hóa kim loai

3 220 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
hóa kim loai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 3 - phần: Sản xuất nhôm → Sản xuất thép Câu 01 :Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm là? a. Quặng bôxit. b. Đất sét. c. Mica. d. Criolit. Câu 02. Phải làm sạch nguyên liệu trước khi sản xuất nhôm là để loại bỏ tạp chất gồm: a. Fe 2 O 3 và Al 2 O 3 . b. Fe 2 O 3 và CuO. c. Fe 2 O 3 và SiO 2 . d. Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 Câu 03: Nguyên tắc sản xuất nhôm là? a. Ôxi hóa nguyên tử Al. b.Khử ion Al 3+ . c. Khử Al 2 O 3 . d.Đp nóng chảy Al 2 O 3. Câu 04. Phương pháp để sản xuất nhôm là? a. Thủy luyện. b. Nhiệt luyện. c. Điện phân dung dịch. d.Đp nóng chảy. Câu 05. Cấu hình electron của ion Fe 3+ là: (Biết Z Fe = 26). a. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 3 . b. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 . c. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 3 4s 2 . c. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 4 . Câu 06. Một dung dịch có hòa tan 3,25 gam một muối sắt clorua tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư tạo ra 8,61 gam kết tủa màu trắng, CTPT của muối sẳt trên là ? a. FeCl 3 . b.FeCl 2 . c. Fe 2 Cl 6 . d. Tất cả đều sai . Câu 07. Lấy 11,2 gam một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Tên của kim loại M là ? a. Nhôm. b. Sắt. c. Đồng. d. Bạc . Câu 08. Sắt tham gia phản ứng được với axit: a. HCl. b. H 2 SO 4 đặc nguội. c. HNO 3 đặc nguội. d. Tất cả đều đúng. Câu 09. Tính khử của sắt mạnh hơn kim loại nào sau đây? a. Nhôm. b. Kẽm. c. Magie. d. Đồng. Câu 10. Hòa tan hoàn toàn một kim loại oxit(M x O y ) bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được 120g muối và 2,24 lít khí SO 2 (đktc). CTPT của M x O y là: a. FeO. b. Fe 2 O 3 . c. Fe 3 O 4 . d. CuO. Câu 11. Cho các phần tử sau, phần tử nào có tính oxi hóa mạnh nhất? a. Fe. b. FeS. c. Fe 2+ . d.Fe 3+ . Câu 12. Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian được 12gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . Hòa tan hết B bằng dung dịch HNO 3 loãng được 2,24lít NOduy nhất(đktc) . Giá trị của m là? a. 5,6 gam. b. 8,4 gam. c. 10,08 gam. d. 11,2 gam. Câu 13. Cho hỗn hợp gồm FeS và FeCO 3 có số mol bằng nhau vào một bình kín chứa oxi dư, áp suất trong bình lúc này là P 1 . Đun bình để xảy ra phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất lúc này là P 2 . Thể tích chất rắn là không đáng kể. Tỉ lệ giữa P 2 và P 1 là? a. 2,0. b. 1,5. c. 1,5. d. 1,0. Câu 14. Đốt cháy 5,6 gam Fe trong bình oxi được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và Fe dư. Hòa tan hết hỗn hợp A bằng dung dịch HNO 3 thì thu được hỗn hợp khí B gồm NO và NO 2 , d B/H2 = 19. Thể tích khí B(đktc) là: a. 0,048 lít. b. 0,672 lít. c. 0,784 lít. d. 0,896 lít. Câu 15. Cho khí CO qua ống sứ đựng 31,2g hỗn hợp FeO và CuO nung nóng, được chất rắn A. Cho khí bay ra vào 1lít dung dịch Ba(OH) 2 0,2M, được 29,55g kết tủa. Khối lượng A là ? a. 28,8g. b. 27,2g. c. A hoặc B đúng. d. A và B đúng. Câu 16. Cho hỗn hợp gồm MgO và Fe 3 O 4 tác dụng với CO dư, nung nóng. Toàn bộ khí sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 6 gam kết tủa. Khối lượng của Fe 3 O 4 là : a. 5,48g. b. 3,48g. c. 5,08g. d. 1,48g. Câu 17. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là: a. Tính khử. b. Tính oxi hóa. c. Bị khử. d. Nhận electron. Câu 18. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là: a. Tính khử. b. Tính oxi hóa. c. Bị oxi hóa. d. Nhường electron. Câu 19. Cho sơ đồ Fe 1 → Fe 3 O 4 2 → A 3 → Fe(OH) 2 . CTPT của A là: a. FeSO 4 . b. Fe 2 (SO 4 ) 3 . c. Fe(NO 3 ) 2 . d. (a) và (c) đúng . Câu 20. Cho sắt tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng dung dịch sau phản ứng, ta được tinh thể FeSO 4 .7H 2 O nặng 55,6 gam. Thể tích khí H 2 bay ra ở (đttc) là: a. 2,24 lít. b. 3,36 lít. c. 4,48 lít. d. 5,6 lít. Câu 21 Hàm lượng cabon trong gang là: a. 2 → 5%. b. 3 → 6%. c. 0,5 → 1%. d. 0,01 → 2%. Câu 22. Hàm lượng nguyên tố cacbon trong thép là: a. 2 → 5%. b. 1 → 3%. c. 1,5 → 3%. d. 0,01 → 2%. Câu 23. Thép mềm chứa hàm lượng cacbon tối đa là: a. 2%. b. 1%. c. 0,9%. d. 0,1%. Câu 24. Quặng sắt có giá trị, thường để sản xuất gang là: a. Manhetit. b. Hematit. c. Pirit. d. Cả (a) và (b). Câu 25. Nguyên tắc sản xuất gang là: a. Oxi hóa sắt. b. Khử ion sắt thành sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. c. Khử quặng sắt. d. Nung nóng chảy quặng sắt. Câu 26.Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại nặng 11,2gam. Công thức hóa học của oxyt sắt trên là? a. FeO. b.Fe 3 O 4. c. Fe 2 O 3. d. Không xác định. Câu 27. Khử 23.2 gam hỗn hợp A gồm: Fe 2 O 3 và FeO bằng khí H 2 ở nhiệt độ cao thu được sắt và 7,2 gam H 2 O. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe 2 O 3 là: a. 68,97%. b. 67,14%. c. 77,14%. d. 87,14%. Câu 28. Nguyên liệu để sản xuất thép là ? a. Gang hoặc sắt thép phế liệu. b. Không khí hoặc O 2 . c. Nhiên liệu và chất chảy . d. Cả a,b,c. Câu 29. Nguyên tắc sản xuất thép là: a. Khử ion sắt. b. Oxi hóa các tạp chất trong gang thành oxít. c. Tăng hàm lượng tạp chất.d. Giảm hàm lượng sẳt trong gang. Câu 30. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe 2 (SO 4 ) 3 1 → Fe(OH) 3 2 → A 3 → FeCl 2 .CTPT của A là? a. Fe 2 O 3. b. FeO. c. Fe 3 O 4 . d. FeCl 3 Câu 31. Hòa tan 1,28g hỗn hợp A gồm Fe và Fe x O y bằng dung dịch HCldư được 0,224 lít H 2 (đktc). Nếu cho 6,4g hỗn hợp A tác dụng với H 2 dư thì còn 5,6g chất rắn. Fe x O y là : a. FeO. b. Fe 2 O 3. c.Fe 3 O 4. d. Không xác định được. Câu 32. Hòa tan 11,2 gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H 2 (đktc) bay ra. Kim loại M là? a. Cu. b. Al. c. Fe. d. Không xác định được. Câu 33. Cho H 2 (dư) qua 2,4 gam hỗn hợp A gồm CuO và Fe x O y được 1,76g chất rắn B. Nếu cho chất rắn B tác dụng với dung dịch HCldư thì được 0,448 lít khí(đktc). Fe x O y là? a.Fe 3 O 4 . b. Fe 2 O 3 . c. FeO. d. Không xác định được. Câu 34. Khử hết 7,2g Fe x O y bằng CO ở nhiệt độ cao, được 5,6g Fe. Công thức của oxit ắt là? . a. Fe 2 O 3 b. Fe 3 O 4 . c. FeO. d. Không xác định được. Câu 35. Cho Al dư tác dụng hoàn toàn với Fe 2 O 3 ở nhiệt độ cao, tạo sản phẩm là? a. Fe 3 O 4 . b. FeO. c. Fe. d. a, b, hoặc c. Câu 36. Oxi hóa 4,368 gam Fe ta thu được 6,096 gam hỗn hợp X gồm: FeO,Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Thể tích khí H 2 cần dùng để khử hoàn toàn các oxit sắt trong X là: a. 0,4480 lít. b. 0,6272 lít. c. 0,7842lít. d. 2,4192 lít. Câu 37. Cho sắt dư vào 400ml dung dịch HNO 3 2M, khối lượng muối thu được là? a. 48,4 gam. b. 11,2gam. c. 54,0gam. d. 27,0gam. Câu 38. Chọn phản ứng sai trong số các phản ứng sau (không kể điều kiện)? a. FeO + H 2 O → H 2 + Fe . b. BaCO 3 + 2H + → Ba 2+ + CO 2 + H 2 O. c. Fe + H 2 O → H 2 + FeO d. BaCO 3 + 2HCl → BaCl 2 + CO 2 + H 2 O. Câu 39. Lấy 20 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe 3 O 4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO 3 loãng. Sau phản ứng xong thu được dung dịch B, 2,24 lít khí NO(đktc) duy nhất còn lại 2,96 gam kim loại.Nồng độ mol/l của dung dịch HNO 3 là: a. 1,24 M. b. 2,2M. c. 3,2M. d. 4,2M. Câu 40. Khi tác dụng với dung dịch nào sau đây FeO thể hiện tính khử? a. HCl. b. HNO 3 . c. CuSO 4 . d. cả (a) và (b). ----------------------OOO----------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 - MÔN HÓA HỌC câu hỏi Đáp án câu hỏi Đápán câu hỏi Đáp án câu hỏi Đáp án 01 a 11 d 21 a 31 a 02 c 12 c 22 d 32 c 03 b 13 d 23 d 33 b 04 d 14 d 24 a 34 c 05 b 15 c 25 b 35 c 06 a 16 b 26 c 36 d 07 b 17 a 27 a 37 a 08 a 18 b 28 d 38 a 09 d 19 a 29 b 39 c 10 c 20 c 30 d 40 b . Câu 17. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là: a. Tính khử. b. Tính oxi hóa. c. Bị khử. d. Nhận electron. Câu 18. Tính chất hóa học chung của. Câu 09. Tính khử của sắt mạnh hơn kim loại nào sau đây? a. Nhôm. b. Kẽm. c. Magie. d. Đồng. Câu 10. Hòa tan hoàn toàn một kim loại oxit(M x O y ) bằng dung

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan