TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG TRÌNH ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU Giáo viên hướng dẫn : Th.S Bùi Thanh Tùng Sinh viên thực hiện : Hoàng Đình Trường Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Văn Tuệ Bùi Ngọc Tuyên Phan Tuấn Vũ Lớp : CầuĐường Sắt K55 Nhóm 4 ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU CỬA SÓT CHƯƠNG 1: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO 1.Giải pháp thiết kế cầu 1.1 Giới thiệu chung. Ngày 3182010, cầu Cửa Sót trên tuyến đường nối từ quốc lộ 1A đến mỏ sắt Thạch Khê, nối liền hai xã Thạch ĐỉnhHộ Độ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) thông xe sau 26 tháng thi công. Cầu có chiều dài 488.50m, rộng 12m, nhịp giữa sông dài 90m được thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng trên khung T. Tổng mức kinh phí xây dựng cầu 124 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh là chủ đầu tư, hai công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 và 479 thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) là đơn vị thi công. Việc hoàn thành và đưa vào hoạt động cầu Cửa Sót tạo điều kiện thuận lợi cho vùng duyên hải đi lại và giao lưu hàng hóa, đồng thời phục vụ và khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). 1.2 Bố trí chung Cầu Cửa Sót nằm trên quốc lộ 15B lý trình Km2+237; Sơ đồ nhịp: 39,15m + 3x40m + (55+90+55)m + 3x40m + 39,15m; Tổng chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố : 488.50m Bề rộng cầu chính và cầu dẫn B = 12.0m, trong đó: + Làn xe chạy : 2x5.5m = 11.0m + Gờ lan can : 2x0.5m = 1.0m Trắc dọc cầu nằm trên đường cong đứng bán kính R = 4500m. Tiếp nối với đường cong tròn bằng độ dốc i = 4% 1.3 Kết cấu phần trên Cầu chính: Phần nhịp chính vượt dòng chủ là kết cấu dầm liên tục ba nhịp làm bằng BTCT DƯL. Sơ đồ nhịp 55 + 90 + 55 (m). Cầu dẫn: Phần nhịp dẫn hai phía bờ sử dụng kết cấu nhịp giản đơn, mặt cắt dầm Super T khẩu độ L = 39.15m và L = 40m. 1.4 Kết cấu phần dưới Trụ phần cầu chính dùng trụ thân rộng bằng BTCT. Trụ cầu dẫn dùng trụ thân hẹp bằng BTCT. Hai mố dùng mố chữ UBTCT. Móng dùng móng cọc khoan nhồi BTCT 2. Phân tích, lựa chọn biện pháp thi công cho từng hạng mục Mố A1 và A2 thi công trên cạn, thi công hố móng bằng phương pháp đào trần. Trụ P1 và P9 thi công trên cạn, thi công hố móng bằng phương pháp đào trần Trụ P2 và P8 nằm ngay dưới mực nước thi công vì vậy dùng phương pháp đắp đảo nhô và thi công hố móng bằng phương pháp đào trần. Trụ P3, P4, P5, P6, P7 nằm dưới mực nước thi công vì vậy chọn biện pháp thi công dùng hệ nổi, sử dụng vòng vây cọc ván thép để thi công hố móng. 3 Phương án thi công chủ đạo 3.1 Thi công mố Hai mố đều được thi công trên cạn. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công + Chuẩn bị vật tư và máy móc thi công + Xác định vị trí thi công, định vị vị trí tim mố + Dùng máy ủi kết hợp thủ công san ủi mặt bằng thi công mố A1 đến cao độ thiết kế Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi + Định vị tim cọc + Đưa máy khoan vào vị trí + Dùng búa rung rung hạ ống vách tới cao độ thiết kế + Tiến hành khoan tạo lỗ tới cao độ thiết kế + Vệ sinh ống khoan, lắp đặt và hạ lồng cốt thép + Lắp ống đổ, phễu đổ bê tông + Đổ bê tông theo phương pháp rút ống thằng đứng tới cao độ cao hơn cao độ đáy bệ 1.5m Bước 3: Đào đất, đập đầu cọc + Dùng cơ giới kết hợp thủ công đào đất tới cao độ đáy móng + Đào rãnh thoát nước, hố tụ nước (có thể bố trí máy bơm nếu cần) + Đập đầu cọc, vệ sinh và nghiệm thu hố móng Bước 4: Thi công bệ móng + Rải lớp vữa đệm dày 10cm + Đập đầu cọc, uốn cốt thép đầu cọc + Làm sạch hố móng, lắp dựng đà giáo ván khuôn cốt thép bệ móng + Đổ bê tông bệ móng + Tháo dỡ văng chống, ván khuôn bệ Bước 5: Thi công các bộ phân mố + Lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân mố + Đổ bê tông thân mố + Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép tường cánh mố + Đổ bê tông tường cánh mố + Lắp dựng đà giáo ván khuôn tường đỉnh mố + Đổ bê tông tường đỉnh mố + Tháo dỡ ván khuôn, các thiết bị phụ trợ Bước 6: Đắp đất nền đường, xây tứ nón, chân khay, hoàn thiện mố. 3.2 Thi công trụ chính Trụ chính thi công trong điều kiện ngập nước, chiều sâu ngập nước nhỏ hơn 5m. Nên ta chọn phương án thi công dùng hệ nổi và đóng vòng vây cọc ván thép để thi công trụ chính. Bước 1: Thi công vòng vây cọc ván thép + Chuẩn bị vật tư máy móc thi công + Đóng cọc định vị + Đóng cọc ván thép bằng búa rung 55 KW + Lắp ráp vành đai ngoài và các thanh giằng + Đắp đất bên trong tường cọc ván Bước 2: Khoan tạo lỗ cọc và đổ bê tông cọc + Đóng cọc định vị 2I300 + Lắp khung dẫn hướng để rung hạ ống vách + Dùng lỗ khoan tạo lỗ tới cao độ thiết kế + Vệ sinh hố khoan, lắp đặt và hạ lồng cốt thép + Lắp ống đổ, phễu đổ bê tông tới cao độ cao hơn đáy bệ 1.5m + Đổ bê tông cọc khoan nhồi và đổ ống vách + Kiểm tra chất lượng cọc Bước 3: Đào đất lộ đầu cọc và đổ bê tông bịt đáy + Di chuyển máy móc ra khỏi vị trí + Đào đất trong vòng vây tới cao độ quy định bằng máy đào gầu ngoạm kết hợp với xói hút bằng thủy lực + Đổ lớp bê tông bịt đáy bằng phương pháp rút ống thẳng đứng Bước 4: Bơm cạn nước vòng vây, đập đầu cọc và chỉnh sửa cốt thép + Hút cạn nước trong vòng vây + Tiến hành cắt ống vách thép, đập đầu cọc, chỉnh sửa lại cốt thép đầu cọc + Đổ lớp bê tông tạo phẳng dày 15cm Bước 5: Thi công bệ trụ và thân trụ + Lắp dựng ván khuôn, văng chống, cốt thép bệ trụ + Tiến hành đổ bê tông bệ trụ + Đợi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn bệ trụ và tiến hành lắp dựng khung cốt thép, ván khuôn thân trụ + Đổ bê tông thân trụ Bước 6: Hoàn thiện trụ 3.3 Thi công KCN Bước 1: Thi công khối đỉnh trụ + Dùng cẩu lắp dựng đà giáo mở rộng trụ + Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đốt K0 + Đổ bê tông đốt K0 + Tháo ván khuôn và căng kéo cáp khi đạt bê tông cường độ + Neo đốt K0 và thân trụ Bước 2: Thi công các khối đúc hẫng + Dùng cẩu lắp dựng xe đúc lên đốt K0 + Tiến hành đúc hẫng cân bằng các đốt K1 + Di chuyển xe đúc ra các vị trí tiếp theo + Tiến hành đúc hẫng cân bằng các đốt tiếp theo Bước 3: Thi công khối trên đà giáo + Dùng máy ủi kết hợp thủ công san ủi mặt bằng thi công tới cao độ thiết kế + Lắp dựng trụ tạm, đà giáo, ván khuôn + Lắp dựng cốt thép, ống gen và đổ bê tông + Căng kéo cáp dự ứng lực khi bê tông đạt cường độ Bước 4: Hợp long nhịp biên + Di chuyển xe đúc vào vị trí tiến hành hợp long nhịp biên + Khi bê tông đạt cường độ tiến hành căng kéo cáp dự ứng lực + Tháo dỡ xe đúc hợp long nhịp biên và các thiết bị phụ trợ + Hạ kết cấu nhịp xuống gối Bước 5: Hợp long nhịp giữa + Sau khi hạ kết cấu nhịp xuống gối chính tiến hành di chuyển xe đúc tới vị trí hợp long giữa + Thi công khối hợp long nhịp chính + Khi bê tông đạt cường độ tiến hành căng kéo cáp dự ứng lực + Tháo dỡ xe đúc và các thiết bị phụ trợ 3.4 Thi công kết cấu nhịp cầu dẫn Bước 1: Thi công đoạn nhịp đầu tiên + Lắp giá ba chân lên nền đường đầu cầu + Di chuyển giá ba chân tới vị trí mố ở vị trí có thể lắp được kết cấu nhịp + Kê chân trước của giá ba chân lên đỉnh trụ dẫn + Di chuyển kết cấu nhịp bằng xe rùa tới vị trí có thể lắp dựng vào giá ba chân + Móc treo kết cấu nhịp lên giá và di chuyển tới vị trí + Hạ kết cấu nhịp xuống vị trí + Tiếp tục cho đoạn dầm tiếp theo Bước 2: Thi công đoạn dầm cuối cùng + Di chuyển giá ba chân, một chân kê trên nhịp dẫn kế trước, một chân kê trên mặt cầu chính + Chân kê được kê trên một bản thép để giảm áp lực xuống dầm + Di chuyển kết cấu nhịp bằng xe rùa tới vị trí có thể lắp dựng vào giá ba chân + Móc treo kết cấu nhịp lên giá và di chuyển tới vị trí + Hạ kết cấu nhịp xuống vị trí CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ 2.1 A Thuyết minh công nghệ thi công cọc khoan nhồi. 1.Định vị vị trí đặt cọc: Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí đặt cọc. Căn cứ bãn vẽ thiết kế và địa hình thực tế mà định vị tim cọc. Cách định vị cọc: • Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ tọa độ khống chế. Từ hệ tọa độ này triển khai vị trí các tim cọc. • Tim cọc được xác định bằng 2 tim mốc A, B vuông góc nhau và cách đều A, B một khoảng L. • Sai số định vị của cọc sau khi thi công không được lệch quá 13 đường kính của cọc. 2.Công tác hạ ống vách, khoan và bơm dd bentonite. 2.1. Công tác hạ ống vách: Ống vách có nhiệm vụ: •Định vị và dẫn hướng cho máy khoan. •Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan. •Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan •Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông. Sau khi đổ bê tông xong ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại. Các phương pháp hạ ống vách: •Phương pháp rung: Là sử dụng loại búa rung thông thường, để đạt độ sâu khoảng 6 mét phải mất khoảng 10 phút. •Phương pháp ép: Là sử dụng máy ép để ép ống vách xuống độ sâu cần thiết. •Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: Đây là phương pháp phổ biến hiện nay. Người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào khoan đến hết độ sâu của ống vách thì dùng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và hạ xuống cao trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng. 2.2. Công tác khoan tạo lỗ và bơm dung dịch Bentonite: Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm. Đất lấy ra khỏi lòng cọc được thực hiện bằng thiết bị khoan đặc biệt, đầu khoan lấy đất có thể là loại guồng xoắn cho lớp đất sét hoặc là loại thùng cho lớp đất cát. Cần khoan có dạng ăng ten gồm 3 ống lồng vào nhau và truyền được chuyển động xoay, ống trong cùng gắn với gầu khoan và ống ngoài cùng gắn với động cơ xoay của máy khoan. Cao trình dung dịch Bentonite ít nhất phải cao hơn cao trình mực nước ngầm từ 12m, thông thường nên giữ cho cao trình dung dịch Bentonite cách mặt trên của ống vách là 1m. 3. Xác định độ sâu hố khoan và vệ sinh hố khoan. Dùng thước dây có treo quả dọi xuống hố khoan hoặc đo chiều dài các cần khoan để xác định độ sâu hố khoan. Các công đoạn vệ sinh hố khoan: PP thổi rửa dùng khí nén: Dùng ống PVC hoặc kim loại (ϕ60100mm) đưa xuống đáy hố khoan, dùng khí nén bơm ngược bùn tự nhiên trong đáy hố khoan ra ngoài cho đến khi không còn cặn lắng. PP luân chuyển Bentonite: Dùng cáp thả máy bơm có công suất 4560 m3h xuống hố khoan. Một đường ống (ϕ80100mm) gắn vào đầu trên máy bơm có nhiệm vụ đưa dd bùn Bentonite về bồn lọc. Trong quá trình bơm dd Bentonite luôn được bổ sung vào hố khoan cho đến khi đạt yêu cầu về độ lắng ( 1 kW. Nếu chiều dài ống 20 m thì gắn thêm đầm rung ở giữa ống nhưng chú ý mối nối nguồn điện đến đầm rung phải được bịt kín. Phễu được gắn với ống đổ có thể làm bằng gỗ bịt tôn hoặc bằng thép bề dày < 4mm và được tăng cường bằng thép góc. + Góc phểu không < 45o. Thể tích phểu không < 1.5 thể tích ống đổ và không < 2 m3 để đảm bảo đủ áp lực đẩy nước trong ống ra ngoài cũng như khối lượng và vận tốc bêtông khi đổ. + Trên các phểu cần bố trí lan can để công nhân thuận tiện thao tác. + Khi cửa xả bêtông vào phểu cao hơn 1.5 m thì cần bố trí thêm ống vòi voi để tránh phân tầng. + Ống đổ và phểu được treo trên hệ thống nâng hạ bằng cáp hoặc palăng xích sao cho tổng chiều cao nâng hữu hiệu phải > chiều dài 1 đốt ống đổ dài nhất cộng thêm 1 m. Nút giữCầu: + Để cho bêtông không tiếp xúc với nước trong giai đoạn đầu phải dùng nút giữ dạng quả cầu bằng bao tải, bao bì với mặt cưa, ... Nó được treo tới miệng phểu trước khi đổ đầy bêtông vào phểu. + Yêu cầu nút phải dễ tụt xuống và nổi lên mặt nước sau khi ra khỏi ống + Số lượng ống đổ phụ thuộc vào diện tích hố móng, bán kính tác dụng ống đổ và năng suất đổ bêtông: + Đảm bảo năng suất đổ qua ống không < 0.3 0.4 m3m21h. + Để tăng nhanh tốc độ ngưng kết của bêtông có thể cho thêm phụ gia. + Trước khi thi công bệ móng cần phá bỏ lớp mặt bêtông bịt đáy từ 1015 cm vì có chất lượng xấu và thường là lớp vữa cát nổi lên và bề mặt bêtông lồi lõm. + Mác bêtông dưới nước nên cao hơn mác thiết kế khoảng 10%, bêtông có độ sụt SN = 10 20 cm để dễ xuống và không bị tắc +Cốt liệu có kích thước lớn nhất không > 40 mm, không < 0.25 đường kính ống đổ. Tốt nhất dùng bêtông sỏi với 25% đá dăm. +Khi đổ bêtông cần chủ bị chu đáo, đổ liên tục cho đến xong càng nhanh càng tốt. Khi đổ phải tuân theo các quy định chặt chẽ để bảo đảm chất lượng +Nếu ống bị tắc dùng que sắt thông ngay, hoặc có thể nâng hạ ống nhưng ống phải ngập trong bêtông 2.3 thuyết minh công nghệ căng kéo các bó cáp DƯL và tính toán toán công nghệ căng kéo Sơ đồ trình tự căng cáp DƯL trong kết cấu nhịp liên tục đúc hẫng cân bằng Các bó cáp DƯL được bố trí tùy thuộc vào biểu đồ mômen cánh hẫng với lượng bó cáp tập trung cao nhất ở trên trụ và giảm dần về 2 phía 2 nhịp bên. Việc sử dụng phương pháp thi công hẫng cân bằng cho các cầu BTCT DƯL có nhịp trung và lớn có nhiều lợi thế, đặc biệt trong điều kiện khó khăn hay không thể thi công hệ đà giáo như các trường hợp qua thung lũng sâu, sông rộng, khoảng diện tích phía dưới có giao thông đi lại hay trường hợp nền đất yếu phải đầu tư nhiều chi phí cho móng hệ đà giáo.công trình tiêu biểu liên quan đến công nghệ đúc hẫng cân bằng Thuyết minh công nghệ căng kéo cốt thép DƯL. 1. THI CÔNG KHỐI ĐỈNH TRỤ Tất cả các thanh ứng suất trước khi đưa vào sử dụng phải được kéo thử trên giá tại hiện trường tới lực kéo bằng 60% khả năng chịu lực tới hạn theo trình tự được quy định. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được sử dụng thanh ứng suất quá 80% khả năng chịu lực tới hạn. Trình tự lắp đặt thanh ứng suất như sau: Bước 1: Lắp đặt thanh ứng suất dài 4 m và 2 m (hoặc chiều dài có quy định cụ thể trong bản vẽ mà kỹ sư thiết kế chỉ rõ) nằm trong thân trụ. Cần chú ý rằng cao độ đỉnh các thanh ứng suất phải thấp hơn cao độ đỉnh của thân trụ để sau này chúng không cản trở việc tháo gối tạm.. Cần đặc biệt lưu ý hiện tượng “đề xe” của cút nối khi nối đoạn thanh nằm trong khối K0 với đoạn dưới. Đề phòng hiện tượng này, đầu dưới của cút nối phải được cố định bằng các dây buộc 2mm buộc chặt xung quanh thanh, bên ngoài được cuốn băng dính sao cho khi lắp thanh này, cút nối phải cố định không được xoay. Bước 2: Lắp đặt ống ghen cho đoạn thanh dưới và thanh trên Ống ghen có nhiệm vụ bảo vệ thanh ứng suất trong quá trình đổ bê tông, không cho vữa bê tông tiếp xúc với thanh ứng suất. Để làm được việc đó, ống ghen phải đảm bảo độ kín khít. Để cố định vị trí ống ghen theo phương thẳng đứng (độ nghiêng không vượt quá 1000), cần phải bố trí các lưới thép 12, theo chiều cao cứ 0,5m bố trí một lưới. Các lưới thép này kẹp chặt vào ống ghen và được cố định vị trí vào cốt thép của kết cấu.Phần tiếp xúc của ống ghen với bản đệm (đáy ống ghen) và xung quanh lỗ bơm vữa phải được cuốn băng dính bọc kín. Băng dính dùng loại băng dính rộng bản. Phương pháp căng cáp dự ứng lực, căng thanh ứng suất Chỉ tiến hành căng dự ứng lực khi bê tông đạt cường độ đạt yêu cầu của đồ án thiết kế. Trước khi căng cáp dự ứng lực cho khối đỉnh trụ, các ván khuôn thành ngoài, thành trong và ván khuôn nóc phải tách rời khỏi bề mặt bê tông. Riêng ván khuôn đáy chỉ được tháo ra sau khi đã căng xong. Các thanh ứng suất giữ ổn định trong qúa trình đúc hẫng, được căng theo từng cấp và đối xứng đến lực yêu cầu. 2. THI CÔNG CÁC KHỐI CỦA DẦM HẪNG Trừ khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo, các khối còn lại của dầm hẫng được đúc hẫng đối xứng trên xe đúc theo các bước sau đây: Buộc cốt thép và ống ghen tạo lỗ Cốt thép của khối được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế theo trình tự: bản đáy, hai bên thành, bản mặt. Đặc biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại các đầu neo. Các ống ghen tạo lỗ được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế và được nối với đầu chờ của các ống ghen đã đặt trong khối đỉnh trụ (hoặc khối đã đúc) bằng các ống nối. Hai đầu ống nối được cuốn kín xung quanh bằng băng dính rộng bản. Các đoạn thép 6 được dùng để cố định ống ghen vào cốt thép thường, chúng được bố trí dọc theo các ống ghen theo khoảng cách 1mcái. Các ống nhựa PVC 60 được dùng để tạo lỗ chờ cho thanh ứng suất của các khối tiếp theo. Chân các ống nhựa này được cố định bằng một đoạn gỗ tròn dài khoảng 3cm có đường kính bằng đường kính trong của ống, đỉnh của chúng được cố định bằng các thanh 6 hàn thành ô vuông buộc vào lưới cốt thép thường. Trong lòng ống nhựa đổ đầy cát, trên đỉnh ống buộc kín bằng giấy xi măng chống vữa bê tông rơi vào trong ống. Các bản đệm neo được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế. Trục của bản đệm neo phải trùng với trục của ống ghen và mặt của nó phải vuông góc với trục của ống ghen ở 1m đầu tiên của ống ghen. Các lỗ thoát vữa (hoặc bơm vữa) phải đặt ở phía trên (điểm cao). Dọc theo mỗi ống ghen nên đặt các ống thăm vữa và đặt ở điểm cao nhất của ống ghen. Luồn cáp Tao cáp thuộc loại tao 7 sợi phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chuẩn ATM A416 hoặc loại tương đương. (a) Các đặc tính của tao cáp + Đường kính danh định của tao: 12,7 mm + Tải trọng phá hoại: 186 KN + Cáp thuộc loại có độ tự chùng thấp. Trong mỗi cuộn cáp đều phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất. Các chứng chỉ đó thể hiện đường cong quan hệ giữa tải trọng và độ giãn dài, diện tích đo được, modun đàn hỗi của cáp cho mỗi lô hàng. Người kỹ thuật hiện trường phải có các chứng chỉ này để tính toán sự khác biệt giữa độ dãn dài lý thuyết và thực tế của bó cáp. Trong bất kỳ trường hợp nào, lực kích đối với mỗi tao cáp cũng không được phép vượt quá 0,80 cường độ cực hạn tối thiểu của cáp. Kích căng cáp được dùng là loại kích phải phù hợp với bó cáp D.Ư.L về cấu tạo cũng như về lực căng. Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi đem vào sử dụng và phải kiểm định định kỳ 6 tháng1lần hoặc qua 200 lần sử dụng. Trước khi đưa cáp vào sử dụng phải kiểm tra. Tao cáp phải không có các vảy rỉ sùi, không bị phủ mỡ, không bị bẩn, bị xước. Lớp rỉ xốp phải được rửa sạch trước khi dùng cáp. Các tao cáp không được để tiếp xúc bụi bẩn và phải được giữ ở nơi sạch đã được chuẩn bị cẩn thận. (b) Lắp ráp thiết bị đẩy và bơm thuỷ lực Máy đẩy cáp thuộc loại máy chuyên dụng EMK dùng để đẩy cáp vào trong ống ghen. Việc lắp ráp máy đẩy cáp phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Máy đẩy nên bố trí cách đầu neo 1,2m. + Hướng của máy đẩy phải trùng với hướng của bó cáp và được cố định cứng ở vị trí này. Đ Khoảng cách giữa máy đẩy và rulô cáp (giá tách cáp) càng ngắn càng tốt. + Một ống dẫn bằng thép có đường kính trong 20 sẽ được dùng để dẫn hướng tao cáp từ đầu máy đẩy vào ống ghen. + Các ống thuỷ lực nối máy đẩy với bơm phải đúng. Bơm thuỷ lực khi lắp đặt phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Bơm phải ở vị trí nằm ngang + Mức dầu thuỷ lực trong bơm phải đạt yêu cầu + Đèn kiểm tra bơm để gần máy đẩy cáp + Điều khiển từ xa nằm ở cuối cáp (đầu phía bên kia của bó cáp) (c) Luồn cáp vào máy đẩy: + Trước khi luồn cáp vào máy đẩy, đầu cáp phải được cuốn chặt bằng băng dính đen tránh hiện tượng xổ đầu cáp trong lúc lao cáp. + Trình tự luồn cáp vào máy đẩy – Nâng tay kéo lên – Dùng tay đẩy cáp qua máy và ống dẫn – Đóng tay kéo xuống và xoay tăngđơ vặn nhẹ nhàng xuống dưới để đạt được sự tỳ sát của các con lăn của xích lên trên cáp. + Đẩy cáp vào trong ống ghen – Khởi động máy bơm; – Đẩy cáp bằng máy với tốc độ chậm cho đến khi cáp nằm trong ống ghen khoảng 2m. Trong khi đẩy lực căng phải được điều chỉnh ngay khi xảy ra hiện tượng cáp trượt trên xích. Chú ý tay kéo không được vặn quá chặt để tránh tổn thất nhiều lực. Sau khi đã đạt lực căng đúng, tay vặn phải cố định lại bằng đai ốc. Các chú ý trong khi đẩy cáp Nên dùng “con chuột” thông ống ghen trước khi đẩy cáp vào ống. Để tránh tác động của áp suất cao, phải luôn nhớ tắt dừng máy bằng cách tắt bơm. Thường xuyên kiểm tra áp lực của máy bơm. Dừng bơm ngay khi cáp đã được luồn sang tới đầu bên kia của bó cáp. Việc này được thực hiện bằng điều khiển từ xa đặt ở đầu ra của bó cáp. Không đứng chính diện ở phía đầu ra của tao cáp. Căng cáp Lắp đầu neo Đầu neo phải được vệ sinh sạch sẽ bằng xăng trước khi lắp đặt Chiều dài của đầu bó cáp tính từ mặt bản đệm neo L Chiều dài kích + 15cm cho đầu căng kéo và 0,6m cho đầu không căng kéo. Sau đó chúng được cắt hoặc đặt so le thành bậc, mài vát xung quanh và lắp các mũ dẫn để dễ giàng cho việc lắp đầu neo. Dùng hai chạc dẫn xỏ chéo nhau định vị các tao cáp thành từng hàng tương ứng với các hàng lỗ của đầu neo, sau đó đầu neo được luồn vào các tao cáp. Đặt nêm (chốt neo) Trước khi đặt nêm phải kiểm tra chủng loại của nêm đem sử dụng. Nêm phải cùng nhóm với neo, đệm neo và phải phù hợp với đường kính của tao cáp. Nêm được vệ sinh sạch sẽ bằng xăng trước khi lắp đặt. Đầu neo phải được tỳ sát vào bản đệm. Dùng một ống thép có đường kính trong 16 – 20 dài khoảng 2m luồn qua từng tao cáp đóng chặt nêm vào lỗ sao cho đầu của các mảnh nêm của một bộ nêm phải phẳng, không so le. Lắp bản lỗ đệm đầu kích Dùng 2 chạc dẫn luồn chéo nhau định vị các tao cáp thành hàng tương ứng với các lỗ ở bản đệm đầu kích sau đó bản lỗ đệm đầu kích được luồn qua. Lắp kích Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi sử dụng. Kích được treo vào giá bằng một palăng xích 0,5 T để dễ dàng điều chỉnh cao độ của kích trong lúc căng kéo. Kích được luồn qua các tao cáp thông qua các bản dẫn và được đặt tỳ sát vào bản đệm được cố định vị trí bằng cách đẩy bộ tự kẹp về phía đầu kéo. Căng cáp Trước khi căng cáp phải đảm bảo chắc chắn trục của kích trùng với trục của bó cáp tại đầu neo và đầu kích tỳ sát vào bản đệm. Việc căng cáp chỉ được tiến hành khi bê tông đủ cường độ (R bê tông lúc căng 80% R bê tông thiết kế) Trình tự căng tiến hành như sau: + Căng so dây: Lực căng so dây không được xác định cụ thể, việc xác định lực này là dựa vào dấu hiệu của kim đồng bắt đầu tăng đều, thông thường áp lực này thường lấy tương ứng với 10% lực căng thiết kế cho bó cáp. Sau đó đánh dấu vị trí bó cáp để đo độ giãn dài. + Lần lượt tăng lực lên theo các cấp 0.2P; 0.4P; 0.6P; 0.8P; 1P; 1.05P với P là lực căng thiết kế (P = 303.105T). Đo độ giãn dài tương ứng với từng cấp lực. + Hạ kích. Các số liệu liên quan đến quá trình căng kéo phải được ghi lại theo bảng sau: Việc đo áp lực bơm có tính đến mất mát ở kích và neo là phương pháp chủ yếu để xác định chính xác lực kích. Áp lực này đọc thông qua đồng hồ áp lực đã được hiệu chỉnh đặt ở trạm bơm. Các chú ý trong quá trình căng cáp: Thông thường tại mỗi khối đúc của dầm hẫng có 2 bó cáp phải căng, chúng được căng đồng thời và đối xứng. Nếu có sự chênh lệch về áp lực thì chỉ được phép chênh lệch một cấp. Khi kích căng cáp bắt đầu chịu lực, các palăng xích treo kích phải thả lỏng. Hành trình của piston là hữu hạn nên phải luôn chú ý đến độ dãn dài của cáp ứng với từng cấp lực, tránh tình trạng vượt quá hành trình piston. Việc tăng áp lực kích phải đều. Khi hạ áp lực kích phải đều và chậm (hiện tượng nêm không neo giữ được cáp hay xảy ra trong lúc hạ áp lực kích do hạ áp lực kích quá nhanh, cáp co lại nhưng không kéo được nêm vào theo). Không được đứng chính diện với bó cáp (phía sau kích hoặc neo) khi đang căng. Đo độ giãn dài của bó cáp Trước khi tiến hành căng cáp, độ giãn dài của bó cáp cần phải hiệu chỉnh lại căn cứ vào diện tích và modun đàn hồi thực tế của tao cáp lấy từ chứng chỉ của cuộn cáp hoặc kết qủa thí nghiệm. Độ giãn dài của bó cáp được đo thông qua hành trình của piston kích chạy ra tương ứng với từng cấp áp lực. Một trị số khác cũng được đo để so sánh. Trị số này được đo từ đuôi kích đến một vật rắn cố định vào một tao cáp. Các chú ý khi đo độ giãn dài Dụng cụ đo độ giãn dài phải song song với trục của kích (vuông góc với đáy kích) trong lúc đo. Độ tụt của nêm ở đầu không căng (hoặc chưa căng) được xác định bằng cách dùng một bản lỗ bằng gỗ luồn qua các tao cáp đến một khoảng cách nhất định tính từ mặt nêm (khoảng 10cm), dùng sơn phun vào các tao cáp để lấy dấu khoảng cách. Công việc này chỉ được tiến hành khi bó cáp đã được kéo “so dây”. Đối với các bó cáp căng hai đầu, đầu kia sẽ được căng sau khi đã căng xong một đầu đến áp lực thiết kế. Trước khi căng, piston kích được đẩy ra một đoạn tối thiểu 30mm để đảm bảo an toàn cho kích. Tháo kích Trình tự tháo kích như sau: + Truyền hết tải trọng từ kích vào đầu neo (áp lực đồng hồ về 0) + Co hết piston về (hồi kích) + Kéo kích ra bằng cách kéo tay cầm bản kẹp ở phía đuôi kích 2. Bơm vữa Sau khi tháo kích, các đoạn thừa của bó cáp phải được cắt bỏ. Vị trí cắt cách đầu neo 3cm và phải cắt bằng máy cơ khí (nghiêm cấm dùng các biện pháp cắt bằng nhiệt như đèn xì ô xy – a xê ty len hay hàn hồ quang…). Đầu neo hở ra được bịt kín bằng bê tông cùng cấp với bê tông Dầm. Ống bơm vữa phải được đặt vào vị trí trước khi đổ bê tông bịt đầu neo và bề mặt của đầu neo, bản đệm phải được vệ sinh thật sạch. Bề mặt bê tông tại đây cần tạo nhám để tăng độ dính bám với bê tông bịt đầu neo. Chỉ tiến hành bơm vữa khi bê tông bịt đầu neo đã đủ cường độ (sau khi đổ bê tông bịt đầu neo xong khoảng 1,5 ngày). Vữa bao gồm có xi măng, nước và phụ gia. Vữa bơm được thiết kế tại phòng thí nghiệm phải đảm bảo các tính chất sau: + Xi măng dùng cùng loại với bê tông dầm + Nước dùng loại nước đổ bê tông. + Tỷ lệ nước xi măng 0,38 + Phụ gia Sika interplast Z (hoặc loại tương đương) tỷ lệ là 1,5% trọng lượng xi măng. +Độ linh động (độ chảy): 13 –22 giây. + Độ tách nước (độ lắng): không vượt quá 2% sau 3h và sau 24 h nước sẽ được hấp thụ lại. + Cường độ: R7 tối thiểu đạt 15 N mm2, R28 500 N mm2. + Độ co ngót: sau 24 giờ thể tích co ngót không quá 2%. + Thời gian đông kết bắt đầu lúc 3 giờ và kết thúc 24 giờ. + Trình tự trộn vữa: nước – phụ gia – xi măng. Trước khi bơm vữa 24 giờ cần phải làm một số thí nghiệm tại hiện trường: + Độ linh động: không vượt quá ở phòng thí nghiệm 3 giây và phải nằm trong khoảng 1325giây. + Độ tách nước: không quá 2%. Nếu không đạt phải thay đổi lượng nước từ 12lít cho 100Kg xi măng. Trong quá trình bơm vữa cần làm các thí nghiệm kiểm tra, ở đầu vào (thùng chứa) 3 thí nghiệm cho 1T xi măng, ở đầu ra 1 thí nghiệm cho một bó cáp. Kết quả phải đảm bảo yêu cầu như thí nghiệm trước khi bơm, nếu không đạt phải ngừng bơm và điều chỉnh lại thành phần. nếu độ linh động nhỏ hơn 13 giây thì tiếp tục bơm cho đến khi đạt 13 giây. Khi trộn vữa phải dùng máy trộn, thời gian trộn ít nhất là 4 phút. Vữa trộn xong không được để quá 20 phút nếu quá phải kiểm tra lại độ linh động trước khi bơm. Trình tự bơm vữa: + Rửa ống ghen và bó cáp đã căng: Bơm nước sạch vào từng ống ghen sau đó thổi hết nước ra bằng máy bơm hơi ép. Công việc này còn có ý nghĩa làm trơn ống và chỉ làm trước khi bơm vữa. + Bơm vữa vào ống: Vữa sau khi trộn đạt yêu cầu được bơm vào ống thông qua một ống bơm. Phía trước vữa bơm luôn có một lượng nước nhỏ để làm trơn ống. Trong quá trình bơm phải luôn luôn theo dõi đồng hồ áp lực bơm. + Việc bơm vữa phải diễn ra liên tục, không được gián đoạn. Nếu xảy ra sự cố phải ngừng bơm, phải thổi sạch vữa ra khỏi ống ghen ngay lập tức và tiến hành bơm vữa lại sau khi đã khắc phục sự cố. Thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng Việc thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng lặp lại các bước đã được trình bày tương ứng với kích thước hình học của dầm theo thiết kế. 3. THI CÔNG ĐOẠN DẦM ĐÚC TRÊN ĐÀ GIÁO Theo công nghệ thi công, đoạn dầm này được đúc tại chỗ trên đà giáo. Về tiến độ, đoạn dầm này nên hoàn thành trước khi khối cuối cùng của dầm hẫng tương ứng được bắt đầu đúc. + Gia công đầu neo chết (đầu cố định) kiểu VSL. + Cắt và luồn cáp qua đầu neo chết + Đặt nút gỗ, vòng khuyên thép, ống thoát vữa + Đặt ống ghen. Chú ý tại đầu neo chết, giữa nút gỗ, ống ghen, và vòng khuyên thép đảm bảo kín không cho vữa lọt vào trong ống ghen trong lúc đổ bê tông. + Đánh dấu đầu của từng tao cáp theo từng cặp đối xứng qua trục thẳng đứng. Số liệu này phải được lưu giữ cho đến lúc lắp đầu neo để căng kéo bó cáp tránh nhầm đầu, dẫn đến hiện tượng chéo cáp. + Dùng đòn gánh cẩu bó cáp đưa vào vị trí. Cố định ống ghen giống như cố định ống ghen của khối đúc hẫng. + Các công việc trên nên làm ở ngoài và chỉ đặt bó cáp vào vị trí sau khi đã buộc xong cốt thép lưới dưới của bản mặt dầm. Khi các công việc chuẩn bị đã hoàn thành, bê tông được đổ theo trình tự từ vị trí thấp đến vị trí cao từng vệt ngang cầu. 4. THI CÔNG KHỐI HỢP LONG Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các dầm hẫng với đoạn dầm đúc trên đà giáo hoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục. Trình tự thi công khối hợp long loại này trải qua các bước sau: Tháo bỏ xe đúc Bố trí đà giáo ván khuôn cho đốt hợp long Ván khuôn được treo thông qua các dầm đỡ và các thanh ứng suất qua các lỗ chừa sẵn ở đầu dầm hộp. Ván khuôn có cấu tạo tương tự như ván khuôn khối đúc trên đà giáo K10 . Đặt các thanh ứng suất giằng chéo để giữ ổn định ngang (chống hiện tượng đung đưa của cánh dầm hẫng) và căng chúng với một lực 10T cho mỗi thanh Lắp đặt cốt thép, đổ bê tông khối hợp long Việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành tương tự như đối với các khối đúc khác. Căng kéo cáp DƯL đợt I Khi bê tông đạt cường độ = 75% cường độ thiết kế. tiến hành căng kéo 50% số bó cáp tại bản đáy (kéo đồng thời hai phía thượng và hạ lưu đối xúng qua tim cầu), trình tự căng kéo sẽ do kỹ sư tư vấn thiết kế quy định. Chỉ căng kéo cáp đáy khi cường độ vữa ở gối đã đạt cường độ yêu cầu. Trước khi căng kéo cáp đáy, các bulông liên kết hai thớt gối phải được tháo ra, các tấm ván khuôn phải tách khỏi mặt bê tông (trừ ván khuôn đáy). Căng kéo các bó cáp đáy còn lại Khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế căng kéo toán bộ các bó cáp dưới còn lại. Trình tự căng kéo do kỹ sư thiết kế quy định. Bơm vữa lấp lỗ ống ghen của thanh ứng suất trong, khối đỉnh trụ và thân trụ Dùng vữa xi măng bơm vào các lỗ của thanh ứng suất bằng máy bơm vữa chuyên dùng. Cần phải chú ý các điểm sau đây: Do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình thi công có thể có sai số dẫn đến cần điều chỉnh điều chỉnh cao độ tại khối hợp long. Điều chỉnh cao độ có thể dùng phương pháp chất tải, tải trọng chất thêm phải do TVTK quyết định. Trong quá trình thi công, dầm hẫng trên trụ kế tiếp cần thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của co ngót, từ biến của bê tông theo thời gian đến độ vồng của dầm hẫng khi đã thi công xong để kịp thời điều chỉnh cho dầm bên này. Trình tự căng đáy cáp trước, trong và sau khi đổ bê tông theo quy định của thiết kế. Các thanh thép liên kết giữa đỉnh trụ và khối đỉnh trụ được cắt theo chỉ định của kỹ sư thiết kế. Chế tạo dầm BTCT DƯL kéo sau Đặc điểm Cốt thép Duwl sử dụng là các bó tao xoắn 7 sợi có đường kính một tao: 12.7; 15.2; 15.7; 17.8mm. Cốt thép DƯL được bố trí theo đường cong Parabol hoặc đường cong tròn Ưu điểm: Không cần chế tạo bệ căng Phương pháp kéo sau ngoài sử dụng cho thi công KCN dầm giản đơn còn thích hợp với cả các KCN lớn khi thi công theo công nghệ đúc hẫng, đúc đẩy hoặc đúc trên đà giáo di động. Nhược điểm: Tính công nghiệp trong công tác chế tạo dầm không cao Công tác kéo cốt thép DƯL phải tiến hành theo trình tự phức tạp Tính dính bám giữa bê tông và cốt thép không được tốt Các thiết bị Cốt thép Cốt thép thường Cốt thép cường độ cao: bó sợi song song ø 5, 20ø5, 24ø5, 48ø5, tao xoắn 7 sợi. Bó 7 tao 9T, 12T, 17T, 19T, 23T,…,40T N Kích hai chiều dung kéo bó sợi song song Kích hai chiều thông tâm dung cho các bó tao xoắn Trình tự thi công: Trình tự công nghệ: + Lắp đặt cốt thép thường và bố trí các ống gen theo đường cáp thiết kế, đồng thời bố trí các ống nhựa PVC để sau khi kéo cáp DWL sẽ bơm vữa lấp long ống gen. + Lắp đặt ván khuôn + Tiến hành đổ bê tông dầm + Khi bê tông đạt 80% cường độ thì tiến hành kéo cáp DƯL + tiến hành bơm vữa lấp long ống gen qua các ống nhựa PVC đã bố trí + Đổ bê tông lấp đầu neo và hoàn thiện dầm Trình tự căng kéo các bó cáp DƯL Đặt kích tại cả 2 đầu của cáp để tiến hành căng kéo từng bó cáp DƯL. Căng kéo các bó theo thứ tự từ trên xuống dưới để tránh gây ra ứng suất kéo làm nứt bê tông thờ trên của dầm, đồng thời kéo ccs bó cáp nằm gần trục tim của mặt cắt dầm trước sau đó mới kéo các bó cáp ở xa để tránh gây ra mô men uống ngang dầm. Tiến hành căng kép theo từng cấp tải trọng nhằm kiểm soát được độ dãn dài đồng thời khử được các biến dạng đàn hồi và hiện tượng trùng dão của cáp DƯL. Ta có thể kéo theo các cấp sau: + Cách 1: 0,1Pk ; 0,25Pk ; 0,5Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk, 1,05 Pk + Cách 2: 0,2Pk ; 0,4Pk ; 0,6Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk, 1,05 Pk Trong đó: Pk là lực cần kéo trong mỗi bó cáp DƯL. Trình tự căng kéo các bó cáp DƯL: B¬ước 1: Kéo so dây: Căng từ 0,0Pk đến 0,1Pk B¬ước 2: Tiến hành kéo theo các cấp lực 0,1Pk;0,25Pk ; 0,5Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk hoặc 0,2Pk ; 0,4Pk: 0,6Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk Sau mỗi cấp lực thì dừng kéo từ 35 phút và đo độ dãn dai ở mỗi cấp lực. Khi căng đến 1,0 Pk thì đo tổng độ dãn dài cảu cáp tại hai đầu căng là Δl +Bước 3Lập biều đồ quan hệ lực căng và độ dãn dài: P và Δl + B¬ước 4: Lập bảng tính độ dãn dài của cáp ứng với các cấp áp lực căng kéo +B¬ước 5: Kiểm tra độ dãn dài theo công thức: Δl2 = Δl – Δl1 Trong đó: + Δl1: Là độ tụt cáp khi đóng neo được lấy theo thí nghiệm của quá trình đóng thử trong phòng thí nghiệm ứng với loại cáp và laoij nêm sử dụng. + Δl : Độ dãn dài tính toán + Nếu Δl2 có sai số đạt ±5% so với ΔlO thì dừng căng và tiến hành đóng neo, hạ áp suất dầu để cả 2 kích nối về 0. + NÕu Δl2 < Δl qúa 5% thì tiến hành kéo tiếp đến ,05Pk và tiếp tục kiểm tra điều kiện Δl2 có sais so đạt ± 5% và tiến hành đóng neo, hạ áp suất dầu để cả hai kích hồi về 0. + Trong mọi tr¬ường hợp không được căng quá 1,05Pk và độ dãn dài của cáp sau khi đóng neo không được sai số quá từ (5% đến +7%) so với giá trị thiết kế. + Nếu độ Δl2 có sai số đạt > 5% sau khi đã kéo đến 1,05Pk thì phải hiệu chỉnh lại thiết bị hoặc thí nghiệm lại vật liệu để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý Kiểm tr lực kéo Kiểm tra lực kéo thông qua áp lực đồng hồ bơm kích Trong đó: S lực kéo tác dụng lên bó thép p áp lực đọc trên đồng hồ bơm kích Fpt diện tích pitong kích . c hệ số mất mát 0.95 Fd diên tích tiết diện bó cốt thép Kiểm tra thông qua độ dãn dài của bó cốt thép Trong đó: Δ1,Δ2 độ dãn dài đo ở mỗi đầu đặt kích Ld – khoảng cách giữa 2 điểm chuẩn “0” đánh dấu trên cốt thép . E mô đun đàn hồi của thép. 2.4) Thuyết minh công nghệ đúc đốt K0 trong cầu đúc hẫng Thi công khối đỉnh trụ K0 được thi công trên đà giáo mở rộng trụ. Để giữ ổn định của dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng đối xứng, người ta dung các gối kê tạm bằng bê tông cốt thép và các thanh ứng suất ∅36 neo khối K0 xuống thân trụ . Sau khi hợp long các nhịp dầm hẫng các thanh ứng suất và gối tạm sẽ được bỏ ra và gối chính bắt đầu chịu lực Đà giáo để thi công khối K0 được cấu tạo từ thép hình và được lắp đặt khi thi công trụ Công việc đổ bê tông cho khối K0 được chia làm 4 đợt + Đợt 1 : đổ bê tông cho bản đáy + Đợt 2 : đổ bê tông cho tường ngăn + Đợt 3 : đổ bê tông cho sườn dầm + Đợt 4 : đổ bê tông cho bản mặt Lắp đặt gối kê tạm Cùng với các thanh ứng suất thì gối kê tạm cũng làm nhiệm vụ giữ ổn định cho dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng . Các gối kê tạm là cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn . Khi đúc gối kê tạm cần chú ý vị trí các lỗ cho thanh ứng suất đi qua Chú ý Định vị căn cứ vào tim dọc tim ngang cầu Khe hở tối thiểu đáy gối tạm và đỉnh trụ là 3cm để cho vữa vào Lắp đặt gối chính Gối chính là bộ phận quan trọng của cầu làm nhiệm vụ truyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống mố trụ. Trong công nghệ đúc hẫng cân bằng gối chính chịu lực sau khi tháo gối kê tạm Lắp đặt ván khuân đáy , ván khuân thành ngoài, ván khuân đầu bản đáy và đổ bê tông đợt 1 Các ván khuân thi công khối K0 được đặt trên đà giáo đã được xây dựng từ thi công trụ Việc lắp đặt ván khuân đáy : được thực hiện bằng cẩu . khi ván khuân đáy đã ổn định sơ bộ cần dùng kích để đạt được đúng cao độ và được cố định bằng thép góc hàn chống với đỉnh đà giáo Việc lắp đặt ván khuân thành ngoài : phải đảm bảo kích thước hình học của khối K0 , ván khuân phải thẳng đứng và các tấm ván khuân thành ngoài cũng được cố định xuống đà giáo . Trên đỉnh cần bố trí các giá đỡ thanh ứng suất đỉnh trụ Cốt thép được lắp đặt sau khi ván khuân được nghiệm thu cao độ vị trí ván khuân Việc đổ bê tông đợt 1: nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang của khối K0 sang hai phía . Tùy thuộc tính chất bê tông , phụ gia , nhiệt độ để tính toán khả năng cung cấp bê tông tránh tình trạng thời gian đổ giữa các lớp quá dài Cần bảo dưỡng bê tông hợp lý theo điều kiện thời tiết Lắp đặt ván khuân thành trong , ván khuân tường ngăn và đổ bê tông đợt 2 Lắp các ván khuân cửa thi công , sau đó lắp ván khuân tường ngăn . Các ván khuân tường ngăn được cố địnhvị trí bằng các thanh chống . Nghiệm thu kích thước hình học ván khuân trước khi đổ bê tông đợt 2. Vì chiều cao rơi của bê tông không lớn hơn 1.5m nên bê tông được đổ bằng các ống vòi voi và phễu Cần bảo dưỡng bê tông hợp lý theo điều kiện thời tiết Lắp ván khuân nóc ,ván khuân thành ngoài và đổ bê tông đợt 3 Ván khuân nóc và ván khuân thành ngoài được chia thành mảnh để dễ lắp ráp và điều chỉnh cao độ. Khi lắp ráp dùng cầu , palăng xích để điều chỉnh sơ bộ rồi dùng kích để điều chỉnh chính xác. Ván khuân được đặt trên các nêm gỗ được giữ cố định Lắp đặt cốt thép khi đã nghiệm thu lắp đặt ván khuân Lắp đặt các ống ghen tạo lỗ cho các bó cáp cần phải đảm bảo chúng nằm đúng vị trí Bê tông đợt 3 được đổ theo phương ngang cầu Phương pháp căng cáp dự ứng lực, căng thanh ứng suất Chỉ căng cáp dự ứng lực khi bê tông đạt cường độ đạt yêu cầu thiết kế. Trước khi căng cáp các ván khuôn thành ngoài , thành trong ván khuôn nóc phải được dỡ bỏ ván khuôn đáy tháo ra khi đã căng cáp xong Các thanh ứng suất được giữ ổn định trong quá trình đúc hẫng được căng theo từng cấp độ Thuyết minh công nghệ thi công thanh neo đỉnh trụ Thanh ứng suất ∅36 là thanh thép dự ứng lực , chúng có nhiệm vụ neo khối đỉnh trụ xuống thân trụ để giữ ổn định cho dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng nên chúng được lắp khi thi công trụ Các đặc tính của thanh ứng suất Đường kính danh định của thanh : Khối lượng danh định Diện tích danh định Giới hạn bền của thanh ứng suất Ngoài thanh ứng suất còn có : đai ốc phẳng , đai ốc hãm , nút nối thanh ứng suất Khi thi công thanh ứng suất cần chú ý • Không được hàn • Không được uốn cong • Không va chạm mạnh có thể gây vỡ ren hoặc thay đổi trạng thái ứng suất của thanh • Không dung thanh ứng suất làm kết cấu chịu nén Bước 1: Khi lắp cần chú ý cao độ điểm nối các thanh ứng suất cần thấp hơn cao độ đỉnh trụ, phải cố định cút nối không được xoay thi lắp thanh ứng suất Bước 2: Lắp ống ghen cho đoạn thanh dưới và thanh trên ống ghen dùng để bảo vệ thanh ứng suất khi đổ bê tông không cho vữa bê tông tiếp xúc với thanh ứng suất . ống ghen cần phải cố định theo phương thẳng đứng Bước 3 : Lắp đặt đoạn thanh trong khối K0 Các đoạn thanh nằm trong khối đỉnh trụ sẽ được nối với các đoạn thanh nằm trong thân trụ Chú ý : Cút nối phải được liên kết với thanh ứng suất bằng ½ chiều dài của nó Kiểm tra mức dộ rỉ của gen , các rỉ sắt phải được làm sạch Kiểm tra cút nối có bị xoay được buộc vào thanh ứng suất tại đáy ống nối Mối nối cần phải đảm bảo nằm ở chính giữa cút nối Đỉnh của thanh ứng suất cần có giá đỡ để giữ ổn định thanh và lắp ống ghen cho thanh Bịt kín đỉnh ống ghen tranh vữa bê tông rơi vào trong 2.5) Thuyết minh công nghệ thi công đúc đốt Ki trong cầu đúc hẫng hoặc cầu dây văng. Trừ khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo, các khối còn lại của dầm hẫng được đúc hẫng đối xứng trên xe đúc theo các bước sau đây: 1. Lắp ráp xe đúc Trước khi lắp ráp xe đúc, toàn bộ việc gia công ván khuôn của xe đã được hoàn thiện. Chỉ được lắp ráp xe đúc lên khối đỉnh trụ sau khi đã căng cáp DƯL và thanh ứng suất của khối đỉnh trụ. Trình tự lắp ráp xe đúc như sau: Bước 1: công tác chuẩn bị Kiểm tra toàn bộ
Trang 1Đ ÁN XÂY D NG C U Ồ ÁN XÂY DỰNG CẦU ỰNG CẦU ẦU
Giáo viên h ướng dẫn ng d n ẫn : Th.S Bùi Thanh Tùng Sinh viên th c hi n ực hiện ện : Hoàng Đình Tr ường ng
Nguy n Minh Tu n ễn Minh Tuấn ấn Nguy n Văn Tu ễn Minh Tuấn ện Bùi Ng c Tuyên ọc Tuyên Phan Tu n Vũ ấn
L p ớng dẫn : C u-Đ ầu-Đường Sắt K55 ường ng S t K55 ắt K55
Trang 2Nhóm 4
ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU CỬA SÓT CHƯƠNG 1: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO
1.Giải pháp thiết kế cầu
1.1 Giới thiệu chung.
- Ngày 31/8/2010, cầu Cửa Sót trên tuyến đường nối từ quốc lộ 1A đến mỏsắt Thạch Khê, nối liền hai xã Thạch Đỉnh-Hộ Độ, huyện Thạch Hà (HàTĩnh) thông xe sau 26 tháng thi công
- Cầu có chiều dài 488.50m, rộng 12m, nhịp giữa sông dài 90m được thicông theo công nghệ đúc hẫng cân bằng trên khung T Tổng mức kinh phíxây dựng cầu 124 tỷ đồng
- Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh là chủ đầu tư, hai công ty cổ phần xây dựngcông trình giao thông 419 và 479 thuộc Tổng công ty xây dựng công trìnhgiao thông 4 (Cienco 4) là đơn vị thi công
- Việc hoàn thành và đưa vào hoạt động cầu Cửa Sót tạo điều kiện thuận lợicho vùng duyên hải đi lại và giao lưu hàng hóa, đồng thời phục vụ và khaithác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)
1.2 Bố trí chung
- Cầu Cửa Sót nằm trên quốc lộ 15B lý trình Km2+237;
- Sơ đồ nhịp: 39,15m + 3x40m + (55+90+55)m + 3x40m + 39,15m;
- Tổng chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố : 488.50m
- Bề rộng cầu chính và cầu dẫn B = 12.0m, trong đó:
+ Làn xe chạy : 2x5.5m = 11.0m+ Gờ lan can : 2x0.5m = 1.0m
- Trắc dọc cầu nằm trên đường cong đứng bán kính R = 4500m Tiếp nối vớiđường cong tròn bằng độ dốc i = 4%
Trang 32 Phân tích, lựa chọn biện pháp thi công cho từng hạng mục
- Mố A1 và A2 thi công trên cạn, thi công hố móng bằng phương pháp đàotrần
- Trụ P1 và P9 thi công trên cạn, thi công hố móng bằng phương pháp đào trần
- Trụ P2 và P8 nằm ngay dưới mực nước thi công vì vậy dùng phương phápđắp đảo nhô và thi công hố móng bằng phương pháp đào trần
- Trụ P3, P4, P5, P6, P7 nằm dưới mực nước thi công vì vậy chọn biện pháp thicông dùng hệ nổi, sử dụng vòng vây cọc ván thép để thi công hố móng
3 Phương án thi công chủ đạo
3.1 Thi công mố
Hai mố đều được thi công trên cạn
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
-1.500
-31.50
5 cäc kn d1500
+ Chuẩn bị vật tư và máy móc thi công
+ Xác định vị trí thi công, định vị vị trí tim mố
Trang 4+ Dùng máy ủi kết hợp thủ công san ủi mặt bằng thi công mố A1 đến cao độ thiết kế
- Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi
+ Định vị tim cọc
+ Đưa máy khoan vào vị trí
+ Dùng búa rung rung hạ ống vách
tới cao độ thiết kế
+ Tiến hành khoan tạo lỗ tới cao
độ thiết kế
+ Vệ sinh ống khoan, lắp đặt và hạ
lồng cốt thép
+ Lắp ống đổ, phễu đổ bê tông
+ Đổ bê tông theo phương pháp
rút ống thằng đứng tới cao độ cao
hơn cao độ đáy bệ 1.5m
-1.500
-31.50
5 cäc kn d1500
- Bước 3: Đào đất, đập đầu cọc
Trang 5+ Dùng cơ giới kết hợp thủ công
đào đất tới cao độ đáy móng
+ Đào rãnh thoát nước, hố tụ nước
(có thể bố trí máy bơm nếu cần)
+ Đập đầu cọc, vệ sinh và nghiệm
thu hố móng
5 cäc kn d1500 -1.500
-31.50
- Bước 4: Thi công bệ móng
+ Rải lớp vữa đệm dày 10cm
+ Đập đầu cọc, uốn cốt thép đầu
- Bước 5: Thi công các bộ phân mố
Trang 6-31.50
5 cäc kn d1500
-1.500
-31.50
5 cäc kn d1500
Trang 7-31.50
5 cäc kn d1500
+ Lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân mố
+ Đổ bê tông thân mố
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép tường cánh mố
+ Đổ bê tông tường cánh mố
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn tường đỉnh mố
+ Đổ bê tông tường đỉnh mố
+ Tháo dỡ ván khuôn, các thiết bị phụ trợ
- Bước 6: Đắp đất nền đường, xây tứ nón, chân khay, hoàn thiện mố.
Trang 83.2 Thi công trụ chính
Trụ chính thi công trong điều kiện ngập nước, chiều sâu ngập nước nhỏ hơn 5m Nên ta chọn phương án thi công dùng hệ nổi và đóng vòng vây cọc ván thép để thicông trụ chính
- Bước 1: Thi công vòng vây cọc ván thép
+ Chuẩn bị vật tư máy
móc thi công
+ Đóng cọc định vị
+ Đóng cọc ván thép bằng
búa rung 55 KW
Trang 9+ Kiểm tra chất lượng cọc
- Bước 3: Đào đất lộ đầu cọc và đổ bê tông bịt đáy
Trang 10+ Di chuyển máy móc ra
khỏi vị trí
+ Đào đất trong vòng vây
tới cao độ quy định bằng
máy đào gầu ngoạm kết
hợp với xói hút bằng thủy
sửa lại cốt thép đầu cọc
+ Đổ lớp bê tông tạo
phẳng dày 15cm
Trang 11- Bước 5: Thi công bệ trụ và thân trụ
+ Lắp dựng ván khuôn, văng
chống, cốt thép bệ trụ
+ Tiến hành đổ bê tông bệ trụ
+ Đợi bê tông đạt cường độ,
tháo dỡ ván khuôn bệ trụ và
tiến hành lắp dựng khung cốt
thép, ván khuôn thân trụ
+ Đổ bê tông thân trụ
- Bước 6: Hoàn thiện trụ
Trang 12Mntc -0.48
-45.50
-5.500
12 cäc kn d1500
+ Tháo ván khuôn và căng kéo cáp
khi đạt bê tông cường độ
+ Neo đốt K0 và thân trụ
- Bước 2: Thi công các khối đúc hẫng
Trang 13- Bước 3: Thi công khối trên đà giáo
+ Dùng máy ủi kết hợp thủ công san
ủi mặt bằng thi công tới cao độ thiết
Trang 14- Bước 4: Hợp long nhịp biên
+ Di chuyển xe đúc vào vị trí tiến hành hợp long nhịp biên
+ Khi bê tông đạt cường độ tiến hành căng kéo cáp dự ứng lực
+ Tháo dỡ xe đúc hợp long nhịp biên và các thiết bị phụ trợ
+ Hạ kết cấu nhịp xuống gối
- Bước 5: Hợp long nhịp giữa
Trang 15+ Sau khi hạ kết cấu nhịp xuống gối chính tiến hành di chuyển xe đúc tới vị trí hợplong giữa
+ Thi công khối hợp long nhịp chính
+ Khi bê tông đạt cường độ tiến hành căng kéo cáp dự ứng lực
+ Tháo dỡ xe đúc và các thiết bị phụ trợ
3.4 Thi công kết cấu nhịp cầu dẫn
- Bước 1: Thi công đoạn nhịp đầu tiên
Trang 16-2.500
-34.00 -31.50
+ Lắp giá ba chân lên nền đường đầu cầu
+ Di chuyển giá ba chân tới vị trí mố ở vị trí có thể lắp được kết cấu nhịp
+ Kê chân trước của giá ba chân lên đỉnh trụ dẫn
+ Di chuyển kết cấu nhịp bằng xe rùa tới vị trí có thể lắp dựng vào giá ba chân+ Móc treo kết cấu nhịp lên giá và di chuyển tới vị trí
+ Hạ kết cấu nhịp xuống vị trí
+ Tiếp tục cho đoạn dầm tiếp theo
- Bước 2: Thi công đoạn dầm cuối cùng
Trang 17-4.500 -4.500
-45.50 -45.50
-3.500
-36.50
+ Di chuyển giá ba chân, một chân kê trên nhịp dẫn kế trước, một chân kê trên mặtcầu chính
+ Chân kê được kê trên một bản thép để giảm áp lực xuống dầm
+ Di chuyển kết cấu nhịp bằng xe rùa tới vị trí có thể lắp dựng vào giá ba chân+ Móc treo kết cấu nhịp lên giá và di chuyển tới vị trí
+ Hạ kết cấu nhịp xuống vị trí
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ
2.1 A Thuyết minh công nghệ thi công cọc khoan nhồi.
Trang 182.Công tác hạ ống vách, khoan và bơm dd bentonite.
2.1 Công tác hạ ống vách:
-Ống vách có nhiệm vụ:
•Định vị và dẫn hướng cho máy khoan
•Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan
•Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan
•Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡống đổ bê tông
-Sau khi đổ bê tông xong ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại
-Các phương pháp hạ ống vách:
•Phương pháp rung: Là sử dụng loại búa rung thông thường, để đạt độ sâu khoảng
6 mét phải mất khoảng 10 phút
•Phương pháp ép: Là sử dụng máy ép để ép ống vách xuống độ sâu cần thiết
•Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: Đây là phương pháp phổ biến hiện nay Người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào khoan đến hết độ sâu của ống vách thì dùng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và
hạ xuống cao trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng
2.2 Công tác khoan tạo lỗ và bơm dung dịch Bentonite:
-Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm
-Đất lấy ra khỏi lòng cọc được thực hiện bằng thiết bị khoan đặc biệt, đầu
khoan lấy đất có thể là loại guồng xoắn cho lớp đất sét hoặc là loại thùng cholớp đất cát
-Cần khoan có dạng ăng ten gồm 3 ống lồng vào nhau và truyền được chuyểnđộng xoay, ống trong cùng gắn với gầu khoan và ống ngoài cùng gắn với động
cơ xoay của máy khoan
-Cao trình dung dịch Bentonite ít nhất phải cao hơn cao trình mực nước ngầm
từ 1-2m, thông thường nên giữ cho cao trình dung dịch Bentonite cách mặt
trên của ống vách là 1m
3 Xác định độ sâu hố khoan và vệ sinh hố khoan.
- Dùng thước dây có treo quả dọi xuống hố khoan hoặc đo chiều dài các cần khoan
để xác định độ sâu hố khoan
- Các công đoạn vệ sinh hố khoan:
Trang 19PP thổi rửa dùng khí nén: Dùng ống PVC hoặc kim loại (ϕ60-100mm) đưa xuống đáy hố khoan, dùng khí nén bơm ngược bùn tự nhiên trong đáy hố khoan ra ngoài cho đến khi không còn cặn lắng.
PP luân chuyển Bentonite: Dùng cáp thả máy bơm có công suất 45-60 m3/h xuống
hố khoan Một đường ống (ϕ80-100mm) gắn vào đầu trên máy bơm có nhiệm vụ đưa dd bùn Bentonite về bồn lọc Trong quá trình bơm dd Bentonite luôn được bổ sung vào hố khoan cho đến khi đạt yêu cầu về độ lắng ( <10cm)
4 Công tác chuẩn bị hạ lồng thép.
-Căn cứ vào bản vẽ để gia công thép cho cọc
-Cốt thép được buộc sẵn và đưa lên gần giá hố khoan
-Phụ thuộc vào PP thi công, kết cấu công trình, thiết bị và mặt bằng mà người
ta chia đoạn lồng thép dao động trong khoảng 8-12m
-Cốt thép được đưa xuống hố khoan từng lồng một bằng cần trục
-Khi hạ cốt thép phải tiến hành cẩn thận từ từ giữ cho lồng luôn thẳng đứng đểtránh va vào thành hố khoan
-Để đảm bảo cho chiều dày lớp bê tông bảo vệ người ta sử dụng con kê định
vị lồng thép Con kê là phụ kiện bằng thép bản hay xi măng-cát dày 50mm
5 Lắp ống đổ bê tông:
-Ống đổ bê tông có thể được lắp ngay sau khi khoan hố xong để thổi rửa đáy
hố khoan nhưng cũng có thể chỉ được lắp sau khi đã làm sạch đáy hố khoan
-Ống đổ bê tông là ống thép dày khoảng mm được chế thành từng đoạn để cóthể tháp lắp tùy ý
-Có 2 cách nối ống hiện nay là nối bằng cáp và nối bằng ren Nối bằng cáp làbiện pháp được sử dụng rông rãi hơn Chỗ nối thường có gioăng cao su
-Ống đổ được lắp từng đoạn từ dưới lên
6 Công tác đổ bê tông và rút ống vách.
6.1 Công tác đổ bê tông.
•Tốc độ đổ bê tông nên cố gắng càng nhanh càng tốt
•Kinh nghiệm cho thấy tốc độ đổ bê tông thích hợp là khoảng 0,6 m3/phút
•Thời gian đổ bê tông 1 cọc chỉ nên khống chế trong 4 giờ
•Ngoài ra phải chú ý là theo phương pháp ống dẫn thì khoảng 1,5 giờ từ khi bắt đầu trộn đổ bê tông phải đổ kì hết
Trang 20•Trong quá trình đổ bê tông, ống đổ được rút lên dần sao cho ống luôn ngập trong vữa bê tông từ 2-9m.
6.2 Rút ống vách.
•Lúc này các giá đỡ, sàn công tác, treo cốt thép vào ống vách đều được tháo
dỡ
•Ống vách được kéo lên từ từ bằng cần cẩu và phải kéo thẳng đứng để tránh
xê dịch tim đầu cọc
•Sau khi rút ống vách phải lấp cát vào hố cọc nếu cọc sâu, lấp hố thu bentonite
và rào chắn tạm bảo vệ cọc
•Không được phép rung động hoặc khoan cọc khác trong vòng 24 giờ kể từ khikết thúc đổ bê tông cọc trong phạm vi 5 lần đường kính của cọc
7 Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
7.1 Kiểm tra bằng phương pháp tĩnh.
Phương pháp gia tải tĩnh: Đây là phương pháp phổ biến và đáng tin cậy để kiểm tra khả năng chịu tải của cọc Tùy theo yêu cầu cụ thể người ta có thể xác định khảnăng chịu nén, chịu kéo hay chịu đẩy của cọc Về đối tượng gia tải có thể sử dụng các vật nặng để chất tải hoặc sử dụng khoan neo xuống
7.2 Kiểm tra bằng phương pháp động.
-Phương pháp đo âm dội: Nguyên lý là sử dụng lý thuyết từ hiện tượng âm dội:Người ta gõ một búa vào đầu cọc, một thiết bị ghi gắn ngày trên đầu cọc để ghicác hiệu ứng về âm dội, kết quả đo đạc sẽ được máy tính xử lý và cho ra kết
-Phương pháp biến dạng lớn: xung chấn động được tạo bởi búa có trọng
lượng đủ lớn (15-20 T) để huy động toàn bộ khả năng chịu tải của đất nền
Người ta ghi sóng gia tốc và sóng biến dạng cho mỗi nhát búa Kết quả sẽ
được xử lý bằng các chương trình máy tính
-Phương pháp tĩnh động (Statnamic): áp dụng nguyên tắc hoạt động của động
cơ tên lửa thiết bị thí nghiệm được gắn vào đầu cọc cùng với thiết bị gây nổ đểtạo ra phản lực trên đầu cọc Khi nổ, các thông số về gia tốc, biến dạng và
chuyển vị đầu cọc sẽ được thiết bị thí nghiệm ghi lại và nhờ các phương trình
về truyền sóng sẽ cho ta biểu đồ quan hệ giữa tải trọng tác dụng và chuyển vị,
Trang 21từ đó sẽ xác định được tải trọng giới hạn của cọc.
B Xác định chiều dài ống vách.
-Ống vách có nhiệm vụ:
•Định vị và dẫn hướng cho máy khoan
•Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan
•Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan
•Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡống đổ bê tông
-Sau khi đổ bê tông xong ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại
Theo tiêu chuẩn 9335-2012:
+ Ống vách được chế tạo thường từ 6m – 10m trong các xưởng cơ khí chuyên dụng, chiều dày ống thường từ 6mm – 16mm
+ Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0,3m Cao độ chân ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực đất chủ động của đất nền hoặc tải trọng thi công phía bên ngoài
- Xác định chiều dài ống vách:
+ Trường hợp trên cạn hoặc trên đảo nhân tạo: L= H+a (m)
Trong đó a: chiều cao nhô lên khỏi mặt đất của ống vách
Trang 22q C§§O
+ Ngoài ra ta còn có thể xác định theo công thức sau:
Phương trình cân bằng áp lực tại vị trí chân ống vách:
b Dung trọng cột vữa bentonite
dn Dung trọng đẩy nổi của đất
w Dung trọng của mực nước ngầm
zb Chiều sâu cột vữa bentonite
zn Chiều sâu mực nước tính đến chân ống vách
Trang 232.2 Thuyết minh công nghệ đổ bê tông bịt đáy và tính toán công nghệ đổ bê tông dưới nước
Biện pháp thi công:
Để ngăn không cho nước thâm nhập vào hố móng từ các phía, sau khi hạ vòng vây
cọc ván thép cần phải tiến hành đổ lớp bêtông bịt đáy trong khi nước vẫn ngập đầy
trong hố móng Lớp bêtông này có tác dụng:
+)Giữ ổn định nền phía dưới đáy móng chống áp lực đẩy nổi
+)Ngăn kín nước từ phía đáy hố móng
+)Tạo mặt bằng thi công bệ móng
Như vậy để đổ lớp bêtông bịt đáy cần áp dụng biện pháp đổ bêtông dưới nước
Phải có các biện pháp kỹ thuật để cho vữa bêtông không bị hoà tan trong nước, nướckhông ngấm vào trong khối vữa đổ xuống, kết cấu đảm bảo tính liền khối và đảm
bảo chất lượng Trong thi công cầu hiện nay sử dụng phổ biến hai công nghệ là côngnghệ vữa dâng và công nghệ rút ống thẳng đứng
+) Công nghệ vữa dâng:
Là biện pháp đổ cốt liệu thô vào trong khuôn trước sau đó bơm vữa xi măng đã
trộn vào trong khối đá ép dần từ dưới đáy ép dần lên, áp suất bơm làm cho dòng vữachảy lấp các khe rỗng và đẩy nước ra ngoài Vữa từ mỗi ống bơm lan toả ra một
vùng có bán kính nhất định, các vùng kề nhau đan nhập váo nhau tạo thành một
khối lỏng dâng lên lấp dần các khe rỗng của khối cốt liệu Sau khi đông kết ta có
được khối bêtông nằm trong nước Do vữa bêtông không được nhào trộn, khối
bêtông do các viên đá xếp ngẫu nhiên được gắn kết lại bằng khối vữa lỏng mà thành
Trang 24nên số hiệu không xác định Mặt khác khi đổ đá trong nước không thể san tạo phẳngnên bề mặt bêtông rất kém Vì những lí do nêu trên nên công nghệ vữa dâng chỉ
dùng để thi công các công trình phụ tạm không dùng cho các kết cấu chính
+) Công nghệ rút ống thẳng đứng:
Là biện pháp dùng vữa bê tông đã trộn sẵn rót vào trong khuôn bằng ống kín cắm
ngập trong khối vữa áp suất tạo ra do chiều cao cột vữa thắng áp lực của nước làmcho vữa chảy lan toả ra xung quanh và để cho áp lực vữa luôn lớn hơn áp lực nước
ống đổ phải được từ từ kéo lên cao Các vúng vữa của mỗi ống giao cắt nhau tạo
thành một khối Do bêtông được đùn từ trong long khối vữa nên chỉ có mặt ngoài
tiếp xúc với nước vì vậy bêtông đổ theo phương pháp này đồng đều và liền khối,
hỗn hợp vữa được trộn theo thành phần thiết kế và kiểm soát được chất lượng, vữa có
độ sụt lớn nên có thể đảm bảo độ chặt cần thiết cho bêtông
- Biện pháp tổ chức thi công
- Thi công theo công nghệ vữa dâng:
B1-Chia diện tích đổ bêtông thành lưới ô vuông, kích thước 2,5-4m, riêng các
cạnh biên cách các cạnh của vòng vây hố móng 1,3-2m Dùng cây luồng hoăc thanhcốt thép buộc thành dàn định vị theo lưới đã chia
B2-Chế tạo các lồng thép chống bẹp dạng lồng sóc với cốt thép dọc làm bằng
φ? 10 và cốt đai tròn làm bằngφ? 6 , đường kính lồng bằng 2 lần đường kính ống bơmvữa đồng thời phải ≤200mm Cự ly giữa các thanh cốt thép 5cm, cự ly giữa các cốtđai tròn nằm trong phần đổ đá phải nhỏ hơn kích thước viên đá còn ở phần trên bố
Trang 25trí cách 100cm một đai Các lồng thép chống bẹp phải nhô cao hơn mặt nước để khi
đổ, đá không bị rơi vào trong lồng Cắm các lồng chống bẹp vào những đỉnh lưới ô
vuông và buộc cố định vào dàn định vị
B3-Đổ đá vào khuôn, đổ đều theo từng lưới ô vuông đã chia, lượng đá đổ vào mỗi
ô lưới bằng diện tích của ô nhân với chiều dày bêtông Đá dùng cho đổ bêtông theo
công nghệ vữa dâng là đá dăm ≥ 4cm hoặc đá hộc
B4-Đặt các ống bơm vữa vào trong lòng các lồng chống bẹp, miệng ống thả
xuống sát đáy Ông bơm vữa có đường kính φ? 50 + 100mm nối chung với đường trục
và nối vào máy bơm vữa
B5-Vữa xi măng cát được trộn trong máy trộn với tỉ lệ X/C=1/2 và tỉ lệ
N/X=0,65-0,85 Dùng máy bơm vữa khí nén với áp suất 0,5Mpa hoặc có thể dùng
máy bơm đẩy pittông để bơm vữa Tốc độ vữa dâng 0,2 – 2m/h đầu ống bơm phải
giữ luôn ngập trong vữa 0,65m
B6-Lượng vữa dâng lên được kiểm tra thông qua lượng vữa đã bơm vào bằng thể
tích khối đá nhân với tỉ lệ lỗ rỗng là 40- 45%, hoặc bằng cách đo chiều dày của vữa
+ Bề dày thành ống 4-6 mm, khi đổ bằng bêtông kiểu rung thì dày 6-10 mm
Đường kính ống đổ có thể tham khảo (theo AASHTO không < 250 mm – 10 in):
Trang 26+ Cường độ đổ - đường kính: 11 m3/h - 20 cm.
+ 17 m3/h - 25 cm
+ 25 m3/h - 30 cm
+ Khi đổ vào cọc ống, giếng khoan: 30 cm
+ Các ống nối với nhau bằng mối nối kiểu mặt bích bắt
bulông có đêm kín bừng cao su hoặc chất dẻo dày 6 mm
+ Để cho bêtông xuống nhanh, mỗi ống đổ gắn thêm 1 đầm rung > 1 kW Nếu chiều dài ống 20 m thì gắn thêm đầm rung ở giữa ống nhưng chú ý mối nối nguồn điện đến đầm rung phải được bịt kín
- Phễu được gắn với ống đổ có thể làm bằng gỗ bịt tôn hoặc bằng thép bề dày < 4mm
và được tăng cường bằng thép góc
+ Góc phểu không < 45o Thể tích phểu không < 1.5 thể tích ống đổ và không <
2 m3 để đảm bảo đủ áp lực đẩy nước trong ống ra ngoài cũng như khối lượng vàvận tốc bêtông khi đổ
+ Trên các phểu cần bố trí lan can để công nhân thuận tiện thao tác
+ Khi cửa xả bêtông vào phểu cao hơn 1.5 m thì cần bố
trí thêm ống vòi voi để tránh phân tầng
+ Ống đổ và phểu được treo trên hệ thống nâng hạ bằng cáp hoặc palăng xíchsao cho tổng chiều cao nâng hữu hiệu phải > chiều dài 1 đốt ống đổ dài nhấtcộng thêm 1 m
- Nút giữ/Cầu:
+ Để cho bêtông không tiếp xúc với nước trong giai đoạn đầu phải dùng nút giữdạng quả cầu bằng bao tải, bao bì với mặt cưa, Nó được treo tới miệng phểutrước khi đổ đầy bêtông vào phểu
+ Yêu cầu nút phải dễ tụt xuống và nổi lên mặt nước sau khi ra khỏi ống
Trang 27+ Số lượng ống đổ phụ thuộc vào diện tích hố móng, bán kính tác dụng ống đổ và năng suất đổ bêtông:
+ Đảm bảo năng suất đổ qua ống không < 0.3- 0.4 m3/m2/1h
+ Để tăng nhanh tốc độ ngưng kết của bêtông có thể
cho thêm phụ gia
+ Trước khi thi công bệ móng cần phá bỏ lớp mặt bêtông bịt đáy từ 10-15 cm vì
có chất lượng xấu và thường là lớp vữa cát nổi lên và bề mặt bêtông lồi lõm
+ Mác bêtông dưới nước nên cao hơn mác thiết kế khoảng 10%, bêtông có độsụt SN = 10 - 20 cm để dễ xuống và không bị tắc
+Cốt liệu có kích thước lớn nhất không > 40 mm, không < 0.25 đường kính ống
đổ Tốt nhất dùng bêtông sỏi với 25% đá dăm
+Khi đổ bêtông cần chủ bị chu đáo, đổ liên tục cho đến xong càng nhanh càngtốt Khi đổ phải tuân theo các quy định chặt chẽ để bảo đảm chất lượng
+Nếu ống bị tắc dùng que sắt thông ngay, hoặc có thể nâng hạ ống nhưng ống phải ngập trong bêtông
2.3 thuyết minh công nghệ căng kéo các bó cáp DƯL và tính toán toán công nghệ căng kéo
Sơ đồ trình tự căng cáp DƯL trong kết cấu nhịp liên tục đúc hẫng cân bằng
Trang 28Gia công cáp theo các kích th ớc
Luồn bó cáp
Lắp kích đúng tim bó cáp và vuông góc với bệ neo
Hạ tải, theo dõi đóng neo và đo độ dãn dài Căng tiếp đến Po(không quá 5%P) đo độ dãn dài tính tr ớc
Lắp neo công cụ
ép n ớc, ép khí
cho phép căng cáp
Lắp bơm dầu vào kích
Tháo kích, neo công cụ
Căng 0,2P lắp con trỏ đo độ dãn dài
Căng tiếp các cấp tải trung gian và cấp 0,9P
Thuyết minh cụng nghệ căng kộo cốt thộp DƯL
1 THI CễNG KHỐI ĐỈNH TRỤ
Tất cả cỏc thanh ứng suất trước khi đưa vào sử dụng phải được kộo thử trờn giỏ tạihiện trường tới lực kộo bằng 60% khả năng chịu lực tới hạn theo trỡnh tự được quyđịnh Trong bất kỳ trường hợp nào cũng khụng được sử dụng thanh ứng suất quỏ 80%khả năng chịu lực tới hạn Trỡnh tự lắp đặt thanh ứng suất như sau:
Trang 29Bước 1: Lắp đặt thanh ứng suất dài 4 m và 2 m (hoặc chiều dài có quy định cụ thể
trong bản vẽ mà kỹ sư thiết kế chỉ rõ) nằm trong thân trụ.
Cần chú ý rằng cao độ đỉnh các thanh ứng suất phải thấp hơn cao độ đỉnh của thân trụ
để sau này chúng không cản trở việc tháo gối tạm
Cần đặc biệt lưu ý hiện tượng “đề xe” của cút nối khi nối đoạn thanh nằm trong khốiK0 với đoạn dưới Đề phòng hiện tượng này, đầu dưới của cút nối phải được cố địnhbằng các dây buộc 2mm buộc chặt xung quanh thanh, bên ngoài được cuốn băng dínhsao cho khi lắp thanh này, cút nối phải cố định không được xoay
Bước 2: Lắp đặt ống ghen cho đoạn thanh dưới và thanh trên
Ống ghen có nhiệm vụ bảo vệ thanh ứng suất trong quá trình đổ bê tông, không chovữa bê tông tiếp xúc với thanh ứng suất Để làm được việc đó, ống ghen phải đảm bảo
độ kín khít Để cố định vị trí ống ghen theo phương thẳng đứng (độ nghiêng khôngvượt quá 10/00), cần phải bố trí các lưới thép 12, theo chiều cao cứ 0,5m bố trí mộtlưới Các lưới thép này kẹp chặt vào ống ghen và được cố định vị trí vào cốt thép củakết cấu.Phần tiếp xúc của ống ghen với bản đệm (đáy ống ghen) và xung quanh lỗ bơmvữa phải được cuốn băng dính bọc kín Băng dính dùng loại băng dính rộng bản
Phương pháp căng cáp dự ứng lực, căng thanh ứng suất
Chỉ tiến hành căng dự ứng lực khi bê tông đạt cường độ đạt yêu cầu của đồ án thiết kế.Trước khi căng cáp dự ứng lực cho khối đỉnh trụ, các ván khuôn thành ngoài, thành trong và ván khuôn nóc phải tách rời khỏi bề mặt bê tông Riêng ván khuôn đáy chỉ được tháo ra sau khi đã căng xong Các thanh ứng suất giữ ổn định trong qúa trình đúc hẫng, được căng theo từng cấp và đối xứng đến lực yêu cầu
2 THI CÔNG CÁC KHỐI CỦA DẦM HẪNG
Trừ khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo, các khối còn lại của dầm hẫng được đúc hẫngđối xứng trên xe đúc theo các bước sau đây:
Buộc cốt thép và ống ghen tạo lỗ
Cốt thép của khối được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế theo trình tự: bản đáy, haibên thành, bản mặt Đặc biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại các đầu neo
Các ống ghen tạo lỗ được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế và được nối với đầu chờcủa các ống ghen đã đặt trong khối đỉnh trụ (hoặc khối đã đúc) bằng các ống nối Haiđầu ống nối được cuốn kín xung quanh bằng băng dính rộng bản Các đoạn thép 6
Trang 30được dùng để cố định ống ghen vào cốt thép thường, chúng được bố trí dọc theo cácống ghen theo khoảng cách 1m/cái.
Các ống nhựa PVC 60 được dùng để tạo lỗ chờ cho thanh ứng suất của các khối tiếptheo Chân các ống nhựa này được cố định bằng một đoạn gỗ tròn dài khoảng 3cm cóđường kính bằng đường kính trong của ống, đỉnh của chúng được cố định bằng cácthanh 6 hàn thành ô vuông buộc vào lưới cốt thép thường Trong lòng ống nhựa đổ đầycát, trên đỉnh ống buộc kín bằng giấy xi măng chống vữa bê tông rơi vào trong ống.Các bản đệm neo được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế Trục của bản đệm neo phảitrùng với trục của ống ghen và mặt của nó phải vuông góc với trục của ống ghen ở 1mđầu tiên của ống ghen Các lỗ thoát vữa (hoặc bơm vữa) phải đặt ở phía trên (điểmcao) Dọc theo mỗi ống ghen nên đặt các ống thăm vữa và đặt ở điểm cao nhất của ốngghen
Luồn cáp
Tao cáp thuộc loại tao 7 sợi phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chuẩn ATM A-416 hoặc loạitương đương
(a) Các đặc tính của tao cáp
+ Đường kính danh định của tao: 12,7 mm
+ Tải trọng phá hoại: 186 KN
+ Cáp thuộc loại có độ tự chùng thấp
Trong mỗi cuộn cáp đều phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất Các chứng chỉ đóthể hiện đường cong quan hệ giữa tải trọng và độ giãn dài, diện tích đo được, modunđàn hỗi của cáp cho mỗi lô hàng Người kỹ thuật hiện trường phải có các chứng chỉnày để tính toán sự khác biệt giữa độ dãn dài lý thuyết và thực tế của bó cáp
Trong bất kỳ trường hợp nào, lực kích đối với mỗi tao cáp cũng không được phép vượtquá 0,80 cường độ cực hạn tối thiểu của cáp
Kích căng cáp được dùng là loại kích phải phù hợp với bó cáp D.Ư.L về cấu tạo cũngnhư về lực căng Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi đem vào sửdụng và phải kiểm định định kỳ 6 tháng/1lần hoặc qua 200 lần sử dụng
Trước khi đưa cáp vào sử dụng phải kiểm tra Tao cáp phải không có các vảy rỉ sùi,không bị phủ mỡ, không bị bẩn, bị xước Lớp rỉ xốp phải được rửa sạch trước khi dùng
Trang 31cáp Các tao cáp không được để tiếp xúc bụi bẩn và phải được giữ ở nơi sạch đã đượcchuẩn bị cẩn thận.
(b) Lắp ráp thiết bị đẩy và bơm thuỷ lực
Máy đẩy cáp thuộc loại máy chuyên dụng EMK dùng để đẩy cáp vào trong ống ghen.Việc lắp ráp máy đẩy cáp phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Máy đẩy nên bố trí cách đầu neo 1,2m
+ Hướng của máy đẩy phải trùng với hướng của bó cáp và được cố định cứng ở vị trínày Đ Khoảng cách giữa máy đẩy và rulô cáp (giá tách cáp) càng ngắn càng tốt
+ Một ống dẫn bằng thép có đường kính trong 20 sẽ được dùng để dẫn hướng tao cáp
từ đầu máy đẩy vào ống ghen
+ Các ống thuỷ lực nối máy đẩy với bơm phải đúng
Bơm thuỷ lực khi lắp đặt phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Bơm phải ở vị trí nằm ngang
+ Mức dầu thuỷ lực trong bơm phải đạt yêu cầu
+ Đèn kiểm tra bơm để gần máy đẩy cáp
+ Điều khiển từ xa nằm ở cuối cáp (đầu phía bên kia của bó cáp)
(c) Luồn cáp vào máy đẩy:
+ Trước khi luồn cáp vào máy đẩy, đầu cáp phải được cuốn chặt bằng băng dính đentránh hiện tượng xổ đầu cáp trong lúc lao cáp
+ Trình tự luồn cáp vào máy đẩy
– Nâng tay kéo lên
– Dùng tay đẩy cáp qua máy và ống dẫn
– Đóng tay kéo xuống và xoay tăng-đơ vặn nhẹ nhàng xuống dưới để đạt được sự tỳsát của các con lăn của xích lên trên cáp
+ Đẩy cáp vào trong ống ghen
– Khởi động máy bơm;
Trang 32– Đẩy cáp bằng máy với tốc độ chậm cho đến khi cáp nằm trong ống ghen khoảng 2m.Trong khi đẩy lực căng phải được điều chỉnh ngay khi xảy ra hiện tượng cáp trượt trênxích Chú ý tay kéo không được vặn quá chặt để tránh tổn thất nhiều lực Sau khi đãđạt lực căng đúng, tay vặn phải cố định lại bằng đai ốc.
Các chú ý trong khi đẩy cáp
Nên dùng “con chuột” thông ống ghen trước khi đẩy cáp vào ống.
Để tránh tác động của áp suất cao, phải luôn nhớ tắt dừng máy bằng cách tắt bơm Thường xuyên kiểm tra áp lực của máy bơm.
Dừng bơm ngay khi cáp đã được luồn sang tới đầu bên kia của bó cáp Việc này được thực hiện bằng điều khiển từ xa đặt ở đầu ra của bó cáp.
Không đứng chính diện ở phía đầu ra của tao cáp.
Căng cáp
Lắp đầu neo Đầu neo phải được vệ sinh sạch sẽ bằng xăng trước khi lắp đặt
Chiều dài của đầu bó cáp tính từ mặt bản đệm neo L Chiều dài kích + 15cm cho đầucăng kéo và 0,6m cho đầu không căng kéo Sau đó chúng được cắt hoặc đặt so le thànhbậc, mài vát xung quanh và lắp các mũ dẫn để dễ giàng cho việc lắp đầu neo Dùng haichạc dẫn xỏ chéo nhau định vị các tao cáp thành từng hàng tương ứng với các hàng lỗcủa đầu neo, sau đó đầu neo được luồn vào các tao cáp
Đặt nêm (chốt neo)
Trước khi đặt nêm phải kiểm tra chủng loại của nêm đem sử dụng Nêm phải cùngnhóm với neo, đệm neo và phải phù hợp với đường kính của tao cáp Nêm được vệsinh sạch sẽ bằng xăng trước khi lắp đặt Đầu neo phải được tỳ sát vào bản đệm Dùngmột ống thép có đường kính trong 16 – 20 dài khoảng 2m luồn qua từng tao cáp đóngchặt nêm vào lỗ sao cho đầu của các mảnh nêm của một bộ nêm phải phẳng, không sole
Lắp bản lỗ đệm đầu kích
Dùng 2 chạc dẫn luồn chéo nhau định vị các tao cáp thành hàng tương ứng với các lỗ ởbản đệm đầu kích sau đó bản lỗ đệm đầu kích được luồn qua
Lắp kích
Trang 33Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi sử dụng Kích được treo vào giábằng một pa-lăng xích 0,5 T để dễ dàng điều chỉnh cao độ của kích trong lúc căng kéo.Kích được luồn qua các tao cáp thông qua các bản dẫn và được đặt tỳ sát vào bản đệmđược cố định vị trí bằng cách đẩy bộ tự kẹp về phía đầu kéo.
Thông thường tại mỗi khối đúc của dầm hẫng có 2 bó cáp phải căng, chúng được căngđồng thời và đối xứng Nếu có sự chênh lệch về áp lực thì chỉ được phép chênh lệchmột cấp
Khi kích căng cáp bắt đầu chịu lực, các pa-lăng xích treo kích phải thả lỏng
Hành trình của piston là hữu hạn nên phải luôn chú ý đến độ dãn dài của cáp ứng vớitừng cấp lực, tránh tình trạng vượt quá hành trình piston
Việc tăng áp lực kích phải đều Khi hạ áp lực kích phải đều và chậm (hiện tượng nêmkhông neo giữ được cáp hay xảy ra trong lúc hạ áp lực kích do hạ áp lực kích quánhanh, cáp co lại nhưng không kéo được nêm vào theo)
Không được đứng chính diện với bó cáp (phía sau kích hoặc neo) khi đang căng
Đo độ giãn dài của bó cáp
Trang 34Trước khi tiến hành căng cáp, độ giãn dài của bó cáp cần phải hiệu chỉnh lại căn cứvào diện tích và modun đàn hồi thực tế của tao cáp lấy từ chứng chỉ của cuộn cáp hoặckết qủa thí nghiệm Độ giãn dài của bó cáp được đo thông qua hành trình của pistonkích chạy ra tương ứng với từng cấp áp lực Một trị số khác cũng được đo để so sánh.Trị số này được đo từ đuôi kích đến một vật rắn cố định vào một tao cáp
Các chú ý khi đo độ giãn dài
Dụng cụ đo độ giãn dài phải song song với trục của kích (vuông góc với đáy kích)trong lúc đo
Độ tụt của nêm ở đầu không căng (hoặc chưa căng) được xác định bằng cách dùng mộtbản lỗ bằng gỗ luồn qua các tao cáp đến một khoảng cách nhất định tính từ mặt nêm(khoảng 10cm), dùng sơn phun vào các tao cáp để lấy dấu khoảng cách Công việc nàychỉ được tiến hành khi bó cáp đã được kéo “so dây”
Đối với các bó cáp căng hai đầu, đầu kia sẽ được căng sau khi đã căng xong một đầuđến áp lực thiết kế Trước khi căng, piston kích được đẩy ra một đoạn tối thiểu 30mm
để đảm bảo an toàn cho kích
Tháo kích Trình tự tháo kích như sau:
+ Truyền hết tải trọng từ kích vào đầu neo (áp lực đồng hồ về 0)
+ Co hết piston về (hồi kích)
+ Kéo kích ra bằng cách kéo tay cầm bản kẹp ở phía đuôi kích 2 Bơm vữa Sau khitháo kích, các đoạn thừa của bó cáp phải được cắt bỏ Vị trí cắt cách đầu neo 3cm vàphải cắt bằng máy cơ khí (nghiêm cấm dùng các biện pháp cắt bằng nhiệt như đèn xì ô
xy – a xê ty len hay hàn hồ quang…) Đầu neo hở ra được bịt kín bằng bê tông cùngcấp với bê tông Dầm Ống bơm vữa phải được đặt vào vị trí trước khi đổ bê tông bịtđầu neo và bề mặt của đầu neo, bản đệm phải được vệ sinh thật sạch Bề mặt bê tôngtại đây cần tạo nhám để tăng độ dính bám với bê tông bịt đầu neo Chỉ tiến hành bơmvữa khi bê tông bịt đầu neo đã đủ cường độ (sau khi đổ bê tông bịt đầu neo xongkhoảng 1,5 ngày) Vữa bao gồm có xi măng, nước và phụ gia Vữa bơm được thiết kếtại phòng thí nghiệm phải đảm bảo các tính chất sau:
+ Xi măng dùng cùng loại với bê tông dầm
+ Nước dùng loại nước đổ bê tông
Trang 35+ Cường độ: R7 tối thiểu đạt 15 N/ mm2, R28 500 N/ mm2.
+ Độ co ngót: sau 24 giờ thể tích co ngót không quá 2%
+ Thời gian đông kết bắt đầu lúc 3 giờ và kết thúc 24 giờ
+ Trình tự trộn vữa: nước – phụ gia – xi măng Trước khi bơm vữa 24 giờ cần phải làmmột số thí nghiệm tại hiện trường:
+ Độ linh động: không vượt quá ở phòng thí nghiệm 3 giây và phải nằm trong khoảng13-25giây
+ Độ tách nước: không quá 2% Nếu không đạt phải thay đổi lượng nước từ 1-2lít cho100Kg xi măng Trong quá trình bơm vữa cần làm các thí nghiệm kiểm tra, ở đầu vào(thùng chứa) 3 thí nghiệm cho 1T xi măng, ở đầu ra 1 thí nghiệm cho một bó cáp Kếtquả phải đảm bảo yêu cầu như thí nghiệm trước khi bơm, nếu không đạt phải ngừngbơm và điều chỉnh lại thành phần nếu độ linh động nhỏ hơn 13 giây thì tiếp tục bơmcho đến khi đạt 13 giây Khi trộn vữa phải dùng máy trộn, thời gian trộn ít nhất là 4phút Vữa trộn xong không được để quá 20 phút nếu quá phải kiểm tra lại độ linh độngtrước khi bơm Trình tự bơm vữa:
+ Rửa ống ghen và bó cáp đã căng: Bơm nước sạch vào từng ống ghen sau đó thổi hếtnước ra bằng máy bơm hơi ép Công việc này còn có ý nghĩa làm trơn ống và chỉ làmtrước khi bơm vữa
+ Bơm vữa vào ống: Vữa sau khi trộn đạt yêu cầu được bơm vào ống thông qua mộtống bơm Phía trước vữa bơm luôn có một lượng nước nhỏ để làm trơn ống Trong quátrình bơm phải luôn luôn theo dõi đồng hồ áp lực bơm
+ Việc bơm vữa phải diễn ra liên tục, không được gián đoạn Nếu xảy ra sự cố phảingừng bơm, phải thổi sạch vữa ra khỏi ống ghen ngay lập tức và tiến hành bơm vữa lạisau khi đã khắc phục sự cố
Thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng
Trang 36Việc thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng lặp lại các bước đã được trình bàytương ứng với kích thước hình học của dầm theo thiết kế.
3 THI CÔNG ĐOẠN DẦM ĐÚC TRÊN ĐÀ GIÁO
Theo công nghệ thi công, đoạn dầm này được đúc tại chỗ trên đà giáo Về tiến độ,đoạn dầm này nên hoàn thành trước khi khối cuối cùng của dầm hẫng tương ứng đượcbắt đầu đúc
+ Gia công đầu neo chết (đầu cố định) kiểu VSL
+ Cắt và luồn cáp qua đầu neo chết
+ Đặt nút gỗ, vòng khuyên thép, ống thoát vữa
+ Đặt ống ghen Chú ý tại đầu neo chết, giữa nút gỗ, ống ghen, và vòng khuyên thépđảm bảo kín không cho vữa lọt vào trong ống ghen trong lúc đổ bê tông
+ Đánh dấu đầu của từng tao cáp theo từng cặp đối xứng qua trục thẳng đứng Số liệunày phải được lưu giữ cho đến lúc lắp đầu neo để căng kéo bó cáp tránh nhầm đầu, dẫnđến hiện tượng chéo cáp
+ Dùng đòn gánh cẩu bó cáp đưa vào vị trí Cố định ống ghen giống như cố định ốngghen của khối đúc hẫng
+ Các công việc trên nên làm ở ngoài và chỉ đặt bó cáp vào vị trí sau khi đã buộc xongcốt thép lưới dưới của bản mặt dầm Khi các công việc chuẩn bị đã hoàn thành, bê tôngđược đổ theo trình tự từ vị trí thấp đến vị trí cao từng vệt ngang cầu
4 THI CÔNG KHỐI HỢP LONG
Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các dầm hẫng với đoạn dầm đúc trên đà giáohoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục Trình tự thi công khối hợplong loại này trải qua các bước sau:
Tháo bỏ xe đúc
Bố trí đà giáo ván khuôn cho đốt hợp long
Ván khuôn được treo thông qua các dầm đỡ và các thanh ứng suất qua các lỗ chừa sẵn
ở đầu dầm hộp Ván khuôn có cấu tạo tương tự như ván khuôn khối đúc trên đà giáoK10 Đặt các thanh ứng suất giằng chéo để giữ ổn định ngang (chống hiện tượng đungđưa của cánh dầm hẫng) và căng chúng với một lực 10T cho mỗi thanh
Lắp đặt cốt thép, đổ bê tông khối hợp long
Trang 37Việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành tương tự như đối với các khối đúc khác.
Căng kéo cáp DƯL đợt I
Khi bê tông đạt cường độ = 75% cường độ thiết kế tiến hành căng kéo 50% số bó cáptại bản đáy (kéo đồng thời hai phía thượng và hạ lưu đối xúng qua tim cầu), trình tựcăng kéo sẽ do kỹ sư tư vấn thiết kế quy định Chỉ căng kéo cáp đáy khi cường độ vữa
ở gối đã đạt cường độ yêu cầu Trước khi căng kéo cáp đáy, các bu-lông liên kết haithớt gối phải được tháo ra, các tấm ván khuôn phải tách khỏi mặt bê tông (trừ vánkhuôn đáy)
Căng kéo các bó cáp đáy còn lại
Khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế căng kéo toán bộ các bó cáp dưới còn lại.Trình tự căng kéo do kỹ sư thiết kế quy định
Bơm vữa lấp lỗ ống ghen của thanh ứng suất trong, khối đỉnh trụ và thân trụ
Dùng vữa xi măng bơm vào các lỗ của thanh ứng suất bằng máy bơm vữa chuyêndùng Cần phải chú ý các điểm sau đây:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình thi công có thể có sai số dẫn đến cần điềuchỉnh điều chỉnh cao độ tại khối hợp long Điều chỉnh cao độ có thể dùng phương phápchất tải, tải trọng chất thêm phải do TVTK quyết định
Trong quá trình thi công, dầm hẫng trên trụ kế tiếp cần thường xuyên theo dõi ảnhhưởng của co ngót, từ biến của bê tông theo thời gian đến độ vồng của dầm hẫng khi
đã thi công xong để kịp thời điều chỉnh cho dầm bên này
Trình tự căng đáy cáp trước, trong và sau khi đổ bê tông theo quy định của thiết kế Các thanh thép liên kết giữa đỉnh trụ và khối đỉnh trụ được cắt theo chỉ định của kỹ sưthiết kế
Chế tạo dầm BTCT DƯL kéo sau
Trang 38-Phương pháp kéo sau ngoài sử dụng cho thi công KCN dầm giản đơn còn thích hợpvới cả các KCN lớn khi thi công theo công nghệ đúc hẫng, đúc đẩy hoặc đúc trên đàgiáo di động
Nhược điểm:
-Tính công nghiệp trong công tác chế tạo dầm không cao
-Công tác kéo cốt thép DƯL phải tiến hành theo trình tự phức tạp
-Tính dính bám giữa bê tông và cốt thép không được tốt
Trang 40+ Lắp đặt cốt thép thường và bố trí các ống gen theo đường cáp thiết kế, đồng thời bốtrí các ống nhựa PVC để sau khi kéo cáp DWL sẽ bơm vữa lấp long ống gen.
+ Lắp đặt ván khuôn
+ Tiến hành đổ bê tông dầm
+ Khi bê tông đạt 80% cường độ thì tiến hành kéo cáp DƯL
+ tiến hành bơm vữa lấp long ống gen qua các ống nhựa PVC đã bố trí
+ Đổ bê tông lấp đầu neo và hoàn thiện dầm
- Trình tự căng kéo các bó cáp DƯL
- Đặt kích tại cả 2 đầu của cáp để tiến hành căng kéo từng bó cáp DƯL
- Căng kéo các bó theo thứ tự từ trên xuống dưới để tránh gây ra ứng suất kéo làm nứt
bê tông thờ trên của dầm, đồng thời kéo ccs bó cáp nằm gần trục tim của mặt cắt dầmtrước sau đó mới kéo các bó cáp ở xa để tránh gây ra mô men uống ngang dầm
- Tiến hành căng kép theo từng cấp tải trọng nhằm kiểm soát được độ dãn dài đồng thờikhử được các biến dạng đàn hồi và hiện tượng trùng dão của cáp DƯL Ta có thể kéotheo các cấp sau:
+ Cách 1: 0,1Pk ; 0,25Pk ; 0,5Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk, 1,05 Pk
+ Cách 2: 0,2Pk ; 0,4Pk ; 0,6Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk, 1,05 Pk
Trong đó: Pk là lực cần kéo trong mỗi bó cáp DƯL
- Trình tự căng kéo các bó cáp DƯL:
Bước 1: Kéo so dây: Căng từ 0,0Pk đến 0,1Pk
Bước 2: Tiến hành kéo theo các cấp lực
0,1Pk;0,25Pk ; 0,5Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk hoặc 0,2Pk ;
0,4Pk: 0,6Pk ; 0,8Pk ; 1,0 Pk
Sau mỗi cấp lực thì dừng kéo từ 3-5 phút và đo độ dãn dai ở mỗi cấp lực
Khi căng đến 1,0 Pk thì đo tổng độ dãn dài cảu cáp tại hai đầu căng là Δl l
+Bước 3Lập biều đồ quan hệ lực căng và độ dãn dài: P và Δl l
+ Bước 4: Lập bảng tính độ dãn dài của cáp ứng với các cấp áp lực căng kéo