt động của TTTM và kiến nghị. Thứ nhất, về quy định Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi trọng tài viên. Cần quy định về thời hạn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quyết định thay đổi Trọng tài viên của trọng tài vụ việc. Bởi, theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật TTTM năm 2010, các Trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài từ chối giải quyết tranh chấp hoặc các bên tranh chấp là những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, điều luật này chỉ quy định thời hạn Tòa án phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên mà không có quy định về thời hạn nộp đơn yêu cầu của các chủ thể nói trên. Điều này, sẽ là “nguy cơ” làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp hoặc nếu các chủ thể có quyền yêu cầu không nộp đơn yêu cầu đến Tòa án thì đương nhiên Tòa án không có thẩm quyền trong việc thay đổi Trọng tài viên, dẫn đến việc không có Trọng tài viên thay thế. Tại Điều 9 Nghị quyết số 012014NQHĐTP, có hướng dẫn về thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật TTTM năm 2010, nhưng vẫn chưa quy định thời hạn các chủ thể có quyền yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền, kể từ ngày Trọng tài viên thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc HĐTT và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình (khoản 2 Điều 42 Luật TTTM năm 2010). Các bên chỉ có quyền gửi yêu cầu thay đổi trọng tài viên trong thời hạn cho phép. Hết thời hạn theo quy định mà các bên không đưa ra yêu cầu thay đổi Trọng tài viên thì họ sẽ mất quyền yêu cầu. Điều này vừa có tác dụng bảo đảm quá trình tố tụng vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên, buộc họ phải theo dõi quá trình thành lập HĐTT cũng như trong suốt quá trình giải quyết. Bởi thực tế nhiều trường hợp khi một bên tranh chấp có ý định trốn tránh trách nhiệm nên không muốn tham gia tố tụng trọng tài. Đặc biệt là trong hình thức trọng tài vụ việc, các bên sẽ tự do tiến hành thành lập HĐTT theo ý chí của mình nên họ có thể gặp khó khăn lớn nếu một bên (thường là bị đơn) không muốn tham gia vào trọng tài khi tranh chấp phát sinh. Do đó, họ không đáp lại yêu cầu thành lập HĐTT của bên kia, sau đó, họ lại tìm cách trì hoãn tố tụng bẳng cách yêu cầu thay đổi Trọng tài viên. Do vậy, việc quy định cụ thể về thời hạn các chủ thể có quyền yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền sẽ hạn chế được tình trạng này. Thứ hai, việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian hơn so với Tòa án. Trọng tài không phải cơ quan được giao quyền lực cưỡng chế của Nhà nước, nên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu xuất hiện trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc thực hiện mà phải yêu cầu Tòa án thực hiện thay theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (Điều 50, 51, Luật TTTM năm 2010). Điều này khiến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất thêm thời gian, không kịp thời và có thể tạo cơ hội cho một bên thực hiện một số hành vi gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình tố tụng và thi hành phán quyết sau này. Bên cạnh đó, Trọng tài viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Tuy pháp luật có quy định trong các điều 45, 46, 47 Luật TTTM năm 2010 nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở “yêu cầu” còn việc cung cấp hay không thì phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp và người làm chứng. Thứ ba, về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật TTTM năm 2010 quy định rất thận trọng khi cho các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài để yêu cầu thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhằm tránh tình trạng ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chồng chéo lẫn nhau mà vẫn đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên, quy định này hiện còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Cụ thể: Luật cho phép các bên yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tất nhiên sẽ có những trường hợp Tòa án tích cực, có trách nhiệm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi trọng tài có yêu cầu nhưng cũng sẽ có trường hợp Toà án đùn đẩy trách nhiệm lại cho Hội đồng trọng tài với lí do bản thân Hội đồng trọng tài cũng có quyền ra quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Hoặc ngược lại, cũng có trường hợp giữa Toà án và Hội đồng trọng tài “tranh nhau” ra quyết định thực hiện với yêu cầu của hai bên đương sự, khi mà theo quy định của pháp luật thì bên nào nhận việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước thì bên đó sẽ thực hiện, bên kia không có quyền thực hiện để tránh chồng chéo, trên thực tế trong một số trường hợp, có thể sẽ có lợi hơn cho nguyên đơn, nếu sau khi khởi kiện tại Trung tâm trọng tài và làm đơn gửi Tòa án yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Điều 53 Luật TTTM năm 2010, như vậy, người yêu cầu sẽ không phải mất thời gian chờ thành lập Hội đồng trọng tài, quyết định của Tòa án được thi hành triệt để hơn. Trong khi đó, lại khó tránh tình trạng mỗi bên yêu cầu một cơ quan giải quyết, gây ra tình trạng “tranh nhau” thực hiện dù có thể chưa thực sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thứ tư, về quy định Tòa án xét đơn hủy phán quyết của trọng tài. Theo quy định tại Điều 68 và Điều 71 Luật TTTM năm 2010, thì Tòa án không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết, mà chỉ xem xét các vấn đề về tố tụng trọng tài đúng hay không đúng để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Thực tế cho thấy, thời gian qua một số quyết định của Tòa án hủy quyết định của trọng tài gây thiệt hại cho quyền lợi của đương sự vì theo quy định tại khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Do đó, đương sự, Hội đồng trọng tài không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc khiếu nại, kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm đối với phán quyết của Tòa án. Vấn đề có xem xét lại quyết định của Tòa án hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hay không đã được đặt ra từ thực tiễn. Có ý kiến cho rằng, theo quy định của khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, quyết định của Tòa án về việc hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài là quyết định có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới. Vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Hiến pháp năm 2013: “Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp luật định”.Đồng thời, theo quy định của khoản 2 Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”. Mặt khác, theo tinh thần quy định của khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.”. Do vậy, nếu hiểu quy định của khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, theo hướng không áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định của Tòa án thì có thể sẽ vi hiến. Từ đó, quyết định của Tòa án trong trường hợp này vẫn cần thiết phải được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. C. KẾT LUẬN Như vậy, để đẩy mạnh và phát huy hơn nữa ưu thế của trọng tài thương mại ở Việt Nam, đòi hỏi phải có sự quan tâm cũng như sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước mà cụ thể là tòa án đồng thời kết hợp với việc trang bị kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp về trọng tài thương mại. Có như vậy, hoạt động trọng tài của ta mới có thể phát triển một cách phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp bước vào sân chơi hội nhập.   DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013. 2. Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 3. Luật Doanh ngiệp năm 2005. 4. Pháp lệnh về Trọng tài thương mại năm 2003. 5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 6. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 7. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2013. 8. http:www.moj.gov.vnqttintucPagesnghiencuutraodoi.aspx?ItemID=2154 9. http:www.annamlaw.vnnghien_cuuluat_thuong_maiarticletypearticleviewarticleid26221phantichnhungquydinhvesuhotrocuatoaandoivoihoatdongcuatrongtaitheoluattrongtaithuongmai2010

A MỞ ĐẦU Trong xu hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng hơn, việc xảy tranh chấp thương mại điều tránh khỏi Hiện có nhiều phương pháp giải tranh chấp phương pháp giải tranh chấp trọng tài xem trọng trường quốc tế Trọng tài thương mại hình thức giải tranh chấp hoạt động thương mại phổ biến giới, đặc biệt nước có kinh tế thị trường phát triển Các doanh nghiệp nước ưa chuộng hình thức trọng tài, trọng tài có ưu điểm giải nhanh, hiệu tranh chấp mà đảm bảo bí mật, uy tín cho nhà kinh doanh họ giữ mối quan hệ bạn hàng để tiếp tục quan hệ tương lai Vậy để đảm bảo tính hiệu hoạt động trọng tài, tạo niềm tin doanh nghiệp lựa chọn hình thức khởi kiện trọng tài thương mại hoạt động trọng tài thương mại phải cần có hỗ trợ quan nhà nước mà cụ thể Tòa án B NỘI DUNG I Cơ sở lý luận Tranh chấp thương 1.1 Khái niệm mại Có thể nói tranh chấp thương mại tượng bình thường kinh tế thị trường Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung hiểu bất đồng, mâu thuẫn quyền lợi nghĩa vụ phát sinh bên liên quan Tại Điều Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Theo quy định trên, hiểu: Tranh chấp thương mại mâu thuẫn ( bất đồng xung đột ) quyền nghĩa vụ bên trình thực hoạt động thương mại 1.2 Phương thức giải tranh chấp thương mại Hiện nay, giới Việt Nam, tồn bốn phương thức giải tranh chấp thương mại sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại tòa án Thương lượng, hòa giải trọng tài thương mại phương thức giải tranh chấp thương mại khơng mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu giải dựa tảng ý chí tự định đoạt bên tranh chấp phán bên thứ ba độc theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo Trong tòa án lại phương thức giải tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực nhà nước tòa án tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặc chẽ Nhìn tổng thể thấy ưu điểm bật phương thức giải tranh chấp thương mại thương lượng, hòa giải trọng tài thương mại so với tòa án, tính linh hoạt, mềm dẻo thủ tục, đảm bảo tối đa quyền định đoạt bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ thủ tục tố tụng giải tranh chấp tòa án Ngồi ra, phương thức giải tranh chấp thương mại bảo đảm tối đa uy tín bí mật bên tranh chấp, góp phần củng cố trì mối quan hệ hợp tác lâu dài bên Tuy nhiên phương thức giải tranh chấp thương mại thương lượng, hòa giải trọng tài thương mại có nhiều trở ngại khó tránh khỏi Khái quát trọng tài thương mại Theo quy định khoản điều Luật trọng tài năm 2010 định nghĩa Trọng tài thương mại phương thức giải tranh chấp bên thoả thuận tiến hành theo quy định Luật Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quan giải tranh chấp Tòa án xuất phát từ đặc trưng vốn có, Trọng tài có đặc trưng khác hẳn so với Tòa án Thứ nhất, trọng tài khơng có thẩm quyền đương nhiên mà xuất phát từ thỏa thuận chủ thể tranh chấp trọng tài Nếu muốn tranh chấp đưa trọng tài giải bên phải có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải vào thời điểm trước kể sau tranh chấp xảy Nếu khơng có thỏa thuận có thỏa thuận trọng tài vơ hiệu trọng tài khơng có thẩm quyền giải Thứ hai, mặt hình thức, khác với Tòa án quan tài phán nhà nước, nhà nước thành lập giao quyền thay mặt nhà nước xét xử, giải trranh chấp, bất đồng cá nhân, tổ chức xã hội Trọng tài tổ chức xã hội nghề nghiệp trọng tài viên tự thành lập lên để giải tranh chấp phát sinh lĩnh vực kinh doanh, thương mại Thứ ba, xét xử trọng tài khơng nhân danh nhà nước để phán nên phán trọng tài khơng mang tính quyền lực nhà nước Trong định, án Tòa án đưa nhân danh quyền lực nhà nước, bảo đảm thi hành sức mạnh cưỡng chế nhà nước Thứ tư, giải tranh chấp Trọng tài bên quyền lựa chọn định trọng tài viên giải tranh chấp Tòa án, bên tham gia tranh tụng khơng có quyền lựa chọn thẩm phán Qua điểm khác biệt ta khẳng định Trọng tài chế giải tranh chấp độc lập bên cạnh Tòa án Sự cần thiết hỗ trợ Tòa án thủ tục tố tụng trọng tài Trọng tài quan “tài phán tư”, khơng có thẩm quyền đương nhiên mà bên tranh chấp thỏa thuận trao quyền Trọng tài không đại diện cho nhà nước nên không mang quyền lực nhà nước Chính q trình giải tranh chấp Trọng tài gặp khó khăn, vướng mắc như: - Trong trình thành lập Hội đồng trọng tài, hết thời hạn mà bị đơn không chon trọng tài viên trọng viên chọn không thống việc lựa chọn trọng tài viên thứ ba, lúc khơng có hỗ trợ Tòa án chắn khó thành lập - Khi Hội đồng trọng tài định giải khiếu nại việc Hội đồng trọng tài thẩm quyền giải vụ tranh chấp, vụ tranh chấp khơng có thỏa thuận trọng tài thỏa thuận trọng tài vo hiệu bên lại không đồng ý với định Trong trường hợp rõ ràng cần phải có quan có thẩm quyền với tư cách khách quan, vô tư đưa định cuối cùng, Tòa án - Trong trình giải tranh chấp bên có hành vi tẩu tán tài sản làm thất tài sản để trốn tránh nghĩa vụ với bên trọng tài quan tài phán bên thành lập quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời hành vi - Phán Trọng tài bị kháng cáo bên lại không đồng ý với phán trọng tài cho phán có vi phạm pháp luật than trọng tài khơng thể tự xem xét lại phán Chính nên phải có quan đứng giải lợi ích cho bên Theo Luật trọng tài năm 2010 quan đứng giải trường hợp Tòa án với chức thẩm quyền quan tài phán nhân danh nhà nước II Các hoạt động hỗ trợ tòa án thủ tục tố tụng trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Tòa án hỗ trợ định, thay đổi trọng tài viên trọng tài vụ việc Về nguyên tắc việc lựa chọn trọng tài viên quyền bên tranh chấp Bên nguyên đơn bên bị đơn có quyền lựa chọn thành lập hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hội đồng trọng tài gồm trọng tài viên để giải tranh chấp cho Riêng với hình thức trọng tài vụ việc việc hỗ trợ Tòa án việc định Trọng tài viên quy định cụ thể Điều 41 Luật Trọng tài thương mại Tại khoản Điều 42 Luật Trọng tài thương mại quy định : “ Đối với vụ tranh chấp Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên thành viên lại Hội đồng trọng tài định Trong trường hợp thành viên lại Hội đồng trọng tài không định Trọng tài viên hay Trọng tài viên từ chối giải tranh chấp, thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận yêu cầu Trọng tài viên nói trên, bên tranh chấp, Chánh án Tồ án có thẩm quyền phân công Thẩm phán định việc thay đổi Trọng tài viên” Việc lựa chọn thành lập hội đồng trọng tài quyền bên tranh chấp, song để tránh vướng mắc, mâu thuẫn nhiều lí khách quan, chủ quan khác, pháp luật quy định bên thỏa thuận việc lựa chọn, thay trọng tài viên u cầu hỗ trợ Tòa án Sự hỗ trợ giúp cho hoạt động trọng tài diễn cách suôn sẻ, tránh rủi ro khơng đáng có để dẫn đến kết tranh chấp khơng giải Tòa án hỗ trợ xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài thẩm quyền giải tranh chấp hội đồng trọng tài Theo Điều Luật trọng tài quy định : “Toà án từ chối thụ lý trường hợp có thoả thuận trọng tài trường hợp bên tranh chấp có thoả thuận trọng tài mà bên khởi kiện Tồ án Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu thoả thuận trọng tài thực được” Cũng hiểu hỗ trợ Tòa án trọng tài việc thi hành thỏa thuận thi hành trọng tài Trong trường hợp Điều 18 quy định trường hợp mà thoả thuận trọng tài vơ hiệu Nhưng vấn đề đặt là: Ai có thẩm quyền tun bố thỏa thuận trọng tài vơ hiệu? Luật trọng tài đưa quy định Điều 43 quy định xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài thực được, thẩm quyền Hội đồng trọng tài quy định Điều 44 quy định khiếu nại giải khiếu nại định Hội đồng trọng tài việc khơng có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài thực được, thẩm quyền Hội đồng trọng tài Quy định không cho biết rõ quan có thẩm quyền giải tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu Vậy bên yêu cầu có hai lựa chọn yêu cầu Tòa án hội đồng trọng tài Đã có ý kiến cho rằng, thẩm quyền thuộc Tòa án mâu thuẫn với Điều Luật trọng tài Nhưng thực tế hai điều khoản lại khơng mâu thuẫn với Bởi hai loại việc khác Theo Điều yêu cầu Tòa án giải vụ tranh chấp, Điều 44 yêu cầu Tòa án xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài Tòa án thụ lý yêu cầu giải vụ tranh chấp (nghĩa đương khơng có quyền khởi kiện Tòa án) đương có thỏa thuận trọng tài, trường hợp đương yêu cầu Tòa án xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài Tòa án thụ lí bình thường Sau Tòa án định thỏa thuận trọng tài có hiệu lực bên phải đưa vụ tranh chấp Trọng tài giải thỏa thuận vơ hiệu lúc bên có quyền khởi kiện tai Tòa án Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng số biện pháp khẩn cấp tạm thời Các tranh chấp xảy với nội dung phức tạp, tính chất căng thẳng mức độ gay gắt, đòi hỏi phải giải kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi ích đáng cho đương Do đó, q trình Hội đồng trọng tài giải vụ tranh chấp, thấy quyền lợi ích hợp pháp bị xâm hại có nguy trực tiếp bị xâm hại bên có quyền làm đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thích hợp để bảo vệ tài sản bị tranh chấp theo quy định Điều 48 Luật TTTM năm 2010 Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác Tòa án thực quy định khoản Điều 53 Luật TTTM năm 2010: “Sau nộp đơn khởi kiện, quyền lợi ích hợp pháp bị xâm hại có nguy trực tiếp bị xâm hại, bên có quyền làm đơn gửi đến Tồ án có thẩm quyền u cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định Điều 53 Luật TTTM năm 2010 Điều cho thấy pháp luật có can thiệp đáng kể sức mạnh quan thực quyền tư pháp hoạt động Trọng tài thương mại, giúp cho trọng tài hoạt động có hiệu bảo vệ tốt quyền lợi đương tham gia vụ kiện Từ quy định thấy, Luật TTTM năm 2010 dự liệu phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Hội đồng trọng tài Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột thẩm quyền, đảm bảo nguyên tắc trường hợp bên làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp Việc pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo quyền lợi vụ việc giải tranh chấp, bên thấy cần phải bảo vệ tài sản bị tranh chấp trước nguy tẩu tán tài sản hành vi khác nhằm làm giảm giá trị tài sản tranh chấp Sự “hỗ trợ” Tòa án trọng tài thể rõ việc Tòa án thực quyền tư pháp để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, điều mà Hội đồng trọng tài thực khơng thể thực triệt để Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn, hiệu thi hành tốt việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Hội đồng trọng tài Bên cạnh đó, Luật trọng tài Thương mại năm 2010 trao cho Hội đồng Trọng tài thẩm quyền thu thập chứng triệu tập nhân chứng nhằm tăng tính độc lập Trọng tài Đồng thời đưa đảm bảo cho hiệu hoạt động trường hợp Hội đồng trọng tài thực Luật Trọng tài Thương mại cho phép Hội đồng trọng tài có quyền u cầu Tòa án hỗ trợ việc thu thập chứng triệu tập nhân chứng Đồng thời Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định trình tự thủ tục, thời hạn Tòa án phải trả lời để đảm bảo cho hỗ trợ diễn kịp thời thực tế Đăng ký phán trọng tài vụ việc Đây quy định so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Theo quy định Điều 62 Luật Trọng tài thương mại Theo Điều luật này, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải tranh chấp có trách nhiệm đăng ký phán trọng tài vụ việc có yêu cầu bên tranh chấp nội dung việc đăng ký phán phải tuân thủ theo quy định khoản Điều Việc yêu cầu đăng ký phán bên tranh chấp tiến hành Tòa án nơi Hội đồng trọng tài phán trước yêu cầu quan Cơ quan thi hành án dân có thẩm quyền tổ chức thi hành phán trọng tài đó, thời hạn năm kể từ ngày ban hành phán quyết, bên yêu cầu đăng ký phán phải gửi đơn xin đăng ký phán trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền theo quy định khoản Điều kèm theo có chứng thực hợp lệ tài liệu quy định điểm a, b, c khoản Điều 62 phải chịu trách nhiệm tính xác thực Tài liệu Đồng thời điều luật quy định rõ thời hạn ngày kể từ ngày nhận đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân cơng Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết, thời hạn 10 ngày kể từ ngày phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực tài liệu gửi kèm theo đơn thực việc đăng ký Trong trường hợp xác định phán trọng tài khơng có thật Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu tài liệu kèm theo đồng thời thông báo cho bên yêu cầu biết nêu rõ lý Việc quy định đảm bảo tính cơng khai, minh bạch cho định Tòa án, củng cố niềm tin bên vào việc giải vụ việc Tòa án Trong thời hạn ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án việc từ chối đăng ký phán trọng tài Trong thời hạn ngày làm việc kể từ ngày nhận khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét định giải khiếu nại Quyết định giải khiếu nại Chánh án Tòa án định cuối Quy định nhằm đảm bảo cho hiệu lực thi hành định Tòa án lĩnh vực giải khiếu nại thương mại Tòa án hỗ trợ việc hủy phán trọng tài Một yếu tố đảm bảo cho tính khả thi phán trọng tài quy định hủy định trọng tài phải hợp lý chặt chẽ, tránh trường hợp định trọng tài bị bên thua kiện yêu cầu hủy cách tùy tiện Tố tụng trọng tài khơng có nhiều giai đoạn xét xử, khơng có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Vì vậy, khơng đảm bảo định giải tranh chấp trọng tài luôn phương diện Để hạn chế tối đa sai sót q trình giải tranh chấp trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đương sự, khoản Điều 44 Luật TTTM năm 2010, quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận định Hội đồng trọng tài, bên có quyền gửi đơn yêu cầu Tồ án có thẩm quyền xem xét lại định Hội đồng trọng tài Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài Bên cạnh đó, khoản Điều 68 Luật TTTM năm 2010 quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán trọng tài có đơn yêu cầu bên” Như vậy, Tòa án với tư cách quan xét xử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực quyền tư pháp, có thẩm quyền xem xét lại định trọng tài Khi nhận đơn yêu cầu hủy định trọng tài bên, Tòa án khơng xét xử lại mà đối chiếu vào phán trọng tài bị hủy thuộc trường hợp quy định khoản Điều 68 Luật TTTM năm 2010, bao gồm: a) Khơng có thoả thuận trọng tài thỏa thuận trọng tài vô hiệu; b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận bên trái với quy định Luật này; c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền Hội đồng trọng tài; trường hợp phán trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền Hội đồng trọng tài nội dung bị huỷ; d) Chứng bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài vào để phán giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản lợi ích vật chất khác bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng phán trọng tài; đ) Phán trọng tài trái với nguyên tắc pháp luật Việt Nam Nếu bên yêu cầu chứng minh định mà trọng tài tuyên thuộc trường hợp Tòa án định hủy phán trọng tài Khi xem xét yêu cầu hủy phán trọng tài, Tòa án phải xác định phán trọng tài có vi phạm nhiều nguyên tắc pháp luật nguyên tắc có liên quan đến việc giải tranh chấp Trọng tài Tòa án hủy phán trọng tài sau phán trọng tài có nội dung trái với nhiều nguyên tắc pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài không thực nguyên tắc ban 10 hành phán trọng tài phán trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp bên, người thứ ba Khi giải Tồ án khơng xét xử lại việc tranh chấp Tồ án khơng phải cấp xét xử thứ hai trọng tài Tồ án khơng có thẩm quyền kết luận sai nội dung phán Trọng tài vấn đề xác định quyền nghĩa vụ bên tham gia tranh chấp mà có quyền xem xét để định huỷ bỏ giữ nguyên định trọng tài Theo quy định khoản Điều 71 Luật TTTM năm 2010: “Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu định hủy phán trọng tài, bên thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp giải Trọng tài bên có quyền khởi kiện Tòa án Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán trọng tài phán trọng tài thi hành.” Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy phán trọng tài bên yêu cầu có tác động lớn, qua khắc phục sai phạm có Hội đồng trọng tài giải tranh chấp, làm cho vụ giải tranh chấp thực khách quan, công bằng, pháp luật III Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật vai trò “hỗ trợ” Tòa án hoạt động TTTM kiến nghị Thứ nhất, quy định Tòa án có thẩm quyền định, thay đổi trọng tài viên Cần quy định thời hạn u cầu Tòa án có thẩm quyền định thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc Bởi, theo quy định khoản Điều 42 Luật TTTM năm 2010, Trọng tài viên Hội đồng trọng tài từ chối giải tranh chấp bên tranh chấp chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải tranh chấp Tuy nhiên, điều luật quy định thời hạn Tòa án phân cơng Thẩm phán định việc thay đổi Trọng tài viên mà khơng có quy định thời hạn nộp đơn yêu cầu chủ thể nói Điều này, “nguy cơ” làm kéo dài thời gian giải tranh chấp chủ thể có 11 quyền u cầu khơng nộp đơn u cầu đến Tòa án đương nhiên Tòa án khơng có thẩm quyền việc thay đổi Trọng tài viên, dẫn đến việc khơng có Trọng tài viên thay Tại Điều Nghị số 01/2014/NQ-HĐTP, có hướng dẫn thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc quy định khoản Điều 42 Luật TTTM năm 2010, chưa quy định thời hạn chủ thể có quyền u cầu gửi đơn u cầu đến Tòa án có thẩm quyền, kể từ ngày Trọng tài viên thông báo văn cho Trung tâm trọng tài HĐTT bên tình tiết ảnh hưởng đến tính khách quan, vơ tư (khoản Điều 42 Luật TTTM năm 2010) Các bên có quyền gửi yêu cầu thay đổi trọng tài viên thời hạn cho phép Hết thời hạn theo quy định mà bên không đưa yêu cầu thay đổi Trọng tài viên họ quyền yêu cầu Điều vừa có tác dụng bảo đảm trình tố tụng vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm bên, buộc họ phải theo dõi trình thành lập HĐTT suốt trình giải Bởi thực tế nhiều trường hợp bên tranh chấp có ý định trốn tránh trách nhiệm nên không muốn tham gia tố tụng trọng tài Đặc biệt hình thức trọng tài vụ việc, bên tự tiến hành thành lập HĐTT theo ý chí nên họ gặp khó khăn lớn bên (thường bị đơn) không muốn tham gia vào trọng tài tranh chấp phát sinh Do đó, họ khơng đáp lại u cầu thành lập HĐTT bên kia, sau đó, họ lại tìm cách trì hỗn tố tụng bẳng cách u cầu thay đổi Trọng tài viên Do vậy, việc quy định cụ thể thời hạn chủ thể có quyền u cầu gửi đơn u cầu đến Tòa án có thẩm quyền hạn chế tình trạng Thứ hai, việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp nhiều thời gian so với Tòa án Trọng tài khơng phải quan giao quyền lực cưỡng chế Nhà nước, nên, trình giải tranh chấp, xuất trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài khơng thể định mang tính chất 12 bắt buộc thực mà phải yêu cầu Tòa án thực thay theo quy định pháp luật thi hành án dân (Điều 50, 51, Luật TTTM năm 2010) Điều khiến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp thêm thời gian, không kịp thời tạo hội cho bên thực số hành vi gây ảnh hưởng bất lợi cho trình tố tụng thi hành phán sau Bên cạnh đó, Trọng tài viên gặp nhiều khó khăn việc điều tra, xác minh, thu thập chứng triệu tập nhân chứng Tuy pháp luật có quy định điều 45, 46, 47 Luật TTTM năm 2010 quyền họ dừng lại “yêu cầu” việc cung cấp hay khơng phụ thuộc vào tự nguyện thiện chí bên tranh chấp người làm chứng Thứ ba, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Luật TTTM năm 2010 quy định thận trọng cho bên lựa chọn Tòa án Hội đồng trọng tài để yêu cầu thực biện pháp khẩn cấp tạm thời Nhằm tránh tình trạng định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chồng chéo lẫn mà đảm bảo tính kịp thời Tuy nhiên, quy định nhiều ý kiến trái chiều khác Cụ thể: Luật cho phép bên yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tất nhiên có trường hợp Tòa án tích cực, có trách nhiệm định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng tài có yêu cầu có trường hợp Tồ án đùn đẩy trách nhiệm lại cho Hội đồng trọng tài với lí thân Hội đồng trọng tài có quyền định thực biện pháp khẩn cấp tạm thời Hoặc ngược lại, có trường hợp Toà án Hội đồng trọng tài “tranh nhau” định thực với yêu cầu hai bên đương sự, mà theo quy định pháp luật bên nhận việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước bên thực hiện, bên khơng có quyền thực để tránh chồng chéo, thực tế số trường hợp, có lợi cho nguyên đơn, sau khởi kiện Trung tâm trọng tài làm đơn 13 gửi Tòa án yêu cầu định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định Điều 53 Luật TTTM năm 2010, vậy, người yêu cầu thời gian chờ thành lập Hội đồng trọng tài, định Tòa án thi hành triệt để Trong đó, lại khó tránh tình trạng bên u cầu quan giải quyết, gây tình trạng “tranh nhau” thực dù chưa thực cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Thứ tư, quy định Tòa án xét đơn hủy phán trọng tài Theo quy định Điều 68 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, Tòa án không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài giải quyết, mà xem xét vấn đề tố tụng trọng tài hay không để định hủy hay không hủy phán trọng tài Thực tế cho thấy, thời gian qua số định Tòa án hủy định trọng tài gây thiệt hại cho quyền lợi đương theo quy định khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, định hủy khơng hủy phán trọng tài Tòa án định cuối có hiệu lực thi hành Do đó, đương sự, Hội đồng trọng tài khơng có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm khiếu nại, kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm phán Tòa án Vấn đề có xem xét lại định Tòa án hủy không hủy phán trọng tài theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hay không đặt từ thực tiễn Có ý kiến cho rằng, theo quy định khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, định Tòa án việc hủy không hủy phán trọng tài định có hiệu lực thi hành ngay, khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phát có vi phạm pháp luật tình tiết Vì, theo quy định khoản Điều 104 Hiến pháp năm 2013: “Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử Toà án khác, trừ trường hợp luật định”.Đồng thời, theo quy định 14 khoản Điều 17 Bộ luật tố tụng dân năm 2015: “Bản án, định Tòa án có hiệu lực pháp luật mà phát có vi phạm pháp luật có tình tiết theo quy định Bộ luật xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm” Mặt khác, theo tinh thần quy định khoản Điều 156 Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015: “Trong trường hợp văn quy phạm pháp luật quan ban hành có quy định khác vấn đề áp dụng quy định văn quy phạm pháp luật ban hành sau.” Do vậy, hiểu quy định khoản 10 Điều 71 Luật TTTM năm 2010, theo hướng không áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm định Tòa án vi hiến Từ đó, định Tòa án trường hợp cần thiết phải xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có vi phạm pháp luật có tình tiết để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp bên C KẾT LUẬN Như vậy, để đẩy mạnh phát huy ưu trọng tài thương mại Việt Nam, đòi hỏi phải có quan tâm hỗ trợ quan nhà nước mà cụ thể tòa án đồng thời kết hợp với việc trang bị kiến thức cho doanh nghiệp trọng tài thương mại Có vậy, hoạt động trọng tài ta phát triển cách phù hợp với pháp luật thông lệ quốc tế, từ tạo tảng pháp lý vững cho doanh nghiệp bước vào sân chơi hội nhập 15 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến pháp 2013 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Luật Doanh ngiệp năm 2005 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015 Bộ luật tố tụng dân năm 2015 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2013 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx? ItemID=2154 http://www.annamlaw.vn/nghien_cuu/luat_thuong_mai/articletype/articlev iew/articleid/26221/phantichnhungquydinhvesuhotrocuatoaandoivoihoatd ongcuatrongtaitheoluattrongtaithuongmai2010 17

Ngày đăng: 10/06/2018, 02:37

w