Kết quả thực hiện đề tài có được những nội dung sau: Khảo sát được một số loại hình kiến trúc và TTNT tại TP.HCM; khảo sát ứng dụng được một số kiểu sản phẩm gỗ dùng trong trang trí nội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: TS HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TP HCM, tháng 5/2012
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến:
Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy tôi đến ngày hôm nay và
là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vượt qua những khó khăn
Ban giám hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thiện đề tài này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tụy, nhận xét góp
ý của TS Hoàng Thị Thanh Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Tập thể lớp chế biến lâm sản khóa 34 và bạn bè gần xa đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn
Đặng Quang Mỹ
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế trang trí nội thất phòng ngủ biệt thự từ các sản phẩm gỗ” được xây dựng trên dự án biệt thự song lập tại khu biệt thự phường Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP Hồ Chí Mính Trong thời gian từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp khảo sát, phương pháp phỏng vấn,….và kết hợp với các phần mềm như Autocad, 3Dmax, Photoshop,… để thiết kế và xây dựng mô hình thiết kế
Kết quả thực hiện đề tài có được những nội dung sau: Khảo sát được một số loại hình kiến trúc và TTNT tại TP.HCM; khảo sát ứng dụng được một số kiểu sản phẩm gỗ dùng trong trang trí nội thất; đánh giá được các yếu tố về mỹ thuật, kỹ thuật, kinh tế như: tổng chi phí các sản phẩm gỗ cho căn hộ; chọn màu sắc, chất liệu cho căn hộ; các yêu cầu về độ chiếu sáng thỏa mãn về chỉ tiêu thiết kế TTNT; lựa chọn sản phẩm gỗ cho TTNT phù hợp với nhu cầu hiện tại tại các biệt thự
Tìm được phương án thiết kế TTNT cho phòng ngủ một biệt thự, và xây dựng mô hình trên máy tính
Trang 6SUMMARY
Research subjects' interior design bedroom villas from the timber products "is built
on the project villas at villa Thanh My Loi Ward, District 2, HCMC Ho Chi Minh City In the period from March 2012 to June 2012 Using multiple research methods such as survey methods, interviewing, and in conjunction with software such as Autocad, 3DMax, Photoshop, to design and build the design model
The results have been made the subject of the following: Survey were some kind
of AI in Vietnam architecture and survey, some types of applications are wood products used in interior decoration, and assess the elements of art, engineering, economics, such as total cost of wood products for apartments; choose colors and materials for apartments; the illumination requirements satisfied AI design criteria and the selection of wood products for AI matches current demand at the villa
Find the plan design AI for one bedroom villas, and building computer models
Trang 7MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
SUMMARY v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Lịch sử thiết kế TTNT 3
2.2 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của biệt thự ở Việt Nam 15
Chương 3 MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nội dung nghiên cứu thiết kế TTNT. 21
3.1.1 Khảo sát một số loại hình kiến trúc biệt thự và thiết kế TTNT phòng ngủ 21
3.1.1.1 Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự 21
3.1.1.2 Khảo sát một số kiểu dáng sản phẩm gỗ dùng trong TTNT 24
Trang 83.1.1.3 Xu hướng thiết kế TTNT mới 24
3.1.2 Đề xuất các phương án thiết kế TTNT phòng ngủ. 26
3.1.3 Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế 26
3.1.3.1 Chỉ tiêu mỹ thuật 26
3.1.3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật 28
3.1.3.3 Chỉ tiêu kinh tế 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu thiết kế TTNT 30
3.3 Các nguyên tắc mỹ thuật trong thiết kế TTNT. 31
3.3.1 Cân bằng 31
3.3.2 Tiết điệu 32
3.3.3 Hài hòa 33
3.3.4 Trọng điểm 33
3.3.5 Tỷ lệ. 34
3.3.6 Ánh sáng 34
3.3.7 Chất liệu - màu sắc 34
3.3.8 Quy mô. 34
3.4 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế TTNT 35
3.4.1 Mục tiêu của thiết kế TTNT 35
3.4.2 Đồ dùng có công dụng và tiết kiệm tối đa 35
3.4.3 Không gian sử dụng trong biệt thự 36
3.4.4 Dựa vào kích thước không gian nội thất để tìm ra các kích thước của sản phẩm gỗ 38
3.4.5 An toàn trong thiết kế nội thất 39
3.4.6 Hành mộc trong thiết kế TTNT 39
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Kết quả khảo sát một số loại hình kiến trúc biệt thự và thiết kế TTNT ở TP.HCM
Trang 942
4.1.1 Kết quả khảo sát thực tế một số biệt thự tại TP.HCM 42
4.1.1.1 Khu biệt thự Phú Mỹ Văn 42
4.1.1.2 Một số kiểu biệt thự khác 49
4.1.2 Kết quả khảo sát một số sản phẩm gỗ dùng trong TTNT 57
4.1.2.1 Các sản phẩm nội thất kết hợp giữa gỗ và chất liệu khác 57
4.2 Lựa chọn phương án thiết kế TTNT 61
4.2.1 Lựa chọn phương án 61
4.2.2 Dựng mô hình căn hộ theo phương án đã chọn 65
4.2.2.1 Nhiệm vụ và mục đích thiết kế căn hộ 65
4.2.2.2 Ý tưởng thiết kế chung 66
4.2.2.3 Giải pháp cho căn hộ 66
4.3 Kết quả phân tích và bảng thống kê các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật, kinh tế 69
4.3.1 Chỉ tiêu mỹ thuật 69
4.3.1.1 Ánh sáng 69
4.3.1.2 Màu sắc 70
4.3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật 71
4.3.3 Chỉ tiêu kinh tế 72
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 77
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau 27
Bảng 3.2 Kích thước ba chiều thông dụng của một số sản phẩm gỗ 29
Bảng 3.3: Bản thống kê sản phẩm dự kiến 30
Bảng 4.1: Kích thước ba chiều của các sản phẩm 71
Bảng 4.2 Bảng thống kê sản phẩm đã lựa chọn thiết kế 72
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Frank Lloyd WRIGHT, Bảo tàng Guggenheim, New York, 1942 – 1960 10
Hình 2.2: Le CORBUSIER, Biệt thự Savoye, Poissy, Pháp, 1929 – 1931 11
Hình 2.3: Robert VENTURI, Ngôi nhà Vanna Venturi, Philadelphia, Mỹ, 1964 13
Hình 2.4: Peter EISEMAN, Ngôi nhà Miller (Nhà III), Lakeville, Connecticut, Mỹ, 1970 15
Hình 2.5: Biệt thự kiểu lâu đài 17
Hình 2.6: Biệt thự hiện đại với những đường nét khỏe khoắn 18
Hình 2.7: Gam màu sáng được ưa dùng trong các biệt thự 19
Hình 2.8: Trang trí bên ngoài của biệt thự ngày nay khá đơn giản 20
Hình 3.1 Phòng khách cho những căn nhà rộng 21
Hình 3.2: Bếp là không gian quan trọng trong bất kỳ ngôi nhà nào 22
Hình 3.3: Phòng ngủ tiện nghi và rộng rãi 23
Hình 4.1: Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu biệt thự Mỹ Văn 44
Hình 4.2: Mô hình 3D Mẫu nhà A1(23,26,31,34,39,42,48) 45
A1a (19,22,27,30,35,38,43) 45
Hình 4.3: Mô hình 3D mẫu nhà A2 (20,24,28,32,36,40,45,47) 45
A2a (21,25,29,33,37,41,46) 45
Hình 4.4:Một số kiểu bố trí cơ bản mô hình nhà A1 46
Hình 4.5: Một số kiểu bố trí cơ bản mô hình nhà A1a 47
Hình 4.6: Một số kiểu bố trí cơ bản mô hình nhà A2 48
Hình 4.7: Một số kiểu bố trí cơ bản mô hình nhà A2a 49
Hình 4.7: Mô hình phối cảnh 3D 50
Trang 13Hình 4.8: Một số kiểu bố trí phòng cơ bản 51
Hình 4.19: Mô hình phối cảnh 3D 52
Hình 4.10: Một số kiểu bố trí phòng cơ bản của dự án 53
Hình 4.11: Mô hình phối cảnh 3D 54
Hình 4.12: Hình chiếu mặt đứng chính 55
Hình 4.13: Hình chiếu tầng trệt 55
Hình 4.14: Hình chiếu lầu 1 56
Hình 4.15: Hình chiếu lầu 2 56
Hình 4.16: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - gỗ 57
Hình 4.17: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - gỗ 58
Hình 4.18: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - mây,tre 58
Hình 4.19: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - Kim loại 59
Hình 4.20: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - kính 60
Hình 4.21: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - da vải 60
Hình 4.22: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ theo phương án 1 61
Hình 4.23: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ theo phương án 2 62
Hình 4.24: Mặt bằng bố trí sản phẩm theo phương án 3 63
Hình 4.25: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ đã được chọn thiết kế 65
Hình 4.26: Mô hình phòng ngủ 1 67
Hình 4.27: Mô hình phòng ngủ 2 68
Hình 4.28: Mô hình phòng ngủ 2 69
Trang 14Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thế kỷ XX đến nay nhiều xu hướng trường phái đã xuất hiện tạo nên một bề dầy lịch sử Trang trí nội thất là một nghành Công Nghiệp được kết hợp của nhiều nghành nghề khác nhau từ Mỹ thuật cho đến Kỹ thuật và vai trò
tổ chức môi trường nội thất là đặc trưng của nghành này
Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian nội thất
do các cấu trúc và mái che của các công trình tạo nên Những không gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động
Hiện nay xu hướng sử dụng đồ gỗ trong trang trí nội thất càng ngày càng được nhiều người ưa chuộng Nhưng làm thế nào để có một không gian tốt nhất thoải mái nhất là rất quan trọng Vì thế cách sắp xếp bố trí đồ đạc trong nhà hết sức cần thiết
Trong quá trình học tập tại trường với chuyên ngành đã chọn, em đã được tiếp xúc và nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến trang trí nội thất Mỗi đồ tài đều có các nét riêng biệt mà em cần phải cố gắng tận dụng để khai thác nhằm đạt hiệu quả cao nhất Tuy có các nét riêng nhưng trong toàn bộ quá trình thực hiện các đồ án đều có chung một mục đích là tổ chức và giải quyết không gian - hay nói cách khác là kiến tạo không gian - một đặc thù của trang trí nội thất Em nhận thấy mảng đề tài công trình nhà ở luôn có sức thuyết phục với riêng em về mặt chủ quan và khách quan Với đề tài này em có thể đi sâu vào nghiên cứu và có điều kiện để tham khảo một cách dễ dàng hơn Nhà ở biệt thự
Trang 15ngày nay ngoài các tiện ích truyền thống đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không gian và trang trí nội thất nhằm hội đủ các công năng để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của con người đối với văn hoá vật chất Đồng thời xã hội đã xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân đô thị có điều kiện hưởng thụ khác nhau về một chỗ ở có tiện nghi cao hơn, có cá tính hơn Những biệt thự kiểu cũ với lối kiến trúc và nội thất rập khuân khô cứng đã không còn thích hợp
Từ tình hình đó, nhiều nhà ở biệt thự kiểu mới mọc lên với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng chủ yếu với hai hình thức hoặc là những nhà ở biệt thự hoàn chỉnh cho thuê, hoặc là những nhà ở biệt thự chỉ xây bán phần thô, còn phần
nội thất tuỳ người sở hữu đầu tư theo khả năng và sở thích
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế TTNT đồ gỗ cho một biệt thự với không gian phòng ngủ đạt mục tiêu về thẩm mỹ, tiện nghi, tiện dụng và kinh tế
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm tòi bổ sung một hướng mới trong việc sử dụng gỗ cho ngành chế biến lâm sản, nâng cao chất lượng cuộc sống, sử dụng hiệu quả diện tích nhà ở và nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm gỗ
1.4 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn
Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của đề tài này là nhằm trình bày những cơ sở lý thuyết
về TTNT và sản phẩm gỗ làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo Và các doanh nghiệp trang trí nội thất có những thông số và kỹ thuật những kết quả tính toán để ứng dụng
Trang 16Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử thiết kế TTNT
TỪ PHỤC HƯNG TỚI ROCOCO
Thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Italy khoảng đầu thế kỷ XV và dần dần lan ra phía bắc tới nước Pháp và Anh, sau đó tới các vùng khác ở châu Âu, gồm có Đức, những quốc gia thấp và Tây Ban Nha, có sự chậm trễ về mặt thời gian tỉ lệ thuận với khoảng cách địa lý Lịch sử nghệ thuật thông thường chia thời kỳ Phục hưng thành ba giai đoạn: thời kỳ đầu, thời kỳ giữa (đỉnh cao) và thời kỳ cuối (Baroque và Rococo) Thuật ngữ Chủ nghĩa cầu kỳ (Mannerism), mượn từ lịch sử hội họa, thỉnh thoảng được dùng để mô tả sự chuyển tiếp từ giai đoạn đỉnh cao tới giai đoạn Baroque ở Italy
Nội thất nhà thờ nổi bật nét kịch tính Baroque bởi một mái che khổng lồ Mái che làm bằng đá hoa cương và đồng (tương truyền là lấy từ các chốt kẹp đá của đấu trường Colosseum) với những chi tiết mạ vàng Phía cuối gian hợp xướng hướng đông là một chiếc ghế thánh tích của thánh Peter, ở trên đó là biểu tượng mặt trời tỏa sáng mạ vàng
GIAI ĐOẠN PHỤC HƯNG TIÊN KỲ
Tác phẩm Phục hưng thời kỳ đầu nổi bật bởi việc ứng dụng khá thận trọng chi tiết cổ điển La Mã vào các công trình mà toàn bộ ý tưởng thể hiện phần lớn phong cách trung cổ Sự bố trí mặt bằng đối xứng xuất hiện trong những công trình như
Trang 17những cung điện ở Florentine (Palazzo Medici – Riccardi thuộc dòng họ Michelozzo di Bartolomeo hay Palazzo Strozzi của dòng họ Benedetto da Maiano) Những công trình này thể hiện việc sử dụng vừa phải những phào chỉ cổ điển
ở ngoại thất nhưng lại sử dụng đầy đủ những thức La Mã ở những sân trung tâm trong nội thất Nội thất của Nhà thờ nhỏ Pazzi (năm 1442), được cho là của Fillippo Brunelleschi (1377 – 1446) cho thấy một ví dụ rõ ràng nhất về cách mà chi tiết của những thức cổ điển La Mã được dùng trong thiết kế Phục hưng
Sự giới thiệu thận trọng như thế của chi tiết La Mã chỉ xuất hiện trong những nội thất ngoại lệ (và trong thời kỳ lăng-xê của riêng nó) như công trình của Brunelleschi
Trong khi những ngôi nhà thông thường vẫn không bị thời kỳ Phục hưng chạm tới thì giới nhà giàu đã bắt đầu thêm những gờ trang trí, cửa và khung cửa và những chi tiết khác lấy từ phong cách La Mã cổ xưa đưa vào trong nội thất những ngôi nhà và palzzi của họ Trần nhà trang trí công phu với những thanh đà được biến thành những mẫu ô vuông (trần loom – cassion), trang trí hội họa lên tường và trần và việc tạo gờ chỉ cổ điển thường là những yếu tố trang trí chính trong một căn phòng đơn giản theo một cách khác Trần nhà thường có những tranh vẽ, có lẽ được
vẽ bởi những họa sỹ lớn Những bức phù điêu vuông hay tròn (như trong công trình Della Robbia) xuất hiện như là sự trang trí cho tường Những mặt lò sưởi cầu kỳ bắt đầu có chi tiết chạm khắc cổ điển
GIAI ĐOẠN PHỤC HƯNG ĐỈNH CAO
Sự phát triển toàn diện hay gia đoạn Phục hưng đỉnh cao chuyển hướng tới một sự hiểu biết phức tạp hơn về những ý niệm của kiến trúc La Mã với những đồ
án cổ điển thuần túy như công trình nhà thờ St Peters ở Rome do Donato Bramante (1444 – 1514) đảm nhiệm, được biến đổi và mở rộng trong thế kỷ sau đó Cung điện
có kích cỡ khiêm tốn nhất ở Rome, Massimi (1535) giữ lại được nội thất trong tình trạng bảo tồn nguyên trạng khá hoàn chỉnh, trong khi những minh họa chạm trổ cũ
Trang 18hơn của những không gian này thậm chí còn cho biết nhiều chi tiết hơn như với bản thiết kế của chúng Đồ đạc vẫn được dùng khá ít, theo một cách thức làm gợi nhớ lại sự khắc khổ thời trung cổ, nhưng đã có một sự gia tăng đáng kể về chủng loại và sức biểu cảm của các loại đồ đạc Chi tiết cổ điển được sử dụng khéo léo và tự tin
bổ sung vào sự trang trí cho tường, gờ chỉ ở trong cửa đi và cửa sổ, mặt lò sưởi và trần nhà trang trí tỉ mỉ
Nội thất theo phong cách của Palladio được phát triển với cảm nhận tương tự
về thức và sự cống hiến cho các chi tiết cổ điển nhằm kiểm soát toàn bộ ý tưởng của các công trình chứa đựng những nội thất đó Các nhà thờ dùng các chi tiết kiến trúc
La Mã cho bổ trụ tường, gờ mái đua, và các chi tiết trang trí cửa sổ, cửa đi, thường làm bằng đá hoa cương xám để tương phản với những bề mặt tường và trần nhà màu trắng, do đó nhấn mạnh hình thể Các biệt thự của Palladio chứa đựng nhiều không gian nội thất được bảo tồn tốt, cho thấy cái nhìn tổng quát về các tác phẩm dân dụng của ông Biệt thự Barbaro ở Maser (vào khoảng 1555 – 1559) có một khu vực phòng khách chính với một đại sảnh trung tâm hình chữ thập ba chiều, chia mặt bằng hình vuông thành bốn phòng lớn ở bốn góc Các không gian đơn giản về mặt kiến trúc, nhưng các bức tường thì đầy những trang trí với những tranh vẽ giả tưởng
do Paolo Veronese Các bức tranh này được đóng khung bởi các thành phần kiến trúc (vòm phẳng, hàng lan can, ô cửa, hàng rào mắt cáo) Trong biệt thự Foscari ở Mira (khoảng năm 1556), những bức bích họa của Giambattista Zelotti có một vài ô cửa mở với cảnh các thành viên gia đình và những người hầu, có cả một con chim cảnh – tất cả ở trong bức tranh trompe loeil Loại trang trí tranh vẽ lên tường này cho thấy cảnh trí mang tính sân khấu
GIAI ĐOẠN BAROQUE
Sự trang trí giàu biểu cảm, đôi khi quá thừa thãi của những không gian Baroque đã dẫn tới việc các nhà lịch sử nghệ thuật cuối thế kỷ đã bỏ qua giai đoạn này như là một sự sa sút Những nhà lịch sử nghệ thuật hiện đại phục hồi giai đoạn Baroque như là một giai đoạn quan trọng Họ đặc biệt bị thu hút vào sự chú trọng
Trang 19của giai đoạn Baroque trong không gian, xu hướng, hiệu ứng ánh sáng, cảm xúc kịch tính hơn là những chi tiết trang trí của nó Những chi tiết cổ điển vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng nó đã được biến đổi, thậm chí là bóp méo, như trong những cây cột xoắn dạng trôn ốc của Baldachino ở nhà thờ St Peter tạ Rome (bắt đầu năm 1624) do Gianlozenro Bernini (1598 – 1680) đảm nhiệm
Những hình dạng đơn giản – hình vuông, hình tròn, và hình chữ nhật trong những giai đoạn kiềm chế hơn trước đây của thiết kế Phục hưng được thay thế bởi những hình thể phức tạp – ê-lip, hình thang, và hình xoắn ốc – trong thiết kế Baroque Khi những hình thể này được phát triển trong ba chiều, chồng lấp và giao nhau, không gian Baroque mang vào những tính chất của sự huyền bí và sân khấu
Nó giàu sức biểu cảm, không thể hiểu heat một cách rõ ràng nhưng thể hiện sự kịch tính sống động, sự di chuyển và hành động
CHỦ NGHĨA TÂN CỔ ĐIỂN
Những không gian làm việc khác nhau của ngân hàng (nay đã bị phá hủy) sử dụng những yếu tố kiến trúc biểu trưng để tạo ra một không khí trang nghiêm cho những công năng hữu dụng Một mái vòm vươn lên với một vòng những bức tượng bên dưới các cửa sổ mái Các chi tiết cổ điển được bảo tồn nhấn mạnh những yếu tố trên tường và bề mặt của trần
Sự phức tạp của thiết kế Phục hưng muộn, sự cầu kỳ của không gian Baroque,
và sự trang trí thuần thục của những bề mặt Rococo đã dẫn tới một phản ứng không thể tránh khỏi, không quá nhiều là một sự trở về với sự đơn giản của phong cách Phục hưng tiên kỳ như là một nỗ lực nhìn lại nguồn gốc của Hy Lạp và La Mã cổ điển Mặc dù thuật ngữ Neoclassicism đã không được dùng cho đến những năm
1880, nhưng những tác phẩm mà hiện nay được gọi như thế đã xuất hiện ở Pháp vào đầu thế kỷ XVIII Ange-Jacques Gabriel, được nói đến ở phần trên như là nhà thiết
kế nội thất Rococo của công trình Petit Trianon, đã trở lại với chủ nghĩa cổ điển tiết chế ở ngoại thất của công trình đó, sử dụng ở mỗi bốn cạnh của công trình bốn cột
Trang 20Corinthian, đặt ở trung tâm giữa những gian nhà biên với một mái đua và hàng lan can đơn giản ở tầng mái bằng Étienne-Louis Boulleé (1728 – 1799) được biết đến với những tuyệt tác thiết kế xây dựng theo phong cách Tân cổ điển Bản thiết kế chưa thi công của ông cho công trình Bibliothèque Nationale ở Paris như trong bản tranh khắc sẽ là một không gian tưởng niệm vĩ đại vừa giản dị vừa nguyên sơ Boulleé và Claude-Nicolas Ledoux (1736 – 1806) trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây vì những tác phẩm dường như là dấu hiệu của xu hướng Hậu hiện đại đang diễn ra Ledoux đã phát triển một phong cách rất riêng, trong đó có các hình thức vòm phẳng đơn giản kết hợp với thức cột cổ điển, thường với vữa nhám thô để tạo nên những hình khối mạnh mẽ, đôi khi được trang điểm với những yếu tố kỳ dị Hình ảnh của Royal Saltworks tại tòa tháp Arc-et-Senats của Pháp (1775 – 1779) và những tòa phòng thuế vụ còn nguyên vẹn tại các cửa cổng cũ của Paris là nguồn định hướng cho các nhà chủ nghĩa Hậu hiện đại hiện nay
THỜI KỲ VICTORIA
Học viện được thiết kế theo phong cách Victoria, kết hợp một trường nghệ thuật ở tầng trệt và một bảo tàng ở tầng hai với lối tiếp cận là cầu thang lớn trong hình trên Phong cách Victoria nguyên thủy và riêng biệt của Furness là thường xuyên sử dụng những cây cột mập-lùn và những cung gãy ở phía trên, tạo nên những nội thất khác biệt với bất kỳ những kiểu thức nào trong lịch sử trước đó Những màu sắc mạnh mẽ và những bề mặt tường đầy hoa văn là khác thường và sống động trong một kỷ nguyên mà nhà phê bình nghệ thuật Lewis Mumford gọi
là "những thập kỷ buồn chán"
Thiết kế Victorian được đặc trưng bởi một kiểu trang trí hoa mỹ một cách tỉ
mỉ vay mượn từ bất kỳ và tất cả những nguồn gốc lịch sử nào để tạo nên những nội thất thứa mứa và đông đúc Có thể có một cái đẹp chất phác trong trang trí Victorian, đặc biệt là bay giờ khi nó hòa lẫn vào nỗi nhớ quê, và tính chất độc đáo của nó cũng bù đắp đôi chút cho sự thứa mứa Những ảnh hưởng của Gothic, Phục hưng, và thậm chí là Ma-rôc và Đông phương trộn lẫn với nhau, trùng hợp với sự
Trang 21phát triển của những phát minh khôn ngoan (đồ đạc gấp, xoay, và có thể biến đổi hình dạng) và những cách sử dụng mới của vật liệu như sắt cán nguội và ống kim loại Ghế xoay, giường ngủ bằng đồng thau, đồ đạc bằng vải gai và kim loại, và những sản phẩm gỗ uốn cong, tất cả là những sự phát triển thời Victorian
Mặc dù thuật ngữ Victorian gợi lên trong đầu thừa sự lộn xộn và một sự rắc rối trong phong cách trang trí, nhưng nhiều khuynh hướng dẫn tới chủ nghĩa hiện đại trong thế kỷ XX lần đầu tiên lại xuất hiện trong thời kỳ Victoria Trong khi các kiến trúc sư và nhà thiết kế thiên về xử lý trang trí khá tách biệt với thực tế công năng thì những kỹ sư theo phong cách Victoria, những nhà phát minh, và nhà sản xuất, những người có rất ít tiếp xúc với sở thích phong cách của thế giới thiết kế, đã phát triển một thứ thẩm mỹ công năng mạnh mẽ Chiếc cầu lớn đầu tiên được thiết
kế bởi những kỹ sư như Thomas Telford (1757 – 1834) và Robert Stephenson (1803 – 1859) ở Anh và những hệ thống kết cấu sắt hữu hình được thiết kế bởi Henri Labrouste (1801 – 1875) cho công trình Bibliothèque Sainte-Geneviève và Bibliothèque Nationale, cả hai ở Paris, đã giới thiệu một xu hướng mới thiên về kết cấu hơn là những vấn đề trang trí Đầu máy xe lửa và động cơ tàu hơi nước trở thành những hình ảnh có thể làm cân bằng những kết cấu kiến trúc cũ trong lịch sử Cuộc triển lãm lớn năm 1851 ở London, một cuộc biểu diễn cho sự trang trí hoành tráng thời Victoria, diễn ra trong một cấu trúc đáng kinh ngạc đã chỉ ra con đường phát triển của kiến trúc hiện đại Đây là Crystal Palace, được thiết kế bởi Sir Joseph Paxton (1803 – 1865), được xây dựng với một bộ khung kết cấu bằng sắt và lớp bao che bằng kính làm sẵn, được chế tạo sẵn trong nà máy và lắp dựng nhanh chóng tại công trường Cấu trúc nổi tiếng này không giống với bất kỳ công trình nào trước đó, và nó là sự thành công to lớn Sau khi cuộc trưng bày kết thúc, công trình
đã bị tháo dỡ và tái lắp ráp tại Sydenham, ngoại ô nước Anh và sau đó bị phá hủy
do hỏa hoạn năm 1936
Trang 22BƯỚC NGOẶT CỦA THẾ KỶ
Ở châu Âu đại lục, một trào lưu thẩm mỹ nổi tiếng là Art Nouveau xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX Nền tảng chính của nó là ở nước Bỉ, với những nhà thiết kế như Henri Van de Velde (1863 – 1957) và Victor Horta (1861 – 1947); và tại Pháp với Hector Guimard (1867 – 1942) Trong khi trào lưu này bao gồm nghệ thuật và kiến trúc, nhưng đặc biệt nó phát triển đầy đủ nhất là trong thiết kế nội thất và thiết
kế đồ đạc và các đồ vật nhỏ Art Nouveau nổi bật bằng sự từ bỏ tất cả những tham khảo lịch sử (làm nó trở thành phong cách gốc thực sự trong một thời gian dài), bằng những khám phá táo bạo về những hình thức mới, và bằng việc sử dụng ngôn ngữ trang trí nguyên bản và giàu biểu cảm dựa trên những đường cong và những đường thẳng uyển chuyển dưới hình thức tự nhiên Art Nouveau cũng giống như trào lưu Art & Craft ở Anh, cho thấy một sự nhận thức về thiết kế Nhật Bản trong hình thức tự do và những đường thẳng đơn giản, uyển chuyển
Trào lưu này lan tràn một cách nhanh chóng, trở nên nổi tiếng khi Jugendstil ở Đức và những quốc gia Scandinavi và nó đã ảnh hưởng lên tác phẩm của Charles Rennie Mackintosh (1868 – 1928) ở Scotland và Antonio Gaudi (1852 – 1926) ở Tây Ban Nha Mỗi người phát triển một phong cách rất riêng, hoàn toàn không giống với bất kỳ thứ nào khác được sản sinh ra ở những thành phố quê hương của riêng mỗi người là Glasgow và Barcelona, nhưng với những hình ảnh, bay giờ có thể xem như rất gần gũi với Art Nouveau ở Bỉ và Pháp Thiết kế Art Nouveau định hướng thời trang khá mạnh, và sự nổi lên bất ngờ của nó phù hợp với sự suy tàn và
sự biến mất thực sự bất ngờ vào bình minh của cuộc chiến trang thế giới thứ nhất Sau đó, Art Nouveau nói chung là bị lãng quên như một sự thích thú kỳ dị nhất thời; chỉ trong những năm gần đây, nó mới được tái khám phá và trở thành một đề tài nghiên cứu và thán phục
Trang 23THẾ KỶ HAI MƯƠI
Bốn người – người Mỹ Frank Lloyd Wright và ba người châu Âu là Walter Gropius, Ludwig Mies van der Rohe và Le Corbusier – ngày nay được công nhận như là những nhà tiên phong chủ chốt của chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc và thiết
kế Rất nhiều người khác đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, nhưng bất kỳ ai trong số bốn người dẫn đầu này cũng có thể đã thực hành thiết kế theo khuynh hướng đó
Hình 2.1: Frank Lloyd WRIGHT, Bảo tàng Guggenheim, New York, 1942 – 1960
Không gian sảnh chính dạng tròn của bảo tàng được hình thành bởi một dốc thoải xoắn ốc khổng lồ Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày đối diện với tường ngoài, bám theo đường cong của dốc thoải Khách tham quan có thể nhìn xuống đất hay ngó lên mái vòm lấy sáng phía trên Màu sắc chủ đạo là kem nhạt với những điểm nhấn là cây xanh
Trang 24Hình 2.2: Le CORBUSIER, Biệt thự Savoye, Poissy, Pháp, 1929 – 1931
Không gian phòng khách nhìn ra một khoảng sân được khép kín bởi các bức tường hình học Lúc ban đầu, do không có đồ đạc thích hợp, nên nội thất đã sử dụng những thiết kế không rõ ràng Ngôi nhà hiện nay đã được bảo tồn và những thiết kế
đồ đạc của Le CORBUSIER đã được thay thế vào Những bức tường kính lùa biểu trưng cho mối quan hệ mở giữa nội thất và ngoại thất mà Le CORBUSIER rất thích thú
Cùng thời gian mà họ phát triển phong cách riêng của mình, thì phần lớn những thiết kế ở châu Âu và Mỹ vẫn đi theo những phong cách lịch sử truyền thống
Thiết kế nội thất được xem như là theo sau kiến trúc, bổ sung những trang trí mang tính lịch sử với bất cứ phong cách nào phù hợp với công trình hay sở thích của chủ nhà Nghề trang trí nội thất trở nên chú trọng vào khả năng tạo ra những căn phòng với các đồ đạc kiểu cổ (thật hay giả tạo) và những chi tiết liên quan thuộc
về một trong số nhiều phong cách khác Một phiên bản nhạt nhòa của thiết kế nội thất phong cách Thuộc địa Mỹ trở thành thiết kế yêu thích nhất trong những công trình nhà ở
Trang 25NHỮNG XU HƯỚNG HIỆN NAY
Vào những năm 1970, nhiều thách thức với Chủ nghĩa Hiện đã xuất hiện Bởi
vì đây là một lĩnh vực cho sự phát triển đang diễn biến, thậm chí là đấu tranh, thì không ngạc nhiên gì khi có những xu hướng khác cũng đang đấu tranh dành sự chủ động trong thiết kế tương lai đã gây ra sự rối loạn và mâu thuẫn lớn Mặc dù thuật ngữ Hậu hiện đại, khá phi lý, đã được đặt để mô tả những gì phát triển ngoài phạm
vi chủ nghĩa hiện đại, nhưng nó thực sự gắn liền với một xu hướng cụ thể, chỉ là một trong số khá nhiều cách tiếp cận hoàn toàn khác Cho dù, rốt cục từ ngữ nào đã được chọn, thì cũng có nhiều xu hướng phân biệt, mỗi cái phát triển theo một cách thức sống động, có thể nhận diện và định nghĩa Ở đây, chúng ta đề cập tới hai xu hướng thiết kế có liên quan nhiều nhất tới quan điểm về mối quan hệ giữa không gian nội thất và công trình kiến trúc là xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại và xu hướng kiến trúc Giải tỏa kết cấu
HẬU HIỆN ĐẠI
Thuật ngữ Hậu hiện đại xuất hiện ngày nay nhằm chỉ định một xu hướng gần đây phát triển từ phương diện lý thuyết thực hiện bởi Robert VENTURI (sinh năm 1925) trong cuốn sách có sức ảnh hưởng của ông năm 1966, Complexity and Contradiction in Architecture Trong đó, VENTURI nghi ngờ sự nhấn mạnh về lập luận, sự đơn giản và đặc tính trật tự của chủ nghĩa hiện đại, cho rằng sự phức tạp và
đa nghĩa có một vị trí trong thiết kế
Trang 26Hình 2.3: Robert VENTURI, Ngôi nhà Vanna Venturi, Philadelphia, Mỹ, 1964
Trong nội thất này, hiệu quả thị giác của cách tổ chức mặt bằng khác thường
có thể thấy ở cầu thang và ống khói lò sưởi, yếu tố làm siết chặt nội thất Đồ đạc truyền thống tương phản với những hình khối bất thường
Thiết kế Hậu hiện đại cũng bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện đại trong sự sẵn sàng chấp nhận trang trí và những yếu tố đề cập tới phong cách lịch sử Những yếu tố truyền thống như thế không dự định bắt chước những phong cách xây dựng lịch sử nhưng là những tham khảo được đưa ra khỏi ngữ cảnh, thường với tính chất hài hước Những ẩn du, như ngôn ngữ của những nhà thiết kế này thường gọi, dường như đặt ra câu hỏi nghiêm túc cho chủ nghĩa hiện đại chính thống Nếu thực tế của thế giới hiện đại đôi khi có vẻ ngô nghê, thì chủ nghĩa Hậu hiện đại coi những sự ngô nghê như là sự sáng tạo nghiêm túc hoặc, để nhìn nhận tác phẩm này theo một cách khác, trình bày tác phẩm nghiêm túc theo một cách nhìn ngô nghê
Trang 27GIẢI TỎA KẾT CẤU
Thuật ngữ Deconstructivist mô tả tác phẩm của những kiến trúc sư và nhà thiết
kế với những thiết kế hoàn toàn khác biệt Tuy nhiên, khi những tác phẩm này được trưng bày trong một cuộc triển lãm nhóm vào năm 1988 tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại ở New York, thì sự tác động tích tụ hình thành một phong cách hay xu hướng khác biệt đang nổi lên Đặc điểm của xu hướng Giải tỏa kết cấu bao gồm sự nhấn mạnh lên những yếu tố dường như bị xé nát và tái lắp ráp trong một cách thức lộn xộn và phi lý rất rõ ràng
Nhà trưng bày của công ty thiết kế thời trang Prada mở cửa ở New York năm
2001 Kiến trúc sư Rem KOOLHAAS đề cập tới mặt cong dốc làm từ gỗ ngựa vằn như là một “làn sóng lớn” Quay ra phía ngoài từ mặt cong này là một sân khấu đóng vai trò như là một không gian biểu diễn
Trong những đồ án giải tỏa kết cấu, những yếu tố thiết kế – thay vì được kiến tạo thành một tổng thể hợp nhất – thì lại được phi kiến tạo, chia rẽ và lôi kéo ra khỏi tổng thể theo những cách thức thường xuyên có kết quả là những hình thể góc cạnh sắc nhọn, chồng lấp và hòa tan, cố tình từ chối những truyền thống về thẩm mỹ kiến trúc và thiết kế Một người Mỹ tên là Peter EISENMAN (sinh năm 1932), là nhà thiết kế cho phức hợp công trình khổng lồ chưa được xây dựng của trường đại học Frankfurt, trong đó các đơn vị dường như bị xé toạc, phân bố dọc theo một trục liên kết nhằm tạo nên những mối quan hệ phức tạp và khó chịu
Trang 28Hình 2.4: Peter EISEMAN, Ngôi nhà Miller (Nhà III), Lakeville, Connecticut, Mỹ,
2.2 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của biệt thự ở Việt Nam
Biệt thự là mẫu mô hình nhà ở đã có cách đây hàng thế kỷ, với những phong cách khác đa dạng mang đậm dấu ấn văn hóa, khí hậu, địa lý của mỗi vùng
Trải qua những chặng đường thời gian và lịch sử, kiến trúc biệt thự đã có sự thay đổi lớn, góp phần vào sự thay đổi diện mạo của đô thị
Trang 29Biệt thự xưa
Biệt thự Việt Nam xưa chịu ảnh hưởng nhiều từ những tinh hoa kiến trúc Pháp Trong tổng thể kiến trúc và quy hoạch Hà Nội, khu vực nhà biệt thự kiểu Pháp chiếm một vị trí quan trọng Không riêng những người dân và khách du lịch cũng đặc biệt ấn tượng bởi phong cách đa dạng và duyên dáng của những công trình này Sự thay đổi phong cách kiến trúc của biệt thự chia làm 2 giai đoạn :
đế chế, rập khuôn hình thức kiến trúc thời kỳ vua Louis XVI ở Pháp, trang trí chi tiết phần cửa sổ và gờ phào nhấn mạnh sự phân tầng rất phong phú và và có phần phô trương Từ 1925 trở đi có 2 loại biệt thự, đó là kiểu hiện đại và tìm tòi phong cách Á Đông Sau những năm 1935 trở đi xuất hiện kiểu biệt thự hỗn hợp thể hiện sự
chuyển hóa giữa 2 nền văn minh Pháp và Việt Nam
Trang 30Hình 2.5: Biệt thự kiểu lâu đài
Phân loại biệt thự Pháp theo mặt bằng và số tầng, có hai loại chủ yếu Loại hai tầng, mối tầng có hai phòng lớn và có một số phòng nhỏ cùng khu phụ kèm theo, có một nhà phụ phía sau ; loại thứ hai là nhà ba tầng, mỗi tầng có thể có 3, 4 phòng chính, một số phòng nhỏ và khu phụ kèm theo
Màu sắc trang trí ưu tiên sử dụng gam màu vàng tạo cho “không gian kiến trúc” này mang màu sắc sang trọng và cổ điển Cửa thường làm bằng chất liệu gỗ màu cánh gián Biệt thự xưa thường chú trọng đến hình thức bên ngoài và có phần cầu kỳ hơn
Trang 31Biệt thự ngày nay
Do diện tích ở những khu vực trung tâm thành phố lớn đang ngày càng bị giới hạn, một xu hướng mới đó là mở rộng về những vùng lân cận nhằm tạo ra không gian rộng mở, có thể thiết kế gần gũi thiên nhiên tạo ra những không gian xanh Yêu cầu của biệt thự là phải có ít nhất 3 mặt tiếp xúc với khoảng trống sân vườn và lối đi Kích thước khu đất đủ để xây nhà biệt thự là : 8 × 15m (120 m2), 10 ×1 5m (150
m2), 12 × 15m (180 m2) Kích thước thích hợp để xây dựng một biệt thự đẹp và rộng là 15 × 15m (225m2), 15 × 20m (230 m2), 20 ×20m (400m2)
Kiến trúc hiện đại không làm theo lối đối xứng mà thay bằng những hình thức trang trí cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do, đường nét mang tính hình học Biệt thự ngày nay thể hiện những nét thiết kế lạ và độc đáo, như lệch cốt, thông tầng, so le
Hình 2.6: Biệt thự hiện đại với những đường nét khỏe khoắn
Thiết kế hiện đại thiên về sự thông thoáng, rộng mở và giao hòa với thiên
Trang 32nhiên
Vì vậy, kính được sử dụng nhiều trong các ô cửa lớn, nhờ đó có thể view ra những khuôn viên đẹp bên ngoài Nếu xưa phòng ăn và phòng khách được ngăn nhau bởi cửa, thì ngày nay chúng lại được thông nhau để tạo không gian liên hoàn rộng Màu sắc cũng có sự thay đổi rõ rệt Gam màu sáng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là vàng kem nhạt, hay ghi sáng Mái ngói dốc luôn tạo được sự ấm cúng và thể hiện nét văn hóa Việt
Hình 2.7: Gam màu sáng được ưa dùng trong các biệt thự
Trang 33Với nguyên tắc “tổng thể đơn giản, chi tiết phong phú”, “không gian kiến trúc” bên ngoài của biệt thự khá đơn giản, nhưng cô đọng Đời sống hiện đại đòi hỏi các chủ nhân của các ngôi nhà mới có quan niệm thẩm mỹ mới, biệt thự thiên về công năng sử dụng bên trong hơn là trang trí bên ngoài Trang trí quá rối ren có thể gây mất
mỹ cảm
Hình 2.8: Trang trí bên ngoài của biệt thự ngày nay khá đơn giản
Trang 34Chương 3 MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu thiết kế TTNT
3.1.1 Khảo sát một số loại hình kiến trúc biệt thự và thiết kế TTNT phòng ngủ 3.1.1.1 Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự
Nhà biệt thự thường có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và riêng tư
Không gian công cộng được hiểu khái quát là không gian chung phục vụ cho nhiều người gồm sảnh, phòng khách, khu sinh hoạt chung…
Sảnh trong nhà ở biệt thự là không gian không thể thiếu Một phòng sảnh hợp
lý sẽ tạo cảm giác trang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn rất nhiều Ngoài chức năng đón khách, phòng sảnh còn là nơi để các đồ sử dụng thường nhật như giày dép, mũ, nón, áo khoác ngoài, đồ che mưa… Trên thực tế phòng sảnh trong nhà ở biệt thự thường từ 6 đến 10 m2
Hình 3.1 Phòng khách cho những căn nhà rộng
Trang 35Phòng khách trong nhà ở biệt thự chỉ có chức năng chính là tiếp đón khách Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng và lịch sự, không nên bày biện quá nhiều mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao Phòng khách nên rộng rãi, thoáng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh tự nhiên Phòng khách rộng đến mức nào còn phụ thuộc theo tổng diện tích của ngôi nhà Thông thường phòng khách nên từ 20 đến 25 m2 cho nhà biệt thự loại nhỏ; từ 25 đến 30 m2 cho nhà biệt thự loại trung bình, từ 30 đến 40 m2 cho nhà biệt thự loại lớn và từ 40 m2 trở lên cho dinh thự
Hình 3.2: Bếp là không gian quan trọng trong bất kỳ ngôi nhà nào
Khu bếp luôn là yếu tố quan trọng trong nhà ở nói chung Với nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học bếp gas – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m hay những thiết
bị tiện ích khác thì bạn còn phải lưu ý thêm một vài tiêu chuẩn Một căn bếp tốt sẽ luôn cần một bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2-4 người, kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng; một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng sẽ giúp cho căn bếp của bạn luôn sạch
sẽ, ngăn nắp Có nhiều dạng sơ đồ bố trí một khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L hay dạng song song… Bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt Nên bố trí hệ chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên Bạn nên thiết kế khu bếp sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển của người nội trợ trong bếp
Trang 36Phòng gia đình gắn liền khu phòng ăn chính và khu bếp có lẽ vẫn còn khá “xa xỉ” trong nhà ở hiện nay Thực chất, phòng gia đình thường được sử dụng nhiều trước
và sau bữa ăn Đây là nơi tụ họp các thành viên trong gia đình khi ở nhà, là nơi giúp mọi người trò chuyện và chia sẻ với nhau nhiều hơn Trong các ngày thường thì phòng gia đình chỉ được sử dụng nhiều vào buổi tối nên không cần thiết phải có một phòng gia đình quá lớn, chỉ thường từ 20 đến 25m2
Khu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu công cộng như gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng bởi trong nhà ở biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng (thường mỗi phòng đã có vệ sinh riêng rồi) Các phòng vệ sinh chung không cần rộng và không cần có phòng tắm, có diện tích chừng 3-5 m2 Nếu bạn cần một khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô và bồn sục) bạn nên tổ chức thành một khu riêng biệt cho gia đình, nên bố trí ở tầng trên cùng hoặc trong vườn nếu có thể
Không gian riêng
Trong nhà ở nói chung, không gian riêng tư chủ yếu thuộc về các phòng ngủ riêng cho mỗi cá nhân trong gia đình
Hình 3.3: Phòng ngủ tiện nghi và rộng rãi
Phòng ngủ lớn (thường dành cho chủ nhà) luôn cần bố trí ở nơi ít đi lại nhất trên một tầng Phòng ngủ vợ chồng luôn đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích rất cao và tiện nghi hơn hẳn những nơi khác Một phòng ngủ vợ chồng tiêu chuẩn trong nhà ở biệt
Trang 37thự luôn cần các không gian đi kèm như phòng sảnh đệm (nơi tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài, làm tăng sự kín đáo, cũng có thể kết hợp đặt hệ kệ gương và
đồ bày trang trí nhỏ Nên thiết kế với diện tích vừa đủ và có phong cách tao nhã); phòng thay đồ (nơi để hệ tủ quần áo sạch, bẩn, tủ giày dép, mũ Phòng đồ còn có thể
sử dụng làm hệ tủ kho treo chứa chăn, ga phủ… nên thiết kế phòng đồ dài và có diện tích từ 8 đến 15m2); phòng vệ sinh (thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm và phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên Nên thiết kế với diện tích vừa đủ, từ 10 đến 15
3.1.1.2 Khảo sát một số kiểu dáng sản phẩm gỗ dùng trong TTNT
3.1.1.3 Xu hướng thiết kế TTNT mới
Trong tương lai, căn nhà sẽ là nơi tạo ra mối gắn kết chặt chẽ, khăng khít giữa các thành viên trong gia đình với một không gian thoáng đãng, linh hoạt Những đặc điểm truyền thống của từng căn phòng vẫn được giữ vững thông qua kiểu bày trí cách tân và những vật dụng mang tính năng chuyên biệt
Rosalyn Cama, thành viên của hiệp hội các nhà thiết kế nội thất Mỹ, cho biết:
“một căn nhà có khoảng không thật rộng rãi không còn là yêu cầu thiết yếu của khách hàng Họ chuyển sang thích cả những hoạt động được bao hàm trong không gian sống chứ không phải chỉ kích cỡ của không gian ấy” Các hoạt động ấy tạo ra
Trang 38sự thoải mái và tiện dụng cho người sống trong nhà thông qua một không gian vui tươi, đồng thời cho phép hệ thống điều khiển bằng máy tính trong nhà hoạt động nhịp nhàng
Hiện đại, nhưng không mang tính vị lai, những căn bếp sẽ vượt qua giớ hạn của truyền thống với sự bày trí với chỉ một tủ lạnh, một bồn rửa và, và một bếp nấu
ăn Nơi gia đình ăn tối sẽ trở thành nơi tụ họp theo truyền thống Á Đông Dù việc
đó không thể diễn ra vào mọi bữa ăn trong ngày, nhưng ít ra cũng trong những dịp
lễ tết Phong cách nấu ăn ngày càng pha trộn sẽ làm cho căn bếp trở thành nơi giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau Những ứng dụng mới như ngăn kéo cho tủ lạnh hoặc ngăn kéo cho máy rửa rau quả sẽ được sử dụng trong bếp Những bếp nấu dùng đồng thời hai nguồn nguyên liệu, ví dụ như ga và điện
Tại Mỹ, hiện nay, có nhiều gia đình bắt đầu chú ý đến mở rộng căn bếp thành nơi nấu ăn và tụ hội giải trí của gia đình Phòng ăn sẽ giữ vai trò quan trọng của cả gia đình trong tương lai Nhu cầu thường thức những bữa ăn ngon lành trong không khígia đình sẽ làm cho phòng ăn tối thể hiện những điều vượt qua khái niệm về một căn phòng mang tính chức năng thuần túy
Những cải tiến trong kiến trúc, chẳng hạn dùng nhiều mái vòm, giúp tạo ra các khu vực kết hợp vùng không gian tạo cảm giác thân mật và không gian mang tính đột phá Ngày càng có xu hướng tạo ra một mặt bằng rộng rãi cho căn nành, trên đó, các phòng chỉ ngăn cách nhau một cách tượng trưng hay nói cách khác là các phòng thông nhau Đồ gia dụng của từng căn phòng phải thể hiện rõ đặc tính cả từng không gian mà chúng được đặt trong đó
Loui Postel, chủ bút tờ Design Times, cho biết, trong tương lai, ngành trang trí nội thất sẽ trở lại với phong cách thể hiện mang tính “sang trọng, cá nhân tính, hướng tới cái đẹp thực dụng” Sự kết hợp loại đá granite sang trọng với những chủng loại gỗ bình dân của những vùng nhiệt đới sẽ trở nên phổ biến
Trang 393.1.2 Đề xuất các phương án thiết kế TTNT phòng ngủ
Căn cứ thiết kế: Kiến trúc căn phòng, diện tích căn phòng, số lượng người sử dụng, sở thẩm mỹ của gia chủ,…
Yêu cầu thiết kế: chọn chủng loại và số lượng sản phẩm gỗ cho nội thất
Nguyên tắc thiết kế
Phân tích đánh giá (dựa vào NTTK để phân tích đánh giá)
Lựa chọn phương án thiết kế
3.1.3 Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế
3.1.3.1 Chỉ tiêu mỹ thuật
a Ánh sáng
Môi trường ánh sáng nội thất bao gồm hai loại: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, để môi trường nội thất đạt được độ sáng thích hợp thì phải cần đáp ứng chỉ tiêu về độ chiếu sáng
Độ chiếu sáng là thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích
Trang 40Bảng 3.1 Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau
Công việc bình thường, phòng ở gia đình Khoảng 1000
Trong đó: DN: Độ chiếu sáng nội thất
DT: Độ chiếu bầu trời
SC: Diện tích cửa
SS: Diện tích mặt sàn
BI Trong đó: DN: Độ chiếu sáng nội thất
DT: Độ chiếu bầu trời
SC: Diện tích cửa
SS: Diện tích mặt sàn