1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

33 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 61,7 KB

Nội dung

Từ những truyện ngắn đầu tay của mình như: Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp phải khiến những “con mắt xanh”1 của bạn đọc, lẫn giới phê bình phải đều phải

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Nhắc đến truyện ngắn Việt Nam từ khi Đổi mới, không thể không nhắcđến Nguyễn Huy Thiệp- một “hiện tượng văn học”trong những năm cuối thế kỉ

XX Từ những truyện ngắn đầu tay của mình như: Chút thoáng Xuân Hương,

Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp phải khiến những “con mắt

xanh”1 của bạn đọc, lẫn giới phê bình phải đều phải chú ý đến mình.Tiếp đến

khi Tướng về hưu, Không có vua, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết xuất hiện trên

văn đàn thì cũng là lúc dư luận bắt đầu đánh giá đây là một tài năng thực sự làmcho văn đàn trở nên sôi động hẳn lên Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thán phụcNguyễn Huy Thiệp vì “mang tới cái chất mà lâu nay Việt Nam hơi thiếu: chất

1Phong Lê, “Phảo thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX”, nxb Văn học, tr.185

Trang 2

kiêu bạc, tàn nhẫn và cay đắng” 2 Bên cạnh việc thừa nhận tài năng thực sự củaNguyễn Huy Thiệp thì vẫn còn có những tranh cãi về các vấn đề như “tâm vàtài” của người viết, “lịch sử và quyền hư cấu” của nhà văn, “cái xấu và cái côđộc đậm đặc hơn niềm vui” Mặc cho những tranh luận, chúng ta đều phải thừanhận một điều rằng, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một sự hấp dẫn

lạ lùng, Nguyễn Huy Thiệp giống như chơi một trò chơi với chính người đọc.Ngược đọc lại càng khao khát được tìm tòi và lí giải cái trò chơi ấy Để tạo nênmột sự biến ảo, tung hoành, lôi cuốn người đọc cùng thăng hoa với chính mìnhnhư vậy, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ biết lựa chọn những chất liệu để phảnánh từ hiện thực đời sống, xây dựng tính đa nghĩa của hình tượng, mà đặc biệthơn Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một hệ thống mở trong cấu trúc của tácphẩm

Với đề tài “Nguyễn Huy Thiệp-nhà văn của khuynh hướng truyện ngắnmở”, chúng tối sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựngmột hệ thống mở trong cấu trúc tác phẩm của mình như thế nào để tạo nên sựthành công của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới

Truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào qua các giai đoạn1930-1945, 1945-1975, 1975-1986 Với các yêu cầu “cởi trói”, phương châm

“lấy dân làm gốc”, khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật”của Đại học VI, quả đãđem lại “một khí hậu dân chủ, khiến cho mọi người đều thể nghiệm”3 Văn học

và chính người nghệ sĩ ít có những áp đặt và răn đe hơn, chính về thế văn học,trong đó có truyện ngắn trở nên sôi nổi hơn.Từ năm 1987 đến năm 1989 lànhững năm sôi động với sự lên ngôi của thể loại truyện ngắn.Truyện ngắn giai

2Vương Trí Nhàn, “Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp”

3Phong Lê, “Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX)”, nxb Trí thức, tr.316

Trang 3

đoạn này đã khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn với số lượng tác phẩm lớn,

và xuất hiện nhiều cây bút tiêu biểu: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, TạDuy Anh, Phan Thi Vàng Anh Sự tiếp nhận của người đọc trên tinh thần “tự

do, dân chủ, nói thẳng nói thật”4 đã tạo nên sự sôi động và sức hấp dẫn riêngcủa thể loại truyện ngắn Giai đoạn này, các sáng tác của nhà văn chịu ảnhhưởng không nhỏ từ dư luận và phản hồi của công chúng tiếp nhận Càng ngàyngười ta càng nhận ra công chúng đã làm nên tên tuổi cuả nhà văn cũng như

“định vị số phận” cho từng tác phẩm Tiêu biểu nhất cho sự tác động to lớn củacông chúng đến địa vị nhà văn phải kể đến dư luận xung quanh Nguyễn HuyThiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư

Từ năm 2000 đến nay, truyện ngắn rất “được mùa” Việc xuất hiện têntuổi các nhà văn “thế hệ mới” như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thủy, Đỗ HoàngDiệu, Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này.Sức hút của tác phẩm bắt đầu từ những đề tài có “vấn đề” : tình dục, những ámảnh và dằn vặt.Những vấn đề của chính con người hiện đại Cùng với sự xuấthiện tác giả trẻ, truyện ngắn đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết

và hình thức truyện cũng rất đa dạng: Truyện kì ảo kiểu Bến trần gian của LưuSơn Minh,Truyện giả cổ tích kiểu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn HuyThiệp, Truyện dòng ý thức kiểu Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài, Truyệnngắn kích kiểu Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh

Với những nổ lực cách tân như vậy, dường như truyện ngắn Việt Namđang “tiệm cận văn học thế giới ở tư duy thể loại”5 Nói về truyện ngắn ViệtNam sau Đổi mới nhà văn Nguyễn Kiên nhận xét: “Truyện ngắn gần đây có sựphá cách rõ rệt, có những tìm tòi về hình thức biểu hiện Truyện ngắn không cầnnhất loạt tuân theo một khuôn mẫu nào nữa, kể cả khuôn mẫu truyền thống”

1.2 Vài nét về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” và đặc sắc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Trong không khí dân chủ, cởi mở, sự cách tân trong văn học mà NguyễnHuy Thiệp khi xuất hiện đã được đón chào nồng nhiệt Sau khi tác giả trình làngnhững truyện ngắn đầu tay (Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phốphường), đã “tung” ra một chuyện “Tướng về hưu”(1987) Nguyễn Huy Thiệp.Đến năm 2000, Nguyễn Huy Thiệp được coi là một “hiện tượng văn học” cuốithể kỉ XX “Hiện tượng Nguyễn huy Thiệp”có thể xem là một hiện tượng tiêu

4“Công chúng, giao lưu và quảng bá Văn học thời kì đổi mới (1986-2010)”, nxb Khoa học xã hội, tr.43

5Nguyễn Văn Long (chủ biên), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)”, nxb, tr.201

Trang 4

biểu, người khen hết mức, người chế hết lời, thậm chí vẫn còn không ít nhữngphán xét về đạo đức và chính trị Nếu như Nguyễn Minh Châu là người mởđường “tinh anh” thì Nguyễn Huy Thiệp chính là bước ngoặt đổi mới , mở ramột thời kì văn học mới với những cảm hứng, quan niệm mới về nghệ thuật, “tưduy phức hợp và đa diện về nghệ thuật”6

Tác phẩm của ông gây ấn tượng đặc biệt với người đọc và giới phê bình

“bởi cái “chất lạ” của nó (vừa lãng mạn, vừa chính xác đến lạnh lùng )”7 Tức

là nhà văn vận dụng mọi cách thức để “khái quát hóa nghệ thuật đời sống” Cácnhà phê bình đã chỉ ra bốn đặc điểm phong cách Nguyễn Huy Thiệp: tính hiệnđại (hiểu là chất liệu hôm nay); cảm hứng huyền thoại; hệ thống mở trong cấutrúc tác phẩm và tính đa nghĩa của hình tượng văn học Nét độc đáo trong phongcách Nguyễn Huy Thiệp là nhìn sự vật ở điểm xuất phát và điểm tận cùng của

nó, ông muốn “lột trần” tất cả, bất kể ai (vua chúa hay thường dân, trí thức hay

mù chữ, có địa vị hay thấp hèn )

Với ý thức dân chủ hóa mạnh mẽ, quan niệm về con người và hiện thựcmới mẻ, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn “đối thoại” với chính đọc giả.Chính Nguyễn huy Thiệp là người kể nên tác phẩm của mình nhưng “anh khôngđứng cao hơn bạn đọc”8, nhà văn không đi giảng giải, cắt nghĩa

Nguyễn Huy Thiệp khả năng phản ánh được thực trạng tha hóa của conngười trong một xã hội có nhiều nguy cơ cho cái xấu, cái ác nảy nở Bên cạnh

đó nhà văn còn có chất lãng mạn, trữ tình,tạo nên như một mạch văn quan

trọng trong sáng tác của ông Chùm truyện Chút thoáng Xuân Hương, Chảy đi

sông ơi, Con gái Thủy Thần,Thương nhớ đồng quê, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt thể hiện rất rõ phẩm chất trên của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Trong những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, độcgiả sẽ thấy tác giả thường xoay quanh về đề tài lịch sử và văn học, xã hội, làngquê, người lao động Việt Nam Trong đó các tác phẩm tiêu biểu như: chủ đề lịch

sử-văn hóa có các tác phẩm: Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam, Vàng lửa, Phẩm tiết,

Nguyễn Thị Lộ,Chút thoáng Xuân Hương…đề tài về xã hội Việt Nam: Tướng về hưu, Cún, Không có vua, Sang sông, Tội ác và trừng phạt…đề tài đồng quê và

6Phong Lê, “Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX)”, nxb Trí thức, tr 317

7Bùi Việt Thắng, “Truyện ngắn-Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại”, nxb Quốc gia Hà Nội, tr.186 8Nguyễn Văn Long (chủ biên), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)”, nxb Đại học Sư phạm, tr.201

Trang 5

người lao động Việt Nam có: Thương nhớ đồng quê, Những người thợ xẻ,

Những bài học nông thôn

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn cũng tạo được cho truyện ngắn hiện đại

những hình thức mới như truyện ngắn trong truyện ngắn (Chút thoáng Xuân

Hương, Con gái thủy thần), truyện ngắn-kịch (Sang sông, Không có vua),

truyện ngắn giả cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát), truyện ngắn luận đề (Tội ác

và trừng phạt)

Nguyễn Huy Thiệp có nghệ thuật kể chuyện mê hoặc người đọc, bằngmọi cách, ông đưa người đọc lạc vào mê cung rồi khi tìm được lối ra thì choángngợp Đọc Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc được ví như 1 đang ănthứ quả ăn được, nhân nhỏ và vỏ thì nhiều lớp, phải bóc dần dần và kiêntrì.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sức mạnh của các chi tiết: “Chi tiết “cácmẩu thai nhi” trong Tướng về hưu gợi một không khí vừa ảm đạm vừa rùng rợn

về một đời sống trong bướn khốn khổ, trong đó con người có thể làm bất cứviệc gì để kiếm tiền, để mưu sinh Những giọt nước mắt của người cha sau baonăm chinh chiến trận mạc là một cái gì đó quá chua xót, cay đắng”9 Do hoàncảnh, cũng có thể là sự xuống cấp của đạo đức, con người đã sống “ác” như vậy.Mỗi chi tiết nó lại hàm chứa một triết lí sâu xa của chính nhà văn, và sự đồngsáng tạo của chính người đọc

Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác không phải không có lúc sa vào tinhthần “vô chính phủ” hay tự nhiên chủ nghĩa, nhưng những sai sót đó không lấn

át nổi phần thành công của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vì thế vừa được yêuvừa được ghét trong công chúng Âu cũng là dấu hiệu của một “hiện tượng vănhọc” đặc sắc mà không dễ gì thường xuyên xuất hiện trên văn đàn nửa sau thế

kỉ XX

CHƯƠNG 2: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu

Một trong những biểu hiện nổi bật của truyện ngắn là sự khai thác và biểuhiện đời sống theo chiều sâu, gia tăng tính dồn nén Điều này làm cho truyệnngắn có một sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó Trên thực tế, đó là sự tác độngqua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, sự tác động đó còn được gọi là truyện

9Phong Lê, “Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX)”, nxb Trí thức, tr 319

Trang 6

ngắn tiểu thuyết hóa.Đó là một trong những đặc điểm trong sáng tác truyệnngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Một trong những biểu hiện của hiện tượng tiểu thuyết hóa truyện ngắntrong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là sự khai thác đời sống theo chiềusâu, điều này làm cho truyện ngắn có một sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó,cho ta “cảm giác về những tiểu thuyết thu nhỏ” Không chỉ là câu chuyện của

vài ba nhân vật, GiọtmáucủaNguyễn Huy Thiệp là câu chuyện về một dòng họ,

câu chuyện của nhiều con người, nhiều cuộc đời trải qua nhiều biến cố trongsuốt chiều dài lịch sử gia tộc.Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu khai thác đời sốngcủa các nhân vật, mỗi một cuộc đời một dòng họ là những câu chuyện khácnhau,mỗi số phận khác nhau tất cả đã được ông đưa vào những trang văn củamình một cách sâu sắc nhất

Tuy cùng khai thác một loại chất liệu,những biểu hiện của đời sống conngười trong xã hội, Nguyễn Huy Thiệp hay nhiều nhà văn cùng thời lại kể chocông chúng những câu chuyện hoàn toàn khác nhau Chẳng những thế, chuyện

kể của Nguyễn Huy Thiệp còn bộc lộ một tâm trạng, thể hiện một kiểu cảmquan đời sống mà ta không thể tìm thấy trong các câu chuyện của Ma VănKháng, Nguyễn Minh Châu, hay trong sáng tác của Nguyễn Mạnh Tuấn, LêLựu, Nguyễn Khắc Trường…Đó là cách nhìn,cách cảm của nhà văn, dẫu viết vềcuộc sống của ngày hôm nay nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn nêu lên những biểuhiện, những mặt của đời sống môt cách cô đọng và có hồn nhất

Nằm trong tinh thần ấycó thể thấy trong các sáng tác của Nguyễn HuyThiệp đã thể hiện quan niệm mới về bạn đọc, cũng đòi hỏi một cách đọc mới,một cách tiếp cận mới Nhà văn không áp đặt chân lý, cũng có nghĩa là ngườiđọc phải tự mình đi hết chiều sâu của tác phẩm, bóc tách từng lớp nghĩa theokinh nghiệm sống, kinh nghiệm nhận thức của cá nhân mình Nguyễn HuyThiệp viết theo hướng muốn đối thoại trực tiếp với bạn đọc, lường trước nhữngmối nghi ngờ trong lòng bạn đọc và gài sẵn câu trả lời trong tác phẩm Để qua

đó có thể thấy được ông là một hiện tượng lạ trong thi đàn văn học Việt Nam,truyện Nguyễn Huy Thiệp để lại những ám ảnh đặc biệt trong lòng bạn đọc, gópphần tạo nên một cách tiếp cận văn học mới, đi sâu vào bản chất các tư tưởngnghệ thuật mang tầm triết học Nó khơi mở những vấn đề thuộc về quy luật củađời sống, tác động sâu sắc đến nhận thức của con người hiện đại

Tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường viết về đề tàikhuynh hướng thế sự đời tư, đặc biệt ông thường thiêng về đời sống gia đình

Trang 7

Chúng ta có thể thấy được đời sống gia đình thể hiện qua truyện ngắn Không có

vua.Khôngcóvua lại là tuyển tập truyện ngắn thể hiện một cây bút văn chương

sắc sảo, cái nhìn táo bạo vào những khía cạnh nhảy cảm tinh tế trong cuộc

Nhưng nổi bật trong loạt truyện ngắn này là Khôngcóvua – tác phẩm viết về một

gia đình sáu người đàn ông sống với nhau rồi đến một người, người con trai cảlấy vợ khiến cho cuộc sống của gia đình này hoàn toàn thay đổi Trong tác phẩmnày Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một cái nhìn sắc sảo, nắm vững tâm lý conngười để nói lên cái bi kịch của một gia đình khi dương khí quá đậm mà lại chỉ

có một người đàn bà trong đó Cũng trong tuyển tập này còn có các chuyện:

Tâm hồn mẹ,Huyền thoại phố phường, Cún, Chảy đi sông ơi, Phẩm tiết,…

2.2 Cách thể hiện đề tài mang tính chất phản đề

2.2.1 Đề tài lịch sử

Khi nói đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thì chùm truyện ngắn về đềtài lịch sử chính là nét nổi bật hơn cả với nhiều sự tranh luận gay gắt diễn raquanh nó Những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài liên quan đến lịch

sử đều liên quan đến những danh nhân có sự ảnh hưởng không nhỏ trong lịch sửtheo các kiểu truyện giả lịch sử, phỏng lịch sử, nhại lịch sử… Dù mức độ sửdụng yếu tố lịch sử trong mỗi truyện nông sâu khác nhau nhưng nhìn chungNguyễn Huy Thiệp đều theo mô típ lấy sự kiện hay nhân vật lịch sử để làm cái

cớ để vịn vào đó tạo ra những cốt truyện mới, những tình huống truyện mới,những hình tượng nhân vật mới Ta có thể chứng minh được đề tài lịch sử trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải là một sự xuyên tạc lịch sử mà là hưcấu yếu tố lịch sử để truyền đạt thông điệp của bản thân

Ba truyện ngắn Kiếmsắc, Vànglửa, Phẩmtiết của Nguyễn Huy Thiệp, là

những truyện ngắn lịch sử nổi bật nhất, mỗi truyện là một đơn vị tồn tại độc lập,nhưng khi đứng cạnh nhau chúng có thể tạo thành một thể thống nhất có cấutrúc riêng biệt, liên kết và gắn chặt với nhau thành một chùm truyện Nhữngnhân vật trong truyện đều là những nhân vật lịch sử đã từng tồn tại như Nguyễn

Du, Nguyễn Ánh… nhưng tất cả những gì có thật cũng chỉ là những cái tên đó.Lịch sử trong truyện của ông, thường thì người ta không tìm thấy trong chính sử

mà lịch sử trong các tác phẩm của ông chính là kiểu lịch sử “không sử sách nàonhắc đến” Ông đưa vào truyện của mình những khả năng khác mà có thể xảy

ra Chẳng hạn như mọi người chỉ biết đến “ Triều Nguyễn của vua Gia Long

đểlạinhiềutệhại”mà quên mất rằng “đây là một triềuđại để lại nhiều lăng”;

Nguyễn Ánh là một “khối cô đơn khổng lồ” hay Nguyễn Trãi “ cô đơn giữa đờimột hành tinh hay ngọn gió” Đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là một phản

Trang 8

đề nhưng không quy chụp Ông không viết lại lịch sử mà ông dùng những cáiquá khứ để nói đến hiện tại, lấy đề tài lịch sử để nói đến cái muôn đời ỞNguyễn Huy Thiệp, lịch sử vẫn còn là một cách đặt vấn đề Nó là một kiểu lịch

sử hư cấu có dụng ý, nó không bắt người đọc phải tin nhưng làm người đọc phảinghĩ về những phép thử hay giả dụ đó Đề tài lịch sử ở Nguyễn Huy Thiệp tạo

nên một sự nghi ngờ gợi mở sáng tạo, làm cho người đọc phải nghĩ về một

phương diện khác trong đời sống và lịch sử Nhà văn đã cảnh tỉnh người đọctrước cái nhìn về quá khứ, những cái đã xảy ra trong quá khứ nhưng lại được soichiếu ở hiện tại Vì vậy mang tiếng là viết truyền về đề tài lịch sử nhưng thựcchất cái Nguyễn Huy Thiệp viết ra chẳng hề đậm chất lịch sử một chút nào cả

2.2.2 Đề tài về con người

Khác với đề tài lịch sử đầy tính hư cấu và huyền bí, những truyện ngắnkhác của Nguyễn Huy Thiệp tập trung xây dựng hình tượng những nhân vậtmang những bản chất của con người Những tính cách và hành động mà tác giảtạo ra trong truyện ngắn của mình sẽ khiến cho độc giả nhận thấy mình là chính

họ hay là vừa gặp họ hôm trước, bởi sự xoáy sâu vào bản chất của con ngườitrong thế giới hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp Những bản chất nhân vật luôn lànhững bản chất điển hình nhất của con người

Ông luôn tập trung phơi bày những mặt khuất, bóng đen trong mỗi góc xãhội nơi mà trên mặt mọi người chỉ thấy cái đẹp, cái cao cả Cuộc sống luôn tồntại những con người đầy sự dối trá, xem nhẹ tất cả các vấn đề luân lý mà chỉ lấpđầy bản thân bằng tham vọng, lợi ích Nguyễn Huy Thiệp luôn dùng cách trựctiếp nhất để vạch trần cái đê tiện, thực dụng bằng cách xây dựng rõ một hìnhtượng nhân vật cũng như tình huống để cái xấu xa diễn ra Gia đình lão Kiền

trong Không có vua là một thế giới thu nhỏ, một cõi nhân gian không còn trật

tự tôn ti Mọi chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt dường như bị triệttiêu hoàn toàn khi lão Kiền – bố chồng bắt ghế lén xem con dâu tắm, lại hoàn

toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “Chúng mày giết nhau đi, ông

càng mừng”, khi Đoài – em chồng chọc ghẹo, đòi ngủ với chị dâu, ghen cả với

bố Nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Huy Thiệp vạch trần tâm lý thực dụng, vụlợi một cách trắng trợn của con người

Nhưng giữa sự hỗn độn, xấu xa ấy Nguyễn Huy Thiệp lại dựng lên nhữngnhân vật mang tâm hồn hoàn mĩ như là một tia sáng xuyên qua bóng đêm, đểtìm về điều thiện cho thế giới này Vẻ đẹp của thiên lương con người trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như tập trung ở hai kiểu người: nhân vậtthiểu năng và nhân vật nữ Người thiểu năng là những người chẳng thể đủ nhận

Trang 9

thứ để hiểu rõ cuộc đời này nhưng họ lại cảm nhận cuộc sống này bằng mộtcách rất riêng biệt – sự ngây thơ Trong mắt người đời họ thật đáng thương hại

và chịu đựng nhiều sự ghẻ lạnh, khinh khi nhưng với Nguyễn Huy Thiệp thìkhác, ông dành cho những người không may này một sự cảm thông vô hạn.Quan trọng hơn, ông nhìn thấy ở họ vẻ đẹp sáng ngời của nhân cách con người

Cô Lài trong Tướng về hưu dù gàn dở, ngờ nghệch nhưng tình cảm đối với mọi

người, hành động trong cuộc sống lại hết sức trong sáng và chân thực Trong thế

giới Không có vua của gia đình lão Kiền, giữa lúc mọi giá trị bị lật nhào, mọi

tôn ti sụp đổ, người ta nhìn thấy ở bé Tốn – đứa trẻ thiểu năng một tâm hồnthánh thiện Chỉ có Tốn là đối xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến và cũng chỉ

có nó là không chịu được bẩn, lúc nào cũng lau sàn hay là lau đi cái bạc ác củathế gian

2.3 Triết lí sâu xa về con người và văn chương

2.3.1 Triết lí về con người

Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, có thể nhìn thấy một “cõi người ta”10

xù xì, gân guốc, góc cạnh, lẫn lộn giữa tốt và xấu, giữa thật và giả, đen và trắng,cao thượng và thấp hèn với những con người có suy nghĩ và hành động, đờisống nội tâ vô cùng bí ẩn

Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện hàng loạt nghịch lí, ởhiền thì gặp chuyện bất trắc, đi tìm cái đẹp thì gặp cái xấu xa, đi tìm cái thiện thìgặp điều độc ác, những kẻ trí thức thì dâm ô, dối trá, bịp bợm Những nghịch lí

ấy là sự thật về cái phi lí của cuộc sống và của con người Cuộc sống không đơngiản mà vô cùng phức tạp, con người không dễ hiểu mà vô cùng rắc rối Khámphá con người bằng cặp mắt nhiều chiều, xoáy sâu vào đời sống nội tâm chằngchịt của con người, nhà văn đã góp được tiếng nói thành thật của con người màsuốt nắm mươi năm chiến tranh, vì nhiều lí do, văn học buộc phải giấu kín

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho thấy một sự thật rằng khi mànền kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp đang mở rộng ra, lối sống thựcdụng tràn vào đời sống của con người thì cũng là lúc con người bơ vơ và cảm

thấy lạc loại Tâm hồn ông Thuần-vị tướng về hưu trong tác phẩm Tướng về

hưu đã nói: “Sao tôicứ mãi lạc loài”, bản thân ông từng là một người lính, một

người chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người: “Ở trong

gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào Cả ở trong

10Hồ Tân Nguyên Minh, Nỗi suy tư về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

dòng họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi được mọi người ngưỡng vọng” Thế

nhưng khi chiến tranh qua đi, cuộc sống quay trở về bình thường, ông không thểnào đối mặt đối với cuộc sống như vậy, ông thừa thải, xa lạ với chính người

thân của mình “khốn nạn, tao không cần sự giàu có của mày” Sự cô đơn của

ông cũng chính là sự cô đơn, lạc lõng của những thế hệ lính, từ những mâuthuẫn của lí tưởng cao đẹp và sự thật trần trụi Những con người mải mê kiếmtiềm điều thiện, cái đẹp, nhưng rồi chính họ lại cô đơn Ở thế giới “không cóvua”, “biển không có thủy thần”, con người lại chìm vào trong bi kịch cô đơn

Chương trong Con gái thủy thần suốt đời bị ám ảnh bởi huyền thoại về

mẹ Cả - kiểu nhân vật thường cứu nhân độ thế như Đức Mẹ trong ThiênChúa giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phật giáo Nhưng trên hành trình đi

ra biển, anh chỉ thấy “những ngộ nhận giới tính và thói đạo đức giả giết chết vẻ

diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ”để rồi nhận ra rằng thiên thần chỉ là trò

phịa, thượng đế đã chết ở trần gian Nhân vật chính trong Chảy đi sông ơi

ngây thơ đi tìm huyền thoại về con trâu đen nhưng chỉ được chứng kiến sự lạnhlùng và tàn nhẫn.“Hành trình tìm điều thiện lặng lẽ và cô đơn như con dãtràng se cát”11.Con đường đến với cái đẹp quá gian nan Con người mãi đi để rồi

mãi mãi bơ vơ, lạc lõng:“Trước mắt tôi dòng sông đang thao thiết chảy.

Sông chảy ra biển Biển rộng vô cùng Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy Tôi đứng lên đi về nhà Ngày mai tôi đi ra biển Ngoài biển không có thủy thần”(Con gái thủy thần) Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy

Thiệp chúng ta thấy rằng: “Cuộc sống như một dòng sông, có cả sự trong veotinh khiết đến ngữ ràng của nước, có cả rác rưởi đang trôi nhưng ông giúpchúng ta hiểu hơn về nước, về rác bằng một cái nhìn tỉnh táo và sâu sắc Từ đóông thức tỉnh một khao khát, bỏ rác đi chúng ta sẽ gặp sự trong trẻo của dòngsông”12

2.3.2 Triết lí về văn chương

Con đường văn chương chính là con đường của sáng tạo trí tuệ màNguyễn Huy Thiệp đã in hằng lên đó những dấu chân không bao giờ lu mờtrong tâm trí độc giả Con đường mà Nguyễn Huy Thiệp đi là một con đườngmang đây sự tìm kiếm, khám phá bản chất sâu thẳm bên trong con người Khiđọc những tác phẩm của ông độc giả phần nào có thể chạm vào những quanniệm về văn chương ông gửi gắm trong đó Không trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ

11Nhiều tác giả (2001),” Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

12Nguyễn Đăng Điệp (2009), “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí sông Hương

Trang 11

thành những tuyên ngôn buộc người đọc phải có một cái nhìn tinh tế, một giácquan nhạy cảm để nhận ra triết lý văn chương mà ông lặng lẽ, bình thản để nhânvật của mình truyền tải.

Triết lý văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong nhữngtruyện ngắn của ông qua vài ba câu nói của những nhân vật trong truyện Điềuđầu tiên khi nhắc đến nghề cầm bút chính là phải thể hiện được cái khát vọng

của mình đối với văn chương: “Văn chương phải bất chấp hết Ngập trong bùn,

sục tung lên thoát thành bướm và hoa Đó là chí thánh.” – Giọt máu Để tung

hô được cái đẹp trong văn chương đòi hỏi nhà văn phải đi khám phá, tìm tòi,phải suy ngẫm và có khả năng quan sát đời sống bằng lăng kính của chủ thể.Muốn có văn chương hay phải sống chung, ăn ở chung với những thứ mà ta ấp

ủ để tìm ra cái đẹp, cái giá trị riêng cho tác phẩm cũng như là cho đời

Đối với ông mọi sự đều tồn tại trong mình bản chất thật nhất cho dù vẻngoài có muôn hình vạn trạng hay tầm vóc thế nào, và nhà văn chính là kẻ phải

bổ tất cả, phải đục phải khoan sâu vào để tìm ra cái lõi cái nhân ấy Vì là cái bảnchất thật nên văn chương không thể chỉ có cái cao cả mà còn là cái tồi tệ, cái

đau đớn: “Bác ơi, chữ nghĩa nó ghê gớm lắm Nó là ma đấy, yếu bóng vía là nó

ám mình, nó làm cho thê thảm và đau đớn mất thôi.” – Giọt máu

Và văn chương chính là những làn gió dịu dàng len lõi vào những kherãnh tâm hồn cái bản chất của tất cả mọi vật, để nuôi dưỡng và thanh tẩy tâmhồn con người Cuộc đối thoại giữa ông Liên và người khách qua đường trong

Giọtmáu đã nói lên hết sức mạnh của văn chương: người đó bảo: “Chữ nghĩa

có ăn được không?” ông Liên bảo: “Không ăn được” Ông còn nói tiếp: “Gì thì gì, nó cũng hơn cày cuốc” Người đó bảo: “Nhiều chữ nghĩa thì người đó có đạo đức à?” Ông Liên bảo: “Phải.”

Chem xen giữa những lời phát biểu của các nhân vật về văn chương còn

có những lời trực tiếp của tác giả như một kiểu tin vắn Kết thúc truyện Kiếm

sắc, Nguyễn Huy Thiệp đã tự mình xông vào: “công việc viết văn vốn rất nhọc

nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa.” Đây chính là sự ý thức của Nguyễn Huy Thiệp

về nghề văn, phải không ngừng nghỉ tự vấn bản thân để tìm được chân giá trị vàgìn giữ nó

Vậy ta có thể thấy được triết lí văn chương dù được bộc lộ trực tiếp từchính nhà văn hay gián tiếp quan phát ngôn của nhân vật thì cũng nhằm vàomục đích vì con người và cảm hóa con người Trong sứ mệnh cao cả đó Nguyễn

Trang 12

Huy Thiệp luôn không ngừng tạo ra một lối đi đúng, một lối viết đúng và trungthực với cuộc đời, để tạo ra một thứ văn chương không thể dối trá, sáo rỗng.

CHƯƠNG 3: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ

Trang 13

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được xây dựng theo kiểu “đầu chuộtđuôi voi” Nhà văn thường dùng cách mở đầu mỗi truyện theo lối truyền thống.Lối mở đầu này gần giống như các truyện dân gian (truyện cổ tích, truyềnthuyết, ngụ ngôn…) Có nghĩa là nhà văn sẽ giới thiệu những nét chung nhất vềcác nhân vật có mặt trong truyện một cách ngắn gọn, súc tích nhưng mang tính

khái quát cao Chẳng hạn, trong truyện ngắn Sang sông, tác giả đã mở đầu:

“Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn

đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò”,“Nửa đầu thế kỷ trước, ở

Kẻ Noi, huyện Từ Liêm có ông Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú Ông Liên xây nhà trên miếng đất đầu làng Miếng đất này bằng phẳng, rộng ba sào hai thước.” (Giọt máu), “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học Ông nội tôi có hai vợ Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền Bà hai làm nghề nhuộm vải…”

(Tướng về hưu).Chỉ bằng một vài câu văn mở đầu với cấu trúc đơn giản (chủ

yếu là câu đơn), tác giả đã làm hiện lên hết tất cả nhân vật có mặt trong truyện,người đọc sẽ dễ dàng bao quát hết nhân vật khi ngay từ khi bắt đầu tiếp cận tácphẩm, chứ không cần phải đọc hết tác phẩm mới nắm được

Nếu như cách mở đầu của truyện ngắn càng đơn giản, ngắn gọn thì cáchkết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là kết thúc mở Đặc biệt, ởnhiều truyện, nhà văn tạo dựng nhiều giả thuyết khác nhau cho đoạn kết câuchuyện Điều này thể hiện rõ nét tính khách quan trong phong cách NguyễnHuy Thiệp Tác giả cho phép người đọc tự do chọn lựa một kết cục phù hợp chứkhông áp đặt Kết thúc mở được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều trong nhóm

truyện đề tài lịch sử Điển hình như trong Kiếm sắc, nhân vật Lân đã bị Nguyễn

Phúc Ánh xử chém bằng thanh kiếm thần Tuy nhiên, tác giả lại “chua” thêm

một đoạn, kể về giai thoại Con gái thủy thần Đặng Phú Lân và Ngô Thị Vinh

Hoa trốn vua Gia Long lên Đà Bắc, giờ vẫn còn con cháu sống trên vùng

ấy.Riêng trong truyện ngắn Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra 3 đoạn kết

khác nhau cho câu chuyện Đoạn kết 1: nhân vật Phăng bị vua Gia Long đầuđộc chết Đoạn kết 2: Nhân vật Phăng được vua Gia Long cho hồi hương vềPháp và sống đến già trong vinh hoa phú quý Đoạn kết 3: tác giả không nhắcđến nhân vật Phăng, chỉ cho là Gia Long không muốn người đời biết được mốiquan hệ của nhà vua với người châu Âu Mỗi đoạn văn lại đưa ra cách lí giải

riêng về số phận nhân vật: “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này

để bạn đọc tùy ý lựa chọn” Trong nhiều truyện khác, tác giả cũng có cách kết

thúc mở tương tự Để tạo ra kết thúc mở, Nguyễn Huy Thiệp thường dùng

Trang 14

những yếu tố mang tính hư cấu, mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời đồn

không đáng tin cậy Ta có thể bắt gặp điều này trong các truyện: Chảy đi sông

ơi,Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… Nguyễn Huy Thiệp đã “khước từ cách áp

đặt chân lí cho người khác, đồng thời thể hiện một cái nhìn triết học sâu sắctrước dòng chảy phức tạp đầy ngã rẽ bất ngờ của đời sống”13.Quyền phán xét,

nhìn nhận tác phẩm giao lại cho người đọc Câu chuyện mở ra những khả năng

để người đọc suy ngẫm, mỗi người sẽ có thể suy ngẫm theo những chiều hướngkhác như chính cuộc đời vốn “đa sự và không ít những ngẫu nhiên”

Bên cạnh việc lựa chọn cách kết thúc mở để tạo nên các nhìn khách quancho các vấn đề, nhất là trong các truyện về đề tài lịch sử Một nét nổi bật nữa,góp phần làm nên khuynh hướng “mở” trong truyện ngắn của Nguyễn HuyThiệp đó là nhà văn thường dùng hình thức liên hoàn hoặc truyện trong truyện

Trong truyện Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện Khung cảnh các câu chuyện thường mở đầu là “Ngày ấy ở Hua Tát…”, tiếp theo là “Có một cô

gái…”, “Có một người đàn bà ” Ở truyện Trái tim hổ xuất hiện nhân vật

chàng Khó, sau đó trong truyện Nàng Sinh lại hiện lên hình ảnh miếu chàng Khó Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện, có quá khứ, có hiện tại, được tác

giả ghép bên nhau lần lượt là Truyện thứ nhất, Truyện thứ hai, Truyện thứ ba

3.1.2 Cốt truyện

Trong quá trình viết Nguyễn Huy Thiệp ý thức sâu sắc và nghiêm túc vềcông việc của mình ông nói “Trong quan niệm sáng tác của tôi, một mặt tôi vẫncoi truyện ngắn như tác phẩm (viết với ý thức cổ điển) nhưng một mặt khác tôivẫn chỉ coi nó như là bài tập văn chương vừa thôi Hai điều này vừa mâu thuẫn

và không mâu thuẫn” Trong truyện ngắn của ông xuất hiện các cốt truyện sau:

3.1.2.1 Cốt truyện truyền thống

Những truyện được xây dựng theo mô hình truyền thống chiếm vị trí kháquan trọng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ông là người muốn bứt phá rakhỏi cái trật tự cũ thông thường, tác phẩm của ông thường chứa đựng tinh thần

nhân sinh cao cả như Những ngọn gió Hua Tát, Phẩm tiết, Kiếm sắc,…Cốt

truyện chính trong các truyện ngắn này là sự khắc họa nhân vật và tái hiện cácxung đột xã hội Ông luôn có ý thức phải làm mới cốt truyện để có thể bộc lộmột cách hiệu quả nhất quan niệm về cuộc sống, con người và điều cốt yếu làlôi cuốn, thu hút người đọc Trong các truyện ngắn của ông có cốt truyện hếtsức năng động - ở việc sử dụng các thành phần của cốt truyện cũng như kết cấu

13Nguyễn Văn Long (chủ biên), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)”, nxb Đại học Sư phạm, tr 202

Trang 15

truyện Trong Những ngọn gió Hua Tát, ta thấy dù sử dụng mô hình và chất liệu

dân gian nhưng yếu tố phá phách và năng động trong con người ông luôn đượcbộc lộ rõ nét, mười câu chuyện nhỏ thành một câu chuyện lớn Cốt truyện củaông thường được xây dựng trên cơ sở các hành động, ông miêu tả hành độngcủa các nhân vật trong cốt truyện rất cầu kì, chi tiết nhưng môi trường và hoàncảnh nhân vật cũng như hành động được xây dựng rất phù hợp nhằm góp phầnnổi bật ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện

Truyện ngắn Như những ngọn giótất cả các nhân vật và sự kiện được bao

bọc trong cái vỏ cổ tích và huyền thoại, xây dựng các nhân vật dựa trên mô típ

cổ tích điển hình có yếu tố hoang đường tham gia trực tiếp vào số phận nhân vậtchính Kết thúc mỗi truyện trong truyện ngắn của ông đều có hậu và không cóhậu

Khi đọc truyện chúng ta sẽ thấy mở đầu truyện ngắn của ông thường theo

mô hình truyền thống Chẳng hạn như trong truyện Phẩm tiết: Ngô Thị VinhHoa là con thứ mười của Ngô Khải Khải là hậu duệ của Chương Khánh CôngNgô Từ, ngưởi đã sinh ra bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông NgôKhải là bậc đại phú, nhà gần chùa Tiên Tích, chuyên buôn hàng tơ lụa NhàKhải kho đụn không khác gì phủ Chúa, đầy tớ vài trăm người Khải giao durộng, chơi với toàn người sang Con gái họ Ngô đẹp nổi tiếng Kẻ Chợ, đời nàyqua đời khác nhiều người được tuyển vào cung Khải có bảy người con gái thìsáu người đều là thiếp yêu ở phủ Chúa Vinh Hoa là con gái út Khải rất yêuchiều Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, tỏa

ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt Trên cổ Vinh Hoa có bảytràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay ra thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ

“thiên mệnh” Có lẽ Nguyễn Huy Thiệp rất ưa chuộng cách mở đầu truyện nhưthế này Trong sự kiện thì có các biến cố thường thì tác giả xây dựng trên cơ sởcủa mối quan hệ nhân quả, diễn biến của câu chuyện thường vận động đơn

tuyến và theo một trật tự thời gian nhất định Trong Huyền thoại phố phường

khi bắt đầu tiến hành hành động vô liêm sỉ nhân vật Hạnh đã “tấn công” bàThiều để đoạt được tấm vé số, y phải trải qua những ngày sống kham khổ, tủinhục của kiếp công chức nghèo, đồng thời lại phải chứng kiến cảnh sống xahoa, lãng phí của kẻ giàu có, hắn định nịnh và tin tưởng vào phép màu thần linhyểm trợ cho tấm vé số của bà Thiều và hắn đã trải qua một quá trình vận lộncăng thẳng, đấu trí quyết liệt để tính toán cho mình thoát kiếp nghèo cơcực….Điều đó cho thấy, Nguyễn Huy Thiệp là một người có tài năng, sự sángtạo nghệ thuật đa dạng phong phú trong các tác phẩm của ông

Trang 16

3.1.2.2 Truyện không có cốt truyện

Khái niệm truyện không có cốt truyện chỉ mang tính ước lệ và quy ướccao, nó đánh dấu sự cách tân nghệ thuật của các nhà văn hiện đại Truyện không

có cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là ẩn chứa những mẫutruyện tâm lí và truyện đời thường

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tạo thành một dòng chảy vô cùng

mạnh mẽ như Tướng về hưu, Không có vua, Con gái thủy thần,… Đọc những

truyện này sẽ thấy được những cuộc sống đời thường, ở đó cũng gặp cảnh hạnh

phúc, đau khổ được tái hiện rất sinh động và lạ thường Truyện ngắn Chảy đi

sông ơi là một dòng thác của cuộc đời người dân sống quanh bến Cốc nổi, tâm

điểm là huyền thoại về con trâu đen trên bãi sông này với những lời đồn đại

“Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt

nước Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá” Cả câu là những câu chuyện mảnh vụn của những

kiếp người phù du, đó là câu chuyện về cuộc đời của những ngư dân như lãoTảo, lão trùm Thịnh, chị Thắm,…Đó là mảnh đời đau xót trong quá trình đi tìmcon trâu đen của “tôi” Trong truyện này không thấy những biến cố lớn, không

có xung đột đỉnh điểm mà chỉ có bi kịch dẫn đến cái chết của các nhân vật như

sự trôi chảy của dòng đời

Với truyện ngắn Không có vuathì ta thấy được cốt truyện phân mảnh với

bảy câu chuyện nhỏ: Gia cảnh, Buổi sáng, Ngày giỗ, Buổi chiều, Ngày tết, Buổitối, Ngày thường Nội dung câu chuyện xoay quanh việc Sinh về làm dâu nhàlão Kiền, chuyện Cấn lo kiếm tiền, chuyện Khiếm ăn cắp thịt bò, chuyện cãinhau,…

3.1.2.3 Cốt truyện sử dụng yếu tố huyền ảo

Cốt truyện kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp xuất hiện ở nhiều

dạng thức khác nhau Đó là nhân vật kỳ ảo Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết, nhân vật Mẹ Cả trong Con gái thủy thần, thanh kiếm báu trong Kiếm sắc,…Các

yếu tố kì ảo tham gia vào cốt truyện ở nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau tùytheo dụng ý nghệ thuật của tác giả

Mở đầu truyện Chảy đi sông ơi là hồi ức kỉ niệm thời ấu thơ của nhân vật

khi sống trên vùng đất ven sông bến Cốc “Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng

sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi

Ngày đăng: 04/06/2018, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w