Khảo sát khả năng diệt muỗi của chế phẩm enchoice
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCMBỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khảo sát khả năng diệt muỗi của chế phẩm Enchoice
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LỆ NGỌC
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2005
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Khảo sát khả năng diệt muỗi của chế phẩm Enchoice
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.BÙI XUÂN AN NGUYỄN THỊ LỆ NGỌC
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2005
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Con thành kính ghi khắc công ơn Cha và Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời tận tụy không ngại khó khăn, luôn dìu dắt và tạo điều kiện cho con học tập để con có được ngày hôm nay
Trân trọng biết ơn:
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm Tp HCM Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ sinh học
Tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tại trường
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy:
TS BÙI XUÂN AN, người đã nhiệt tình truyền đạt, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Cảm ơn:
Các bạn bè thân yêu của lớp Công nghệ sinh học khóa 27 đã chia xẻ cùng tôi vui buồn trong thời gian học, cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận
Tp HCM, Tháng 8 năm 2005 Sinh viên
Nguyễn Thị Lệ Ngọc
Trang 4TÓM TẮT
Nhằm mục đích xác định liều lượng phun xịt đạt hiệu quả tốt nhất trong tiêu diệt muỗi và ấu trùng muỗi trong dạng nước tĩnh của chế phẩm Enchoice Từ đó đưa ra kết luận đánh giá về khả năng sử dụng chế phẩm trong thực tế Khóa luận:
“Khảo sát khả năng diệt muỗi của chế phẩm Enchoice ” được tiến hành với
các nghiên cứu kiểm soát và tiêu diệt muỗi trưởng thành và ấu trùng muỗi
Bố trí thí nghiệm trên muỗi trưởng thành với các yếu tố liều lượng và nồng độ chế phẩm; trên ấu trùng với yếu tố nồng độ bằng phương pháp pha loãng trực tiếp, yếu tố liều lượng và nồng độ bằng phương pháp phun xịt trên bề mặt nước 1 Đối với muỗi trưởng thành: nồng độ dung dịch chế phẩm Enchoice là 1:600 và liều lượng phun xịt 40ml thì hiệu quả đạt 98.98% sau 1 giờ Muỗi trưởng thành bị ngộ độc ngay khi dính thuốc
2 Đối với ấu trùng muỗi ở dạng nước tĩnh :
Phương pháp pha loãng trực tiếp: nồng độ chế phẩm Enchoice là 1 :2000 đạt hiệu quả giết chết ấu trùng 100% sau 2 giờ
Phương pháp phun xịt lên bề mặt nước: phun xịt 60 ml dung dịch chế phẩm Enchoice ở tỉ lệ pha 1:600, hiệu quả đạt 93,67% sau 4 giờ
Với qui mô thí nghiệm nhỏ thì phương pháp pha loãng trực tiếp đạt hiệu quả chậm hơn nhưng việc thực hiện đơn giản ít tốn công hơn so với phương pháp phun xịt lên bề mặt.
Trang 51.3.Giới hạn khóa luận 2
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1.Muỗi 3
2.1.1 Đặc điểm sinh thái 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của muỗi 4
Trang 63.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18
3.1.Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18
3.2.Vật liệu 18
3.3.Phương pháp thí nghiệm 19
3.3.1 Đối với muỗi trưởng thành 19
3.3.1.1 Ảnh hưởng liều lượng lên muỗi trưởng thành (TN1a) 19
3.3.1.2 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên muỗi trưởng thành (TN2a) 20
3.3.2 Đối với ấu trùng muỗi 20
3.3.2.1 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên ấu trùng muỗi với phương pháp pha trực tiếp (TN1b) 21
3.3.2.2 Ảnh hưởng liều lượng lên ấu trùng muỗi với phương pháp phun xịt (TN2b) 21
3.3.2.3 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên ấu trùng muỗi với phương pháp phun xịt (TN3b) 21
3.4.Chỉ tiêu theo dõi 22
Trang 73.5.Phân tích số liệu 22
4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Đối với muỗi trưởng thành 25
4.1.1 Ảnh hưởng liều lượng lên muỗi trưởng thành (TN1a) 25
4.1.2 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên muỗi trưởng thành (TN2a) 27
4.2 Đối với ấu trùng muỗi 29
4.2.1 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên ấu trùng muỗi với phương pháp pha trực tiếp (TN1b) 29
4.2.2 Ảnh hưởng liều lượng lên ấu trùng muỗi với phương pháp phun xịt (TN2b) 31
4.2.3 Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm lên ấu trùng muỗi với phương pháp phun xịt (TN3b) 33
5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
7.PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1:Cấu tạo muỗi trưởng thành 10
Hình 2.2:Sự phát triển của muỗi 11
Hình 2.3:Tư thế muỗi Aedes.spp hút máu 12
Hình 2.4:Tư thế muỗi Anopheles.sp hút máu 12
Hình 2.5: Ấu trùng loài Anopheles trong nước 13
Trang 8Hình 2.6: Ấu trùng và nhộng loài Culicinea trong nước 13
Hình 3.1 : Thí nghiệm với ấu trùng muỗi 23
Hình 3.2 : (1) ấu trùng bị ngộ độc (2) muỗi trưởng thành chết 23
Hình 3.3 : lồng lưới thí nghiệm muỗi trưởng thành 24
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ muỗi chết theo thời gian trong các nghiệm thức (TN1a) 25
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ muỗi chết theo thời gian trong các nghiệm thức (TN2a) 27
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ ấu trùng chết theo thời gian trong các nghiệm thức (TN1b) 29
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ ấu trùng chết theo thời gian trong các nghiệm thức (TN2b) 31
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ ấu trùng chết theo thời gian trong các nghiệm thức (TN3b) 33
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT NT: nghiệm thức TN: thí nghiệm
DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 3: Các thí nghiệm tiến hành 19
Bảng 4.1a: Ảnh hưởng của liều lượng phun xịt hiệu quả chế phẩm theo thời gian (TN1a) 25
Bảng 4.1b: Ảnh hưởng của liều lượng phun xịt hiệu quả chế phẩm theo thời gian (TN1a) 26
Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến hiệu quả chế phẩm theo thời gian (TN2a) 27
Trang 10PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1-Đặt vấn đề
Ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới các bệnh do muỗi
gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe con người (trẻ em và cả người lớn), gây tử vong cao và để lại nhiều di chứng ở trẻ em Đây là vấn đề được ngành y tế đặc biệt quan tâm Vào mùa mưa số lượng muỗi gia tăng nhanh, thường có nhiều nguy cơ gây thành dịch bệnh như là: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não, bệnh giun chỉ…
Theo thống kê dịch tễ ở 20 tỉnh phía nam nước ta trong năm 2004 có 66.151 ca sốt xuất huyết và 103 người chết, tăng 66,8% và 50% so với 2003 Tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy số lượng muỗi và dịch bệnh do muỗi năm 2005 này có thể khốc liệt hơn năm 2004
Thực chất muỗi không có khả năng gây bệnh mà nó là vecteur truyền các virus gây bệnh, là kí chủ trung gian của virus gây bệnh Vấn đề ở đây là phải tiêu diệt kí chủ trung gian này mới có thể khống chế và tiêu diệt được bệnh
Hiện nay, tình trạng sử dụng hoá chất diệt muỗi nhiều trong thời gian dài, sử dụng không đúng qui cách đã tạo cơ hội cho muỗi thích ứng và đề kháng với các hóa chất này Hơn nữa dùng hoá chất để diệt muỗi cũng có nhiều bất lợi như gây mùi khó chịu, gây dị ứng với một số người, ảnh hưởng đến môi trường Phải nghiên cứu được thuốc diệt muỗi vừa có hiệu quả cao, vừa không ảnh hưởng đến môi trường là cần thiết Chế phẩm Enchoice là một hỗn hợp multi-enzyme tiêu diệt côn trùng nhỏ bằng tác nhân sinh học có thể là một giải pháp hữu hiệu Khóa
luận “Khảo sát khả năng diệt muỗi của chế phẩm Enchoice” được tiến hành
nhằm mục đích đưa ra thêm một cách diệt muỗi và ấu trùng muỗi với tác động thân thiện với môi trường
Trang 111.2-Mục đích – yêu cầu của khoá luận
1.2.1-Mục đích
Xác định liều lượng và nồng độ phun xịt đạt hiệu quả tốt nhất để tiêu diệt muỗi và ấu trùng muỗi trong dạng nước tĩnh của chế phẩm Enchoice Từ đó đưa ra kết luận đánh giá về khả năng sử dụng chế phẩm trong thực tế
1.2.2-Yêu cầu
Đối với muỗi trưởng thành: đánh giá được hiệu quả tác động của chế phẩm,
theo dõi các chỉ tiêu:
Tỉ lệ chết của muỗi theo thời gian Tỉ lệ chết của muỗi ở từng nồng độ
Đối với ấu trùng: đánh giá được hiệu quả tác động của chế phẩm, theo dõi các chỉ tiêu:
Tỉ lệ chết của ấu trùng theo thời gian. Tỉ lệ chết của ấu trùng ở từng nồng độ.
1.3-Giới hạn khóa luận
Các thí nghiệm đánh giá khả năng diệt muỗi cuả chế phẩm Enchoice được tiến hành trong phòng thí nghiệm
Khảo sát lăng quăng ở dạng nước tĩnh
Trang 12PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Muỗi
Phân loại khoa học:
Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Arthropoda Lớp (Classis): Insecta
Bộ (Ordo): Diptera Họ (Fmilia): Culicidae
Muỗi đã tồn tại trên hành tinh chúng ta khoảng 170 triệu năm Họ Culicidae
thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles,
Culex, Psorophora, Pchlerotatus, Aedes, Sabethes, Culiseta,…
Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút máu người và động vật Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm Đa số trọng lượng khoảng 2 – 2,5mg Chúng có thể bay với tốc độ từ 1,5 – 2,5km/h
2.1.1 Đặc điểm sinh thái
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng Đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20oC đến 25oC Vì vậy muỗi xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Vòng đời của muỗi phụ thuộc vào loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein nuôi trứng Thức ăn
Trang 13bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả nên không đủ protein cho sự phát triển của trứng Phần lớn muỗi cái chỉ giao cấu một lần trong đời và chứa tinh trùng trong túi chứa tinh Tuổi thọ là điều kiện quan trọng cho số lần hút máu và đẻ trứng, qua đó nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ cao hay thấp Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt Đặc biệt
nhạy cảm với CO2 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi Một số người Ví dụ như nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng
Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, chỉ dinh dưỡng bằng hút nhựa cây và hoa quả, tuổi thọ ngắn, vai trò chủ yếu là thụ tinh cho con cái
2.1.2 Đặc điểm sinh học của muỗi
2.1.2.1.Muỗi trưởng thành (xem hình 2.1): kích thước 5 – 20 mm, cơ thể
có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng
Đầu: có 2 mắt kép, không có mắt đơn, trong vùng khuyết của mắt xuất phát gốc ăng-ten dài 15 đốt ở con đực và 16 đốt ở con cái Bộ phận miệng kiểu chích gọi là vòi gồm các cơ quan gây tổn thương, ở con đực một số bộ phận này bị thoái hóa
Ngực: hình cầu mang 3 đốt dính liền: ngực trước, ngực giữa, ngực sau Mội đốt mang một đôi chân có 5 đốt Đốt ngực giữa phát triển vì mang đôi cánh, cơ cánh phát triển mạnh
Bụng: 10 đốt, thấy rõ 8 đốt, mỗi đốt có một phần bụng và một phần lưng nối với nhau bởi một màng mỏng ở hai bên, có thể có lông tơ, vảy trên đốt bụng Những đốt bụng cuối tạo thành bộ phận sinh dục
2.1.2.2.Trứng (xem hình 2.2): thường đẻ ở mặt nước, nổi được nhờ hiện
tượng sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao ở hai bên hay ở đầu Kích thước, màu sắc, hình dáng rất thay đổi tuỳ theo loài, trung bình dài 0,5mm Số lượng trứng một lần đẻ khoảng 100 – 400, khả năng đẻ trứng tổng cộng của một con muỗi cái từ 800 – 2500 trứng trong cả đời
Trang 142.1.2.3.Ấu trùng (xem hình 2.2): có 4 giai đoạn hình dạng giống nhau chỉ
khác nhau về kích thước, ấu trùng giai đoạn 4 dùng để định danh Cấu tạo cơ thể ấu trùng cũng gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng Ấu trùng rất di động, nhào xuống đáy khi chúng cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn Thức ăn của ấu trùng là những sinh vật nổi, hoặc có thể chính là những ấu trùng loài nhỏ hơn Khi nghỉ ấu trùng lên mặt nước, nằm song song với mặt nước hoặc nằm nghiêng với mặt nước tuỳ theo cấu trúc bộ phận thở
2.1.2.4.Nhộng (xem hình 2.2): hình dạng giống như dấu phẩy hay dấu
hỏi, gồm một phần đầu-ngực hình cầu và một phần bụng uốn cong Ở phần đầu-ngực có thể thấy hình ảnh của mắt và các bộ phận khác của con trưởng thành tương lai Có 2 ống thở hình loa kèn ở ngực trước Bụng 8 đốt, cuối bụng có bộ phận hình mái dầm để bơi Cuối giai đoạn nhộng muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt dọc ở ngực, đầu, chân và bụng
2.1.3.Chu trình phát triển của muỗi
Sơ đồ 2.1: Chu trình phát triển của muỗi
8 -12 ngày
1 – 5 ngày 2 – 3 ngày
5 -7 ngày
Trang 152.1.4.Phân loại
Thông thường người ta chia họ Culicidae làm 3 họ phụ: Toxorhynchitinae,
Anophelinae và Culicinae, phân biệt chủ yếu vào hình thể ấu trùng và con
trưởng thành
2.1.4.1.Họ phụ Toxorhynchitinae: muỗi có kích thước lớn, màu ánh kim
loại, không hút máu ở cả con đực và con cái, vòi dài và cong xuống dưới Ấu trùng là loài ăn mồi, thường là những ấu trùng của muỗi khác trong cùng ổ Muỗi không hút máu do đó không truyền bệnh Trong y học, loài muỗi này vì cơ thể có kích thước lớn nên được dùng để phân lập virus trong phòng thí nghiệm và dùng để tạo thành một tác nhân đấu tranh sinh học để diệt những ấu trùng muỗi khác
2.1.4.2.Họ phụ Anophelinae: con trưởng thành có xúc biện hàm dài ngang
với vòi ở cả con đực và cái, bụng không có vảy Ấu trùng không có ống thở mà có 2 lỗ thở nằm sát ở mặt lưng của đốt bụng thứ 8 Do đó ấu trùng khi lên mặt nước để thở, cơ thể phải nằm ngang với mặt nước Muỗi cái đa số tấn công vào ban đêm và ở các ký chủ là động vật có xương sống đẳng nhiệt
2.1.4.3.Họ phụ Culicinae: muỗi có vảy ở bụng, xúc biện hàm của con đực
dài tương đương với vòi, con cái ngắn hơn Ấu trùng có ống thở hình chóp
ở đốt bụng thứ 8 Trong họ phụ Culicinae người ta nhận thấy có 3 giống là vecteur truyền những bệnh quan trọng, nguy hiểm cho người là Aedes,
Culex, Mansonia
2.1.5.Một số bệnh đặc trưng do muỗi truyền
2.1.5.1.Bệnh sốt rét: do kí sinh trùng sốt rét thuộc giống Plasmodium gây
nên và chỉ được truyền bởi muỗi Anopheles Trên thế giới có khoảng 400
loài Anopheles được biết, trong đó có khoảng 60 loài được coi là vecteur chính truyền kí sinh trùng sốt rét Khi muỗi cái hút máu người bệnh có giao bào kí sinh trùng sốt rét vào dạ dày, kí sinh trùng lần lượt phát triển các giai đoạn theo chu kì hữu tính trong muỗi, giai đoạn phát triển cuối cùng là thoa
Trang 16trùng xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi và được truyền vào cơ thể người khác khi bị muỗi chích
2.1.5.2.Bệnh giun chỉ: muỗi là vecteur của một số loài giun chỉ gây bệnh
giun chỉ hệ bạch huuyết ở người Có khoảng 40 loài muỗi thuộc 4 giống
Anopheles, Aedes, Culex và Mansonia truyền bệnh giun chỉ cho người
Muỗi hút máu có phôi giun chỉ vào dạ dày, thoát khỏi màng bao dinh dưỡng, xuyên qua thành dạ dày để đến ngực và cư trú ở cơ cánh Sau 2 lần lột xác đạt ấu trùng giai đoạn 3 là giai đoạn gây nhiễm cho người Ấu trùng di chuyển lên vòi và xâm nhập qua da kí chủ ở lỗ của vết chích
2.1.5.3.Bệnh sốt xuất huyết Dengue: do virus Dengue gây hội chứng sốt
cấp tính, phát ban hoặc sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em vùng Đông Nam
Á Người là tàng chủ thiên nhiên của virus, vecteur của virus là Aedes Khi
muỗi hút máu người có virus trong máu, virus sẽ đến tuyến nước bọt sau một thời gian phát triển trong muỗi (8-14 ngày) Muỗi khi đó sẽ có khả năng gây nhiễm suốt đời và cũng là nơi tồn trữ virus quan trọng
2.1.6.Các phương pháp khống chế muỗi
Trước đây các hoá chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi Nhưng các
biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng hoá chất độc gây hại cho cơ thể con người và môi trường
2.1.6.1.Dùng sinh vật
Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:
Dùng cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt ấu trùng
Dùng chuồn chuồn ngoài đồng ruộng Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn ấu trùng muỗi, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung
Dùng bò sát nhỏ như thằn lằn để ăn muỗi trong nhà
Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung 2.1.6.2.Cải tạo môi trường
Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:
Trang 17 Nạo vét cống rãnh, vũng nước Phát quang bụi rậm
Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín
2.1.6.3.Bẫy điện
Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời
Vợt điện thiết kế là vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà
2.1.6.4.Dùng hoá chất
Thuốc xịt có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn, một số còn được dùng để tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở Việc dùng thuốc xịt gây nhiều tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái Tuy nhiên khi có bệnh dịch mà nguyên nhân do muỗi truyền xảy ra thì phương pháp dùng hoá chất tiêu diệt vẫn được áp dụng vì đạt hiệu quả nhanh chóng
Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà, tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và có nguy
cơ gây hỏa hoạn
2.1.6.5.Dùng muỗi biến đổi gen
Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực bình thường, giảm tỉ lệ sinh của muỗi
Trang 18
2.1.6.6.Xua muỗi
Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi đốt là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể
Tạo luồn gió nhẹ bằng quạt để xua muỗi
Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ
Lưới cửa là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ không cho muỗi và các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở mà vẫn đảm bảo thoáng khí và đủ ánh sáng
Dùng thuốc bôi lên da để xua muỗi, tiện dụng khi di du lịch Máy phát siêu âm phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần nhưng tai người không nghe thấy được
Trang 19Hình 2.1: cấu tạo muỗi trưởng thành
(http://www.who.int/docstore/water_sanitation_health/vectcontrol/p012.gif.)
Trang 20Hình 2.2: hình thái và sự phát triển của một số giống muỗi chính
(http://www.who.int/docstore/water_sanitation_health/vectcontrol/p012.gif.)
Trang 21Hình 2.3: tƣ thế hút máu của muỗi Aedes.spp
(www.comune.torino.it/ / 2004/article_562.shtml.)
Hình 2.4: tƣ thế hút máu của muỗi Anopheles.sp
(http://ipmworld.umn.edu/ chapters/curtiscf.htm)
Trang 22Hình 2.5: ấu trùng loài Anopheles trong nước
(ipmworld.umn.edu/ chapters/curtiscf.htm)
Hình 2.6 : Ấu trùng và nhộng loài Culicinea trong nước
(www.comune.torino.it/ / 2004/article_562.shtml.)
Trang 232.2 Sơ lược chế phẩm Enchoice (Công ty Environmental Choices tại TP.HCM)
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty Enviromental Choice
Công ty Environmental Choices, Inc được thành lập năm 2001 tại bang
North Carolina, Hoa Kỳ, là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm an toàn cho môi trường và các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực môi trường Environmental Choice, Inc đã và đang phát triển thị trường tại Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á
Sản phẩm của công ty mang đến những giải pháp trực tiếp, hữu hiệu cho nhiều kỹ nghệ và ngành nghề trong công nghiệp, nông nghiệp và thương mại, ứng dụng trong các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xử lý nước thải, sản xuất phân bón, tầy rửa và vệ sinh, kiểm soát hoạt động của các côn trùng nhỏ,…Công thức Multi-enzyme hữu cơ của công ty đã được đưa và ứng dụng rộn rãi và an toàn cho người tiêu dùng
2.2.2.Tổng quát chế phẩm Enchoice
Enchoice là sản phẩm men hữu cơ tổng hợp được sản xuất tại Mỹ và đã được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cấp phép sử dụng cho những ứng dụng tẩy rửa đặc biệt, khử mùi, kiểm soát côn trùng như ruồi, muỗi tại các nhà máy chế biến thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm trên phạm vi toàn liên bang
Enchoice là sản phẩm công nghệ enzyme tiên tiến của thế kỷ 21, có ưu điểm dễ sử dụng, hiệu quả và kinh tế
Thành phần: là sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, được tổng hợp từ các thành
phần thực vật; bao gồm: mật đường mía, các loại men, tảo, các chất hoạt động bề mặt, acid citric, acid lactic, nước
Ngoài công dụng làm sạch và tẩy nhờn, Enchoice còn được nghiên cứu đưa vào sử dụng trong lĩnh vực khử mùi, diệt ruồi, muỗi và các loại côn trùng, xử lý nước thải… như một sản phẩm tự nhiên thay thế cho các loại hóa chất thường dùng gây ảnh hưởng cho người sử dụng và môi trường