Bản full phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp languna lăng cô luận văn ths du lịch

135 886 17
Bản full  phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp languna lăng cô  luận văn ths  du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ TRƯƠNG NHẬT QUANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN THUỘC KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN NHÀN Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn LÊ TRƯƠNG NHẬT QUANG LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Bùi Xuân Nhàn – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn tôi. Thầy đã dành thời gian và tâm huyết để hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Laguna Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc cung cấp thông tin để thực hiện luận văn. Xin cảm ơn tất cả các anh chị đồng nghiệp trong công ty đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cao học và thực hiện luận văn. Huế, ngày 2 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn LÊ TRƯƠNG NHẬT QUANG i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài 6 3. Mục tiêu nghiên cứu 8 4. Câu hỏi nghiên cứu 8 5. Phạm vi nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10 8. Kết cấu luận văn 10 Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN 11 1.1. Khái quát về phát triển nguồn nhân lực 11 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 11 1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực 11 1.1.3. Mục đích và vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 16 1.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành khách sạn 18 1.2. Nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 19 1.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực 19 1.2.2. Tuyển dụng nguồn nhân lực 20 1.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 22 1.2.4. Tạo động lực thúc đẩy người lao động 32 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 33 1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 33 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34 1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khách sạn 35 1.4.1. Kinh nghiệm của các khách sạn nước ngoài 35 1.4.2. Kinh nghiệm của các khách sạn trong nước 39 ii 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các khách sạn nghiên cứu 43 Tiểu kết chương 1 44 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHÁCH SẠN THUỘC KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ THỜI GIAN QUA 45 2.1. Giới thiệu sơ lược về khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô 45 2.1.1. Về tập đoàn Banyan Tree 45 2.1.2. Về khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô 45 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ của 2 khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô 46 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của 2 khách sạn Banyan Tree và Angsana Lăng Cô 49 2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại 2 khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô 51 2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của 2 khách sạn 51 2.2.2. Quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại các khách sạn 58 2.2.3. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn 61 2.2.4. Thực trạng việc tạo động lực thúc đẩy người lao động 75 2.3. Đánh giá chung 81 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 81 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 83 Tiểu kết chương 2 85 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN THUỘC KHU NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP LAGUNA LĂNG CÔ THỜI GIAN TỚI 86 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới 86 3.1.1. Phương hướng phát triển của khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô và các khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô 86 iii 3.1.2. Một số dự báo về nhu cầu nhân lực khách sạn và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới 87 3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn trong thời gian tới 88 3.2.1. Giải pháp tuyển dụng nhân lực 88 3.2.2. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 90 3.2.3. Giải pháp tạo động lực khuyến khích người lao động trong khách sạn . 94 3.2.4. Một số giải pháp khác 99 3.3. Một số kiến nghị 102 3.3.1. Với lãnh đạo công ty TNHH Laguna Việt Nam 102 3.3.2. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Tỉnh Thừa Thiên – Huế 103 3.3.3. Với Tổng cục Du lịch 103 Tiểu kết chương 3 104 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân biệt giữa đào tạo và phát triển 23 Bảng 2.1: Số lượng nguồn nhân lực của 2 khách sạn (2012 – 2013) 51 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính của 2 khách sạn 53 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của 2 khách sạn 53 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn 54 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận 56 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận trực tiếp và gián tiếp 57 Bảng 2.7: Mức độ đồng ý của nhân viên về hoạt động đào tạo 64 Bảng 2.8: Hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo 64 Bảng 2.9: Nhu cầu đào tạo của nhân viên 66 Bảng 2.10: Ý kiến nhân viên về việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo 71 Bảng 2.11: Ý kiến của nhân viên về thời gian đào tạo 71 Bảng 2.12: Đánh giá của nhân viên về hiệu quả của hoạt động đào tạo 73 Bảng 2.13: Ý kiến của nhân viên về hình thức khuyến khích tài chính 77 Bảng 2.14: Ý kiến về việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên 78 Bảng 2.15: Ý kiến của nhân viên về hình thức khuyến khích phi tài chính 78 Bảng 2.16: Ý kiến của nhân viên về các yếu tố tạo động lực khác 80 Biểu đồ 2.1: Số lượng nguồn nhân lực của 2 khách sạn qua 2 năm 53 Mô hình 1.1: Các nguyên lý của mô hình phát triển nguồn nhân lực 15 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực đang là vấn đề quan tâm của xã hội hiện nay. Nó chính là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá vì nó góp phần vào sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Cho nên, vấn đề quản trị nhân lực được xem là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thành công hay thất bại trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực, nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất được các doanh nghiệp chú trọng. Ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của công việc. Do đặc điểm lao động trong ngành chủ yếu là cung ứng dịch vụ, do vậy lao động trong ngành khách sạn có những yêu cầu riêng. Khi tuyển được người mới, công việc đầu tiên mà doanh nghiệp thường tiến hành là đào tạo lại những kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc để người lao động làm quen với môi trường làm việc mới và nhanh chóng nắm bắt công việc. Trong quá trình làm việc, họ còn được phát triển thêm nhiều kỹ năng khác để nâng cao chuyên môn và làm việc có hiệu quả hơn. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi đây là cơ sở để các doanh nghiệp thực thi chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Bản thân người nghiên cứu hiện đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Laguna Việt Nam, trực thuộc tập đoàn Banyan Tree (Singapore). Tập đoàn này đã đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế) với số vốn đăng ký hơn 875 triệu USD để xây dựng một khu nghỉ dưỡng phức hợp có tên là Laguna Lăng Cô. Đây là khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp thế giới lần 6 đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Giai đoạn 1 của khu nghỉ dưỡng phức hợp này đã đi vào hoạt động với 2 khách sạn 5 sao (Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô) và 1 sân gôn 18 lỗ. Khu nghỉ dưỡng phức hợp này đã và đang thu hút nhiều lao động đến làm việc tại đây. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của hai khách sạn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Do đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho khu nghỉ dưỡng phức hợp, đặc biệt là cho 2 khách sạn 5 sao rất được ban quản lý khu nghỉ dưỡng quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đồng thời nhận thấy việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, khách sạn đang trở thành nhu cầu bức thiết nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: Phát triển nguồn nhân lực là một đề tài khá phổ biến trong các nghiên cứu gần đây. Các đề tài thường đề cập đến là phát triển nguồn nhân lực của một địa phương hay của một doanh nghiệp. Luận văn có tham khảo các đề tài sau: Luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh (2009). Luận văn thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng DANATOUR” của tác giả Phan Thị Kim Chi (2011). Luận văn thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực viễn thông Bình Định” của tác giả Lê Xuân Quý (2013). Những đề tài này đã xây dựng được một hệ thống cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp để thấy được những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động này. Qua đó, đề ra giải pháp nâng cao hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. 7 Trong lĩnh vực du lịch, các đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực chủ yếu nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch của một địa phương, còn những đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực doanh nghiệp tuy cũng đã được nghiên cứu, song nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho các khách sạn trong các khu dịch vụ phức hợp còn rất ít được đề cập đến. Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, qua việc tra cứu thông tin qua mạng, người nghiên cứu đã tìm được một đề tài có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực trong ngành khách sạn. Đó là đề tài “The importance of staff training in the hotel industry. Case study: Renaissance Shanghai Yuyuan Hotel” (Tầm quan trọng của đào tạo nhân viên trong ngành khách sạn. Nghiên cứu trường hợp: Khách sạn Renaissance Shanghai Yuyuan) của tác giả Yang Xiao. Mục đích của nghiên cứu này là giúp cho mọi nhân viên trong ngành khách sạn thấy được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực. Như vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khách sạn vẫn chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, ngành du lịch, khách sạn ở Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và doanh nghiệp. Tính mới của đề tài: Với tên đề tài là “Phát triển nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô”, đề tài này kế thừa một số cơ sở lý luận của những đề tài trong nước nói trên kết hợp với một số tài liệu chuyên ngành khác để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn. Có thể nói, đề tài về phát triển nguồn nhân lực trong ngành khách sạn là khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô. Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại hai khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô thông qua tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Để có được thông tin khách quan từ phía người lao động và người quản lý của 2 khách sạn này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phát triển nguồn nhân lực của 2 khách sạn này trong thời gian tới. [...]... nhằm phát triển nguồn nhân lực khách sạn đáp ứng được yêu cầu phát triển của các khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô trong thời gian tới Trên nền tảng làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động phát triển nguồn nhân lực khách sạn, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại 2 khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô để... Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương sau: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực khách sạn Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô thời gian qua Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô thời gian tới 10 Chương... khách sạn, phát triển nguồn nhân lực khách sạn bao gồm các nội dung gì? Vì sao phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch, khách sạn? - Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại 2 khách sạn nghiên cứu trong thời gian qua đang đặt ra những vấn đề gì cần tập trung giải quyết? - Cần có những giải pháp, kiến nghị nào mang tính đột phá để phát triển nguồn nhân lực khách sạn. .. cầu phát triển? 8 5 Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại 2 khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô (thuộc Laguna Lăng Cô) , chú trọng vào 3 nội dung: (1) Tuyển dụng nguồn nhân lực; (2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (3) Tạo động lực thúc đẩy người lao động - Về mặt không gian, đề tài tập trung vào các nội dung phát. .. dung của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rộng liên quan đến nhiều yếu tố như phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp, phát triển tổ chức… Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phát triển về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp Do giới hạn về điều kiện thời gian và nội dung thông tin thu thập được nên nội dung của phát triển nguồn nhân. .. Lăng Cô thời gian tới 10 Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN 1.1 Khái quát về phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên, xuất bản năm 2008 thì: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất... doanh của doanh nghiệp [26, tr 11] 1.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành khách sạn Nguồn nhân lực khách sạn bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch tại khách sạn Nguồn nhân lực trong ngành khách sạn có một số đặc điểm sau: - Sản phẩm là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ - Tính chuyên... nội dung phát triển nguồn nhân lực của hai khách sạn Banyan Tree Lăng Cô và Angsana Lăng Cô thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô - Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng tại 2 khách sạn từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 Đề xuất các giải pháp đến năm 2020 và các năm tiếp theo 6 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài sử... thập được nên nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong luận văn này sẽ gồm 4 phần: (1) Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực; (2) Tuyển dụng nguồn nhân lực; (3) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Tạo động lực thúc đẩy người lao động 1.2.1 Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Đối với một doanh nghiệp, số lượng nguồn nhân lực chính là quy mô nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,... lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao” [1, tr 104] Theo giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh

Ngày đăng: 27/08/2015, 21:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan