1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự

11 1,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự

A – LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định: tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Vấn đề đặt ra là: cần phải hiểu thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án trong Điều luật này như thế nào cho đúng để xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Với lý do như vậy, nhóm chọn đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự” làm bài tập nhóm tháng 1. B – NỘI DUNG I – Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án: 1 – Khái niệm thẩm quyền dân sự của tòa án: Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu. Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội. Trong tiếng Việt, thẩm quyềnquyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho nên quan niệm về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Khái niệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc -1- độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau: “Thẩm quyền dân sự của tòa ánquyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án”. 2 - Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án: Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tranh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với nhau, góp phần tạo điều hiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự; nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ. II – Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự: 1 – Về việc xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi xảy ra tranh chấp đất đai, đầu tiên thường được giải quyết bằng biện pháp hòa giải( thủ tục hòa giải). Sau đó mới đến các thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Cụ thể bao gồm: Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định, khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. Trường hợp không hòa giải được tại -2- UBND cấp xã, các bên tranh chấpquyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính gồm chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường. Cụ thể các cơ quan trên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai. Trường hợp đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và tranh chấp và tài sản gắn liền với đất thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết. Các giấy tờ về đất đai được quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều luật đất đai gồm những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993, do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15/10/1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993, giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đấttheo quy định của pháp luật, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đế trước ngày luật đất đai có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. Vấn đề được đặt ra là cần phải hiểu thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án trong Điều luật này như thế nào cho đúng? -3- Chúng ta đều nhận thấy rằng, từ khi có Luật Đất đai năm 1987, các quy định về thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo các Luật Đất đai năm 1987, 1993 và 2003 là có sự khác nhau. Theo quy định tại Điều 21, 22 Luật Đất đai năm 1987 thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do UBND nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó. Theo Luật Đất đai năm 1993 thì người sử dụng đất được trao 5 quyềnquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để thừa kế quyền sử dụng đất. Khoản 3 Điều 38 Luật này quy định “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyềntranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết”. Trên thực tế, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/7/1997 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo Khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993. Tuy nhiên, văn bản này hoàn toàn không phân chia các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chỉ đề cập rất chung chung là Toà ánthẩm quyền đối với tranh chấp về tài sản trên đấtquyền sử dụng đất. Theo Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/1/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thay thế Thông tư số 2 nêu trên, thì Toà ánthẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, 1993 sau đây: - Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; - Thừa kế quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất. Nếu đất chỉ có giấy tờ được coi là hợp lệ thì các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Toà án bao gồm tranh chấp hợp đồng -4- chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (Toà án chỉ xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu); tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất. Như vậy, Luật Đất đai năm 1987 có sử dụng thuật ngữ “các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai”, thế nhưng các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai thời kỳ này do UBND nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó. Luật Đất đai năm 1993, 2003 đều sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”, tuy nhiên, nội hàm của khái niệm lại được giải thích khác nhau trong các văn bản hướng dẫn. Như đã nêu, Thông tư liên tịch số 02 hoàn toàn không phân chia các dạng tranh chấp (ai là người có quyền sử dụng, các giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất) mà chỉ đề cập rất chung chung là Toà ánthẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp về tài sản trên đấtquyền sử dụng đất. Thông tư liên tịch số 01 ngày 3/1/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thay thế Thông tư số 02 cũng không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” mà sử dụng một thuật ngữ khác là “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” thuộc thẩm quyền của Toà án. Theo đó các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Toà án bao gồm: - Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; - Thừa kế quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất. Thuật ngữ “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bao gồm ba loại: tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực chất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp -5- mốc giới); tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất); tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu như việc hiểu và vận dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” theo hướng này là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn. Theo đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. Riêng đối với các tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất chưa có “giấy tờ hợp lệ” (thực chất là chưa có quyền sử dụng đất) Toà án vẫn có thẩm quyền thụgiải quyết nhưng chỉ có thẩm quyền giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chứ không có thẩm quyền quyết định ai là người có quyền sử dụng đất. “Tranh chấp về quyền sử dụng đất” chỉ đặt ra khi quyền đó đã được khẳng định bởi các giấy tờ hợp lệ rồi mà vẫn phát sinh các tranh chấp liên quan. 2 - Về thẩm quyền của Toà án nơi có bất động sản Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được xây dựng dựa trên quan niệm là Toà án nơi có bất động sản là Toà án có điều kiện tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, tất cả các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản. Do vậy, Toà án nơi có bất động sản có điều kiện xác minh để giải quyết sát với thực tế: xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); cho định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất… Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế nào là tranh chấp về bất động sản để xác định Toà ánthẩm quyền. Quy định này cần được hiểu là áp dụng đối những vụ tranh chấp mà đối tượng của vụ tranh chấp là bất động sản, bao gồm tranh chấp quyền sở hữu như chủ sở hữu kiện đòi nhà ở bị chiếm giữ bất hợp pháp, tranh chấp vật kiến trúc khác trên đất, cây lâu năm trên đất; kiện đòi trả nhà, đất cho thuê, mượn; tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng; yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất; tranh chấp diện tích mua bán, mốc giới… Ngoài ra, có thể mở rộng việc áp -6- dụng đối với tranh chấp các quyền gắn liền với bất động sản như tranh chấp quyền được tiếp tục thuê, tranh chấp về bất động sản liền kề như tranh chấp lối đi, trổ cửa, thoát nước, ranh giới… Trong thực tiễn, việc vận dụng quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 để xác định thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất, cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp về bất động sản, do vậy, trong những trường hợp này Toà ánthẩm quyền phải là Toà án nơi bị đơn giải quyết. Quan điểm này dựa trên lập luận rằng, đối với tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì trước hết phải xác định xem ai là người có quyền thừa kế rồi mới chia, trong số các đương sự thì có đương sự chỉ yêu cầu hưởng giá trị chứ không yêu cầu chia hiện vật. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, tranh chấp thừa kế thì di sản có thể bao gồm cả động sản, bất động sản cho nên không thể áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền của Toà án theo nơi có bất động sản toạ lạc. Thiết nghĩ, việc ban hành một văn bản pháp lý để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu pháp luật một số nước và pháp luật chế độ cũ về tố tụng dân sự cho thấy, nguyên tắc nơi phát sinh sự kiện mở thừa kế sẽ được áp dụng để xác định thẩm quyền của Toà án đối với các vụ việc yêu cầu chia thừa kế. TứcToà ánthẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ là Toà án nơi mở thừa kế hay Toà án nơi khai phát di sản. Thế nhưng, luật thực định của chúng ta hiện nay không đề cập đến nguyên tắc này. Do vậy, trong khi nhà lập pháp chưa có những quy định khác thì việc xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ tạm thời vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, trên nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi có bất động sản (nếu có nhiều bất động sản thì là Toà án nơi có một trong các bất động sản). Thực tiễn hiện nay cho thấy, cả ba loại tranh chấp về quyền sử dụng đấttranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đều được giải quyết tại Toà án nơi có bất động sản và mặc nhiên thừa nhận chỉ có Toà án nơi có bất động sản -7- mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Nhưng theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án nơi có bị đơn dân sự vì về bản chất đây là tranh chấp hợp đồng (có liên quan đến bất động sản). Theo ý kiến của nhóm thì quan điểm này có thể chấp nhận vì nếu đối tượng tranh chấp chỉ là đòi tiền liên quan đến các giao dịch về bất động sản (nhà, đất…) như tiền mua bán, tiền thuê còn thiếu… thì đương sự phải khởi kiện tại Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc chứ không thể khởi kiện tại Toà án nơi có bất động sản. Về phương diện lý luận, đối tượng của vụ tranh chấp sẽ được xác định thông qua đơn khởi kiện của nguyên đơn. III - Những thách thức đối với tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất: Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất thông qua hệ thống tòa án hiện đang gặp phải một số thách thức, khó khăn sau đây: - Về chính sách, pháp luật đất đai: Chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam có sự khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Ví dụ: Giai đoạn trước năm 1980 ra đời), pháp luật không cấm việc mua bán đất đai. Sau năm 1980 đến trước ngày 15/10/1993, pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai . dưới mọi hình thức và từ ngày 15/10/1993 trở đi, pháp luật lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mặt khác, pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng còn quy định chung chung; thiếu các quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai của vợ chồng khi ly hôn; các quy định về xử lý các tranh chấp đòi lại đất của họ tộc, đất hương hoả, đất tôn giáo . Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp luật đất đai lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung và do nhiều cơ quan khác nhau từ Trung ương đến địa phương ban hành nên đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng rất khó cập nhật kịp thời những thay đổi này. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho tòa án khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất; - Về chất lượng của công tác xét xử các tranh chấp đất đai: Hiện nay về mặt số lượng, ngành Toà án còn thiếu khoảng 1000 Thẩm phán. Bên cạnh đó năng lực trình độ của đội ngũ Thẩm phán không đồng đều, nhiều người chưa được bồi dưỡng, đào -8- tạo thường xuyên, nên chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi của các quy định của pháp luật của đất đai. Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các thẩm phán còn nghèo nàn. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của toà án; - Về công tác quản lý nhà nước về đất đai: Do buông lỏng công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài nên hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính bị thất lạc hoặc không được điều chỉnh cập nhật thường xuyên; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đi vào nền nếp; Nhà nước chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, đặc biệt là đối với người sử dụng đất ở tại đô thị; công tác đăng ký sử dụng đất chưa được các cơ quan quản lý đất đai coi trọng Mặt khác, do sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị kéo theo sự gia tăng về số lượng và các mức độ phức tạp của tranh chấp đất đai. Hậu quả là nhiều tranh chấp phát sinh trong lịch sử chưa được giải quyết, nay lại phát sinh nhiều loại tranh chấp đất đai mới. Điều này cũng gây khó khăn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai của các toà án: Bên cạnh đó trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân nói chung và đội ngũ công nhân viên chức nói riêng còn thấp; ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực nông thôn một bộ phân không nhỏ dân cư vẫn còn quan niệm "phép vua thua lệ làng" dẫn đến việc coi thường pháp luật; cơ chế phối kết hợp giữa hệ thống UBND các cấp, các cơ quan hữu quan khác với tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai còn chưa chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả v.v . Đây cũng là những yếu tố gây khó khăn cho tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. IV - Một số biện pháp nhằm triển khai thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án: Để đưa các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án nhanh chóng đi vào cuộc sống thì cần phải thực hiện một số biện pháp cơ bản sau đây: Thứ nhất, đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền giáo dục luật đất đai năm 2003 các văn bản hướng dẫn thi hành nói chung và những quy định về thẩm quyền giải -9- quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của tòa án nói riêng cho cán bộ công chức viên chức của ngành toà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán để họ quán triệt và vận dụng đúng các quy định của luật đất đai năm 2003 vào việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Thứ hai, khẩn trương rà soát các văn bản về giải quyết tranh chấp đất đai; kịp thời sửa đổi bổ sung các quy định về hướng dẫn thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất của tòa án cho phù hợp với nội dung của Luật đất đai năm 2003. Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật đất đai cho cán bộ toà án nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng, đặc biệt là những người trực tiếp giải quyết các tranh chấp vể quyền sử dụng đất nhằm ngày nâng cao chất lượng công tác xét xử các loại vụ việc về đất đai. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế phối kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa UBND các cấp với cơ quan tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất; đẩy nhanh việc cấp giấy chúng nhận quyếndụng đất cho mọi đối tượng sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ đất đai: đưa công tác thống kê đăng ký quyền sử dụng đất, công tác xây dựng, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp . nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất của tòa án. C – KẾT LUẬN Thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã và đang là vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, ổn định xã hội. Các nội dung khiếu kiện về đất đai hiện nay chiếm đa số trong tổng số khiếu kiện chung. Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản đang là một yêu cầu cấp bách trên thực tế và đòi hỏi có sự hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền. -10- [...]... Tố tụng dân sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội – NXB Tư pháp 2 - Luật đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 3 - Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 4 - Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/7/1997 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất 5 - Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/1/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền. .. hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất 6 - Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất - Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 144 – tháng4 năm 2009 ngày 10/04/2009) TS Trần Anh Tuấn - Giảng viên Khoa Dân sự - Đại học Luật Hà Nội -11- . quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự: 1 – Về việc xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền. quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Với lý do như vậy, nhóm chọn đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w