I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài: Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí, hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Người lớn trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống thông qua trò chơi. Chơi mà học và học mà chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm súng và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn súng, đua xe… Chính điều trăn trỏ đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông. Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi đê khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần. Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Với hai lí do trên tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân. Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích lũy được trong những năm học qua. Tôi xin được đóng góp một Sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề : Nâng cao hiệu quả giờ học môn toán 7 thông qua tổ chức các trò chơi toán học ở trường THCS Nga An. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các cách thức tổ chức các trò chơi, qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức để các em biết cách tìm kiếm nâng cao kiến thức cho mình. Đòng thời tìm ra các biện pháp sư phạm giúp cho học sinh có năng lực giải toán 7 nói riêng và Toán THCS nói chung. Với những tiết dạy thích hợp, tôi mạnh dạn đưa một số trò chơi Toán học vào thực để hiện. Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và hạn chế để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn. Nhờ đồng nghiệp dự giờ tiết dạy có tổ chức trò chơi, để tranh thủ những ý kiến hay, những ý kiến đóng góp rút kinh nghiện. Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lí học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có tổ chức trò chơi và cũng tiết dạy đó ở lớp khác nhưng không có tổ chức trò chơi Toán học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Nga An, năm học 20152016 4. Phạm vi nghiên cứu: Các tiết dạy theo thời khóa biểu chính khóa, học thêm. Các nội dung liên quan đến vấn đề: “Học mà chơi , chơi mà học”. Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lý do chon đề tài:
Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí, hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng Người lớn trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống thông qua trò chơi Chơi mà học và học mà chơi Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm súng và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện
tử như: bắn súng, đua xe… Chính điều trăn trỏ đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan” Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi đê khắc sâu kiến thức và đặc biệt
có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần
Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả
Với hai lí do trên tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân
Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích lũy được trong những năm học qua Tôi xin được đóng góp một
Sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề : Nâng cao hiệu quả giờ học môn toán 7 thông qua tổ chức các trò chơi toán học ở trường THCS Nga An.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các cách thức tổ chức các trò chơi, qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức để các em biết cách tìm kiếm nâng cao kiến thức cho mình Đòng thời tìm ra các biện pháp sư phạm giúp cho học sinh có năng lực giải toán 7 nói riêng và Toán THCS nói chung
Với những tiết dạy thích hợp, tôi mạnh dạn đưa một số trò chơi Toán học vào thực để hiện Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và hạn chế
để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn
Nhờ đồng nghiệp dự giờ tiết dạy có tổ chức trò chơi, để tranh thủ những ý kiến hay, những ý kiến đóng góp rút kinh nghiện
Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lí học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có tổ chức trò chơi và cũng tiết dạy đó ở lớp khác nhưng không có
tổ chức trò chơi Toán học
3 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Nga An, năm học 2015-2016
4 Phạm vi nghiên cứu:
Các tiết dạy theo thời khóa biểu chính khóa, học thêm
Các nội dung liên quan đến vấn đề: “Học mà chơi , chơi mà học”
Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1 Cơ sở lý luận của SKKN
Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã dược đặt ra từ những năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học
Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 82.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
Trang 3làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Trong chương trình giáo dục & đào tạo chung hiện nay đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận đối với quá trình dạy – học Hoạt động giảng dạy với vai trò chủ đạo là giáo viên không còn là hoạt động chính nữa, mà thay vào đó là vai trò trung tâm của người học với hoạt động chính là hoạt động nhận thức, tự chiếm lĩnh tri thức Học sinh cùng tranh luận nghiên cứu chứ không phải là ghi nhớ máy móc và tái hiện tri thức sẵn có Những điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy học thật
sự theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo môi trường để các em tích cực tranh luận đưa ra những ý kiến điều chỉnh lại cho phù hợp, biến những kiến thức thành niềm tin của bản thân, thành tri thức của mình Thực trạng trên đòi hỏi giáo viên khi dạy học phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung từng bài và từng đối tượng học sinh để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
Có thể nói, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, nghĩa là phải phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, việc tổ chức các trò chơi toán học nhằm hướng tới muc tiêu đó
Vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách chủ động, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là phải tổ chức dạy và học như thế nào? Nội dung của câu hỏi này chính là phương pháp hoạt động của thầy giáo và học sinh, để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải xác định được nhiệm vụ dạy học Dó đó,
để có thể vận dụng tốt dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học môn Toán 7 ở trường THCS Nga An, đòi hỏi giáo viên phải phối hợp chặt chẽ nhiều hoạt động dạy học, trong đó tổ chức các trò chơi toán học sẽ mang lại hiệu quả thiết thực
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Hiện nay trong trường THCS, việc dạy - học nói chung đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, học sinh chủ động trong hoạt động học tập của mình
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và qua việc dự giờ đồng nghiệp ở trong nhà trường cũng như trong huyện tôi thấy các tiết học toán còn khô khan, chưa sinh động Dẫn đến chưa tạo được sự say mê, hứng thú trong học tập dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao
Trang 4Đối với học sinh thường học theo kiểu thụ động, phụ thuộc, trông chờ vào hướng dẫn của giáo viên, nhiều khi tổ chức hoạt động nhóm thì chỉ có số ít học sinh tích cực hoạt động, còn phần lớn là học sinh ỷ lại cho các bạn khác làm việc Đó cũng là một trong những lý do mà giáo viên chưa khơi dậy tiềm năng và tạo được hứng thú cho học sinh để các em yêu thích môn học của mình Trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở và tìm cách khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn
Kết quả của thực trạng:
Ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn toán của lớp 7A và 7B, kết quả thu lại như sau:
Lớp Sĩ số SLGiỏi% SLKhá% Trung bìnhSL % SLYếu % SL Kém%
Kết quả khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ học sinh yếu - kém còn cao Từ thực trạng trên để chất lượng môn toán đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp đi sâu vào việc phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc tổ chức các trò chơi toán học .
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1 Cách tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán:
a/ Những điều cần thiết khi tổ chức trò chơi trong tiết dạy Toán:
Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia, và là trọng tài của các trò chơi Do vậy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em
- Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh
- Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, tay, chân,…),
để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và hóa thân vào các trò chơi một cách tự nhiên
- Thường là sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh Tuy nhiên, đây là những trò chơi chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua Mà tập trung tuyên dương,
Trang 5khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh
- Tránh việc tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học lân cận
- Thời gian chơi trong mỗi tiết dạy nên không để quá 10 phút
b/ Chọn lựa trò chơi:
- Giáo viên phải biết chọn lựa trò chơi sao cho phù hợp với bài dạy về cả nội dung
và thời lượng
- Xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì? (Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?)
- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc
- Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về phẩm chất cũng như kĩ năng học tập
c/ Hướng dẫn cách chơi:
- Trước hết, giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi cho phù hợp, cân đối lực lượng
- Giới thiệu trò chơi, cách chơi: Đây là khâu rất quan trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi (Có những trò chơi khó thì giáo viên phải cho chơi thử trước)
- Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình Song, phải đảm bảo nề nếp, nội qui nhà trường
3.2 Một số trò chơi điển hình trong tiết dạy học Toán:
Khi thực hiện các trò chơi, để thuận tiện cho việc di chuyển của các đội chơi một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, mỗi lớp có thể chia từ 4 đến 6 đội chơi, mỗi đội từ 6 đến 10 người (Theo cấu trúc bàn có 2 chỗ ngồi) Các ví dụ ở trong những trò chơi dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, giáo viên có thể linh hoạt bố trí nội dung chơi cho phù hợp với lớp mình đang giảng dạy
3.2.1 Trò chơi “Chung sức”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng cho học sinh
Trang 6- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta thường hay
sử dụng, thì trò chơi “Chung sức” sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn
- Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để lấy điểm về mình nếu các em làm khá đạt yêu cầu
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài toán có nội dung liên quan đến tiết dạy
Đề toán được viết lên bảng phụ
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông
c/ Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi, cho các đội thảo luận, trao đổi 4 phút
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, các thành viên trong mỗi đội viết kết quả của mình vào bảng nhóm, sau đó tổ trưởng tính kết quả cuối cùng
- Sau 3 phút, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi Giáo viên và cả lớp cùng chấm, đội nào có kết qủa chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng
d/ Ví dụ:
Khi xong dạy bài: “ Đơn thức đồng dạng” (Tiết 55 – Đại số ), giáo viên có thể cho nội dung chơi như sau: Mỗi tổ trưởng viết một đơn thức bậc 5 có hai biến Mỗi thành viên trong tổ viết một đơn thức đồng dạng với đơn thức mà tổ trưởng vừa viết rồi chuyển cho tổ trưởng Tổ trưởng tính tổng của tất cả đơn thức của tổ mình và lên bảng viết kết quả Tổ nào viết đúng và nhanh nhất thì tổ đó dành chiến thắng
3.2.2 Trò chơi “Ai nhanh hơn”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện óc tư duy , sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh
- Thực tế hóa kiến thức vừa học, thông qua những bài toán có hình ảnh trực quan sinh động
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số bài toán cần thiết ghi sẵn lên bảng phụ
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông
c/ Cách chơi:
- Sau tiết dạy, giáo viên đưa nội dung cần chơi lên bảng phụ
Trang 7- Giáo viên cho học sinh cả lớp cùng giải các bài toán, sau đó gọi từng học sinh điền kết quả vào bảng phụ
- Giáo viên đưa ra đáp án để quyết định sự thắng thua của các học sinh
d/ Ví dụ:
Khi dạy bài: “ Giá trị của biểu thức đại số” (Tiết 52- Đại số), giáo viên có thể cho một bài tập sau: Giải thưởng toán học Việt Nam mang tên nhà toán học nổi tiếng nào ( dánh cho học sinh phổ thông)
Hãy tính giá trị các biểu thức sau tại x = 3; y = 4; z = 5, rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào ô trống, em sẽ trả lời được câu hỏi trên
N: x2 T: y2
Ă: 1( )
2 xy z L: x2- y2
Ê: 2z2+1 H: x2+y2
V: z2- 1
I: Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y, z
M: Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là x; y
3.2.3 Trò chơi “Cùng nhau leo núi”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh
- Thu hút số đông học sinh tích cực, nhiệt tình học tập
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó
c/ Cách chơi:
- Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây)
- Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi
- Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập(Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp
Trang 8- Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc
d/ Ví dụ:
Khi dạy bài: “Số vô tỉ Khái niệm về căn bậc hai” (Tiết 17 – Đại số 7), giáo viên
có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau:
114
9
25 1649
49 64 36 81
36 25
Đội A Đội B
3.2.4 Trò chơi “Ai thấy sai chỉ giúp?”:
a/ Mục đích:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận để tìm ra chỗ sai của một bài toán đã được giải sẵn hoặc những mệnh đề sai , học sinh sẽ hiểu chắc, hiểu sâu kiến thức đã học
- Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của học sinh
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ, hoặc những mệnh đề toán học trong đó có mệnh đề sai (bố trí những chỗ sai
mà học sinh thường hay mắc phải)
c/ Cách chơi:
- Tùy lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa bài toán có lời giải như đã nói ở trên hoặc những mệnh đề toán học trong đó có mệnh đề sai
- Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài giải hoặc mệnh đề sai
- Đội chiến thắng là đội tìm ra trước những chỗ sai và sửa lại chính xác
d/ Ví dụ:
- Khi dạy bài: “Lũy thừa của một số hữu tỷ” (Tiết 8 - Đại số), giáo viên có thể đưa
ra bài tập sau:
Trang 9Ví dụ 1: Để so sánh hai số a2 và a có 3 học sinh trả lời như sau
Học sinh A: a2 >a với mọi số hữu tỉ a
Học sinh B: a2 >a với mọi số hữu tỉ a dương
Học sinh C: a2 >a với mọi số hữu tỉ a âm
Em có nhận xét gì về 3 câu trả lời trên? Cho ví dụ minh họa
Ví dụ 2: Bạn Quảng nói: Từ a = b suy ra an = bn
Bạn Nam nói: Từ an = bn suy ra a = b
Theo em bạn Quảng hay bạn Nam nói đúng
Ví dụ 3; Sau khi dạy xong bài “Tổng 3 góc của một tam giác” (Tiết 18 – hình học) giáo viên cho bài tập sau:
Một tam giác lớn được cắt thành 3 tam giác nhỏ có diện tích bằng nhau, mỗi tam giác nhỏ có tổng số đo các góc bằng 1800 Vậy tổng số đo các góc trong tam giác lớn phải bằng 1800*3= 5400 Đúng hay sai ? Vì sao?
3.2.5 Trò chơi “Ai tìm được nhiều hơn?”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh
- Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên ghi sẵn một số bài toán hoặc ví dụ trên bảng phụ
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông
c/ Cách chơi:
- Giáo viên treo bảng phụ có đề bài lên bảng, sau đó cho học sinh tìm hoặc viết những kết quả hoặc kiến thức có liên quan đến bài học
- Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều đáp số và chính xác hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng
d/ Ví dụ:
Ví dụ 1:
Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 54 – Đại số ), giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến thắng
Ví dụ 2: Khi dạy xong bài “Đa thức một biến” (tiết 61- Đại số): Giáo viên cho bài toán sau: Trong 3 phút, mỗi tổ viên hãy viết các đa thức một biến có bậc bằng số
Trang 10thành viên của tổ mình Tổ nào viết được nhiều nhất thì coi như tổ đó giành chiến thắng
3.2.6 Trò chơi “ Giải ô chữ toán học”:
a/ Mục đích:
- Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương khi học toán
- Lôi cuốn các em cùng thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số bài toán hoặc các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học
- Các đội mang bảng nhóm, bút lông
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa ra đề bài
- Giáo viên cho các đội lần lượt chọn các từ hàng ngang, sau đó suy nghĩ trả lời
d/ Ví dụ: Sau khi học xong bài “ Ôn tập chương I” (Đại số), giáo viên cho học sinh
giải bài tập sau
Gi i ô ch sau tìm t hàng d cải ô chữ sau tìm từ hàng dọc ữ sau tìm từ hàng dọc ừ hàng dọc ọc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Từ hàng ngang
1 Lũy thừa của một tích bằng … các lũy thừa
2 Với giá trị nào của n thì xn > 0
3 Dãy số: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13… là dãy số ……
4 Để đánh giá thể trạng của một người (Gầy, bình thường, béo phì…) người ta dùng chỉ số gì?
5 Tích của hai số hữu tỷ trái dấu là số…
6 Đơn vị đo chiều dài theo hệ thống Anh, Mỹ