1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN THI CÔNG CẦU F2

34 3,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 355 KB

Nội dung

- Hạ lồng cốt thép và đổ bê tông cọc trong dung dịch vữa sét bằng phương pháp ống rútthẳng đứng.. - Đặt ống vách ở trên cạn: công tác đo đạc định vị thực hiện bằng máy kinh vĩ và thướcth

Trang 1

THIẾT KẾ THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

CẦU DÂY VĂNG

1 CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO

1.1 Thi công mố

- Chuẩn bị mặt bằng thi công

- Khoan cọc đến cao độ thiết kế

- Xói hút, rửa lòng cọc, đặt lồng cốt thép và đổ bêtông cọc

- Đào hố móng, đập đầu cọc, đổ lớp bêtông đệm móng

- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông bệ móng

- Lấp đất đến cao độ đỉnh móng, lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông phầntường thân mố, xà mũ, tường đầu, tường cánh mố

-Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo

- Đắp đất nền đường, xây tứ nón, chân khay, hoàn thiện mố

1.2 Thi công trụ tháp

- San ủi mặt bằng thi công

- Định vị tim cọc, khoan cọc đến cao độ thiết kế Vệ sinh lòng cọc, hạ lồng cốt thép, đổbêtông cọc

- Đóng cọc định vị và khung dẫn hướng

- Rung hạ cọc ván thép

- Đào đất tới cao độ thiết kế, đổ bêtông bịt đáy dày 1m

- Hút nước ra khỏi hố móng và đổ bêtông bệ móng

- Lắp dựng ván khuôn, đà giáo, cốt thép, đổ bêtông chân trụ tháp

- Lắp cần trục tháp quay

- Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép tháp cầu

- Hoàn thiện tháp, tháo dỡ ván khuôn, đà giáo, thanh thải dòng chảy

1.3 Thi công kết cấu nhịp

- Mở rộng tháp bằng hệ đà giáo thép

- Tiến hành đổ bêtông khoang dầm kề với trụ

- Khi bêtông đủ cường độ, tiến hành căng 2 dây văng đầu tiên

- Lắp 2 xe đúc đối xứng hai bên trụ tháp

- Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép

- Tiến hành đúc hẫng cân bằng từng khoang dầm Khi bêtông khoang dầm đạt cường độ,tiến hành căng dây văng

- Lặp lại trình tự trên cho tới khi hoàn thành xong KCN và lắp đặt xong các dây văng

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 2

- Thi công đốt hợp long giữa nhịp.

- Hoàn thiện cầu

- Do mố cầu nằm ở vị trí không có nước nên định vị trí mố ta phải căn cứ vào đường timdọc cầu và các cọc mốc quy định cho từng hố móng Đầu tiên ta xác định trục dọc trụcngang cho mỗi móng, các trục này cần phải đánh dấu cố định bằng các cọc mốc chắcchắn nằm tương đối xa nơi thi công công trình để tránh sai lệch vị trí sau này Các cọcnày dùng để theo dõi thường xuyên sự sai lệch trong khi thi công móng, mố trụ và kếtcấu bên trên Để xác định cao độ của đáy móng, đỉnh móng ta có thể dùng máy thuỷ bìnhhoặc máy kinh vĩ

- Xác định chính xác vị trí các cọc, lập phương án khoan các lỗ cọc sao cho đạt tiến độ thicông là cao nhất Tiến hành khoan lỗ cọc, sau khi khoan lỗ cọc xong thu dọn mặt bằngmóng, chuẩn bị thi công bước 2

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 3

Bước 2:

- Đóng ống vách, rồi sau đó tiến hành khoan đến cao độ thiết kế Trong quá trình khoan

sử dụng vữa sét Bentonit để giữ ổn định lỗ khoan

- Hạ lồng cốt thép và đổ bê tông cọc trong dung dịch vữa sét bằng phương pháp ống rútthẳng đứng

Bước 3:

- Đào đất hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công đến cao độ thiêt kế

- Đào rãnh thoát nứơc, hố tụ nước

- Đập đầu cọc, sau đó tiến hành vệ sinh đoạn đầu cọc làm phẳng hố móng chuẩn bị bướctiếp theo

Bước 4:

- Đầm chặt đáy hố móng, dải lớp đá dăm hoặc lớp bê tông nghèo xuống đáy móng rồiđầm chặt làm lớp đệm móng, đổ cho tới cao độ đáy móng thì dừng lại

- Bố trí cốt thép , lắp đặt ván khuôn đổ bê tông bệ móng

- Tháo dỡ văng chống ván khuôn bệ

Bước 5: Đổ bêtông tường trước

- Đắp đất và đầm chặt xung quanh bệ mố

- Bố trí cốt thép, lắp đặt ván khuôn đổ bê tôngtường trước

- Thi công tường chắn, đường đầu cầu, lắp bản quá độ

Bước 6: Đổ bêtông tường cánh và tường đỉnh

- Bố trí cốt thép , lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông tường trước

Bước 7: Hoàn thiện mố

- Tháo dỡ đà gião ván khuôn và các thanh chống

- Trước khi thi công

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 4

- Trong khi thi công.

- Sau khi thi công

2.3.2 Công tác chuẩn bị mặt bằng

- Tập kết vật liệu, thiết bị về công trường thi công

- Chuẩn bị về nhân lực và các công tác khác phục vụ cho quá trình thi công

2.3.3 Thi công cọc khoan nhồi

2.3.3.1 Hạ ống vách

2.3.3.1.1 Định vị máy khoan

- Thiết bị định vị máy khoan bao gồm: Cần cẩu, kích, pa lăng xích, máy kinh vĩ, máythuỷ bình và quả rọi Công việc định vị máy khoan quyết định đến vị trí và chất lượng lỗkhoan

- Căn cứ vào sàn đạo, thứ tự lỗ khoan, phương pháp dịch chuyển khoan để đặt khoan chophù hợp

- Đặt, dịch chuyển và cân máy sao cho tim cần khoan trùng với tim lỗ khoan

- Kiểm tra vị trí tim cần khoan và độ thẳng đứng của cần bằng máy kinh vĩ trước khikhoan tạo lỗ

- Kê chèn chắc chắn toàn máy nhằm không để máy khoan nghiêng lệch, xê dịch trongquá trình khoan

2.3.3.1.2 Hạ ống vách

- Đường kính ống vách thi công cọc khoan nhồi phải lớn hơn đường kính cọc khoan từ

10 – 20 cm, chiều dầy phụ thuộc vào yêu cầu thi công, thường từ

6-16mm

Định vị ống vách:

- Đào trước đất nền để chân vách là chu vi đường tròn hố đào có thể sâu 1.21,5m, tâm

là tim lỗ khoan

- Điều chỉnh vách thẳng đứng bằng máy và quả rọi

- Dùng hai tầng định vị bằng thép hình đủ cứng để ổn định vách đảm bảo khi hạ váchxuống thẳng đứng Hai tầng định vị này liên kết vào sàn công tác ở mặt trên và dưới

- Đặt ống vách ở trên cạn: công tác đo đạc định vị thực hiện bằng máy kinh vĩ và thướcthép, dùng cần cẩu để lắp đặt

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 5

Đóng hạ ống vách:

- Dùng búa rung 60KVA để rung hạ ống vách

- Dùng quả búa thép kết hợp với tời khoan để đóng hạ Ống vách thi công có thể đóngmột lần hoặc đóng nối nhiều lần tuỳ theo các yếu tố sau:

+ Chiều dài ống vách

+ Các tầng địa chất ống vách phải qua

+ Khi hạ ống vách làm nhiều lần phải chú ý việc nối ống vách:

+ Mặt phẳng ghép nối phải vuông góc với tim vách để vách không gãy khúc

+ Hàn kín để chống cát nhỏ lọt vào

+ Hàn đủ điều kiện chịu lực để khi đóng vách và rút vách không bị đứt mối nối

+ Không dùng bản táp phía trong để không vướng, kẹt khoan và vách đô bê tôngsau này

Công tác kiểm tra ống vách:

- Việc kiểm tra ống vách phải được quan tâm theo dõi trong suốt thời gian hạ ống váchbằng rọi, máy kinh vĩ và quan sát bằng mắt thường

- Bất kỳ ở cao độ nào thấy có hiện tượng nghiêng lệch thì phải đề ra biện pháp xử lý

- Ống vách thi công nếu để nghiêng sẽ ảnh hưởng tới việc khoan tạo lỗ

- Việc tính toán cho phép nghiêng vách có 2 yếu tố:

+ Chiều dài ống vách

+ Đường kính ống vách (lớn hơn ống vách đổ BT là 20cm)

2.3.3.2 Công tác khoan tạo lỗ

- Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan tuần hoàn thuận

- Chọn mũi khoan: Căn cứ vào tầng địa chất để quyết định chọn mũi khoan và tốc độkhoan áp dụng như sau:

+ Đối với các loại đất, cát pha, cát dùng mũi khoan đất

+ Vận tốc khoan phụ thuộc vào địa chất và độ sâu: Với mũi khoan đất có thể khoancác tốc độ 26, 32, 56 vòng/phút

Dung dịch vữa sét Bentonite để ổn định vách hố khoan

Trang 6

+ Khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn hay hoá chất, cần phải hết sức thận trọng khitrộn bentonite hoặc tiền hydrate hoá bentonite trong nước sạch để vật liệu trở nên phùhợp với việc thi công cọc.

- Cao độ dung dich khoan:

+ Cao độ cột dung dịch khoan giữ ổn định thành vách phải cao hơn mực nước ngầmhoặc mực nước mặt hơn 2 m Tại những nơi nước ngầm hoặc có áp lực ngang khác cầnphải tính toán để quyết định cao độ này

+ Trong quá trình khoan phải luôn theo dõi việc cấp vữa sét cho bơm hút Nếu hếtvữa sét dự trữ thì phải ngừng ngay khoan Trong mọi trường hợp cấm để dung dịchkhoan trong hố khoan bị thấp hơn 1 m so với cao độ quy định

- Thí nghiệm:

Trước khi tiến hành công việc phải đề xuất tần số tiến hành thí nghiệm dung dịchkhoan, phương pháp cũng như qui trình thu mẫu Số lần tiến hành thí nghiệm sau đó cóthể thay theo yêu cầu phụ thuộc vào tính nhất quán của các kết quả thí nghiệm thu được

- Xử lý vữa thải :

Tất cả các bước hợp lý phải được tiến hành để thể vân bentonite trên công trườngkhông bị tràn ra trên công trường bên ngoài các hố khoan Bentonite loại bỏ phải được dichuyển ra khỏi công trường ngay lập tức không được chậm trễ Bất cứ việc loại bỏbentonite nào đều phải tuân thủ các qui định của cơ quan chủ quản của địa phương

2.3.3.3 Vệ sinh lỗ khoan và kiểm tra lỗ khoan

2.3.3.3.1 Vệ sinh lỗ khoan

- Lỗ khoan được vệ sinh theo phương pháp tuần hoàn nghịch bằng máy bơm 6BS

- Nước và mùn khoan với hạt có đường kính max<150mm là hút được ra ngoài theo hệthống bơm hút 6BS

- Nước bơm bù vào cọc là nước sạch, lượng bơm bù phải 180m3/h đảm bảo cột nướctrong lỗ khoan cao hơn mức nước tĩnh bên ngoài

- Khi cần khoan tời đáy lỗ và rà hết tiết diện đáy lỗ, nước hút ra vẫn đủ lưu lượng và bêntrong không còn cát đá là đạt yêu cầu

2.3.3.3.2 Kiểm tra lỗ khoan

- Kiểm tra độ xiên của lỗ bằng cách thả mũi khoan tự do (không để trong mâm) xuốngđáy lỗ khoan Đo độ xiên của cần khoan chính là độ xiên của lỗ khoan

- Kiểm tra cao độ lỗ khoan: bằng chính cần khoan, mũi khoan đảm bảo chính xác tuyệtđối về cao độ đáy

- Kiểm tra lỗ có gãy khúc không: Bằng cách dùng lồng thép hoặc ống thép có chiều caotối thiểu 1,5m

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 7

2.3.3.4 Công tác cốt thép

2.3.3.4.1 Gia công cốt thép

- Các cốt thép được chế tạo sẵn trong nhà máy và vận chuyển đến công trường phải đảmbảo sạch không bị dính dầu, mỡ, không bị rỉ (nếu bị rỉ phải được đánh sạch trước khi hạlồng cốt thép) và phải được bảo quản cẩn thận trong quá trình thi công

- Cốt thép chủ: Đoạn lồng cốt thép rất dài do vậy không cần phải chia thành các đoạnlồng để gia công nhiều lần rồi hạ vào lỗ khoan

- Móc treo lồng cọc phải bố trí sao cho khi cẩu lồng cốt thép không bị biến dạng lớn

- Nâng chuyển lồng thép: lồng thép phải được nâng chuyển tại nhiều điểm trên lồng đểtránh biến dạng

2.3.3.4.2 Lắp đặt ống thăm dò

- Để kiểm tra không phá huỷ các cọc đã thi công, cần đặt trước các ống chôn sắn bằngkim loại có nắp đậy ở đáy ống, có kích thước phù hợp với phương pháp thăm dò trên suốtchiều dài cọc: dùng ống 50/60mm để thăm dò siêu âm và ống 102/114 mm để khoan lấymẫu bêtông ở đáy hố khoan

- Các ống thăm dò được hàn trực tiếp lên vành đai hoặc dùng thanh thép hàn kẹp ống vàođai

- Phải đặc biệt lưu ý đến vị trí của ống thăm dò tại mối nối các đoạn lồng cốt thép, đảmbảo ống chắc chắn, liên tục

2.3.3.4.3 Hạ lồng cốt thép

- Trước khi hạ lồng cốt thép vào lỗ khoan cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xungquanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá quy địnhcho phép (h  100mm)

- Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồngcốt thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đáy lỗ khoan Lồng cốt thép phải được giữcách đáy hố khoan 10 cm

- Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:

+ Nạo vét đáy lỗ

+ Hạ từ từ lồng cốt thép vào lỗ khoan cho đến cao độ đã được định trước

+ Giữ lồng cốt thép bằng các giá đỡ chuyên dụng được chế tạo bằng cốt thép đườngkính lớn hoặc thép hình

+ Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt dọcvới nhau hoặc nối buộc tại chỗ hay bắt nối bằng cóc)

+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống

+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuốicùng

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 8

+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép, đáy lỗ khoan.

+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên

2.3.3.5 Công tác đổ bêtông cọc

2.3.3.5.1 Yêu cầu về vật liệu

Thành phần hỗn hợp bê tông phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế

+ Xi Măng: Dùng xi măng portland PC40 trở lên, theo tiêu chuẩn TCVN 2682-1992+ Cát: Dùng cát vàng có mô đun  2.5, tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN

+ Nước: Sạch, không có tạp chất, tuân thủ theo qui định của tiêu chuẩn

+ Phụ gia: Có thể dùng phụ gia cho bê tông

+ Tỷ lệ nước/xi măng: Theo thiết kế mác bê tông cọc

2.3.3.5.2 Yêu cầu kỹ thuật về bê tông dưới nước

- Phải bảo đảm các yêu cầu của vữa bê tông khi đổ bê tông dưới nước đúng quy trình quyphạm hiện hành

- Các chỉ tiêu về độ sụt, độ tách vữa và tách nước sẽ được qui định cụ thể trên cơ sở kếtquả thí nghiệm thành phần hỗn hợp bê tông và phương pháp bơm bê tông

2.3.3.5.3 Vận chuyển bê tông

- Các phương tiện vận chuyển bê tông phải bảo đảm kín, không làm chảy mất vữa ximăng

- Thời gian từ khi trộn bê tông xong đến khi đổ vào cọc không được quá 30 phút

2.3.3.5.4 Ống dẫn bê tông

- Ống dẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:

- Ống phải kín đủ chịu áp lực trong quá trình bơm bê tông

- Mỗi đốt của ống nối dài khoảng 3m, mối nối phải được cấu tạo để dễ tháo lắp

- Chiều dày thành ống tối thiểu là 8 mm

- Đường kính trong của ống tối thiểu phải gấp 4 lần đường kính cốt liệu to nhất của hỗnhợp bêtông

- Đường kính ngoài của ống không được vượt quá 1/2 đường kính danh định của cọc

Trang 9

2.3.3.5.6 Công tác đổ bê tông cọc

Đổ bê tông cọc theo phương pháp di chuyển thẳng đứng ống dẫn

+ Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và cao

độ mặt bê tông trong lỗ

Trình tự thực hiện cụ thể như sau:

- Đầu tiên dùng một nút bằng gỗ hoặc bao tải cuộn chặt hoặc một quả cầu, nút kín ốngthép Nút nằy được giữ bằng một dây dòng lên trên Khi đổ bê tông nút sẽ bị đẩy dầnxuống chân ống lúc này đang đặt sát đắy hố móng, tiếp đó nhấc ống lên cho chân cắchmặt đất khoảng 20-30cm và chùng dây cho nút tụt ra khỏ ống, bê tông sẽ tràn ra ngoài,lúc này phải liên tục đổ bê tông vào phễu Lớp bê tông dưới chân ống ngày càng dầy lên

và ta thấy chỉ có lớp trên mặt là tiếp xúc với nước Vì chân ống luôn ngập vào trong bêtông nên bê tông mới không tiếp xúc với nước và do đó mới co thể giữ cho chất lượng bêtông không bị giảm sút nhiều

- Nói chung phải luôn luôn đảm bảo chân ống ngập dưới mặt bê tông từ 0.8-1m Khi nào

bê tông không tụt xuống phải kéo ống lên,lúc này cần thận trọng thao tác để chân ốngkhông bị kéo lên quá cao hơn quy định nói trên Tuỳ vào diện tích của hố móng và bánkính phạm vi bê tông có thể tràn ra của mỗi ống mà quyết định số ống đổ bê tông

- Bán kính hoạt động của mối ống từ 3-4.5m Phải đảm bảo đổ bê tông liên tục và yêu cầunăng xuất tối thiểu là 0.3m3/giờ cho mỗi mét diện tích hố móng Nếu đáy hố móng quárộng thì có thể phân thành từng khối để đổ bê tông dần Trong quá trình đổ bê tông khốilượng bê tông thực tế đổ cho cọc so với khối lượng tính toán theo đường kính quy địnhcủa cọc nếu nhiều hơn thì khối lượng bê tông đổ vượt lên này chủ yếu do chênh lệch giữađường kính chân cọc quy định với đường kính tạo lỗ thực tế (đường kính tạo lỗ thực tếthường lớn hơn khoảng 3- 6cm ) Lỗ cọc bị to do vỏ của lớp vữa giữ thành bị rửa trôi.Ngoài ra, còn có thể do thành lỗ bị sạt lở, va đập của nước thấm, nước chảy vào trong lỗ

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

Trang 10

cọc, đất nền bị nén chặt lại v.v Điều đó là nguyên nhân sinh ra khối lượng bê tông tăngvượt lên.

- Trong các trường hợp bình thường do phương pháp thi công và tình hình địa chất cókhác nhău, khối lượng bê tông đổ vượt cũng khác nhau Đối với phương pháp thi công cóống chống vượt khoảng 4-10%, đối với phương pháp thi công tuần hoàn nghịch hoặcphương pháp thi công guồng xoắn vượt khoảng 10-20% Vì vậy, phải kiểm tra khốilượng đổ bê tông Phương pháp kiểm tra thông thường là đếm số xe chuyển bê tông đến

và phiếu vận chuyển đã nhận được Do thành lỗ bị to ra trong quá trình thi công lỗ nênphải dùng dây thường xuyên đo xem mặt bê tông dâng lên được bao nhiêu mỗi khi đổ hếtmột xe bê tông

2.3.3.6 Kiểm tra nghiệm thu chất lượng cọc khoan nhồi

- Việc kiểm tra, giám sát chất lượng và nghiệm thu cọc khoan nhồi phải thực hiện tại hiệntrường và các phòng thí nghiệm chuyên ngành

- Các dụng cụ, thiết bị kiểm tra phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy

- Các nội dung kiểm tra nghiệm thu:

+ Kiểm tra công tác khoan tạo lỗ

+ Kiểm tra chất lượng bêtông cọc

+ Kiểm tra cặn lắng trong lỗ

+ Kiểm tra chất lượng dung dịch khoan

+ Kiểm tra sức chịu tải của cọc

2.3.4 Thi công bệ mố

- Dùng mắy xúc kết hợp nhân lực đào đất đến cao độ thiết kế

- Đập đầu cọc khoan nhồi (phần ngàm vào bệ mố là 1m ), làm vệ sinh hố móng

- Rải một lớp bê tông đệm là lớp bê tông nghèo M150 dày 10 cm để thay ván khuôn đáy

bệ và để bê tông bệ đạt được cường độ thiết kế

- Lắp dựng ván khuân thành bệ mố: Dùng ván khuôn thép định hình, các tấm ván đượcliên kết bằng bu lông vào khung thép định hình chữ C

- Yêu cầu khi lắp đặt ván khuôn: Bề mặt ván khuôn phải phẳng, liên kết giữa các tấm vánkhuôn phải khít và đảm bảo đúng kỹ thuật

- Lắp đặt cốt thép: Cốt thép bệ được chế tạo trước thành các lưới, dùng cẩu cẩu vào vàhàn liên kết chúng lại thành cốt thép bệ

Chú ý : Đặt cốt thép chờ tường thân và tường cánh

- Đổ bê tông bệ móng: Yêu cầu đổ bê tông phải đồng nhất và liên tục, chiều cao đổ bêtông phải nhỏ hơn 1,5m để bê tông không bị phân ly cốt liệu Thời gian đổ phải nhỏ hơnthời gian ninh kết của bê tông ( 4 giờ )

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

10

Trang 11

- Phương pháp đổ bê tông: Dùng cần cẩu kết hợp với hệ thống vòi bơm Bơm bê tông vàonhững chỗ không gian hẹp Đổ bêtông theo lớp ngang dày từ 20-30cm, đầm chặt theo yêucầu rồi mới đổ lớp tiếp theo.

- Phương pháp đầm: Dùng đầm dùi

- Bảo dưỡng bê tông: Phải đảm bảo các yêu cầu bảo dưỡng đối với bê tông thi công trongđiều kiện bình thường

2.3.5 Thi công tường cánh, tường đỉnh và tường thân

- Lắp dựng cốt thép: Các cốt thép phải được hàn thành từng lưới theo tính toán và cấutạo Các lưới thép này được hàn vào với nhau Khoảng cách giữa cốt thép và ván khuônphải đảm bảo theo cấu tạo

- Lắp dựng ván khuôn: Sau khi bê tông bệ móng đạt cường độ, người ta tháo dỡ vánkhuôn bệ, sử dụng ván khuôn bệ và các ván khuôn khác đã chuẩn bị trước để thi côngtường thân, tường đỉnh, tường cánh, vai kê

- Yêu cầu lắp dựng ván khuôn: Đảm bảo các kích thước của tường mố Chú ý, ngoài cáctấm thép trên còn các tấm có hình dạng được cấu tạo ngoài công trường

- Đổ bê tông: Đổ bê tông dùng cần cẩu kết hợp với hệ thống vòi voi

Trang 12

3 THI CÔNG BỆ THÁP VÀ THÁP CẦU

3.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công

- Xác định mặt bằng vị trí mố, trụ cầu cần khoan với diện tích đáp ứng được thiết bịkhoan, cung ứng lắp đặt cốt thép, cung cấp và đổ bê tông

- San ủi đất tạo mặt bằng thi công trụ Cao độ mặt bằng cao hơn MNTC 0.7 m

3.2 Thi công cọc khoan nhồi

3.2.1 Công tác định vị tim cọc

- Dụng cụ để định vị là máy kinh vĩ, máy thủy bình và thước thép

- Cọc được xác định dựa trên các tim, mốc cao độ có sẵn và được xác lập theo mạng

+ Bơm bùn sét, máy bơm bù áp

+ Máy bơm rửa tuần hoàn thuận nghịch

- Cần cẩu: cần cẩu phải có sức nâng 16T để có thể cẩu được máy khoan 10T đặt vàosàn tạm an toàn

- Máy trộn bê tông, ống dẫn bê tông, phễu, gầu đổ bê tông:

+ Máy trộn bê tông là máy cưỡng bức, nhằm đảm bảo cho bê tông đồng nhất trongquá trình đổ BT theo mác thiết kế

+ Gầu cấp BT để cung ứng bê tông từ máy trộn vào máng phễu ống đổ BT

3.3.2.2 Ống vách thi công và ống vách đổ bê tông.

3.3.2.2.1 Ống vách thi công

- Ống vách thi công là ống vách bằng thép có đường kính lớn hơn đường kính lỗ khoanthường từ 150200 mm và có chiều dày là 10 mm để làm vách ngăn đất đá cát ở ngoàivào lỗ khoan

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

12

Trang 13

- Chọn ống vách thi công có = 2200 mm.

- Ống vách thi công có chiều dày từ 812 mm

- Ống vách thi công có chiều dài từ đỉnh sàn đạo làn đỉnh vách, đáy vách đến tầng cáthạt thô

3.3.2.2.2 Ống vách đổ bê tông

- Vách có đường kính trong bằng đường kính cọc bê tông D =2000 mm

- Ống vách đổ BT là vách tròn trơn, hàn kín, có chiều dày từ 46mm

3.3.2.3 Công tác khoan tạo lỗ

3.3.2.3.1 Định vị máy khoan

- Đặt, dịch chuyển và cân máy sao cho tim cần khoan trùng với tim lỗ khoan

- Thiết bị định vị máy khoan bao gồm: cần cẩu, kích, pa lăng xích, máy kinh vĩ, máy thuỷbình và quả rọi

- Kiểm tra vị trí tim cần khoan và độ thẳng đứng của cần bằng máy kinh vĩ trước khikhoan tạo lỗ

- Kê chèn chắc chắn toàn máy, để máy khoan không nghiêng lệch, xê dịch trong quá trìnhkhoan

- Dùng búa rung 60KVA để rung hạ ống vách

- Ống vách thi công có thể đóng một lần hoặc đóng nối nhiều lần tuỳ theo các yếu tố sau:+ Chiều dài ống vách

+ Các tầng địa chất ống vách phải qua

- Khi hạ ống vách làm nhiều lần phải chú ý việc nối ống vách:

+ Mặt phẳng ghép nối vuông góc với tim vách để vách không gãy khúc

+ Hàn kín để chống cát nhỏ lọt vào

+ Hàn đủ chịu lực để khi đóng vách và rút vách không bị đứt mối nối

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

13

Trang 14

Công tác kiểm tra ống vách

- Việc kiểm tra ống vách phải được quan tâm theo dõi trong suốt thời gian hạ ống váchbằng rọi, máy kinh vĩ và quan sát bằng mắt thường

- Bất kỳ ở cao độ nào có hiện tượng nghiêng lệch thì phải đề ra biện pháp xử lý

3.2.3.3.3 Công tác khoan tạo lỗ.

- Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan tuần hoàn thuận

- Khi khoan phải chú ý đến tốc độ khoan lỗ vì tốc độ khoan có thể gây sập vách hố móng

Do vậy đối với mỗi loại địa tầng khác nhau thì ta phải điều chỉnh tốc độ khoan hợp lý

- Trong quá trình khoan tuỳ theo loại địa chất để chọn mũi khoan hợp lý

+ Đối với các loại đất, cát pha, cát dùng mũi khoan đất

+ Với mũi khoan đất có thể khoan các tốc độ 26, 32, 56 vòng/phút

- Trong quá trình khoan nếu gặp đá lớn thì ta phải tiến hành xử lý theo các cách sau:

+ Dùng búa phá đá

+ Dùng gầu ngoạm lấy đá lên

+ Dùng mũi khoan để khoan phá đá

3.2.3.3.4 Vệ sinh và kiểm tra lỗ khoan

Vệ sinh lỗ khoan

- Lỗ khoan được vệ sinh theo phương pháp tuần hoàn nghịch bằng máy bơm 6BS

- Nước và mùn khoan với hạt có đường kính max<150mm là hút được ra ngoài theo hệthống bơm hút 6BS

- Nước bơm bù vào cọc là nước sạch, lượng bơm bù phải 180m3/h đảm bảo cột nướctrong lỗ khoan cao hơn mức nước tĩnh bên ngoài

- Khi cần khoan tới đáy lỗ và rà hết tiết diện đáy lỗ, nước hút ra vẫn đủ lưu lượng và bêntrong không còn cát đá là đạt yêu cầu

Kiểm tra lỗ khoan

- Kiểm tra độ xiên của lỗ bằng cách thả mũi khoan tự do (không để trong mâm) xuốngđáy lỗ khoan Đo độ xiên của cần khoan chính là độ xiên của lỗ khoan

- Kiểm tra cao độ lỗ khoan: bằng chính cần khoan, mũi khoan đảm bảo chính xác tuyệtđối về cao độ đáy

- Kiểm tra lỗ có gãy khúc không: bằng cách dùng lồng thép hoặc ống thép có chiều caotối thiểuu 1,5m

3.3.2.4 Công tác cốt thép

3.3.2.4.1 Gia công cốt thép

- Các cốt thép đường vận chuyển đến công trường phải đảm bảo sạch không bị dính dầu,

mỡ, không bị rỉ (nếu bị rỉ phải được đánh sạch trước khi hạ lồng cốt thép) và phải đượcbảo quản cẩn thận trong quá trình thi công

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

14

Trang 15

- Khi gia công cốt thép chủ thành lồng phải đảm bảo khoảng cách giữa các cốt thép chủphải bằng nhau và theo đúng bản vẽ thiết kế.

- Móc treo lồng cọc phải bố trí để khi cẩu lồng cốt thép không bị biến dạng lớn

- Các ống thăm dò: được gia công theo đúng bản vẽ thiết kế

- Nâng chuyển lồng thép: lồng thép phải được nâng chuyển tại nhiều điểm trên lồng đểtránh biến dạng

3.3.2.4.2 Hạ lồng cốt thép

- Trước khi hạ lồng cốt thép vào lỗ khoan cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xungquanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá quy địnhcho phép (h  100mm)

- Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồngcốt thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đáy lỗ khoan Lồng cốt thép phải được giữcách đáy hố khoan 10 cm

- Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:

+ Nạo vét đáy lỗ

+ Hạ từ từ lồng cốt thép vào lỗ khoan cho đến cao độ đã định trước

+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép, đáy lỗ khoan

+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên

3.3.2.5 Công tác đổ bê tông cọc

3.3.2.5.1 Yêu cầu về vật liệu

- Thành phần hỗn hợp bê tông phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế

+ Xi Măng: Dùng xi măng PC40 , lượng xi măng > 370 (kg/m3)

+ Cát: Dùng cát vàng có mô đun  2,5, tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN

+ Nước: Sạch, không có tạp chất, tuân thủ theo qui định của tiêu chuẩn

+ Phụ gia: Có thể dùng phụ gia cho bê tông

+ Tỷ lệ nước/xi măng: theo thiết kế mác bê tông cọc

- Độ sụt của bê tông khoảng 1822 (cm)

- Thời gian ninh kết của bê tông nên kéo dài nhằm đảm bảo độ chặt cho bê tông

3.3.2.5.2 Công tác trộn và vận chuyển bê tông

- Máy trộn BT dùng máy trộn cưỡng bức, có thể tích mẻ trộn 500 lít, năng suất trộn

>10m3/h

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

15

Trang 16

- Các phương tiện vận chuyển bê tông phải bảo đảm kín, không làm chảy mất vữa ximăng

- Thời gian từ khi trộn bê tông xong đến khi đổ vào cọc không được quá 30 phút

3.3.2.5.3 Các thiết bị đổ bê tông cọc

Ống dẫn: Ống dẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:

- Ống phải kín đủ chịu áp lực trong quá trình bơm bê tông

- Mỗi đốt của ống nối dài 3m, mối nối phải được cấu tạo để dễ tháo lắp

- Chiều dày thành ống tối thiểu là 8 mm

- Đường kính ngoài của ống không được vượt quá 1/2 đường kính danh định của cọc

Phễu đổ

- Phễu đổ được gắn vào phía trên của ống dẫn bằng mặt bích, góc giữa hai thành phễukhoảng từ 60  80° để bê tông dễ xuống, thể tích phễu là 1m3

3.3.2.5.4 Công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi

- Thể tích bê tông cọc khi đổ sai lệch so với tính toán thiết kế hơn 30% thì phải kiểm tra

và có biện pháp xử lý thích hợp về sự sai lệch đường kính cọc

- Tiến hành đổ bê tông trong nước

- Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông tối thiểu

là 2m và không vượt quá 5m Chiều sâu ống đổ phải đảm bảo ngập trong bê tông là 6 – 8(m)

- Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và cao độmặt bê tông trong lỗ

- Khi đổ bê tông giai đoạn cuối thì phải kết hợp với việc hút nước trong lỗ khoan

- Khi sử dụng ống chống thì chiều sâu ống nằm trong bê tông không quá 6 (m)

- Cao độ bê tông vượt lên đến đầu cọc bằng 1 m (bằng đường kính cọc) Sau đó lớp bêtông này được khoan bỏ để đảm bảo chất lượng cọc bê tông

TrÇn Trung HiÕu CÇu - §êng bé B K46

16

Trang 17

3.3.2.5.5 Kiểm tra chất lượng bê tông cọc sau khi đổ

- Tại công trường thi công chất lượng của cọc khoan nhồi được đánh giá theo phươngpháp siêu âm

- Đây là phương pháp sẽ cho biết chính xác chất lượng của bê tông tuy nhiên lại khôngthể cho biết Pcọc (sức chịu tải của cọc) Do đó để xác định được chất lượng cọc thì tạicông trường còn áp dụng phương pháp xác định Pcoc và tình trạng cọc theo phương phápđộng học

3.3.3 Thi công bệ tháp

3.3.3.1 Công tác chuẩn bị

- Định vị vị trí xây dựng trụ bằng máy kinh vĩ và thước

- Chuẩn bị và vận chuyển các thiết bị, vật tư ra vị trí

3.3.3.2 Thi công vòng vây cọc ván thép

- Dùng búa rung đóng các cọc định vị: Cọc định vị dùng loại cọc thép I 350, vị trí cọcđịnh vị xác định bằng máy kinh vỹ

- Dùng thanh thép I 350 liên kết với cọc định vị tạo thành khung định hướng để phục vụcho công tác hạ cọc ván thép

- Rung hạ cọc ván thép bằng búa rung

- Vòng vây chữ nhật phải có thêm thanh chống chéo ở góc để tăng cường vành đai Vànhđai trên được dùng làm khung dẫn hướng để đóng cọc ván thép của vòng vây

- Để xỏ và đóng cọc ván được dễ dàng, khớp mộng của cọc ván phải được bôi trơn bằngdầu mỡ Phía khớp mộng tự do (phía trước) phải bít chân lại bằng một miếng thép cho đỡ

bị nhồi đất vào rãnh mộng để khi xỏ và đóng cọc ván sau được dễ dàng

- Trong quá trinh thi công phải luôn chú ý theo dõi tình hình hạ cọc ván, nếu nghêng lệch

ra khỏi mặt phẳng của tường vây có thể dùng tời chỉnh lại vị trí Trường hợp nghiênglệch trong mặt phẳng của tường cọc ván thì thường điều chỉnh bằng kích với dây néo, nếukhông đạt hiệu quả phải đóng những cọc ván hình trên được chế tạo đặc biệt theo số liệu

Ngày đăng: 13/05/2014, 18:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Sau khi đã đào đất hố móng, hút nước và đổ xong lớp BT bịt đáy. - ĐỒ ÁN THI CÔNG CẦU F2
Sơ đồ 2 Sau khi đã đào đất hố móng, hút nước và đổ xong lớp BT bịt đáy (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w