Do yêu cầu của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn cùng với sự hình thànhcác khu công nghiệp của tỉnh, của vùng miền, sự khôi phục phát triển các làng nghềtruyền thống, các chương trình hợp t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 • • • •
NGÔ DUY BỘ
QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGÔ DUY BỘ
QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẨP NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ KIÉN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI MINH HIỀN
HÀ NỘI-NĂM 2016
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường và các khoa Quản lí giáodục, Tâm lí giáo dục, phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nộ i 2 ; Quíthầy c ô giáo đã giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy lớp c ao họ c Quản 1 í gi áo dục K 1
8 trường Đ ại họ c s ư phạm Hà Nộ i 2; Tập thể c án b ộ , giáo viên tham gia ề
mỹ nghệ K i ế n Xương ; tập thể l ớp c ao họ c Quản l í g i áo dục K18 trường Đ ại
họ c s ư phạm Hà Nội 2 ; c ác b ạn đồng nghiệp và gi a đình đã giúp đỡ tô i trongsuốt quá trình họ c tập và thực hi ện đề tài nghiên cứu này
Đặc b i ệt , xin c hân thành c ảm ơn PGS.TS Bùi Minh Hiền - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tô i trong suốt quá trình nghi ên cứu và ho àn ậ ă ó này
Dù ó ề ố ắ s ắ ắ ằ ậ ă ủ ó tránh khỏ i những thi ếu sót , hạn chế Rất mo ng nhận được những ý ki ế n đóng ó ủ b ồ ệ
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả
gô Duy BộLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đuợc cảm ơn và các í dẫ ỉ õ ồ
Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2016 Tác
giả
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
Chương 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VẺ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ 7
1.1 T ổng quan vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Quản lí 11
1.2.2 Quản lí nhà trường 13
1.2.3 Đào tạo nghề 13
1.2.4 Quản lí đào tạo nghề 14
1.2.5 Lao động nông thôn 14 1.3 Đặc điểm và vai trò ý nghĩa của đào tạo nghề cho l ao động nông thôn 14
Trang 61.3.2 Vai trò,
ý nghĩa của đào tạo nghề cho l ao động nông thôn 15
1.4 Đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề 16
1.4.1 Trường Trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp 16
1.4.2 Các thành tố của đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề 18
1.5 Nội dung quản 1 í đào tạo nghề cho 1 ao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề 21
1.5.1 Quản 1 í thực hiện mục tiêu đào tạo 21
1.5.2 Quản 1 í công tác tuyển sinh 22
1.5.3 Quản 1 í nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo 24
1.5.4 Quản 1 í phương pháp hình thức tổ chức đào tạo 25
1.5.5 Quản 1 í hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh 26
1.5.6 Quản 1 í điều kiện, cơ sở vật chất đào tạo nghề 28
1.5.7 Quản 1 í kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề 29
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản 1 í đào tạo nghề cho 1 ao động nông thôn tại trường trung cấp nghề 30
1.7 Kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo nghề cho 1 ao động nông thôn 31
Tiểu kết chương 1 36
Trang 7THÔN TẠI TRƯƠNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 37
2.1 Khái quát về trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 37 2.1.1 Quá trình thành 1 ập và phát triển nhà trường 37
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của nhà trường 38
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường 40
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 42
2.2.1 Mục tiêu, quy mô khảo sát 42
2.2.2 Nội dung khảo sát 42
2.2.3 Phương pháp và kỹ thuật khảo sát 43
2.3 Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 43
2.3.1 Quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo 43
2.3.2 Các 1 oại hình đào tạo của nhà trường 45
2.3.3 Đội ngũ giáo viên 46
2.3.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề 47
2.3.5 Kế quả đào tạo 47
2.4 Thực trạng quản 1 í đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 48
2.4.1 Thực trạng quản 1í thực hiện mục tiêu đào tạo 48
2.4.2 Thực trạng quản 1 í công tác tuyển sinh 49
Trang 82.4.4 Thực trạng quản 1 í phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo 54
2.4.5 Thực trạng quản 1 í hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học nghề của học viên 57
2.4.6 Thực trạng quản 1 í C s VC, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT 63
2.4.7 Thực trạng kiểm tra, đánh giá đào tạo nghề cho LĐNT 66
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản 1ý đào tạo nghề cho 1 ao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 68
2.6 Đánh giá chung về thực trạng 71
2.6.1 Những thành tựu 71
2.6.2 Nhưng tồn tại, hạn chế 72
Tiểu kết chương 2 73
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 75
3.1 Định hướng phát triển trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương 75
3.1.1 Nhiệm vụ 75
3.1.2 Giải pháp thực hiện 76
3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 77
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 77
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 77
Trang 93.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 783.3 Biện pháp quản 1 í đào tạo nghề cho 1 ao động nông thôn tại trường Trung
cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 793.3.1 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp với nghề đào tạo 793.3.2 Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo nghề cho 1 ao
động nông thôn theo hướng đáp ứng sản xuất 813.3.3 Quản đầu tư C s VC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo
nghề cho LĐNT 833.3.4 Quản 1 í hoạt động dạy nghề theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao 853.3.5 Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất
tại địa phương 873.3.6 Tư vấn giới thiệu việc 1 àm cho các đối tượng học nghề sau đào
tạo 893.4 Mối quan hệgiữa các biện pháp 913.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất 923.5.1 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
quản 1 ý được đề xuất 923.5.2 s ự phù hợp giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp quản 1 ý được đề xuất 96Tiểu kết chương 3 99KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
Trang 102 Khuyến nghị 102DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ Sơ ĐỒ
s ơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Trung cấp nghề thủ công 41
mỹ nghệ Kiến Xương
Bảng 2.3 Các nghề đào tạo tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ 44
nghệ Kiến Xương
Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ độ ngũ giáo viên dạy nghề của trường Trung 46
cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá thực trạng quản 1 í mục tiêu đào tạo 49
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá thực trạng quản 1í xây dựng chương trình, kế 54
hoạch đào tạo nghề cho LĐNT
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng quản 1 í PP và hình thức tổ chức 56
đào tạo
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá thực trạng quản 1ý hoạt động giảng dạy của 59
giáo viên tham gia đào tạo nghề LĐNT
Trang 11người học theo chương trình đào tạo nghề cho LĐNT.
Trang 12đào tạo nghề cho LĐNT.
Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý công tác kiểm tra, 66 đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l í đào tạo nghề cho LĐNT 69
Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 92 quản l í đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương
Tổng hợp kết quả khảo sát mức khả thi của các biện pháp 93 quản l í đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương
Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 96 quản l í đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương
s ự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện 98 pháp quản l í đào tạo nghề cho LĐNT tịa trường Trung cấp nghề thủ công mỹnghệ Kiến Xương
Trang 13BGH Ban giám hiệu
LĐ -TB & XH Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay,đặc biệt là trong khi đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thìlao động và việc làm là cơ sở, là tiền đề để phát triển xã hội
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có khoảng hơn 25 triệulao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao động của cảnước, và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động Như vậy, mỗinăm sẽ có khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần được đào tạo nghề để chuyển đổisang các ngành nghề phi nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hộiđến năm 2020 nước ta cơ bản sẽ thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Cùngvới quá trình CNH- HĐH nền kinh tế, cơ cấu lao động nước ta có sự dịch chuyểntheo hướng tích cực, lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu Đểđạt được mục tiêu này, một số lượng lớn lao động phải được đào tạo nghề đểchuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm do đó nhu cầu cần được đào tạo nghề nóichung là rất lớn
Để giải quyết thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta, ngày27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ- TTg phêduyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Trong Quyếtđịnh này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cholao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xãhội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để pháttriển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện côngbằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huyđộng và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
Trang 15Để quản lí quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả vàchất lượng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, cần hiểu rõ nhu cầu của người laođộng và thực tế nhu cầu của xã hội để có phương hướng, biện pháp và cách làm cụthể phù hợp với địa phương và từng vùng miền.
Kiến Xương là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, ở vị trí tiếp giápvới các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư và huyện Giao Thủy, Xuân Trường củatỉnh Nam Định Đây là nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống và các khu côngnghiệp mới được hình thành Riêng huyện Kiến Xương có 38 làng nghề trên/ 32 xã
Là huyện sản xuất nông nghiệp là chính nên giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm
tỉ trọng lớn Theo số liệu điều tra năm 2014 tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệpchiếm khoảng 60,35 %, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiểm khoảng 17%,thương mại dịch vụ chiếm 22,65% Kiến Xương là huyện đông dân, dân số 245.000người, lực lao động từ 16 tuổi trở lên là 152.437 chiếm 62,22% dân số Hàng nămđược bổ xung thêm khoản 5.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động Đồng thời
có khoảng 1.000 lao động/năm là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương cần được đàotạo tay nghề để ổn định cuộc sống
Trong những năm qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện KiếnXương, tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả khả quan, và đã có đóng gópđáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá đóigiảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tuynhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế như: Tỉ lệlao động qua đào tạo có tay nghề còn thấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng đượcthị trường lao động, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, trình độchuyên môn và kỹ năng thực hành còn hạn chế, trang thiết bị máy móc dạy nghềcòn thiếu và chưa đồng bộ
Trang 16Do yêu cầu của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn cùng với sự hình thànhcác khu công nghiệp của tỉnh, của vùng miền, sự khôi phục phát triển các làng nghềtruyền thống, các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới,
và nhu cầu xã hội đòi hỏi lực lượng lao động cần được đào tạo ở trình độ Trung cấpnghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn là rất lớn
Xuất phát từ yêu cầu về lí luận cũng như thực tiễn, tôi chọn nghiên cứu đềtài “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường Trung cấp nghề thủcông mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lí đàotạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ KiếnXương, tỉnh Thái Bình, đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao độngnông thôn nhằm tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn ở địa phương
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lí theo tiếp cận quản lí các thành
tố của quá trình đào tạo nghề đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lao động nôngthôn và thực tiễn địa phương sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề cho laođộng nông tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh TháiBình
Trang 175 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạitrường Trung cấp nghề
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôntại Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trườngTrung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạitrường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
6.2 Giới hạn khách thể điều tra:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng phó phòng, khoa, tổ chuyên môn,một số cán bộ giáo viên và học viên của nhà trường
6.3 Chủ thể thực hiện biện pháp quản lí:
Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnhThái Bình
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tổng quan các tài liệu lí luận, các văn bản thể hiện chủ trương chính sách,
đường lối của Đảng và Nhà nước về dạy nghề
- Phân tích khái quát hóa lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường
học, quản lí dạy học, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến đề tài để xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm đánh giá thực trạng “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạitrường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Trang 18- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu, phân tích hồ
sơ quản lí tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh TháiBình
- Phương pháp quan sát:
+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề
+ Tìm hiểu thực tiễn tại một số cơ sở sản xuất có dạy nghề
- Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi: thăm dò ý kiến của cán bộ quản lí,
giáo viên và học viên về thực trạng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề thủ công
mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quản lí hoạt động đào tạo nghề qua
các báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, sở Lao động Thương binh &
Xã hội, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình
7.3 Phương pháp nghiên cứu khác
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trườngTrung cấp nghề
Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Chương 3: Biện pháp quản
lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀCHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1
Trang 19.1 Tông quan nghiên cứu vân đê
1.1.1 Trên thế giới:
Ở nước ngoài đã có các công trình nghiên cứu như “Managing Training
Stragies for Developing Countries ” của John E., Kerigan and Jeff S.Lukem[31],
“Managing TVET to Meet Labour Market Demand” của R.Noonan [32], nhữngcông trình này đều đề cập đến quản lí đào tạo trong cơ chế thị trường và quản lí đàotạo theo phương pháp tiếp cận hiện đại gắn nhà trường với doanh nghiệp Quản líđào tạo dựa trên nhu cầu việc làm và nhu cầu người học trong cộng đồng
Công trình “Managing vocational training systems” của Vladimir [33] đãđưa ra một hệ thống khoa học và nghệ thuật về quản lí và tổ chức ở những cơ sởgiáo dục nghề nghiệp công lập, đồng thời đưa ra biện pháp phát triển năng lực quản
lí, quản trị viên cao cấp tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao
- Mobile Vocational Training Units, (SIDA, 1993) [30] Công trình này đãnghiên cứu và đưa ra mô hình đào tạo nghề lưu động.Hình thức đào tạo này phùhợp với những cộng đồng, người dân có nhu cầu học nào đó nhưng không có điềukiện học nghề tại các cơ sở đào tạo
Các công trình của các tác giả nêu trên đã đề xuất được những lí thuyết cơbản đến đào tạo nghề và quản lí đào tạo nghề trong cơ chế thị trường và nhu cầuviệc làm trong cộng đồng.Trong nghiên cứu này sẽ vận dụng những kết quả nghiêncứu kể trên cho phù hợp với môi trường thực tiễn ở Việt Nam trong lĩnh vực đàotạo và quản lí đào tạo nghề
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động đào tạo nghề, quản lí đào tạo nghề được hình thành
từ những năm 50 của thế kỉ XX Cho đến nghị quyết Trung ương 2 - khóa VIII vấn
đề đào tạo nghề mới thực sự được quan tâm trở lại “ Tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ lao động được qua đào tạo vào năm 2000.
Trang 20Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình kinh te - xã hội của từng v ùng, phục v ụ cho sự chuyển đổi lao động, cho CNH - HĐH nông thôn và nông nghiệp Tăng cường đầu tư, củng cổ và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng các trường trọng điểm Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu che xuất, có tính đen nhu cầu xuất khẩu lao động'".
Vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT thực sự được quan tâm và thể hiện rõ trong nghị quyết Trung ương 7 - khóa X “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch v ụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện nay” và được cụ thể hóa bằng quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011 - 2020 cũng đã xác định nhữngmục tiêu cụ thể: [6]
+ Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghềkhoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệungười, trong đó 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án 1956
+ Giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghềkhoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia khu vực ASEAN và quốctế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó 5,5 triệungười được hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án 1956
Từ khi đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai trên phạm vi cảnước, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ
và đạt được những kết quả nhất định, song so với yêu cầu của đề án thì hoạt độngđào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triểnvượt bậc, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động có sự dịch chuyển, làmnảy sinh nhu cầu của người lao động Thực trạng về lao động , việc làm, chất lượng
Trang 21nguồn nhân lực đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề Đã có một số cáccông trình nghiên cứu ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ nhằm nâng cao chất lượng đàotạo nghề.
- Đề tài “Quản lí đào tạo ở trường cao đẳng nghề Yên Bái đáp ứng nhu cầu
thị trường lao động hiện nay ”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân ( 2013).
- Đề tài “Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung
tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc
sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Quang (2012).
- Đề tài “Quản lí đào tạo của các trường Cao đẳng Du lịch đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ ” , Luận án tiến sỹcủa tác giả Trần Văn Long (2015).
- Đề tài “Quản lí liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề với doanh
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực”, Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Tuyết Lan (2015).
- Trong cuốn “Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông” của Tổng cục dạy
nghề (2014), NXB Chính trị Quốc gia- Sự Thật, đã đưa các mô hình tổng quát vềđào tạo nghề như sau:
+ Mô hình 1: Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho LĐNT để xâydựng làng nghề mới Đối tượng là lao động nông thôn trong cùng địa phương chưa
có việc làm hoặc ít việc làm có nhu cầu học nghề mới để sinh sống Đào tạo tậptrung tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, học theo từng mô hình
+ Mô hình 2: Mô hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT kết hợp vớixây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm Chọn nghề đào tạo gắn liền vớivùng nguyên liệu Doanh nghiệp có khả năng tổ chức, bao tiêu xây dựng vùngnguyên liệu, tổ chức đào tạo nghề sử dụng nguyên liệu đó và bao tiêu toàn bộ sảnphẩm
Trang 22+ Mô hình 3: Mô hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT, duy trì vàphát triển các làng nghề truyền thống Mô hình này hướng tới đối tượng là lao độngnông thôn chưa có nghề, không có việc làm có nguyện vọng học nghề để tìm việclàm mới Đào tạo tại địa phương theo nhu cầu và số lượng học viên từng vùng.
+ Mô hình 4: Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người laođộng đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh Nhà nước là cơ quan quản línhà nước về dạy nghề ở trung ương (Tổng cục Dạy nghề) và địa phương (Sở Laođộng- Thương binh và Xã hội) là người đặt đào tạo nghề, với yêu cầu đảm bảo ítnhất trên 90% số người học sau khi tốt nghiệp trong vòng 3 tháng phải có được việclàm phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc tự tạo việc làm có thu nhập khá ổnđịnh Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đàotạo
Ngoài ra còn nhiều luận văn đề cập nghiên cứu các khía cạnh của quản lí đàotạo trong các trường dạy nghề
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng một số nộidung quản lí đào tạo của lãnh đạo các nhà trường ở từng địa phương và đề ra cácbiện pháp quản lí hợp lí nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở từng cơ sở đàotạo cụ thể Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tạitrường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương Chính vì thế mà tác giảchọn đề tài này để nghiên cứu, để góp phần vào quản lí đào tạo nghề cho LĐNT ởđịa phương phát triển, phát huy được tiềm năng, làm tốt vai trò, chức năng của nhàtrường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương trong thực hiện nhiệm vụchung của giáo dục - đào tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH - HĐH đấtnước trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài về sau
Trang 231.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lí
Xã hội loài người hình thành và biến đổi qua nhiều giai đoạn Trước nhu cầusinh tồn và phát triển con người đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, có sự phân côngmột cách hợp lý nhằm làm cho lao động đạt năng suất cao hơn, hiệu quả hơn Từ đóhình thành hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy, tổ chức, điều hành, kiểm tra, chỉnh
lí của người đứng đầu, để tập hợp mọi sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm,một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra Hoạt động đặc biệt đó chính là hoạtđộng quản lý Có thể nói: hoạt động quản lý là một trong những hình thức lao độngquan trọng nhất, đặc thù nhất, nó điều khiển các hoạt động lao động khác Chính vìvậy, việc nghiên cứu về quản lý là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho con người cóđược những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất về hoạt động quản lý
Khái niệm “quản lí” cũng đã được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tùytheo các phương pháp tiếp cận đã có những định nghĩa khác nhau
- Trong tập Các Mác - Ăngghen toàn tập chỉ ra: “Quản lí xã hội một c ch hoa học s t c ng có ý th c c a ch th qu n í i với to n b hay những hệ th ng h c nhau c a hệ th
vận d ng úng ắn những quy uật h ch quan v n có c a nó nhằm m b o cho nó hoạt động va phát triển tổi ưu theo mục đích đặt ra ” [2]
đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phổi hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác” [29]
- Nguyễn Minh Đạo; ”Quản lí la sự tác động chỉ huy, điều khiển, h ớng dẫn
c c qu tr nh h i v h nh vi ho t ng c a con ng ời nhằm t tới mục tiêu đã đề ra” [3]
Trang 24- "Quản lí là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lựccủa tổ chức".[14]
- Đặng Thành Hưng: “Quản lí la một dạng lao động đặc biệt nhằm gây
ảnh hưởng, điều khiển, phổi hợp lao động của nhiều người khác hoặc của nhiều ng
- Theo quan điểm của tác giả đề tài: Qu n í s t c ng có ý th c c ủa ch ủ th ể
quản lý tới đổi tượng quản lí nhằm gây ảnh hưởng, điều khi ển , ph i h p h ớng dẫn
ho t ng c a những ng ời tham gia t c m c tiêu ề ra
1.2.2 Quản lí nhà trường
Có một số quan điểm về quản lí nhà trường:
- Quản lí trường học là quản lí giáo dụ c tại cấp cở sở trong đó ch ủ th ể quản lí là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đổi tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-
kỹ thuật, tài chính, đầu tư, khoa học- công nghệ và thông tin bên trong trường và huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật chính sách, c ơ ch ế và chuẩn hiện có [10, trang 31]
Trang 25Cũng có thể hiểu quản lí nhà trường như sau: “Quản lí nhà trường là quá
trình tác động có m ục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các ch ủ thể quản
lí đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường đến các đổi tượng quản lí (giáoviên, cán bộ nhân viên, người học ) và huy động, sử dụng đúng mục đích,có hiệu quả các
nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đàotạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trongmôi trường luôn luôn biến động.[10]
1.2.3 Đào tạo nghề
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến mộtcon người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảomột cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khảnăng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển của xãhội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người Về cơ bản, đào tạo là giảngdạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân cách” [26]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Đào tạo là quá trình hoạt động có mụcđích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹxảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền
đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và có hiệu quả [3]
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Đào tạo nghề là nhằm
cung cấp cho ng ời học những ĩ năng cần thi t th c hiện tất c nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao ”
- Theo quan điểm của tác giả đề tài: “ Đào tạo nghề là quá trInh tác động
có ch ủ đích, có tổ chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề p ng yêu cầu việc m c a thị tr ờng ao ng”.
Trang 261.2.4 Quản lí đào tạo nghề
Quản lí đào tạo nghề là quản lí một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu,nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề
1.2.5 Lao động nông thôn
Là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh
tế nông thôn, là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân, sinhsống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản suất ở vùng nôngthôn
1.3 Đặc điểm và vai trò ýnghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1 Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam
- LĐNT có tính thời vụ do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp
Trình độ văn hóa thấp nên có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức
- Trình độ tiếp cận thị trường yếu nên có ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc
làm
- Mang nặng tư tưởng bảo thủ và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ.
- Lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất, ở nhiều độ tuổi
khác nhau
Những hạn chế nói trên của người nông dân Việt Nam đều có ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay
1.3.2 Vai trò, ý nghĩa đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, củacác cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăngcường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảođảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nôngthôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghềcho lao động nông thôn Đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò:
Trang 27- Đào tạo LĐNT trở thành người có kiến thức khoa học - kỹ thuật, biết vận
dụng kiến thức khoa học - kỹ thuật vào một lĩnh vực lao động sản xuất, có kỹ nănglao động lành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp, góp phần tạo ra năng suất laođộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩykinh tế - sản xuất nông thôn phát triển
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp người nông dân có công cụ lao
động, tự lập nghiệp, khởi nghiệp trên chính quê hương mình, làm giàu bằng sức laođộng và kỹ năng lao động được đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựngnông thôn mới, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Đào tạo nghề cho LĐNT sẽ giảm thiểu, hạn chế tình trạng LĐNT kéo về
thành phố, xây dựng lực lượng lao động bám trụ nông thôn, giảm thiểu sự mất cânbằng giữa nông thôn - thành thị, góp phần phát bền vững nền kinh tế - xã hội củađịa phương và đất nước
1.4 Đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề
1.4.1 Trường Trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
+ Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp, làmthay đổi toàn diện cấu trúc của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
+ Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm:
- Trình độ sơ cấp;
- Trình độ trung cấp;
- Trình độ cao đẳng;
+ Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự hợp nhất của trung tâm kỹ thuật,
tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề)
- Trường trung cấp (là sự hợp nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và
trường trung cấp nghề)
Trang 28+ Chức năng nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề (ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷluật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu
dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp;
cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ
về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quyđịnh của pháp luật
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề
trong hoạt động dạy nghề
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các
hoạt động xã hội
Trang 29- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có
liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan củaViệt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đilàm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.4.2 Các thành tố của đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề
1.4.2.1 Mục tiêu đào tạo
Là kết quả cần đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo, mục tiêu đào tạoquy định nội dung phương pháp đào tạo, là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả vàchất lượng của quá trình đào tạo
Đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ sơ cấp nghề phục vụ cho mục tiêuchuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làmtại chỗ và tăng thu nhập cho lao động nông thôn
1.4.2.2 Tuyển sinh
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh UBND huyện giao hằng năm, nhà trường xácđịnh các ngành nghề đào tạo cho năm học mới và xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụthể dựa trên từng ngành nghề đào tạo, phân bố chỉ tiêu học sinh vào học các nghềđược tổ chức giảng dạy; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng nghề Từ mụctiêu đào tạo, BGH chỉ đạo cho các phòng, khoa chức năng, xây dựng các nội dungđào tạo cho phù hợp Đó là toàn bộ những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề vànhững nội dung chính trị tư tưởng, phẩm chất, thái độ nghề nghiệp cần được trang
bị cho học sinh, sinh viên, học viên trong quá trình đào tạo
Trang 301.4.2.3 Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo là một thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng
từ đó vận dụng dụng các kiến thức chuyên môn để hình thành tư duy kỹ thuật Kếhoạch và nội dung chương trình đào tạo phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm, cótính hiệu quả thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động
1.4.2.4 Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo
- Phương pháp đào tạo là sự tác động qua lại giữa nhà trường, giáo viên và
học sinh sinh viên nhằm chuyển biến chuyên môn của học sinh sinh viên theo mụctiêu và nội dung đào tạo đã xác định
- Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt động của giáo viên và
học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo như tự học, thực hành, thực tập
1.4.2.5 Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học nghề của học viên
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục; Giáoviên dạy nghề phải đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định ởđiều 11 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộluật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề; Ngoài ra phải có tinh thần nỗ lực phấnđấu không ngừng cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo
Đối tượng được tham gia học nghề là những người trong độ tuổi lao độngchưa qua học nghề và có nhu cầu học nghề Do đối tượng tham gia học nghề làLĐNT nên có những đặc điểm khác nhau về dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ vănhóa, điều kiện kinh tế nên việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành cũng rấtkhác nhau, do đó đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp
để nâng cao chất lượng đào tạo
Quyền lợi và trách nhiệm của người học nghề được thực hiện theo Quyếtđịnh 1956/QĐ-TTg và thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC- BLĐTBXH
1.4.2.6 Điều kiện, cơ sở vật chất đào tạo nghề
Trang 31Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và tiến hànhhoạt động đào tạo, là điều kiện không thể thiếu của nhà trường trong việc xây dựng
kế hoạch, mục tiêu đào tạo, triển khai quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng Cơ
sở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống phương tiện vật chất kỹthuật, máy móc thiết bị được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học nghề ở nhàtrường
Tất cả các yêu cầu trên đều rất cần thiết cho hoạt động đào tạo của nhàtrường Cơ sở vật chất và trang thiết bị là yếu tố quan trọng để phục vụ cho việc đàotạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
tổ chức và duy trì các hoạt động trong nhà trường Nguồn kinh phí liên quan trựctiếp đến việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, khenthưởng, bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị, tổ chức các hoạt động chuyên môn, vănphòng phẩm, công tác phí Tất cả các khoản chi này là bắt buộc và việc đảm bảocác nguồn tài chính trong nhà trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của cáctrường Nguồn kinh phí của nhà trường có thể được tạo ra từ nhiều cách như: ngânsách nhà nước cấp, kinh phí thu từ nguồn học phí, hợp đồng đào tạo
1.4.2.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề
Quá trình kiểm tra, đánh giá trong đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng và có
ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhằm đo lường và đánh giákết quả đào tạo theo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hành nghề đãđịnh Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên trong nhà trường và phải xácđịnh mục tiêu về kĩ năng, năng lực thực hành cụ thể đối với từng nghề nhấtđịnh.Các tiêu chí để đánh giá năng lực thực hành được xác định từ các tiêu chuẩnnghề quốc gia Đánh giá kết quả học tập cần đánh giá theo các yếu tố sau:
Trang 32- Đánh giá từng cá nhân người học khi họ hoàn thành một công việc hoặc
mô-đun
- Kiến thức liên quan, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ cần có đều là những
bộ phận cấu thành cần được kiểm tra đánh giá
- Các chuẩn dùng trong việc kiểm tra đánh giá là những yêu cầu đặt ra ở
mức độ tối thiểu để đảm bảo sau khi học xong người học có thể hoàn thành cáccông việc của nghề
Như vậy, đánh giá kết quả học tập đồng thời phải đánh giá 3 thành tố: Kiếnthức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để thực từng công việc
Ngoài ra việc đánh giá kết quả học tập, bên cạnh việc thực hiện đào tạo theochuẩn nghề quốc gia do nhà nước ban hành nhà trường cần kết hợp với các doanhnghiệp để xây dựng, biên soạn các bộ tiêu chí và chuẩn đánh giá kết quả học tậpcho các nghề
1.5 Nội dung quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường
Trung câp nghề
1.5.1 Quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo
Trước hết, mục tiêu quản lí là đích phải đạt đến của quá trình quản lý, nóđịnh hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý Lãnh đạo nhàtrường phải xác định mục tiêu cụ thể của từng nghề đào tạo dựa trên tiêu chuẩnnghề tương ứng với trình độ đào tạo
Mục tiêu quản lí phải được xác định trước, chi phối cả chủ thể lẫn đối tượngquản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động; nếu xác định mục tiêu đúng và thực hiệnmục tiêu đạt hiệu quả, thì hệ thống phát triển và ngược lại Việc xác định mục tiêuquản lí phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Tính hệ thống: Mỗi mục tiêu đều phải đặt trong mối quan hệ với các mục
tiêu khác sao cho không mâu thuẫn, không loại trừ nhau Bảo đảm tính hệ thống cònđòi hỏi các mục tiêu phải có mối quan hệ thứ bậc ưu tiên
Trang 33- Tính chuyên biệt: Mục tiêu của tổ chức nào, của hệ thống quản lí nào
phải đặc trưng cho tổ chức, hệ thống quản lí đó, thể hiện được chức năng của tổchức, hệ thống đó
- Tính xác định và định lượng được: Các mục tiêu phải rõ ràng, đối với
các mục tiêu định tính cũng cần xác định được kết quả, các mục tiêu cụ thể; địnhlượng cần được thể hiện thông qua các chỉ tiêu, các con số cụ thể
- Tính thời hạn: Các mục tiêu phải có thời hạn thực hiện để làm cơ sở cho
việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá
- Tính hướng đích: Các mục tiêu phải hàm chứa trong đó sự cố gắng, sự
nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống quản lí, đó phải là mức cao hơn, tốt đẹp hơn, hoànthiện hơn so với trạng thái hiện tại
- Tính khả thi: Mục tiêu quản lí phải có các khả năng hiện thực để thực
hiện
Như vậy, quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo trong trường dạy nghề là trạngthái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lí hoặc một số yếu tố cấuthành của nó Trạng thái đó có được thông qua tác động quản lí và sự vận động củađối tượng quản lí; mà đối tượng quản lí của trường dạy nghề bao gồm các thành tố:Thành tố về tinh thần, thành tố con người và thành tố vật chất Các thành tố đó liênkết chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau để đạt mục tiêu đào tạo, hình thành cho họcsinh nhân cách nghề nghiệp.Từ đó, có thể xác định mục tiêu quản lí trong trườngdạy nghề chính là các chỉ tiêu, tiêu chí cho các hoạt động của nhà trường đã được
dự kiến Đây là một hệ thống nhiều cấp do tính đa dạng và phức tạp của công tácđào tạo nghề, quản lí mục tiêu đào tạo trong trường dạy nghề luôn được cụ thể hóabằng kế hoạch đào tạo toàn khóa Kế hoạch toàn khóa của nhà trường chính là môhình tư duy của trạng thái sẽ đạt được của nhà trường vào cuối khóa học, đó cũngvừa thực hiện nhiệm vụ, vừa thực hiện chức năng của mọi thành viên trong nhàtrường suốt khóa học Khi kết thúc khóa học nếu các mục tiêu đặt ra được thực hiện
Trang 34một cách trọn vẹn thì chính chúng cũng là kết quả, thành tích đào tạo của nhàtrường.
1.5.2 Quản lí công tác tuyển sinh
Tuyển sinh là tuyển người vào học của các cơ sở đào tạo Nhà trường đưa racác tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với từng ngành nghề đào tạo để người học đăng kýtheo từng hình thức tuyển chọn thích hợp
Quản lí công tác tuyển sinh phải được thực hiện đúng theo những văn bản quyđịnh như trình độ, đối tượng, nhóm ngành nghề được đào tạo, chỉ tiêu kế hoạchtuyển sinh, những quy định về liên thông liên kết tạo điều kiện cho người học nghề
có cơ hội tiếp tục học lên trình độ cao hơn Đánh giá xác định nhu cầu đào tạo đểtuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của thị trường lao động Để quản lítuyển sinh cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực xã hội đang cần, các cơ sở đàotạo phải có đủ thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, công ty Đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo là một trong nhữngyếu tố quan trọng để tuyển sinh cho phù hợp với quy luật cung - cầu của nền kinh tếthị trường
Quản lí công tác tuyển sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
+ Xác định nhu cầu đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
+ Tuyển được học sinh có chất lượng, số lượng để triển khai đào tạo theo kế hoạch của nhà trường
+ Cơ cấu nghành nghề, trình độ tuyển sinh phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động
Sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ chế chính sách, nhu cầu nguồn nhân lực tạo ra
sự tác động đối với người học, để tuyển sinh có chất lượng và đủ số lượng nhà trườngcần tổ chức định hướng chọn nghề cho đối tượng học nghề để chọn được nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động Mặt khác, việc tư vấn, hướng
Trang 35nghiệp chọn nghề cho học sinh, đối tượng học nghề phải dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học và nhiều khoa học khác giúp cho học sinh, đối tượng học nghề chọn được nghề phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiêp, nhu cầu nguôn nhân lực của xã hội.1.5.3 Quản lí nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo
Qua khảo sát, điều tra nhu cầu của thị trường lao động mà nhà trường xâydựng nội dung, chương trình đào tạo một cách hợp lý, vừa đảm bảo hàm lượng kiếnthức chuyên môn, vừa đảm bảo kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo Mặt khác trên
cơ sở trình độ đầu vào của học sinh để phân bố các môn học trong chương trình mộtcách khoa học, hợp logic
Quản lí nội dung đào tạo thể hiện ở việc thống nhất giáo trình, tài liệu giảngdạy là cơ sở xuất phát cho việc lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học và toànkhóa học; xây dựng chương trình môn học; lập tiến độ đào tạo;
xây dựng lịch giảng dạy của các ngành nghề được đào tạo Đó là hệ thống văn bảnpháp quy để các chủ thể quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tratoàn bộ công tác đào tạo trong nhà trường
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được cấp có thẩm quyền giao hằng năm, nhàtrường xác định các ngành nghề đào tạo cho năm học mới, phân bố chỉ tiêu học sinhvào học các nghề được tổ chức giảng dạy; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo chotừng nghề Từ mục tiêu đào tạo, BGH chỉ đạo cho các phòng, khoa chức năng, xâydựng các nội dung chương trình đào tạo chi tiết phù hợp Đó là toàn bộ những kiếnthức chuyên môn, kỹ năng nghề và những nội dung chính trị tư tưởng, phẩm chấtđạo đức, ý thức nghề nghiệp cần được trang bị cho học sinh trong quá trình đào tạo
Sau khi được quán triệt mục tiêu, nội dung, chương trình và KHĐT, trên cơ
sở đó mỗi giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, trong đó dự kiến nội dung, thời gian,phương pháp cũng như phương tiện giảng dạy; chuẩn bị tài liệu giảng dạy (giáotrình, tài liệu tham khảo) Đặc biệt, đối với dạy thực hành, ngoài công tác chuẩn bị
Trang 36trên, giáo viên lập kế hoạch sử dụng các trang thiết bị thực hành ở xưởng và kếhoạch phôi liệu, vật tư thực hành.
Quản lí đào tạo mà trong đó quản lý thực hiện đúng và đủ nội dung, chươngtrình và KHĐT là một trong những khâu trọng yếu của chủ thể quản lý, nhằm giúpngười giáo viên hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn của mình theo đúng quychế, quy định và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, góp phần tích cực trongviệc thực hiện và hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra
1.5.4 Quản lí phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo
Hiện nay trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề có 3 mô hình tổ chứcđào tạo cơ bản:
+ Quản lí đào tạo theo niên chế: Đây là mô hình phổ biến mà các trường chuyên
nghiệp và dạy nghề thường áp dụng Mô hình này thuận lợi cho cácnhà quản lí từ quá trình tuyển sinh đến khi thi tốt nghiệp, cấp phát văn bằng chứngchỉ.Phương pháp này hiện nay có sự cứng nhắc chưa linh động, khó thực hiện việcđào tạo liên thông giữa các trình độ
+ Mô hình quản lí đào tạo theo mô - đun, tín chỉ, học phần: Mô hình này rấtthuận lợi cho người học khi tham gia quá trình đào tạo Đặc biệt là trong các trườngdạy nghề thì quản lí quá trình đào tạo theo mô-đun là một hình thức thích hợp,người học nghề được học theo từng mô-đun, kỹ năng, kiến thức và có thể là làmviệc ngay với một giai đoạn với mô-đun kiến thức đã học được Phương pháp nàyđòi hỏi người quản lí phải tổ chức, điều phối các nhóm linh hoạt theo năng lực củangười học
+ Mô hình tổng hợp: Là mô hình vừa áp dụng đào tạo theo niên chế, đào tạotheo tín chỉ, học phần và mô-đun được áp dụng ở các trường dạy nghề Mô hình nàyphù hợp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay vì tiếp thu được các ưu điểm củacác mô hình đào tạo
Trang 371.5.5 Quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học nghề của học sinh+ Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quản lí hoạt động giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện cácnhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV Công tác giảng dạy chính là tổ chức quátrình nhận thức của học sinh, chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định đến chấtlượng nhận thức của học sinh Vì vậy, hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạtđộng trọng tâm của nhà trường, đòi hỏi đầu tư phần lớn công sức, thời gian, trí tuệcủa đội ngũ GV, đây là hoạt động mang hàm lượng chất xám cao Hoạt động giảngdạy của GV là sự tương tác giữa người dạy và người học, vì thế người GV cần ứngdụng các phương pháp day học tích cực và các PPDH hiện đại trong dạy học, nhằmnâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học, biết phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạocủa học sinh, biến quá trình học thành tự học, tự rèn luyện kỹ năng và tay nghề dưới
sự hướng dẫn của GV Trong dạy nghề, dạy học thực hành giữ vai trò quan trọngbởi dạy nghề chủ yếu là để hình thành các kỹ năng nghề nghiệp để người học cớ cơhội tìm được việc làm, vì thế dạy học thực hành trong quá trình học là nhân tố quantrong cần được quan tâm
Quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV trong trường dạy nghề là nhằmbảo đảm cho CBGV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ: chấp hành nộiquy, quy chế chuyên môn, thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự củanhà giáo; tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với học sinh, thực hiện đúng vàđầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ đào tạo, đảm bảo chấtlượng giảng dạy của GV
Quá trình giảng dạy của GV gồm các khâu:
Một là, chuẩn bị bài giảng (tài liệu, giáo trình, đề cương bài giảng, giáo án,
phương tiện, đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dạy thực hành)
Trang 38Hai là, tổ chức giảng dạy trên lớp (thực hiện các bước lên lớp, tổ chức quá
trình nhận thức của học sinh)
Ba là, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ba khâu này ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, được kết hợp nhuần nhuyễnvới nhau đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động giảng dạy
+ Quản lí hoạt động học tập của học sinh
Quản lí hoạt động học tập của học sinh là quản lí việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của học sinh trong quá trình đào tạo
Học sinh ở trường dạy nghề có nhiệm vụ: Chấp hành pháp luật của Nhànước, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường; học tập, rèn luyện kỹnăng nghề theo kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo Tham gia lao động vàhoạt động xã hội phù hợp lứa tuổi, sức khỏe và năng lực; tuân thủ các quy định về
an toàn lao động và vệ sinh lao động; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, bảo vệmôi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh,góp phần xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường
Hoạt động học có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo; hoạt độnghọc giúp học sinh lĩnh hội được tri thức khoa học, kiến thức chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, các chủ thể quản lí lập kế hoạchtheo dõi, tìm hiểu để nắm bắt được động cơ học tập, trên cơ sở những biểu hiện tíchcực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như nhữngbiến đổi nhân cách nghề nghiệp của học sinh nói chung và của từng học sinh Từ
đó, theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắcphục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong quá trình họctập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra
Trang 391.5.6 Quản lí điều kiện, cơ sở vật chất đào tạo nghề
Quản lí điều kiện, cơ sở vật chất phải đảm bảo được các yêu cầu liên quanmật thiết với nhau, đó là:
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong việc dạy và học
- Tổ chức quản lí, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất
Tất cả các yêu cầu trên đều rất cần thiết cho hoạt động đào tạo của nhàtrường Cơ sở vật chất và trang thiết bị là yếu tố quan trọng để phục vụ cho việc đàotạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước
Hiện nay, trong các trường dạy nghề của Nhà nước do Bộ, Ngành trung ươngquản lý, thì toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư cho mọi hoạt động của nhà trường được
Bộ, Ngành cấp, kể cả việc đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo Còn đối với các trườngdạy nghề do địa phương quản lý, thì nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản doUBND tỉnh, thành phố cấp, việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị kỹ thuật vàphương tiện giảng dạy phục vụ cho công tác đào tạo do nguồn kinh phí từ Bộ LĐ-TB&XH duyệt cấp, gọi là chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao năng lực đàotạo nghề
Ngoài ra, trong các trường dạy nghề nói chung con thu hút được nguồn vốntài trợ của nước ngoài thông qua các chương trình phát triển quốc gia Đồng thời,nguồn kinh phí do người học đóng góp thông qua học phí, cùn g với sự đóng gópcông sức của đội ngũ giáo viên và học sinh trong việc tạo ra các vật lực phục vụ chocông tác đào tạo
Với nguồn kinh phí được đầu tư như hiện nay việc tổ chức mua sắm, trang bịcho các phân xưởng thực hành một cách động bộ và phù hợp với công nghệ hiện đạicòn gặp nhiều khó khăn Vì thế, một trong các biện pháp hỗ trợ CSVC kỹ thuật đểhọc sinh có thể tiếp cận với sự phát triển của sản xuất, đồng thời tạo được kỹ năng,
Trang 40kỹ xảo nghề nghiệp là quản lý tốt việc tổ chức liên kết đào tạo với các đơn vị sảnxuất - kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận cùng phát triển.
1.5.7 Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề
Quản lí kiểm tra, đánh giá trong đào tạo là nhiệm vụ quan trọng và có ýnghĩa quát định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đo lường và đánh giá kếtquả đào tạo theo mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ
Thực hiện công tác kiểm tra tức là rà soát lại xem việc thực hiện kế hoạchđạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả tới đâu, xem xét sự tác động của các quyết địnhquản lí, tìm kiếm được những thuận lợi, khó nhăn, những nguyên nhân dẫn đến kếtquả của quá trình thực hiện kế hoạch Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lí kịp thờiphát hiện những sai lệch, những tồn tại, yếu kém, để đề ra các biện pháp thích hợpcho việc điều chỉnh, uốn nắn
BGH chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng các nội dung kiểm tra, phát hiện cácvấn đề nảy sinh, vướng mắc và đề xuất các biện pháp giải quyết Đồng thời, chỉ đạoBan thanh tra nhân dân của nhà trường xây dựng kế hoạch định kỳ, đột xuất thanhtra trực tiếp các hoạt động của nhà trường Kết quả của công tác thanh tra, kiểm trangoài việc giúp cho BGH kịp thời nắm bắt và xử lý thông tin, mà còn giúp cho việcgiáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, nhất là trong hoạtđộng dạy học, kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với yêu cầu, điềukiện thực tế đặt ra, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản
lí, điều hành kế hoạch đào tạo trong những năm tiếp theo
Đánh giá kết quả đào tạo có thể hiểu là đo sự thực hiện hay thành tích củangười học, phải thực hiện theo các tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp chứ không so sánhvới sự thực hiện hay thành tích của người khác Các tiêu chí đánh giá được xác định
từ tiêu chuẩn nghề quốc gia và một số quy định của doanh nghiệp Đánh giá kết quảhọc tập cần đánh giá theo quan điểm sau:
- Người học phải thực hiện được các công việc giống như của người laođộng thực hiện trong thực tế lao động sản xuất