- Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức... Bảng 4.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến số lá nha đam lá/cây Ghi chú : tron
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ QUANG HƯNG Th.S NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Tháng 07 năm 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cha mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều kiện cho tôi học tập được như ngày hôm nay
Thầy PGS.TS Lê Quang Hưng đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn thành tốt khóa luận này
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Ban Chủ nhiệm khoa Nông học
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tận tình truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Tập thể lớp DH08NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp sức cùng tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận vừa qua
Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!
TP HCM, tháng 07 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Trần Văn Mạnh
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “ Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm lên sự sinh trưởng và năng suất cây nha đam tại Thủ Đức – Tp.HCM” được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng
06/2012 tại trại thực nghiệm Khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM
Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc (strip plot), các nghiệm thức trên mỗi lô được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại
Yếu tố A (yếu tố sọc ngang) với 3 tỷ lệ giá thể gồm: A1 (50% tro trấu + 50% phân bò), A2 (70% tro trấu + 30% phân bò), A3 (90% tro trấu + 10% phân bò) và yếu
tố B (yếu tố sọc đứng) với 4 mức phân đạm gồm: B0 (không bón), B1 (20 kg/ha/năm), B2 (40 kg/ha/năm) và B3 (60 kg/ha/năm)
Thí nghiệm được tiến hành trên nha đam thái được 40 – 50 ngày tách từ cây mẹ 1,5 – 2 năm tuổi
Phân đạm được bón định kỳ một tháng một lần bằng cách pha loãng lượng phân bón cho 1 ô với 3 lít nước, tưới 1 cây 200ml
Thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Tổ hợp giữa giá thể 70% tro trấu + 30% phân bò và mức phân 40 kg N/ha/năm cho năng suất cao nhất (32,57 kg) mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 36,684 triệu đồng/ha Nghiệm thức giá thể 90% tro trấu + 10% phân bò và không bón phân cho năng suất (14,82 kg) và hiệu quả kinh tế thấp nhất (43.562 đồng/ô) tương đương với 16,595 triệu đồng/ha
Về chiều dài lá: Hai nghiệm thức sử dụng giá thể 50% tro trấu + 50% phân bò kết hợp bón phân 20 kg N/ha/năm (49,24 cm) và nghiệm thức sử dụng giá thể 70% tro trấu + 30% phân bò kết hợp bón phân 40 kg N/ha/năm (49,79 cm) cho chiều dài lá lớn nhất
Về số cây con: Hai nghiệm thức sử dụng giá thể 50% tro trấu + 50% phân bò kết hợp bón 40 kg N/ha/năm (7,07 cây) và nghiệm thức sử dụng giá thể 70% tro trấu + 30% phân bò kết hợp bón phân 40 kg N/ha/năm (7,33 cây) cho số cây con cao nhất
Hai nghiệm thức sử dụng giá thể 90% tro trấu + 10% phân bò và không bón phân và nghiệm thức sử dụng giá thể 90% tro trấu + 10% phân bò và kết hợp bón phân
Trang 520 kg N/ha/năm có các chỉ tiêu sinh trưởng về số lá, chiều dài, chiều rộng lá và số cây con thấp nhất
Đề tài đã tìm ra tỷ lệ giá thể và mức phân đạm phù hợp cho sinh trưởng và năng suất nha đam Nghiệm thức A2B2 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất Nên áp dụng mức giá thể 70% tro trấu + 30% phân bò kết hợp bón phân 40 kg N/ha/năm vào sản xuất nha đam
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây nha đam 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.2.2 Đặc điểm thực vật học 4
2.2.3 Điều kiện sinh trưởng 4
2.2 Thành phần hóa học và công dụng cây nha đam 5
2.2.1 Thành phần hóa học 5
2.2.2 Công dụng của nha đam 6
2.2.2.1 Nha đam trong Đông Y 6
2.2.2.2 Nha đam trong Tây Y 6
2.2.2.3 Giá trị kinh tế 6
2.3 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây nha đam 7
2.3.1 Nguyên tố đa lượng 8
2.3.2 Nguyên tố vi lượng 8
Trang 72.4 Quy trình kỹ thuật trồng nha đam 9
2.4.1 Chọn giống 9
2.4.2 Thời vụ 9
2.4.3 Trộn giá thể 9
2.4.4 Mật độ khoảng cách 9
2.4.5 Kỹ thuật trồng 10
2.4.6 Chăm sóc 10
2.4.7 Phòng trừ sâu bệnh hại 11
2.4.8 Thu hoạch 12
2.5 Tình hình sử dụng giá thể trồng nha đam 12
2.5.1 Tro trấu 13
2.5.2 Phân bò 13
2.6 Tình hình sử dụng phân bón cho nha đam 14
2.7 Tình hình phân bố và phát triển nha đam 14
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
3.1 Thời gian và địa điểm 16
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết 16
3.3 Điều kiện giá thể 16
3.4 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 17
3.4.1 Giống nha đam 17
3.4.2 Phân bón 17
3.4.3 Các vật liệu khác 17
3.4.4 Phương pháp thí nghiệm 18
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 19
3.5.1 Chỉ tiêu sinh trưởng 19
3.5.2 Chỉ tiêu sâu bệnh hại 19
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất 19
3.5.4 Hiệu quả kinh tế 20
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 20
Trang 8Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1.Đánh giá ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến sự sinh trưởng của nha đam 21
4.1.1 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến số lá nha đam 21
4.4.2 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều dài lá nha đam 23
4.1.3 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá nha đam 26
4.1.4 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều dày lá nha đam 30
4.1.5 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến số cây con 33
4.2 Đánh giá ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nha đam 36
4.2.1 Số lá thu hoạch trung bình trên cây 36
4.2.2 Trọng lượng trung bình một lá thu hoạch trên cây 38
4.2.3 Trọng lượng trung bình lá lớn nhất trên cây 39
4.2.4 Năng suất thực thu trên ô 42
4.3 Đánh giá tỷ lệ sâu bệnh hại của các nghiệm thức 43
4.4 Chi phí cho một nghiệm thức và hoạch toán hiệu quả kinh tế thu được trên một nghiệm thức nha đam 45
4.4.1 Chi phí đầu tư cho một nghiệm thức nha đam 45
4.4.2 Hiệu quả kinh tế thu được của các nghiệm thức nha đam 47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 51
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm 51
Phụ lục 2 Bảng đơn giá một số vật liệu thí nghiệm 55
Phụ lục 3: Số liệu thô 56
Phụ lục 4: Kết quả xử lý Sas 9.2 65
Trang 9DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của nha đam 5
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng một số loại phân chuồng (%) 13
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực thí nghiệm 16
Bảng 3.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 3 mức giá thể 17
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến số lá nha đam (lá/cây) 22
B ảng 4.2 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến chiều dài lá nha đam (cm/lá) 24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá nha đam (cm/lá) 28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến chiều dày lá nha đam (cm/lá) 32
Bảng 4.5 Ảnh hương của giá thể và phân đạm đến số cây con (cây) 34
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến số lá thu hoạch trên cây (lá) 36
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm lên trọng lượng trung bình 1 lá thu hoạch trên cây (g/lá) 39
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến trọng lượng lá lớn nhất thu hoạch trên cây (g/lá) 40
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến trọng lượng trung bình thu hoạch trên cây nha đam (kg/cây) 41
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến năng suất thực thu trên ô 42
Bảng 4.11 Tỷ lệ gây hại của 1 số loại sâu bệnh trên nha đam 44
Bảng 4.12 Chi phí các nghiệm thức nha đam (đồng/26,25 m2 ) 46
Bảng 4.13 Hoạch toán hiệu quả kinh tế các nghiệm thức 47
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Toàn khu thí nghiệm 30NST 51
Hình 1.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm 130 NST 51
Hình 1.3 Toàn cây nha đam trên 3 giá thể không bón phân ở 130 NST 51
Hình 1.4 Toàn cây nha đam trên 3 giá thể bón phân 20 kg/ha ở 130 NST 51
Hình 1.5 Toàn cây nha đam trên 3 giá thể bón phân 40 kg/ha ở 130 NST 52
Hình 1.6 Toàn cây nha đam trên 3 giá thể bón phân 60 kg/ha ở 130 NST 52
Hình 1.7 Tương tác giữa giá thể A1 và phân đạm đến chiều dài và chiều rộng lá 52
Hình 1.8 Tương tác giữa giá thể A2 và phân đạm đến chiều dài và chiều rộng lá 52
Hình 1.9 Tương tác giữa giá thể A3 và phân đạm đến chiều dài và chiều rộng lá 53
Hình 1.10 Chiều dày và chiều rộng lá thu hoạch các nghiệm thức 53
Hình 1.11 Đo chỉ tiêu chiều dài lá 53
Hình 1.12 Đo chỉ tiêu chiều rộng lá 53
Hình 1.13 Đo chỉ tiêu chiều dày lá 54
Hình 1.14 Bệnh đốm ruồi nha đam 54
Hình 1.15 Sâu hại nha đam 54
Hình 1.16 Bệnh teo ngọn lá nha đam 54
Hình 1.17 Bệnh thối nhũn nha đam 54
Trang 12Cây nha đam (Aloe vera) hay còn gọi là cây Lô hội là một cây dược liệu quý có chứa các hoạt chất có thể chiết xuất làm thuốc cũng như các sản phẩm phục vụ con người như mỹ phẩm, nước giải khát Trong dân gian tuyên truyền là loài cây có thể chữa được “bách bệnh” Theo đông y thì nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng vào các kinh thuộc can, vị và đại trường Nha đam có tác dụng hạ hỏa, tống ứ dùng để trị táo bón, chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh
Nha đam là cây dễ trồng, không kén chọn đất và chịu được hạn, chịu được nắng nóng do đó có thể trồng ở các vùng đất khô cằn Nha đam được trồng rộng rãi ở nước
ta nhưng tập trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Bình Chánh TP.HCM và Bình Dương Hiện nay có nhiều phương pháp trồng nha đam khác nhau tuy nhiên cách trồng nha đam trong các chậu, lu đặt trên sân thượng, khuôn viên sân nhà hay những đất đá sỏi mà các cây trồng khác không mang lại hiệu quả đang được áp dụng phổ biến vừa có thể làm kiểng và vừa đem lại thu nhập đều đặn cho bà con nông dân
Phương pháp trồng nha đam trong chậu được áp dụng rộng rãi tại khu vực Bình Dương và TP.HCM Khi trồng nha đam trong chậu, lu thì giá thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của nha đam Trên thực tế nông dân đã biết sử dụng tro trấu trộn với phân chuồng để làm giá thể trồng tuy nhiên chưa có một tỷ lệ pha trộn nhất định mà chủ yếu theo điều kiện sẳn có
Trang 13Nha đam cho thu hoạch đều đặn và phần thu hoạch là lá do đó hàm lượng N bón cho cây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất Trên thực tế thì nha đam rất mãn cảm với
N và người dân chủ yếu bón phân mà không tuân theo một công thức nhất định
Xuất phát từ những lý do trên nhằm tìm ra một tỷ lệ pha trộn giá thể phù hợp và
mức phân N cần thiết bón cho cây tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của giá
thể và phân đạm lên sự sinh trưởng và năng suất của nha đam” tại Thủ Đức –
Đánh dấu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của nha đam
Thu hoạch và tính hiệu quả nhuận kinh tế trên mỗi nghiệm thức và trên hecta
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây nha đam
2.1.1 Nguồn gốc
Từ xa xưa con người đã xem nha đam như một loại thảo dược Trong các tài liệu cổ xưa của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung được người ta tìm thấy ở thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước Cô ng Nguyên cho thấy người cổ xưa đã biết sử dụng các loại lá cây nha đam làm thuốc tẩy
xổ
Sách thuốc cổ Ai Cập (3500 năm trước Công Nguyên) đã chỉ dẫn cách dùng nha đam để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón… Nha đam đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Công Nguyên như một cây thuốc Tên “Aloe’’ có thể phát xuất từ chữ Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng và óng ánh”
Vào khoảng 400 năm trước công nguyên, nhựa nha đam và lá nha đam khô đã được bán sang Châu Á Vào khoảng 50 năm trước công nguyên , Clesins một thầy thuốc người Hy Lạp đã sử dụng nhựa nha đam làm thuốc tẩy Kể từ đó , nha đam đã được giới y học quan tâm và dùng rộng rãi trong đông y lẫn tây y
Vào thế kỷ thứ 17, nha đam đã được người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mĩ và
ở đây là khu vực sản xuất chính cây nha đam rồi xuất khẩu sang Châu Âu Năm 1720, cây nha đam được Cart Von Linne mô tả và đặt tên Aloe Vera Linne , tên đó đã thành tên khoa học của nha đam và được giới khoa học công nhận cho đến nay
Tuy nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại châu Mỹ, nhất là vùng West - Indies và dọc bờ biển Venezuela Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì
Trang 15không xuất được nữa nên nha đam trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận
- Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày
- Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển , chứa chất sáp màu vàng với hàm lượng cao của aloin và các anthraquinone tương tự
- Lớp trong cùng là một khối nguy ên phi lê, gồm các tiểu cấu trúc lục giác chứa dịch lỏng của phi lê
Nha đam phát hoa ở nách lá Cuống hoa có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống , với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc , 6 nhị thò Quả nha đam thuộc loại quả nang, chứa nhiều hột
2.1.3 Điều kiện sinh trưởng
Nha đam là một loài thực vật có lá mọng nước , thích nghi chủ yếu tại các khu vực khô cằn và bán khô hạn và không chịu được ngập úng hay thời tiết lạnh Nha đam thường được trồng trong nhà hoặc ngoài trời, có thể chịu đựng tình trạng hạn hán khắc nghiệt, có thể sống được ở những nơi núi đá và các khu vực ít mưa Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và đất cằn cỗi Nha đam không phát triển được ở nơi có mùa đông dưới 6o
C
Một cây lô hội có thể trưởng thành trong một năm với khí hậu lý tưởng , tiếp xúc với ánh sáng mặt trời , cung cấp đầy đủ nước , chất dinh dưỡng cho đất ,…Thu hoạch có thể bắt đầu ổn định từ năm thứ hai đối với lá đã đạt đến độ trưởng thành một tháng/lần
Trang 162.2 Thành phần hóa học và công dụng cây nha đam
2.2.1 Thành phần hóa học
Lá nha đam chứa 99 - 99,5% là nước, pH trung bình khoảng 4,5 Phần chất khô còn lại chứa trên 75 thành phần khác nhau bao gồm vitamin, khoáng, enzyme, đường (chiếm 25% hàm lượng chất khô), các hợp chất của phenolic, anthraquinone, lignin, saponin (chiếm 3% hàm lượng chất khô), sterol, acid amin, acid salicylic, … Các enzyme trong nha đam bị phá huỷ ở nhiệt độ trên 70°C Việc xử lý lá tươi và gel nha đam được thực hiện một cách cẩn thận để đạt được hiệu quả cao Trong khi xử lý nhiệt, sấy sẽ làm cho hoạt tính enzyme yếu hơn (Winter và cộng sự, 1981; Schmidt & Greenspoon, 1991) Một thành phần rấ t quan trọng của nha đam là hai Aloins: Barbaloin và Isobarbaloin Chúng tạo nên tinh thể Aloin được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của nha đam
Vitamin Vit D,A,C,F,B1, B2, B3, B6, B9,B12
Enzyme Amylase, lipase, cacboxy-peptidase,catalase, oxidase
Chất đường Glucose, mannose, rhamnose, aldopentose
Anthraquinone
Aloe emodin (0,05%-0,5%,tính trên hàm lượng
anthraquinone trong Aloe Barbadensis ), aloe
barbaloin(15%-30% tính trên hàm lượng anthraquinone
trong Aloe Barbadensis), isobarbaloin, ester của acid
cinnamic Saponin
đó có thể sử dụng lá tươi chế biến thành các loại chè, nước giải khát giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, chống mệt mỏi
Trang 172.2.2 Công dụng của nha đam
2.2.2.1 Nha đam trong Đông Y
Đông Y cổ truyền dùng nha đam dưới dạng chất nhựa từ lá cô đặc Theo Đông
Y thì nha đam có vị đắng, tính hàn tác dụng vào các kinh mạch thuộc can, vị và đại trường
- Nha đam có tác dụng hạ hỏa, tống ứ : dùng để trị táo bón, chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh do ở nhiệt ứ
- Nha đam thanh nhiệt và làm mát gan: trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, cáu bực, bón và sốt nóng do ở nhiệt tại can kinh
2.2.2.2 Nha đam trong Tây Y
Tây Y sử dụng nha đam như hai loại dược phẩm khác hẳn nhau : Aloe gel và
nhựa Aloe
Khả năng trị liệu của Aloe gel:
Gel Aloe chứa một loại Polysaccharide gồm: Pectin, Hemicellulose, Gluco mannan, Acemannan và các chuyển hoá chất mannose có tác dụng trị phỏng, chống viêm, giảm đau ngăn ngừa làm mủ Có khả năng trị nấm ở bộ phận sinh dục Ngoài ra
có tác dụng ngăn ngừa ung thư Gel Aloe còn được sử dụng làm mỹ phẩm, có khả năng tái tạo da và trị nấm do đó được sử dụng làm kem bôi, kem đánh răng và dầu gội đầu
Tác dụng trị liệu của Nhựa Aloe
Tác dụng trị liệu chính thức của Nhựa Aloe được Y học Tây phương chấp nhận
là gây xổ, trị táo bón Cơ chế hoạt động của Nhựa Aloe gồm 2 phần :
ـ Kích thích nhu động ruột, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân
ـ Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+, Adenosine triphosphatase hoặc ức chế các kênh chloride đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già
2.2.2.3 Giá trị kinh tế
Ngày nay các chiết xuất từ nha đam được sử dụng rộn g rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất bào chế dược liệu , mỹ phẩm , nước uống thiên nhiên từ thảo
Trang 18dược Gel nha đam có tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào , nâng cao sự phục hồi của da bị tổn thương Nó giữ ẩm cho da nhờ vào khả năng giữ nước của nó , ngoài ra còn có tác dụng làm mát da Nên nó được xem như là một loại thuốc uống bảo vệ niêm mạc của dạ dày, đặc biệt là khi dạ dày bị kích thích hoặc bị tổn thương Nước nha đam rất có ích trong việc giảm kích thích tiêu hóa (Foster, 1999) Tại Đức, hàm lượng chất chiết xuất từ lá cây nha đam khô được sử dụng như thuốc nhuận tràng trước phẫu thuật trực tràng cũng như điều trị trĩ
Gel nha đam được xem như là một loài dược thảo phổ biến được công nhận tại
Mỹ hiện nay Nó được sử dụng để làm giảm nhiệt đốt, cháy nắng Ngoài ra gel cũng có tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương do sự hiện diện của một số thành phần như anthraquinones và homones (Foster, 1999)
Hiện nay các sản phẩm có chiết suất từ nha đam đã có mặt rộng rãi trên thị trường Thạch nha đam, sữa chua nha đam, nước ép nha đam là những mặt hàng giải khát thiên nhiên đang được người dân dần ưa chuộng giúp sáng da và ngăn ngừa lão hóa Các sản phẩm từ gel nha đam như gel cạo râu, sữa rữa mặt, dầu gội, kem đánh răng đang được đầu tư phát triển mở rộng sản xuất Các loại mỹ phẩm từ nha đam như kem trị mụn, sữa rữa mặt, kem chống nắng được các chị em phụ nữ ưa chuộng do công dụng đặc biệt giúp làm mịn da của nha đam
Việc nghiên cứu và phát triển thị trường các sản phẩm của nha đam đang ngày được đẩy mạnh quan tâm Do nhu cầu thị trường ngày càng chú trọng đến các sản phẩm thiên nhiên có hiệu quả cao đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên nha đam đang được chú trọng phát triển để cung cấp sản phẩm cho các ngành chế biến thực phẩm và đặc biệt là ngành mỹ phẩm
2.3 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây nha đam
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh lý lâu dài của cây nha đam Trong điều kiện tất cả các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng đều tốt thì dinh dưỡng đầy đủ sẽ thúc đẩy sinh trưởng của cây, rút ngắn thời gian cho thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế Nếu thiếu chúng sinh trưởng và phát triển của cây bị hạn chế, còn sử dụng vượt mức cho phép cây sẽ bị ngộ độc
Trang 192.3 1 Nguyên tố đa lượng
Đạm, lân, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây nha đam sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra lá và nảy chồi con Chúng bổ sung lẫn nhau để thúc đẩy
sự sinh trưởng, phát triển của cây
2.3.1.1 Đạm
Nha đam là cây cho thu hoạch lá do vậy nhu cầu đạm là rất quan trọng Nitrogen là nguyên tố có tác dụng làm cây tăng trưởng nhanh, ra lá và nảy chồi Đối với nha đam con nên tưới phân có hàm lượng đạm thấp do rễ cây mới phát triển rất mẫn cảm với đạm Khi tưới đạm cần pha loãng và tưới cách gốc 10 – 15cm, tránh tưới trực tiếp lên lá hoặc đỉnh sinh trưởng của cây Khi cây đã cho thu hoạch bón đạm cân đối cho cây đảm bảo không để lại dư lượng trong lá Nếu tưới quá nhiều đạm lá sẽ bị thối và chết Ngược lại thiếu đạm cây yếu, lá vàng, già nua
2.3.1.2 Lân
Phân lân có tác dụng giúp cây nha đam phát triển về bộ rễ giúp cây đứng vững Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây Nếu tỷ lệ lân quá lớn kích thích ra hoa sớm, lá ngắn, cứng Nếu thiếu lân cây nhỏ, cằn cỗi, yếu, sức
đề kháng kém, rễ chậm phát triển, lá xanh thẫm
2.3.1.3 Kali
Kali làm cây cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường số bó mạch trong thận cây, dự trữ dưỡng chất để nuôi cây trong mùa khô, đồng thời thúc đẩy ra chồi mới Nếu bón quá nhiều kali, cây sẽ thừa kali làm cho lá trở nên vàng úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây cằn cỗi Còn thiếu kali thì cây không phát triển do không hấp thu được dưỡng chất, cây khô dần rồi chết
2.3.2 Nguyên tố vi lượng
Rất cần thiết đối với đời sống của nha đam, trong các loại phân bón người ta thường thấy có sulfur, calcium, magie, sắt, đồng, kẽm, molipden, bor Thiếu thừa hay sai lệch đều gây nên những rối loạn và bệnh khác nhau Các nguyên tố vi lượng không chỉ trực tiếp tham gia cấu trúc tế bào thực vật mà còn là chất xúc tác, kích thích các chuỗi phản ứng sinh học giúp cây phát triển
Trang 202.4 Quy trình kỹ thuật trồng nha đam
Nha đam được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách chồi cây con Cây
mẹ sau khi trồng một năm sẽ xuất hiện những cây con quanh gốc, có thể cắt đọt sẽ cho nhiều cây con hơn Cây con cao 35 – 40 cm, có từ 5 – 6 lá được tách ra và đem trồng
2.4.2 Thời vụ
Thời điểm trồng thích hợp, hiệu quả cao nhất là vào đầu mùa mưa và sau vài trận mưa đầu mùa Không nên trồng vào thời gian mưa nhiều, cây sẽ bị ngập nước, cây rất dễ bị úng thối và bệnh hại tấn công Trồng một lần là có thể cho thu hoạch liên tục
mà không cần phải trồng lại
Trồng trong chậu, lu có thể kiểm soát được lượng nước do đó mùa vụ trồng là tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ thị trường mà nhân rộng diện tích
2.4.3 Trộn giá thể
Nha đam được trồng bằng giá thể tro trấu + phân bò hoai mục kết hợp bón lót phân lân Trộn đều tro trấu và phân bò theo tỷ lệ thí nghiệm sau đó đóng vào bao nylon đen kích thước 18 x 35 cm đã được đục lỗ thoát nước sẵn Tưới ẩm đất sau khi vào bầu
Phương pháp pha trộn tỷ lệ giá thể theo thí nghiệm
Tro trấu và phân chuồng được mua tại xã Tân An – TX Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 3 tỷ lệ thí nghiệm tro trấu : phân bò là A1 (5:5), A2 (7:3) và A3 (9:1)
Cách trộn theo tỷ lệ thí nghiệm: Mỗi lần trộn 4 bao tương ứng với 15 bầu theo các tỷ lệ giá thể có số bao tương ứng như sau: A1 (2,5 bao tro + 2,5 bao phân bò), A2 (3,5 bao tro + 1,5 bao phân bò) và A3 (4,5 bao tro + 0,5 bao phân bò) Trộn đều giá thể với 60g phân super lân bón lót cho 15 cây Sau khi trộn đóng vào bầu và tưới ẩm
2.4.4 Mật độ khoảng cách
Sau khi đóng bầu, các bầu được đặt với khoảng cách cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 60 cm có chừa lối đi giữa các nghiệm thức Mật độ khoảng 40.000 cây/ha
Trang 212.4 5 Kỹ thuật trồng
Cây con sau khi đem về được tỉa bỏ hết rễ, để trong mát 3 ngày sau đó đem trồng Cần tưới nước đủ ẩm cho bầu trước khi trồng Khi trồng loại bỏ lá sát gốc, nhúng gốc vào dung dịch thuốc trừ nấm và thuốc kích thích ra rễ pha sẳn, đặt cây
chính giữa bầu, lấp đất vừa phải không để lấp đỉnh sinh trưởng làm cây dễ bị thối 2.4.6 Chăm sóc
Dặm cây
Cây con sau khi trồng sẽ chuyển qua màu tím sau đó sẽ hồi xanh trở lại Cần theo dõi và dặm các cây chết do bị nấm bệnh hoặc trồng sâu làm thối đỉnh sinh trưởng của cây để đảm bảo mật độ và năng suất
Tưới nước
Nha đam là cây chịu hạn tuy nhiên trong điều kiện mùa khô vẫn cần cung cấp nước cho cây Tưới 3 ngày/lần, tưới đất đủ ẩm tránh đọng nước Mùa mưa không tưới nước Cây nha đam không chịu được ngập úng do đó trong điều kiện mùa mưa cần chủ động tiêu nước cho cây
Làm cỏ
Thường xuyên loại bỏ các loại cỏ mọc trong chậu đồng thời làm sạch cỏ dại bên ngoài nơi đặt chậu Có thể kết hợp xới giá thể trong chậu khi làm cỏ, lưu ý xới nhẹ tránh ảnh hưởng tới rễ cây
Bón phân
Nha đam là cây có khả năng chuyển hóa nhanh chất dinh dưỡng do đó ngoài lượng phân chuồng pha trộn trong giá thể cần cung cấp các loại phân bón liên tục cho cây
Các loại phân bón cho nha đam:
- Phân Ure: chia lượng phân làm 12 lần bón Trong thời gian thí nghiệm tiến hành bón 4 lần, mỗi tháng bón phân một lần, lần đầu lúc cây hồi xanh được 15 ngày Tháng thứ 4 cây có thể cho thu hoạch nên tiến hành bón phân cách thu hoạch 10 ngày
- Phân lân sử dụng ở mức 40 kg P2O5/ha/năm Chia làm 2 lần bón Bón lót 50% lượng phân Bón thúc sau 6 tháng trồng 50% lượng phân còn lại
- Phân KCl sử dụng mức 20 kg K2O/ha/năm
Trang 22Bón phân bằng cách pha loãng trong 3 lít nước bón cho một nghiệm thức, sử dụng cốc đong tưới mỗi cây 200ml, tưới đều quanh gốc, cách gốc cây từ 10 – 15 cm Khi bón phân lưu ý không làm bẩn lá và có thể kết hợp bón phân với xới xáo làm cỏ trong chậu
2.4.7 Phòng trừ sâu bệnh hại
Nha đam có lớp vỏ dày, cứng do đó khó bị các loại côn trùng gây hại và nấm bệnh tấn công Tuy nhiên do điều kiện chăm sóc không tốt hoặc lá bị tổn thương thì các loại nấm bệnh và côn trùng có khả năng gây hại cho cây
Bệnh thối nhũn: Là bệnh đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ trồng nha
đam trong những năm gần đây Có những cánh đồng nha đam bị chết hàng loạt, người dân phải tiến hành nhổ bỏ toàn bộ diện tích nha đam
- Triệu chứng: Lá bị nhũn, úa vàng, vết thối dần lan ra toàn cây và cây chết
- Biện pháp phòng trừ: Trồng cây với mật độ thích hợp, tiêu nước tốt đảm bảo không để đọng nước Khi phát hiện bệnh cần nhổ bỏ các cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan Do chưa rõ tác nhân gây hại nên không có thuốc đặc trị bệnh này
Bệnh teo ngọn lá: Các lá bị teo đầu ngọn, khô dần xuống gốc làm cho cây
không phát triển, ngày càng nhỏ lại và dẫn đến chết Khi phát hiện bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần ngọn lá khô và tiêu hủy, nếu bị nặng tiến hành nhổ bỏ cây tránh lây lan
Sâu hại
ـ Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu chui vào ngọn nha đam, cắn phá đỉnh sinh trưởng và các lá non làm lá bị biến dạng, mất thẩm mỹ làm giảm giá trị Cần dọn sạch
Trang 23cỏ dại xung quanh cây, khi thấy sâu xuất hiện có thể tiêu diệt bằng tay Trong thời gian tiến hành thí nghiệm mật độ sâu xuất hiện ít do đó không gây hại nghiêm trọng cho
nha đam
2.4 8 Thu hoạch
Nha đam sau khi trồng 4 - 5 tháng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên
Các lá khỏe mạnh bên ngoài sẽ được thu hoạch bằng cách cắt sát gốc cây ở một góc Kéo lá cây ra khỏi thân và sau đó cắt ở gốc trắng của lá, có thể tránh hoặc hạn chế được một phần các chất dịch chảy ra ngoài
Thông thường từ 30 – 40 ngày cho thu hoạch một đợt và cắt 2 - 3 lá ngoài cùng trên một cây Thường thời gian thu hoạch lên tới năm năm Sau 1,5 năm sau khi trồng,
có thể thu hoạch đến 10 - 12kg lá/cây/năm Khoảng 22 - 24 lá được thu hoạch trên một cây trong một năm
Các lá phải không bị hư hại, nấm mốc, thối, đủ độ lớn và không quá non, đảm bảo các thành phần đã được lá tích lũy đầy đủ Các thành phần của lá có thể thay đối tùy thuộc khí hậu, mùa vụ và đất
Có hai cách cắt lá: cách cắt sâu vào lá, khi cắt aloin sẽ chảy ra nhiều, và cách cắt thiên về phía gốc, hạn chế việc chảy aloin
2.5 Tình hình sử dụng giá thể trồng nha đam
Thực tế trong sản xuất, nha đam được trồng nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương và TP.HCM Tại hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, nha đam được trồng trên đất cát ven biển và đất cát pha do đó yêu cầu lượng nước lớn Tại khu vực Bình Dương và TP.HCM bà con nông dân trồng nha đam trong các chậu, lu sử dụng tro trấu pha trộn với phân bò hoai mục để làm giá thể trồng Nha đam là cây chịu hạn không chịu úng do đó việc dùng tro trấu làm giá thể mang lại hiệu quả cao do tro trấu có thể đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp và không úng nước
Ngoài việc sử dụng tro trấu pha trộn phân bò thì người dân còn pha thêm đất hoặc dùng sơ dừa, mùn cưa để làm giá thể trồng Tuy nhiên trên thực tế thì nha đam trồng trên các loại giá thể này thường bị nấm bệnh gây hại và phát triển kém hơn
Theo Mirza Hasanuzzaman (2008), nghiên cứu tại đại học Sher-e-Bangla (Bangladesh) về 8 tỷ lệ giá thể bao gồm: T1 = 100% đất, T2 = 50% phân bò + 50% đất, T3 = 25% phân bò + 75% đất, T4 = 10% phân bò + 90% đất + Ure, T5 = 10%
Trang 24phân bò + 90% đất, T6 = 5% phân bò + 95% đất + Ure, T7 = 5% phân bò + 95% đât, T8 = 100% đất + Ure Cho ra kết quả là việc sử dụng tỷ lệ giá thể T2 = 50% đất + 50% phân bò nha đam đã đạt chiều dài lá, chiều rộng lá và năng suất cao nhất
2002)
2.5.2 Phân bò
Phân bò là loại phân bón được sử dụng phổ biến ở nước ta và trên thế giới, thường được sử dụng để bón lót cho cây trồng khi đã được xử lý hoặc ủ hoai, đây là loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, có khả năng giữ ẩm tốt, dễ phân hủy và là nơi hoạt động của nhiều loại vi sinh vật đất
Một con bò có thể cho ra 8 – 9 tấn phân/năm do đó tận dụng tốt loại phân này
có thể đem lại hiệu quả cao do đây là loại phân rẻ tiền, dễ sử dụng Nó cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất tạo
độ phì nhiêu Trong một tấn phân bò có chứa 83,1% H2O, 0,29%N, 0,17%K2O5, 1% K2O, 0,35% CaO, 0,13%MgO và một số nguyên tố vi lượng khác (Đường Hồng Dật, 2002)
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng một số loại phân chuồng (%)
sử dụng với các vật liệu khác để làm giá thể trong gieo, ươm cây con hoặc ngoài đồng ruộng cho nhiều loại cây trồng
Trang 252.6 Tình hình sử dụng phân bón cho nha đam
Theo Fatemeh Nejatzadeh Barandozi (2011), nghiên cứu tại Viện kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học quốc gia Iran để đánh giá ảnh hưởng của các lượng phân bón khác nhau lên các đặc điểm cũng như năng suất của nha đam Có 6 nghiệm thức được đưa ra bao gồm: T1 = 100% đất, T2 = 100% PK ( 50% P +50% K), T3 = 50% K + 50% đất, T4 = 50% N + 50% đất, T5 = 150% NPK, T6 = 50% P + 50% đất Kết quả cho thấy ở nghiệm thức T2 = 100% PK cho chiều dài lá, số chồi và trọng lượng lá lớn nhất, ở nghiệm thức T5 = 150% NPK cho chiều rộng lá lớn nhất, ở nghiệm thức T4 = 50% N + 50% đất thì cây sinh trưởng mạnh nhất ở giai đoạn đầu và ở nghiệm thức T3
= 50% K + 50% đất cho số lượng lá cao nhất
Trên thực tế sản xuất tại nước ta, nông dân bón phân cho nha đam không tuân theo công thức cụ thể mà theo điều kiện sẳn có Tại Ninh Thuận các cánh đồng trồng nha đam không sử dụng phân Ure để bón cho cây mà chủ yếu bón lân và phân DAP Ngoài ra còn sử dụng phân bón lá để phun cho cây theo định kỳ 1 tháng/lần Phân lân tại đây được nồn dân chú trọng và được xem là loại phân chính quyết định năng suất cho cây do làm bộ rễ phát triển tăng khả năng hút nước và chất dinh dưởng nuôi cây
Tại khu vực Bình Dương thì nông dân sử dụng NPK để bón cho cây, ngoài ra còn bổ sung Ure và tro bếp Tuyệt đối không sử dụng phân bón lá do yêu cầu của các công ty thu mua Trên thực tế cho thấy cây nha đam rất mẫn cảm với đạm do đó khi bón ure cho cây cần chia làm lượng nhỏ và bón nhiều lần trong năm, chú ý bón cách
xa gốc và tưới nước sau khi bón
2.7 Tình hình phân bố và phát triển nha đam
Trên thế giới: Nha đam được trồng nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ , Australia
và khu vực Trung Hải với khí hậu nóng khô mùa hè và ẩm ướt của mùa đông Nó cần khí hậu ấm áp và không chịu được khí hậu lạnh
Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của nha đam thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao Tập đoàn Forever Livig Products Internatinal (FLP) được thành lập năm 1978 tại Mỹ, tới nay sản phẩm mang thương hiệu FLP đã có mặt tại 135 quốc gia với 9,5 triệu nhà phân phối Với 7.500 ha đồn
Trang 26điền trồng nha đam tại Mỹ, Mexico và Cộng hòa Dominica, FLP là nhà trồng trọt, sản xuất và kinh doanh nha đam lớn nhất thế giới
Các sản phẩm từ nha đam đã có mặt trên nhiều quốc gia và ngày càng được đẩy mạnh phát triển Hiện nay các sản phẩm từ nha đam đang tập trung vào các lĩnh vực: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, các sản phẩm dưỡng da, nước giải khát Mỹ và Đức
là 2 quốc gia có công nghiệp chế biến biến nha đam phát triển nhất trên thế giới
Việt Nam:
Ở Việt Nam, nha đam được trồng nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ , và phát triển rất tốt Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển , giỏi chịu được khí hậu khô, nóng Chính vì vậy, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất lợi thế cho nha đam phát triển Nha đam Ninh Thuận đã có thương hiệu và là nguồn cung cấp chính nguyên liệu cho các cơ sở thu mua , chế biến như công ty Xuấ t nhập khẩu Tân Bình , công ty Trang Trại thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, nha đam đã được chế biến làm nước ép dinh dưỡng, thạch nha đam , sinh tố nha đam , sữa chua nha đam , thích hợp dùng hàng ngày như một loại sản phẩm thiên nhiên bổ ích Khu vực Tuy Phong , Bắc Bình
đã có một số hộ trồng thử nghiệm nha đam với giống cây ở Ninh Thuận , đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng khá Hiện nay nha đam được nhân giống một cách khoa học và trồng ở nhiề u nơi trên toàn quốc để cung cấp cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi nguời Một số công ty chế biến thực phẩm và nước uống đã đầu tư và khuyến khích các hộ nông dân trồng và phát triển vườn cây nha đam trên bình diện rất lớn để đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất
Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào trồng nha đam để xuất khẩu lớn mạnh
ở nước ta Hiện tại khu vực Đông Nam Bộ với các tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành trồng nha đam để cung cấp cho các nhà máy chế biến dược liệu và nước giải khát tại Tp HCM và chiết xuất nhựa xuất khẩu
Trang 27Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài đã được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thí nghiệm từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
B ảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực thí nghiệm
lượng mưa (mm)
Ẩm độ không khí (%)
Tổng số giờ nắng (giờ) Trung bình Tối cao Tối thấp
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2012)
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, nhiệt độ trung bình tương đối cao (28,2 – 29,4 oC) thích hợp cho nha đam phát triển Trong giai đoạn mới trồng nha đam rất dễ
bị úng, các tháng 2,3 lượng mưa thấp do đó phù hợp với việc thời điểm trồng nha đam Tuy nhiên phải chủ động nước tưới trong giai đoạn này Các tháng 4, 6 có lượng mưa lớn do đó không phải tưới nước nhiều và cần làm cỏ dại quanh cây Ẩm độ không khí tương đối cao do đó bệnh đốm ruồi phát triển mạnh
3.3 Điều kiện giá thể
Thí nghiệm được tiến hành trên giá thể tro trấu + phân bò đã được ủ hoai mục Giá thể được trộn theo 3 tỷ lệ tro trấu : phân bò là 5:5, 7:3 và 9:1 Thành phần chất dinh dưỡng trong 3 mức giá thể được thể hiện tại bảng 3.1
Trang 28Bảng 3.2 kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 3 mức giá thể
(Nguồn: Bộ môn nông hóa thổ nhưỡng, trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, 2012)
Dựa vào kết quả phân tích 3 mức tỷ lệ giá thể có thể thấy được rằng: Ở mức giá thể A2 (70% tro trấu + 30% phân bò) có hàm lượng N (0,31 %), hàm lượng K2O (2,01%) và hàm lượng C (5,12 %) cao nhất Các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng tổng số như chất hữu cơ, lân và magie đều giàu và tương đối ngang nhau ở cả 3 mức giá thể Hàm lượng Canxi nghèo, khả năng phân giải chất dinh dưỡng thấp
3.4 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Giống nha đam
Đề tài được tiến hành trên giống nha đam Thái đã được 40 – 50 ngày mua tại xã Tân An - TX.Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương Cây con được tách chồi từ cây nha đam
mẹ đã trồng được từ 1- 2 năm Cây con cao 30 – 40 cm, có 5 – 6 lá và không bị sâu bệnh hại Giống nha đam Thái có đặc điểm bẹ lá to, bóng, dày, ngọn lá dẹp, lá màu xanh nhạt Chiều dài lá khi trưởng thành từ 40 – 60 cm Khi nhỏ cây có nhiều đốm trắng khi trưởng thành các đốm này sẽ biến mất Hoa màu đỏ hồng
3.4.2 Phân bón
Các loại phân bón cho nha đam:
- Phân đạm sử dụng Ure, thành phần có từ 44 – 48% N, trung bình là 46% sản xuất tại công ty Đạm Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Phân lân sử dụng Super lân đơn có từ 15 – 16,5% P2O5 của công ty Super Photphat Long Thành (Đồng Nai)
- Phân Kali sử dụng Kali clorua (KCl) có 60% K2O chủ yếu nhập khẩu
3.4.3 Các vật liệu khác
- Bọc nylon đen có kích thước 18 x 35 cm
- Giá thể: tro trấu, phân bò hoai mục mua tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương
Trang 29- Dụng cụ bón phân: xô, cân, cốc thủy tinh 350ml
- Các dụng cụ trộn giá thể: Bạt, cuốc, xẻng
- Các dụng cụ làm đất, chăm sóc: Cuốc, máy cắt cỏ, cào, doa tưới nước
- Các dụng cụ lấy chỉ tiêu: Thước dây 1,5m, thước kẹp, giấy, bút
3.4.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc (strip plot), các nghiệm thức trên mỗi lô được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại Yếu tố A (yếu tố sọc đứng) với 3 tỷ lệ giá thể và yếu tố B (yếu tố sọc ngang) là 4 mức phân đạm
* Yếu tố A: gồm ba tỷ lệ trộn giá thể
A1: Tỷ lệ tro trấu : Phân bò = 5 : 5
A2: Tỷ lệ tro trấu : Phân bò = 7 : 3
A3: Tỷ lệ tro trấu : Phân bò = 9 : 1
3.4.3.2 Quy mô thí nghiệm
Một nghiệm thức (NT) gồm 15 cây, diện tích ô thí nghiệm: 2,5 m x 3,5 m = 8,75
m2
Số ô thí nghiệm: 36 ô
Diện tích thí nghiệm: 8,75 m2
x 36 ô = 315 m2 Diện tích lối đi và hàng rào bảo vệ: 45 m2
Tổng diện tích khu thí nghiệm: 360 m2
Trang 303.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Lấy chỉ tiêu theo dõi: Trên mỗi ô thí nghiệm, lấy 5 cây nha đam ngẫu nhiên theo đường zich zắc và cắm cây đánh dấu theo dõi định kì 10 ngày/lần Đo chỉ tiêu ở lá
số 4
3.5.1 Chỉ tiêu sinh trưởng
- Số lá (lá/cây): đếm tất cả các lá thật trên cây Một lá được tính khi nhìn rõ gốc
3.5.2 Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng và tính tỷ lệ hại trên mỗi nghiệm thức
ـ Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Số cây bị bệnh / Tổng số cây trên nghiệm thức) x 100
ـ Tỷ lệ sâu hại (%) = (Số cây bị bệnh / Tổng số cây trên nghiệm thức) x 100 3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số lá trung bình (TB) thu hoạch trên cây (lá/cây) = Tổng số lá thu hoạch của 5 cây theo dõi qua các lần thu hoạch /5
Trang 31- Trọng lượng trung bình (TLTB) một lá trên cây (g/lá) = Tổng trọng lượng lá thu hoạch được của 5 cây theo dõi qua các lần thu hoạch /số lá thu hoạch
- Trọng lượng trung bình (TLTB) lá lớn nhất/cây (g/lá) = tổng trọng lượng của 5
lá lớn nhất thu hoạch được của 5 cây theo dõi qua các lần thu hoạch/ 5
- Trọng lượng trung bình (TLTB) thu hoạch một cây (kg/cây)= Tổng trọng lượng của 5 cây theo dõi thu hoạch qua các lần/5
- Năng suất thực tế trên ô thí nghiệm (kg/ô) = Tổng khối lượng các lá thu được trên ô thí nghiệm qua các lần thu hoạch
3.5.4 Hiệu quả kinh tế
- Hoạch toán chi phí và tính hiệu quả kinh tế trên mỗi nghiệm thức thí nghiệm và quy ra hecta
- Tổng chi phí đầu tư trên 1 nghiệm thức (đồng/ 26,25 m2) = chi phí giá thể + chi phí bịch + chi phí giống + chi phí phân bón + chi phí công + chi phí khác
- Hiệu quả kinh tế một nghiệm thức (đồng/ 26,25 m2
) = tiền bán nha đam thu hoạch
- Hiệu quả kinh tế trên hecta (triệu đồng/NT) = (hiệu quả kinh tế trên nghiệm thức * 10.000 m2
) / 26,25 m2
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel, xử lý ANOVA và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS 9.2
Trang 32Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến sự sinh trưởng của nha đam
4.1.1 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến số lá nha đam
Lá là một bộ phận rất quan trọng trên cây, là nơi thực hiện các chức năng tối cần thiết đối với cây: quang tổng hợp, hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng và nước Do đó,
số lá trên cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Ngoài ra nha đam cho thu hoạch lá, vì vậy số lá trên cây chính là yếu tố quyết định đến năng suất của nha đam sau này
Dựa vào bảng 4.1 cho thấy:
Giai đoạn 30 – 50 NST:
Đây là giai đoạn cây mới trồng, đang tập trung cũng cố bộ rễ nên chưa phát triển về
số lá trên cây Tương tác giữa giá thể và phân đạm đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê
Tại thời điểm 70 NST:
- Tương tác giữa giá thể và phân đạm đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê
- Ảnh hưởng của giá thể đến số lá trên cây có khác biệt về mặt thống kê Nghiệm thức A2 có số lá cao nhất (7,55 lá) không khác biệt so với nghiệm thức A1 (7,51 lá) và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với nghiệm thức A3 có số lá thấp nhất (6,78 lá/cây)
- Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Trang 33Bảng 4.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến số lá nha đam (lá/cây)
Ghi chú : trong từng giai đoạn, số liệu trên cùng một cột là của yếu tố A, trên cùng một hàng là của yếu tố B và các số liệu tương tác AB đi theo sau cùng kí tự thì sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Yếu tố A: giá thể, yếu tố B: phân bón CV:
CV % = 3,81
TB (B) 5,76 5,87 6,04 6,20
Trang 34Tại thời điểm 130 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân bón đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của các nghiệm thức có khác biệt về mặt thống
kê (p < 0,05) Nghiệm thức A2 có số lá trung bình cao nhất (6,21 lá/cây) không khác biệt so với A1 và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức A3 (5.58 lá/cây)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá trên cây không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Trong giai đoạn tiến hành thí nghiệm không có sự tương tác của giá thể và phân đạm đến số lá trên cây Tuy nhiên có sự ảnh hưởng của giá thể đến số lá trên cây Nghiệm thức A2 (70% tro trấu + 30 % phân bò) luôn cho số lá trên cây cao nhất và
thấp nhất là nghiệm thức A3(90% tro trấu + 10% phân bò)
4.1.2 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều dài lá
Lá là bộ phận cho thu hoạch do đó chiều dài lá là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất của nha đam
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy:
Giai đoạn từ 30 – 80 NST tương tác giữa giá thể và phân đạm đến chiều dài lá nha đam không có khác biệt về mặt thống kê Nhưng có sự ảnh hưởng của yếu tố giá thể đến chiều dài lá nha đam:
ـ Tại thời điểm 40 NST chiều dài lá của nghiệm thức A2 không khác biệt so với nghiệm thức A1 và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so nghiệm thức A3 có chiều dài lá trung bình thấp nhất (28,71 cm)
ـ Giai đoạn từ 50 – 60 NST nghiệm thức A2 có chiều dài lá cao nhất (biến động
từ 33,63 – 35,60 cm) khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với nghiệm thức A3 có chiều dài lá thấp nhất (biến động từ 29,85 – 30,98 cm)
ـ Giai đoạn 70 – 80 NST nghiệm thức A3 có chiều dài lá trung bình thấp nhất (biến động từ 31,63 – 32,37 cm) khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức A1 và A2
Tại thời điểm 90 NST:
ـ Tương tác giữa phân đạm và giá thể đến chiều dài lá giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) Nghiệm thức A1B1 (41,04 cm) có chiều dài lá lớn
Trang 35nhất không có khác biệt với nghiệm thức A2B2 (40,68 cm) và khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức A3B1 (32,41 cm) có chiều dài lá thấp nhất
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá giữa các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) và chia làm 2 nhóm (a,b) Nhóm a gồm các nghiệm thức A1 và A2 có chiều dài lá trung bình cao nhất khác biệt so với nghiệm thức A3 có chiều dài lá trung bình thấp nhất (33,01cm)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều dài lá nha đam giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Tại thời điểm 100 NST đây là lúc lá đã thu hoạch và chuyển đổi lá đo chỉ tiêu do đó ảnh hưởng của yếu tố giá thể, yếu tố phân đạm và tương tác giữa giá thể và phân đạm đến chiều dài lá không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều dài lá nha đam (cm)
CV % = 5,15
A2 32,17 31,62 33,02 32,22 32,26A A3 29,07 28,50 28,43 28,84 28,71B
TB (B) 30,28 30,38 30,85 30,38
50
A1 31,08 32,70 31,82 30,75 31,59AB A: p < 0,05
B: ns A*B: ns CV% = 5,45
A2 33,39 33,55 34,74 32,84 33,63A A3 29,97 29,87 29,69 29,86 29,85B
TB (B) 31,48 32,04 32,08 31,15
60
A1 33,02 34,88 33,29 33,19 33,60AB A: p < 0,05
B: ns A*B: ns
CV % = 4,84
A2 35,35 35,15 37,21 34,67 35,60A A3 30,99 31,23 30,99 30,70 30,98B
TB (B) 33,12 33,75 33,83 32,85
70
A1 34,65 35,66 34,47 34,36 34,78A A: p < 0,05
B: ns A*B: ns
CV % = 4,33
A2 36,63 35,92 38,19 35,69 36,61A A3 31,59 31,61 31,86 31,50 31,63B
TB (B) 34,29 34,40 34,84 33,85
80
A1 35,89 36,75 35,61 35,15 35,85A A: p < 0,05
B: ns A*B: ns
CV % = 4,59
A2 38,29 37,34 39,59 36,91 38,03A A3 32,26 32,16 32,47 32,60 32,37B
TB (B) 35,48 35,42 35,89 34,88
Trang 36Ghi chú: trong từng giai đoạn, số liệu trên cùng một cột là của yếu tố A, trên cùng một hàng là của yếu tố B và các số liệu tương tác AB đi theo sau cùng kí tự thì sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Yếu tố A: giá thể, yếu tố B: phân bón CV:
hệ số biến thiên
Giai đoạn 110 – 120 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân bón đến chiều dài lá của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) và chia làm 3 nhóm (a,b,c) Nhóm a gồm các nghiệm thức A1B1, A1B2, A1B3, A2B1, A2B2 và A2B3 có chiều dài lá trung bình cao nhất khác biệt so với nhóm b là nghiệm thức A3B3 và nhóm c gồm các nghiệm thức A3B0 và A3B1 có chiều dài lá trung bình thấp nhất
ـ Ảnh hưởng của yếu tố giá thể đến chiều dài lá của các nghiệm thức khác biệt rất
có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) và chia làm 2 nhóm (a,b) Nhóm a gồm các nghiệm thức A1 và A2 có chiều dài lá trung bình cao nhất khác biệt so với nghiệm thức A3 có chiều dài lá trung bình thấp nhất (biến động từ 37,53 – 39,62 cm)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều dài lá nha đam giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
CV % = 3,34
A2 40,33 39,41 40,39 41,21 40,34A A3 32,47 31,57 33,58 36,19 33,45B
TB (B) 37,44 37,21 37,78 39,19
110
A1 43,62a 45,37a 44,08a 44,11a 44,29A A: p < 0,01
B: ns A*B: p< 0,05
CV % = 3,14
A2 48,79 47,63 49,78 48,37 48,64A A3 39,51 39,57 41,93 43,00 41,00B
TB (B) 45,26 45,48 46,66 46,48
Trang 37Tại thời điểm 130 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân bón đến chiều dài lá nha đam không có khác biệt về mặt thống kê
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) và chia làm 2 nhóm (a,b) Nhóm a gồm các nghiệm thức A1 và A2 có chiều dài lá trung bình cao nhất khác biệt so với nghiệm thức A3 có chiều dài lá trung bình thấp nhất (41,00 cm)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều dài lá nha đam giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm có thể nhận thấy nghiệm thức A1B1 và
A2B2 có chiều dài lá lớn nhất Nghiệm thức A1B0 và A1B1 có chiều dài lá thấp nhất
4.1.3 Ảnh hưởng của các tỷ lệ giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá nha đam
Chiều rộng lá là khoảng cách giữa 2 mép lá nha đam Nếu khoảng cách này càng rộng thì năng suất nha đam sẽ tăng Do đó chiều rộng lá chính là một trong những yếu tố quyết định năng suất
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy:
Giai đoạn 30 – 70 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân đạm không có ý nghĩa thống kê về chiều rộng lá giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống
kê (p < 0,01) Cao nhất ở nghiệm thức A1 (biến động từ 3,18 – 3,83 cm) và A2 (biến động từ 3,16 – 3,77 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức A3 ( biến động từ 2,92 – 3,35 cm)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều rộng lá không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Tại thời điểm 80 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân đạm không có ý nghĩa thống kê về chiều rộng lá giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống
kê (p < 0,01) Cao nhất ở nghiệm thức A1 (3,95 cm) và A2 (3,92 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức A3 (3,43 cm)
Trang 38ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều rộng lá không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Tại thời điểm 90 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân đạm không có ý nghĩa thống kê về chiều rộng lá giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống
kê (p < 0,01) Cao nhất ở nghiệm thức A1 (4,07 cm) không khác biệt so với A2 (4,02 cm) và khác biệt so với nghiệm thức A3 (3,52 cm)
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều rộng lá không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều rộng lá không có khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Tại thời điểm 120 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân đạm không có ý nghĩa thống kê về chiều rộng lá giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá của các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) và chia làm 3 nhóm (a,b) Nhóm a gồm các nghiệm thức A1 (5,03 cm) và A2 (5,02 cm) có chiều rộng trung bình cao nhất khác biệt so với nghiệm thức A3 (4,37 cm) có chiều rộng trung bình lá thấp nhất
ـ Ảnh hưởng của phân đạm lên chiều rộng lá có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nghiệm thức B3 có chiều rộng lá cao nhất (5,18 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05) so với các nghiệm thức khác Trong đó các nghiệm thức chiều rộng lá thấp nhất ở nghiệm thức B1 (4,65 cm)
Trang 39Bảng 4.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá nha đam (cm)
CV % = 5,79
Trang 40Ghi chú: trong từng giai đoạn, số liệu trên cùng một cột là của yếu tố A, trên cùng một hàng là của yếu tố B và các số liệu tương tác AB đi theo sau cùng kí tự thì sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Yếu tố A: giá thể, yếu tố B: phân bón CV:
hệ số biến thiên
Tại thời điểm 130 NST:
ـ Tương tác giữa giá thể và phân đạm không có ý nghĩa thống kê về chiều rộng lá giữa các nghiệm thức
ـ Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá của các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) Nghiệm thức A1 có chiều rộng lá cao nhất (5,48 cm) không khác biệt so với nghiệm thức A2 (5,37 cm) và khác biệt so với nghiệm thức A3 (4,65 cm) có chiều rộng trung bình lá thấp nhất
ـ Ảnh hưởng của phân đạm lên chiều rộng lá khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01) Trong đó nghiệm thức B3 có chiều rộng cao nhất (5,50 cm) không khác biệt so với B2 (5,28 cm) và khác biệt hoàn toàn so với B0 (4,93 cm) và B1 (4,94 cm)
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm không có tương tác giữa giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá nha đam Tuy nhiên có sự ảnh hưởng của giá thể và phân đạm đến chiều rộng lá Nghiệm thức giá thể A2 và nghiệm thức mức phân B3 luôn có chiều rộng lá trung bình cao nhất
CV % = 6,58
TB (B) 4,93B 4,94B 5,28AB 5,50A