1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH, HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN

83 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 889,66 KB

Nội dung

1.3 Đối tượng nghiên cứu Người dân tộc thiểu số Chư Ru, Răc Lây và dân tộc Kinh, cùng các hoạt động tạo sinh kế của họ từ nông lâm nghiệp và chăn nuôi.. - Tài sản xã hội: Cách thức trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐẶNG QUỐC VIỆT

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN

TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH, HUYỆN BÁC ÁI,

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐẶNG QUỐC VIỆT

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN

TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH, HUYỆN BÁC ÁI,

TỈNH NINH THUẬN

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 3

Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Việt Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận để tôi hoàn thành khóa luận này

Đồng thời tôi xin cảm ơn đến UBND xã Phước Bình, Ban quản lý VQG Phước Bình, hạt kiểm lâm VQG Phước Bình cùng toàn thể các anh em trong hạt kiểm lâm, đặc biệt là anh Hoàng Lộc Hạt trưởng hạt kiểm lâm đã tạo cho tôi mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và tập thể lớp DH08NK đã giúp đỡ tôi trong những năm theo học tại trường

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2012

ĐẶNG QUỐC VIỆT

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài, “Tìm hiểu sinh kế của người dân và đề xuất các giải phải cải thiện sinh kế người dân tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhằm tìm hiểu để đề ra các giải pháp cải thiện sinh kế của người dân Đề tài, được thực hiện

từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012

Xã Phước Bình là xã miền núi, nền kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn Sinh kế của các hộ dân chủ yếu là từ nông nghiệp Trình độ học vấn của người dân không cao, nạn mù chữ còn nhiều Trong xã có hơn 93% là người dân tộc thiểu số còn lại là người Kinh Hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng vật chất ở đây chưa được nâng cao, chất lượng giáo dục dạy và học còn thấp

Thông qua quá trình tìm hiểu điều tra và phân tích, đề tài đi đến đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế như:

1) Giải pháp về mặt kỹ thuật cho người dân

Đề xuất các mô hình sản xuất như:

- Mô hình trồng cà phê xen đào

- Mô hình trồng bắp xen đào

- Mô hình trồng đậu đỗ xen đào

- Mô hình trồng mì xen đào

- Mô hình trồng cây ngắn ngày

2) Giải pháp về mặt xã hội

- Tuyên truyền vận động

- Giải pháp phát triển thị trường và tạo việc làm cho người dân

- Một số giải pháp có liên quan

Trang 5

SUMMRY

Subjects, “Understanding people's livelihoods and propose solutions to improve livelihoodsin Phuoc Binh, Bac Ai district, Ninh Thuan province to set out to explore solutions to improve the livelihoods of the People Subjects, was conducted from February to May 2012

Phuoc Binh is a mountainous commune, the economy of the people here more difficult The livelihoodsin of households, mainly room agriculture Educational level of pepole is not high, so much illiteracy In communes with more than 93% are ethnic minorities left the Kinh Equipment and systems infrastructure in this matter has not been improving, the quality of teaching and learning education is low

Through the discovery process of investigation and analysis, subjects come

to proposesolutions to improve livelihoods, such as:

1) Technical solution for the people

Proposed model of production such as:

- Coffee mixed model train

- Corn mixed model train

- Alternating pattern training planting beans

- Growing of wheat alternating training model

- Short-day plant model

2) Social Solution

- Solutions to market development and create jobs for people

- A number of measures related

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO i

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH i

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH, HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN i

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Khái niệm sinh kế 4

2.2 Khái niệm về sinh kế bền vững 6

2.3 Những nghiên cứu về sinh kế 7

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 10

3.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 10

3.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10

3.1.1.1 Vị trí địa lý 10

3.1.1.2 Địa hình, đất đai 10

3.1.1.3 Khí hậu 10

3.1.2 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội 11

Trang 7

3.1.2.1 Dân số, dân tộc 11

3.1.2.2 Kinh tế 11

3.1.2.3 Giao thông 11

3.2 Nội dung nguyên cứu 11

3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.1 Cách tiếp cận 12

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 12

3.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 13

3.3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 13

3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 15

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu 17

4.1.1 Đặc điểm của các nhóm hộ 17

4.1.1.1 Nhóm hộ theo dân tộc 17

4.1.1.2 Nhóm hộ theo tình trạng giàu nghèo và trung bình 18

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 20

4.1.3 Các hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu 21

4.2 Các loại tài sản để tạo ra sinh kế của người dân 22

4.2.1 Tài sản con người 23

4.2.2 Tài sản xã hội 25

4.2.3 Tài sản tự nhiên 28

4.2.4 Tài sản vật chất 30

4.2.5 Tài sản tài chính 33

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân 36

4.3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tạo ra sinh kế 36

4.3.1.1 Điểm mạnh 36

4.3.1.2 Điểm yếu 36

4.3.1.3 Cơ hội 37

4.3.1.4 Thách thức 37

Trang 8

4.3.2 Ảnh hưởng cách tiếp cận và cơ hội tiếp cận thông tin của người dân 37

4.3.3 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, xã hội đến sinh kế người dân 39

4.3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 39

4.3.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố xã hội 40

4.4 Đề xuất những giải pháp cải thiện sinh kế nguời dân 41

4.4.1 Giải pháp về mặt kỹ thuật cho người dân 41

4.4.1.1 Mô hình trồng cây ngắn ngày 42

4.4.1.2 Mô hình trồng cây công nghiệp 43

4.4.2 Giải pháp về mặt xã hội 47

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng xếp loại kinh tế hộ gia đình 14 

Bảng 4.1: So sánh một số đặc điểm giữa ba nhóm hộ theo dân tộc 18 

Bảng 4.2: So sánh một số đặc điểm giữa 3 nhóm hộ 19 

Bảng 4.3: Diện tích đất canh tác của người dân 20 

Bảng 4.4: Thu thập chính của người dân 21 

Bảng 4.5a: Tổng hợp nhân khẩu và lao động theo nhóm hộ dân tộc 23 

Bảng 4.5b: Tổng hợp nhân khẩu và lao động theo nhóm hộ giàu nghèo 23 

Bảng 4.6a: Tổng hợp trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm dân tộc 24 

Bảng 4.6b: Tổng hợp trình độ vấn của chủ hộ theo nhóm giàu nghèo 24 

Bảng 4.7: Bảng thống kê nơi mua bán và trao đổi hàng hóa của các hộ dân 26 

Bảng 4.8: Tham gia vào các lớp tập huấn tại địa phương 27 

Bảng 4.9a: Diện tích sử dụng đất cho sinh kế theo nhóm dân tộc 29 

Bảng 4.9b: Diện tích sử dụng đất cho sinh kế theo nhóm giàu nghèo 29 

Bảng 4.10: Nguồn nước cho canh tác 30 

Bảng 4.11a: Thống kê các loại tài sản sử dụng theo nhóm dân tộc 31 

Bảng 4.11b: Thống kê các loại tài sản sử dụng theo nhóm giàu nghèo 31 

Bảng 4.12a: Tổng thu nhập từ các nhóm sinh kế theo nhóm dân tộc 34 

Bảng 4.12b: Tổng thu nhập từ các nhóm sinh kế theo nhóm hộ giàu nghèo 34 

Bảng 4.13: Nguồn vay tín dụng của các hộ dân 35 

Bảng 4.14: Lý do vay tín dụng 35 

Bảng 4.15a: Tổng hợp hộ có ti vi, điện thoại theo nhóm hộ dân tộc 38 

Bảng 4.15b: Tổng hợp hộ có ti vi, điện thoại theo nhóm hộ giàu nghèo 38 

Bảng 4.16: Bảng xếp hạng cho điểm các loại cây trồng 41 

 

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Các loại tài sản tạo ra sinh kế cho hộ gia đình 5 

Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất để tạo ra sinh kế của các hộ dân 28 

Hình 4.2: Cơ cấu thu nhập từ các nhóm sinh kế của các hộ dân 33 

Hình 4.3: Mô hình trồng lạc 43 

Hình 4.4: Mô hình trồng đào xen bắp 45 

Hình 4.5: Mô hình trồng đậu đỗ xen đào 46 

Hình 4.6: Mô hình trồng khoai mì xen đào 47 

 

 

 

 

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

BĐKH Biến đổi khí hậu

UBND Ủy ban nhân dân ĐBKK Đặc biệt khó khăn

Trang 12

dân tộc thiểu số ở những vùng miền núi và vùng sâu vùng xa Hay chương trình

134 xuất phát từ Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20 tháng 07 năm 2004 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho những hộ dân tộc thiểu số

và nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về nhiều mặt Vì vậy, chưa thể nào giải quyết được hết những khó khăn của người dân, giúp họ thoát cảnh đói nghèo và

có cuộc sống tốt hơn

Xã Phước Bình, huyện Bác Ái là xã thuộc huyện miền núi vùng sâu của tỉnh Ninh Thuận, toàn xã có khoảng 629 hộ dân nhưng trong đó chiếm chủ yếu là dân tộc Chư Ru và dân tộc Răc Lây (khoảng 93%) còn lại số ít là dân tộc Kinh

Xã có hơn 62,86% là hộ nghèo Nơi đây chỉ có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô nhưng tổng lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 2000mm, là vùng có lượng mưa thấp nhất cả nước (UBND xã Phước Bình, 2011) Hầu như, khí hậu nơi đây rất khô hạn, ban ngày thời tiết nắng gay gắt, ban đêm thì thời tiết rất lạnh, sáng sớm thường có sương mù bao phủ, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng

Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông nhưng chủ yếu là trồng trọt, làm rẫy, hay săn bắn, thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG), còn chăn nuôi thì ít Vì

Trang 13

thời tiết nơi đây rất khó khăn nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên Một khó khăn nữa đó là trình độ học vấn của người dân không cao, (khoảng 70% là mù chữ và khoảng 10% là học hết tiểu học), cộng với khó khăn nữa là việc gia tăng dân số ngày càng nhanh, trẻ em chưa đến tuổi lao động ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu ăn xảy ra thường xuyên hơn Ở đây có nhiều hộ gia đình họ lấy bắp làm lương thực chủ yếu và hái một số loại rau trong rừng về làm thức ăn quanh năm Trình độ dân trí thấp cộng với thời tiết ngày càng khó khăn, dân số ngày càng đông, đã ảnh hưởng đến sinh kế của những người dân nơi đây Từ đó, dẫn đến cuộc sống của họ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn

Nói đến sinh kế có nghĩa là bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (DFID, 1999) Chính vì vậy, việc làm sao để phát triển sinh kế của người dân nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ đói nghèo Từ đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để nâng cao được đời sống của người dân giảm thiểu những rủi ro thông qua việc thiết lập sinh kế bền vững trước những khó khăn đó

Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của Bộ môn NLKH và

LNXH, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của thầy Bùi Việt Hải, đề tài: "Tìm

hiểu sinh kế của người dân và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế người dân tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận" được thực hiện 1.2 Mục tiêu

Phân tích bối cảnh kinh tế xã hội và các loại tài sản để tạo ra sinh kế tại khu vực nghiên cứu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế nông lâm nghiệp của người dân trên địa bàn nghiên cứu

Đề xuất những giải pháp cải thiện sinh kế người dân

Trang 14

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Người dân tộc thiểu số Chư Ru, Răc Lây và dân tộc Kinh, cùng các hoạt động tạo sinh kế của họ từ nông lâm nghiệp và chăn nuôi

1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận với thời hạn nghiên cứu là từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm sinh kế

Theo Norman và Philip (2003), một sinh kế về cơ bản là phương tiện mà

hộ gia đình sử dụng để đạt được một đời sống tốt và duy trì nó Nó có nghĩa là tất

cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh hưởng lên khả năng của con người

đảm bảo đời sống cho họ và gia đình họ bao gồm:

- Tài sản mà hộ gia đình có được hay có thể tiếp cận được: con người, tự nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình

- Các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản này để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản

- Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ có thể không kiểm soát trực tiếp, như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương của họ

- Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn

cho họ trong việc đạt được một sinh kế thỏa đáng

 Trong phân tích sinh kế, mọi thứ nhằm tạo dựng sinh kế có thể xem là "tài

sản" cho sinh kế Vì vậy thường có 5 tài sản sinh kế (FAO, 2002)

Trang 16

Hình 2.1: Các loại tài sản tạo ra sinh kế cho hộ gia đình

- Tài sản con người: Sức khỏe và khả năng làm việc của con người, tri thức

và khả năng mà họ thu nhận được qua các thế hệ trải nghiệm và quan sát, làm thành vốn con người của họ Giáo dục có thể giúp cải thiện khả năng của con người trong việc sử dụng các tài sản hiện có tốt hơn và tạo ra các tài sản và cơ hội mới

- Tài sản xã hội: Cách thức trong đó con người làm việc chung với nhau,

cả trong phạm vi hộ gia đình và trong cộng đồng rộng hơn là yếu tố có tầm quan trọng then chốt cho sinh kế của các hộ gia đình Trong nhiều cộng đồng, các hộ gia đình khác nhau sẽ liên kết nhau bằng các mối quan hệ ràng buộc xã hội, trao đổi qua lại, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau Tất cả đều có thể giữ những vai trò rất quan trọng nhất là trong thời kỳ khủng hoảng Do đó chúng có thể xem là tài sản

xã hội mà các hộ gia đình sử dụng để theo đuổi sinh kế của họ

- Tài sản tự nhiên: Đối với người dân sống ở các vùng nông thôn, vốn tự nhiên, bao gồm các tài sản, như đất đai, nước, tài nguyên rừng và gia súc, rõ ràng

là những tài sản then chốt để tạo ra lương thực, thực phẩm và thu nhập Những cách thức mà người dân tiếp cận với các tài nguyên này, như quyền sở hữu, thuê mướn, tài nguyên chung cần được xem xét cũng như điều kiện của bản thân tài

Trang 17

nguyên, sức sản xuất của chúng và cách thức mà chúng có thể thay đổi qua thời gian

- Tài sản vật chất: gồm công cụ và thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng như đường sá, cảng, sân bay, cơ sở kinh doanh Sự tiếp cận chúng, cũng như các hình thức khác của cơ sở hạ tầng, như là cung cấp nước hay chăm sóc sức khỏe, sẽ ảnh hưởng lên khả năng của con người trong việc đạt tới một sinh kế thỏa đáng

- Tài sản tài chính: Tài sản tài chính của các hộ gia đình nông thôn có thể đến từ sự chuyển hóa sản phẩm mà họ sản xuất ra thành tiền, nhằm trang trải cho các giai đoạn khi sản xuất giảm đi hay đầu tư vào các hoạt động khác Hộ gia đình có thể sử dụng các hệ thống tín dụng chính thức và phi chính thức để bổ sung cho nguồn lực tài chính của chính họ

2.2 Khái niệm về sinh kế bền vững

Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy tìm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, trên thực tế thì nó thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai (trích dẫn từ DFID, 1999)

Theo DFID (1999), sinh kế bền vững là khi chúng chống lại những tổn thương của những cú sốc hay áp lực từ bên ngoài, hoặc nếu có, bản thân sự trợ giúp cần bền vững về kinh tế và tổ chức, đảm bảo sự sản xuất và tái sản xuất dài hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm tổn hại hoặc làm suy yếu các lựa chọn sinh kế khác nhau của nhóm khác nhau hay thành phần khác nhau trong cộng đồng

Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (trích dẫn từ CRD, 1999)

Trang 18

 Sinh kế bền vững có thể được mô tả (FAO 2001):

- Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng cách thức bền vững về kinh tế và thể chế)

- Được thích nghi hoá để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên

kế của những người khác

2.3 Những nghiên cứu về sinh kế

Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại một xã thuộc miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học và đời sống Praha-Czech Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng…tác động đến hoạt động sinh kế của người dân

Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (Trường Đại học Nông Lâm, Huế, 2009) Đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ

sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học

tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nhiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách và tình hình sinh kế ở nông thôn

Trang 19

Với đề tài “tìm hiểu ảnh hưởng của VQG Kon Ka Kinh đến sinh kế của cộng đồng người Ba Na tại làng Kon Hlăng, xã Kon Rne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” Phan Thị Kiều Hạnh (2009) đã đưa ra kết luận rằng: việc thành lập VQG Kon Ka Kinh cũng đem lại nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của nhà nước như: hỗ trợ đất sản xuất, vay vốn với lãi suất thấp, phân bón, giống, kỹ thuật sản xuất nên đã phần nào mang lại hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển đời sống tinh thần của người dân Việc chăn nuôi cũng dần được chú trọng trong những năm gần đây Điều đó, đã mang lại lợi nhuận cho người dân nên đời sống của họ ngày càng được cải thiện

Trần Quốc Chính (2009) với đề tài “tìm hiểu sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân khu vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã đưa ra kết luận: sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người dân ấp 2 Ngoài ra, người dân còn đi làm thuê, vào rừng lấy măng và một số hộ buôn bán hay đi làm cán bộ nhà nước Và các yếu tố ảnh hưởng lên sinh kế người dân bao gồm các chính sách, định chế tác động tích cực lên sinh kế gồm các chương trình 134, 723, 661, chương trình xây nhà tình thương đối với hộ nghèo cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và các yếu tố tác động tích cực ngoài tầm kiểm soát của người dân như: voi phá, thời tiết thất thường, giá cả sản phẩm bấp bênh, thiếu đất sản xuất, thiếu phương tiện kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư

Trương Thị Kim Chi và Phạm Gia Trân (2005) khi nghiên cứu về xã hội kinh tế ở vùng đệm VQG Cúc Phương cho thấy thu nhập chính của đa số các hộ tại đây là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Khai thác các sản phẩm từ rừng chỉ nhằm cho nhu cầu sống hằng ngày của họ hay chỉ khai thác vào lúc khó khăn

Theo Alther và ctv (2002), khi nghiên cứu "Ảnh hưởng của khả năng tiếp cận đến sự lựa chọn sinh kế đối với các nông hộ ở miền núi phía bắc Việt Nam "

đã đưa ra kết luận rằng, hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng có ảnh hưởng tích cực đến sinh kế nông hộ Nông dân ở những nơi tiếp cận tốt sẽ có nhiều khả năng thu thập hơn là ở những vùng hẻo lánh, và theo đó có chiều hướng giàu hơn Tuy nhiên đường giao thông đem lại nhiều lợi

Trang 20

ích cho người dân nhưng củng có cái giá của nó Người dân có cảm giác là khi ở gần đường, sự tự chủ của họ bị đe dọa vì chình quyền có thể giám sát họ chặt chẻ hơn Họ có thể không thấy việc ở gần đường có lợi ích gì nếu như họ cảm thấy lối sống và hệ thống sản xuất truyền thống của mình đang bị đe dọa Như vậy việc tiếp cận tốt đến chợ, thông tin và các cơ quan nhà nước có thể là những lợi ích rất lớn cho nông dân, nhưng cần phải làm cho họ tin tưởng vào điều sau này những

Dự án Phát triển Doanh nghiệp nông thôn (REEP) nhằm cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn Đây là dự án do tổ chức Oxfam-Québec cùng Liên minh Hợp tác xã và Hội phụ nữ của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của người dân nông thôn thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa thuộc ba tỉnh

Dự án Sinh kế nông thôn bền vững - kết nối hộ nông dân nghèo với thị trường do Cơ quan Phát triển quốc tế NewZealand (NZAID) tài trợ nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập từ cây trồng - vật nuôi, tạo đầu ra ổn định cho nông sản hàng hóa được triển khai tại Bình Định thực hiện trong giai đoạn 2009 –

2013

Trang 21

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phước Bình nằm ở độ trên 500m so với mực nước biển nên có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với một số xã khác của huyện Bác Ái Diện tích đất rừng rộng, địa hình chủ yếu là có dạng đồi núi cao

- Phía Bắc giáp: Tỉnh Khánh Hòa

- Phía Nam giáp : Xã Phước Hòa và Phước Tân

- Phía Tây giáp: Tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp: Tỉnh Khánh Hòa

3.1.1.2 Địa hình, đất đai

Địa hình ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu là dạng đồi núi cao, xung quanh đều là các dãy núi, trên núi có rất nhiều những tảng đá lớn, đã ảnh hưởng đến việc trồng một số loại cây Vì địa hình hiểm trở cộng với thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa thấp nên ở nơi đây có các loại đất chính như sau:

- Nhóm đất Feralit phát triển trên Macma trung tính (Fa)

- Nhóm đất Feralit phát triển trên Macma chua (Fha)

- Nhóm đất Feralit mùn phát triển trên Macma chua (Fk)

Hầu như tất cả các loại đất kể trên có phân bố đều trong toàn xã

3.1.1.3 Khí hậu

Vì nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa: Đông Nam

bộ, duyên hải miền Trung và cao nguyên, nên Xã Phước Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm thường có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 – 4 năm sau

Trang 22

Lượng mưa bình quân năm: 2.000mm, cao nhất 2.200mm, thấp nhất 1.600mm Lượng bốc hơi nước trung bình năm: 1.670mm Nhiệt độ bình quân

3.1.2 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số, dân tộc

Xã Phước Bình có 629 hộ, 3.210 khẩu gồm có 6 thôn: Hành Rạc 1 (104 hộ,

551 Khẩu); Hành Rạc 2 (66 hộ, 331 khẩu); Gia É (137 hộ, 660 khẩu); Bố Lang (111 hộ, 572 khẩu); Bậc Rây 1 ( 104 hộ, 536 khẩu) và Bậc Rây 2 ( 107 hộ, 560 khẩu)

Dân cư xã Phước Bình chủ yếu sống trong vùng đệm (trong vùng lõi là thôn Hành Rạc 2 và 23 hộ sống tại tiểu khu 15 Bố Lang cũ), chủ yếu là người Răc

Lây, Chư Ru chiếm 93% còn lại là người Kinh

3.1.2.2 Kinh tế

- Trồng trọt

Diện tích cây lâu năm: Chuối 59 ha Đào 521 ha

Tổng sản lượng lương thực có hạt: 4.242 tấn, vượt 215,87% so với KH

- Chăn nuôi

Trong năm 2011 đàn gia súc được duy trì và phát triển ổn định Thực hiện thường xuyên công tác tiêm phong, khử độc và ngăn ngừa bệnh gia súc Tổng đàn gia súc trên toàn xã là: 2.097 con, trong đó đàn bò: 1.493 con, đàn heo 600 con, trâu 4 con (trong đó bò thuộc chương trình 135 con là 33 con)

3.1.2.3 Giao thông

Phước Bình có một con đường giao thông cấp phối từ huyện Ninh Sơn qua Phước Hòa, Phước Bình và hiện Nhà nước đang thi công xuyên qua huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) Từ trung tâm xã đi các thôn có đường liên thôn

3.2 Nội dung nguyên cứu

Nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã nêu trên, đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau:

Trang 23

(1) Bối cảnh kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm của các nhóm hộ

- Đặc điểm kinh tế xã hội

- Các hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu

(2) Các loại tài sản để tạo ra sinh kế của người dân

- Tài sản con người

- Tài sản xã hội

- Tài sản tự nhiên

- Tài sản vật chất

- Tài sản tài chính

(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân

- Ảnh hưởng cách tiếp cận và cơ hội tiếp cận thông tin của người dân (4) Đề xuất những giải pháp cải thiện sinh kế người dân

- Giải pháp về mặt kỹ thuật cho người dân

đó, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu về sinh kế của người dân nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin phục vụ cho nghiên cứu là phụ thuộc vào người dân và cán bộ ở địa phương Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin được chia ra làm nhiều đợt và có sự kết hợp, xen kẻ giữa việc thu thập thông tin thứ cấp với nghiên cứu

Trang 24

hiện trường (thu thập thông tin sơ cấp) Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu

“Đánh giá nông thôn có sự tham gia” (PRA)

3.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Đối với thông tin thứ cấp như: các vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT –

XH, văn hóa giáo dục, các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội

năm 2011 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2012, hay các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012, … trên địa bàn đang nghiên cứu từ các đơn vị cơ quan các cấp có liên quan như: UBND xã Phước Bình, VQG Phước Bình, Hạt Kiểm Lâm VQG Phước Bình

Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu về sinh kế, các định nghĩa

về sinh kế, sinh kế bền vững được thu thập từ bài giảng Lâm Nghiệp Xã Hội (Bùi Việt Hải, 2008), hay thông qua tham khảo các cuốn luận văn tốt nghiệp có liên quan và thông tin từ Internet

3.3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được các thông tin sơ cấp liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài tiến hành các bước như sau:

Bước 1 Xếp loại kinh tế hộ gia đình

Nhờ khoảng 3 đến 4 người dân ở trong thôn bàn bạc thống nhất ý kiến với nhau về tiêu chí hộ khá, trung bình và hộ nghèo trên địa bàn, từ đó làm cơ sở cho việc điều tra thuận lợi hơn

Trang 25

Bảng 3.1: Bảng xếp loại kinh tế hộ gia đình

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau

Để phỏng vấn được thực hiện đúng hướng, diễn ra đúng trọng tâm yêu cầu

và thu được số liệu một cách có hiệu quả, đề tài tiến hành thiết kế một bảng câu hỏi với các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở Câu hỏi đóng là bao gồm các câu hỏi mang tính chất áp đặt với những đáp án đã có sẳn như (A,B hay là 1,2,3 ), người dân có thể trả lời dựa vào những đáp án có sẳn Câu hỏi mở là những câu hỏi mang tính chất là thảo luận, người dân có thể nói ra những ý kiến hay cách suy nghĩ của họ về những câu hỏi đã được nêu ra

Thực hiện phỏng vấn từng hộ gia đình, tiến hành ghi đầy đủ các thông tin

đã phỏng vấn vào bảng câu hỏi Trong quá trình phỏng vấn thường kết hợp với quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, kiểm chứng một số thông tin đã thu thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và các loại tài sản để tạo ra sinh kế của các nhóm hộ dân tại địa bàn nghiên cứu

Bước 3 Tiến hành tổ chức họp dân

Nhờ trưởng thôn hay các cán bộ ở trong thôn cho tổ chức một cuộc họp dân, bao gồm những người dân liên quan đến vấn đề nghiên cứu Họp dân là để

Trang 26

tổng kết và kiểm chứng các thông tin đã thu thập được, trao đổi các ý kiến với nhau về các câu hỏi mở trong khi đi phỏng vấn mà nhiều hộ gia đình không có cách trả lời

Trong quá trình họp dân, người chỉ đạo cuộc họp làm công tác truyền thông cần phải hướng người dân vào những vấn đề trọng tâm, tránh việc thảo luận không đúng mục đích Đồng thời khuyến khích động viên những người dân tham gia trao đổi để làm rỏ hơn những vấn đề đã nêu ra trong bảng câu hỏi mở

Bước 4 Sử dụng các công cụ đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) khác, để thu thập và phân tích các thông tin cần nghiên cứu

Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của các nhóm hộ dân cư trên địa bàn nghiên cứu

Ghi nhận số liệu đầy đủ, thông qua thống kê mô tả chi tiết cụ thể để thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin

3 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu và thông tin cần nghiên cứu, các số liệu đang ở bảng câu hỏi Để thuận lợi cho việc viết tài liệu, tiến hành đưa các thông tin vào phần mềm Excel 2003 và STATGRAPHICS Plus 3.0, để xử lý và phân tích các dữ liệu đó Số liệu nhập vào bảng tính (Excel) theo các hàng và cột,

ở đó hàng là hộ gia đình và cột là biến chỉ tiêu Dữ liệu nhập vào là các mã ứng với các mức đã được xác định ở bảng câu hỏi Các mã quy về dạng số khác nhau

có được từ 2 loại dữ liệu chính là:

- Các dữ liệu định tính như dân tộc, nghề nghiệp, loại sinh kế, sẽ được định danh theo 1, 2, 3, 4, 7 nhưng không tính đến trật tự trước sau, các con số này được thiết kế trước trong bảng câu hỏi

- Các dữ liệu mang tính định lượng như diện tích, năng suất, thu nhập,

sẽ được xác định theo thứ bậc từ nhỏ đến lớn theo thứ tự 1, 2, 3, 4, các con số này được chuyển đổi sau khi có kết quả định lượng từ phỏng vấn

Trang 27

+ Xác định tỷ lệ hay tần số cho từng vấn đề hay từng biến chỉ tiêu theo nguyên tắc số đông của hộ gia đình (tức tần số gặp nhiều hơn), số hộ tham gia càng nhiều thì được đánh giá cao hơn

+ Phân tích các loại sinh kế theo nhóm hộ giàu nghèo và trung bình, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề đã tác động đến và xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh kế mạnh hơn

Trang 28

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm của các nhóm hộ

Theo kết quả đã điều tra được tại xã Phước Bình, có 3 nhóm dân tộc chính

là người Răc Lây, Chư Ru và người Kinh, trong đó dân tộc Răc Lây và Chư Ru chiếm phần lớn dân số của xã và cũng là dân bản địa tại địa phương, còn dân tộc Kinh không phải dân bản địa ở đây, họ chủ yếu là những người từ các vùng khác đến đây để lập nghiệp sinh sống Vì vậy, để tìm hiểu về sinh kế của người dân và

đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế người dân, đề tài đã phân các hộ dựa trên đặc điểm dân tộc và tình trạng giàu, nghèo và trung bình

Kết quả điều tra trên 60 hộ cho thấy: có 32 hộ dân tộc Răc Lây (chiếm 53%), có 16 hộ dân tộc Chư Ru (chiếm 27%) và 12 hộ dân tộc Kinh (chiếm 20%); trong đó có 33 hộ nghèo (chiếm 55%), có 15 hộ trung bình (chiếm 25%) và có 12

hộ khá (chiếm 20%) Trong 12 hộ khá trên tổng số 60 hộ đã điều tra thì hầu như toàn là người Kinh, điều đó đã cho thấy có sự khác biệt và chênh lệch rất lớn giữa các dân tộc với nhau trên một xã Dưới đây là một số đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ này

4.1.1.1 Nhóm hộ theo dân tộc

Theo kết quả báo cáo của trong năm 2011 thì dân số trong xã Phước Bình

có tổng cộng là 629 hộ với 3.210 khẩu gồm có 6 thôn Qua kết quả điều tra 60 hộ tại xã Phước Bình thì nổi lên một vài đặc điểm như sau:

Trang 29

Bảng 4.1: So sánh một số đặc điểm giữa ba nhóm hộ theo dân tộc

Sự khác biệt kể trên không hẳn là do điều kiện tự nhiên và xã hội gây ra

mà theo khảo sát và điều tra thì nguyên do chủ yếu tạo nên là do lối sống và cách làm của họ Vì rằng, các điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến các hộ trong phạm vi một xã hay giữa các thôn trong xã là tương đương nhau Thậm chí, có những hộ người Chư Ru và Răc Lây có diện tích đất nhiều hơn nhóm hộ người Kinh (phần phụ lục 3.2), nhưng thu nhập của các nhóm hộ này vẫn thấp hơn nhóm hộ người Kinh Từ tất cả các kết quả đã cho thấy chính lối sống củ và phong tục tập quán lạc hậu đã dẫn đến sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ

4.1.1.2 Nhóm hộ theo tình trạng giàu nghèo và trung bình

Dựa theo sự phân hạng về việc phân loại tình trạng giàu, nghèo và trung bình của người dân do một nhóm người dân trong xã phân loại Sau khi điều tra

60 hộ trên 629 hộ trong toàn xã, kết quả cho thấy giữa các nhóm hộ có các đặc điểm khác nhau như sau

Trang 30

Bảng 4.2: So sánh một số đặc điểm giữa 3 nhóm hộ

số nhân khẩu lớn hơn hộ trung bình và nghèo gần 1,08 lần so với hộ trung bình và 1,12 lần so với hộ nghèo, nhưng tổng thu nhập và tổng tài sản của nhóm hộ khá cao hơn rất nhiều lần so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo Cụ thể, tổng thu nhập của nhóm hộ khá gấp 1,61 lần so với hộ trung bình và gấp 4,5 lần so với nhóm hộ nghèo, từ đó kéo theo tổng giá trị tài sản của nhóm hộ khá cũng lớn hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo Thứ nữa, diện tích đất của nhóm hộ khá lớn hơn hộ trung bình và hộ nghèo, nhưng chênh lệch cao nhất giữa hai nhóm hộ chỉ gần 2,6 lần Do vậy, điều này chứng tỏ rằng đất đai cũng chưa phải là lý do thật sự để giải thích cho sự giàu nghèo ở đây

Thông qua thu nhập của các nhóm hộ dân thì sự chênh lệch về tình trạng giàu nghèo và trung bình đã cho thấy rỏ nhất Qua khảo sát và điều tra thì thấy rằng, tấc cả các hộ nghèo đều là nhóm hộ người Chư Ru và Răc Lây Vì vậy, theo

lý giải ở trên nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các nhóm vẫn là lối sống tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, không chịu thay đổi cơ cấu cây trồng

và vật nuôi, không áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của đa số người đồng bào tại địa phương Một lý do nữa, là do cách tiếp cận khoa học của người

Trang 31

dân vào trong sản xuất còn rất nhiều hạn chế, thu nhập của những người dân nghèo không đủ ăn cho nên họ không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo kết quả đã điều tra được thì diện tích đất nông nghiệp của người dân tại xã Phước Bình như sau:

Bảng 4.3: Diện tích đất canh tác của người dân

(Nguồn: Từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.3 thì diện tích đất canh tác của người dân được chia ra làm 3 loại là đất vườn, đất trồng cây nông nghiệp và đất trồng cây công nghiệp Trong

đó tổng diện tích đất trồng cây nông nghiệp tương đối lớn chiếm 52,03% bằng một nữa diện tích đất vườn và diện tích đất trồng cây công nghiệp

Đất trồng cây nông nghiệp tương đối nhiều nhưng chủ yếu là trồng bắp và một số loại hoa màu khác, ở đây người dân không có trồng lúa nước Trong đó,

có một số hộ gia đình trồng bắp đem bán và cũng có một số hộ trồng bắp để đem

về làm thức ăn cho gia súc và cho gia đình Lý do, cây bắp là cây nông nghiệp chính của người dân nơi đây và được cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ về giống, chịu được hạn hán thích hợp với khí hậu ở đây Tuy nhiên, năng suất của cây bắp không được cao Nguyên nhân, là do cách chăm sóc, kỹ thuật trồng của một số hộ dân còn thấp dẫn đến năng suất không cao Một vấn đề nữa là thiếu nước cho cây trồng, mặc dù có con sông chạy qua vùng dân ở nhưng vì không có điều kiện để mua máy bơm nước nên một số hộ dân chỉ còn chờ vào nước trời Trong đó, có 41 hộ dân chiếm 68,33% không tưới nước cho cây trồng và chủ yếu

là các hộ dân nghèo và trung bình

Trang 32

Đất trồng cây công nghiệp chiếm 28,67%, và trồng chủ yếu là đào và cà phê Trong nghiều năm qua cây cà phê được đưa vào trồng nhiều ở nơi đây, nhưng vốn đầu tư lớn vì vậy mà chỉ có các hộ người Kinh và một số ít hộ có kinh

tế khá giả trồng Năng suất của cây đào và cây cà phê cũng tương đối cao Mặc dù vậy, vẫn còn có một số hộ gia đình họ trồng nhưng không có chăm sóc Chẳng hạn như cây đào, thông qua phỏng vấn thì họ nói có bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu nên dẫn đến năng suất cây đào giảm

Bên cạnh đó, còn có một số hộ dân trồng chuối trên rẫy của họ Nhưng vì thời tiết nắng gay gắt thiếu nước nên năng suất không cao

Theo kết quả điều tra, diện tích đất bình quân của người dân ở đây cũng tương đối lớn (1,71 ha/hộ) Tuy nhiên, thu nhập từ trồng trọt trung bình của người dân ở đây không cao, theo phần phụ lục 3.4 thì thu nhập từ trồng trọt trung bình chỉ được 8,47 triệu đồng/ hộ Vì là vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, người dân không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất cộng với thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước cho cây trồng, dẫn đến diện tích đất canh tác bình quân lớn nhưng năng suất thu nhập từ trồng trọt thì không cao

4.1.3 Các hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu

Vì là xã đặc biệt khó khăn, nằm trong vùng xâu vùng xa và kinh tế ở đây chủ yếu là nông nghiệp Nhìn chung, sinh kế của các nhóm hộ dân chịu ảnh hưởng bởi chính ngành nghề của họ

Bảng 4.4: Thu thập chính của người dân

Trang 33

hộ điều tra, theo nghĩa rộng nó bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Đa số người dân sống phụ thuộc vào việc trồng trọt, có một số gia đình họ trồng trọt đem bán

để đổi lấy những vật dụng khác và có một số gia đình họ dùng để làm lương thực

Rõ ràng, sinh kế từ sản xuất nông nghiệp nói chung đã chiếm một vị trí quan trọng trong cộng đồng Tuy nhiên, người dân ở đây không có trồng lúa nước và chủ yếu trồng các loại cây như: đào, cà phê, bắp, chuối, một số loại cây rau mà và cây ăn quả khác Việc trồng bắp, đào và chuối trên đất canh tác là truyền thống lâu đời của người dân Chư Ru và Răc Lây Theo UBND xã Phước Bình, tổng

năm: chuối 59 ha, đào 521 ha Tổng sản lượng lương thực có hạt: 4.242 tấn, vượt 215,87% so với kế hoạch (Trong đó: bắp lai: 2.553 tấn ), giảm 9% so với cùng kỳ

đó bò thuộc chương trình 135 con là 33 con)

Có khoảng 18,33% hộ gia đình có thu thập chính từ nghề buôn bán, nhưng chủ yếu là các hộ gia đình người Kinh Đa số các quán tạp hóa nhỏ lẻ để bán các vật dụng cần thiết và phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình khác

4.2 Các loại tài sản để tạo ra sinh kế của người dân

Dựa trên khung phân tích sinh kế, phân loại tài sản tạo sinh kế của DFID (1999) và hiện trạng khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê và phân tích 5 loại tài sản tạo ra sinh kế, bao gồm như sau:

Trang 34

4.2.1 Tài sản con người

Nghiên cứu về tài sản con người trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu,

số người có khả năng tham gia lao động và trình độ học vấn trong các hộ gia đình

là những chỉ báo quan trọng thể hiện tài sản mà hộ gia đình có được để tạo ra sinh

kế Tổng số nhân khẩu, số lao động trong một hộ gia đình cũng như trình độ học vấn của hộ, một phần nào đó cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ

- Về nhân khẩu và lao động

Số nhân khẩu và lao động trong một hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến sinh

kế của hộ gia đình đó Do vậy, đề tài thống kê số nhân khẩu và lao động của hộ làm các chỉ báo để biểu hiện lực lượng lao động trên một hộ của các nhóm dân

cư Kết quả tìm hiểu về nhân khẩu và lao động theo nhóm dân cư bảng 4.5 (dẫn từ phụ lục 3.1)

Bảng 4.5a: Tổng hợp nhân khẩu và lao động theo nhóm hộ dân tộc

Ru

Hộ người Răc Lây

Bảng 4.5b: Tổng hợp nhân khẩu và lao động theo nhóm hộ giàu nghèo

Nhân khẩu và lao động giữa ba nhóm hộ có sự khác nhau, người Kinh có

số nhân khẩu và số lao động cao hơn người Răc Lây nhưng lại thấp hơn người Chư Ru Tuy nhiên, cũng như những chỉ tiêu này nhưng với bảng tổng hợp nhân khẩu và lao động theo nhóm hộ giàu nghèo thì không tuân theo một một xu hướng nhất định nào cả, mặt dù nhóm hộ khá thì số lượng nhân khẩu và lao động

có nhiều hơn hai nhóm hộ còn lại một chút Qua thực tế điều tra cho thấy, những

Trang 35

hộ khá giả thì gia đình của họ sống nhiều thế hệ theo kiểu gia đình truyền thống nên có số nhân khẩu cao hơn Còn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo thì có

số nhân khẩu ít hơn nên dẫn đến số lao động trong hộ cũng ít hơn, vì họ có chiều hướng chia tách ra nhiều hộ khi đã đủ tuổi thành niên, hay họ có phong tục thành lập gia đình sớm và có cuộc sống tự lập sớm nên việc tách hộ là điều hiễn nhiên, một phần nữa tách hộ để họ nhận được nhiều hơn nữa những hỗ trợ vật chất từ Nhà nước (phát cho hộ nghèo)

- Về trình độ học vấn

Dưới đây là bảng tổng hợp trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm dân tộc

và theo nhóm hộ giàu nghèo, đề tài đã điều tra được

Bảng 4.6a: Tổng hợp trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm dân tộc

Từ kết quả của bảng 4.6a và bảng 4.6b (dẫn từ phụ lục 3.1) cho thấy, trình

độ học vấn của các nhóm dân cư có sự khác biệt nhau rõ rệt Trong đó nhóm người Kinh không có người mù chữ và trình độ tiểu học chiếm nhiều nhất với 58,34%, còn hai nhóm dân tộc còn lại có tới 37,5% và 59,38% mù chữ và trình độ tiểu học chiếm cao nhất tới 43,75% và 28,12% Tương tự, trình độ học vấn của

Trang 36

nhóm hộ giàu nghèo cũng có sự khác nhau, nhóm hộ khá có trình độ học vấn cao hơn hai nhóm hộ trung bình và nghèo Đặc biệt nhóm hộ khá không có người mù chữ, trong đó trình độ cấp 1 và trình độ cấp 2 ngang bằng nhau, trong khi đó nhóm hộ trung bình có số người mù chữ chiếm 33,33% và nhóm hộ nghèo chiếm 60,61% Trình độ học vấn có mối quan hệ với nhóm hộ theo dân tộc và nhóm hộ theo giàu nghèo, học vấn của người Kinh cao hơn so với hai nhóm dân tộc còn lại, giữa nhóm hộ khá cao hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo

Tóm lại, có mối quan hệ phụ thuộc giữa trình độ học vấn với nhóm hộ theo dân tộc và theo giàu nghèo, ở người Kinh có trình độ học vấn cao hơn người Chư

Ru và Răc Lây, trình độ học vấn của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo Điều này, có thể dẫn đến khả năng tiếp thu về khoa học kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhóm người Kinh hay hộ khá cao hơn Đối với nhóm người dân tộc, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo có trình

độ học vấn thấp là một hạn chế lớn trong việc truyền thông và tiếp thu những thông tin mới

4.2.2 Tài sản xã hội

Trong bối cảnh thực tế của khu vực nghiên cứu, tài sản xã hội được xác định bằng khả năng tiếp cận các dịch vụ mua, bán, trao đổi hàng hóa và sự tham gia vào các hoạt động mang tính tổ chức của cộng đồng, chính quyền địa phương

- Tiếp cận các dịch vụ mua bán và trao đổi hàng hóa

Xã Phước Bình nằm riêng biệt với các xã khác ở huyện Bác Ái Trong đó: phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp với xã Phước Hòa và Phước Tân, phía Tây giáp với tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp với tỉnh Khánh Hòa và nằm cách xa thị trấn của huyện khoảng 50 km Đường từ thị trấn lên xã có đoạn được bê tông hóa nhưng cũng có vài đoạn vẫn còn đường đất Tuy khoảng cách từ thị trấn tới xã không xa, nhưng đường từ xã xuống thị trấn phải qua nhiều đoạn dốc cao và ngoằn ngèo, gây không ít khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa Vì vậy, giá của một số mặc hàng thực phẩm, đồ ăn thức uống, xăng dầu ở đây tăng cao, gây ra rất nhiều khó khăn cho những người dân nghèo ở đây Ngược

Trang 37

lại, giá cả thực phẩm tăng cao thì giá các loại sản phẩm như: cà phê, đào, bắp, chuối, … lại bị hạ xuống thấp nhiều hơn ở dưới huyện Tuy giao thông đi lại khó khăn nhưng tại xã vẫn có các quán buôn nhỏ, vẫn có các nhà buôn hay tới nơi để mua các sản phẩm của người dân như: điều, bắp, chuối, cà phê … Kết quả khảo sát nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của 60 hộ được điều tra như sau

Bảng 4.7: Bảng thống kê nơi mua bán và trao đổi hàng hóa của các hộ dân

họ phải mua chịu phân bón, thuốc trừ sâu, … ở các quán tạp hóa rồi sau đó khi thu hoạch sản phẩm họ đem bán để trả lại Một phần nữa là người dân không có tiền để mua thực phẩm đồ dùng hàng ngày, cho nên đã mua ở chịu ở các quán tạp hóa rồi sau đó trả sau Một lý do tiếp theo nữa, là người dân không có đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa đi các nơi khác vì vậy mà họ quyết định bán ở các quán tạp hóa cho gần

Có khoảng 7,4% là các hộ dân đem bán các sản phẩm của mình cho các nhà buôn Một phần là các hộ dân này có điều kiện hơn, có tiền để đầu tư chăm sóc Nên họ bán cho các nhà buôn giá cả sẻ cao hơn khi bán ở các quán tạp hóa

Họ bán cho các nhà buôn vì lý do nữa là sản phẩm thu hoạch có ít hoặc là nhỏ lẻ

Vì vậy, họ bán cho các nhà buôn cho tiện khỏi phải vận chuyển đi xa, đở tốn công Còn lại một số ít hộ dân chiếm khoảng 3,7%, các hộ dân này có đủ điều kiện hơn, sản phẩm họ thu hoạch nhiều hơn, nên họ đem trực tiếp xuống thị trấn

để bán thì giá cả sẻ cao hơn, có lời hơn và sẻ không bị ép giá

Trang 38

- Sự tham gia vào các đoàn thể xã hội

Số hộ tham gia vào các lớp tập huấn tại địa phương trên 60 hộ dân đã điều tra, được trình bày dưới bảng 4.8 như sau

Bảng 4.8: Tham gia vào các lớp tập huấn tại địa phương

đó

Theo khảo sát và dẫn từ phụ lục 3.5, có khoảng 55 hộ dân không tham gia vào các tổ chức xã hội ở địa phương chiếm 91,67% như là: hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, … chỉ có 5 hộ dân chiếm 8,33% tham gia vào các tổ chức

xã hội Điều đó, đã chứng tỏ các tổ chức ở địa phương chưa thật sự thuyết phục chưa đũ lớn mạnh để các hộ dân yên tâm và tham gia vào các tổ chức đó

Trang 39

4.2.3 Tài sản tự nhiên

Đối với các hộ dân nơi đây thì tài sản tự nhiên là phần tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc tạo ra sinh kế cho người dân Tài sản tự nhiên là bao gồm các loại đất đai, các loại động vật nuôi và nguồn nước của các hộ đang sử dụng Để đánh giá về các loại các loại tài sản này, đề tài sử dụng các loại chỉ báo như sau

- Chỉ báo về đất đai

Sau khi tìm hiểu các loại đất và sử dụng đất của các hộ dân Tài nguyên đất

sử dụng cho sinh kế ở xã Phước Bình có thể chia ra làm 3 loại đất như sau: đất vườn, đất trồng cây nông nghiệp và đất trồng cây công nghiệp

Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất để tạo ra sinh kế của các hộ dân

Tài nguyên đất đai được thống kê chi tiết theo nhóm đất và theo nhóm hộ

dân như trình bày ở bảng 4.9

Đất trồng cây NN

52.02%

Đất trồng cây CN 28.68%

Đất vườn 19.3%

Trang 40

Bảng 4.9a: Diện tích sử dụng đất cho sinh kế theo nhóm dân tộc

ra thu nhập

- Chỉ báo về nước và động vật nuôi

Dẫn từ phụ lục 3.2, thì có 59 hộ dân trên 60 hộ phỏng vấn dùng nước lấy

từ suối cho sinh hoạt chiếm khoảng 98,33% và chỉ có 1 hộ dân dùng nước máy cho sinh hoạt chiếm 1,67% Số hộ dân dùng nước lấy từ suối chiếm rất cao gần như 100% Điều đó, cho thấy chất lượng về nước ăn uống, sinh hoạt của người

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Việt Hải, Hoàng Hữu Cải, bài giảng lâm nghiệp xã hội. Trường Đại Học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng lâm nghiệp xã hội
2. Đặng Kim Vui, giáo trình Nông lâm kết hợp. Trường Đại Học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Nông lâm kết hợp
4. Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam. Trường Đại học Nông Lâm, Huế, 2009 (trích dẫn từ luận văn tốt nghiệp, “Xây dựng mô hình sinh kế phù hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước”, Thẩm Văn Bao (07/2011), thư viện trường Đại Học Nông Lâm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình sinh kế phù hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
5. Trần Quốc Chính (06/2009). “Tìm hiểu sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân khư vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Luận văn tốt nghiệp, thư viện trường Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân khư vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
6. Trương Thị Kim Chi và Phạm Gia Trân (2005) khi nghiên cứu về xã hội kinh tế ở vùng đệm VQG Cúc Phương. (Trích dẫn từ luận văn tốt nghiệp,“Xây dựng mô hình sinh kế phù hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước”, Thẩm Văn Bao (07/2011), thư viện trường Đại Học Nông Lâm).  Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình sinh kế phù hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
3. Norman Messer và Phillip Townsley (2003). Định chế địa phương và sinh kế, Hoàng Hữu Cải dịch Khác
7. Phan Thị Kiều Hạnh (2009). “Tìm hiểu ảnh hưởng của VQG Kon Ka Kinh đến sinh kế của cộng đồng người BaNa tại làng Kon HLẼng, xã Kon PNE, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp, thư viện trường Đại Học Nông Lâm Khác
8. UBND xã Phước Bình, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội – QPAN năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w