1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CẢNH QUAN ANGSANA RESORT KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ THỪA THIÊN HUẾ

55 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ***************** NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THIẾT KẾ CẢNH QUAN ANGSANA RESORT- KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ- THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan KHÓA L

Trang 1

*****************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

THIẾT KẾ CẢNH QUAN ANGSANA RESORT- KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ- THỪA THIÊN

HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/ 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

THIẾT KẾ CẢNH QUAN ANGSANA RESORT- KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ- THỪA THIÊN

HUẾ

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KTS ĐỖ VĂN TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6/2012

Trang 3

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

*****************

NGUYEN THI PHUONG THAO

ANGSANA RESORT LANDSCAPE DESIGN- LAGUNA LANG CO RESORT COMPLEX- THUA THIEN HUE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL

HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Advisor: DO VAN TAM

Ho Chi Minh City

June – 2012

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan- thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh

Tác giả chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Qúy thầy cô Khoa Môi trường & Tài Nguyên Đặc biệt các thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

Đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn này

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan Angsana resort- khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô- Thừa Thiên Huế” gian đoạn I Dự án được triển khai tại xã Vĩnh Lộc , huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Do giới hạn về thời gian làm đề tài nên đồ án chỉ giới hạn thiết kế cảnh quan sảnh đón, khu trung tâm, và cảnh quan khu căn hộ tiêu biểu Thời gian thực hiện khóa luận từ 15/1/2012 đến 30/06/2012 Kết quả thu được:

Bản vẽ thiết kế tổng thể cảnh quan Angsana resort Bản vẽ thiết kế các phân khu

Bản vẽ phối cảnh tổng thể

Bản vẽ phối cảnh các phân khu

Thuyết minh thiết kế

Danh mục cây sử dụng trong thiết kế

Trang 6

Design drawings of overall lanscape in Angsana

Design drawings of the subdivision

Overall perspective drawings

Perspective drawing of the subdivision

Intelligent design theory

List of plants used in the design

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa Tiếng Việt i

Trang tựa Tiếng Anh ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Mục lục vi

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 TỒNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Khái niệm Resort 3

2.1.1 Đặc điểm chung 3

2.1.2 Một vài resort trong và ngoài nước 3

2.2 Vị trí và hiện trạng 7

2.2.1 Vị trí khu đất xây dựng 7

2.2.2 Hiện trạng 9

2.2.3 Lí do chọn khu đất xây dựng 12

2.3 Điều kiện tự nhiên 12

2.3.1 Địa hình 12

2.3.2 Khí hậu 13

2.3.3 Thủy văn 13

2.3.4 Thổ nhưỡng 14

2.4 Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng khu vực 14

2.5 Nguyên tắc phối kết cây xanh 15

Trang 8

2.5.1 Phối cây độc lập 15

2.5.2 Phối theo khóm cây 15

2.5.3 Phối cây theo hàng 15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Mục tiêu 16

3.2 Nội dung nghiên cứu 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 16

3.3.1 Phương pháp chuẩn bị 16

3.3.2 Khảo sát thực địa 16

3.3.3 Phương pháp kham khảo tài liệu 17

3.3.4 Phương pháp thiết kế 17

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Kết quả đánh giá hiện trạng 18

4.1.1 Cây xanh trong khu vực 18

4.1.2 Khu đất thiết kế 20

4.1.2.1 Thuận lợi 20

4.1.2.2 Khó khăn 20

4.1.2.3 Cơ hội và thách thức 20

4.2 Phương án thiết kế 21

4.2.1 Ý tưởng thiết kế 21

4.2.2 Phân khu chức năng 21

4.3 Đề xuất mạng lưới giao thông 22

4.4 Thuyết minh thiết kế 24

4.4.1 Khía cạnh vật lý 25

4.4.2 Khía cạnh công năng 27

4.4.2.1 Sảnh đón trung tâm 27

4.4.2.2 Khu ngoạn cảnh 27

4.4.2.3 Biểu tượng Angsana resort 30

4.4.2.4 Khu cafe - nhà hàng 32

Trang 9

4.4.2.5 Khu nhà đón tiếp 33

4.4.2.6 Phối cảnh hồ bơi 34

4.4.2.7 Một số tiểu cảnh khác 36

4.5 Đề xuất chủng loại cây trồng 37

4.5.1 Tiêu chí chọn cây xanh 37

4.5.2 Đề xuất chủng loại cây 38

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1 KẾT LUẬN 42

5.2 KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 44 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 4.1: Danh mục điều tra cây xanh tại Phú Lộc- Huế 18

Bảng 4.2: Bảng cân bằng đất đai khu vực thiết kế 21

Bảng 4.3: Danh mục các loại cây che bóng 38

Bảng 4.4: Danh mục cây trang trí, cây bụi, cây cắt tỉa 38

Bảng 4.5: Danh mục dây leo, cây phủ đất 39

Bảng 4.6: Danh mục hình minh họa các loại cây che bóng 40

Bảng 4.7: Danh mục hình minh họa cây trang trí, cây bụi, cây cắt tỉa 40

Bảng 4.8: Danh mục hình minh họa dây leo, cây phủ đất 41

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1: Khu du lịch Mõm Đá Chim- Lazi Beach, tỉnh Bình Thuận 4

Hình 2.2: Khu resort Vinpearl Land, Nha Trang, Khánh Hòa 4

Hình 2.3: Khu nghỉ dưỡng Furama Resort Đà Nẵng 5

Hình 2.4: Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Resort, Koh Samui, Thái Lan 6

Hình 2.5: Khu nghỉ dưỡng Shangri-La Rasa Ria Resort, Malaysia 7

Hình 2.6: Bản đồ vị trí khu nghỉ dưỡng phức hợp Angsana Resort 8

Hình 2.7: Tổng quan vị trí tọa lạc của khu đất 8

Hình 2.8: Hướng nhìn về phía tây khu đất 10

Hình 2.9: Hướng nhín về phía Đông khu đất 10

Hình 2.10: Một số công trình kiến trúc ở Angsana 11

Hình 4.1: Sơ đồ ý tưởng phân khu chức năng công trình 22

Hình 4.2: Sơ đồ giao thông trên mặt bằng 23

Hình 4.3: Mặt bằng tổng thể của Angsana resort 24

Hình 4.4: Phối cảnh tổng thể 25

Hình 4.5: Thành chắn cát phủ bằng thảm thực vật 26

Hình 4.6: Lớp phủ bờ sông bằng cỏ xuyến chi 26

Hình 4.7: Phối cảnh sân khấu trung tâm 27

Hình 4.8: Góc chòi nghỉ thưởng trà 28

Hình 4.9: Phối cảnh giàn hoa giấy 28

Hình 4.10: Tiểu cảnh thuyền về 29

Hình 4.11: Phối cảnh hồ 29

Hình 4.12: Phối cảnh đồi 30

Hình 4.13: Biểu tượng Angsana 31

Hình 4.14: Không gian cafe nhà hàng 33

Hình 4.15: Khu nhà đón tiếp 34

Hình 4.16: Phối cảnh hồ bơi 35

Hình 4.17: Một số tiểu cảnh khác 37

Trang 12

Hoạt động kinh doanh tại các khu nghỉ dưỡng đã mang lại lợi nhuận không nhỏ trong hệ thống dịch vụ du lịch Để các khu nghỉ dưỡng/resort thu hút du khách đến và trở lại nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn sau những ngày làm việc, học tập, cần tạo cho nơi đây phong cảnh hữu tình, thoáng mát kết hợp với địa thế thiên nhiên sẵn có, văn hóa bản địa xây dựng hệ thống resort mang phong cách riêng, ngăn cách thế giới ồn ào, nhộn nhịp xung quanh

Nhằm tạo hiệu quả tốt nhất trong việc thu hút du khách đến với resort, ngoài

hệ thống công trình hạ tầng cần kết hợp hài hòa với cảnh quan tự nhiên và cảnh quan thiết kế để hướng công trình đến vẻ đẹp hoàn chỉnh Vì vậy thiết kế cảnh quan phù hợp là yêu cầu cấp thiết và một trong những yếu tố tạo ra nét đặc trưng riêng cho mỗi khu du lịch nghỉ dưỡng

Vịnh Chân Mây là vùng biển sâu nhất trong quần thể Vịnh biển Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), vốn được coi là một trong ba thiên đường hạ giới mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam, cùng với Vịnh Hạ Long và Vịnh Vân Phong (Nha Trang) Tọa lạc ở vị trí thiên đường Dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô-Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng

Trang 13

Laguna Lăng Cô xây dựng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô Nằm ở vị trí lý tưởng trong bãi biển hình tứ giác,

kế sát bên Vịnh Lăng Cô, tổ hợp nghỉ dưỡng này trải trên diện tích 280 ha, trong giai đoạn đầu xây dựng hạng mục được triển khai bao gồm 2 khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng là Banyan Tree Resort: 120 phòng; Angsana Resort: 320 phòng

Khu căn hộ Angsana Lăng Cô với thiết kế mang phong cách hiện đại, hứa hẹn đem đến tiềm năng về nghỉ dưỡng, không gian sinh hoạt tiện nghi cho khách hàng Vì vậy với mong muốn kết hợp nét hiện đại của kiến trúc với sự hài hòa của cảnh quan để hoàn thiện công trình tôi tiến hành thiết kế cảnh quan cho khu nghỉ dưỡng này với Đồ án “Thiết kế cảnh quan Angsana resort – khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô”

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Địa điểm khu nghỉ dưỡng Angsana resort - thôn Cù Dũ, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Quy mô 7 ha nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lang Co Hue Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện trong vòng 6 tháng, từ ngày 15/01 đến ngày 30/06/2012

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm Resort

Resort hay còn gọi là khu nghỉ dưỡng là một công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho con người

Không gian cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo là yếu tố quan trọng tạo nên một khu nghỉ dưỡng đẹp, khai thác tối đa những yếu tố thiên nhiên và đưa vào bản thiết kế resort: biển, hồ, rừng cây, thác nước, thung lũng, tiếng chim, tiếng gió, tiếng suối róc rách hay tiếng sóng biển,…

Bên cạnh đó điều kiện khí hậu, văn hóa bản địa là yếu tố quyết định sự tồn tại lâu dài của rersort

Vì vậy việc thiết kế công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan resort phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các khu nghỉ dưỡng

2.1.2 Một vài resort trong và ngoài nước

Khu du lịch Mõm Đá Chim- Lazi Beach, tỉnh Bình Thuận: Nằm trong thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, cách TP HCM 180 km và cách trung tâm Phan Thiết 45 km, Mỏm đá chim resort được biết đến như một khu nghỉ dưỡng có nắng, gió hòa mình

Trang 15

với biển xanh, cát trắng và bờ biển dài uốn quanh vịnh, Resort mang dáng dấp của một Đà Lạt thu nhỏ với địa hình đồi núi tự nhiên, hàng phi lao thẳng tắp ven biển, bãi cỏ tuyết xanh mượt phủ kín và những loài hoa đua nhau khoe sắc Không gian thoáng rộng với diện tích 6 ha sẽ mang đến những dịch vụ tiện ích của một resort 4 sao

Hình 2.1: Khu du lịch Mõm Đá Chim- Lazi Beach, tỉnh Bình Thuận

Vinpearl Nha Trang - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: Tọa lạc trên đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang – một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, với tổ hợp

du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí sang trọng, hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, khung cảnh lộng lẫy, nên thơ của không gian cũng như những dịch vụ đẳng cấp quốc tế của Vinpearl Nha Trang, đông đảo du khách trong và ngoài nước đã yêu mến gọi tên nơi đây là “Đảo Thiên Đường”, là “Hòn Ngọc Việt”…

Hình 2.2: Khu resort Vinpearl Land, Nha Trang, Khánh Hòa

Trang 16

Furama resort Đà Nẵng: Đây là một khu nghỉ dưỡng 5 sao sang trọng, có uy tín và được xem là một trong những biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam Nằm tại bờ biển đẹp nhất miền trung Việt Nam, được tiếp đón nhiều người nổi tiếng và chính gia Từng đoạt giải thưởng khu nghỉ mát đẹp và là cửa ngõ vào 4 di tích Di sản thế giới; Huế, Con đường tơ lụa, Mỹ Sơn, Động Phong Nha

Hình 2.3: Khu nghỉ dưỡng Furama Resort Đà Nẵng

Four Seasons Resort, Koh Samui, Thái Lan: Four Seasons là một chuỗi khách sạn và resort hàng đầu về dịch vụ, chất lượng và địa điểm cũng như kiến trúc, cảnh quan Được xây dựng trên một đồn điền cũ, với những hàng dừa, hàng cọ đong đưa trong gió, nước biển một màu xanh lam như viên ngọc quý, những căn biệt thự nằm nhấp nhô rải rác trên những triền dốc thấp cao, hướng ra biển đây là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thái Lan

Trang 17

Hình 2.4: Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Resort, Koh Samui, Thái Lan

Shangri-La Rasa Ria Resort, Kota Kinabalu, Malaysia: Nơi đây có các spa tuyệt đẹp tại vịnh Dalit, hòa mình với một khu bảo tồn thiên nhiên với các thảm thực vật nhiệt đới xanh rì, rộng hơn 400 mẫu, nằm dọc theo bờ biển bao bọc khu resort Điều đặc biệt Shangri-La Rasa Ria Resort mang lại là cảnh quan nhân tạo và thiên nhiên hòa quyện vào nhau, nghỉ dưỡng kết hợp với bảo tồn sinh thái

Trang 18

Hình 2.5: Khu nghỉ dưỡng Shangri-La Rasa Ria Resort, Malaysia

2.2 Vị trí và hiện trạng

2.2.1 Vị trí khu đất xây dựng

Angasana resort nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô Huế Phía Bắc và Tây Bắc giáp đồi Cù Dù

Phía Nam giáp khu đô thị mới Chân Mây- Lăng Cô

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Đông Nam là cảng Chân Mây

Cách sân bay Đà Nẵng 55 km

Cách sân bay Phú Bài 50 km

Cách cố đô Huế 70 km

Trang 19

Hình 2.6: Bản đồ vị trí khu nghỉ dưỡng phức hợp Angsana Resort

Hình 2.7: Tổng quan vị trí tọa lạc của khu đất

Trang 20

Khu đất xây dựng Angsana Resort nằm ở thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phú Lộc là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên gần 73.000 ha, trong đó đất rừng có hơn 34.000 ha Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000 ha Có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Trà Đường hầm qua đèo Hải Vân

Cùng với quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô của Phú Lộc trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế

Chính vì vậy Phú Lộc rất giàu tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

2.2.2 Hiện trạng

Dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô (280 ha) do tập đoàn Banyan Tree (Singapo) làm chủ đầu tư và công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng INVESTCO làm tổng thầu xây lắp

Dự kiến việc xây dựng sẽ được triển khai theo 4 giai đoạn, trong đó Angsana Resort thuộc giai đoạn I của dự án triển khai cùng với 2 khách sạn 5 sao và các nhà nghỉ Banyan Tree resort; Laguna Holiday club

Hiện đang trong giai đoạn san lấp và xây dựng

Một số hình ảnh hiện trạng:

Trang 21

Hình 2.8: Hướng nhìn về phía tây khu đất

Hình 2.9: Hướng nhín về phía Đông khu đất

Trang 22

Hình 2.10: Một số công trình kiến trúc ở Angsana

Trang 23

2.2.3 Lí do chọn khu đất xây dựng

Dự án Laguna Lang Co được sự cấp phép xây dựng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tập đoàn Integrated Resorts Banyan Tree Worldwide đã tiến hành đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lang Co

Trong tổng số 280 ha của Laguna bao gồm: 7 khu khách sạn cao cấp, các khu căn hộ, trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf cùng nhiều hạng mục khác… Trong đó tôi chọn Angsana resort với lí do khu đất có khung cảnh đẹp, phía sau là đồi núi thấp, cây cối quanh năm xanh tươi, mặt trước tiếp giáp với bờ biển dài ôm gọn khu đất Khí hậu thuận lợi, tiếp cận với nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp giữa Huế và Đà Nẵng

2.3 Điều kiện tự nhiên

2.3.1 Địa hình

Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam Căn cứ vào độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thể chia vùng nghiên cứu thành các bậc địa hình như sau:

Núi trung bình: gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân với độ cao tuyệt đối trên 750 m

và độ cao tương đối trên 100 m, diện tích 45,1 km2, chiếm 6,2% diện tích huyện

Núi thấp: có độ cao tuyệt đối 250 - 750 m, độ cao tương đối trên 100 m, có diện tích 128,1 km2,chiếm 17,6% diện tích huyện

Đồi: có độ cao 10 - 250 m với diện tích 170,5 km2, chiếm 23,4% diện tích

huyện

Đồng bằng: có độ cao địa hình từ 10m trở xuống với diện tích 269,2 km2, chiếm 37% diện tích huyện Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước (sông, hồ và đầm phá): 115,2 km2, chiếm 15,8% diện tích huyện

Do Angsana resort nằm ở vùng đất tương đối thoải dần ra biển, bao quanh là các cụm đồi nhỏ nên việc chênh lệch độ cao không nhiều Do đó nên giữ lại cao độ

tự nhiên của khu vực chỉ san lấp khi cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái tự nhiên của khu vực

Trang 24

2.3.2 Khí hậu

Khí hậu Phú Lộc thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, mùa đông không lạnh, mang tính chất chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc

Nhiệt độ trung bình năm ở miền núi là 20oC và ở đồng bằng là 25oC

Gió: chịu ảnh hưởng gió mùa đông lẫn gió mùa hè, gió thịnh hành thay đổi theo mùa Mùa đông ( từ tháng 10 - 4) gió thịnh hành Tây Bắc (25 - 29%); Đông Bắc (10 - 15%) Mùa hè ( từ tháng 5 - 9) gió thịnh hành xấp xỉ nhau: hướng Nam đạt 10 - 16%; Tây Nam 11-14%; Đông Nam 10 - 16% Tốc độ gió trung bình năm không lớn 1,8 m/s nhưng vẫn có gió mạnh khi có bão, lốc…

Một năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII Lượng mưa trung bình năm đo được tại Lộc Trì là 3,436 mm

2.3.3 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi Phú Lộc phân bố tương đối đều trên cả huyện Đại bộ phận sông suối đều bắt nguồn từ vùng núi thuộc sườn phía bắc và phía đông của dãy Bạch Mã và chảy từ tây sang đông qua phần lớn diện tích là đồi núi xuống đồng bằng nhỏ hẹp bị các cồn cát chắn ngang trước khi đổ ra biển

Huyện Phú Lộc có các con sông chính là sông Nông, sông Truồi, sông Bù Lu

và sông Cầu Hai, cùng với nhiều khe suối nhỏ nên lượng nước khá phong phú

Tuy nhiên, do địa hình thượng nguồn quá dốc thường xảy ra xói lở bờ sông, vùng hạ lưu thấp trũng nên nước mặn theo các cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền, gây ra mặn tràn và mặn ngấm Riêng vùng ven biển vào mùa khô thường bị thiếu nước

Nguồn nước dưới đất của huyện tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, riêng vùng các xã ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô thì nguồn nước dưới đất có chất lượng kém hơn, vì thường bị nhiễm mặn

Đây là một hạn chế lớn trong quá trình xây dựng vì vậy phải tính toán kỹ thuật hạ tầng đảm bảo cho việc cung cấp nước ngọt trong khu vực

Trang 25

2.3.4 Thổ nhưỡng

Đất đai huyện Phú Lộc phát triển trên một địa hình phức tạp, bao gồm các loại đất chủ yếu: đất cát ven biển (C), đất mặn (M), đất phèn mặn (SM), đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất vàng đỏ trên đá granit (Fa), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), đất dốc tụ (D), đất mùn vàng đỏ trên đá magma axit (Ha) và đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Ngoài ra với điều kiện tự nhiên ở đây có thể sự dụng những loài cây có hoa làm phong phú thêm chủng loại cây xanh trong khu resort, những loại cây này vẫn đảm bảo thích nghi tốt với điều kiện ven biển như bằng lăng, lim xẹt, sứ…

2.4 Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng khu vực

Hiện khu Laguna có thể tiếp cận với nhiều tuyến đường đi qua thuận lợi cho việc lưu chuyển khách đến thăm quan và lưu trú như tuyến quốc lộ 1A, cảnh biển Lăng Cô, tuyến đường sắt Bắc-Nam, và một số đường dẫn vào khu nghỉ dưỡng cũng đã hoàn thành

Ngoài ra còn định hướng phát triển mở rộng thêm hệ thống đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc-Nam để đáp ứng sự phát triển của các dự án

Trang 26

Hiện nay một số hạng mục đã được đưa vào sử dụng như cầu Bù Lu, tuyến 2 vào thôn Cù Dù, đường Tây cảng Chân Mây, đường trung tâm đô thị Chân Mây, khu tái định cư Lộc Vĩnh Một số tuyến đường thiết yếu phục vụ cho các khu du lịch cũng được đầu tư như đường du lịch Lăng Cô, đường ven biển Cảnh Dương, hệ thống đường ven đầm Lập An, đường ven sông Bù Lu, ven núi Phú Gia

Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo đầy đủ nước ngọt cho sinh hoạt, bưu chính viễn thông cũng dần hoàn thiện đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án

2.5 Nguyên tắc phối kết cây xanh

2.5.1 Phối cây độc lập

Cây độc lập thể hiện vai trò chủ đạo trong không gian của cảnh quan vườn, cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh Có thể sử dụng cây độc lập làm điểm nhấn cho cảnh quan thiết kế

2.5.2 Phối theo khóm cây

Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ Thành phần khóm cây có thể là than gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây than gỗ và cây bụi Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và tạo hình khóm cây rất đa dạng Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc

và hình dáng tương phản nhau, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa

2.5.3 Phối cây theo hàng

Thường sử dụng theo các con đường để tạo bóng mát, hay dùng để dẫn lối Phối cây theo hàng có thể thay đổi nhịp điệu cao thấp, hay thưa dày để không gian thêm sinh động

Trang 27

Che lấp một số khuyết điểm thô cứng của công trình

Tạo ra một không gian nghỉ ngơi, giải trí trong lành, thoải mái cho du khách trong nước và quốc tế đã lựa chọn Angsana là nơi dừng chân

Kết hợp phong cách hiện đại và phát huy bản sắc riêng của văn hóa địa phương

3.2 Nội dung nghiên cứu

Xác địng vị trí, hình dạng, kích thước khu vực thiết kế

Tham khảo mặt bằng hiện trạng khu đất

Khảo sát điều kiện khí hậu, địa hình khu đất

Đo vẽ, định vị các công trình kiến trúc trong khu vực

Tìm hiểu đời sống tinh thần, văn hóa địa phương

Đánh giá giá trị thẫm mỹ và kinh tế mà công trình đem lại

Phân khu chức năng cho công trình

Đưa ra ý tưởng thiết kế

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chuẩn bị

Xin bản vẽ mặt bằng hiện trạng khu đất

Tham khảo các tài liệu sách báo, internet để tiến hành thực hiện

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Grant W.Reid, ASLA, 2006. Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (Hà Nhật Tân dịch). Nhà xuất bản văn hoa thông tin, 160 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hoa thông tin
2. Trần Hợp, 1998. Cây xanh & Cây cảnh Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 255 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh & Cây cảnh Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
3. Nguyễn Quân, 2005. Ngôn ngữ của hình và màu sắc. Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 171 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ của hình và màu sắc
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
4. Boutet, Terry S, 2005. Thông gió tự nhiên trong nhà ở (Hà Nhật Tân dịch). Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 301 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông gió tự nhiên trong nhà ở
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
5. Vương Thị Thủy, 2007. Bài giảng thực vật cảnh quan. Tài liệu lưu hành nội bộ, 136 trangTÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thực vật cảnh quan
6. Địa Chí Thừa Thiên Huế (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005). “Giới thiệu tổng quan về khí hậu, thời tiết Thừa Thiên Huế”. Trang kinh tế - xã hội ,Thừa Thiên Huế.http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_es/Views/Article.aspx?CMID=30&TLID=195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu tổng quan về khí hậu, thời tiết Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005). “Giới thiệu tổng quan về khí hậu
7. Địa Chí Thừa Thiên Huế (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005). “Giới thiệu chung về tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trang kinh tế - xã hội, Thừa Thiên Huế.http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/Default.aspx?OneID=2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005). “Giới thiệu chung về tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trang kinh tế - xã hội
8. “Điều kiện tự nhiên thành phố Huế”. Trang cổng thông tin điện tử Thành phố Huế.http://www.huecity.gov.vn/?cat_id=254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiên thành phố Huế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w