1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỪ NGỮ VĂN HOÁ TRONG LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

34 879 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 71,57 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, chúng tôi thiếtnghĩ rằng, tác gia lớn Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn vô cùng phongphú của dân tộc là từ ngữ chất liệu và văn hóa điệu hồn để xây dựng

Trang 1

TỪ NGỮ VĂN HOÁ TRONG LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

có giá trị về mặt từ ngữ Tuy nhiên, dù đã có rất nhiều công trình thành công trong việc khảo sát

hệ thống từ ngữ, song việc đi vào tìm hiểu những từ ngữ mang hàm nghĩa văn hóa vẫn là mộthướng nghiên cứu mở Do vậy, từ mong muốn tìm hiểu tác phẩm một cách đầy đủ và trọn vẹnhơn, chúng tôi đã bắt tay vào tìm hiểu về mặt từ ngữ văn hóa, coi như là sự thể nghiệm của mộthướng khai thác mới đầy thú vị

Mặc dù quá trình khai thác các phương diện của tác phẩm chắc chắn sẽ gặp phải không ít khókhăn Nhưng nếu triển khai theo hướng này, thì có khả năng sẽ phát hiện ra được rất nhiều vấn

đề lý thú và bổ ích Bởi từ ngữ và văn hóa luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau, có thể cùngnhau chuyển tải nội dung sâu xa, nhiều tầng nghĩa của tác phẩm Bên cạnh đó, chúng tôi thiếtnghĩ rằng, tác gia lớn Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn vô cùng phongphú của dân tộc là từ ngữ (chất liệu) và văn hóa (điệu hồn) để xây dựng nên sức hấp dẫn của tácphẩm, thì việc nghiên cứu theo hướng này sẽ là cơ sở để chúng tôi phát hiện ra những hiện tượngvăn hóa, cũng như nắm bắt được những quan niệm nhân sinh quan, quan niệm nghệ thuật độcđáo mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm

Không dừng ở đó, bằng thao tác khảo sát hệ thống điển cố, thi liệu, tìm hiểu kết cấu củatừ,…Chúng tôi hi vọng sẽ dần dần lột tả hết ý nghĩa của hệ thống từ ngữ đa thanh, đa nghĩamang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Từ đó, chứng minh cho quan niệm vốn xem truyện thơ Nômchỉ là những sáng tác thuần túy, đơn điệu, chỉ đáng để cho các ông xẩm kể miệng ở chợ búa, gócđường là hoàn toàn sai

Trang 2

Chính vì những lí do cơ bản trên, chúng tôi đã bắt tay vào tìm hiểu “ Từ ngữ văn hóa trong

truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” coi như là một cách làm thiết thực để

hiểu rõ hơn về tác phẩm và tôn vinh một trong những “ngôi sao lấp lánh” trên bầu trời văn họctrung đại Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lục Vân Tiên ra đời “đã kế thừa được nhiều mặt truyền thống ưu tú của văn học quá

khứ, nhất là của văn học dân gian và truyện Nôm bình dân” [3;686] Từ sự ra đời ấy, nó tồn tại

bất tử trong lòng công chúng văn học, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ và trở thành một hiện tượngcủa văn học nước ta Qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã mang vào làng thơ hơi thở củanhững lời thơ nôm na, mộc mạc, chất phác, dễ nhớ, dễ truyền miệng Cho nên ngôn ngữ tácphẩm tuy giản dị nhưng vẫn toát lên nhiều giá trị độc đáo Do vậy, Lục Vân Tiên nhanh chóngghi điểm từ phía người đọc và tạo nên sự chú ý đối với các nhà nghiên cứu Những tên tuổi nổitiếng như Trần Văn Giàu, Dương Quảng Hàm, Xuân Diệu, Trần Nghĩa, Vũ Đình Liên đãnghiên cứu về nó

Nghiên cứu Lục Vân Tiên được đặt dưới nhiều góc độ khác nhau, phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu tác phẩm ngày càng cao của công chúng văn học Về mặt nội dung, ta có “Truyện

“Lục Vân Tiên” và vấn đề quan hệ đạo đức và thẩm mĩ” (1982) của Lâm Vinh, hay “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Phan Ngọc Dưới góc độ thi pháp phải kể đến Nguyễn Đức Sự với “Sự vận dụng Nho giáo trên lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” (1977) hoặc Nguyễn Phong Nam với “Nguyễn Đình Chiểu – từ quan điểm thi pháp học” (1998) Từ phương diện tìm hiểu vị trí của tác giả và tác phẩm, Huỳnh Kì Sở ghi nhận bằng “Ảnh hưởng Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần của nhân dân Bến Tre” (1982); Thạch Phương – Mai Quốc Liên với “Nguyễn Đình Chiểu qua trang đời, trang văn

… Thậm chí, trên bình diện tìm về nguồn gốc tác phẩm, có Lê Hữu với “Để có một văn bản “ Lục Vân Tiên” gần với nguyên tác hơn”(1998), … Ở mỗi công trình nghiên cứu, mỗi tác giả đều

mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng quát và trọn vẹn hơn về tác phẩm

Xét về góc độ ngôn ngữ, từ ngữ Lục Vân Tiên vốn dĩ “có phần giống với cái đẹp của cây

đa, cây đề mọc ở đầu làng, ở giữa cánh đồng, ở một bến nước, bờ song nào đó của thôn quê Việt Nam, mộc mạc và bình dị, chân thực và hồn nhiên lạ thường”[4,545] song, cũng có sức hút kỳ lạ

đối với các nhà nghiên cứu, thôi thúc họ cầm bút đi sâu tìm hiểu Nên dẫn đến sự xuất hiện của

“Nguyễn Đình Chiểu, cái mốc lớn trên tiến trình của tiếng Việt văn học” (1982) của Hồng Dân,

“Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Hoàng Tuệ

-Phạm Văn Hảo – Lê Văn Trường,…

Những năm trở lại đây, hướng nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ văn hóa ngàycàng được đẩy mạnh Lục Vân Tiên cũng được xem là đối tượng tạo nên dấu ấn mạnh mẽ đối vớicác nhà nghiên cứu, khi họ lựa chọn hướng tiếp cận mới mẻ này Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn này vẫn còn rất hạn chế Chỉ có vài công trình tiêu biểu như

“Văn hóa truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm”(1983) của Huỳnh Ngọc Trảng Hay “Truyện thơ “ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian”(1982) của Nguyễn Quang

Vinh,…Tuy ít ỏi,nhưng mỗi công trình đã đạt được những thành công nhất định về mặt lí luận

Do vậy, hướng nghiên cứu này cần phải được đẩy mạnh

Trang 3

Nằm trong phạm vi nghiên cứu từ góc độ văn hóa, từ ngữ đóng một vai trò quan trọng Nó thểhiện sự nhận thức, sáng tạo, dự báo những vấn đề về văn hoá của tác phẩm Tuy nhiên, từ trướcđến nay, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về điểm nhãn này vẫn chiếm số lượng khôngđáng kể Gần đây, một số công trình luận văn đi vào phân tích khá sâu về từ ngữ được dùng

trong tác phẩm như “Nhận diện, phân loại từ ngữ Hán Việt trong Lục Vân Tiên” (Luận văn tốt nghiệp Khoa Trung Văn - Trường ĐHSP TP.HCM) của Thích Viên Khai, “Nhận xét và phân loại kết cấu chữ Nôm trong truyện Lục Vân Tiên” (Luận văn Tốt nghiệp ngành Ngữ

văn trường Đại học SP Quy Nhơn) của Nguyễn Đạt Long Qua đó, tác giả phác họa một cái nhìnđầy đủ về từ và ngữ dựa trên tiêu chí ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa Luận văn đã nhanh chóngtạo nên đợt sóng mới cho những người ham mê tìm hiểu về ngôn ngữ đầy thú vị đó Do vậy, qua

đề tài nghiên cứu “Từ ngữ văn hóa trong truyện Nôm Lục Vân Tiên”, chúng tôi hi vọng sẽ thu

hút được sự quan tâm của độc giả và gặt hái được nhiều kết quả khả quan trong quá trình thựchiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là hệ thống từ ngữ mang hàm nghĩa văn

hoá trong truyện Nôm Lục Vân Tiên Bao gồm hệ thống từ ngữ văn hoá, nhân danh, địa danh, thivăn liệu, điển cố,…Trên cơ sở thống kê, phân loại ngữ liệu chúng tôi sẽ đi vào phân tích những

hàm nghĩa văn hoá và giá trị của từ ngữ văn hoá trong toàn bộ hệ thống từ ngữ “ Lục Vân Tiên”.

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là mối quan hệ giữa từ ngữ và văn hoá,

những ảnh hưởng của văn hoá Nam Bộ đối với từ ngữ văn hoá trong Lục Vân Tiên.

Từ những kết luận có được, thông qua quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các kiểu

hệ thống từ ngữ với những hàm nghĩa văn hoá đặc trưng, chúng tôi bước đầu tìm hiểu phong

cách thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và những biểu hiện văn hoá trong từ ngữ Lục Vân Tiên Văn bản Lục Vân Tiên được khảo sát trong đề tài này là văn bản do của Vũ Thành Nhơn và Lí Thị

Nguyệt Ánh do NXB thanh niên phát hành năm 2002

4 Phương pháp nghiên cứu

- Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các lýthuyết, quan điểm nghiên cứu về văn hoá học, ngôn ngữ học lịch sử,và các kiến thức liên ngành

có liên quan đến việc nghiên cứu từ ngữ văn hoá trong “Lục Vân Tiên”

- Các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp so sánh, tổng hợp

Phương pháp phân tích, khái quát hóa

Trang 4

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu nội dung phong phú của các nét nghĩa ẩn sâu dưới lớp từ ngữ của truyện NômLục Vân Tiên, từ đó khám phá những giá trị sâu sắc trong tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu Đồngthời, góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và đặc sắc của ông Đồ mù loànhưng hết sức tài ba này

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khảo sát hệ thống từ ngữ, làm rõ tính đa nghĩa cùng với những hàm nghĩa văn hóa dolớp từ đó chuyên chở và chuyển tải

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo chính và phụ lục, đề tài của chúng tôi được chia

thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên với vấn đề từ ngữ văn hoá

1.1 Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc

1.2 Lục Vân Tiên – tác phẩm biểu trưng cho giá trị thẩm mĩ và đạo đức

1.3 Từ ngữ văn hoá và từ ngữ văn hoá trong truyện thơ Nôm

Tiểu kết

Chương 2 Hệ thống từ ngữ văn hoá trong ngôn ngữ truyện Nôm Lục Vân Tiên

2.1 Ngữ liệu văn hoá trong Lục Vân Tiên

2.1.1 Khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu văn hoá

2.1.2 Nhận xét chung về hệ thống ngữ liệu

2.2 Đặc trưng thẩm mĩ của hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ truyện Nôm Lục VânTiên

Tiểu kết

Chương 3: Ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngữ văn hoá trong truyện Lục Vân Tiên đến văn

học, văn hoá Nam Bộ.

3.1 Ảnh hưởng và tiếp nhận văn học trong bối cảnh giao lưu văn hoá

Trang 5

3.2 Những ảnh hưởng của từ ngữ văn hoá trong truyện Nôm Lục Vân Tiên đến dời sống vănhọc, văn hoá Nam Bộ.

Tiểu kết

Chương 1: Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên với vấn đề từ ngữ văn hoá

1.1 Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù của nền Văn học Việt Nam, một nhà thơ lớn, lá cờ đầucủa nền thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX Sự xuất hiện của ông cùng với dòng chảy văn học dântộc là “ bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời, ca ngợi những ngườitrung nghĩa” và là “ những trang viết bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu anh liệt của nhân dân tachống bọn xâm lược phương Tây ngay từ buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta …”

1.1.1 Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sinh ngày

mười ba tháng năm Nhâm Ngọ (1-7-1822), ở làng Tân Thánh, huyện Bình Dương, phủ TânBình, tỉnh Gia Định ( nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ) trong một gia đình phong kiến lớpdưới Cha ông, là cụ Nguyễn Đình Huy, hiệu Dương Minh phủ, sinh ngày hai mươi tháng chạpnăm Nhâm tý (1793), giữ chức thơ lại tại Văn hàn ty Tả quân dinh Lê Văn Duyệt Mẹ ông làTrương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, lấy lẽNguyễn Đình Huy khi ông theo Lê Văn Duyệt vào trấn thủ ở Đồng Nai Bà sinh hạ được bảyngười con (bốn trai, ba gái), Nguyễn Đình Chiểu là con đầu của bà

Về xuất thân của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thấy rõ ràng ông sinh ra trong một gia đìnhkhông lấy gì làm cao sang cho lắm Nhưng, dù sao từ buổi thiếu thời (từ thời thơ ấu cho đếnnăm mười một, mười hai tuổi), không phải trải qua cuộc đời lao đao, vất vả mà được sống và họctập có nề nếp bên cạnh người mẹ hiền có lẽ là một may mắn lớn đối với cuộc đời cũng như sựnghiệp văn chương của ông Mẹ Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là cái nôi của những câu chuyện

kể dân gian trong tâm hồn ông, nuôi dưỡng tâm hồn ông mà bà còn dạy cho ông biết những lẽghét thương ở đời qua những lần đi xem hát ở vườn Ông Thượng Năm lên sáu, ông được mẹcho đi học ở làng (theo lời kể của Nguyễn Đình Chiêm, con trai Nguyễn Đình Chiểu) Và chínhngười mẹ hiền cùng người thầy vỡ lòng này đã có ảnh hưởng rất lớn trong sự hình thành tưtưởng của ông sau này

Chưa được hưởng một tuổi thơ trọn vẹn thì chuyện quốc biến dẫn đến những gia biến bất ngờkhiến cho dòng đời đang thẳng tắp của ông bắt đầu có những bước thâm trầm và những ngày bãotáp kinh hoàng Năm 1833, sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt,nổi lên chống triều đình, đánh chiếm Gia Định), Nguyễn Đình Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu gửicho một người bạn ở Huế để ăn học Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam và đến năm

1843, ông thi đỗ tú tài Lúc này, một nhà giàu có ở Gia Định đã hứa gả con gái cho ông

Thành công bước đầu đã khuyến khích Nguyễn Đình Chiểu thêm nổ lực, ra công đènsách Năm 1846, ông lại ra Huế để chuẩn bị thi tiếp kì thi Hương năm Kỷ Dậu Nhưng năm

1849, lúc sắp thi thì hay tin mẹ mất Ông bỏ thi về Nam chịu tang mẹ Dọc đường vất vả lạithương mẹ, khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt Mặc dù đã chạy chữa nhưng mãi vẫn

Trang 6

không khỏi Lúc này, Nguyễn Đình Chiểu lấy hiệu cho mình là Hối Trai, nghĩa là “Ngôi nhà tămtối”.

Đui mù trở về nhà chịu tang đã là một vết rạn nứt quá lớn trong lòng Nguyễn ĐìnhChiểu Nhưng dường như thử thách dành cho ông vẫn chưa phải là một dấu chấm hết đơn thuần,

mà cảnh chua chát vẫn cứ ồ ạt xảy ra với ông, nào là bị bội ước, nào là cảnh nhà sa sút…Thếnhưng, con người đầy nghị lực ấy vẫn vươn lên giữa “phong ba bão táp”, sau khi đóng cửa cưtang mẹ, mãn tang, ông vừa dạy học, vừa bốc thuốc, vừa làm thơ và sống giữa tình thương ,giữalòng hâm mộ của bà con, cô bác Và cũng chính từ đây, cái tên Đồ Chiểu bắt đầu xuất hiện Ông đồ nghèo mù loà ấy ngày ngày mang cái tâm, cái tài của mình để “hành đạo”,cống hiến cho nhân dân, cho đất nước Nguyễn Đình Chiểu ngoài ba mươi tuổi vẫn chưa xâydựng gia đình Đứng trước tình cảnh của thầy, một người học trò đã nói với bố mẹ gả em gáimình cho thầy Đó là bà Lê Thị Điền

Tình hình đất nước ngày càng rối ren hơn so với trước Thực dân Pháp không chỉ khiêukhích mà 11/12/1859 đánh thẳng vào cửa bể Cần Giờ, sau đó hạ luôn thành Gia Định NguyễnĐình Chiểu bị mù, không thể trực tiếp cầm gươm đánh giặc được Nhưng ông vẫn cùng các lãnh

tụ nghĩa quân như Trương Định, Đốc binh Là bàn mưu định kế Giặc Pháp đánh vào quê ông,ông lui về quê vợ Giặc cướp ba tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri Giặc chiếm hết cả Lục tỉnh,ông sức yếu lại bệnh tật đành ở lại trong vùng giặc chiếm Biết ông là người có uy tín lớn, thựcdân Pháp đã tìm mọi cách để mua chuộc Nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, quyết không chịukhuất phục:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương.”

Nguyễn Đình Chiểu phê phán Tự Đức nhưng ngược lại, ông rất mực tin tưởng vuaHàm Nghi - một ông vua trực tiếp chống Pháp Năm 1888, khi nghe tin Hàm Nghi bị Pháp bắt,ông đau buồn vô hạn, lại vốn mang trọng bệnh trong nhiều năm qua, cơ thể thêm hao mòn, ôngtrút hơi thể cuối cùng vào ngày 3-7-1888 Cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang khóc thươngĐình Chiểu

Cuộc đời Đồ Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độsuốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.Trong một Nguyễn Đình Chiểu có ba con người đáng quý: một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạyngười cao hơn dạy chữ, một thầy lang lấy việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân làm y đức, mộtnhà văn coi trọng chức năng giáo huấn của văn học trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật và là ngọn cờđầu tiêu biểu của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm đầu thời Pháp thuộc…

Quốc biến và gia biến đưa Nguyễn Đình Chiểu gắn bó gần gũi với cuộc sống giản dịcủa nhân dân, cộng với mầm móng của một sự giáo dục chu đáo, khiến cho nhà thơ tiến đến gầnhơn với những trang viết mang đậm tính nhân dân nhưng cũng hết sức ý vị và sâu sắc

Trang 7

1.1.2 Cuộc đời, khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên một sự nghiệp văn chương vẻ

vang với nhiều tác phẩm văn học quý báu Có ba tác phẩm dài: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp Cùng một số bài văn tế nổi tiếng như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, …, và nhiều bài thơ Đường luật

khác

Tiếp cận thơ văn cụ Đồ Chiểu, ta thấy nổi lên rõ rệt hai dòng chảy của hai thời kì sáng táckhác Đó là những tác phẩm được viết trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (văn chươngđạo đức) và những tác phẩm được sáng tác từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ trở về sau(văn chương yêu nước)

Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến dòng văn chương đạo đức với tác phẩm tiêu biểu:

Lục Vân Tiên Đây là tác phẩm hết sức quen thuộc với nhân dân cả nước, đặc biệt là quần chúng

ở miền Nam Nó được kẻ sĩ ngân nga, được người mù mang đi dạo hát,…Và nhiều khi, người tacòn đem những nhân vật trong Lục Vân Tiên ứng vào những người thật trong cuộc đời rồi diễncải lương, hợp xướng Tác giả khéo léo dựa trên những truyền thống cao quý của dân tộc về nhânnghĩa rồi tô đậm cho nhân vật của mình, tạo nên những hình tượng nhân vật lí tưởng (Lục VânTiên,Vương Tử Trực, Hớn Minh, …), hình tượng nhân vật giàu lòng nhân ái (vợ chồng ông Ngư,ông Tiều…) làm cho tác phẩm xứng đáng là khúc ca chiến thắng của những con người vì chínhnghĩa mà chiến đấu Song song với điều đó là quy luật ngàn đời “Ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác”của nhân dân ta Để rồi từ đó, độc giả cũng rất rạch ròi trong việc cảm nhận của mình Người đọcxưa nay yêu quý Lục Vân Tiên vì chàng là một người con rất mực hiếu thảo, một người thanhniên có lí tưởng cao cả, sẵn sàng quên hết mọi lợi ích riêng tư, dũng cảm đánh cướp Phong Laicứu dân, đập tan giặc Ô Qua bảo vệ đất nước; Yêu quý Kiều Nguyệt Nga vì nàng có tấm lòngchung thuỷ sắc son; Yêu quý Hớn Minh vì Hớn Minh bất chấp quyền uy trừng trị thẳng tay hạngngười ỷ thế làm càn; Yêu quý ông Quán vì ông Quán biết yêu ghét rạch ròi… Đồng thời, tácphẩm còn là bản án tố tội những kẻ chuyên quyền, bất nhân: gia đình Võ Thái Công lật long đếntàn bạo, viên Thái Sư hiểm ác, Trịnh Hâm phản trắc, Bùi Kiệm máu dê… Những vấn đề nhứcnhối xảy ra trong đời sống hàng ngày mà tác giả tái hiện đã cơ bản làm nên thành công của tácphẩm này

Góp phần khẳng định tên tuổi Nguyễn Đinh Chiểu còn có sự đóng góp của những dòngthơ văn yêu nước rực lửa, sục sôi trong con người cụ Đồ xứ Gia Định này

Với quan niệm “Chí cánh thư sinh không bút trận” (Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút)(Miên Thẩm), Nguyễn Đình Chiểu đã nhanh chóng đưa ngòi bút của mình đi vào cuộc chiến.Vốn có tình yêu nước mãnh liệt, nay lại được gió mới thời đại thổi bùng lên, thơ văn NguyễnĐình Chiểu như được chắp thêm đôi cánh, lao thẳng vào “đầu lao ngọn giáo” của kẻ thù mộtcách hết sức dữ dội Thậm chí, khi có điều kiện ông còn chữa lại những tác phẩm viết ra từ trước

cho thích hợp với tình hình Ví như Dương Từ - Hà Mậu Đây vốn chỉ là một tác phẩm đề cao

đạo Khổng và đả kích đạo Phật, đạo Thiên chúa phản động Bây giờ, ông thêm vào những đoạnthơ mới nhằm tố cáo chính sách lợi dụng tôn giáo, thuốc phiên để đầu độc nhân dân thuộc địacủa bọn thực dân xâm lược:

“Dân mà mê đạo Tây rồi,

Trang 8

Nước ngoài muốn lấy, mấy hồi phong lo.

Dầu ai tránh khỏi mê đồ,

Lại đem thuốc phiện trao cho hút liền.”

Hay cảnh cáo, đả kích bọn chó săn, làm tay sai cho giặc:

“Dầu vinh cũng tiếng nhân thần,

Trâu cày ngựa cưỡi cái than ra gì

Chớ ăn lộc nước đời suy,

Bẫy chim lưới thỏ e khi mắc nàn.

Trối ra ai sức muông săn,

Một mai hết thỏ cọp ăn đến mình ”

Rõ ràng, khi đất nước có ngoại xâm, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã thật sự chuyểnhướng Thơ sống cùng đất nước và trở thành vũ khí thiết thực để chống “thù trong giặc ngoài” Không dừng lại ở đó, tài viết lách độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu cũng được thể hiện ở

những bài văn tế nổi tiếng, như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục

tỉnh, … Thơ, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu tập trung “ ca ngợi những người anh hùng suốt đời

tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…” (Phạm Văn Đồng) Hình ảnh người

nông dân được xây dựng nên là nhờ tấm lòng yêu thương vô bờ bến, sự mến mộ sâu sắc và tàinăng độc đáo của nhà thơ

Hơn nữa, là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nói đến chiến tranh nhân dân, tác giả không chỉ

tố cáo hiện thực, ông còn dành nhiều lời thơ tha thiết (đạt đến một nghệ thuật lớn về tính trữ tình

và anh hùng ca) cho các lãnh tụ nghĩa quân (Phan Tòng, Trương Định, …, cho những người anhhùng dũng cảm và giản dị, … Đây là những nhân cách đã tỏa sáng trong một giai đoạn lịch sửđầy cam go của dân tộc Khi có giặc, họ khẳng khái kháng chỉ, theo “bụng dân” để chống xâmlược, chống đầu hàng Họ là thành trì bao bọc, chở che, đứng lên giữ nước, chống giặc bằng tinhthần yêu nước và trái tim quả cảm:

“Làm người trung nghĩa đáng bia son

Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn

Cơm áo đền rồi ơn đất nước

Trang 9

Râu mày giữ vẹn phận tôi con

Tinh thần hai chữ phau sương tuyết

Khí phách ngàn thu rỡ núi non

Gẫm chuyện ngựa Hồ chim việt cũ

Lòng đây tưởng đó mất như còn”

(Điếu Ba Tri đốc binh Phan công trận vong thập thủ, bài X)

Kết thúc một quãng đường sáng tác dài bằng “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, nhà thơ mộtlần nữa gói trọn lòng yêu nước của mình Nội dung tác phẩm không phải chỉ đơn thuần là mộtquyển sách dạy nghề thuốc như những gì bề mặt văn bản thể hiện Mà ẩn đằng sau đó là tâmtrạng của Nguyễn Đình Chiểu Nhà thơ mượn lời các nhân vật tượng trưng của tập truyện để diễn

tả ngay nỗi lòng lúc nào cũng thường trực trong ông: Một tấc lòng đau đáu lo đạo thương dân, một mảnh hồn nhẹ nhàng, trong sáng và một niềm tin vĩ đại vào tương lai Những lời thơ da diết,

quặn thắt khi đất nước đã dời ngôi đổi chủ như vẫn còn vang vọng đâu đây:

“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,

Chúa xuân đâu hỡi, có hay không?

Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.

Bờ cõi xưa đà chia đất khác,

Nắng mưa nay há đội trời chung.

Chừng nào thánh đế ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông”

Hay nỗi niềm ưu tư trước vận nước, thà làm một người “mù mắt nhưng sáng lòng”:

“Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

Thà đui mà khỏi danh nhơ

Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Trang 10

sự nghiệp văn chương này là một minh chứng cụ thể nhất cho tài thơ của cụ Đồ, góp phần khẳng

định vị trí của ông trong lòng công chúng văn học cũng như đưa ông lên địa vị là “ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc” trong thời cận đại.

1.2 Lục Vân Tiên – tác phẩm biểu trưng cho giá trị thẩm mĩ và đạo đức

Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cùng với sự phát triển của chữ Nôm, hàng loạttên tuổi như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, … xuất hiện vàđem lại niềm tự hào chính đáng cho văn học nước nhà Tuy nhiên, khi nhà Nguyễn lên cầmquyền thì địa vị của chữ Hán lại bắt đầu được hồi sinh Đứng trước sự lên ngôi của chữ Hán,dường như tất cả các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nhất đều sử dụng nó làm công cụ diễn đạt chonhững đứa con tinh thần của mình, như Nguyễn Văn Siêu, Miên Thẩm, Miên Trinh, … Ngay cảCao Bá Quát- một đại diện tiêu biểu của giai đoạn này, cũng chỉ có một vài bài hát nói bằng chữNôm, còn lại đều là chữ Hán Trong khi đó, sống cùng thời với những tác giả trên, nhưngNguyễn Đình Chiểu lại viết Lục Vân Tiên bằng chữ Nôm Đó là một điều độc đáo khiến cho tácphẩm trở nên khá đặc biệt Song, với một nhà Nho chân chính như Nguyễn Đình Chiểu, việc sửdụng chữ Nôm như để đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa tự cường và khẳng định quyền

tự chủ của đất nước cũng là một điều hết sức dễ hiểu Do vậy, đây không phải là lí do duy nhấtlàm cho tác phẩm một thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạtthường nhật của người dân Điều quan trọng hơn cả là các giá trị đạo đức và thẩm mĩ được xâydựng nên từ bề mặt của tác phẩm Đây được xem là những mảnh ghép đầy màu sắc, góp phần tạonên ý nghĩa và giá trị cho tác phẩm này

Vấn đề được đặt ra ở đây là việc tìm hiểu các giá trị đạo đức và thẩm mĩ là một thao tác

“dễ mà không dễ” Bởi, dù cho mọi người có cảm giác quen thuộc khi đề cập đến vấn đề này thì

vốn dĩ đạo đức và thẩm mĩ là những phạm trù hết sức trừu tượng Trong tâm thức của mỗi người, quan điểm nhìn nhận là khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung, từ xa xưa, “đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng- sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắt đạo đức và trừng phạt” và thẩm mĩ “là sự cân đối về cả vật chất lẫn tinh thần, là biểu hiện của cái đẹp” Trên cơ

sở đó, rất nhiều bài ca dao, dân ca, … ra đời Nhờ vào những giá trị đạo đức, thẩm mĩ đặc sắcnên nó được nhiều người yêu thích và truyền miệng Đó là những bài ca dao, tục ngữ thấm đượmtâm hồn người Việt, răn dạy con cái phải nhớ đến cội nguồn:

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Trang 11

-Cáo chết ba năm, còn quay đầu về núi.

khuyên mọi người phải biết giữ đạo làm con:

-Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.

-Kính lão, đắc thọ.

Khuyên bảo về nhân đức:

-Một miếng khi đói, bằng gói khi no.

Hay những bài ca dao tình cảm được mở rộng, khiến cho ý tình như được chắp cánh bay lên.Nhiều bài đạt được trình độ mẫu mực, có giá trị như thơ cổ điển, như:

-Muốn sang thì bắt cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

-Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,

Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng cao.

Vẫn trên cơ sở đó, Nguyễn Đình Chiểu cũng không ngoại lệ trong việc thể hiện nhân sinh quan

của mình về thẩm mĩ và đạo đức Mở rộng hơn nữa, ở Lục Vân Tiên, nhiều chi tiết vượt khỏi

những quan niệm lỗi thời, lạc hậu để chuyên chở những quan điểm hết sức tiến bộ và phù hợphơn với đạo lý của nhân dân

1.2.1 Về mặt thẩm mĩ, giá trị của Lục Vân Tiên có lẽ xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ của

nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vốn là người rất chú trọng đến cái hay, cái đẹp trong thơ văn Trongbài thơ nhan đề “Sĩ”, nhà thơ viết:

“Cẩm văn thêu dệt đời, đời chuộng,

Mùi đạo trau dồi bữa, bữa no.

Gặp thuở mày xanh siêng đọc sách,

Mỗi câu đều hưởng phúc trời cho…”

Khi nói đến tài học của Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên, Nguyễn Đình Chiểu cũngviết:

“Văn đà khởi phụng đằng giao…”

Trang 12

(Văn đẹp như con phụng trỗi dậy, con rồng bay cao)

Như vậy, rõ ràng, Nguyễn Đình Chiểu là người rất mực đề cao cái đẹp Ảnh hưởng của việc cầutoàn sự hoàn mĩ của mình để tìm đến những giá trị thẩm mĩ cao, nhà thơ không chỉ chú trọngtrong việc trau dồi lời văn, ông còn rất tỉ mĩ trong việc xây dựng nhân vật cho tác phẩm Chuộngcái đẹp, nhà thơ xây dựng những nhân vật chính diện của mình cũng hết sức hoàn hảo Lục VânTiên là một con người “văn võ song toàn” Phát thảo nhân vật này, nhà thơ dựa trên cách tạodựng nhân vật truyền thống của truyện cổ tích Đã là người tốt thì phải xuất thân từ gia đình cóđạo đức:

“Có người ở quận Đông Thành,

Tu nhơn tích đức sớm sanh con hiền.”

Theo mô típ triển khai ấy, tài năng của nhân vật trung tâm này cũng hiện lên bằng sự tô vẻmàu sắc cổ tích dân gian:

“Văn đà khởi phụng đằng giao,

Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.”

Là nhân vật cũng có vị trí quan trọng không nhỏ trong tác phẩm, Nguyệt Nga xuất hiện là mộttiểu thư con nhà gia giáo, tài làm thơ của nàng làm cho Vân Tiên phải ngạc nhiên:

“Vân Tiên xem thấy ngạt ngào,

Ai ngờ sức gái tài cao bực này!

Đã mau mà lại thêm hay.

Chẳng phen Tạ Nữ, cũng tày Từ Phi.

Thơ ngâm “dũ xuất dũ kỳ”,

Cho hay tài gái kém gì tài trai!…”

Cả hai nhân vật chính diện tiêu biểu này là tượng trưng cho tài năng, trí tuệ, nhân phẩm (nhữngbiểu hiện trong quan niệm thẫm mĩ) của con người mà nhân dân luôn mơ ước Thế nhưng, khôngdừng ở đó, hình ảnh những con người mang vẻ đẹp hình mẫu như thế này còn xuất hiện hàngloạt trong tác phẩm Những cái tên như Hớn Minh, Tử Trực, ông Ngư, Tiểu Đồng… ắt hẳn cũng

để lại ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc Tuy mỗi người mỗi vẻ, mỗi nét mặt khác nhau,nhưng họ đều là những người "cương trực", "khẳng khái", "vị tha" và “trọng nghĩa hiệp" Họ sẵnsàng cứu giúp người khác không sợ khó khăn nguy hiểm và nêu cao cái nghĩa khí “giữa đườnggặp sự bất bình chẳng tha" Họ kiên trì đứng về lẽ phải mà suy nghĩ và hành động Từ đó, họđánh dấu sự tồn tại của mình trong lòng độc giả, đồng thời làm cho tác phẩm cho đến nay vẫncon nguyên giá trị Tuy vậy, đó chưa phải là tất cả giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Đằng sau hành

Trang 13

động đấu tranh và bảo vệ cho lí tưởng và phẩm chất của mình của mỗi nhân mới là giá trị thẩm

mĩ lớn nhất Đó mới là yếu tố làm nên linh hồn của tác phẩm

Như vậy có thể thấy rằng, ở Lục Vân Tiên có sự đan xen, kết hợp hài hòa giữa yếu tố thẩm

mĩ và đạo đức Do vậy, khi đi vào tìm hiểu giá trị thẩm mĩ, việc khai thác những giá trị đạo đức

là điều hết sức cần thiết Bởi các nhân vật cũng như tình tiết truyện trở nên lý tưởng, độc đáo vàhấp dẫn một phần cũng chính vì dựa vào nền tảng của nhân nghĩa-một khái niệm tiêu biểu củađạo đức

1.2.2 Trước hết, người đọc tìm thấy ở đây bóng dáng của người thầy dạy lễ nghĩa ở đời

Đúng như mục đích chính của Nguyễn Đình Chiểu khi viết Lục Vân Tiên là để truyền dạy đạo lí

làm người:

“Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,

Dữ răn việc nước, lành dè thân sau.”

Nhờ gắn liền với hình thức diễn xướng (ở Nam Bộ gọi là “nói thơ Vân Tiên”) với cách sử dụng

từ ngữ thân mật, kêu gọi-“Hỡi ai”-, cụ Đồ đã làm cho tác phẩm dễ dàng phổ cập trong đời sốngcủa đông đảo nhân dân Từ đó, thực hiện triệt để ngụ ý của mình Đặc biệt, mỗi lần đọc tác phẩm

là thêm một lần ta thẩm thấu được những nét độc đáo của nó Xét về vấn đề đạo đức, “Đạo”

trong Lục Vân Tiên có sự kết hợp nhuần nhị giữa hai luồn tư tưởng Đó là “Đạo đức” xuất phát

từ lễ giáo phong kiến, từ kinh sử Nho gia và “Đạo đức” của một trái tim giàu tình yêu thương,giàu lòng nhân nghĩa đối với quần chúng

1.2.2.2 Giống như những nhà Nho đương thời, Nguyễn Đình Chiểu cũng chịu ảnh hưởng

của nền giáo dục phong kiến khắc khe, gò bó Do vậy, ở Lục Vân Tiên không tránh khỏi cónhững câu thơ mang đậm khẩu vị của giai cấp phong kiến:

“Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.”

Cũng như hành động khoát tay ngăn cản sự tiếp xúc trái lễ:

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Trang 14

Thiết nghĩ, những dư âm trên là hệ quả không thể nào khác được Tuy nhiên, đây là những

dư âm tích cực Bởi trong hệ thống quan niệm đạo đức đồ sộ của Nho giaó, có những khuônphép rất đáng được coi trọng Nó dạy cho con người sống ngay thẳng, hiếu đạo, yêu nước, …góp phần tạo nên một cá nhân hoàn chỉnh, “vuông tròn” cho đất nước Không những vậy,Nguyễn Đình Chiểu còn khéo léo bám vào những phạm trù đạo đức do mình chắt lọc ra, để pháttriển thành những tư tưởng hết sức tiến bộ Thực hiện thao tác đó, nhà thơ bắt đầu dồn nhiềucông sức vào xây dựng nhân vật Với việc dùng phẩm chất đạo đức làm cái chuẩn, cái khuônthước để sáng tạo, tác giả đã chuyên chở một cái nhìn mới, góp phần đập tan những quan niệmlỗi thời, lạc hậu của những nhà Nho không chịu mở rộng nhân sinh quan để hứng đón gió mớicủa thời đại

Nguyễn Đình Chiểu vốn là người đề cao đạo đức:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

Lòng đạo xin tròn một tấm gương.”

Có lẽ vì thế, ở Lục Vân Tiên, ta bắt gặp những nội dung quen thuộc khi đề cập đến vấn đề đạo lý

như trung, hiếu, tiết, nghĩa Xây dựng hệ thống nhân vật thể hiện rực rỡ đạo đức trung, hiếu, tiết,nghĩa theo quan niệm của nhân dân, nhà thơ đã mang vào văn chương giai đoạn này một hơi thởmới, một luồng sinh khí lạ, tránh khỏi lối viết của sự gò bó khắc khe trong quan niệm phongkiến Thử khảo sát những nội dung trên, ta thấy có nhiều điểm thể hiện sự phát triển trong tưtưởng của nhà thơ

Trước hết, ta nói đến chữ “trung” Chữ “trung” hoạt động theo nguyên tắc “trí quân, trạchdân” (vua sang mang may mắn cho dân, trung vua nhưng phải lợi dân) Nếu như trên thực tế,quan hệ giữa “trí quân” và “trạch dân” xảy ra ba khả năng:

1.Có trí quân mà không trạch dân (Trung với vua nhưng không phân biệt được đúng-sai, mọihành động đều không dựa trên lợi ích của nhân dân Trường hợp này dễ dẫn đến ngu trung.)

2.Vừa trí quân vừa trạch dân (Công tội lẫn lộn Họ dễ dàng thay đổi khi quyền lợi không đượcđảm bảo.)

3 Lấy trạch dân làm gốc để trí quân (Những người thực hiện tốt theo hướng này sẽ dẫn đến kếtquả “ích nước lợi nhà” Thậm chí, kẻ bề tôi có khả năng trở thành nhân vật tích cực của lịch sử,được ghi danh trong trang sử vàng của dân tộc.)

Tuy nhiên, đến Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu chỉ đi vào khai thác trường hợp thứ ba

vì nó phù hợp với đạo đức cũng như quan niệm của nhân dân ta Như một người chèo thuyền tài

ba, nhà thơ đã lèo lái hình ảnh của người đứng đầu thiên hạ đi theo hướng riêng của mình Từmột Sở Vương không chịu lắng nghe từng hơi thở của những người dân lương thiện, để choNguyệt Nga phải lìa cha xa mẹ, tan nát cả tình duyên vì nghe lời của viên thái sư xu nịnh, đếnhình ảnh đức minh quân biết lắng nghe ý kiến của người khác, sẵn sàng tham gia định đoạt công

lí, ủng hộ chính nghĩa Và đây cũng chính là vị vua mà nhân dân luôn luôn mơ ước

Trang 15

Với chữ “Hiếu” “Hiếu” là một nét đạo đức rất đẹp của mỗi người nói chung và của LụcVân Tiên, Kiều Nguyệt Nga nói riêng Nếu như trong xã hội phong kiến, đây chẳng qua là mốiquan hệ lí trí, rạch ròi Kiểu như “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, cha mẹ nói gì cũng phải nghe,

không cần biết điều đó đúng hay sai Đến Lục Vân Tiên, mối quan hệ hai chiều này bộc lộ hết

sức rõ rệt Cha mẹ Vân Tiên nâng niu chăm sóc cậu con trai của mình rất chu đáo, họ cho VânTiên theo thầy học đạo để mở mang kiến thức và vội tìm cho chàng “một đứa tiểu đồng” vì “lonon nước xa xôi ngàn trùng” Về phía Vân Tiên, khi nghe triều đình mở khoa thi, chàng vội vãtrở về nhà thưa trình với cha mẹ và hứa rằng:

“Dám xin phụ mẫu an tâm,

Đặng con trả nợ thanh khâm cho rồi”

Là một bậc chính nhân quân tử, một đứa con hiếu đạo, chàng mong muốn “trả nợ thanh khâm”(trả nợ học trò) Nghĩa là lập nên danh phận (thi đậu), võng lọng về làng làm rạng danh gia đình

và dòng họ Không những vậy, hình ảnh chàng Tiên thương mẹ bỏ thi, khóc mù cả đôi mắt đãgóp phần tô vẻ cho tình “mẫu tử “ thêm thiêng liêng, đẹp đẽ Tương tư, giữa Kiều Công vàNguyệt Nga cũng vậy Kiều Công tuy là người bề trên nhưng không hề áp đặt duyên vợ chồngđối với con gái của mình, ông sẵn sàng trả lễ cho Thái sư dù biết tai họa sẽ ập xuống gia đìnhmình Ngược lại, Nguyệt Nga cũng không ngần ngại khi kể với cha về nỗi lòng tương tư đangthường trực trong trái tim nàng Nhờ vậy, tình cảm giữa cha mẹ-con cái trong tác phẩm trở nêngần gũi và thiêng liêng hơn rất nhiều

Chữ “tiết” chuyên chở mối quan hệ vợ chồng hiện lên trong tác phẩm cũng hết sức tiến bộ.Nếu quan niệm Nho giáo xếp phụ nữ vào loại tiểu nhân, họ tồn tại bằng việc khép nép dưới bóngchồng Giữa vợ-chồng chẳng qua là quan hệ lệ thuộc, hình thức mà thôi Hơn nữa, cùng với sựtồn tại của quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” trong suốt một thờigian dài, hình ảnh người vợ, người mẹ, người phụ nữ bị hạ thấp đi rất nhiều Thậm chí, ngườicon gái nhiều khi còn mất đi cả họ khi về nhà chồng Thế nhưng, với Lục Vân Tiên thì hoàn toànkhác Nguyệt Nga mang mối tương tư với chàng Lục ngay từ lần gặp đầu tiên Tình cảm yêuđương xuất phát từ phía lẽ rẽ ra phải thụ động đã làm cho người đọc vô cùng ngạc nhiên Từ chủđộng trao trâm cài cho đến tự nguyện nhảy xuống sông để giữ trọn lòng chung thủy và tìnhnguyện “thủ tiết” khi ngỡ rằng mộng “uyên ương” tan vỡ, đều là những hành động hết sức táobạo, tác động mạnh mẽ vào quan niệm khắc khe của lễ giáo phong kiến tồn tại từ bao đời nay

Đồ Chiểu cũng thể hiện những tư tưởng tiến bộ của mình qua nội dung chữ “nghĩa”.Nhữnghành động: bẻ giò con quan của Hớn Minh, sẵn sàng bán mình lấy tiền mua thuốc cho chủ cũngnhư nguyện che chòi giữ mộ cho Vân Tiên của Tiểu Đồng, cứu giúp và cưu mang chàng Lục củaông Tiều, ông Ngư, hay làm người thay thế Nguyệt Nga sang Ô Qua… đều là những hành độngrất đáng được tuyên dương, nó ghép thêm những mảnh ghép mới tạo nên chữ “nghĩa” theo đúngnghĩa của nó Đây cũng chính là tính nhân dân trong tư tưởng nhân nghĩa của của nhân dân ta

Nhìn chung, ở Lục Vân Tiên, tuy xuất phát từ những quan niệm đạo đức phong kiến nhưng

cái hay, nét độc đáo lại ở chỗ tác phẩm ôm vào lòng nó những tình cảm cao thượng, nhân ái theonguyên tắc “người với người là bạn” của nhân dân Đồng thời, tác phẩm đi vào ca ngợi tình chacon, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó

Trang 16

khăn, hoạn nạn.,hay nêu cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánhcướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh) Đặc biệt, nó còn thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới

lẽ công bằng và những điều tốt đẹp thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiên thắng ác,chính nghĩa thắng gian tà

Tóm lại, dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Ðình Chiểu đã thể hiện một cách uyển chuyển tưtưởng của đạo nho, tiếp thu một cách sáng tạo phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Trong tácphẩm, vấn đề Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa được đặt ra không còn theo lý thuyết nho giáo gò bó, ápđặt, cứng nhắc, cực đoan theo kiểu phong kiến mà được khúc xạ đến mức khó nhận ra Nhờ đó,

Lục Vân Tiên trở thành tác phẩm biểu trưng cho những giá trị đạo đức của nhân dân Và cũng

chính từ những tưởng đạo đức tốt đẹp này đã góp phần nâng tác phẩm lên một giá trị thẩm mĩsâu sắc và cao hơn

1.2 Từ ngữ văn hoá và từ ngữ văn hoá trong truyện Nôm

Để chuyên chở những nội dung đạo đức và thẩm mĩ, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng lớp từ ngữ vănhóa dày đặc với tần số cao như một công cụ diễn đạt đắc lực nhất Do vậy, khi đi vào tác phẩm,việc tìm hiểu khía cạnh từ ngữ văn hóa là điều vô cùng quan trọng

1.3.1.Văn hóa-từ ngữ và mối quan hệ giữa chúng

1.3.1.1 Từ ngữ trong hệ thống từ tiếng Việt của chúng ta là một khái niệm hết sức quen thuộc đối

với mỗi ngừơi Trên bình diện ngôn ngữ học, từ ngữ bao gồm từ và ngữ cố định (quán ngữ vàthành ngữ) Tuy nhiên, trên bình diện nghiên cứu văn học, từ ngữ được mở rộng hơn nhiều Nóbao gồm cả những câu tục ngữ, các tổ hợp từ hình thành do sự láy lại cũng như hệ thống nhữngđiển tích, điển cố có mặt trong tác phẩm

Với văn hóa, đây là một khái niệm rộng Văn hóa có mặt ngay từ khi loài người xuất hiện, nhưngchúng ta chỉ suy tư về nó một cách mạch lạc chỉ mới gần đây, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ

nhất (1914 – 1918), đặc biệt sau khi Oswald Spengler xuất bản cuốn sách nổi tiếng của ông: The

Decline of the West (1922) (Sự suy thoái của đạo đức phương Tây), trong đó ông dự báo về sự

biến mất nhanh chóng của văn hóa Tây phương Trong thực tế văn hóa tây phương đã không

biến mất Trái lại, chính văn hóa ấy đã phát động những bước tiến nhảy vọt trong khoa học và kỹ thuật, làm cho văn hóa tây phương trở thành mục tiêu mà mọi người ước mơ và tìm kiếm Ở

những khu vực khác, sự rút lui của bọn thực dân đô hộ đã đem lại một phong trào về nguồn, trở

về với các giá trị văn hóa bản xứ, tạo ra một cuộc đấu tranh đích thực cho sự độc lập không chỉ

về chính trị mà còn về văn hóa nữa Vì vậy, trong một thời gian ngắn, khoảng ba mươi năm trởlại đây, chúng ta đã đi từ thái độ tẩy chay mọi sự xâm lược về văn hóa đến thái độ cởi mở đốithoại với các nền văn hóa Đi cùng với quá trình đó, vấn đề văn hóa thường xuyên được đặt ra.Người ta bắt đầu đưa ra những định nghĩa để định hình về nó

Do vậy, từ trước đến nay, có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa Từ những định nghĩagiản đơn mang đậm tính triết lí của Edouard Heriot cho rằng: “ Văn hóa là cái còn lại khi người

ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.” Cho đến những khái niệm cụ thểkhi đặt vào hoàn cảnh của đất nước ta: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân

Trang 17

tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió gập ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, đểkhông ngừng phát triển và lớn mạnh.” (Phạm Văn Đồng ).

Hay “văn hóa” còn có một ý nghĩa khác: “văn hóa” là tất cả những lối suy nghĩ, những lốicảm nhận và ứng xử đem lại cho nhóm người nào đó một căn tính riêng của mình trong khônggian và thời gian Theo nghĩa này, chúng ta không còn có thể nói - chẳng hạn - rằng văn hóa củaChâu Âu vĩ đại hơn văn hóa của Châu Phi Thay vào đó, phải nói rằng Châu Âu có nền văn hóariêng của nó, khác biệt hẳn với Châu Phi

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại, ta có thể hiểu về văn hóa dựa trênnhững đặc trưng cơ bản của nó như sau:

“VĂN HÓA là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra

và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội.” (Trần Ngọc Thêm-Cơ sở văn hóa Việt Nam)

1.3.1.2 Như chúng ta đã biết, từ ngữ chính là cách biểu hiện giá trị văn hoá riêng của tác phẩm so

với những loại hình nghệ thuật khác Khác với những chất liệu sáng tác khác như gỗ, đá, màusắc… là những chất liệu vật chất, thì ngôn ngữ là sản phẩm của văn hoá Trong tác phẩm, ngônngữ có một cách chia cắt và khái quát thực tại riêng biệt nên nó phản ánh sâu sắc nếp nghĩ, nếp

tư duy, nếp văn hoá của dân tộc đó Mặt khác, trên thực tế, chất liệu sáng tác của nhà văn khôngchỉ là ngôn ngữ mà còn là văn hoá Vì vậy, tiềm năng dung chứa và sáng tạo văn hoá của từ ngữ

là rất lớn Nhờ đó, tác phẩm đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật một cách dễ dàng và nhanh

chóng Ví dụ như trường hợp thâm nhập của Lục Vân Tiên vào đời sống văn hoá dân gian Nam

bộ Qua đó cho thấy, từ ngữ có ý nghĩa cực kì quan trọng Vì thế, không thể tách rời hai yếu tố từngữ và văn hóa ra làm hai phần riêng biệt khi tìm hiểu tác phẩm văn học

Như vậy, giữa “ngôn ngữ” và “văn hóa” có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể táchrời nhau, chúng luôn đi song hành và ảnh hưởng lẫn nhau Văn hóa nhờ ngôn ngữ để lưu truyền

và phát triển Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và pháttriển văn hóa Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiênmuốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa Điều đó được thể hiện rõ ràng trong trườnghợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóakhác nhau Theo đó, từ ngữ trở thành phương tiện chuyên chở, truyền tải văn hóa, còn văn hóabao hàm từ ngữ, trở thành cái hồn của từ ngữ Nó giúp cho từ ngữ trong hệ thống từ tiếng Việtcủa chúng ta có thêm những ý nghĩa độc đáo

Mặt khác, ta cũng có thể hiểu rằng, từ ngữ văn hóa có ý nghĩa văn hóa xã hội Nôm na làchỉ nghĩa bóng, ẩn dụ, tượng trưng, biểu cảm trong từ ngữ Do vậy, dễ dàng nhận thấy, các từngữ có hàm nghĩa tựng trưng văn hóa, ngoài chức việc định danh ra, nó gợi lên một sự liên tưởngnào đó Ví dụ như, Trong Hán ngữ con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng nhữngngười làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệurất quý Nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần Người ta nói: ngu nhưbò; “đầu bò đầu bướu” (bướng bỉnh, ngang ngạnh), con bò vang già chỉ là người già yếu chậmchạp ngu dốt Trong khi đó để chỉ người kém thông minh, người Mỹ nói: óc nó nhỏ như hạt đậu(bean) Hoặc: Người Việt và Trung Hoa cho con chim khách là biểu tượng cho điềm lành, tin

Ngày đăng: 01/06/2018, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w