Đề tài nhằm khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt và bọ xít muỗi trên ca cao của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát Annona glabra để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ TÀI:
VÀ BỌ XÍT MUỖI (Heliopeltis sp.) TRÊN CA CAO CỦA DUNG DỊCH CHIẾT
Trang 2KHẢO SÁT KHẢ NĂNG DIỆT TRỪ RẦY MỀM (Aphis spp.) TRÊN CẢI NGỌT
VÀ BỌ XÍT MUỖI (Heliopeltis sp.) TRÊN CA CAO CỦA DUNG DỊCH CHIẾT
XUẤT TỪ HẠT BÌNH BÁT (Annona glabra)
Tác giả
PHẠM HỮU THOẠI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS LÊ CAO LƯỢNG
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến cha và mẹ lời cảm ơn từ tận đáy lòng mình vì đã cho tôi khôn
lớn và được đến với giảng đường đại học
Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có một phần không
nhỏ những kiến thức mà thầy, cô đã giảng dạy cho tôi Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô trong khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TPHCM
đã hết lòng truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báo trong thời gian
ngồi ở giảng đường Đại học
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy Lê Cao Lượng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi
thực hiện khóa luận này
Xin cảm ơn Ban Quản Lý trại Nông học, cảm ơn thầy Phạm Hồng Đức Phước, cảm ơn anh Khải, cô chú Trần Quốc Tuấn (xã Hòa định, huyện Chợ gạo, tỉnh Tiền giang) đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh, chị và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và khích
lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình
TP HCM, ngày 03 tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Hữu Thoại
Trang 4TÓM T ẮT
Đề tài “Khảo sát khả năng diệt trừ rầy mềm (Aphis spp.) trên cải ngọt và
bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.) trên ca cao của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát
(Annona glabra)” được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM và vườn ca cao tại xã Hòa định, huyện Chợ gạo, tỉnh Tiền Giang từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 Đề tài nhằm khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt và bọ xít
muỗi trên ca cao của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát (Annona glabra) để làm cơ
sở cho các nghiên cứu tiếp theo sử dụng dung dịch chiết xuất phòng trừ dịch hại cho canh tác hữu cơ Đề tài gồm các nội dung sau:
Triển khai thí nghiệm phòng trừ bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.) và rầy mềm (Aphis spp.) bằng dung dịch chiết từ hạt bình bát ở các nồng độ khác nhau (20, 40, 60
và 80% so với dung dịch gốc) trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng
Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi trên ca cao và rầy mềm trên cải ngọt của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng
Kết quả cho thấy, hiệu lực trừ rầy mềm của các nghiệm thức trong phòng thí nghiệm cao hơn nhiều so với ngoài đồng Trong khi đó, hiệu lực trừ bọ xít muỗi của các nghiệm thức trong phòng và ngoài đồng không có sự chênh lệch đáng kể
Bên cạnh đó, hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi và rầy mềm trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài đồng của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát đều giảm dần theo nồng độ pha loãng Trong đó, hiệu lực của dung dịch ở 80% dung dịch gốc là cao
nhất, khác biệt có ý nghĩa so với các dịch chiết bình bát ở các nồng độ khác và có hiệu lực tương đương với Actara 25WG Hiệu lực phòng trừ rầy mềm và bọ xít muỗi của dung dịch ở nồng độ 20% dung dịch gốc là thấp nhất
Trang 5MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM T ẮT iii
M ỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CH Ữ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu về cây cải ngọt 3
2.2 Kỹ thuật canh tác 3
2.2.1 Giống và chuẩn bị cây con 3
2.2.2 Chuẩn bị đất 4
2.2.3 Thời vụ 4
2.2.4 Mật độ trồng 4
2.2.5 Bón phân 4
2.3 Phòng trừ dịch hại 5
2.2 Đặc điểm chung về họ rầy mềm Aphididae gây hại cây trồng 6
2.2.1 Vị trí phân loại họ rầy mềm Aphididae 6
2.2.2 Tập quán sinh sống và mức độ gây hại của họ rầy mềm Aphididae 7
Trang 62.2.3 Biện pháp phòng trừ 9
2.3 Giới thiệu về cây ca cao 12
2.3.1 Nguồn gốc 12
2.3.2 Đặc điểm hình thái 12
2.4 Bọ xít muỗi Helopeltis spp 14
2.4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 14
2.4.2 Triệu chứng gây hại 15
2.4.3 Biện pháp phòng trừ 15
2.5 Một số nghiên cứu về thuốc thảo mộc 15
2.6 Giới thiệu về thuốc Actara 25WG 16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 18
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18
3.2 Vật liệu nghiên cứu 18
3.3 Nội dung thí nghiệm 18
3.4 Phương pháp thí nghiệm 19
3.4.1 Chuẩn bị dung dịch chiết từ hạt bình bát 19
3.4.2 Nuôi tạo nguồn kí chủ và rầy mềm cho thí nghiệm 20
3.4.3 Nhân nuôi bọ xít muỗi cho thí nghiệm 21
3.4.4 Nội dung 1: Khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát trong phòng thí nghiệm 21
3.4.5 Nội dung 2: Khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát ngoài đồng 22
3.4.6 Nội dung 3: Khảo sát hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi trên ca cao của dịch chiết bình bát trong phòng thí nghiệm 24
3.4.7 Nội dung 4: Khảo sát hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát tại vườn ca cao 26
Trang 73.5 Xử lý số liệu 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Nội dung 1: Hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát và thuốc hoá học trong phòng thí nghiệm 30
4.2 Nội dung 2: Hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát ngoài đồng 31
4.3 Nội dung 3: Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi trên ca cao của dịch chiết bình bát và thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm 33
4.4 Nội dung 4: Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát và thuốc hoá học tại vườn ca cao 35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
5.1 Kết Luận 38
5.2 Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 41
Trang 8DANH SÁCH CÂC CH Ữ VIẾT TẮT
Tên vi ết tắt Tên đầy đủ
WG Wettable Granules (Hạt hòa tan trong nước)
WP Wettable powder (Bột hòa tan trong nước)
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Dung dịch hạt bình bát ngâm 19
Hình 3.2 Dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát sau khi pha loãng thành các nồng độ 20, 40, 60 và 80% 20
Hình 3.3 Lồng lưới nuôi rầy mềm và bố trí thí nghiệm 20
Hình 3.4 Phân cấp trái ca cao bị hại bởi bọ xít muỗi 28
Hình 3.5 Bình phun thuốc 10 lít 28
Hình 4.1 Rầy mềm trước và sau xử lý 32
Trang 10DANH SÁCH CÁC B ẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 3.1 Bảng phân cấp mức độ gây hại của rầy mềm 22 Bảng 3.2 Phân cấp trái ca cao bị hại bởi bọ xít muỗi 27 Bảng 4.1 Hiệu lực trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát và thuốc hóa
học khác trong phòng thí nghiệm 30
Bảng 4.2 Hiệu lực trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát và thuốc hóa
học ngoài đồng 31
Bảng 4.3 Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi trên ca cao của dịch chiết bình bát và
thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm 34
Bảng 4.4 Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát và thuốc hoá học
tại vườn ca cao 35
B ảng 4.5 Chỉ số gây hại của bọ xít ở các nghiệm thức sau khi xử lý thuốc 36 Biểu đồ 4.1 Chỉ số gây hại của bọ xít muỗi ở các nghiệm thức sau khi xử lý thuốc 37
Trang 11vật tồn lưu phải tiêu hủy 152 tấn Từ năm 1991 đến năm 2000, khối lượng thuốc BVTV được nhập khẩu và sử dụng biến động từ 20.000 - 30.000 tấn thành phẩm quy đổi, lượng sử dụng trên một đơn vị diện tích từ 0,67 - 1,0 kg ai/ha Từ năm
2000 đến nay khối lượng nhập khẩu và sử dụng ở Việt Nam tăng từ 33.000 đến 75.000 tấn (Nguyễn Song Tùng, 2012) Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng
trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo
thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc
thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm Một thực trạng đáng lưu ý là xu hướng của người dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công
dụng mạnh, nhưng không quan tâm đến an toàn
Việc lạm dụng thuốc hóa học cũng làm cho sâu bệnh quen thuốc, gây ra hiện tượng kháng thuốc BVTV, mặt khác do sử dụng nhiều loại thuốc BVTV làm cho các loài sinh vật có ích (thiên địch) bị tiêu diệt, gây mất cân bằng sinh thái và như
vậy sâu bệnh hại càng phát triển mạnh hơn và nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn Chất lượng môi trường nước, đất bị suy giảm, tác động xấu tới các loại động
vật hoang dã Gây độc hại cho bầu khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Hiện nay có nhiều nghiên cứu sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo
mộc Trong đó, tách chiết các hợp chất tự nhiên từ các loài cây có chứa độc tính cao đối với sâu hại được quan tâm nhiều hơn cả Theo hướng này, các loại thuốc trừ sâu
thảo mộc thường diệt sâu có hiệu quả, làm giảm tính kháng thuốc của sâu, có thời gian
Trang 12phân giải nhanh, do đó không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe con người Một số loài cây có khả năng sử dụng làm thuốc thảo mộc đã được nghiên cứu
như: Cây Neem Ấn Độ (Azadarachta indica), Dây thuốc cá (Derris elliptica), Cây xoan (Melia azedarach)…
Cây bình bát (Annona glabra) là một loại cây hoang dại, xuất hiện khá nhiều ở
Việt Nam Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, thì hạt của nó còn có thể sử dụng để chiết xuất thuốc phòng trừ côn trùng gây hại trong nông nghiệp mà đã được nông dân ở một số nơi sử dụng có hiệu quả Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về độc tính trừ sâu
từ hạt của loài cây này ở Việt Nam
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu sâu hơn về khả năng phòng trừ sâu hại của loại cây này, nên đề tài “Khảo sát khả năng diệt trừ rầy mềm (Aphis spp.) trên cải
ngọt và bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.) trên ca cao của dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát (Annona glabra)” đã được tiến hành
1.2 Mục tiêu
Xác định được liều lượng và nồng độ của dịch chiết từ hạt bình bát thích hợp nhất để phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt và bọ xít muỗi trên ca cao có hiệu quả
1.3 Yêu cầu
Chiết xuất được dung dịch từ hạt bình bát (Annona glabra)
Triển khai thí nghiệm phòng trừ bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.) và rầy mềm
(Aphis spp.) bằng dung dịch chiết từ hạt bình bát ở các nồng độ khác nhau trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng
Đánh giá hiệu quả của dung dịch chiết từ hạt bình bát trên bọ xít muỗi và rầy
mềm trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 trong phòng thí nghiệm trên
cả hai đối tượng là rầy mềm (Aphis spp.) trên cải ngọt và bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.)
trên ca cao Bên cạnh là hai thí nghiệm ngoài đồng ở 2 địa điểm: Bọ xít muỗi tại vườn
ca cao tại huyện Chợ gạo, tỉnh Tiền Giang và rầy mềm tại trại thực nghiệm khoa Nông
học, trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Trang 13Chương 2
2.1 Giới thiệu về cây cải ngọt
Tên khoa học: Brassica sinensis
Tên tiếng Anh: Pak choi cabbage
Họ thập tự: Cruciferae
Cải ngọt có nguồn gốc ở Châu Á, nhiệt độ thích hợp 10 – 27o
C, có thể trồng quanh năm Cải ngọt có bộ lá phát triển, to bản nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại Thời gian sinh trưởng 30 – 35 ngày, giai đoạn vườn ươm 18 – 20 ngày, giai đoạn ở vườn sản xuất 18 – 20 ngày
Cải ngọt, cải xanh là rau ngắn ngày có thể trồng quanh năm, không cần vốn nhiều mà tiêu thụ lại dễ dàng vì thế được trồng khá phổ biến ở Tp.Hồ Chí Minh Tuy nhiên, cải ngọt, cải xanh lại dễ gây ngộ độc nhất cho người tiêu dùng bởi lẽ bị nhiều sâu bệnh hại khó trừ, thời gian sinh trưởng ngắn mà phần lớn các thuốc hóa học có thời gian cách ly dài, trong khi thuốc vi sinh và điều hòa sinh trưởng kém tác dụng với
một số sâu như bọ nhảy, nông dân thường tưới phân đạm nhiều lần để cây sinh trưởng nhanh Do đó dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng nitrat thường cao ở 2 chủng loại rau này và dẫn đến tình trạng ngộ độc cho người tiêu dùng
2.2 K ỹ thuật canh tác
2.2.1 Giống và chuẩn bị cây con
Hiện nay ngoài giống địa phương, mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập
của Trung Quốc, Thái Lan và mùa mưa có thể sử dụng giống TG1 Hạt giống cần được xử lý bằng thuốc Appencard Super 50FL với lượng dùng 2 - 3cc/
Trang 141 lít nước trong 15 phút vớt ra để ráo nước, ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo, Carbenzim, Hạt Vàng, Bendazol
Sau gieo rải lớp đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ
nhảy, sùng,…đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô
Khi cây con đạt 18 - 19 ngày tuổi đem đi trồng, trước khi nhổ 1 ngày cần tưới phân DAP pha loãng 30g/10lít nước
2.2.2 Chuẩn bị đất
Cải ngọt, cải xanh có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng cần thoát nước tốt
Cần chuẩn bị đất kỹ: phơi ải đất khoảng 8 - 10 ngày Trước khi lên liếp cần làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại cùng các tàn dư thực vật, sau đó bón 5 - 6 kg vôi bột/100 m2
đất Lên liếp rộng 80 - 100 cm, nếu mùa khô lên liếp cao 10 -15 cm; mùa mưa lên liếp cao 20 cm
2.2.3 Thời vụ
Cải ngọt, cải xanh có thể trồng quanh năm Lưu ý: nếu trồng tháng 12, tháng 01 năng suất cao nhưng thường bị nhiều sâu hại Mùa mưa khó trồng nhưng thường bán được giá cao hơn
Trang 15- Vườn ươm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp ươm khoảng 1kg/100m2
trừ kiến tha hạt Khoảng 1 tuần sau gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1 - 2 lần bằng nước Urê loãng: 20 - 30g/10lít nước Cây con 18 - 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng nước DAP: 30g DAP/10lít nước để cây dễ bén rễ sau trồng Cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc
- Ruộng trồng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H, Sago super 3G Sau trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc hỗn hợp 5 - 6 kg bánh dầu + 250g phân Kali, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp phân và ngâm bánh dầu hoặc hạt đậu nành tưới 2 - 3 lần/vụ (Dùng 8 - 9 kg bánh dầu hoặc 1 - 2 kg đậu nành ngâm với 10 lít nước sau 1 tuần gạn lấy nước pha loãng 3 - 4 lần rồi đem tưới)
Bọ nhẩy phá có thể sử dụng các thuốc Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC
Trang 16- Phòng trừ sâu ăn tạp: Thường xuyên thăm đồng nếu thấy ổ trứng sâu ăn tạp thu gom tiêu hủy, phát hiện sớm sâu non mới nở còn chưa phân tán có thể dùng các thuốc Cyperan 25EC, peran 5EC, Biocin luân phiên với SecSaigon, Sherzol, Netoxin
hoặc Alphan 50EC để trừ Nếu trước thu hoạch chừng 4 - 5 ngày sâu ăn tạp phát triển nhiều có thể dùng một trong các thuốc sau: Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC
- Phòng trừ bệnh chết cây con (Pythium sp, Rhizoctonia solani): Nếu thấy bệnh
xuất hiện nhiều trên vườn ươm cần phòng trừ trước khi nhổ cấy ra ruộng bằng các thuốc Validan 3DD - 5DD, Carban 50SC, Topan 70WP, Score 250ND, Vanicide, Hexin, Luster, Carbenzim
- Phòng trừ bệnh thối bẹ (Sclerotium sp): Thường xuyên thăm đồng phát hiện
sớm khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc Carban 50SC, Score 250ND
Thio-M, Bendazol, Carbenzim, Hạt Vàng để trừ
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh)
2.2 Đặc điểm chung về họ rầy mềm Aphididae gây hại cây trồng
2.2.1 Vị trí phân loại họ rầy mềm Aphididae
Theo Manya B Stoetzel(1998); sơ bộ đến bộ rầy mềm Aphididae:
Tên tiếng Việt: rầy mềm, rệp muội
Trang 172.2.2 T ập quán sinh sống và mức độ gây hại của họ rầy mềm Aphididae
* Nghiên cứu trên thế giới
- Tập quán sinh sống
Theo Bastiaan M Drees (1996) rầy mềm hút dịch cây bằng ống hút Hầu hết rầy mềm có khả năng tiết ra một loại dịch gọi là “mật” tương tự như nước đường, chúng rơi xuống lá hoặc bất kỳ vật gì dưới chúng Một loài nấm là “nấm
mốc”(Capnodium spp.) phủ trên bề mặt của dịch mật này tạo thành lớp muội đen Kết
quả là ánh sáng không thể đến bề mặt lá, ngăn quá trình quang hợp, tổng hợp đường
của cây Mặt khác, chất dịch mật này thu hút kiến, ruồi và một số côn trùng khác Một vài loài rầy mềm phụ thuộc lớn vào kiến để sống sót và phát tán
Một số loài rầy mềm chủ yếu gây hại trên lá, trong khi một số loài khác gây hại trên hoa, trái, đọt, thân và rể Nếu không kiểm tra kỹ và kịp thời, rầy mềm làm cây chậm phát triển, xoăn đọt, trái và lá bị dị dạng, mất màu, hoặc có thể gây u trên lá, thân và rể Chúng là vector quan trọng truyền virut gây bệnh cho cây Rầy mềm bông
vải Aphis gossypii là vector cho hơn 50 loài virus và gần 100 loài virut xâm nhiễm vào
cây trồng nhờ vector rầy mềm thuốc lá Myzus persicae
Theo M.N Berim (2004) nghiên cứu rầy mềm đậu đen Aphis fabae ở Russia
cho thấy chúng qua đông trên chồi của cây Viburnum opulus L và cây Philadelphus
cải trắng, đậu, đậu cove, đậu tầm, khoai tây, và những loài cây dại khác)
Theo Ilse Schreiner (2000) rầy mềm đậu Aphis Craccivora có giai đoạn trứng
phát triển trong cơ thể mẹ và ấu trùng được sinh ra Khi mới hình thành quần thể, chúng thường ở dạng không cánh, khi mật số cao thì dạng có cánh xuất hiện và phân tán đến những cây khác Ở vùng nhiệt đới, rầy mềm sinh sản vô tính Chúng có nhiều
ký chủ nhưng chủ yếu được tìm thấy trên cây họ đậu
Rầy mềm đậu nành Aphis glycine sống sót qua mùa đông ở giai đoạn trứng
(Philip Glogoza, 2004)
- Mức độ gây hại
Trang 18Theo Lewis Wilson và ctv (2008) nghiên cứu trên rầy mềm bông Aphis gossypii
ở Úc cho thấy, chúng chèn ống hút vào mô lá hoặc mô cây và thăm dò cho đến kho
tiếp xúc được với dịch cây Chất dinh dưỡng trong cây giàu hàm lượng đường nhưng nghèo amino acid – cần cho sự phát triển của rầy mềm Khi lượng amino acid tích lũy
đủ cho sự phát triển của rầy mềm thì lượng đường đã quá thừa, nên chúng được tiết ra ngoài tạo thành chất “dịch mật” Chất dịch mật thu hút sự phát triển nấm mốc trê bề
mặt lá bông vải Cách ăn của rầy mềm gây hại trên bông vải theo 4 cách:
+ Ấu trùng gây hại vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trái, giảm sự phát triển của cây
+ Sự có mặt của rầy mềm trên lá chiếm diện tích, ống hút của nhiều rầy mềm gây tổn thương bề mặt lá, giảm quá trình quang hợp
+ Lớp dịch mật của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng, phủ lên lá, ngăn quá trình quang hợp
+ Rầy mềm thường tập trung ở thân, lá non và trái để lại triệu chứng như xoăn đọt, cong mép lá
* Nghiên cứu trong nước
Rầy mềm đậu Aphis craccivora có khả năng ngưng phát dục vào mùa khô khi điều
kiện bất lợi Rầy mềm chỉ phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 16 – 240
C và ẩm độ 50 – 80% Trong khoãng thời gian nhiệt độ này với điều kiện thức ăn đầy đủ, một lứa rầy
chỉ kéo dài 6 – 8 ngày (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Theo Sở Khoa Học và Công Nghệ Bắc Ninh (2009) rầy mềm thuốc lá Myzus
sớm, cành lá non không sinh trưởng được Thời kỳ cây ra hoa – quả, chúng gây hại làm rụng hoa quả non khá nhiều Rầy mềm thuốc lá được xát định là môi giới truyền
bệnh virus gây khảm lá khoai tây và nhiều cây trồng khác Ngoài ra, chúng còn bài tiết
chất dịch thức ăn cho kiến và làm môi trường cho nấm muội đen phát triển Trong các
ổ rầy mềm có thể gặp kiến lui tới ăn chất dịch mật do rầy tiết ra và khi cần thiết, chúng tha từng con rầy mềm đưa đi nơi khác Đây được coi là hiện tượng cộng sinh giữa kiến
và rầy mềm Chất dịch mật rầy mềm thuốc lá tiết ra sau khi kiến ăn vẫn còn dính bám
Trang 19trên mặt lá, cành non, tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá, mặt quả, cản trở khả năng quang hợp của các bộ phận lá, làm cho cây chậm lớn, quả giảm
chất lượng
2.2.3 Bi ện pháp phòng trừ
* Nghiên cứu trên thế giới
Theo John L Capinera (2005), rầy mềm có nguồn ký chủ rộng nên sử dụng biện pháp luan canh là khó khăn
Loại bỏ cây bị nhiễm ngay sau thu hoạch, hoặc ngăn chúng phát tán
Thu dọn, tiêu diệt cỏ dại và đây là nguồn ký chủ phụ trong thời gian qua đông Theo Paul J.Johnson (2007), để kiểm soát rầy mềm trên hoa lan có thể áp dụng một số phương pháp:
Bẫy dính: thu rầy mềm có cánh Bẫy dính màu vàng nhạt góp phấn làm tăng khả năng phản xạ ánh sánh của lá Bẫy ruồi được sử dụng nhưng không thu hút được rầy
mềm Bẫy nên được thay thế mỗi tháng Các chất bụi bẩn, nước và côn trùng bị dính sẽ làm giảm hiệu quả của bẫy dính
Dầu thực vật thích hợp cho việc kiểm soát rầy mềm trên phong lan Neem và dầu
thực vật thường có hiệu quả, nhưng dầu thực vật thường có mùi sau khi dùng Dầu tỏi, cam, quýt là thuốc trừ rầy mềm hiệu quả
Xà phòng và chất ngăn chặn Về kỹ thuật, xà phòng là muối Kali alkaline của acid béo Trong khi chất ngăn chặn hợp chất tổng hợp có hoạt tình tương tự chất hóa
học Tuy nhiên, xà phòng phản ứng với chất alkaline chứa Na, K, Ca hoặt Mg trong khi chất ngăn chặn thường trung tính và không phản ứng với nước cứng Xà phòng trừ
rầy là công thức đặt biệt an toàn cho cây trồng, là tác nhân tiêu diệt và kiểm soát rầy
mềm hiệu quả cũng như sâu hại khác trên phong lan, đặt biệt trong điều kiện ở nhà và trong nhà lưới Chúng khá an toàn với người, ít độc, dễ áp ụng, ít hơi độc so với thuốc
trừ sâu khác Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả trong điều kiện ẩm, khô
Thuốc trừ rầy phổ biến và hiệu quả nhất cho việc kiểm soát rầy mềm là malathion, acepphate, diazinon và methiocard Ngoài ra, còn có một số thuốc được sử
Trang 20dụng phổ biến như abamectin dùng trong điều kiện đồng ruộng, azadirachtin dùng trong điều kiện nhà kính
Kiểm soát sinh học bằng thiên địch:
Muỗi ăn rầy mềm Aphidoletes aphidomyza (Diptera: Cecidomyiidae) là loài côn
trùng nhỏ Ấu trùng có thể ăn 10 – 100 con rầy mềm tùy vào kích thước rầy mềm và điều kiện môi trường Ấu trùng là dòi có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt hoạt động trên
lá và chồi, nơi mà nó chích tấn công rầy mềm thành trùng hút dịch mật của rầy mềm
và các chất lỏng khác Mỗi con cái có thể đẻ 70 trứng trên bề mặt lá
Chuồn chuồn cỏ: chuồn chuồn cỏ xanh (Neuroptera, chrysopidae ) và chuồn chuồn cỏ nâu (Neuroptera: Hemerobiidae ) Ấu trùng ăn rầy mềm, rệp sáp, ấu trùng rầy phấn trắng và một số sâu hại khác Thành trùng hút dịch mật, nước đường và một
trong quá trình phát triển
Ong ký sinh ( Hymenoptera, Aphidiidae và Aphelinidae): có nhiều loài phổ
biến và có giá trị thương mại như Aphelinus abdominalis, Aphidius matricarae,
cả những con ong nhỏ (<1,5mm) đẻ trứng bên trong rầy mềm và ấu trùng của ong ăn các bộ phận bên trong của rầy mềm Hiệu quả của những con ong này được ước tính bởi màu tím hoặc đen của rầy mềm với những lỗ hỏng lớn ở bụng, nơi có ong con chui
ra Việc kí sinh rầy mềm có hiệu quả cao khi mật số rầy mềm thấp, ong kí sinh mẫn cảm với thuốc trừ sâu và bẫy Nhà kính là nơi tốt để ngăn sự thoát ra của ong kí sinh
Nấm gây bệnh Beauveria bassiana: xâm nhiễm cao với rầy mềm và một số sâu
hại khác
Trang 21Theo Philip Glogoza (2004) ngưỡng phòng trừ rầy mềm Aphis glycine trên đậu
tương ở Bắc Darkota, Mỹ là 250 con/cây vào thời điểm: mật số rầy mềm có xu hướng tăng nhanh vì điều kiện thích hợp; kiểm tra xác rầy mềm bị kí sinh và ong có cánh; không phun thuốc nếu thấy xác rầy mềm bị ký sinh nhiều hoặc có quá nhiều rầy mềm
có cánh; cây được đánh giá là trên ngưỡng phòng trừ thì việc sử dụng thuốc vẫn có
hiệu quả, dù có ảnh hưởng đến kinh tế
Ngoài ra, có thể phòng trừ rầy mềm theo tự nhiên khi: cường độ mưa lớn, kéo dài , có nhiều loài ăn thịt và ký sinh rầy mềm xuất hiện như ấu trùng bọ rùa, bọ cánh lưới, muỗi ăn rầy, ong ký sinh, mật số rầy mềm có thể giảm nhanh do tác động của nhiều yếu tố như điều kiện thức ăn thiếu, quần thể quá đông, và sự phát triển của nhiều thành trùng có cánh
* Nghiên c ứu trong nước
Theo Sở Khoa Học và Công Nghệ Đồng Tháp (2009) để phòng trừ rầy mềm
bắp có hiệu quả cao nên kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ Sau đây là một số biện pháp chính:
Trước khi làm đất, gieo hạt cần dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để tiêu diệt nhưng con rầy mềm đang sinh sống trên đó, không cho chúng tích lũy mật số
để từ đó di chuyển sang phá ruộng ở đầu vụ, hạn chế nguồn rầy mềm tích lũy ban đầu
Không nên gieo quá dày dễ làm ruộng bít bùng, tạo ẩm độ trong ruộng cao thuận lợi cho rầy mềm phát sinh gây hại Gieo trồng với mật độ thích hợp với yêu cầu
từng loại giống mà nhà sản xuất giống khuyến cáo
Nếu ruộng thường bị rầy mềm gây hại nên trồng xen với cây họ đậu đỗ để tăng cường hoạt động của thiên địch, đặc biệt là nhóm bắt mồi như ruồi ăn rầy mềm, một số loài bọ rùa như bọ rùa chữ nhân, bọ rùa 4 vạch, bọ rùa 6 vạch, bọ rùa 2 đốm đỏ, bọ rùa
Trang 22Theo Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng (2005) thành phần ruồi bắt mồi họ
Syrphidae ăn rầy mềm hại rau họ thập tự ở Gia Lâm, Hà Nội gồm có 7 loài Ichiodon
scutellaris Fabricius, Episyrphus balteatus de Geer., Clythia sp., Syrphus confrater
Wiede mann, Syrphus ribesii Linne, Megayphis zonata Fabricius, Paragus
Theo Trần Thị Thiên An (2003) có thể áp dụng một số biện pháp sau để phòng
trừ rầy mềm hại rau họ thập tự:
+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt trừ các cỏ dại của họ rau thập tự
+ Trồng xen rau họn thập tự với cà rốt hoặt các cây trong họ hoa tán Umbellifereae
+ Bón cân đối N, P, K
+ Phát hiện sớm, khi thấy rầy mềm cải hình thành ổ ở mặt dưới lá rau thi có thể giết bằng tay hoặt phun thuốc trừ kịp thời Nếu thấy rầy mềm phát tán quần thể nhiều nên áp dụng phun kép Ở ruộng rau lấy giống cần trừ triệt để rầy ở giai đoạn trước lúc cây nở hoa
+ Các loại thuốc có thể sử dụng Mospilan 3EC, Trebon 10EC, Vibaba 50EC
2.3 Giới thiệu về cây ca cao
2.3.2 Đặc điểm hình thái
Rễ
Trang 23Bộ rễ ca cao bao gồm 1 rễ trụ dài khoảng 1,5 – 2m và nhiều rễ ngang phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở độ sâu khoảng 20cm (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Thân
Ca cao là loại cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 – 20m nếu mọc tự nhiên trong
rừng và có thể có từ 4 – 5 tầng cành
Sự phát triển của thân ca cao có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hạt nảy mầm thượng địa
Giai đoạn 2: Tính từ khi tử diệp mở cho tới khi xuất hiện 4 lá đầu tiên, trong giai đoạn này thân có thể cao từ 0,5 – 2m
Giai đoạn 3: Câu tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao Cành ngang trên đỉnh ngọn phát triển tạo tầng cành đầu tiên (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Lá
Lá non phát triển theo từng đợt Sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái ngủ
Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4 – 6 tuần lễ Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây Ca cao trồng không che bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có bóng che (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 – 9cm và mọc theo hình
xoắn ốc Lá trên cành ngang có cuống ngắn từ 2 – 3cm, mọc đối cách trên cành và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn lá trên thân chính ( Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Hoa
Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở trên thân, cành Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ
hạt có thể nở vào khoảng 14 – 20 tháng sau khi trồng Cây ghép hay giâm cành có thể
ra hoa sớm hơn từ 9 – 18 tháng sau khi trồng Nhưng nơi có đủ nước, cây ra hoa quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ vào mùa mưa Hoa ca cao ra nhiều nhưng tỷ lệ thụ phấn, đậu quả thấp chỉ từ 1 – 5% Phần lớn hoa nở mà không được thụ phấn sẽ
rụng sau 48 giờ (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Trang 24Trái
Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ
tối đa sau 75 ngày Sau khi thụ phấn 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn Khi hạt tăng trưởng
tối đa, trái vào giai đoạn chín Trái chín không nở bụng ra và ít khi bị rụng khỏi cây Trái có cuống hóa gỗ nên rất dai Trái non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, khi trái chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 – 6 tháng tùy theo giống Trái ca cao rất đa dạng về hình dáng và màu sắc tùy theo giống (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
Hạt
Mỗi trái chứa từ 30 – 40 hạt Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua,
ngọt, thơm và xếp thành 5 dây Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân Hạt rất
dễ mất sức nảy mầm sau khi tách khỏi trái nên thường phải gieo ngay Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và mùa vụ (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)
2.4 Bọ xít muỗi Helopeltis spp
2.4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), ở trên cây chè bọ xít muỗi Helopeltis theivora
Waterh trưởng thành dài từ 4 – 7mm, rất giống con muỗi nhà, con cái có màu xanh lá
mạ, con đực có màu xanh lơ Râu đầu 4 đốt, đốt cuống râu to và dài dơn đốt roi râu Đầu màu nâu, mắt màu đen, cổ thắt lại có khoang vàng óng, Bàn chân có 3 đốt, đốt chày có 2 hàng gai Trứng bọ xít muỗi hình bầu dục màu trắng, phía đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau Trứng được đẻ trong mô cây, chỉ để lộ 2 sợi lông ra ngoài Ấu trùng bọ xít muỗi H theivora có 5 tuổi, bọ xít non có hình dạng giống thành trùng
nhưng kích thước nhỏ hơn, sang tuổi 3 bọ xít muỗi non mới xuất hiện mầm cánh, tuổi
5 mầm cánh có màu vàng xanh và phủ hết đốt bụng thứ 4 Con cái sau khi hóa trưởng thành trải qua 2 – 6 ngày ăn thêm sau đó mới bắt cặp, giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ từ 12 – 75 trứng Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 5 – 10 ngày, ấu trùng trải qua 5 tuổi kéo dài từ 9 – 19 ngày, bọ xít trưởng thành có thể sống được từ 2 – 3 tuần
Trang 25Điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển là: Nhiệt độ từ 20 – 29o
C, ẩm độ trên 90% đặc biệt trong điều kiện bóng râm ít ánh sáng Chính vì thế bọ xít muỗi phát triển
mạnh vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao, thời gian chiếu sang ngắn và trời âm u
Theo Entwistle (1972), mật số quần thể bọ xít muỗi giảm sau những trận mưa lớn
2.4.2 Triệu chứng gây hại
Trái ca cao bị bọ xít muỗi chích có nhiều vết thâm đen, dị dạng, ít hạt Sự thiệt hại sẽ nặng nề hơn khi có sự kết hợp tấn công của nấm bệnh, vì vết chích là cửa ngõ
tốt để nấm xâm nhập vào Chủ yếu bọ xít muỗi gây hại trên ca cao, nhưng chúng còn gây hại cả trên ổi, siêm,… (Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre)
2.4.3 Biện pháp phòng trừ
Bi ện pháp canh tác
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để giảm bớt mật độ gây hại của bọ xít
muỗi cần: Giảm ẩm độ trong vườn bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành và nhánh không cần thiết
Biện pháp sinh học
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), bọ xít muỗi có thể phòng trừ rất hữu hiệu
bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn
Biện pháp hóa học
Theo Lê Cao Lượng (2010), để phòng trừ bọ xít muỗi có thể phun các loại thuốc hóa học gốc: Imidacloprid, Thiamethoxam, Rynaxypyr, phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp
Theo đề tài của sinh viên Nguyễn Thị Thuận, 2009 để phòng trừ bọ xít muỗi có
thể phun các loại thuốc hóa học gốc: Dimethoate, Emamectin benzoate
2.5 Một số nghiên cứu về thuốc thảo mộc
Theo Kết quả nghiên cứu của đề tài “ Khả năng diệt sâu hại của một số chế
phẩm thảo mộc có ở Việt Nam” của Nguyễn Quốc Khang, Đại học KHTN Hà Nội cho
Trang 26thấy các hợp chất tự nhiên chứa trong các cây xoan (Melia azedarach), lá cây neem
Ấn Độ (Azedarachta indica), lá cây niệt gió (Wikstroemia indica), hạt na Xiêm (Annona glabra), h ạt na dai (Annona squamosa), lá cây lim xanh (Erythrophloeum
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu hóa sinh ứng dụng TP.HCM do GS,TS Trần Kim Quy chủ trì vừa công bố việc điều chế thành công 3 nhóm thuốc bảo
vệ thực vật mới được trích ly từ hạt và lá cây neem (xoan chịu hạn) Cả 3 nhóm thuốc, bao gồm Limo 3000 BR, Limo 3000 ND và Limo 3000 DD (dạng bột) đều đã được
thử nghiệm vào việc bảo vệ cây trồng và quản ngũ cốc sau thu hoạch Limo 3000 BR
có khả năng diệt từ 80 - 90% mọt sau 21 ngày, Limo 3000 ND ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh lở cổ ở cây sau 4 ngày và Nhóm Limo
3000 DD diệt trừ được 50- 60% sâu tơ (Plutella xylostella) phá hại cây trồng
Sau khi trích ly hoạt chất limonoid, Bã thải của cây neem được sử dụng làm phân bón hữu cơ khá tốt, với giá thành chỉ 220.000 đồng/tấn Ngoài ra, loại phân bón này còn có tác dụng diệt kiến, mối, tuyến trùng trong đất và góp phần làm giảm đáng
kể sự thất thoát đạm trong đất do quá trình nitrat hóa của vi sinh vật
Ngay sau khi kết quả nghiên cứu này được công bố, một thỏa thuận hợp tác
giữa nhóm nghiên cứu, nông trường trồng cây neem ở Ninh Thuận và Trung tâm nghiên cứu nông dược TP.HCM (nhà sản xuất) đã được ký kết, dự kiến đầu năm 2007
sẽ tiến hành dự án sản xuất quy mô 50 tấn/năm
2.6 Giới thiệu về thuốc Actara 25WG
Actara 25 WG là một loại thuốc có khả năng tiêu diệt rất hiệu quả hơn 70 loài côn trùng chích hút khó trừ (Công ty BVTV An Giang)
Tên thương mại: ACTARA 25 WG
Hoạt chất: Thiamethoxam
Qui cách :1 g, 2 g
Độ độc : Nhóm 3
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc, bảo vệ tức thì cây trồng ngay sau khi xử lý thuốc
Tại viện nghiên cứu ca cao tại Nigeria (CRIN) đã tiến hành một nghiên cứu hiệu lực diệt bọ xít ca cao của Actara 25WG ở các nồng khác nhau (0,01; 0,013; 0,015
Trang 27và 0,02%) Cả hai loại thuốc Actara 25WG và loại thuốc trị bọ xít thông thường đều giết chết 100% bọ xít ở 90 phút sau phun ở nồng độ 0,02% Số bọ xít muỗi trưởng thành chết tương ứng với 4 nồng độ thuốc sau 24 giờ phun là 93,3; 82,4; 81,8 và 100% Đối với nhộng, phần trăm chết tương ứng là 89,6; 81,5; 86,8 94,3% Bọ xít trưởng thành và nhộng gần như chết hoàn toàn sau lần phun thứ 2 lên số bọ xít còn
sống Số bọ xít còn lại không đáng kể sau lần phun thứ 3 Do đó, việc phun thêm là không cần thiết Cuối cùng, mức liều lượng 0,015% là thích hợp nhất và được khuyến cáo sử dụng trên vườn ca cao trưởng thành hoặc đang cho trái là hiệu quả nhất về kinh
tế cũng như môi trường (Theo Anikwe và ctv, 2009)
Trang 283.2 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu: hộp đựng mẫu, cọ
Dụng cụ ly trích: chày, cối, máy sây, vải lọc, ly thủy tinh
Dụng cụ quan sát: mẫu, kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, máy ảnh, máy đếm
Vật liệu nhân nuôi: hộp nhựa tròn đường kính 35cm, ly nhựa, lồng lưới, hạt giống
Dụng cụ xử lý: bình phun 10 lít
Đối tượng thí nghiệm: Rầy mềm (Aphis spp.), bọ xít muỗi (Heliopeltis sp.), cải
ngọt, trái ca cao, hạt bình bát
3.3 N ội dung thí nghiệm
Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy mềm và bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát trong phòng thí nghiệm
Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy mềm và bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát ngoài đồng
Trang 293.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Chuẩn bị dung dịch chiết từ hạt bình bát
Chọn những trái bình bát chín, thu lấy hạt, rửa sạch và phơi khô
Cân 200 gram hạt, nghiền nhỏ thành bột rồi thêm vào 1 lít cồn 300
trong 24 giờ Lọc lấy dung dịch chiết làm dung dịch gốc
Cho dung dịch gốc vào bình đậy kín cho vào tủ mát
Hình 3.1 Dung dịch hạt bình bát ngâm A: Dung dịch hạt bình bát ngâm B: Dung dịch bình bát sau khi đã lọc
Trang 30Nên chuẩn bị dung dịch vài ngày trước khi tiến hành xử lý
Hình 3.2 Dung dịch chiết xuất từ hạt bình bát sau khi pha loãng thành các nồng
độ 20, 40, 60 và 80%
3.4.2 Nuôi tạo nguồn kí chủ và rầy mềm cho thí nghiệm
Tiến hành trồng cải làm cây kí chủ của rầy mềm (gọi tắt là cây kí chủ):
Hạt giống được gieo trong từng ly nhựa chứa giá thể là đất và phân trùn Mỗi ly gieo 1 cây Cây được chăm sóc cho phát triển tốt
Phương pháp cấy rầy mềm lên cây kí chủ: thu thập rầy mềm ngoài đồng ruộng hái 1 lá có quần thể rầy mềm đặt vào ly nhựa cho rầy mềm hình thành quần tụ trên cây
kí chủ và đặt cây kí chủ trong lồng lưới với kích thước 30cm x 20cm x 25cm
Hình 3.3 Lồng lưới nuôi rầy mềm và
bố trí thí nghiệm
Trang 31Tiếp tục giữ nguồn rầy mềm cho các thí nghiệm tiếp sau
3.4.3 Nhân nuôi bọ xít muỗi cho thí nghiệm
Cho 2 cặp bọ xít muỗi vào hộp nhựa tròn đường kính 35cm cao 15cm, nắp hộp
có khoét lỗ và gắn lưới nhựa để tạo độ thông thoáng cho bọ xít muỗi sống Mỗi hộp chứa từ 1 – 2 trái ca cao được giữ ẩm bằng bông gòn thấm nước quấn vào cuốn trái, thay trái mới khi thấy bọ xít chích đen gần hết trái, bắt con non mới nở cho vào một
hộp khác để nuôi, cho bọ xít muỗi nhân mật số đến khi đạt số lượng cần thiết cho thí nghiệm
3.4.4 N ội dung 1: Khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy mềm trên cải ngọt của dịch chiết bình bát trong phòng thí nghiệm
+ NT5: Thuốc Actara 25WG (Thiamethoxam) (Thuốc đối chứng)
+ NT6: Đối chứng (phun nước lã)
* Xử lý thuốc:
Khi rầy mềm hình thành quần tụ trên lá với số lượng nhiều tương đương cấp độ
3 trong Bảng 3.1 thì bắt đầu xử lí thuốc
Trang 32Bảng 3.1 Bảng phân cấp mức độ gây hại của rầy mềm
(Theo Nguy ễn Mạnh Chinh, 2002)
Phun thuốc ướt đều lên 2 mặt lá
* Th ời gian theo dõi: Trước xử lý và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý
* Ch ỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận số lượng rầy mềm còn sống ở các nghiệm thức tại mỗi
thời gian theo dõi
* Cách đếm chỉ tiêu: Mỗi nghiệm thức 3 cây, mỗi cây chọn một lá cố định, đếm số
lượng rầy còn sống trên lá
H (%) = [(Ca - Ta)/Ca] x 100 Trong đó:
3 Số lượng nhiều hình thành nhiều quần tụ rệp trên lá
4 Số lượng nhiều, mật độ dày đặc, lá vàng, cây nhỏ
5 Mật độ dày đặc, cây vàng, cằn cõi rõ rệt, có cây hoặc
cành khô chết
Trang 33Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) tiến hành với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp trong phòng thí nghiệm
Mỗi nghiệm thức được bố trí với một luống cải ngọt với diện tích 1x2,5m, cao 25cm Mật độ cải 15x15 cm
Với các nghiệm thức như sau:
+ NT1: B20 (dung dịch 20% dung dịch gốc)
+ NT2: B40 (dung dịch 40% dung dịch gốc)
+ NT3: B60 (dung dịch 60% dung dịch gốc)
+ NT4: B80 (dung dịch 80% dung dịch gốc)
+ NT5: Thuốc Actara 25WG (Thiamethoxam) ( Thuốc đối chứng)
+ NT6: Đối chứng phun nước lã
Trang 34Cải được gieo trong khay nhựa, được 18 ngày thì đem ra ruộng trồng, tiến hành chủng rầy sau 7 ngày mang ra ruộng Đến khi thấy rầy xuất hiện từng quần thể nhỏ
* Cách chủng rầy: Sử dụng nguồn rầy đã nhân nuôi trên cải (trình bày ở phần 3.4.2),
ngắt những lá cải có rầy mềm và đặt lên những cây cải trong khu thí nghiệm Phải
chủng rầy lên cải đồng đều giữa các nghiệm thức Sau 3-4 ngày rầy mềm sẽ hình thành
quần tụ trên những cây cải thí nghiệm
* Xử lí thuốc
Xử lí khi mật độ rầy mềm đạt cấp 3 Bình phun phải được chỉnh ở mức phun sương và phun đều lên cả 2 mặt lá
* Th ời gian theo dõi: Trước xử lý và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý
* Ch ỉ tiêu theo dõi:
Điều tra và ghi nhận số lượng rầy mềm còn sống ở mỗi nghiệm thức
Cách điều tra: Ở mỗi nghiệm thức, điều tra 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm 2 cây, mỗi cây 2 lá cố định, đếm số rầy mềm trên mỗi lá
Hiệu lực được tính bằng công thức Henderson – Tilton:
H(%) = [1-(Ta x Cb)/(Tb x Ca)] x 100
Trong đó: H: Hiệu lực thuốc
Ta: Số cá thể sống trong lô thí nghiệm sau xử lí
Tb: Số cá thể sống trong lô thí nghiệm trước xử lí
Ca: Số cá thể sống trong lô đối chứng trước xử lí
Cb: Số cá thể sống trong lô đối chứng sau xử lí
3.4.6 N ội dung 3: Khảo sát hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi trên ca cao của dịch chiết bình bát trong phòng thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm:
Trang 35Mỗi nghiệm thức là một hộp nhựa tròn lớn kích thước đường kính 35cm cao 15cm được khoét lỗ phần nắp hộp và gắn vải von để thông thoáng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3
+ NT5: Thuốc Actara 25WG (Thiamethoxam) (Thuốc đối chứng)
+ NT6: Đối chứng phun nước lã
* Phương pháp tiến hành:
Mỗi nghiệm thức đặt một trái ca cao sạch thuốc ( có thời gian cách ly với thuốc bảo vệ thực vật lâu hơn 4 tuần) vào hộp nhựa, tiếp đến thả 10 ấu trùng bọ xít muỗi (tuổi 3 – 4) vào hộp Tiến hành xử lý một ngày sau khi thả bọ xít vào hộp
Thuốc xử lý phải được phun ướt đều trên trái ca cao
* Th ời gian theo dõi: 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý
* Các ch ỉ tiêu theo dõi: Theo dõi số bọ xít muỗi còn sống ở các nghiệm thức
H (%) = [(Ca - Ta)/Ca] x 100 Trong đó:
H : Hiệu lực thuốc
Ca: % số sâu sống ở đối chứng
Ta: % số sâu sống ở xử lý
Trang 363.4.7 N ội dung 4: Khảo sát hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi của dịch chiết bình bát tại vườn ca cao
+ NT5: Thuốc Actara 25WG (Thiamethoxam) ( Thuốc đối chứng )
+ NT6: Đối chứng phun nước lã
Trang 37Mỗi nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 3 cây, mỗi cây khoảng 10 quả để theo dõi, quả được đánh dấu bằng dây nylon
* Th ời gian theo dõi: 1 ngày trước xử lý và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý
* Các ch ỉ tiêu theo dõi:
Theo dõi số bọ xít muỗi còn sống ở các nghiệm thức
* Cách đếm bọ xít: Đếm vào buổi sáng sớm, ở mỗi trái đã đánh dấu, đếm và ghi nhận
số lượng bọ xít muỗi còn sống trên trái
Chỉ số gây hại sau khi xử lý thuốc Chỉ số gây hại được xác định bởi công thức:
Chỉ số gây hại (%)= Σ (ai x ni) x 100/(A x N)
Trong đó :
ai : cấp i gây hại trên trái ca cao
ni : số trái bị hại ở cấp i
A : cấp gây hại cao nhất trong thang cấp bị hại
N: tổng số cây điều tra
Bảng 3.2 Phân cấp trái ca cao bị hại bởi bọ xít muỗi
0 Có diện tích trái bị hại 0%
1 Có diện tích trái bị hại <20%
3 Có diện tích trái bị hại 20 - 50%
5 Có diện tích trái bị hại 50 - 70%
7 Có diện tích trái bị hại >70%
Trang 38Hiệu lực được tính bằng công thức Henderson – Tilton:
H(%) = [1-(Ta x Cb)/(Tb x Ca)] x 100
Trong đó:
H: Hiệu lực thuốc
Ta: Số cá thể sống trong lô thí nghiệm sau xử lí
Tb: Số cá thể sống trong lô thí nghiệm trước xử lí
Ca: Số cá thể sống trong lô đối chứng trước xử lí
Cb: Số cá thể sống trong lô đối chứng sau xử lí
ốc 10 lít
Hình 3.4 Phân cấp trái ca cao bị hại bới bọ xít muỗi
Trang 393.5 X ử lý số liệu
Các số liệu được ghi nhận trên phần mềm Excel và xử lý bằng phần mềm Mstatc
Số liệu của các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm được xử lý thống kê theo Anova 1
Số liệu của các thí nghiệm ngoài đồng được xử lý thống kê theo Anova 2
Các nội dung thí nghiệm được trắc nghiệm phân hạng theo kiểu Duncan (nếu có)