1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUAN KIEN THUC KY NANG MOM VAT LY THCS

146 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

ĐO ĐỘ DÀIStt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHD và ĐCNN của đo l

Trang 1

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường

- Đo được thể tích một lượng chất lỏng Xác định được thể tích vật rắn không thấmnước bằng bình chia độ, bình tràn

Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp

do Nhà nước quy định

HS phải thực hành đo độ dài,thể tích theo đúng quy trìnhchung của phép đo, bao gồm:ước lượng cỡ giá trị cần đo;lựa chọn dụng cụ đo thíchhợp; đo và đọc giá trị đo đúngquy định; tính giá trị trungbình

- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật

- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động(nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)

- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít

- Nêu được đơn vị đo lực

Trang 2

- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó đượcgọi là trọng lượng.

- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m

- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết đượccông thức tính các đại lượng này Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọnglượng riêng

- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất

để giải các bài tập đơn giản

Ở Trung học cơ sở, coi trọnglực gần đúng bằng lực hút củaTrái Đất và chấp nhận một vật

ở Trái Đất có khối lượng là1kg thì có trọng lượng xấp xỉ10N Vì vậy P = 10m trong đó

m tính bằng kg, P tính bằngN

Bài tập đơn giản là những bàitập mà khi giải chúng, chỉ đòihỏi sử dụng một công thứchoặc tiến hành một hay hailập luận (suy luận)

3 Máy cơ đơn

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường

- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướngcủa lực Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế

Kĩ năng

- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể vàchỉ rõ được lợi ích của nó

II HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

Chủ đề 1: ĐO ĐỘ DÀI ĐO THỂ TÍCH

Trang 3

1 ĐO ĐỘ DÀI

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được một số dụng cụ đo

độ dài với GHD và ĐCNN của

đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét,

kí hiệu là m

Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét làkilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét(dm), centimét (cm), milimét (mm)

1 km = 1000 m

1 m = 10 dm

1 m = 100 cm

1 m = 1000 mm Ngoài ra, GV cần giới thiệu cho HS biếtđơn vị đo độ dài còn được dùng là inch:

1 inch = 2,54 cm

2 Xác định được GHĐ, ĐCNN

của dụng cụ đo độ dài

[TH] Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét,

thước dây, thước kẻ

Từ khái niệm GHĐ và ĐCNN, GV cho

HS quan sát thực tế tranh ảnh, hình vẽhoặc cụ thể một thước đo độ dài để HSxác định GHĐ và ĐCNN của thước đo

3 Xác định được độ dài trong

một số tình huống thông

thường

[VD] Đo được độ dài của bàn học, kích thước của

cuốn sách, độ dài sân trường theo đúng cách đo

Cách đo độ dài:

+ Ước lượng độ dài cần đo để lựa chọn thước đo

Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhànước quy định

Lưu ý:

Nếu chọn dụng cụ đo có GHĐ quá nhỏ

Trang 4

thích hợp, + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách, + Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

so với giá trị cần đo thì phải đo nhiều lần,

2 ĐO THỂ TÍCH

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được một số dụng cụ đo

thể tích với GHĐ và ĐCNN

của chúng

[NB] Nêu được:

- Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia

độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích

- Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhấtghi trên bình

- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thểtích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3)

và lít (l); 1 l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc

Đối với các ca đong hoặc chai lọ có ghisẵn dung tích, chỉ có một độ chia nênĐCNN của chúng cũng chính bằng GHĐcủa chúng: Chai bia 0,5 lít; các loại ca0,5 lít; 1 lít; 1,5 lít

2 Xác định được GHĐ, ĐCNN

của bình chia độ

[TH] Xác định được GHĐ, ĐCNN của một số bình

chia độ khác nhau trong phòng thí nghiệm có ở trường

3 Đo được thể tích của một

lượng chất lỏng bằng bình chia [VD] Đo được thể tích của một lượng nước bằng bìnhchia độ.

Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nướcquy định

Trang 5

độ Cách đo thể tích:

+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo;

+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thíchhợp;

[VD] Xác định được thể tích của một số vật rắn không

thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn như hòn đá,quả cân,

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước,

có thể dùng bình chia độ hoặc bình chia

độ và bình tràn

Dùng bình chia độ để đo thể tích vậtrắn bỏ lọt bình chia độ

Dùng bình chia độ và bình tràn để đothể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ

Chủ đề 2: KHỐI LƯỢNG VÀ LỰC

3 KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được khối lượng của một

vật cho biết lượng chất tạo nên

vật

[NB] Nêu được:

- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thànhvật

- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg

Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi

397 g, đó chính là lượng sữa chứa tronghộp

Trang 6

Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam(g), tấn (t).

2 Đo được khối lượng bằng cân [VD] Biết sử dụng cân đòn, hoặc là cân đồng hồ, hoặc

là cân y tế để xác định được khối lượng của một vậtbất kì

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

2 Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động.Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực kéo lêncác toa tàu

độ mạnh yếu của hai lực đó

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật mà vậtvẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng

Giáo viên đưa ví dụ, hướng dẫn HS tìm

ra hai lực tác dụng lên cuốn sách, chỉ raphương chiều của hai lực đó Thông báo

độ mạnh bằng nhau của hai lực

Ví dụ: Quyển sách nằm yên trên mặt bànnằm ngang chịu tác dụng của hai lực cânbằng là lực hút của trái đất tác dụng lên

Trang 7

quyển sách có phương thẳng đứng, chiều

từ trên xuống dưới và lực đẩy của mặtbàn tác dụng lên quyển sách có phươngthẳng đứng, chiều từ dưới lên trên Hailực này có độ lớn bằng nhau

* Lưu ý:

Đối với sự cân bằng của một vật, ta chỉ

đề cập đến sự cân bằng của một vật chịutác dụng của hai lực và chỉ xét vật ở trạngthái cân bằng tĩnh

Không yêu cầu HS trả lời các câu hỏiphương và chiều của lực là gì? Nhưngcần chỉ ra được phương, chiều và so sánhđược độ lớn của các lực trong ví dụ đãnêu Không yêu cầu học sinh biểu diễnchính xác điểm đặt của các lực

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổichuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng

Ví dụ:

1 Ta dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức làtay ta tác dụng lực vào lò xo, thì lò xo bịbiến dạng (hình dạng của lò bị thay đổi

so với trước khi bị lực tác dụng)

2 Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bópphanh, tức là tác dụng lực cản vào xeđạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần,rồi dừng lại

*Lưu ý: Khi cho HS nêu ví dụ về tácdụng của lực cần yêu cầu học sinh chỉ rađược lực và tác dụng mà lực đó gây ra

Trang 8

Ở ví dụ 1: Lực của tay tác dụng lên lò xo

đã làm cho lò xo bị biến dạng

Ở ví dụ 2: Lực của phanh tác dụng vào

xe đã làm cho xe biến đổi chuyển động

5 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được trọng lực là lực hút

của Trái Đất tác dụng lên vật

và độ lớn của nó được gọi là

trọng lượng

[NB] Nêu được:

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng vềphía Trái Đất

- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một

vật gọi là trọng lượng của vật đó

2 Nêu được đơn vị đo lực [NB] Nêu được đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.

6 LỰC ĐÀN HỒI

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nhận biết được lực đàn hồi là

Ví dụ: Khi treo quả nặng vào đầu lò

xo, dưới tác dụng của trọng lực, quảnặng rơi xuống Tuy nhiên, quả nặng chỉrơi xuống một ít rồi đứng yên Đó là vìkhi rơi, quả nặng kéo lò xo giãn ra, lò xo

Trang 9

bị biến dạng sinh ra một lực kéo quảnặng lên Khi lực kéo lên của lò xo bằngtrọng lực kéo xuống của quả nặng, thìquả nặng đứng yên Lực do lò xo bị biếndạng sinh ra gọi là lực đàn hồi.

2 So sánh được độ mạnh, yếu

của lực dựa vào tác dụng làm

biến dạng nhiều hay ít

[TH]

- Nêu được: Đối với một vật đàn hồi, nếu lực tácdụng làm vật biến dạng càng nhiều thì độ mạnh củalực gây ra biến dạng càng lớn và ngược lại

- Lấy được ví dụ

Ví dụ: Với cùng một lò xo và các quảgia trọng giống nhau, khi treo vào lò xomột quả gia trọng, ta thấy lò xo giãnthêm một đoạn l1, nếu treo vào lò xo 2quả gia trọng thì ta thấy lò xo giãn thêmmột đoạn l2 = 2l1 Điều đó chứng tỏ độbiến dạng của vật đàn hồi càng lớn, thìlực gây ra biến dạng càng lớn và ngượclại

7 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Đo được lực bằng lực kế [VD] Đo được độ lớn một số lực bằng lực kế như

trọng lượng của quả gia trọng, quyển sách; lực của taytác dụng lên lò xo của lực kế, theo đúng quy tắc đo

GV cần hướng dẫn học sinh cách cầmlực kế, cách điều chỉnh lực kế trước khi

đo, cách đọc, ghi kết quả đo

2 Viết được công thức tính trọng

lượng P = 10m, nêu được ý

nghĩa và đơn vị đo P, m

[NB] Viết được hệ thức giữa trọng lượng và khối

lượng của một vật là P = 10m;

Trong đó, m là khối lượng của vật, có đơn vị đo làkg; P là trọng lượng của vật, có đơn vị đo là N

Lưu ý:

Công thức tính trọng lượng của vật là

P = mg, g là gia tốc rơi tự do Đối vớicấp THCS ta lấy g = 10m/s2

3 Vận dụng được công thức P =

10m

[VD] Vận dụng được công thức P = 10m để tính P khi

biết m và ngược lại

GV cần lưu ý cho HS khi sử dụng côngthức p = 10m thì đơn vị của P là N và

Trang 10

đơn vị của m là kg.

8 KHỐI LƯỢNG RIÊNG TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (lí thuyết và thực hành)

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa khối

lượng riêng (D) và viết được

công thức tính khối lượng

riêng Nêu được đơn vị đo khối

- Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên métkhối, kí hiệu là kg/m3

2 Nêu được cách xác định khối

lượng riêng của một chất

3 Tra được bảng khối lượng

riêng của các chất

[NB] Xác định được khối lượng riêng của sắt, chì,

nhôm, nước, cồn, theo bảng khối lượng riêng củamột số chất (trang 37 SGK)

4 Phát biểu được định nghĩa

trọng lượng riêng (d) và viết

được công thức tính trọng

- Trọng lượng riêng của một chất được đo bằng trọnglượng của một mét khối chất ấy

Trang 11

lượng riêng Nêu được đơn vị

đo trọng lượng riêng - Công thức: d VP ; trong đó, d là trọng lượng riêng

của chất cấu tạo nên vật; P là trọng lượng của vật; V làthể tích của vật

- Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối, kí

hiệu là N/m3

5 Vận dụng được công thức tính

khối lượng riêng và trọng

lượng riêng để giải một số bài

Chủ đề 3: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

9 MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được các máy cơ đơn giản

có trong vật dụng và thiết bị

thông thường

[TH] Nêu được các máy cơ đơn giản thường gặp:

- Mặt phẳng nghiêng, chẳng hạn như tấm ván đặtnghiêng so với mặt nằm ngang, dốc,

- Đòn bẩy, như búa nhổ đinh, kéo cắt giấy,

- Ròng rọc, ví dụ như máy tời ở công trường xây dựng,ròng rọc kéo gầu nước giếng,

GV dùng thực tế, tranh ảnh, mẫu vật đểgiúp cho HS nhận biết được các máy cơđơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy,ròng rọc

2 Nêu được tác dụng của máy cơ [TH] Nêu được:

Trang 12

đơn giản là giảm lực kéo hoặc

đẩy vật và đổi hướng của lực

- Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổilực (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn)

- Giúp con người dịch chuyển hoặc nâng các vậtnặng dễ dàng hơn

10 MẶT PHẲNG NGHIÊNG

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được tác dụng của mặt

phẳng nghiêng là giảm lực kéo

hoặc đẩy vật và đổi hướng của

lực Nêu được tác dụng này

trong các ví dụ thực tế

[TH] Nêu được:

- Để đưa một vật nặng lên cao hay xuống thấp, thôngthường ta cần tác dụng vào vật một lực theo phươngthẳng đứng và phải tác dụng vào vật lực kéo hoặc đẩybằng trọng lượng của vật Nhưng khi sử dụng mặtphẳng nghiêng thì lực cần tác dụng vào vật sẽ cóhướng khác và có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật

- Khi đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêngcàng ít so với mặt nằm ngang thì lực cần thiết để kéohoặc đẩy vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ

- Lấy được ví dụ trong thực tế của những tác dụngtrên

Ví dụ: Trong thực tế, thùng dầu nặng từkhoảng 100 kg đến 200 kg Với khốilượng như vậy, thì một mình người côngnhân không thể nhấc chúng lên được sàn

xe ôtô Nhưng sử dụng mặt phẳngnghiêng, người công nhân dễ dàng lănchúng lên sàn xe

Nếu mặt phẳng nghiêng càng nghiêng

ít so với mặt phẳng ngang (chiều dài mặtphẳng nghiêng càng lớn) thì người côngnhân càng dễ dàng lăn thùng dầu lên xehơn (lực đẩy càng nhỏ)

xe vào trong nhà một cách dễ dàng, bởi

vì lúc này ta đã tác dụng vào xe một lựctheo hướng khác (không phải là phương

Trang 13

thẳng đứng) và có độ lớn nhỏ hơn trọnglượng của xe.

Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng, GVcần lưu ý cho HS tránh làm việc quásức

11 ĐÒN BẨY

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được tác dụng của đòn bẩy

là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và

đổi hướng của lực Nêu được

tác dụng này trong các ví dụ

thực tế

[TH] Nêu được:

- Mỗi đòn bẩy đều có:

+ Điểm tựa O (trục quay) + Điểm tác dụng lực F1 là A

(Hình vẽ)

- Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực Cụ thể, khidùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểmtựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảngcách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực, thìlực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật

Ví dụ: Nâng một hòn đá bằng đòn bẩy

2 Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong [VD] Biết sử dụng những ứng dụng của đòn bẩy trong Ví dụ: Chiếc kéo dùng để cắt kim loại

Trang 14

những trường hợp thực tế cụ

thể và chỉ rõ lợi ích của nó

các dụng cụ để làm những công việc phù hợp hàngngày Nêu được ví dụ cụ thể

Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực nhưbúa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cầnmúc nước giếng,

Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đinhư kéo cắt giấy,

thường có phần tay cầm dài hơn lưỡikéo để được lợi về lực Vì vậy, ngườicông nhân dùng một lực vừa đủ thì cóthể cắt đứt được miếng kim loại mỏng Khi sử dụng đòn bẩy, GV cần lưu ýcho HS tránh làm việc quá sức

12 RÒNG RỌC

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được tác dụng của ròng

rọc là giảm lực kéo vật và đổi

hướng của lực Nêu được tác

+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéovật và thay đổi hướng của lực tác dụng Ví dụ: Trongxây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thườngdùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao

Ròng rọc là một bánh xe quay quanh

một trục, vành bánh xe có rãnh để luồndây kéo

Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quayquanh một trục cố định Dùng ròng rọcnày để đưa một vật lên cao chỉ có tácdụng thay đổi hướng của lực

Ròng rọc động là ròng rọc mà khi takéo dây thì không những ròng rọc quay

mà còn chuyển động cùng với vật Dùngròng rọc động để đưa một vật lên cao, tađược lợi hai lần về lực

Trang 15

hoặc tháo cờ ta không phải trèo lên cột.

2 Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtôcần cẩu đều được lắp một hệ thống cácròng rọc động và ròng rọc cố định, nhờ

đó mà người ta có thể di chuyển mộtcách dễ dàng các vật rất nặng có khốilượng hàng tấn lên cao với một lực nhỏhơn trọng lượng của chúng

Khi sử dụng ròng rọc, GV cần lưu ýcho HS tránh làm việc quá sức

B- NHIỆT HỌC

I CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1 Sự nở vì nhiệt Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng

- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu

và nhiệt kế y tế

Không yêu cầu làm thínghiệm tiến hành chia độ khichế tạo nhiệt kế, chỉ yêu cầu

mô tả bằng hình vẽ hoặc ảnh

Trang 16

- Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen - xi - ut.

Kĩ năng

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếphoặc qua ảnh chụp, hình vẽ

- Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình

- Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian

chụp thí nghiệm này

Một số nhiệt độ thường gặpnhư nhiệt độ của nước đáđang tan, nhiệt độ sôi củanước, nhiệt độ cơ thể người,nhiệt độ phòng,

Không yêu cầu HS tính toán

để đổi từ thang nhiệt độ nàysang thang nhiệt độ kia

- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi

và ngưng tụ, sự sôi Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này

Chỉ dừng lại ở mức mô tảhiện tượng, không đi sâu vàomặt cơ chế cũng như về mặtchuyển hoá năng lượng củacác quá trình này

- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thờivào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi

Trang 17

15 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Mô tả được hiện tượng nở vì

nhiệt của các chất rắn

[TH] Mô tả được hiện tượng thực tế hoặc mô tả được

thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn để rút ra kếtluận chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Ví dụ: Vào mùa đông, ta thấy nhữngkhoảng cách ở phần tiếp nối của haithanh ray đường tàu rộng hơn vào mùa

2 Nhận biết được các chất rắn

khác nhau nở vì nhiệt khác

nhau

[NB] Dựa vào bảng số liệu đã biết về độ tăng chiều

dài của một số kim loại để rút ra kết luận các chất rắnkhác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Ví dụ:

1 Dựa vào bảng độ tăng chiều dài củamột số thanh kim loại khác nhau cócùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độtăng lên 50oC

Nhôm0,120 cm

Đồng0,086 cm

Sắt0,060 cm

Ta thấy, sự nở vì nhiệt của: nhôm >đồng > sắt

2 Khi nung nóng băng kép, ta thấybăng kép bị cong Đó là do hai thanh

Trang 18

kim loại cấu tạo nên băng kép nở vìnhiệt khác nhau.

16 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Mô tả được hiện tượng nở vì

nhiệt của chất lỏng [TH] Mô tả được hiện tượng thực tế hoặc mô tả đượcthí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để rút ra kết

luận chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Ví dụ: Khi đun nước, nếu ta đổ nướcđầy ấm, thì khi nhiệt độ tăng, nước sẽtrào ra ngoài ấm

Dựa vào bảng số liệu độ tăng thể tíchcủa 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt

Trang 19

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Mô tả được hiện tượng nở vì

nhiệt của chất khí

[TH] Mô tả được thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của

chất khí để rút ra kết luận chất khí nở ra khi nóng lên,

co lại khi lạnh đi

Thí nghiệm: Cắm một thanh thuỷ tinhhình chữ L vào nút một bình cầu thuỷtinh chứa không khí Giữa ống thuỷ tinhnằm ngang có một giọt nước màu Khi

hơ nóng bình thuỷ tinh hoặc áp tay vàobình thuỷ tinh ta thấy giọt nước màuchuyển động ra phía ngoài và khi đểnguội thì giọt nước màu chuyển độngvào phía trong

- Dựa vào bảng độ tăng thể tích của một

số chất khí có thể tích ban đầu là 1000

cm3 sau khi nhiệt độ của chúng tăng lên

50oC

Không khí183cm3Hơi nước183cm3

Trang 20

Khí ôxi183cm3

Ta thấy, các chất khí khác nhau nở vìnhiệt giống nhau

18 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Nêu được ví dụ về các vật khi

nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì

gây ra lực lớn

[TH] Nêu được:

Khi co giãn vì nhiệt, nếu gặp vật cản, vật rắn xẽ gây

ra một lực rất lớn

Nêu được ít nhất một ví dụ về hiện tượng này

Ví dụ: Thời tiết quá nóng, nhiệt độ caolàm các thanh ray nở ra, nhưng khoảngtrống giữa chúng không đủ chỗ cho sự

nở vì nhiệt nên tạo ra lực đẩy rất lớn làmcong, vênh đường ray và gây tai nạn Lưu ý: Nội dung này chúng ta chỉ xétđối với các trường hợp xảy ra ở vật rắn,còn đối với chất lỏng và chất khí cáchiện tượng này có liên quan tới áp xuất

mà học sinh chưa được nghiên cứu, nênkhông thể sử dụng sự nở vì nhiệt để giảithích được

2 Vận dụng kiến thức về sự nở vì

nhiệt để giải thích được một số

hiện tượng và ứng dụng thực

tế

1 Tại sao khi lắp khâu dao để giữ chặtlưỡi dao vào cán gỗ thì người thợ rènphải nung nóng khâu rồi mới tra vàocán?

Người thợ rèn phải nung nóng khâu

Trang 21

dao rồi mới tra vào cán Vì, khi nungnóng thì khâu dao sẽ nở ra để dễ lắp vàocán gỗ và khi nguội đi, khâu dao co lạixiết chặt vào cán gỗ.

2 Tại sao người ta làm đường bê tôngkhông đổ liền thành một dải mà đổthành các tấm tách biệt với nhau bằngnhững khe để trống?

Đường đi bằng bêtông thường đổthành từng tấm và đặt cách nhau bởinhững khe trống để khi nhiệt độ thay đổithì chúng nở ra hay co lại mà không làmhỏng đường

3 Tại sao khi đun nước, ta không nên

đổ đầy ấm?

Khi đun nước ta không nên đổ nướcđầy ấm để đun Bởi vì, khi đun nhiệt độcủa nước sẽ tăng, nước nở ra và trào rangoài ấm, gây nguy hiểm

4 Tại sao khi đun nóng, khối lượngriêng của chất lỏng giảm?

Khi đun nóng, khối lượng riêng củachất lỏng giảm, vì khi đun nóng thể tíchcủa chất lỏng tăng lên, trong khi đó khốilượng của nó không thay đổi, nên khốilượng riêng của chúng giảm xuống.Lưu ý: Đối với một số hiện tượng như:quả bóng bàn bị bẹp (không thủng) khinhúng vào nước nóng quả bóng lại

Trang 22

phồng lên; lốp xe đạp bơm căng khi đểngoài trời nắng nóng có thể bị nổ lốp;khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậynút lại ngay thì nút hay bị bật ra; Những hiện tượng này không thể sửdụng hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí

để giải thích, vì những hiện tượng này

có liên quan tới áp suất của chất khí mà

HS chưa được nghiên cứu

Chủ đề 5: NHIỆT ĐỘ NHIỆT KẾ THANG NHIỆT ĐỘ

19 NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Mô tả được nguyên tắc cấu tạo

và cách chia độ của nhiệt kế

dùng chất lỏng

[TH] Nêu được:

- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ;

- Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùngchất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng;

cấu tạo của nhiệt kế gồm: bầu đựng chất lỏng, ốngquản và thang chia độ

- Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng

nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏngdâng lên trong ống đó là vị trí 00C; Nhúng nhiệt kế vàonước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trongống đó là vị trí 1000C Chia khoảng từ 00Cđến 1000Cthành 100 phần bằng nhau Khi đó mỗi phần ứng với

10C

Không yêu cầu làm thí nghiệm tiếnhành chia độ khi chế tạo nhiệt kế, chỉyêu cầu mô tả bằng hình vẽ hoặc ảnhchụp thí nghiệm này

Trang 23

2 Xác định được GHĐ và ĐCNN

của mỗi loại nhiệt kế khi quan

sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp,

hình vẽ

[NB]

- Nêu được các loại nhiệt kế thường gặp là nhiệt kếrượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt

kế thông thường trong ảnh chụp hình 22.5 SGK

3 Nêu được ứng dụng của nhiệt

- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

- Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ khôngkhí

4 Nhận biết được một số nhiệt độ

thường gặp theo thang nhiệt độ

Xenxiut

[NB] Nêu được

- Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai Nhiệt giai Xenxiut

có đơn vị là độ C (oC) Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi lànhiệt độ âm

- Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC Nhiệt độ nướcsôi là 100oC Nhiệt độ của cơ thể bình thường là 37oC

Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 20oC Nhiệt độ củanước sôi tại những vùng núi cao nhỏ hơn 100oC

Không yêu cầu HS tính toán để đổi từthang nhiệt độ này sang thang nhiệt độkia

20 THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Biết sử dụng các nhiệt kế thông

thường để đo nhiệt độ theo

đúng quy trình

[TH]

Dùng nhiệt kế y tế đo được nhiệt độ cơ thể của bảnthân và của bạn theo đúng quy trình

Trang 24

Dùng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm để theo dõinhiệt độ trong quá trình đun nước.

2 Lập được bảng theo dõi sự thay

đổi nhiệt độ của một vật theo

thời gian

[VD] Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của

nước theo thời gian đun

Trong bộ dụng cụ thí nghiệm vật língoài nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu còn cónhiệt kế dầu Nhiệt kế dầu có ưu điểm làkhông gây độc hại khi bị vỡ như nhiệt

kế thủy ngân Tuy nhiên, chất lượngthiết bị dạy học của một số trường chưacao nên nhiệt kế dầu có một số nhượcđiểm như độ chia không đều, nhiệt độghi trên nhiệt kế chưa được chính xácvới nhiệt độ thực,

[TH] Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể

lỏng của băng phiến

Khi đun nóng băng phiến đến nhiệt độ 80oC thìbăng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thểlỏng Trong suốt thời gian này nhiệt độ của băng phiếnkhông thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độnóng chảy của băng phiến Nếu tiếp tục đun nóng băngphiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng,không yêu cầu làm thí nghiệm cũng nhưkhông đi sâu vào mặt cơ chế và chuyểnhoá năng lượng của quá trình nóng chảy

Trang 25

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóngchảy.

Sự nóng chảy của băng phiến đại diện cho sự nóngchảy của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kimloại)

2 Nêu được đặc điểm về nhiệt độ

trong quá trình nóng chảy của

chất rắn

[NB] Nêu được:

- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định,nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ nóngchảy của các chất khác nhau thì khác nhau

- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vậtkhông thay đổi

Không yêu cầu HS nhớ nhiệt độ nóngchảy của các chất trong bảng SGK

3 Dựa vào bảng số liệu đã cho,

vẽ được đường biểu diễn sự

thay đổi nhiệt độ trong quá

trình nóng chảy của chất rắn

[VD] Dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ được đường

biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóngchảy của băng phiến hay một chất nào đó

1 Mô tả được quá trình chuyển từ

thể lỏng sang thể rắn của các

chất

[TH] Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang

thể rắn của băng phiến

Khi băng phiến đang ở thể lỏng, nếu để nguội thì khiđến nhiệt độ 80oC băng phiến bắt đầu chuyển dần sangthể rắn rồi chuyển hoàn toàn sang thể rắn Trong suốtthời gian chuyển từ thể lỏng sang thể rắn nhiệt độ củabăng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi lànhiệt độ đông đặc Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắngọi là sự đông đặc

Sự đông đặc của băng phiến đại diện cho sự đôngđặc của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng,không yêu cầu làm thí nghiệm cũng nhưkhông đi sâu vào mặt cơ chế và chuyểnhoá năng lượng của quá trình đông đặc

Trang 26

2 Nêu được đặc điểm về nhiệt độ

của quá trình đông đặc

[NB] Nêu được:

- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định,nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc Các chất nóngchảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

- Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vậtkhông thay đổi

3 Vận dụng được kiến thức về

quá trình chuyển thể của sự

nóng chảy và đông đặc để giải

thích một số hiện tượng thực

tế

1 Trong việc đúc kim loại, người ta nấuchảy kim loại, sau đó đổ chúng vàokhuôn và để nguội kim loại đông đặc và

có hình của khuôn

2 Để làm nước đá, ta đổ nước vào khayđựng nước rồi cho vào ngăn đá của tủlạnh Khi nhiệt độ của nước hạ xuống

0oC, nước sẽ đông đặc lại thành nướcđá

22 SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy

định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

1 Mô tả được quá trình chuyển

thể trong sự bay hơi của chất

lỏng

[TH] Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay

hơi của chất lỏng, Khi đổ một ít cồn ra mặt tấm kính, sau ít phút takhông còn thấy cồn trên tấm kính, vì cồn đã chuyển từ

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng,không đi sâu vào mặt cơ chế và chuyểnhoá năng lượng của quá trình bay hơi

Trang 27

thể lỏng sang thể hơi bay vào không khí Sự chuyển từthể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

2 Nêu được dự đoán về các yếu

tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và

xây dựng được phương án thí

nghiệm đơn giản để kiểm

Ví dụ Phương án thực nghiệm đơngiản:

Đồng thời nhỏ năm giọt nước (rượu,cồn) như nhau trên năm tấm kính nhỏ(hoặc ở 5 vị trí khác nhau trên nền nhàbằng gạch men)

1 Giọt nước thứ nhất: để nguyên cho nó

Quan sát thí nghiệm để rút ra nhậnxét về tốc độ bay hơi của chất lỏng phụthuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặtthoáng của chất lỏng

HS có thể tiến hành thí nghiệm ở nhà

và giáo viên kiểm tra báo cáo

Lưu ý: Phần này chúng ta chưa đề cậptới tốc độ bay hơi phụ thuộc vào bảnchất của chất lỏng

Trang 28

3 Vận dụng được kiến thức về

bay hơi để giải thích được một

số hiện tượng bay hơi trong

thực tế

1 Để làm muối, người ta cho nước biểnchảy vào ruộng muối Nước trong nướcbiển bay hơi, còn muối đọng lại trênruộng Nếu thời tiết nắng to và có giómạnh thì nhanh thu hoạch được muối

2 Khi lau nhà xong, ta thường bật quạt

để tốc độ bay hơi của nước trên sàn nhàdiễn ra nhanh hơn

1 Mô tả được quá trình chuyển

thể trong sự ngưng tụ của chất

lỏng

[TH] Mô tả được hiện tượng:

Vào buổi sáng, ta thường thấy có các giọt nướcđọng trên lá cây, ngọn cỏ Ta biết rằng, trong khôngkhí có hơi nước Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống,hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạothành những giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ Sựchuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng,không đi sâu vào mặt cơ chế cũng như

về mặt chuyển hoá năng lượng của quátrình

2 Vận dụng được kiến thức về sự

ngưng tụ để giải thích được

một số hiện tượng đơn giản

[VD] Thực hiện như chuẩn. Ví dụ: Giải thích tại sao cốc nước đá

thường có các giọt nước bám vào thànhngoài của cốc

Vì, xung quanh cốc nước đá nhiệt độkhông khí giảm, nên hơi nước sẽ ngưng

tụ lại tạo thành nước bám vào thành cốc

23 SỰ SÔI

Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú

Trang 29

định trong chương trình

1 Mô tả được sự sôi [TH] Mô tả được sự sôi của nước:

Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian tathấy có hơi nước bay lên trên bề mặt của nước và dướiđáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dầnrồi nổi lên mặt nước và vỡ ra Khi nhiệt độ của nướcđến 100oC (hoặc gần đến 1000C đối với vùng núi cao)thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước baylên và các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt

độ không tăng lên nữa Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôicủa nước

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng,không đi sâu vào mặt cơ chế cũng như

về mặt chuyển hoá năng lượng của quátrình

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt Trong

suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơitrong lòng chất lỏng vừa bay hơi trênmặt thoáng

2 Nêu được đặc điểm về nhiệt độ

sôi

[TH] Nêu được:

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định Nhiệt

độ đó gọi là nhiệt độ sôi

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏngkhông thay đổi

Trang 30

- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng

- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì

- Không yêu cầu giải thích các kháiniệm môi trường trong suốt, đồngtính, đẳng hướng

- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng

- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sựphản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó

là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằngnhau

- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng

3 Gương cầu - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và Không xét đến ảnh thật tạo bởi

Trang 31

a) Gương cầu

lồi

b) Gương cầu

lõm

tạo bởi gương cầu lồi

- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng vàứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song songthành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùmtia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

Vật đen là vật không phát ra ánh sáng,

về nguyên tắc ta không nhìn thấy vậtđen Sở dĩ ta nhận biết được vật đen vìphân biệt được nó với các vật sáng xungquanh

2 Nêu được ví dụ về nguồn

sáng và vật sáng

[NB] Nêu được:

- Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóngđèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời, Đó

là những nguồn sáng

- Đa số vật không tự phát ra ánh sáng nhưng khi nhậnđược ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào thì có thể

Trang 32

phát ra ánh sáng Đó là những vật được chiếu sáng Thídụ: các vật dưới ánh sáng ban ngày hay dưới ánh đèn,Mặt Trăng,

- Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát raánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng

2 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

1 Phát biểu được định luật

truyền thẳng của ánh sáng

[NB] Phát biểu được:

Định luật truyền thẳng ánh sáng: trong môi trường trongsuốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng

2 Biểu diễn được đường

truyền của ánh sáng (tia

3 Nhận biết được ba loại

chùm sáng: song song, hội

tụ và phân kì

[NB] Nêu và nhận biết được ba loại chùm sáng:

- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giaonhau trên đường truyền của chúng

- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trênđường truyền của chúng

- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên

Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ phân kì

Trang 33

đường truyền của chúng.

3 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

- Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng

mà không bị vật chắn sáng chắn lại

- Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắnsáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyềntới

- Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vậtchắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng củanguồn sáng truyền tới

3 Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực: Mặt Trăngchuyển động xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động

Lưu ý:

Trang 34

xung quanh Mặt Trời Trong quá trình chuyển động củachúng, có những thời điểm mà cả ba cùng nằm trênđường thẳng:

+ Nếu Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽxảy ra hiện tượng nhật thực: ở vùng bóng tối của MặtTrăng, trên Trái Đất quan sát được Nhật thực toàn phần;

ở vùng bóng nửa tối trên Trái Đất, quan sát được nhậtthực một phần

+ Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thìxảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằmtrong vùng bóng tối của Trái Đất

Chủ đề 2: PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

4 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

1 Nêu được ví dụ về hiện

tượng phản xạ ánh sáng

[TH] Nêu được:

Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng, chẳng hạn như:

Khi chiếu ánh sáng đèn pin vào gương phẳng, ta thấytrên tường trước gương có vệt sáng

Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lạimôi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi làhiện tượng phản xạ ánh sáng

2 Phát biểu được định luật

phản xạ ánh sáng [NB] Phát biểu được: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp

tuyến của gương ở điểm tới

Góc phản xạ bằng góc tới

3 Nhận biết và biểu diễn [NB] Chỉ ra được trên hình vẽ: Tia sáng từ nguồn sáng (S) chiếu tới

Trang 35

được tia tới, tia phản xạ,

Góc NIR = i' là góc phản xạ

gương gọi là tia tới (SI)

Điểm gặp nhau giữa tia tới và gươngphẳng gọi là điểm tới (điểm I)

Tia sáng bị hắt trở lại không khí từđiểm tới I gọi là tia phản xạ (IR)

Đường thẳng kẻ vuông góc với mặtgương phẳng tại điểm tới (I) gọi là pháptuyến (NN')

Góc SIN = i gọi là góc tới; góc NIR =

i, gọi là góc phản xạ

Không yêu cầu HS học thuộc lòng cácđịnh nghĩa về điểm tới, pháp tuyến, tiatới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ

4 Biểu diễn được tia tới, tia

b Tia tới khi biết trước tia phản xạ

Để vẽ tia phản xạ khi biết trước tia tới

và ngược lại bằng cách:

+ Dựng pháp tuyến tại điểm tới

+ Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặcngược lại, dựng góc tới bằng góc phảnxạ

5 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Trang 36

quy định trong chương trình

1 Nêu được những đặc điểm

là ảnh thật và ảnh ảo

- Ảnh thật là ảnh có thể hứng được trênmàn chắn

- Ảnh ảo là ảnh không hứng được trênmàn chắn

2 Vẽ được tia phản xạ khi

biết tia tới đối với gương

phẳng và ngược lại, theo

+ Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng

- Tia tới khi biết tia phản xạ đối với gương phẳng bằngcách:

- Thực hành: đặt vật trước gương và quan sát ảnh của nótrong hai trường hợp:

+ Ảnh song song, cùng chiều với vật

+ Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật

Từ đó, vẽ được ảnh của vật (dạng mũi tên) qua gươngphẳng

Cách dựng: Ảnh của vật sáng (đoạnthẳng AB) là tập hợp ảnh của tất cả cácđiểm sáng trên vật

Để dựng ảnh của một vật sáng (đoạnthẳng AB) qua gương phẳng, ta chỉ cần

vẽ ảnh A’ của điểm sáng A và ảnh B’củađiểm sáng B, sau đó nối A’ với B’ tađược ảnh A’B’của vật sáng AB

Trang 37

Chủ đề 3: GƯƠNG CẦU

7 GƯƠNG CẦU LỒI

1 Nêu được những đặc điểm

của ảnh ảo của một vật tạo

bởi gương cầu lồi

[NB] Nêu được: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

có cùng kích thước, để nhận biết được: vùng nhìn thấycủa gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gươngphẳng có cùng kích thước

Trang 38

- Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi: do vùngnhìn thấy của gương cầu lồi rộng, nên người ta sử dụnggương cầu lồi làm gương quan sát đặt ở những đoạnđường quanh co mà mắt người không quan sát trực tiếpđược và làm gương quan sát phía sau của các phươngtiện giao thông như: ôtô, xe máy,

8 GƯƠNG CẦU LÕM

1 Nêu được các đặc điểm của

ảnh ảo của một vật tạo bởi

gương cầu lõm

[NB] Nêu được: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm,

nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo lớn hơn vật

Lưu ý: Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh

ảo và ảnh thật Nếu đặt vật trong khoảng

từ đỉnh gương đến tiêu điểm thì gươngtạo ra ảnh ảo Nếu vật nằm ngoài tiêuđiểm (xa gương) thì gương tạo ra ảnhthật có thể hứng được trên màn chắn, takhông nghiên cứu ảnh thật, mà chỉ xétảnh ảo và cũng không đưa ra khái niệmtiêu điểm, tiêu cự gương cho nên phảinói một cách chung là: Khi để vật gần sátgương thì gương tạo ra ảnh ảo

2 Nêu được ứng dụng chính

của gương cầu lõm là có thể

biến đổi một chùm tia song

song thành chùm tia phản

xạ tập trung vào một điểm,

hoặc có thể biến đổi chùm

tia tới phân kì thành một

[TH] Nêu được:

- Tác dụng của gương cầu lõm:

+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tớisong song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào mộtđiểm

+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tớiphân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

Ví dụ: Gương cầu lõm được dùng làmpha đèn (ôtô, xe máy, ), làm gương đểtập trung ánh sáng Mặt Trời vào nồi hơi(nồi nằm trong bếp mặt trời) của nhà

Trang 39

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là một vật dao động

Kĩ năng

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo,

âm thoa

2 Độ cao, độ to

- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ

truyền âm Kiến thức

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chânkhông

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau

4 Phản xạ âm

Tiếng vang Kiến thức

Trang 40

- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vậtmềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém

- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm

Kĩ năng

- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản

xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn

5 Chống ô

nhiễm do tiếng

ồn

Kiến thức

- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếngồn

Ngày đăng: 02/06/2018, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w