i Lời cảm tạ Để hoàn thành tốt đề tài “ Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee.. ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Đánh giá hiệu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) HẠI LÚA VỤ HÈ
THU 2012 TẠI HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÁI HÙNG Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
L ớp: DH08BV
Tháng 7/2012
Trang 2KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) HẠI LÚA VỤ HÈ
THU 2012 TẠI HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG
Tác giả
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS Lê Th ị Diệu Trang
Tháng 7/2012
Trang 3i
Lời cảm tạ
Để hoàn thành tốt đề tài “ Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ sâu
cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) hại lúa vụ hè thu năm 2012 tại
Cai Lậy – Tiền Giang”
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến!
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian theo học tại trường
Quý thầy cô trong khoa Nông Học đã giảng dạy tận tình trong thời gian qua
Cô Lê Thị Diệu Trang trực thuộc viện công nghệ sinh học Trường Đại Học Nông Lâm đã chỉ dạy tận tình trong quá trình thực hiện đề tài của em
Ban lãnh đạo chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Tiền Giang
Lãnh đạo trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Cai Lậy
Cô chú Nông Dân tại Xã Nhị Mỹ huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương
Toàn thể anh chị lớp DH08BV đã trao đổi kiến thức học tập trong suốt thời gian
Trang 4ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa vụ đông – xuân năm 2011 - 2012 tại Cai
Lậy – Tiền Giang”
“Th ống kê các mẫu điều tra cho thấy trình độ và kỹ thuật canh tác của khu vực Cai Lây còn th ấp Diện tích canh tác lúa nhỏ và không đồng đều, khó áp dụng thâm canh Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại còn hạn chế Chi phí dầu tư cho vật tư nông nghiệp còn cao
Qua thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) đã cho thấy hiệu quả trừ sâu cuốn lá nhỏ của (Chlorantrinilipole) sau 14 ngày hiệu quả trừ sâu lên đến 95.9% so với các loại thu ốc dung trong thí nghiệm”
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ i
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ii
DANH SÁCH CH Ữ VIẾT TẮT iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iv
Chương I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục đích: 2
1.3 Yêu cầu: 2
1.4 Tiến độ thực hiện đề tài: 2
1.5 Nội dung thực hiện đề tài: 2
Chương II 3
T ỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới: 3
2.2 Tình hình sản xuất ở địa phương: 4
2.3 Điều kiện tự nhiên: 4
2.3.1 Vị trí địa lý: 4
2.3.2 Khí hậu: 4
2.4 Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ: 5
2.4.1 Đặc điểm sinh học: 5
2.4.2 Đặc điểm hình thái: 5
2.4.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại: 7
2.4.4 Tình hình xuất hiện và gây hại: 8
2.5 Biện pháp phòng trừ: 9
2.6 Sơ lược các loại thuốc dùng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên thị trường: 10
Chương III 13
V ẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13
Trang 6iv
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài: 13
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài: 13
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài: 13
3.2 Vật liệu thí nghiệm: 13
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm: 14
3.3.1 Khảo sát tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương: 14
3.3.2 Khảo sát hiệu lực các loại thuốc hóa học mới đối với sâu cuốn lá nhỏ, bố trí thí nghiệm: 15
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với sinh trưởng phát triển của cây lúa: 16
3.4 Phương pháp theo dõi lấy chỉ tiêu: 17
Chương IV 19
KẾT QUẢ 19
4.1 Tình hình canh tác lúa khu vực huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang: 19
4.2.1 Hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu cuốn lá qua các giai đoạn theo dõi: 26
4.2.2 Biểu hiệu ngộ độc của lúa đối với thuốc: 27
CHƯƠNG V 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1 Kết luận: 30
5.2 Đề nghị: 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
Trang 8
vi
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Bảng 1: Hiệu lực của thuốc qua các giai đoạn theo dõi 26
Bảng 2: Biểu hiện triệu chứng ngộ độc của lúa đối với thuốc 27
Bảng 3: Năng suất lý thuyết 28
Hình1: Thống kê diện tích canh tác của khu vực Cai Lậy 19
Hình2: Thống kê năng suất vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 20
Hình 3: Thống kê cơ cấu giống vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 20
Hình 4: Thống kê trình độ học vấn 21
Hình 5: Thống kê mức đầu tư cho thuốc Bảo vệ thực vật 21
Hình 6:Thống kê dịch hại trên đồng vụ Đông – Xuân 2011-2012 22
Hình 7:Thống kê những hộ có quan sát mật độ sâu cuốn lá nhỏ trước khi phun thuốc Bảo vệ thực vật 22
Hình 8: Thống kê các hoạt chất trừ sâu cuốn lá nhỏ của các hộ nông dân khu vực Cai Lậy sử dụng vụ Đông – Xuân vừa qua 23
Hình 9: Cách sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trừ sâu cuốn lá nhỏ 24
Hình 10: Mô hình thí nghiệm 25
Hình 11: Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ 25
Trang 9khẩu và trao đổi hàng hóa của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung đem
lại nguồn ngoại tệ lớn Ngoài ra, cây lúa còn cung cấp nguyên liệu như rơm, rạ, cám cho chăn nuôi, làm giấy, làm nấm rơm, làm phân bón cho cây trồng
Trong nền nông nghiệp Việt Nam cây lúa là cây lương thực góp phần đảm
bảo an ninh lương thực của quốc gia Từ đầu năm 2008 đến nay, tình hình khan hiếm lương thực toàn cầu đã đẩy giá lúa tăng cao Do đó, nhiều nơi nông dân đầu
tư chuyển sang trồng lúa Hằng năm dịch hại làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và
sản lượng lương thực ở các vùng canh tác lúa trong nước, mức độ ảnh hưởng là rất lớn Do vậy, công tác bảo vệ thực vật và các biện pháp canh tác thâm canh để đảm
bảo năng suất chất lượng lúa gạo rất quan trọng và cấp thiết
Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, tuy nhiên thì điều kiện khí hậu nêu trên cũng là một môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và bùng phát thành dịch của các loài sâu, bệnh hại Theo thống kê
của Bộ Nông Nghiệp, sâu bệnh hằng năm làm giảm từ 15-20% tổng sản lượng lương thực Trong đó, côn trùng gây hại, nấm gây bệnh, cỏ dại là ba nguyên nhân chính Hiện nay sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) là dịch hại
chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa trong giai đoạn hình thành bông lúa, trong giai đoạn này sâu cuốn lá nhỏ thường cuốn lá đòng Lá đòng là lá cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho sự tạo thành hạt Khi sâu cuốn lá nhỏ tấn công lá đòng sẽ làm mất diện tích quang hợp làm giảm số gié, số hạt chắc trên bông giảm, năng suất giảm đáng kể Do đó, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ là điều cần thiết
Từ đó tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) hại lúa vụ Hè – Thu năm
Trang 102
2012 tại Cai Lậy – Tiền Giang” để đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học
mới nhằm tìm ra được loại thuốc phù hợp cho địa phương
1.2 Mục đích:
- Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học trừ sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee.) hại lúa
- Khảo sát tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ và sử dụng thuốc trừ sâu
tại địa phương
1.3 Yêu cầu:
Chọn ra loại thuốc hóa học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee.) hại lúa đạt hiệu quả cao để khuyến cáo sử dụng
1.4 Tiến độ thực hiện đề tài:
Thời gian viết đề cương 11/2011 – 02/2012
Thời gian bảo vệ đề cương: 06/02/2012 – 11/02/2012
Thời gian thực hiện đề tài: 11/02/2012 – 13/06/2012
1.5 Nội dung thực hiện đề tài:
- Khảo sát tình hình sâu cuốn lá nhỏ và sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương:
+ Thu thập thông tin từ chi cục bảo vệ thực vật hoặc trạm bảo vệ thực
vật huyện
+ 40 phiếu điều tra thu thập thông tin từ nông hộ
- Khảo sát hiệu lực các loại thuốc hóa học mới đối với sâu cuốn lá nhỏ: bố trí thí nghiệm
- Khảo sát ảnh hưởng của các loại thuốc mới đối với sinh trưởng phát triển
của cây lúa
Trang 113
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới:
- Trong nước:
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết, với 1,8 triệu ha đất trồng lúa, nông dân các tỉnh quay vòng từ 2 - 3 vụ lúa/năm đã đưa diện tích trồng lúa năm
2011 lên trên 4 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao
Vụ lúa Đông Xuân 2010 - 2011 với sản lượng trên 10 triệu tấn, tương đương với vụ Đông Xuân trước, năng suất bình quân đạt 6,6 tấn/ha, có nơi đến 7,4 tấn/ha Với giá lúa tiêu thụ bình quân 5.200 - 5.400 đ/kg, mỗi ha nông dân lời 13 -
15 triệu đồng
- Tình hình trên thế giới:
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á Ở Châu Á, lúa là cây lương thực chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ (Hoàng Long, 2010)
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha - 1.000.000 ha Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha),
Úc (9,5 tấn/ha) ElSalvador (7,9 tấn/ha) (Hoàng Long, 2010) Thống kế của tổ chức
lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980 Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm Từ năm 1980, diện tích lúa tăng
chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa trên thế
giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay (Hoàng Long, 2010)
Trang 124
2.2 Tình hình sản xuất ở địa phương:
Tổng diện tích lúa gieo trồng vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 của toàn huyện: 15532,1 ha
Tổng diện tích hoa màu gieo trồng vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 của toàn huyện: 551,4 ha
2.3 Điều kiện tự nhiên:
2.3 1 Vị trí địa lý:
Huyện Cai Lậy nằm ở phía Tây của Tỉnh Tiền Giang
Phía Đông: giáp huyện Tân Phước và Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang Phía Tây: giáp huyện Cái Bè – Tỉnh Tiền Giang
Phía Nam: giáp Sông Tiền, ngăn cách với huyện Chợ Lách và Châu Thành – Tỉnh Bến Tre
Phía Bắc: giáp với huyện Tân Thạnh – Tỉnh Long An
Huyện Cai Lậy bao gồm 27 xã và thị trấn Cai Lậy
2.3.2 Khí hậu:
Khí hậu của Tỉnh Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 – 27,90
Trang 135
(Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia, đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
2.4 Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ:
Sâu cuốn lá nhỏ có tên tiếng anh là Rice leaffoder, tên khoa học là
Cnaphalocrocis medinalis Guenee., họ ngài sáng Pyralidea, bộ cánh vẩy Lepidoptera
Tốc độ gió (m/s)
( 0 C) (%) (mm) Trung
bình
Cao nhất
Trang 14Khi nghỉ cánh xếp hình tam giác trước đỉnh cánh có màu đen đậm, trên cánh có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường góc ngắn
ngực giữa và sau có 6 – 8 phiến lông Lưng các đốt bụng cũng có các phiến lông
nổi rõ Khi chạm vào thì sâu non búng mạnh nhả tơ và rơi xuống (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2004)
Sâu non mới nở hoạt động linh hoạt bò khắp lá và thân chui vào bẹ lá, ăn
mô mềm của lá chỉ chừa lại màng mỏng trên lá lúa, rất dể nhận biết Sâu non đẩy sức chuyển màu từ màu xanh sang màu vàng hồng chui ra khỏi lá và tìm vị trí hóa
nhộng (Nguyễn Văn Huỳnh, 2003)
* Nh ộng:
Nhộng có màu nâu sẫm dài 7 – 10mm nằm trong kén tơ xếp lỏng lẻo trên phiến lá hoặc trong bao lá Khi mới làm nhộng, nhông có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu Lỗ thở lồi lên Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4 Các đốt bụng thứ 6, 8 thót lại Cuối bụng nhộng có 6 gai nhỏ uốn cong Thời gian nhộng từ 6 – 10 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh & Lê Thị Sen,
2003)
Trang 157
* Vòng đời
Ngài sau vũ hóa 1 – 2 ngày sẽ đẻ
trứng, trứng phát triển từ 3 – 7
ngày, sâu non trải qua 5 tuổi từ
15 – 27 ngày, nhộng kéo dài 6 –
2.4.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại:
Sâu non ăn bên trong nhu mô lá, không ăn biểu bì và thải phân ở trong tổ
Vì vậy khi trời mưa lá sẽ hút ẩm dễ bị thối rửa Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2 – 5 lá, trong giai đoạn phát triển sâu có thể cuốn 5 – 9 lá Sâu non làm nhộng trong lá, chui vào bẹ lá cắn đứt 2 đầu bẹ lá, nhả tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng ở bên trong
Phần lớn nhộng phát triển trong bẹ lá già hoặc khe hở của các tép lúa Nhộng chỉ
có lớp tơ mỏng không có kén đặc biệt Bướm họat động ban đêm, ban ngày bướm
trốn dưới tán lá lúa, khi hoạt động bướm bay xà trên mặt ruộng Bướm bị thu hút
bởi ánh sáng đèn Bướm đẻ trứng rải rác ở 2 bề mặt lá lúa, đặc biệt ở những nơi lá
có màu xanh đậm
Sâu cuôn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông Những loại lúa
có tán lá rộng thân mềm sẽ bị gây hại nặng Ở những ruộng bón nhiều phân đạm cũng bị gây hại nặng
Sâu cuốn lá nhỏ tập trung gây hại ở những vùng lúa ven bờ, những ruộng lúa gần ao hồ, gần thôn ấp, sâu cuốn lá nhỏ cũng gây hại trên mía, ngô, cỏ
Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa theo chiều dọc thành một bao thẳng đứng hoặc
gập lại Sâu nằm trong bao lá lúa ăn biểu bì mặt trên của lá (không ăn biểu bì mặt
Trang 16gặp không khí sẽ khô lại và cuốn hai bìa lá lại với nhau Mặt trên lá cuốn lại tạo thành bao theo chiều dọc lá lúa Sâu ẩn bên trong và ăn phần xanh của lá Chỉ có
một sâu trong một bao lá Sâu tuổi lớn có thể ăn 2 lá trong một ngày và có thể nhả
tơ gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 – 5 lá thành một bao Sâu nằm trong bao va cắn phá suốt ngày đêm Sâu có thể chui hẳn ra để gây hại một lá mới Sâu non từ nở đến trưởng thành có thể gây hại từ 3 – 5 lá Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trời mưa hoặc râm mát sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào Sâu non đẫy sức chuyển từ màu xanh sang màu vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao và tìm vị trí hóa nhộng Sâu có thể nhả tơ bịt 2 đầu lá và tạo thành một bao kín để hóa nhộng bên trong Lá lúa bị gây hại sẽ héo, khô, cây héo, giảm năng suất khi sâu tấn công lá đòng (Nguyễn Văn Huỳnh
& Lê Thị Sen, 2003)
2.4.4 Tình hình xuất hiện và gây hại:
2.4.4.1 Tình hình xuất hiện:
Ở đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều loại sâu cuốn lá gây hại lúa nhưng
thường gặp nhất là Cnaphalocrocis medinalis Guenee
Sâu cuốn lá nhỏ có thể xuất hiện một vụ 2 đợt tại các vùng trồng lúa chính của cả nước Đợt thứ nhất lúc lúa đẻ nhánh rộ Đợt này tỉ lệ lá bị hại có thể cao nhưng ảnh hưởng của chúng đến cây lúa sẽ không nhiều lắm Vì khi bị thương cây lúa ở giai đoạn này có khả năng bù trừ sinh học sẽ tạo ra lá mới không ảnh hưởng đến năng suất Mặc dù vậy khi trên ruộng có khoảng 20 bao lá có sâu cuốn lá nhỏ (trong 100 lá lấy mẫu để kiểm tra) thì vẫn phải phun thuốc hóa học
Đợt thứ 2 thường rơi vào lúc lúa làm đòng, trổ bông, ngậm sữa Nếu đợt này sâu cuốn lá đòng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa Vì thế cần kiểm
Trang 179
tra ruộng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời Trong giai đoạn này
kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá lúa nếu có 5 lá bị sâu cuốn lá tấn công thì phải can thiệp bằng hóa chất để diệt trừ
Để hạn chế tác hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa cần kết hợp nhiều biện pháp quản
lý dịch hại tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
2.4.4.2 Tình hình gây hại:
Trong vụ Đông Xuân sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trong vụ lúa vào thời điểm
từ ngày 24/12/2010 đến ngày 31/12/2010, diện tích nhiễm là 1.300 ha, mật độ bình quân 15 - 20 con/m2 Sau đó có xuất hiện rải rác mật số thấp
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trong vụ Hè Thu sớm vào thời điểm từ ngày 01/04/2011 đến ngày 08/04/2011, diện tích nhiễm là 432 ha, mật độ bình quân 5 -
10 con/m2 Sau đó có xuất hiện rải rác mật số thấp
Vụ Hè Thu chính vụ, sâu cuốn lá xuất hiện vào thời điểm từ ngày 29/07/2011 đến ngày 05/08/2011, diện tích nhiễm là 1.170 ha, mật độ bình quân 5-
10 con/m2
(Báo cáo vụ Đông – Xuân 2012, Trạm BVTV huyện Cai Lậy)
2.5 Biện pháp phòng trừ:
Làm đất kỹ trước khi sạ: cày ải phơi đất từ 7 – 10 ngày
Vệ sinh đồng ruộng tỉa dặm kịp thời để ruộng lúa luôn sạch sẽ và thông thoáng cho cây lúa khỏe
Không gieo sạ quá dày tùy từng địa phương mà gieo sạ, sạ từ 100 – 120 kg/ha (sạ tay), 80 – 100 kg/ha (sạ theo hàng)
Không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở đầu vụ nếu chưa thực sự cần thiết
Giai đoạn lúa trước 40 ngày tuổi, sâu cuốn lá nhỏ thường không ảnh hưởng đến năng suất Do đó, không cần phun thuốc nhằm bảo vệ thiên địch, giúp khống chế sâu vào giai đoạn sau, làm giảm áp lực gây bùng phát rầy nâu ở giai đoạn sau
Vào giai đoạn lúa làm đòng – trổ, nếu mật số sâu cao có thể gây ảnh hưởng đến năng suất thì phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt sâu hại
Nên thay đổi thuốc cho những lần xử lý kế tiếp
Trang 1810
* Phun thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng:
Đúng thuốc: theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, sử
dụng các loại thuốc có hiệu quả nhất, không nên phối trộn các loại thuốc với nhau
Đúng liều lượng và nồng độ: pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn mác, bao
bì của từng loại thuốc, không phun quá liều làm ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch
Đúng lúc: tùy từng loại thuốc mà chọn thời điểm phun cho phù hợp Phun khi mật độ sâu trên ruộng cao và phun vào lúc sâu ở tuổi 1 - 2
Đúng cách: khi phun hướng vòi phun cho thuốc thấm ướt đều trên thân lá
để thuốc dễ tiếp xúc với sâu
2.6 Sơ lược các loại thuốc dùng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên thị trường:
Tác dụng vào côn trùng bằng con đường: tiếp xúc, vị độc
Liều lượng sử dụng: 15ml cho bình 8 lít
* Chlorantraniliprole:
Tên thương mại: Prevathon 5SC
Nhóm độc: II
Cấu trúc hóa học:
Trang 2113
Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài:
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài: 03/02/2012 – 13/06/2012
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài:
Thí nghiệm được thực hiện tại Xã Nhi Mỹ - Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang
3.2 Vật liệu thí nghiệm:
Thí nghiệm trên giống lúa: IR50404
Mật độ sạ: 180 kg/ha
Thời gian sinh trưởng của giống lúa trong thí nghiệm: 90 ngày
Khung điều tra, bình phun thuốc sâu 16 lít bơm tay đeo vai
Trang 2214
Bảng các loại thuốc dùng trong thí nghiệm
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
3.3.1 Khảo sát tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương:
- Thu thập thông tin từ chi cục bảo vệ thực tỉnh hoặc trạm bảo vệ thực vật huyện, nội dung bao gồm: cơ cấu giống và diện tích canh tác của khu vực
- Thông tin thu thập từ nông hộ (bảng điều tra): 40 phiếu bao gồm các chỉ tiêu theo dõi sau:
+ Tên, địa chỉ và diện tích trồng lúa của chủ
+ Các loại thuốc trừ sâu mà nông dân sử dụng để diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ tại thời điểm hiện tại và thời gian trước đó
+ Liều lượng các loại thuốc đã sử dụng, cách sử dụng thuốc
+ Mức độ hỗn hợp của các loại thuốc
+ Số lần phun
+ Thông tin về việc tuân thủ qui trình phòng chống sâu cuốn lá nhỏ của nông hộ khi được chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, trạm bảo vệ thực vật huyện tập huấn
Nghiệm thức Liều lượng
/bình 8 lít
Liều lương (g a.i/ha)
Thời điểm phun thuốc
Trang 2315
3.3.2 Khảo sát hiệu lực các loại thuốc hóa học mới đối với sâu cuốn lá nhỏ, bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm một yếu tố, bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lập lại gồm
5 nghiệm thức trong đó có một nghiệm thức đối chứng
Diện tích ruộng cần thí nghiệm: 450 m2
, mỗi ô nghiệm thức: 30 m2
Thời điểm xử lý thuốc:
+ Điều tra mật độ bướm vào đèn (số liệu về số lượng bướm vào đèn thu thập từ trạm BVTV huyện)
+ Khảo sát đồng ruộng nếu phát hiện bướm xuất hiện trên ruộng nhiều,
6 – 7 ngày sau đó tiến hành điều tra mỗi ô điều tra 5 điểm phân bố trên 2 đường chéo góc của mỗi ô, mỗi điểm là một khung có kích thước 50cm x 50cm nếu mật độ sâu non đạt 15 - 20 con/m2
tiến hành phun thuốc
+ Dự kiến lúc phun thuốc sâu đã đạt tuổi 1 – 2 (sau khi bướm rộ 5-7 ngày)
Phương pháp xử lý thuốc: Phun ướt đều lên toàn thân, lá
Trang 241, 3, 5, 7 và 14 ngày sau khi phun thuốc
Bảng: Phân cấp độc tính của thuốc đối với lúa (Cục BVTV, 2000)
Cấp Triệu chứng
1 Cây khỏe mạnh không có triệu chứng bị ngộ độc
2 Triệu chứng ngộ độc rất nhẹ, cây hơn cằn
3 Triệu chứng ngộ độc rất nhẹ nhưng dễ dàng nhận biết
4 Triệu chứng ngộ độc nặng hơn (ví dụ như mất diệp) nhưng
chưa ảnh hưởng tới năng suất
Chiều biến thiên