1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 31 Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 Lịch sử lớp 9

20 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 583,5 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 – Lịch sử lớp 9, nhằm làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động, học sinh lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, rèn luyện được kĩ năng cần thiết, có tinh thần, thái độ phù hợp với nội dung bài học, có hứng thú học tập hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU……… 2

1 1 Lí do chọn đề tài……… 2

1 2 Mục đích nghiên cứu……… … 3

1 3 Đối tượng nghiên cứu……….… 3

1 4 Phương pháp nghiên cứu……… …… … 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……… 4

2 1 Cơ sở lí luận ……… ……… 4

2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……… 4

2 3 Các giải pháp……….……… 4

2 3 1 Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử……… ……… ……….… 5

2 3 2 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử………… 5

2 3 3 Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan……… … 5

2 3 4 Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan ……….…….… 5

2 3 5 Sử dụng đồ dùng trực quan tro trong bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975……… ……….… 5

2 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ……….……… 14

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… 16

3 1 Kết luận……… ……….…… 16

3 2 Kiến nghị……… ……… … 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 17

PHỤ LỤC……… 18

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lí do chọn đề tài:

Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện

Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những chủ nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, đặc biệt kiến thức về Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới là hết sức cần thiết

Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng ta thấy có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội Một thực trạng đáng buồn diễn ra đó là đa số học sinh chỉ tập trung vào những môn tự nhiên, coi nhẹ những môn xã hội trong đó có môn Lịch sử Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhu cần thực tế về việc lựa chọn ngành nghề, lợi ích công việc, cuộc sống, …; do phương pháp truyền thụ của người dạy chưa tạo được hứng thú cho học sinh

Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là ngoài cung cấp kiến thức cho học sinh, còn phải có phương pháp đúng đắn để giúp học sinh thêm yêu Lịch sử

Có ai đã từng thắc mắc: Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên rất ham mê truyện tranh? Ngoài nội dung truyện cuốn hút còn phải kể đến đó là hình ảnh Chính những hình ảnh đã giúp cho truyện thêm sinh động, in dấu ấn trong tâm trí các em

Trong học tập cũng vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp tiết học sinh động hơn, học sinh hình dung được tốt hơn, giúp cụ thể hóa kiến thức

Môn Lịch sử không giống với các môn học như Vật lí, Hóa học có thể làm thí nghiệm trực tiếp Vì vậy, để các em hình dung tốt hơn về những gì đã diễn ra trong quá khứ thì ngoài ngôn ngữ của giáo viên, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng

Do đặc trưng của nhận thức Lịch sử, việc “trực quan sinh động” trong dạy học Lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện khoa học, cơ bản, tạo biểu tượng chân xác, có hình ảnh về quá khứ đang học Tạo biểu tượng để tái tạo hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về những sự kiện, nhân vật đã qua là yêu cầu cần thiết đầu tiên của học tập Lịch sử Chỉ trên cơ sở biểu tượng mới hình thành được khái niệm và như vậy mới hiểu biết Lịch sử một cách khoa học Một biện pháp quan trọng để tạo biểu tượng Lịch sử là sử dụng đồ dùng trực quan

Đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử góp phần không nhỏ vào tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành

Bản thân tôi qua nhiều năm đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giúp tiết học sinh động, học sinh hứng thú trong học tập, hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức lâu, đồng thời phát triển được khả năng

Trang 3

tư duy, phân tích, đánh giá, nhận xét và bồi dưỡng được tư tưởng cần thiết của bài học

Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất thì phải có phương pháp đúng đắn Điều này thì không phải giáo viên nào cũng có hiểu biết sâu sắc

Trong dạy học bộ môn Lịch sử nói chung cần phải sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt bài 31 – Lịch sử lớp 9 là bài cần phải sử dụng nhiều đồ dùng trực quan và những đồ dùng trực quan đó gắn liền với đời sống hiện tại

Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 - Lịch sử lớp 9”

1 2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân

1975 – Lịch sử lớp 9, nhằm làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động, học sinh lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, rèn luyện được kĩ năng cần thiết, có tinh thần, thái độ phù hợp với nội dung bài học, có hứng thú học tập hơn

1 3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 - Lịch

sử lớp 9

1 4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp,

hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua dự giờ để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng đồ dùng trực quan

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của

sự phát triển xã hội

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Đây là phương pháp không thể thiếu trong dạy học Lịch sử

Đồ dùng trực quan trong dạy học không chỉ có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn có tác dụng giáo dưỡng và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung

2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Xu thế chung của các em học sinh hiện nay là tập trung vào học những môn tự nhiên còn những môn xã hội các em không chú trọng lắm Chính tâm lí học tập của các em đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giáo viên dạy môn xã hội

Một số giáo viên cho rằng các em không chú trọng học môn xã hội thì cũng lên lớp dạy qua loa cho hết bài, hết giờ Vì vậy mà học sinh đã không có hứng thú nhiều lại càng thêm chán học các môn xã hội, trong đó có môn Lịch sử

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giáo viên tâm huyết muốn truyền lửa cho học sinh qua các bài học, giúp các em thêm yêu Lịch sử, có hiểu biết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới là hành trang để các em tiếp tục học lên những bậc cao hơn Nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có phương pháp tốt để sử dụng

đồ dùng trực quan có hiệu quả

Nhiều giáo viên có chuẩn bị đồ dùng trực quan nhưng khi sử dụng chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả tiết học không cao, học sinh chỉ xem những đồ dùng trực quan đó có tính chất giải trí, làm thay đổi không khí tiết học trong chốc lát chứ không khai thác hết được giá trị của đồ dùng trực quan đó

Trang 5

2 3 Các giải pháp:

2.3.1 Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:

Trong dạy học Lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa Lịch sử của học sinh

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp nhớ lâu, hiểu sâu hình ảnh, những kiến thức Lịch sử Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán hình dung quá khứ Lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào

Có thể nói, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh Là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại

2.3.2 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:

a Loại đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng (thành nhà Hồ, hang Pắc Bó, …), những di vật khảo cổ và di vật thuộc các thời đại lịch sử (công cụ đồ đá, trống đồng Đông Sơn, …)

b Loại đồ dùng trực quan tạo hình: Gồm mô hình, sa bàn và các đồ dùng phục chế, hình vẽ, phim, ảnh lịch sử

c Đồ dùng trực quan quy ước: Gồm bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu …

2 3 3 Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu đồ dùng trực quan và cho học sinh quan sát Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đồ dùng trực quan đó

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác

đồ dùng trực quan

2 3 4 Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan:

- Phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp

- Giáo viên phải xác định được thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan

- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung kiến thức cần tìm hiểu

- Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh

- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan

2 3 5 Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975:

Mục I Tình hình hai miền Bắc – Nam sau đại thắng xuân 1975

Khi giảng về mục này giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh sau: Người nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất, Lễ khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của Mĩ

* Đối với hình ảnh Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất.

Trang 6

Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về thành tựu nông nghiệp của

miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1975

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong Cải cách ruộng đất

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh

Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong Cải cách ruộng đất và trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh trên?

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai

thác:

Quan sát bức ảnh trên ta thấy hình ảnh một bà cụ bế em bé nhận ruộng đất

do cán bộ cải cách ruộng đất chia với tâm trạng phấn khởi vui mừng Cải cách ruộng đất đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của người nông dân bao đời nay là ruộng đất, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai của đất nước

Cải cách ruộng đất đã tạo ra chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, quan hệ sản xuất ở nông thôn được đổi mới, sức sản xuất to lớn của nông thôn được giải phóng, tạo điều kiện bước sang một giai đoạn mới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn và góp phần quan trọng vào củng

cố miền Bắc sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Thực hiện cải cách ruộng đất là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng ta

Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được thành tựu của miền Bắc

trong giai đoạn 1954 – 1975, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính điều đó là một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó thêm tin tưởng vào chủ trương chính sách của nhà nước; đồng thời rèn luyện được kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh

* Đối với hình ảnh: Lễ khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội

Trang 7

Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về thành tựu công nghiệp của

miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1975

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh Lễ

khánh thành nhà máy Cơ khí Hà Nội và trình bày suy nghĩ của em?

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai

thác:

Hình ảnh cho thấy nhà máy Cơ khí Hà Nội được xây dựng khang trang, quy mô thể hiện sự phát triển của miền Bắc trong thời kì này, trong lễ khánh thành có sự tham gia của rất nhiều người thể hiện sự phấn khởi và niềm tin của nhân dân vào sự phát triển của miền Bắc

Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta được khởi công xây dựng vào tháng 12 – 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô và đến tháng 4 – 1958 thì hoàn thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta, đóng góp vào thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được thành tựu của miền Bắc

trong giai đoạn 1954 – 1975, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính điều đó là một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ đó thêm tin tưởng vào chủ trương chính sách của nhà nước; đồng thời rèn luyện được kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh

* Đối với hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của đế quốc Mĩ.

Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về khó khăn của miền Bắc trong

giai đoạn 1954 – 1975

Trang 8

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của đế quốc Mĩ

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh Bệnh

viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của đế quốc Mĩ và trình bày suy nghĩ của em?

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai

thác:

Hình ảnh trên cho thấy sự hoang tàn đổ nát của bệnh viện Bạch Mai sau trận không kích của đế quốc Mĩ Ngoài sự đổ nát là mất mát đau thương mà con người phải gánh chịu còn cho thấy sự tàn ác của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Sự tàn phá của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc, làm cho quá trình tiến lên của đất nước bị chậm lại nhiều năm

Sau sự tàn phá của đế quốc Mĩ, quân dân ta đã anh dũng đứng lên khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh Điều đó cho thấy sự quả cảm, lòng dũng cảm và ý chí vươn lên của quân dân miền Bắc Tinh thần của quân dân ta

là một trong những yếu tố làm lên thắng lợi khi lấy “gan vàng” chọi với “sắt thép”

Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được những khó khăn mà

miền Bắc phải gánh chịu, thấy được tinh thần quả cảm, ý chí vươn lên của nhân dân ta, thấy được hậu quả đau thương của chiến tranh để các em biết yêu hòa bình; đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh

Mục III Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976).

Khi giảng mục này, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan sau:

Hình ảnh Đoàn tàu thống nhất, hình ảnh Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung,

Trang 9

hình ảnh Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, hình ảnh Quốc kì, hình ảnh Quốc huy, hình ảnh đồng chí Tôn Đức Thắng

* Đối với hình ảnh Đoàn tàu thống nhất.

Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về sự thống nhất lãnh thổ nước

ta, hai miền Nam – Bắc sum họp một nhà

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Đoàn tàu thống nhất

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh

Đoàn tàu thống nhất đầu tiên và trình bày suy nghĩ về hình ảnh trên?

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:

Hình ảnh trên cho thấy sự mừng vui của nhân dân ta đối với đoàn tàu thống nhất đầu tiên, biểu hiện cho sự thống nhất của đất nước sau hơn 20 năm chia cắt

Ngày 14 – 11 - 1975, Chính phủ quyết định khẩn trương khôi phục tuyến đường sắt Bắc - Nam nối liền thủ đô Hà Nội với TP.HCM Hơn 1 năm làm việc không ngừng nghỉ, hơn 6 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội, nhân dân dọc tuyến đường sắt nối lại được tuyến đường sắt dài 1.730 km

Ngày 31 – 12 - 1976, 2 con tàu mang tên Thống Nhất xuất phát tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, nối liền Bắc - Nam Tên gọi Thống Nhất ra đời từ chính ước

mơ non sông liền một dải, không còn phân ly, không còn chia cắt của dân tộc nay đã thành sự thật

Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh hiểu được giá trị của sự thống nhất,

hòa bình, các em biết xúc động trước những thành quả mà cha ông đã đổ máu để giành lấy sự thống nhất non sông; đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh

Trang 10

* Đối với hình ảnh Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước năm 1976.

Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc

hội chung của cả nước sau đại thắng xuân 1975

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu các hình ảnh cho học sinh quan sát

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước năm 1976

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát các hình ảnh

về Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước năm 1976 và trình bày suy nghĩ?

Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai

thác:

Qua các hình ảnh trên cho thấy nhân dân khắp nơi trên đất nước ta đi bầu

cử để bầu Quốc hội chung của cả nước: Từ những chiến sĩ ngoài hải đảo, những người còn phải nằm trong bệnh viện điều trị, những người công nhân làm việc trên các công trường đến những đồng bào dân tộc ít người Điều đó thể hiện sự quan tâm của toàn dân ta đối với ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam

Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước Thành phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa

Đây là thắng lợi có ý nghĩa chính trị to lớn tiếp theo chiến thắng vĩ đại về quân sự mùa Xuân năm 1975, là thắng lợi của quyền làm chủ đất nước của nhân

Ngày đăng: 04/06/2018, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 Khác
2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 9, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 Khác
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 9, Đinh Ngọc Bảo, NXB Đại học sư phạm Khác
4. Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 3, Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002 Khác
5. Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trần Văn Trị.NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w