Từ đó xác định được những hạn chế còn tồn tại trong các báo cáo hiện trạng môi trường hiện nay như các số liệu rất đa dạng và phức tạp, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, nhiều dữ liệu chưa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG CHỈ SỐ AQI VÀ WQI TRONG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
HUYỆN TÂY SƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH TUẤN
Niên khóa: 2008 - 2012
THÁNG 06/2012
Trang 2HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
HUYỆN TÂY SƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH
Tác giả
NGUYỄN MINH TUẤN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên nghành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn
TS CHẾ ĐÌNH LÝ
Tháng 6 năm 2012
Trang 3TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH TUẤN MSSV: 08157246
1 Tên đề tài: Áp dụng chỉ số AQI và WQI trong báo cáo đánh giá hiện trạng môi
trường: trường hợp nghiên cứu huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định
2 Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Nghiên cứu công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường ở các cấp địa phương
Việt Nam và huyện Tây Sơn hiện nay
Phân tích ưu nhược điểm của báo cáo hiện trạng môi trường, chỉ ra những hạn
chế còn tồn tại và đề xuất biện pháp giải quyết những hạn chế này
Phân tích diễn biến chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt
trên địa bàn huyện Tây Sơn
Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường
nước mặt huyện Tây Sơn và đề xuất một số giải pháp bảo vệ
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012 Kết thúc: tháng 06/2012
4 Họ tên GVHD: TS Chế Đình Lý
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày 15 tháng 02 năm 2012 Ngày 14 tháng 02 năm 2012
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến TS Chế Đình Lý, Viện phó Viện Tài nguyên và Môi trường Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh,
KS Nguyễn Hiền Thân, chuyên viên du lịch Viện Tài nguyên và Môi
trường, trong quá trình thực hiện luận văn, thầy và anh luôn tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi
có thể hoàn thành được luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích, cũng như những lời
khuyên, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường, cũng như suốt thời gian thực hiện luận văn
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Hậu, cùng các anh chị trong Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn, các cô chú
làm việc tại Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đã cung cấp cho tôi
những số liệu làm nền tảng cho đề tài, cũng như tạo những điều kiện thuận
lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận
Và hơn hết, từ sâu thẳm trong tâm hồn, con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ba mẹ, chị và em, gia đình luôn là hậu phương
vững chắc nhất cho con trong suốt cuộc đời này, luôn hỗ trợ, động viên và
ủng hộ con trong mọi quyết định, cũng như bên cạnh con lúc con cảm thấy
khó khăn nhất
Nguyễn Minh Tuấn
Trang 5TÓM TẮT
Trước áp lực của phát triển kinh tế và xã hội đã làm cho chất lượng môi trường ngày một xấu đi Tuy nhiên, công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường chưa trả lời được “hiện trạng môi trường của địa phương tốt hay xấu” Việc áp dụng chỉ số chất lượng môi trường (điển hình là hai chỉ số AQI và WQI) vào trong báo cáo hiện trạng môi trường là hết sức cần thiết
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012 thông qua các phương pháp như: thu thập tài liệu; phân tích SWOT; phương pháp AQI & WQI, phân tích CED.… Kết quả nghiên cứu được khái quát như sau:
- Đã tham khảo và nhận xét, đánh giá các báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam và huyện Tây Sơn Từ đó xác định được những hạn chế còn tồn tại trong các báo cáo hiện trạng môi trường hiện nay như các số liệu rất đa dạng và phức tạp, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, nhiều dữ liệu chưa được chuyển hóa thành thông tin, nội dung còn dài dòng…
- Đã đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Tây Sơn từ năm 2007 – 2011 Đối với môi trường không khí: diễn biến chỉ số AQI cho thấy chất lượng không khí tương đối tốt, dao động trong mức xếp hạng khá đến trung bình (51-150), chỉ xảy ra ô nhiễm cục bộ một
số nơi như nút giao thông, một số khu vực khai thác đất đá Diễn biến chỉ số WQI cũng chỉ ra rằng môi trường nước mặt đã xảy ra ô nhiễm cục bộ ở một số nơi như tại cống xả của các nhà máy, cụm dân cư khi nhiều năm chỉ số WQI ở mức xếp hạng ô nhiễm nặng (0-25)
- Qua khảo sát và phân tích đã xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước như do hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, hoạt động giao thông, hoạt động khai thác khoáng sản…
- Đã đề xuất các giải pháp như thanh tra các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, các giải pháp áp dụng chỉ số AQI, WQI
để bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tây Sơn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan tài liệu 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 7
1.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8
1.6 Tính mới và ý nghĩa của đề tài 8
Chương 2 10
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: HUYỆN TÂY SƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH 10
2.1 Điều kiện tự nhiên 10
2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 10
2.1.2 Địa chất – địa hình 10
2.1.3 Khí hậu - thủy văn 11
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 12
2.2.1 Lĩnh vực kinh tế 12
2.2.2 Lĩnh vực xã hội 12
2.2.2.1 Dân số 12
2.2.2.2 Giáo dục 13
2.2.2.3 Y tế 13
Chương 3 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Tiến trình thực hiện đề tài 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 15
Trang 73.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 15
3.3.2 Phương pháp ma trận SWOT 15
3.3.3 Phương pháp tính chỉ số chất lượng không khí 16
3.3.4 Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước 19
3.3.5 Phương pháp khảo sát thực địa 22
3.3.6 Phương pháp phân tích nguyên nhân – hệ quả (CED) 23
Chương 4 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Công tác lập báo cáo HTMT và đề xuất điều chỉnh nội dung báo cáo 24
4.1.1 Hiện trạng lập báo cáo HTMT ở Việt Nam và huyện Tây Sơn 24
4.1.1.1 Ở Việt Nam 24
4.1.1.2 Huyện Tây Sơn 28
4.1.2 Ưu nhược điểm của báo cáo HTMT và đề xuất hiệu chỉnh nội dung báo cáo…… 29
4.1.2.1 Ưu điểm và hạn chế của các báo cáo HTMT hiện nay 29
4.1.2.2 Điều chỉnh nội dung của báo cáo hiện trạng môi trường 31
4.2 Đánh giá, lựa chọn chỉ số AQI, WQI phù hợp với điều kiện huyện Tây Sơn 34 4.2.1 Đánh giá, lựa chọn chỉ số AQI 34
4.2.2 Đánh giá, lựa chọn chỉ số WQI 35
4.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt và không khí huyện Tây Sơn 36
4.3.1 Môi trường nước mặt 36
4.3.2 Môi trường không khí 42
4.4 Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và không khí huyện Tây Sơn 48
4.4.1 Môi trường nước mặt 48
4.4.1.1 Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá 50
4.4.1.2 Sự phát triển của ngành công nghiệp 51
4.4.1.3 Ô nhiễm từ hoạt động làng nghề 52
4.4.1.4 Hoạt động nông nghiệp 52
4.4.1.5 Hoạt động khai thác khoáng sản 53
4.4.1.6 Hoạt động khai thác cát 53
4.4.1.7 Hoạt động khác 53
Trang 84.4.2 Môi trường không khí 54
4.4.2.1 Cháy rừng 55
4.4.2.2 Hoạt động giao thông 55
4.4.2.3 Hoạt động xây dựng, khai thác và vận chuyển đất đá 55
4.4.2.4 Ô nhiễm từ hoạt động của các làng nghề 55
4.4.2.5 Trong lĩnh vực công nghiệp 56
4.4.2.6 Nguyên nhân khác 56
4.5 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường 57
4.5.1 Các giải pháp để hoàn thiện báo cáo hiện trạng môi trường 57
4.5.2 Một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tây Sơn 59
4.5.2.1 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của quần chúng nhân dân 59
4.5.2.2 Giải pháp thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất 61
4.5.2.3 Các giải pháp để áp dụng chỉ số AQI và WQI 64
4.5.2.3.1 Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nước và không khí 64 4.5.2.3.2 Quản lý và lưu giữ số liệu quan trắc môi trường nước và không khí……… 64
4.5.2.3.3 Lập trình tính toán tự động chỉ số AQI và WQI 65
Chương 5 66
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AQI : Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index)
WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCMT : Tổng cục Môi trường
SWOT : Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (Strengths-
Weaknesses – Opportunities – Threats ) DPSIR : Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng
HTMT : Hiện trạng môi trường
QĐ : Quyết định
CED : Sơ đồ nguyên nhân và hệ quả (Cause & Effect Diagram)
KCN : Khu công nghiệp
CCN : Cụm công nghiệp
ĐCN : Điểm công nghiệp
QTMT : Quan trắc Môi trường
KTMT : Kỹ thuật môi trường
KSON : Kiểm soát ô nhiễm
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình xây dựng báo cáo HTMT cấp tỉnh giai đoạn 2005 - 2009 27
Bảng 4.2: Ma trận SWOT phân tích ưu nhược điểm của báo cáo HTMT 30
Bảng 4.3: Đề xuất điều chỉnh nội dung báo cáo HTMT ở cấp địa phương 33
Bảng 4.4: Đề xuất điều chỉnh nội dung báo cáo đánh giá HTMT huyện Tây Sơn 33
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước thải Cụm công nghiệp Phú An 52
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước thải nhà máy đường Bình Định 51
Bảng 4.7: Các giải pháp hoàn thiện báo cáo HTMT 58
Bảng PL1.1: Số liệu quan trắc môi trường nước sông Kôn tại điểm K1 71
Bảng PL1.2: Số liệu quan trắc môi trường nước sông Kôn tại điểm K2 71
Bảng PL1.3: Số liệu quan trắc môi trường nước sông Kôn tại điểm K3 71
Bảng PL1.4: Số liệu quan trắc môi trường nước sông Kôn tại điểm K4 72
Bảng PL2.1: Số liệu quan trắc môi trường không khí tại điểm H1 73
Bảng PL2.2: Số liệu quan trắc môi trường không khí tại điểm H2 73
Bảng PL2.3: Số liệu quan trắc môi trường không khí tại điểm H3 73
Bảng PL2.4: Số liệu quan trắc môi trường không khí tại điểm H4 73
Bảng PL5.1: Chỉ số chất lượng nước sông Kôn tại điểm K1 76
Bảng PL5.2: Chỉ số chất lượng nước sông Kôn tại điểm K2 76
Bảng PL5.3: Chỉ số chất lượng nước sông Kôn tại điểm K3 76
Bảng PL5.4: Chỉ số chất lượng nước sông Kôn tại điểm K4 77
Bảng PL6.1: Chỉ số chất lượng không khí ở điểm quan trắc H1 78
Bảng PL6.2: Chỉ số chất lượng không khí ở điểm quan trắc H2 78
Bảng PL6.3: Chỉ số chất lượng không khí ở điểm quan trắc H3 78
Bảng PL6.4: Chỉ số chất lượng không khí ở điểm quan trắc H4 79
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Mô hình DPSIR 26
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh diễn biến chỉ số WQI giữa các điểm K1, K2, K3, K4 42
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh diễn biến chỉ số AQI giữa các điểm H1, H2, H3, H4 47
Hình 4.4: Sơ đồ CED của ô nhiễm môi trường nước mặt tại huyện Tây Sơn 49
Hình 4.5: Sơ đồ CED của ô nhiễm môi trường không khí tại huyện Tây Sơn 54
Trang 12Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì phát triển kinh tế luôn đi đôi với
ô nhiễm môi trường Sau hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao, bình quân thu nhập đầu người tăng lên và đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, vị thế đất nước trong khu vực và trên thế giới được nâng cao Tuy nhiên, việc phát triển nhanh nền kinh tế mà chưa chú trọng đến tính bền vững đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm các nguồn tài nguyên và ảnh hưởng xấu đến các thành phần của hệ sinh thái, trong đó có con người Vì vậy, vấn đề phát triển kinh tế – xã hội luôn phải gắn liền với việc giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững đang là vấn
đề thời sự nóng bỏng hiện nay
Là một huyện trung du miền núi của tỉnh Bình Định, Tây Sơn được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đánh tan tập đoàn Nguyễn – Trịnh và quân xâm lược Xiêm – Thanh, tạo nên những chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc Theo kế hoạch đã đề ra, đến năm 2015 huyện Tây Sơn sẽ trở thành thị xã Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng Bộ và nhân dân trong huyện đã và đang đẩy nhanh đô thị hóa, thúc đẩy công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho các tổ chức doanh nghiệp phát triển Tính đến cuối năm 2011 tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa của huyện ngày càng tăng, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm, sản xuất được đẩy mạnh
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội là sự gia tăng những tác động tiêu cực từ các hoạt động phát triển kinh tế tới cảnh quan, môi trường Những vấn đề môi trường nổi cộm hiện nay như: ô nhiễm ở các làng nghề truyền thống; ô nhiễm nguồn nước sông Kôn do nước thải từ nhà máy đường Bình Định; tình trạng rác thải ở các khu dân cư; ô nhiễm không khí quanh các lò gạch ngói thủ công; vấn đề nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn… đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sinh
Trang 13huyện rất chú trọng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, vì vậy để phát triển kinh tế bền vững cần hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường chính là mục tiêu hàng đầu hiện nay
Từ tình hình thực tiễn đã nêu trên, công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường nhằm giám sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn huyện Tây Sơn nói riêng và ở các địa phương khác nói chung là rất cần thiết, để nắm vững chất lượng môi trường, đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp Tuy nhiên báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT) ở các cấp địa phương hiện nay, trong đó có báo cáo đánh giá HTMT trên địa bàn huyện Tây Sơn còn rất nhiều những hạn chế như: các thông tin về môi trường ở địa phương rất khó được mọi người nắm bắt, các báo cáo thường dài dòng, số liệu báo cáo rất đa dạng và phức tạp, gây khó khăn cho người đọc Ngoài ra trong các báo cáo HTMT cấp địa phương hiện nay chưa biến dữ liệu thành
thông tin Do vậy khóa luận tốt nghiệp: “Áp dụng chỉ số AQI và WQI trong báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường: trường hợp nghiên cứu huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định” được thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế trên Chỉ số chất lượng không
khí và chỉ số chất lượng nước sẽ giúp các báo cáo HTMT sinh động và súc tích Đồng thời, hai chỉ số này sẽ dễ dàng tiếp cận và phổ biến chất lượng môi trường không khí
và môi trường nước mặt của một địa phương cụ thể
1.2 Tổng quan tài liệu
Hiện nay có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về môi trường ở trên Thế giới và Việt Nam, các đề tài nghiên cứu này xoay quanh rất nhiều vấn đề, trong đó các nghiên cứu
về chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt có thể kể ra như:
- “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ năm 2006” được thực hiện bởi Thịnh Thị
Hương, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Trần Bảo Thanh và cộng sự, với mục tiêu mô tả
và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang về chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu vào tháng 6
và tháng 11 năm 2006 ở một số vùng dân cư sống dọc theo ven sông của 3 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ nhằm mục đích xác định mức độ ô nhiễm hoá
lý và vi sinh nước Kết quả xét nghiệm 40 mẫu nước cho thấy: nhu cầu oxy hoá học (COD) lúc triều thấp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1 – 6 lần Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) vượt mức cho phép từ 1,5 – 10 lần Mật độ coliform của nhánh sông Hậu ở huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Quận Bình Thuỷ vượt mức cho phép
từ 4,6 – 92 lần (Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 -1995, loại A) Nguyên nhân được xác định là do chất thải sinh hoạt, phân người và chất thải của nuôi trồng thủy sản
Trang 14- “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và trầm tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 2006 – 2007” do nhóm các giảng viên thuộc Đại học Huế mà đứng đầu là
PGS.TS Nguyễn Văn Hợp với mục tiêu xác định các công cụ và các thông số chính cho chương trình quan trắc môi trường trong tương lai; áp dụng những công cụ mới để đánh giá trạng thái dinh dưỡng của môi trường đáy dựa trên cơ
sở phân tích thành phần hóa sinh và đặc điểm của vật chất hữu cơ trầm tích; phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm tiềm tàng trong nước, trầm tích, làm cơ sở để đề xuất chương trình quan trắc môi trường cho tương lai Qua việc lấy mẫu và phân tích các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ dẫn điện (EC), độ mặn, độ đục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, các kim loại độc như Cu, Zn….rồi so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ TCVN 5943-1995 (cột áp dụng cho nuôi trồng thủy sản) và Tiêu chuẩn Chất lượng nước cho mục đích nuôi tôm sú của Bộ Thủy sản 28 TCN 171-2001 đã rút ra kết luận hầu hết các thông số chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai như pH, DO, BOD5, amoni (NH4/NH3), các kim loại độc (Cu, Pb, Cd và Zn) đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 áp dụng đối với nước biển ven bờ sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác
- “Đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền đoạn đi qua Thành phố Mỹ Tho”
nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Tiền trên địa bàn Thành Phố Mỹ Tho, giúp các cấp quản lý môi trường thành phố theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt của đoạn sông này, đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên sông Nghiên cứu được thực hiện bằng việc thu thập các số liệu quan trắc, lấy mẫu phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các điểm lựa chọn, dựng đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo được qua các lần quan trắc để nhận xét sự biến đổi chất lượng nước mặt theo thời gian Kết quả cho thấy chất lượng nước sông Tiền đoạn đi qua thành phố Mỹ Tho đã bị ô nhiễm, nguyên nhân được cho là do nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản phía thượng nguồn
- “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre” do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ
Trâm của Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM thực hiện Luận văn đã đánh giá được diễn biến hiện trạng môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre trong giai đoạn
2001 - 2006, công tác quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu, dự báo chất thải trong những năm tới cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã
- “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường không khí vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2001 – 2010” do PGS.TS Dương Hồng Sơn chủ trì nhằm đánh
Trang 15giá hiện trạng môi trường không khí trong khu vực trên cơ sở số liệu đo đạc chất lượng không khí và nước mưa, tính toán lượng phát thải một số chất ô nhiễm cơ bản do các hoạt động kinh tế xã hội Nghiên cứu này đã xây dựng các bản đồ phân vùng chất lượng không khí khu vực Đồng Bằng sông Hồng thông qua phương pháp mô hình để làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
Có thể thấy các nghiên cứu kể trên tiến hành thu thập số liệu quan trắc môi trường qua các năm, sau đó đi so sánh với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam rồi đánh giá mức độ, cũng như diễn biến ô nhiễm nên mức độ tổng hợp thông tin còn thấp, chỉ có giá trị đối với các nghiên cứu chuyên sâu Chính vì vậy các nghiên cứu này mặc
dù đã đánh giá được chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt ở một địa phương cụ thể nhưng còn một số hạn chế như những thông tin trong các nghiên cứu này rất đa dạng, phức tạp và khó nắm bắt, chỉ có giá trị với những người có chuyên nghành làm việc trong lĩnh vực môi trường
Hiện nay các nước như Hoa Kỳ, Braxin, Anh, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ
Kỳ, Malaysia… đã tiến hành xây dựng và ứng dụng phương pháp tính chỉ số chất lượng môi trường không khí, chỉ số chất lượng môi trường nước đánh giá rất hiệu quả mức độ ô nhiễm của hai môi trường này Ngoài ra hai phương pháp này còn có rất nhiều ưu điểm như đơn giản, ngắn gọn, tốn ít chi phí nhưng lại dễ nắm bắt, dễ phổ biến, mức độ tổng hợp thông tin cao, có thể khái quát chất lượng không khí, chất lượng nước cho một lưu vực sông hoặc một vùng cụ thể Nhiều nghiên cứu về lĩnh vực môi trường trên Thế giới đã sử dụng hai chỉ số này mà tiên phong chính là Hoa Kỳ, quốc gia có mạng lưới quan trắc môi trường rất hoàn chỉnh và đồng bộ, đây chính là
cơ sở để xây dựng các loại chỉ số, chỉ thị và đưa ra các cảnh báo kịp thời về hiện trạng
và diễn biến của các thành phần môi trường Chất lượng không khí, môi trường nước của Hoa Kỳ đã được công bố theo thời gian thực trên hầu hết lãnh thổ nhờ hệ thống quan trắc tự động, thông tin về hai chỉ số này được công bố rộng rãi trên các bảng điện
tử, mặt báo, truyền hình, phương tiện công cộng… nên người dân có thể nắm bắt và đưa ra các quyết định cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của mình, giảm đáng
kể các thiệt hại về sức khỏe và kinh tế Canada cũng là một quốc gia mà hai chỉ số AQI và WQI được sử dụng rộng rãi nhờ mạng lưới quan trắc khá hoàn chỉnh Trong khu vực Đông Nam Á thì có thể kể đến Thái Lan, Malaysia, hai nước đã tiếp cận, xây dựng và ứng dụng hiệu quả hai chỉ số AQI và WQI cho những mục đích riêng của mình
Ở Việt Nam, chúng ta chỉ mới tiếp cận và nghiên cứu về hai chỉ số này trong những năm gần đây Đối với chỉ số WQI thì có những công trình nghiên cứu của một
số tác giả như TS Tôn Thất Lãng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
Trang 16TP.HCM, TS Phạm Thị Minh Hạnh, PGS.TS Lê Trình thuộc Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường cũng như một số tác giả khác, cụ thể như sau:
- “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai” do TS Tôn Thất Lãng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM thực hiện từ năm 2003 -2005 Dựa vào mô hình NSF-WQI của Hoa Kỳ, tác giả đã ứng dụng chỉ số chất lượng nước xây dựng bằng phương pháp Delphi thông qua ba giai đoạn: giai đoạn 1 là chọn các thông số chất lượng nước; giai đoạn 2 xây dựng các hàm chất lượng nước; giai đoạn 3 tính toán chỉ số chất lượng nước và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai Kết quả cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai có xu hướng giảm theo thời gian, có sự biến động mạnh giữa các điểm khảo sát qua các năm Cũng bằng phương pháp này TS Tôn
Thất Lãng cũng đã ứng dụng chỉ số WQI trong đề tài: “Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu” Kết quả cho
thấy, chất lượng nước sông Hậu đã bị ô nhiễm ở mức từ trung bình đến nhẹ Chất lượng nước có xu hướng giảm trong những năm gần đây Nguyên nhân chủ yếu
là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp gây ra
- “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước trên cơ sở chỉ số chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM”
do PGS.TS Lê Trình thực hiện từ năm 2007 – 2008 Mục tiêu của đề tài này chính là để phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng hợp lý, an toàn các nguồn nước ở TP.HCM Tác giả đã đề xuất một số mô hình tính WQI và đem lại hiệu quả cao Ngoài ra phương pháp tính chỉ số chất lượng nước còn được PGS.TS Lê
Trình sử dụng trong đề tài: “Ứng dụng chỉ số WQI để phân loại chất lượng nước
sông, hồ ở Thành phố Hà Nội” mà mình đang thực hiện Chỉ số WQI sẽ là công
cụ chính để đánh giá và phân loại chất lượng nước ao, hồ trên địa bàn thủ đô, giúp cho các nhà quản lý có thể dễ dàng ra quyết định trong việc quản lý tài
nguyên nước trên địa bàn
- “Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước” do Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng
Trường Đại học Khoa học, Nguyễn Minh Cường Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004 Dựa vào các thông số quan trắc chất lượng nước và trên cơ sở nghiên cứu, điều chỉnh mô hình WQI của Bharvaga Ấn Độ đề xuất, đã xây dựng được mô hình WQI phù hợp để đánh giá chất lượng nước sông Bồ Qua quá trình nghiên cứu đã rút ra kết luận sông Bồ có chất lượng nước khá tốt: 90% số liệu WQI thuộc mức I (rất tốt) và mức II (tốt)
- Ngoài ra còn có nghiên cứu xây dựng mô hình tính chỉ số WQI do TS Phạm Thị Minh Hạnh thực hiện, dựa vào các thông số quan trắc trong chương trình quan
Trang 17trắc môi trường quốc gia và cách tính chỉ số WQI bằng phương pháp tổng hợp đưa ra bởi Ủy ban sông Mê Kông
Đối với chỉ số AQI chúng ta có những nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn nhưng vẫn ở một mức độ khiêm tốn Tại Segame 22 tổ chức tại Hà Nội năm 2003, chúng ta đã lắp đặt một số trạm quan trắc không khí tự động và thử nghiệm tính chỉ số AQI, chỉ số này đã được công bố trên các bảng điện tử ven đường ở một số khu vực nhằm cho mọi người biết chất lượng môi trường không khí khu vực mà mình đang bị ảnh hưởng Tại TP.HCM, Sở TN & MT thành phố đã lắp đặt 8 trạm quan trắc không khí tự động và tính toán chỉ số này bằng cách dùng công thức tính đơn giản của Australia vào năm 2002 Ở Đà Nẵng, đến cuối năm 2010 mới được Bộ TN & MT đầu
tư một trạm quan trắc không khí tự động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thiết bị
tự động quan trắc môi trường không khí và nước” Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (KTMT) thành phố Đà Nẵng, một đơn vị trực thuộc của Sở TN & MT thành phố Đà Nẵng sẽ là đơn vị trực tiếp vận hành và khai thác dữ liệu của trạm quan trắc phục vụ công tác quản lý môi trường của địa phương và TW Để khai thác một cách có hiệu quả các số liệu từ trạm quan trắc tự động, Trung tâm KTMT bước đầu đã sử dụng số liệu quan trắc này để xây dựng chỉ số AQI nhằm đánh giá chất lượng môi trường không khí nội thị của thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp tính chỉ số AQI của Anh Ngoài ra chỉ số này đã được Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường sử
dụng cho đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí” nhằm tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí khoanh
vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc Mặc dù mới chỉ được sử dụng ở một mức độ khá khiêm tốn nhưng có thể thấy hai chỉ số AQI và WQI có rất nhiều ưu điểm, tiện lợi và tiềm năng ứng dụng rất lớn Nhận thức được tầm quan trọng của hai chỉ số này đối với công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, nâng cao nhận thức về môi trường, phòng tránh thiên tai, sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm, giữa năm 2011 TCMT đã ban hành phương pháp tính chỉ số AQI, WQI phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cách tính hai chỉ số này sẽ được trình bày trong chương 3 Đây sẽ là cơ sở cho việc công bố rộng rãi hai chỉ số này cho cộng đồng trong thời gian tới
Đối với báo cáo HTMT, giống như các nghiên cứu môi trường ở Việt Nam trước đây, số liệu quan trắc từ các chương trình quan trắc thường được sử dụng trong các báo cáo này, các thông số môi trường được phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận định về hiện trạng cũng như diễn biến của chất lượng môi trường Việc báo cáo HTMT
ở các cấp địa phương, trong đó có báo cáo đánh giá HTMT huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định thực hiện đánh giá bằng cách đo đạc chỉ tiêu, các thông số môi trường, phân tích các thông số này, so sánh với các quy chuẩn môi trường hiện hành chỉ có thể kết luận môi trường có ô nhiễm hay không chứ chưa phản ảnh được một cách khái quát về chất
Trang 18lượng môi trường trên địa bàn, chưa nêu rõ chất lượng môi trường ở mức nào, có thể
sử dụng vào mục đích gì, cũng như đưa ra các kiến nghị hiệu quả Ngoài ra các thông tin môi trường trong báo cáo đánh giá rất khó được những người không có chuyên môn hoặc có hiểu biết rất hạn chế về các vấn đề môi trường như người dân địa phương tiếp nhận được, trong khi đó họ là một trong những thành phần quan trọng cần biết đến những thông tin này, vì nó ảnh hưởng đến sự sinh hoạt, đời sống cũng như sức khỏe của họ Do vậy để bổ sung vào những hạn chế được nêu trên trong các báo cáo HTMT
ở các cấp địa phương hiện nay thì việc áp dụng hai chỉ số AQI và WQI là rất cần thiết,
vì thế câu hỏi chính được đặt ra cho đề tài là: “Làm thế nào để các thông tin trong các báo cáo hiện trạng môi trường đơn giản, dễ hiểu? Việc ứng dụng chỉ số AQI, WQI vào các báo cáo này như thế nào?” Để giải quyết được câu hỏi này thì vấn đề được đặt ra
ở đây là:
1 Thực trạng báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam và huyện Tây Sơn hiện nay có những ưu điểm và hạn chế nào?
2 Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường cần có những thay đổi gì để
dễ nắm bắt và hiệu quả hơn?
3 Diễn biến chỉ số chất lượng không khí và chỉ số chất lượng nước tại Tây Sơn như thế nào? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nước?
4 Để nâng cao công tác bảo vệ môi trường không khí và nước ở huyện Tây Sơn cần có những giải pháp nào?
1.3 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện với mục tiêu chỉ rõ tính cần thiết của việc ứng dụng chỉ số AQI và WQI nhằm nâng cao chất lượng của các báo cáo hiện trạng môi trường hiện nay Giúp cho các thông tin trong các báo cáo hiện trạng môi trường ở một địa phương
sẽ được đến với quần chúng một cách dễ hiểu và đơn giản nhất
- Đánh giá chất lượng không khí và chất lượng nước mặt huyện Tây Sơn
- Xây dựng các phương pháp nâng cao công tác bảo vệ môi trường không khí và
Trang 191.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Cơ sở khoa học
- Dựa vào các nghiên cứu về lĩnh vực môi trường ở trên Thế giới và Việt Nam
- Dựa vào sổ tay tính toán chỉ số chất lượng nước được ban hành theo quyết định
số 879/QĐ-TCMT, sổ tay tính toán chất lượng không khí được ban hành theo quyết định số 878/QĐ-TCMT do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành
- Các tài liệu, sách báo, chuyên san…về các lĩnh vực môi trường của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước
Cơ sở thực tiễn
- Dựa vào sự am hiểu về địa bàn nghiên cứu
- Các thông tin, tài liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu
- Sự chỉ dẫn của thầy cô, cán bộ về môi trường trên địa bàn huyện và sự giúp đỡ của bạn bè
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
- Thời gian: từ tháng 01/2012 – 06/2012
Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường không khí và môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Tây Sơn
1.6 Tính mới và ý nghĩa của đề tài
Tính mới của đề tài
- Đánh giá được chất lượng môi trường không khí và nước một cách định lượng
- Lựa chọn phương pháp đánh giá chỉ số AQI phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Khái quát và cho biết thông tin môi trường một cách cô động, dễ hiểu (biến dữ liệu rời rạc thành chỉ số tổng hợp)
Trang 20Ý nghĩa thực tiễn
Việc sử dụng phương pháp tính chỉ số chất lượng không khí để đánh giá chất lượng môi trường không khí, phương pháp tính chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng môi trường nước trên địa bàn huyện Tây Sơn sẽ cho ra những kết quả dễ hiểu, trực quan, dễ so sánh mà tất cả mọi người có thể nắm bắt, thông qua giá trị định lượng được xác định sẽ giúp cho cộng đồng hiểu được chất lượng nguồn nước và không khí trên địa bàn như thế nào, từ đó có biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ hợp
lý Ngoài ra việc sử dụng hai phương pháp này sẽ đánh giá được tổng quát về chất lượng không khí và nguồn nước, có thể sử dụng vào việc xây dựng bản đồ chất lượng không khí, chất lượng nước trên địa bàn huyện Tây Sơn và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện
Trang 21- Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Thạnh
- Phía Đông giáp với huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn
- Phía Nam giáp với huyện Vân Canh
- Phía Tây giáp với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Tây Sơn cách thành phố Quy Nhơn 40 km, nối liền vùng cao nguyên phía Tây và
xa hơn nữa là Lào và Campuchia bởi quốc lộ 19 Ngoài ra, địa bàn Tây Sơn còn có tỉnh lộ 636 nối Phú Phong với quốc lộ 1A và tỉnh lộ 367 nối quốc lộ 19 với công trình thủy điện Vĩnh Sơn Với vị trí địa lý này, huyện Tây Sơn có thể liên hệ kinh tế, văn hóa với nhiều địa phương trong và ngoài nước, có tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch
2.1.2 Địa chất – địa hình
Do chịu ảnh hưởng của rìa phía đông khối nhô Kon Tum nên địa hình huyện Tây Sơn tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông, với độ chênh lệch khá cao, đại bộ phận sườn dốc hơn 20° Các dãy núi liên kết với nhau chạy theo hướng Bắc – Nam, đặc điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn, chúng thường bị chia cắt bởi nhiều đường phân thủy, với góc độ sơn văn có dạng tia phức tạp
Độ cao trung bình của huyện Tây Sơn so với mặt biển là 700 m Địa hình khu vực bị phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn Dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 m; các đồng bằng lòng chảo
Trang 22Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25-50 m Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng mặc dù có diện tích không lớn, độ màu mỡ của đất không cao, nhưng có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là cây lương thực
2.1.3 Khí hậu - thủy văn
Khí hậu
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,1oC, độ ẩm tương đối cao: 78 – 80% Nhiệt độ thấp nhất khoảng 17ºC – 19ºC, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 35oC – 37oC Khí hậu ở đây chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nắng, nóng và mùa mưa lạnh, khô
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 Trên địa bàn huyện Tây Sơn còn có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8 Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.200 mm đến 2.400 mm Ngoài ra còn có bão đổ bộ vào đất liền do nằm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 11
Thủy văn
Huyện Tây Sơn nằm về phía Nam của tỉnh Bình Định, ở đây có 2 con sông lớn bao bọc, đó là sông Kôn và sông Đồng Hưu, có tổng chiều dài (trong địa giới hành chính của huyện) hơn 42 km Ngoài ra, còn nhiều suối nhỏ theo hình xương sống của
sông và hệ thống kênh mương Văn Phong tạo thành một mạng lưới thủy lợi khép kín
Các con sông, suối đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn nên có độ dốc lớn, hàm lượng phù sa thấp, chịu sự chi phối của mưa trên lưu vực, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn Sông Kôn chảy qua địa bàn huyện Tây Sơn theo hướng Đông Nam với chiều dài khoảng 20 km, từ huyện Vĩnh Thạnh tới Thị xã An Nhơn Các con sông suối trên địa bàn huyện được dùng cho mục tiêu: sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, chăn nuôi gia cầm; trong tương lai còn phục vụ cho mục đích xây dựng nhà máy thuỷ điện tại khu vực Đập dâng Văn Phong
Trang 232.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Phong trào thi đua sản xuất phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Tây Sơn diễn ra sôi nổi rộng khắp, nền kinh tế của huyện tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tổng giá trị các nghành sản xuất chính đạt 2.014 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng 16,5%, vượt 3,5% so với nghị quyết Trong đó, cụ thể từng nghành như sau:
- Nông lâm thủy sản tăng 4,5%
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 19,7%
- Thương mại, dịch vụ, du lịch tăng 19,98%
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 73.137 tấn
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên toàn huyện đạt 233,751 tỷ đồng
- GDP đầu người toàn huyện tính đến cuối năm 2011 đạt 783USD (Theo báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Tây Sơn năm 2011)
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ lệ nông nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm 51%; công nghiệp chiếm 16%; thương mại và dịch vụ chiếm 33% Rõ nét nhất là về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích trồng lúa và các cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang các loại cây có các giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định Đã kết hợp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống mới, đầu tư thâm canh nên năng suất một số cây trồng đạt khá, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng 8.550 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 305,85 ha; trồng rừng 622,48 ha; nâng tỉ lệ che phủ rừng trong năm đạt 100% so với kế hoạch đề ra
2.2.2 Lĩnh vực xã hội
2.2.2.1 Dân số
Tính đến cuối năm 2010 dân số của huyện Tây Sơn là 124.581 người, trong đó nam chiếm 48% (khoảng 61.297 người), mật độ dân số vào khoảng 178,3 người/km2 Thành phần dân tộc chiếm 83% là người Kinh, 16% là người Ba Na, ngoài ra con có
một số ít người Chăm và Hrê (Theo Báo cáo niên giám thống kê huyện Tây Sơn, năm 2010)
Trang 242.2.2.2 Giáo dục
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cơ quan ban nghành, sự đầu tư của nhà nước, nghành giáo dục trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tổng kết năm học 2010 – 2011 tỷ lệ tốt nghiệp đạt cao Học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 99,96%; tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 99,3%; tốt nghiệp THPT toàn huyện đạt tỷ lệ 98,39%, tăng 4,19% so với năm học trước Học sinh khá, giỏi Bậc tiểu học có 40% học sinh giỏi, 33,6% học sinh tiên tiến; Bậc THCS có: 11,6% học sinh giỏi, khá 35,9%; Bậc THPT học sinh giỏi chiếm 1,08%, khá 23,27%
Nghành giáo dục đào tạo huyện đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh: học sinh giỏi cấp huyện có 190 học sinh, cấp tỉnh: 54 học sinh; thi giải toán bằng máy tính cầm tay cấp huyện đạt 37 học sinh, cấp tỉnh đạt 7 học sinh; thi Olimpic Tiếng Anh cấp huyện đạt 81 học sinh, cấp tỉnh đạt 27 em và cấp quốc gia là 3 học sinh; thi giải toán trên mạng cấp huyện đạt 65 học sinh Thực hiện đúng tiến độ công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến nay trên địa bàn huyện có 01 trường mầm non, 14 trường Tiểu học và 09 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
2.2.2.3 Y tế
Trong năm 2011, nghành Y tế huyện đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục về phòng chống HIV/AIDS; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bà mẹ, trẻ em Trong năm tỷ suất sinh 2,86%, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 3,6%
so với cùng kỳ Quan tâm chăm lo đầy đủ các chính sách đối với trẻ em, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 18,88%
Công tác tuyên truyền, thanh tra kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện khá tốt Trong năm 2011, đã tiến hành kiểm tra 314 cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện, kết quả có 264 cơ
sở đạt tiêu chuẩn, đoàn kiểm tra đã nhắc nhở 41 cơ sở Trong năm đã tiến hành kiểm tra 66 lượt tại 34/35 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, nhắc nhở và xử lý 6 cơ sở vi phạm
Trang 25Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiến trình thực hiện đề tài
Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng môi trường
Chỉ số chất lượng nước
và không khí địa bàn huyện Tây Sơn
Thu thập báo cáo đánh giá hiện trạng MT trên địa bàn huyện Tây Sơn
và các địa phương khác.
Đề xuất điều chỉnh báo cáo hiện trạng môi trường
Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng nước và không khí
Đề xuất giải pháp bảo vệ
MT nước và không khí
Báo cáo khóa luận
PP thu thập tài
liệu và tham
khảo tài liệu
và WQI
Phương pháp
CED
Phương pháp khảo sát thực địa Phương Pháp SWOT
Trang 263.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam và huyện Tây Sơn, từ đó đề xuất hiệu chỉnh nội dung của báo cáo, giải quyết các hạn chế còn tồn tại (Phương pháp SWOT)
- Nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn phương pháp tính chỉ số AQI , WQI phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn nghiên cứu (Phương pháp tham khảo tài liệu)
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước mặt huyện Tây Sơn (Phương pháp AQI và WQI)
- Khảo sát và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và không khí trên địa bàn huyện Tây Sơn (Phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp CED)
- Nghiên cứu các giải pháp giúp hoàn thiện báo cáo HTMT ở cấp địa phương và một
số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tây Sơn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như:
+ Bản đồ chi tiết huyện Tây Sơn
+ Bản đồ quan trắc môi trường không khí và nước mặt
+ Số liệu quan trắc môi trường không khí và nước mặt huyện Tây Sơn qua các năm
+ Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường, giám sát môi trường huyện Tây Sơn và các địa phương khác, báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định và các tỉnh khác
+ Tài liệu về các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn
3.3.2 Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp phân tích ma trận SWOT được thực hiện nhằm đánh giá cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường cấp địa phương hiện nay Ma trận được dùng để phân tích những hạn chế, khiếm khuyết của các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Tây Sơn
Trang 27Ma trận được xây dựng dựa vào 4 yếu tố: điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunities), thách thức (threats), trong đó: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của đối tượng, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó làm điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)
Sau khi phân tích SWOT cần vạch ra 4 chiến lược:
- Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
- Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội
- Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách
- Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển thêm điểm yếu
3.3.3 Phương pháp tính chỉ số chất lượng không khí
Ngày 1/7/2011, Bộ TNMT đã ban hành cách tính chỉ số chất lượng không khí theo quyết định số 878/QĐ-TCMT Để có thể sử dụng cách tính này thì yêu cầu phải
có trạm quan trắc không khí tự động, ở nước ta thì chỉ mới có 3 địa phương được đầu
tư trạm quan trắc không khí tự động là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM Đối với các địa phương khác chưa được đầu tư trạm quan trắc không khí tự động như huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định thì có thể tính chỉ số chất lượng không khí theo tiêu chuẩn của Ấn
Độ, phương pháp này có thể tính chỉ số chất lượng không khí cho cả số liệu quan trắc
tự động cũng như thủ công
A Các khái niệm
Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các
thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm
B Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không khí
- Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường không khí (số liệu đã qua xử lý);
- Bước 2: Tính toán các giá trị AQI thông số theo công thức;
- Bước 3: Tính toán AQI;
- Bước 4: So sánh AQI với bảng các mức đánh giá chất lượng không khí
Trang 28C Tính toán AQI
Tính toán AQI thông số
AQI thông số được tính toán cho các thông số CO, O3, TSP, NO2, SO2, PM10,
PM2,5 theo công thức như sau:
Ip = (Cp – BPL0) + IL0
Trong đó:
- Ip: Chỉ số chất lượng không khí của chất ô nhiễm p
- Cp: Nồng độ của chất ô nhiễm p (có được do đo đạc)
Không tốt cho sức khỏe
Trang 29Sau khi tính toán các AQI thông số, việc tính toán chỉ số AQI tổng sẽ được áp
dụng theo công thức tính sau:
AQIf = ∑ / Trong đó: - AQIf là chỉ số chất lượng không khí tổng hợp
- n là số lượng các chất ô nhiễm được sử dụng tính AQI
D So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được AQI, sử dụng bảng xác định giá trị AQI tương ứng với
mức đánh giá chất lượng không khí để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Khoảng giá
trị AQI Xếp loại Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe
0 - 50 Tốt Không có rủi ro nào cho sức khỏe
51 - 100 Ôn hòa Không ảnh hưởng đến sức khỏe
301 - 500 Độc hại Mọi người nên ở trong nhà
Chú thích: nhóm nhạy cảm bao gồm người già, trẻ em và những người mắc các bệnh
về đường hô hấp
Nguồn: (Guttikunda, 2010)
Trang 303.3.4 Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước
Nguồn: phương pháp này được ban hành theo quyết định 879 bởi Tổng cục Môi trường vào ngày 1/7/2011
A Các khái niệm
Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các
thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm
WQI thông số (viết tắt là WQI SI ): là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi
- Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;
- Bước 3: Tính toán WQI;
- Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước
C Tính toán WQI
Tính toán WQI thông số
WQI thông số (WQISI ) được tính toán cho các thông số BOD 5 , COD, N-NH 4 ,
P-PO 4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
1 1 1
i i
BP BP
q q
- qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
- qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Trang 31Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:
3
2 0 000077774 0079910
0 41022
0 652
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0 C)
- Tính giá trị DO % bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:
i i
i i
BP BP
q q
1
(công thức 2)
Trong đó:
- Cp: giá trị DO % bão hòa
- BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2
Trang 32Bảng 2 Bảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa
BP i ≤20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥200
- Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1
- Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2
- Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100
- Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 2
- Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1
* Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 3 Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH
I 1 2 3 4 5 6
- Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1
- Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 3
- Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100
- Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3
- Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1
Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được
áp dụng theo công thức sau:
Trong đó:
- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4
- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
- WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
3
/
1
2 1
5
1 5
Trang 33- Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên
D So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với
mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển
76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây
51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
3.3.5 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa giúp xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường cũng như làm cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn
Ngoài ra sử dụng phương pháp khảo sát thực địa còn có thể kiểm tra lại những nguồn
thông tin đã thu thập được và đánh giá sơ bộ về hiện trạng chất lượng môi trường trên
địa bàn huyện Tây Sơn
sở chăn nuôi, khu du lịch phát sinh chất thải trên địa bàn huyện
- Khu công nghiệp Phú
An
- Các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp ở các
xã
- Làng nghề sản xuất bột
mì ở xã Bình Thuận
- Nhà máy đường, nhà máy cồn Bình Định
- Trang trại chăn nuôi heo dọc đê bao sông Kôn
- Xác định các hoạt động, nghành nghề sản xuất
- Hiện trạng môi trường (không khí, nước, đất) tại các điểm khảo sát
- Hệ thống thu gom và
xử lý chất thải
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường
- Hoạt động quản lý
Trang 34- Khu du lịch Hầm Hô của các cơ quan chức
năng, bên liên quan
Khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt động giao thông trên địa bàn huyện
- Khu dân cư đê bao Sông Kôn
- Khu dân cư Ngã ba Nguyễn Huệ
- Các cánh đồng sản xuất nông nghiệp ở các
xã
- Xác định tần suất hoạt động và ảnh hưởng đối với môi trường
- Nguồn phát sinh, các loại chất thải
- Các loại hóa chất sử dụng và quá trình xử
3.3.6 Phương pháp phân tích nguyên nhân – hệ quả (CED)
CED còn được gọi là sơ đồ xương cá hay sơ đồ Ishikawa, sơ đồ nguyên nhân hệ quả là một phương pháp giúp ta suy nghĩ về các nguyên nhân của một vấn đề xảy ra trong một hệ sinh thái nhân văn Ứng dụng để phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt và môi trường không khí trên địa bàn huyện Tây Sơn Lợi ích chính của CED là cho chúng ta xem xét tất cả các nguyên nhân có thể có của vấn
đề thay vì chỉ một nguyên nhân rõ ràng nhất
Có bốn bước thực hiện CED:
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Tìm ra các yếu tố là nguyên nhân chính
Bước 3: Xác định các nguyên nhân có thể
Bước 4: Phân tích tìm ra nguyên nhân quan trọng nhất
Trang 35Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Công tác lập báo cáo HTMT và đề xuất điều chỉnh nội dung báo cáo
4.1.1 Hiện trạng lập báo cáo HTMT ở Việt Nam và huyện Tây Sơn
4.1.1.1 Ở Việt Nam
Theo Điều 2 Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT quy định về việc xây dựng Báo
cáo hiện trạng môi trường thì: “Báo cáo hiện trạng môi trường là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó” Như vậy, có thể coi báo cáo hiện trạng môi trường
như một bức tranh tổng thể về tình trạng môi trường và tác động của nó đến sức khỏe
và các lợi ích kinh tế của con người
Theo Điều 4 Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT thì hệ thống báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm: Báo cáo môi trường quốc gia (gồm báo cáo tổng thể về môi trường và báo cáo chuyên đề về môi trường); Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh Như vậy thuật ngữ báo cáo hiện trạng môi trường dùng chung cho ba loại báo cáo trên
Luật BVMT 2005 quy định:
- Bộ TN&MT, định kỳ 5 năm một lần có trách nhiệm lập Báo cáo môi truờng quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội; hàng năm lập Báo cáo chuyên đề về môi trường (khoản 2, Điều 101) Báo cáo môi trường quốc gia được hoàn thành trước kỳ họp quốc hội cuối cùng của mỗi năm Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm trước Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc xây dựng và hoàn thành Báo cáo môi trường quốc gia theo quy định
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm lập Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý (khoản 2, Điều 100) Báo cáo được hoàn thành trước Báo cáo môi trường Quốc gia 6 tháng
để đảm bảo cung cấp thông tin cho Báo cáo tổng thể về môi trường Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Trang 36cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm trước các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc lập Báo cáo tình hình tác động môi trường của nghành, lĩnh vực mà mình quản lý
- UBND cấp tỉnh, định kỳ 5 năm một lần có trách nhiệm lập Báo cáo HTMT theo
kỳ kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương trình HĐND cùng cấp và báo cáo
Bộ TN&MT (khoản 2, Điều 99) Báo cáo được hoàn thành trước Báo cáo tổng thể về môi trường 6 tháng để đảm bảo cung cấp thông tin cho Báo cáo tổng thể
về môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh
Nội dung của báo cáo HTMT được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 tại khoản 1 Điều 99 đối với Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; khoản 1 Điều 100 đối với Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; khoản 1 Điều 101 đối với Báo cáo môi trường Quốc gia Theo đó, báo cáo hiện trạng môi trường cần tập trung phân tích đánh giá vào ba nội dung sau:
- Các hậu quả của ô nhiễm môi trường, bao gồm: thiệt hại đối với sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế, thiệt hại đối với các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp
- Những vấn đề môi trường bức bách, các điểm nóng về môi trường và các giải pháp ưu tiên để giải quyết các vấn đề này
- Các nội dung về hoạt động của cộng đồng, các hoạt động nâng cao về nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường
Cách thức tổ chức, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường được thực hiện theo các bước sau:
- Hình thành Tổ biên tập: là cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo (chịu trách nhiệm chính trong việc biên tập báo cáo)
- Xây dựng, thống nhất cấu trúc và đề cương chi tiết: làm rõ các chương mục, nội dung, số trang dự kiến, thông điệp chính, các nguồn số liệu minh họa,
- Hình thành các nhóm chuyên gia theo lĩnh vực và vùng, miền
- Thu thập số liệu từ địa phương, Bộ/ngành và các đơn vị
- Điều tra, nghiên cứu (nếu cần) để bổ sung thông tin, số liệu cho báo cáo
- Xây dựng các báo cáo thành phần làm cơ sở xây dựng các dự thảo báo cáo
- Tổ chức lấy ý kiến các dự thảo Báo cáo thông qua Hội thảo hoặc lấy ý kiến bằng văn bản
- Hoàn thiện Báo cáo (bản Tiếng Việt và Tiếng Anh) và tiến hành chế bản, in ấn
Trang 37- Trình Quốc hội, đồng thời, công bố rộng rãi Báo cáo đến các đối tượng sử dụng Hiện nay mô hình DPSIR được lựa chọn trong xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường ở cả cấp độ quốc gia lẫn địa phương Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (Các đáp ứng của nhà nước và
xã hội để bảo vệ môi trường)
“Môi trường Khu công nghiệp Việt Nam” và năm 2010 là Báo cáo tổng quan về toàn
bộ các vấn đề môi trường
Ở các tỉnh thành hiện nay, việc thực hiện các báo cáo HTMT mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Nhiều địa phương đã không xây dựng báo cáo trong giai đoạn 2005 - 2010 Nhiều tỉnh, thành không lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm theo quy định của Bộ TN & MT Tình trạng nộp báo cáo chậm xảy ra thường xuyên, có tỉnh, thành hai năm liền không lập báo cáo này
Trang 38Thống kê cho thấy, có đến 27 địa phương không xây dựng một loại báo cáo môi trường nào trong giai đoạn 2005 - 2009 Từ năm 2005 đến nay, có 15 địa phương xây dựng Báo cáo chuyên đề đều đặn hàng năm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nam, An Giang, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Nam, Hậu Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bình Phước Tuy nhiên, chỉ 10 địa phương gửi Báo cáo về Bộ TN&MT (Tổng cục Môi trường) trong 4 năm từ 2006 -
2009
Bảng 4.1: Tình hình xây dựng báo cáo HTMT cấp tỉnh giai đoạn 2005 - 2009
Năm Số địa phương xây dựng báo cáo Số địa phương không
xây dựng báo cáo Báo cáo Tổng quan Báo cáo Chuyên đề Tổng cộng
(Nguồn: Hội nghị tổng kết 5 năm công tác xây dựng Báo cáo HTMT 2005 – 2009)
Trong nội dung của báo cáo hiện trạng môi trường ở các tỉnh thành hiện nay (cấp tỉnh), phần phân tích hiện trạng tập trung vào bốn thành phần môi trường là: môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất và đa dạng sinh học Để nhận định
về hiện trạng cũng như diễn biến chất lượng của bốn thành phần môi trường này, các báo cáo giám sát môi trường, các số liệu đo đạc, quan trắc môi trường, các nghiên cứu điều tra, số liệu mẫu có liên quan thu thập được sẽ được sử dụng, phân tích, thống kê,
so sánh để nhận định
Nội dung của một báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh hiện nay thường gồm các phần sau:
Chương I : Biến động điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
Chương II : Hiện trạng môi trường nước
Chương III : Hiện trạng môi trường không khí
Chương IV : Quản lý chất thải rắn
Chương V : Môi trường đất và môi trường nông nghiệp
Chương VI : Đa dạng sinh học
Chương VII : Những vấn đề cấp bách môi trường ở địa phương
Chương VIII : Các giải pháp quản lý môi trường
Chương IX : Kết luận và Kiến nghị
Trang 394.1.1.2 Huyện Tây Sơn
Trên địa bàn huyện Tây Sơn có 2 loại báo cáo liên quan đến môi trường là: báo
cáo giám sát môi trường và báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường
Báo cáo giám sát môi trường là loại báo cáo được thực hiện hàng năm theo quy
định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định nhằm theo dõi, nắm bắt, đánh
giá chất lượng, diễn biến môi trường qua một năm phát triển kinh tế - xã hội, sau đó
dựa vào tinh hình mà đưa ra các giải pháp khắc phục , xây dựng kế hoạch hành động
bảo vệ môi trường trong năm tới, trình lên cho các cơ quan ban nghành liên quan, các
cấp lãnh đạo xem xét, hội đồng nhân dân xem xét, bổ sung ý kiến và đưa ra quyết định
thực thi Báo cáo này cùng với kế hoạch hành động sẽ được đài truyền thanh ở các xã,
phường phổ biến trong chương trình phát thanh để cung cấp thông tin rộng rãi đến
quần chúng nhân dân trong huyện Báo cáo giám sát này không có cấu trúc cụ thể, chủ
yếu là các biểu mẫu, nội dung khá sơ sài, rời rạc, chủ yếu là nhận định môi trường dựa
trên số liệu quan trắc, đưa ra một số biện pháp bảo vệ nên chất lượng của các báo cáo
này rất thấp cả về nội dung lẫn hình thức
Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường là loại báo cáo được thực hiện theo
nhiệm kỳ phát triển kinh tế xã hội qua 5 năm của huyện để đánh giá chất lượng, diễn
biến môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường qua 5 năm phát triển Báo cáo này sẽ
nộp về Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định để cung cấp dữ liệu, thông tin về
môi trường ở các địa phương trong tỉnh, giúp Sở TN & MT xây dựng báo cáo HTMT
cấp tỉnh nộp về Tổng cục Môi trường Môi trường được đề cập trong báo cáo này chủ
yếu là môi trường nước và không khí Việc đánh giá chất lượng môi trường dựa vào
các số liệu quan trắc qua các năm do Trung tâm quan trắc môi trường (là đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở TN & MT tỉnh Bình Định) cung cấp, so sánh với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn Việt Nam hiện hành về chất lượng môi trường, vẽ sơ đồ so sánh, sau đó đi đến
kết luận về hiện trạng môi trường Cấu trúc của báo cáo đánh giá hiện trạng môi
trường Huyện Tây Sơn không tuân theo cấu trúc báo cáo hiện trạng môi trường cấp
tỉnh, gồm các phần sau:
Chương 1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Chương 2: Tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn (nước và không khí)
Chương 3: Các vấn đề môi trường nổi cộm
Chương 4: Công tác quản lý môi trường trên địa bàn
Chương 5: Thành tựu đạt được và những khó khăn còn tồn tại
Trang 404.1.2 Ưu nhược điểm của báo cáo HTMT và đề xuất hiệu chỉnh nội dung báo cáo 4.1.2.1 Ưu điểm và hạn chế của các báo cáo HTMT hiện nay
Để có thể đánh giá được những ưu điểm cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong báo cáo hiện trạng môi trường ở các cấp địa phương hiện nay, đặc biệt là báo cáo HTMT cấp tỉnh, việc sử dụng ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện báo cáo là rất cần thiết, từ đó phát huy những ưu điểm, mặt tích cực của các báo cáo này, đồng thời tìm
ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, giúp nâng cao chất lượng của các báo cáo HTMT nói nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung
Điểm mạnh
(Strengths)
- Nêu bật được tình hình môi trường ở các địa phương
- Đánh giá được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội-môi trường và sức khoẻ của cộng đồng
- Cung cấp thông tin, dữ liệu tin cậy về hiện trạng, xu hướng, diễn biến môi trường ở địa phương, toàn quốc và các hệ quả
- Nội dung phong phú, hình thức đẹp mắt
- Đưa ra được các nhận định chuyên môn chính xác, phát hiện, đề xuất và kiến nghị được nhiều nội dung quan trọng cần phát huy
- Đánh giá các đáp ứng hiện tại và tiềm năng của xã hội đối với các vấn đề môi trường đang tồn tại
- Xây dựng theo mô hình DPSIR nên mang tính chặt chẽ
Điểm yếu
(Weaknesses)
- Số liệu rất đa dạng và phức tạp, nhiều thuật ngữ chuyên nghành
- Báo cáo thường dài dòng, nhiều dữ liệu chưa được chuyển hóa thành thông tin
- Chưa đơn giản hóa các thông tin, nội dung các vấn đề phân tích
- Chưa thống nhất được các chỉ thị, tiêu chí, chỉ tiêu môi trường
- Nguồn số liệu không đồng bộ, được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau và rải rác… dẫn đến tình trạng khó phân tích, nhận định vấn đề
- Một số địa phương còn chưa thực sự chú trọng vào công tác xây dựng báo cáo, đặc biệt là ở cấp tỉnh
- Số liệu thống kê môi trường hiện nay chưa được thu thập đầy đủ
- Các báo cáo hiện trạng môi trường chưa được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng