1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI – TỈNH LÂM ĐỒNG

81 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI – TỈNH LÂM ĐỒNG Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU CÚC Ngành: Q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI –

TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU CÚC Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ

DU LỊCH SINH THÁI Niên khoá: 2008 - 2012

Trang 2

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI – TỈNH LÂM

Giáo viên hướng dẫn:

ThS HOÀNG THỊ THUỶ

Tháng 05 năm 2012

Trang 3

CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân đến ThS Hoàng Thị Thuỷ, người luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khoá luận này Xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường và tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho tôi những kiến thức trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khoá luận này Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng cũng như công ty Du Lịch Sài Gòn - Madagui đã tận tình hỗ trợ, cung cấp những kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thành nhất vì đã luôn đồng hành, là điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012

Nguyễn Thị Thu Cúc

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu tác động của khu du lịch Madagui đối với đời sống dân cư vùng đệm tại huyện Đạ Huoai – tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 5/2012 với các nội dung:

- Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng du lịch tại Madagui và đời sống người dân nơi đây

- Phát phiếu khảo sát ảnh hưởng của khu du lịch đến người dân vùng đệm như thế nào

- Phân tích các tác động và đề xuất các tiêu chí, biện pháp nhằm nâng cao đời sống người dân khi KDL phát triển

Kết quả thu được:

- Tìm hiểu được đời sống dân cư vùng đệm: Đời sống, văn hoá, lễ hội truyền thống…

- Lợi ích của cộng đồng nhận được khi du lịch phát triển: Kinh tế, văn hoá

- Tác động của hoạt động du lịch lên sinh thái – môi trường

- Biện pháp phát triển du lịch: Đề xuất việc phát triển du lịch cần có sự phối hợp giữa các bên có liên quan Đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển cơ sở vật chất…

Trang 5

MỤC LỤC 

CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3

2.1 Một số khái niệm 3

2.1.1 Khái niệm về sinh kế và các tài sản cho sinh kế 3

2.1.2 Cộng đồng 4

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai 6

2.2.1 Vị trí địa lý 6

2.2.2 Địa hình, địa mạo 7

2.2.3 Khí hậu 7

2.2.4 Thuỷ văn 8

2.2.5 Kinh tế - xã hội 10

2.3 Tài nguyên động vật 13

2.3.1 Khu động vật trên cạn 13

2.3.2 Khu hệ chim 16

2.4 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Madagui 17

2.4.1 Kết quả hoạt động du lịch qua các năm của KDL Madagui năm 2011 17

2.4.2 Hình thức tổ chức 18

2.4.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật 19

2.4.4 Đặc điểm động thực vật 22

2.4.5 Tài nguyên và sản phẩm du lịch 23

2.4.6 Hoạt động du lịch sinh thái tại KDL Madagui 25

2.4.7 Công tác quản lý du khách 25

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Nội dung nghiên cứu 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 27

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 27

Trang 6

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 28

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi 28

3.2.4 Phương pháp SWOT 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Hiện trạng đời sống dân cư thị trấn Madagui 30

4.1.1 Dân số 30

4.1.2 Kinh tế 31

4.1.3 Văn hoá bản địa 34

4.1.4 Giáo dục 36

4.1.5 Y tế 37

4.2 Lợi ích cộng đồng địa phương nhận được từ hoạt động DL rừng Madagui 37

4.2.1 Kinh tế 37

4.2.2 Văn hoá - xã hội - nghề truyền thống 38

4.3 Tác động của KDL Madagui đến sinh thái - môi trường 39

4.3.1 Tác động tích cực 39

4.3.2 Tác động tiêu cực 40

4.4 Kết quả phân tích SWOT 41

4.4.1 Bảng phân tích SWOT 41

4.4.2 Tích hợp các giải pháp 45

4.5 Đề xuất giải pháp liên quan đến việc nâng cao lợi ích cộng đồng vùng đệm KDL Madagui 47

4.5.1 Chính sách quản lý 47

4.5.2 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST tại KDL Madagui 48 4.5.3 Nguồn nhân lực 49

4.5.4 Sản phẩm du lịch 50

4.5.5 Môi trường 51

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 56

PHỤ LỤC I: SƠ ĐỒ PHÒNG, KHU MADAGUI 56

PHỤ LỤC II: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN ĐẠ HUOAI 57

PHỤ LỤC III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG KHU DU LỊCH CŨNG NHƯ HÌNH ẢNH CÔNG ĐỒNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM 58

PHỤ LỤC IV: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC KDL MADAGUI 60

Trang 7

PHỤ LỤC V: DÂN SỐ CHIA THEO THÀNH THỊ/NÔNG THÔN, GIỚI TÍNH,

DÂN TỘC 1/4/2009 CỦA THỊ TRẤN MADAGUI 61

PHỤ LỤC VI: DÂN SỐ CHIA THEO ĐỘ TUỔI 1/4/2009 CỦA THỊ TRẤN MADAGUI 62

PHỤ LỤC VII: DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN ĐÃ THÔI HỌC CHIA THEO BẬC HỌC CAO NHẤT, NHÓM TUỔI 1/4/2009 63

PHỤ LỤC VIII: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM 64

PHỤ LỤC IX KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM 66

PHỤ LỤC X: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH 68

PHỤ LỤC XI: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH 70

 

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng sông suối của huyện Đạ Huoai 9

Bảng 2.2: GDP của huyện Đạ Huoai thực hiện qua các năm 11

Bảng 2.3: Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh 15

Bảng 2.4: Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh 16

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động du lịch sinh thái qua các năm của KDL Madagui 17

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai 12 

Biểu đồ 2.2: Đời sống người dân năm 2010 13 

Biểu đồ 2.3: Lượng khách - doanh thu từ năm 2005 – 2011 18 

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dân cư theo độ tuổi 31 

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu kinh tế 32 

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sinh kế của người dân vùng đệm 34 

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chủ hộ phân theo trình độ học vấn 37 

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ khách mang theo thực phẩm khi tham quan 40 

Biểu đồ 4.6: Nhận thức xả rác của khách 40 

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty du lịch Sài Gòn - Madagui 19 

Hình 4.1: Cánh đồng lúa 33 

Hình 4.2: Sản phẩm đan bằng mây 36 

Hình 4.3: Dệt thổ cẩm 36 

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch (DL) ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Theo báo cáo của

tổ chức lao động thế giới (ILO) thì công nghiệp lữ hành và DL thế giới đóng góp tới 9% GDP cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 235 triệu việc làm trong năm 2010, chiếm 8% việc làm thế giới Du lịch ngày nay trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và năng động nhất của nền kinh tế thế giới

Không nằm ngoài xu hướng đó, du lịch Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ Cụ thể bằng việc ngày nay có nhiều KDL mới mọc lên với nhiều loại sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo Hằng năm đón khoảng trên 6 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ hơn 30 triệu khách nội địa Ngoài lợi ích về kinh tế, bộ mặt xã hội cũng ngày càng thay đổi Nhiều vùng sâu, vùng xa cũng nhờ hoạt động DL mà đời sống văn hoá, tinh thần của người dân cũng dần được nâng cao

Để có thể phát triển du lịch, dù là bất cứ loại hình du lịch nào, yếu tố tiên quyết đầu tiên phải có chính là tài nguyên DL Công bằng mà nói, cộng đồng dân

cư bản địa - những người đã tạo dựng, gắn bó hàng thế hệ với tài nguyên ấy, phải

là những người được hưởng lợi xứng đáng từ những lợi ích mà DL mang lại

Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của khu du lịch Madagui

đối với đời sống dân cư vùng đệm tại huyện Đạ Huoai - tỉnh Lâm Đồng”

Trang 11

1.2 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu của đề tài

1.2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn: Đề tài chỉ xét đến tác động của DLST rừng Madagui đến đời sống kinh

tế người dân KP1 thị trấn Madagui

Đối tượng: Cộng đồng dân cư vùng đệm KDL Madagui huyện Đạ Huoai

Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trong chương 1 đã nêu lên tính cấp thiết, ý nghĩa và giới hạn nghiên cứu của đề tài Trong chương này sẽ làm nổi bật về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch của Huyện, các đặc điểm của cộng đồng dân cư, cơ sở vật chất của KDL và tình hình hoạt động của KDL Madagui

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm về sinh kế và các tài sản cho sinh kế

2.1.1.1 Khái niệm về sinh kế

Sinh kế là phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt được và duy trì một đời sống tốt Nó bao gồm tất cả các yếu tố góp vào và ảnh hưởng lên khả năng của con người đảm bảo đời sống họ và gia đình họ bao gồm:

- Tài sản mà HGD có được hay có thể tiếp cận được – con người, tự nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình

- Các hoạt động cho phép HGD sử dụng các tài sản này để thoả mãn các nhu cầu cơ bản của họ

- Các yếu tố khác mà bản thân hộ gia đình có thể không kiểm soát trực tiếp như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương của họ

- Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho

họ trong việc đạt được một sinh kế thoả đáng

2.1.1.2 Tài sản cho sinh kế

Trang 13

Các thành viên của một gia đình kết hợp tất cả các khả năng, kỹ năng và tri thức của họ với các nguồn lực khác nhau có thể vận dụng để tạo ra các hoạt động giúp họ đạt được sinh kế tốt nhất cho chính họ và cho hộ gia đình Mọi thứ nhằm tạo dựng sinh kế có thể xem là “tài sản” của sinh kế Các tài sản này có thể phân chia thành năm loại như: Tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tài chính, tài sản hữu hình và tài sản xã hội Sự phân chia này nhằm mục đích thuận tiện cho sự phân tích các tài sản cho sự sinh kế Có thể xây dựng các phương thức phân chia khác nhau, phụ thuộc vào tình hình địa phương Điều quan trọng ở đây là bao gồm tất cả các yếu tố của các sinh kế có ảnh hưởng lên các hộ gia đình một cách trực tiếp hay có khả năng được hộ gia đình kiểm soát

Các hộ gia đình khác nhau sẽ có các mức độ tiếp cận khác nhau đối với một phạm vi rộng các tài sản này Tính đa dạng và số lượng các tài sản khác nhau mà

hộ gia đình có được và sự cân bằng giữa chúng sẽ ảnh hưởng lên loại sinh kế mà

họ có thể tạo ra cho chính họ ở một số thời điểm nhất định Các tài sản của một hộ gia đình này có thể xem là một hình ngũ giác, nó có thể tương đối rộng, cân xứng, trong đó hộ gia đình có một số ít các tài sản hay hộ gia đình phụ thuộc vào một số

ít tài sản Ngũ giác tài sản này có thể cung cấp một số điểm khởi đầu có ích cho sự phân tích sinh kế hộ gia đình, nó khuyến khích các nhà nghiên cứu xem xét tất cả các loại tài sản và tài nguyên có khả năng giữ một vai trò trong sinh kế của hộ

Một cộng đồng luôn có những đặc tính cố hữu của nó để phân biệt nó với các cách tổ chức xã hội khác nhau

Trang 14

Bàn về phương diện đoàn kết xã hội, lại có những sự khác biệt nhất định giữa các cộng đồng ở nông thôn và thành thị Các cộng đồng ở nông thôn do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự phân tán nghề nghiệp, ngành nghề khá cao Chính vì thế sự đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị

2.1.2.2 Phát triển cộng đồng

Dựa trên những hiểu biết, nghiên cứu về cộng đồng, một ngành khoa học xã hội mới đã ra đời trong những thập niên gần đây với tên gọi phát triển cộng đồng Không ngoài mục đích gì hơn, mà đúng như tên gọi của nó, phát triển cộng đồng ứng dụng những hiểu biết về cộng đồng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển cộng đồng một cách toàn diện nhất Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), “phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống , kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hoá chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó làm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình ”

Phương hướng chính trong việc phát triển cộng đồng gồm:

- Sự tham gia của người dân đây là yếu tố cơ bản nhất

- Thiết chế xã hội chính là môi trường cho sự tham gia, còn các tổ chức chính quyền, đoàn thể ở địa phương phải thể hiện được vai trò tổ chức Sự phát triển phải hỗ trợ cả việc nâng cao năng lực cho các tổ chức này

- Trong phát triển cộng đồng, không áp đặt các chương trình có sẵn của tổ chức nhà nước hay cơ quan phát triển từ bên ngoài vào mà phải là các công trình do dân đề xướng với sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Phải tạo được chuyển biến xã hội, đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân Phải tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối

Trang 15

- Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả khi nó nằm trong một chiến lược phát triển đúng đắn của các quốc gia

Trên cơ sở đã xác định các phương hướng cũng như các thể chế tác động, khi đi vào tiến trình triển khai các giải pháp phát triển cộng đồng, vẫn phải tuân theo một tiến trình nhất định Đó là phải đi từ sự thức tỉnh cộng đồng tới chỗ tăng cường năng lực, khí đó cộng đồng sẽ tự lực được

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai

2.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Đạ Huoai nằm về phía Tây - Nam tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm huyện lỵ thành phố Đà Lạt 155 km về phía Đông – Bắc, ranh giới hành chính Huyện như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm

- Phía Nam giáp với huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

- Phía Đông giáp với thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm

- Phía Tây giáp với huyện Tân Phú huyện Đồng Nai

Toàn huyện có 8 xã và 2 thị trấn gồm: Thị trấn Mađagui, thị trấn Đạ M’ri, các xã Mađagui, Đạ M’ri, Hà Lâm, Đạ Tồn, Đạ Oai, Đạ P’loa, Đoàn Kết và Phước Lộc Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 49.528,94 ha, tổng dân số là 33.864 người Mật độ dân số trung bình là 68,37 người/km2, xếp thứ 10 so với 12 huyện của tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đạ Huoai nằm dọc quốc lộ 20, là trục giao thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đường huyện Đạ M’ri - Đoàn Kết nối với tỉnh lộ 713 đi Bình Thuận và tỉnh lộ 721 nối với các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên tạo điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và

cả nước (xem phụ lục II)

Trang 16

2.2.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Đạ Huoai có độ cao trung bình 300 m, địa hình thấp dần từ phía Tây Bắc xuống giáp sông Đồng Nai, bị chia cắt bởi đồi núi cao huyện Di Linh - Bảo Lộc kéo xuống, đồng thời cũng tạo ra bậc thềm bằng phẳng Địa hình bằng phẳng chủ yếu do bồi tụ phù sa của sông Đây là địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa dạng địa hình cùng cao nguyên và địa hình vùng đồng bằng

Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều đứt gãy sông, suối, vực sâu gây nhiều khó khăn tốn kém trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông và cũng hạn chế giao lưu phát triển kinh tế, chi phí xây dựng lớn

 Nhiệt độ

- Phía Bắc huyện có địa hình cao, nhiệt độ trung bình là 240C

+ Thấp nhất tuyệt đối: 15 - 170C (tháng 1)

+ Cao nhất tuyệt đối: 29 - 300C (tháng 12)

+ Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 5 - 70C

- Phía Nam huyện có địa hình thấp hơn, nhiệt độ bình quân hàng năm là 270C + Thấp nhất tuyệt đối: 200C (tháng 1)

Trang 17

+ Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 3 - 50C

 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.800 mm đến 2.800 mm, phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ cuối tháng 4 đến tháng 10 trong năm, chiếm tới 95% tổng lượng mưa Các tháng còn lại mưa rất ít có tháng hầu như không có mưa (tháng 1 – 3) Lượng mưa lớn nhưng không đều, mùa mưa

dư thừa nước, mùa khô thì hạn hán nên ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng - phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như đời sống của nhân dân

 Số giờ nắng: Trung bình từ 6 - 7giờ/ngày Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn: trung bình từ 150 - 160 kcal/cm2 năm

 Độ ẩm không khí, lượng bốc hơi

Độ ẩm không khí trung bình năm là 78%, thấp nhất là ở các tháng 1, 2 độ

ẩm chỉ đạt khoảng 60%, tháng 7 có độ ẩm cao nhất với 90 - 95% Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1.255 mm, chiếm 55 - 60% lượng mưa, tháng 2 có lượng bốc hơi cao nhất (130 mm) và tháng 7 có lượng bốc hơi thấp nhất (88 mm)

 Gió, bão

Khí hậu của Huyện diễn biến theo mùa rõ rệt, biên độ nhiệt độ và số giờ nắng chênh lệch giữa các tháng nhỏ, ít gây biến đổi đột ngột về thời tiết Lượng mưa lớn, tập trung vào mùa mưa gây lũ và ngập úng cục bộ, mùa khô gây hạn làm hạn chế tiềm năng đối với sản xuất nông nghiệp

2.2.4 Thuỷ văn

Đạ Huoai nằm ở vị trí đầu nguồn, nên hệ thống sông suối thường có lưu vực nhỏ, ngắn và dốc, do đó thường nghèo kiệt vào mùa khô

Sông Đạ Huoai là sông chính chảy trên địa bàn huyện, tổng diện tích lưu vực là

925 km2, chiều dài sông là 53,4 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 20,3 km, là hợp lưu của 3 nhánh chính: Sông Đạ M’ri, Đạ Quay và Đạ M’rê Đạ Quay là

Trang 18

nhánh sông chính lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi cao phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận Đạ M’ri và Đạ M’rê là 2 nhánh sông bắt nguồn từ cao nguyên Bảo Lộc có độ cao trên 1000 m hợp với lưu vực sông Đạ Huoai

Ngoài sông Đạ Huoai và các hợp lưu, thì trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ phân bố rải rác như suối Đạ Liong (Thị trấn Mađaguôi), Đạ Kên, Đạ Đunm (xã Đạm ri), Đạ Gùi, Đạ Narr (xã Mađaguôi), Đạ Tràng (xã Đạ Tồn) Các suối này thường ngắn, dốc, thoát nước nhanh, nên thường gây lũ vào mùa mưa và kiệt nước vào mùa khô

Trang 19

Bảng 2.1: Đặc trưng sông suối của huyện Đạ Huoai

Tên sông, suối

Chiều dài

(km2)

Lưu lượng (QO) m3/s

Module dòng chảy l/s/km2

- Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2010

đạt 12,19% Mặc dù công nghiệp đã có bước đầu tư khá nhưng do đa phần

dự vào mặt hàng có giá trị kinh tế lớn là sản phẩm chế biến từ hạt điều và các hàng hóa xuất khẩu như giỏ tre, giấy vàng mã, trong khi thị trường sản phẩm

Trang 20

thiếu tính ổn định cũng như nguồn nguyên liệu phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên, sản phẩm giấy vàng mã tuy có thị trường ổn định nhưng do sản xuất chưa có phương án bảo vệ môi trường đã gây ảnh hưởng đến đời sống của dân cư nên buộc phải ngừng sản xuất để xử lý… Do vậy, ngành công nghiệp những năm gần đây tăng trưởng thiếu ổn định

- Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 đạt 20,46% Việc ngành dịch vụ có xu hướng tăng trưởng nhanh trong hai năm trở lại đây là nhờ việc xác định đúng hướng và đầu tư có trọng điểm của tỉnh, huyện đối với ngành du lịch - dịch vụ, một trong lợi thế cạnh tranh của Đạ Huoai

Bảng 2.2: GDP của huyện Đạ Huoai thực hiện qua các năm

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Huoai năm 2005 – 2009)

Tình hình thực hiện KT - XH thời kỳ năm 2010 và kế hoạch phát triển KT - XH năm 2011

Tổng giá trị gia tăng ước đạt 230,15 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 13,25% (kế hoạch tăng 13 - 14%) so với năm 2009 Trong đó:

- Nông - lâm - thủy sản đạt 89,1 tỷ đồng, tăng 10,85% (kế hoạch tăng 13 - 14%)

Trang 21

- Công nghiệp - xây dựng đạt 84,94 tỷ đồng, tăng 13,41% (kế hoạch tăng 8 - 9%)

- Dịch vụ đạt 56,1 tỷ đồng, tăng 17,3% (kế hoạch tăng 22 - 23%)

Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai năm 2010 như sau:

- Ngành nông - lâm - thủy sản: 38,9%

- Ngành công nghiệp - xây dựng: 33,2%

- Ngành dịch vụ - thương mại: 27,9%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai

Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,12 triệu đồng, bằng 102,69% kế hoạch tăng 2,52 (theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2010)

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 30 tỷ đồng, bằng 136,36% dự toán, tăng 17,81% so với năm 2009

Giá trị suất khẩu trên địa bàn ước đạt 6,93 triệu USD

Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 602,75 tỷ đồng, bằng 107,52% kế hoạch, tăng

45,97% so với năm 2009

2.2.5.2 Xã hội

Theo thống kê đến 31/12/2009 dân số của huyện có 33.864 nhân khẩu, với 8.719 hộ, mật độ dân số trung bình là 68,37 người/km2 Thành phần dân tộc gồm 15 dân tộc anh em trên toàn đất nước cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm trên 80%, đồng bào dân tộc ít người chiếm gần 20% Do mới được thành lập năm

1986 nên dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu là dân kinh tế mới đến từ nhiều vùng

Trang 22

khác nhau, nhiều nhất là Quảng Ngãi, Hà Tây Dân tộc bản địa có Châu Mạ, K'Ho, Chill Trong đó xã có dân số đông nhất là thị trấn Mađaguôi với 9.500 nhân khẩu chiếm 28,05% dân số toàn Huyện, xã có dân số ít nhất là xã Đạm ri với 877 nhân khẩu chiếm 2,59% dân số toàn huyện Dân số huyện Đạ Huoai phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các xã

Qua điều tra cho thấy đời sống của người dân từng bước nâng cao và ổn định

- Số hộ giàu chiếm 15%, thu nhập > 100 triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ khá chiếm 30%, thu nhập từ 50-100 triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ đủ ăn chiếm 40%, thu nhập từ 30-50 triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ nghèo chiếm 15%, thu nhập < 20 triệu đồng/hộ/năm

Biểu đồ 2.2: Đời sống người dân năm 2010

2.3 Tài nguyên động vật

2.3.1 Khu động vật trên cạn

Chuột Chù (suncus murinus), sóc Chuột lửa (tamiops rpdolphei): Thường

gặp ở các sinh cảnh nương rẫy, trảng cỏ cây bụi

Trang 23

Nhím Đon (atherurus macrourus), Mèo rừng (prionailurus bengalensis), Cheo Cheo (tragulus javanicus), chuột Xuri (rattus surifer): Thường phân bố ở các

kiểu sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng thường xanh hỗn giao tre nứa

Khỉ đuôi dài (macaca fascicularis), Culi nhỏ (nycticebus pygmaeus), Nhím Đon (atherurus macrourus), Cheo Cheo (tragulus javanicus), Sóc chuột lửa (tamiops rpdolphei), Nai (cervus unicolor): Thường phân bố ở các sinh cảnh rừng

cây gỗ lá rộng thường xanh ít, đã bị tác động

Ở các kiểu sinh cảnh rừng tre nứa thành phần loài động vật tương đối nghèo, thường chỉ gặp các loài thú nhỏ: Sóc chuột lửa, Chuột hưu bé Các loài thú lớn có thể gặp ở loài sinh cảnh này như: Nai, Lợn rừng Chúng thường kiếm ăn vào mùa mưa

Trang 24

Bảng 2.3: Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh

STT Kiểu sinh cảnh Kiểu sinh cảnh

1 Sinh cảnh rừng kín thường xanh

2 Sinh cảnh rừng tre nứa và rừng hỗn giao

3 Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và nương rẫy

Suncus murinus

Rattus surifer

Tamiops rodolphei

Chuột chù Chuột xuri Sóc chuột lửa

Tamiops rodolphei

Rattus fulvescens

Cervus univolor

Sóc chuột lửa Chuột hươu bé Nai

Trang 25

2.3.2 Khu hệ chim

Khu hệ chim ở đây gồm các loại phổ biến như: Chào mào, cành cạch lớn,

gà rừng, chim sâu… Rừng trong khu vực có trữ lượng trung bình đồng thời đã bị tác động của con người qua nhiều năm nên hệ chim ở đây được đánh giá ở mức trung bình

Bảng 2.4: Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh STT Kiểu sinh cảnh Kiểu sinh cảnh

1 Sinh cảnh rừng kín thường xanh

Criniger pallidus Pycnonotus jocosus Gallus gallus Turnix tanki Turnix suscitator

Cành cạch lớn Chào mào

Gà rừng Cun cút lưng hung Cun cút lưng nâu

2 Sinh cảnh rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa

Gallus gallus Gecinulus viridis Dicaeum cruentatum Pericrocotus divaricatus Aegithina tiphia

Gà rừng

Gõ kiến nâu đỏ Chim sâu Phường chèo Chim nghệ

Gallus gallus Pycnonotus jocosus Hypsipetes propinquus Dicaeum cruentatum Orthotomus atrogularis

Gà rừng Chào mào Cành cạch nhỏ Chim sâu Chích bong

4 Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và nương rẫy

Pycnonotus jocosus Passer montanus Streptopelia chinesis

Chào mào Chim sẻ

Cu gáy

Trang 26

Lonchura striata Dicrurus macrocercus

Chim di Chèo bẻo

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đạ Hoai, 2010)

2.4 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Madagui

2.4.1 Kết quả hoạt động du lịch qua các năm của KDL Madagui năm 2011

Từ ban đầu là một “điểm dừng” của du khách trên đoạn đường Sài Gòn - Đà Lạt, đến nay khu du lịch rừng Madagui đã được nhiều du khách biết tới là một

“điểm đến” Các tour tham quan khu du lịch trước đây chỉ thu hút du khách ở lại 2 ngày 1 đêm, thì đến nay số du khách tham gia tour 3 ngày 2 đêm ngày càng đông Không chỉ khách trong nước mà khách nước ngoài biết đến khu du lịch (KDL) rừng Madagui ngày càng nhiều Giải thi đấu quốc tế 3 môn phối hợp (xe đạp địa hình, chạy bộ trong rừng và vượt suối) tên gọi là Madagui Trophy thu hút hàng trăm vận động viên nước ngoài đã trở thành giải thi đấu truyền thống liên tục từ năm 2008 đến nay

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động du lịch qua các năm của KDL Madagui

(Nguồn: Sổ theo dõi doanh thu du lịch năm 2011)

Năm 2011, du lịch Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế Tuy nhiên, doanh thu của KDL Madagui vẫn duy trì ổn định

Trang 27

và có chiều hướng gia tăng Lượng khách đến KDL tăng từ 272.491(năm 2010) lên 342.375 lượt (năm 2011)

Biểu đồ 2.3: Lượng khách - doanh thu từ năm 2005 – 2011

Trong các năm qua (2005 - 2011) mặc dù lượng du khách có chiều hướng biến đổi nhưng doanh thu từ du lịch đều tăng

2.4.2 Hình thức tổ chức

- Về quản lý: Khu du lịch là một đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty Du Lịch Sài Gòn Kể từ tháng 02/2002 tổng công ty giao cho khách sạn Quê Hương quản lý với diện tích 587.594 ha Đến ngày 30/6/2004 UBND thành phố chuyển đổi doanh nghiệp sang hình thức công ty cổ phần

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phẩn Du Lịch Sài Gòn – Madagui

- Địa chỉ: Khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng

- Về nhân sự, cơ cấu tổ chức:

Tổng số cán bộ công nhân viên của khu du lịch Madagui tính đến nay là 200 người với 12 người đồng bào thiểu số Trong đó:

0 500000

Trang 28

 Tổng giám đốc 1 người

 Ban giám đốc 4 người

 Phòng kế toán, tài vụ 6 người

 Phòng tổ chức hành chánh 3 người

 Các tổ chức kinh doanh - phục vu (dịch vụ bán hàng, nhà hàng, tổ phòng, sales - marketing, KTV) 124 người

 Các bộ phận hỗ trợ khác 63 người (Xem chi tiết phụ lục IV)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty du lịch Sài Gòn - Madagui

2.4.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật

Sau 5 năm cổ phần hoá, nguồn vốn điều lệ của công ty cổ phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui từ 12 tỷ đồng đã lần lượt tiếp tục tăng lên trên 200 tỷ đồng để đầu

tư cơ sở vật chất phục vụ khách tham quan lưu trú, nghỉ dưỡng theo định hướng đã được chính quyền địa phương các cấp chấp thuận Trong 5 năm qua, cổ đông công

ty không yêu cầu chia bất cứ một đồng lợi nhuận nào mà còn đóng thêm vốn cổ phần để tiếp tục đầu tư phát triển

2.4.3.1 Hệ thống đường

- Khu bờ nam

 Đường từ quốc lộ vào bãi xe: Mặt đường trải bằng đá

 Đường từ cổng chính vào cầu treo: Mặt đường trải đá lát chẻ

Khối hỗ trợ Chi nhánh

văn phòng, đại diện

Khối kinh

doanh resort

Khối kinh doanh nông lâm

Khối đầu tư, phát triển dự

án CT-CPDL Sài Gòn - Madagui

Trang 29

 Đường nội bộ: Mặt đường trải đá lát chẻ, bê tông, sỏi

- Khu bờ bắc: Hầu hết đường phát quang, rộng khoàng 3 – 5 m, được lát đá chẻ, chỉ còn 1 ít là đường đất

2.4.3.2 Hệ thống điện

Nguồn điện lấy từ đường dây 220 KV quốc gia trên quốc lộ 20 cấp điện cho trạm biến áp 320 KVA riêng của công trình và các trạm hạ thế để cung cấp điện cho các điểm dịch vụ và khối văn phòng làm việc của KDL Madagui

- Khu bờ nam: Trạm điện 320 KVA dùng để phát sáng công cộng, khu cắm trại và khu sinh hoạt

- Khu bờ bắc là 100 KV

2.4.3.3 Hệ thống nước

Toàn khu vực là có con sông Đạ Huoai dài khoảng 2,5 km, lòng sông rộng nhất khoảng 70 m, nơi hẹp nhất khoảng 20 m, nước chảy quanh năm Đây là nguồn cung cấp nước chính cho nơi này, ngoài ra còn có hệ thống giếng khoan Nhu cầu

sử dụng nước trong KDL bao gồm: Nước sinh hoạt cho du khách và nhân viên, nước cho vệ sinh công trình và tưới cây

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới

 Khu bờ nam sử dụng nước giếng khoan và nước suối qua hệ thống lọc

 Khu bờ Bắc sử dụng nước bơm từ suối lên qua hệ thống lọc

Hệ thống thoát nước: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống xử lý rồi sau đó thải ra sông

2.4.3.4 Công trình, kiến trúc

Tượng thần núi: Khu công viên này nằm bên phải cổng bán vé, được thiết

kế và xây dựng bởi các chuyên gia nước ngoài, diện tích toàn khu vực rộng hơn 1

ha gồm 1 tượng thần núi có chiều cao hơn 15 m, hai bên lối lên tượng thần núi là

hồ nước, có vòi phun ở độ cao 20 m Làm tăng vẻ sinh động cho công viên Đây là một hình thức tái tạo truyền thuyết thần núi Theo truyền thuyết của dân tộc Mạ,

Trang 30

thần núi còn được gọi là Yang Bonom - một trong những vị thần được dân tộc Mạ tôn kính và tin tưởng

Hồ cảnh quan: Hồ có diện tích khoảng 200 m2, làm tăng vẻ sinh động cho công viên Dọc đường đi có lát đá chẻ Xung quanh có lắp hệ thống đèn chiếu sáng

và trồng cây để tạo cảnh quan

Cầu treo: Đây là một nét nổi bật của KDL Madagui Cầu treo được thiết kế dạng cầu dây văng, mặt cầu bằng gỗ bắc qua sông Đạ Huoai dài 120 m, rộng 2,6

m, nặng 2,5 tấn

Vườn tre sưu tập: Vườn tre Madagui đã sưu tập được 37 giống thuộc các chi, loài khác nhau như trúc vàng, trúc đen, trúc bạch, trúc cần câu, trúc kiểng, trúc quân tử, tre mỡ, tre ống điếu… và còn đang tiếp tục sưu tập bổ sung thêm nhiều giống mơi

Mê cung Ắc ó: Mê Cùng là mô hình trận pháp bát quái được bố trí bằng những hàng cây ắc ó cao vượt đầu người trên diện tích rộng hơn 1ha Việc lựa chọn lối đi đúng qua nhiều ngã rẽ sẽ thử thách trí thông minh, tài phán đoán và tính kiên nhẫn của du khách trong việc tìm đến đích là ngôi nhà gỗ ở trung tâm Mê Cung và quay trở ra được

Nhà Tarzan: Được thiết kế độc đáo, nằm cheo leo trên thân cây to lớn Từ đây khách có thể chụp hình và thưởng ngoạn khung cảnh từ trên cao

Vườn cây ăn trái nhiệt đới: Có diện tích hơn 13 ha Hiện đã sưu tập được 36 loại cây ăn trái với 80 giống khác nhau từ nhiều vùng miền như:

 Xoài: Có 10 giống (xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, xoài tượng, xoài mùa mưa, xoài xiêm, xoài Thái đỏ, xoài Khiêu – xa - vợi, xoài Đài Loan, xoài tứ quý, xoài Bắc)

 Bưởi: Có 6 loại (bưởi đường, bưởi da xanh, bưởi đường da láng, bưởi Năm roi, bưởi lá cam, bưởi long)

 Sầu riêng: Có 5 loại (sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng cơm vàng hạt

Trang 31

 Ổi: Có 5 loại (ổi tím, ổi ruột hồng, ổi xá lỵ, ổi không hạt, ổi Thái)

 Cam: Có 4 loại (cam sành, cam xoàn, cam đường, cam mật)

 Mít: Có 5 loại (mít tố nữ, mít nghệ, mít nghệ cao sản, mít Mã Lai, mít ruột đỏ)

 Trong vườn có cả một số cây ăn trái của miền Bắc như nhót, vải Thiều …

Khu vực cắm trại: KDL rừng Madagui dành một khoảng không gian rộng rãi và thoáng mát với diện tích hơn 5 ha để làm các bãi cắm trại gồm: Bãi cắm trại Tình Yêu, bãi cắm trại Hồ Thạch Lâm, bãi cắm trại Kơ Nia Thảm cỏ xanh trải dọc theo hai bên bờ suối, cùng một thời điểm có thể phục vụ hàng ngàn khách sinh hoạt cắm trại, dã ngoại Với hệ thống lều trại được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, quạt, nệm, gối mềm… Đảm bảo cho hoạt động cắm trại hoàn toàn thoải mái

và tiện nghi

Cụm nhà nghỉ - khách sạn: KDL rừng Madagui đã xây dựng khoảng

62 phòng nghỉ villa đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3 đến 5 sao Các villa được đặt tên theo các loại cây ăn trái có trong vườn sưu tập cây ăn trái của Khu Du Lịch như Villa Banana, Papaya, Guava, Sapodilla, Casava, Carambola, Pomelo, Avocado, Mango, Strawberry, Blackberry, Gooserberry, Kiwi và đặc biệt với loại phòng nghỉ dưỡng cao cấp Pool Villa Suite như: Cranberry, Elderberry, Cherry Điểm đặc biệt là ở mỗi villa đều được thiết kế một khu vực terrace rất lý tưởng cho các tiệc barbecue, các buổi ăn tối thú vị ngoài trời cùng với bạn bè, gia đình, cùng quay quần bên nhau với chum rượu cần đặc sản rồi lắng nghe tiếng ve kêu râm ran, tiếng tắc kè đâu đó trên các ngọn cây cao - Những âm thanh của núi rừng mà chỉ tìm thấy được ở Khu Du Lịch Rừng Madagui

Ngoài ra còn có văn phòng, phòng tiếp khách, nhà để xe …

2.4.4 Đặc điểm động thực vật

Khu du lịch rừng Madagui là một phần của rừng Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là vườn quốc gia dự trữ sinh quyển của thế giới ngày

Trang 32

25/4/2002, với diện tích 587.602 ha Madagui có khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm, cảnh quan thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ Thảm thực vật ở đây thuộc 1300 loài trong đó có một số loài có tên trong sách đỏ như: Gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương…nhiều loại lồ ô, tre, mun, me, keo các loại gỗ quý hàng trăm tuổi như tung,

si, gõ, bằng lăng…đặc biệt có cây Kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được xem như loài cây thiêng của người dân tộc và chuỗi thực vật khép kín Những cây

cổ thụ hàng trăm tuổi với bộ rễ dài, nổi cuồn cuộn trên mặt đất, thân cây to tạo thành hình thù rất độc đáo mà không một nơi nào có thể so sánh được Ngoài ra còn có các loại thú rừng là một phần trong số 300 loài chim, 50 loài bò sát, 70 loài thú và 30 loài cá Nhưng KDL không chỉ dừng lại ở những gì trời cho, KDL còn có

bộ sưu tập tre trúc với hơn 40 loài và bộ sưu tập cây ăn trái

20 m và dài khoảng 200 m bên dưới nước chảy róc rách Hang tử thần

là một hang đẹp tư nhiên nằm sâu trong rừng, trong hang có nhiều khu vực sâu thẳm tạo cho du khách cảm giác hồi hộp khi đi thám

hiểm

 Hang Thầy: Được tạo bởi một tảng đá to, có vòm nghiêng như một mái nhà kết hợp với những phiến đá lớn, phằng lì khác tạo nên một

Trang 33

hang động kín đáo Trong hang có dòng suối ngầm chảy len lỏi giữa

các phiến đá

 Hang Dơi: Là nơi hội tụ của hàng ngàn con dơi rừng, chúng treo mình lúc lỉu trên vách đá để ngủ vào ban ngày Khi màn đêm buông xuống

là lúc từng đàn dơi bay đi kiếm ăn khắp nơi

 Hang Cô: Còn có tên là hang voi có chiều dài khoảng 20m Lối đi lên hang khá hẹp và vất vả vì độ dốc cao Nằm khuất sâu trong rừng, với nhiều khe đá gập ghềnh, cảnh quan tự nhiên trong lành Mang tên Suối Voi vì nơi đây nằm trong lộ trình dừng chân của đàn voi rừng dừng chân uống nước Trong hang có nhiều tảng đá nhẵn do voi cọ lưng vào

 Hang Thần núi: Là một trong những hang động hấp dẫn nhất trong hệ thống hang động của khu du lịch rừng Madagui Cửa miệng hang trên mặt đất, du khách sẽ được đi sâu vào lòng đất để được tham quan Hang có chiều dài khoảng 200 m, sâu khoảng 5 m, chiều rộng khoảng

3 m Trong hang có dòng suối ngầm đang ngày đêm tuôn chảy Bên trong hang khá tối, địa hình lồi lõm, lối đi ngoằn ngoèo như một địa đạo tự nhiên hoàn toàn bằng đá Có những đoạn hẹp rất khó đi nên phải lách người chen qua tạo cảm giác rùng rợn Hang Thần Núi có ba tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 – 40 m Tầng thứ nhất có khoảng sân rộng chừng 100 m2, làm nơi dừng chân cho du khách để tiếp tục vào khám phá tầng hai và tầng ba

- Bộ sưu thập vườn cây ăn trái với khoảng 13 ha như sầu riêng, mít, vú sữa, quýt…

- Khu cắm trại với diện tích 10 ha, được trang bị với hệ thống cắm trại hiện đại

- Khu công viên gồm vườn kiểng với các loại cây phong phú hấp dẫn

- Khu vui chơi giải trí

Trang 34

- Nhà bắn súng hơi, bắn súng đạn nước sơn, cung nỏ

- Quầy hàng lưu niệm: 6 cái

- Quán cà phê, nhà chụp ảnh lưu niệm

- Mặt bằng khu đua xe

- Khu vườn ươm các giống cây trồng rộng 24 ha

- Khu mê cung Ác Ó : Là mô hình trận pháp đầu tiên tại Việt Nam

- Dịch cụ gồm: 26 phòng ngủ gia đình (khu Kơ Nia), 84 phòng nghỉ villa (khu Đồi Mai), 2 nhà hàng lớn và các kios dịch vụ

Đi kèm với viêc phát triển cơ sở vật chất, công ty cũng đưa ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới như cưỡi ngựa, câu cá, bắn sung thể thao, xe đạp địa hình, thám hiểm hang động……

2.4.6 Hoạt động du lịch sinh thái tại KDL Madagui

Khu du lịch rừng Madagui là một trong những điểm dừng chân cũng như là địa điểm tham quan thú vị Nó sở hữu một thảm thực vật phong phú với nhiều loại thực vật rất đa dạng, thuộc nhiều chủng loại khác nhau Bên cạnh đó hệ thống hang động liên hoàn bao quanh tạo nên nét đẹp hùng vĩ nơi đây

Hiện tại KDL Madagui có các loại hình du lịch chủ yếu sau:

Tổ chức quản lý du khách theo các bước sau:

- Khách vào tham quan được mua vé tại trạm ngoài, sau đó qua cổng bảo vệ

để vào bên trong KDL

- Tiếp đó du khách theo đoàn hoặc hướng dẫn viên đi qua công viên thần núi,

để tiết kiệm thời gian, thì mọi người có thể ngồi trên những chuyến xe để

Trang 35

- Sau đó du khách sẽ đi qua chiếc cầu treo bắc qua sông Đạ Huoai để vào trung tâm khu du lịch Madagui

- Tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động như tham quan, vui chơi, cắm trại

Trang 36

Chương 3

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm đời sống kinh tế dân cư tại huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng (phương pháp phỏng vấn, thu thập số liệu)

- Đánh giá các tác động của khu du lịch Madagui đến đời sống kinh tế người dân tại Huyện (phương pháp SWOT)

- Lợi ích cộng đồng nhận được khi KDL phát triển

- Đề xuất các định hướng phát triển hoạt động du lịch và gia tăng sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch để nâng cao đời sống kinh tế

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Nghiên cứu tài liệu: Thông tin được phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Từ Internet, giáo trình các môn chuyên ngành, các nghiên cứu đi trước, các sách có nội dung liên quan

Các tài liệu cần thu thập bao gồm:

- Các loại hình hoạt động du lịch, và các sản phẩm du lịch chính (tham quan, ngắm cảnh, nghiên cứu, cắm trại, dã ngoại, thể thao…)

- Cơ cấu tổ chức trong khu du lịch Madagui

- Đời sống dân cư thị trấn Madagu: kinh tế, văn hoá, làng nghề truyền thống…

- Các các thông tin về cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ…

- Các chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng

- Các số liệu về tình hình động vật thực vật tại huyện Đạ Huoai

- Các dự án trong hiện tại và tương lai của khu du lịch Madagui

Trang 37

- Hiện trạng tổng quát về tự nhiên của Huyện

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên, cơ sở vật chất tại khu du lịch Madagui

- Khảo sát cộng đồng dân cư vùng đệm của thị trấn Madagui huyện Đạ Huoai

- Khảo sát ý kiến của du khách khi đến tham quan vui chơi, giải trí tại KDL Madagui

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi

Mục đích:

- Đánh giá các nhận thức của du khách, phân loại du khách

- Tìm hiểu về đời sống dân cư sống xung quanh khu du lịch Madagui

- Tìm hiểu tác động của khu du lịch Madagui đến người dân

Cách thức: Hỏi trực tiếp và lập bảng câu hỏi

Số phiếu: 40 phiếu Cách chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên và có chỉ tiêu: Chọn một số hộ gia đình xung quanh khu du lịch Madagui có tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động

du lịch, chọn ngẫu nhiên du khách đến tham quan KDL

Phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên du khách đến tham quan KDL Madagui với

số lượng 60 phiếu Khảo sát hai đối tượng du khách là khách quốc tế và khách nội địa

Địa điểm: Tại khu du lịch Madagui

3.2.4 Phương pháp SWOT

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích những điểm yếu, điểm mạnh, những cơ hội và thách thức của KDL, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức phát triển cho khu du lịch

- S (strength): điểm mạnh

- W (weakness): điểm yếu

- O (opportunities): cơ hội

- T (threats): thách thức

Trang 38

Trong đó ta lựa chọn bốn khía cạnh dưới đây để phân tích, xem xét, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Các số 1, 2, 3, 4 được kí hiệu thay cho các nội dung

“1”: Sản phẩm du lịch

“2”: Kinh tế

“3”: Nguồn nhân lực

“4”: Môi trường

Trang 39

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng đời sống dân cư thị trấn Madagui

4.1.1 Dân số

Toàn thị trấn Madagui có khoảng 9.141 người Trong đó, người Kinh là 8.560 người (chiếm 93% dân số trong thị trấn), còn lại 7% là dân tộc thiểu số bao gồm các dân tộc Mạ (360 người), Nùng (51 người), Khơ Me (41 người)…(Phụ lục V)

Về độ tuổi thì dân số ở đây được chia thành 4 nhóm: Nhóm có độ tuổi trong khoảng 20 tuổi trở xuống, nhóm có độ tuổi trong khoảng từ 20 – 30, nhóm có độ tuồi từ 30 - 50 tuổi, nhóm còn lại có độ tuổi từ 50 trở lên (phụ lục VI) Phân bố tỷ

lệ phần trăm của 4 nhóm trên được trình bày theo biểu đồ bên dưới:

Trang 40

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dân cư theo độ tuổi

Dân số ở thị trấn nằm ở mức lao động trẻ, nhóm có độ tuổi lao động chiếm

tỷ lệ khá cao (chiếm 31,819%) và tiềm năng nhân lực trong tương lai chiếm

khoảng 20,943% Có thể thấy nguồn nhân lực ở đây khá dồi dào về cả hiện tại và tương lai

4.1.2 Kinh tế

4.1.2.1 Hiện trạng kinh tế thị trấn Madagui

Kinh tế thị trấn Madagui phát triển về mọi mặt, các lĩnh vực dần đi vào ổn định Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, chiếm khoảng 48,61% tổng thu nhập kinh tế của toàn vùng Các dịch vụ thương mại tăng lên 12,92% so với năm 2010 trong đó có 41 cơ sở sản xuất chế biến, 09 dịch vụ vận tải, 72 dịch vụ ăn uống, 292 dịch vụ thương mại, tạp hoá… 37,89% tổng thu nhập kinh tế vùng là lĩnh vực về công nghiệp – xây dựng Được tổ chức tuyên truyền và khuyến khích trên địa bàn thị trấn như: Đan mây tre xuất khẩu, giỏ tre nội địa, gia công đồ mỹ nghệ… Nói chung, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có những bước phát triển, thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất Còn

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
5. Phạm Trung Lương, 2002, “du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: NXB giáo dục
8. Ts. Ngô An, 2009. Du lịch sinh thái. Tài liệu môn học du lịch sinh thái, khoa Môi Trường và Tài Nguyên. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
9. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. Khoa du lịch, ĐH Dân Lập Văn Lang (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
1. KDL Madagui, 2011. Báo cáo v/v đầu tư phát triển khu du lịch rừng Madagui 2010 - 2011 Khác
2. KDL Madagui, 2011. Bảng phân công trách nhiệm trong ban tổng giám đốc Khác
4. Phòng văn hoá thông tin – TT huyện Đạ Huoai, 2010. Báo cáo tổng kết 5 năm (2004 - 2009) công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Đạ Huoai Khác
6. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường. Giới thiệu tổng quan về huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng Khác
7. Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng, 2010. Báo cáo hoạt động khu, điểm du lịch trên điạ bàn tỉnh Lâm Đồng Khác
10. Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường, trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng 2010 - 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w