Khối Báo Hiệu Trong AXE:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN ( SPT ) (Trang 40)

GVH D: Ths Nguyễn Quang VinhPage

4.2 Khối Báo Hiệu Trong AXE:

Chức năng của báo hiệu:Được thực hiện bởi 3 chức năng con chính sau: o Hệ thống con trung kế và báo hiệu (TSS: Trunk and Signalling

Subsystem): thực hiện chức năng báo hiệu kết hợp và UP cho báo hiệu kênh chung

o Hệ thống con báo hiệu kênh chung (CSS: Common channel Signalling Subsystem): thực hiệ chức năng MTP trong báo hiệu kênh chung.

o Hệ thống con chuyển mạch thuê bao (SSS: Subsystem Switching Subsystem): thực hiện chức năng báo hiệu đường dây.

TSS (Trunk and Signalling Subsystem):Gửi và nhận thoại hay dữ liệu trên kết nối tới mạng trung kế.Nó cũng chứa chức năng tương thích cho nhiều hệ thống báo hiệu khác nhau trong tổng đài AXE,cũng như có chức năng giám sát và kiểm tra trung kế.

Cả báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và báo hiệu kênh chung được thực thi. Trong báo hiệu kênh kết hợp,TSS xử lý tất cả tín hiệu giữa các tổng đài.

Trong báo hiệu kênh chung, TSS kết hợp với báo hiệu kênh chung truyền tải những tin nhắn báo hiệu. MTP được xử lý bởi CSS, UP xử lý bởi TSS.

 Khối chức năng TSS:

• Những khối chức năng trong TSS gồm cả phần cứng và mềm. • Một vài khối chức năng quan trọng của báo hiệu R2MFC:

o BT (Bothway Trunk): chức năng xử lý các trung kế vào ra, là phần mềm xử lý và tương tác lưu lượng với hệ thống con TSC

(Traffic Control Subsystem) và khối chức năng ET. Báo hiệu đường dây cũng xử lý bởi khối BT.

o BTM (Bothway Trunk Maintenance): vận hành và bảo dưỡng trung kế.

o ET (Exchange Terminal) là phần mềm xử lý phần cứng ETC (ET Circuit), gồm các chức năng: kết cuối DIP 2,048Mb/s; truyền các TS 64 kp/s đi-đến GS; truyền các báo hiệu đi-đến RP; giám sát DIP…

o CRS (Code Sender Receiver) bao gồm phần cứng và phần mềm để xử lý đa tần (MF: Multi Frequency). CRS chứa các mạch để gởi-nhận các tín hiệu MFC (Multi Frequency Compelled) và MFP (Multi Frequency Pulsed). Khi 1 device được chiếm dụng thì nó tương ứng như CS (Code Sender) hay CR (Code Receiver) o DIPST (Digital Path Supervison and Test): là phần mềm quản trị

và bảo dưỡng DIP, gồm có kết nối, khóa/mở khóa, giám sát lỗi và in cảnh báo.

• Khối chức năng quan trọng cho báo hiệu kênh chung:

o C7LABT (Label Translation for UP): biên dịch giữa mã nhận dạng và mạch (CIC: Circuit Identification Code) và đánh số nội bộ trong khối C7BTC.

o C7BTC (C7 Bothway Trunk Coodinator): xử lý các kênh PCM, chịu trách nhiệm chọn kênh trong suốt quá trình xử lý cuộc gọi.

o C7TSAT (C7 Telephony Signal Acronym Translation): dịch mã nhận dạng bản tin (heading code) thành tên bản tin.

Trong TSS còn có chức năng triệt tiếng dội (Echo Cancellation): Xử lý khối chức năng ECP, gồm có phần cứng và phần mềm, và bộ triệt được kết nối đến GS. 1 ECP subrack chứa 512 kênh.

ECP thường được lắp trong các MSC gateway của mạng di động hoặc các tổng đài transit trong mạng cố định.

• Báo hiệu kênh kết hợp (CAS) trong AXE: báo hiệu thanh ghi trong CAS được thực hiện như sau:

o Tín hiệu MFC được chuyển mạch đến CSR.

o Thông tin báo hiệu được xử lý bởi RP và đưa đến phần mềm CSR. o Khối BT xử lý lưu lượng giữa hệ thống con TSS và TCS.

o Thông tin sau đó được gởi đến TSC để lưu bởi khối chức năng thanh ghi (RE: Register).

 Phần cứng TSS:

• Phần cứng trong TSS được lắp trong 1 subrack gọi là GDM (Generic Device Magazine). Trong GDM cho phép nhiều loại subrack khác nhau thuộc nhiều hệ thống con khác nhau lắp vào:

o RP4-H (Regional Processor generation 4, half size board): kết nối và phân phối nguồn DC, quản lý các board trong khung thong qua EMB trên backplane. Những RP này sử dụng RPB-S.

o DLHB: (Digital Link Height Board): hoạt động như bộ tách/ghép kênh, kết nối với GS thong qua đường DL3 được ghép từ 16 đường DL2 thông qua backplane.

o Device: bao gồm các loại board như: ETC (Exchange Terminal Circuit) để cung cấp đường E1, PDSPL sử dụng cho các chức năng như CSR, KRD… RPG2/RPG3 cho các chức năng báo hiệu…

CSS (Common Channal Signalling Subsystem):

• Thực hiện chức năng MTP trong SS7, được tổ chức thành các khối thành phần gồm:

o Khả năng giao dịch (TC: Translation Capabilities). o Phần truyền bản tin (MTP).

o Phần điều khiển kết nối báo hiệu (SCCP).

• Trong CSS chỉ có phần cứng là MTP, gồm ST (Signalling Terminal) và PCD (Pulse Code Modulation Device). PCD-D (PCD Digital) xử lý việc tương thích tốc độ bit từ ST đến GS.

Phần cứng CSS:

• Các ST khác nhau được dùng để phát bản tin báo hiệu. Version mới nhất của ST được thực hiện bởi RP.

• ST-7 kết nối đến GS thông qua PCD-D. PCD-D có nhiệm vụ tương thích tốc độ 64kb/s từ ST vào đường 2Mb/s để nối vào GS. Mỗi ST xử lý 1 SL, mỗi cặp RP điều khiển 4 ST.

• RPG (Regional Processor with Group switch interface) dùng cho ST là 1 cấu hình phần cứng gồm 1 cặp RP, 4 ST và 1 PCD-D trên cùng 1 bo mạch, tuy nhiên nó dày gấp đôi board mạch thông thường (RPG2). Hiện nay RPG3 thường được sử dụng, nó tương đương bo mạch thông thường và cấu hình mạnh hơn RPG2.

• PCD chuyển đồi và ghép tín hiệu tương tự (analog) vào đường PCM, trong khi đó PCD-D ghép tín hiệu 64kb/s vào đường PCM 2Mb/s (PCD-D không chuyển đổi tín hiệu anlog sang digital).

UP trong AXE:

• Giao thức báo hiệu ISDN User Part (ISUP) được dung cho ứng dụng ISDN và nhiều mạng di động.

• ISUP cũng có thể dung cho ứng dụng PSTN, tuy nhiên TUP (Telephony UP) sẽ được dùng trong thông tin với các tổng đài không hổ trợ ÍSUP. Hiện nay phần lớn các tổng đài đều sử dụng phương thức báo hiệu ISUP trong mạng báo hiệu CCS7.

• TSS thực hiện các kiểu chức năng UP khác nhau. TSS được thực hiện tỏng XSS (Existing Source System) trên hệ thống nền AM (AM based system).

MTP trong AXE:

• Trong AXE, MTP được thực hiện trong CSS. Có 3 cấp liên quan đến mô hình tham chiếu CCS7:

o SS7 level 1: thực hiện chức năng liên kết dữ liệu báo hiệu, là kênh vật lý dùng để truyền bản tin báo hiệu giữa 2 tổng đài trên mạng. Trong các hệ thống digital, nó là kênh 64kb/s trong hệ thống PCM, và bao gồm mạch kết cuối tổng đài (ETC: Exchange Terminal Circuit) cũng như PCD-D và GSS.

o Vài kênh trong PCM có thể dùng làm kênh liên kết dữ liệu báo hiệu, trừ kênh 0 luôn luôn dùng cho đồng bộ. Liên kết dữ liệu báo hiệu thường được kết nối cố định thông qua GS. PCD-D ghép 1

kênh 64kb/s của 1 kết cuối báo hiệu vào 1 đường PCM 2Mb/s đển GS.

o SS7 level 2: thực hiện chức năng liên kết báo hiệu, bao gồm phát hiện và sữa lỗi để đảm bảo việc truyền dẫn tin cậy các bản tin báo hiệu trên kết nối dữ liệu báo hiệu. Chức năng liên kết báo hiệu thực hiện bởi ST (Signalling Terminal) cũng như phần mềm trung tâm và vùng.

o SS7 level 3: thực hiện chức năng mạng báo hiệu trong phần mềm trung tâm gồm 2 loại: xử lý bản tin báo hiệu (bảo đảm bản tin báo hiệu đến đúng địa chỉ), quản lý mạng báo hiệu (nghẽn hay lỗi trên mạng báo hiệu).

4.3 Đồng Bộ

• Tất cả các chuyển mạch số đều cần mẫu đồng hồ để xác định tín hiệu hay xung. Tốc độ đồng hồ xác định tốc độ các mẫu thoại được đọc hay viết trong các lưu trữ. • Tần số đồng hồ được điều khiển thông qua vài tín hiệu được phát bởi: thiết bị hiện

hữu, trung kế từ tổng đài khác, thiết bị ngoài…  Mạng đồng bộ:

• Đồng bộ cho 1 mạng số là rất cần thiết để bảo đảm quá trình truyền tải thông tin giữa các node mạng không có lỗi.

• Trượt (slip) là việc mất thông tin dẫn đến việc khác nhau của các tần số giữa 2 node liền kề nhau trên mạng. 1 slip nghĩa là mất toàn bộ khung PCM (32TS).

• Chức năng đồng bộ của 1 node mạng có thể dùng những phương pháp:

o Cận đồng bộ (plesiochronous synchronisation): node phát ra các tín hiệu của chúng độc lập với tất cả các đồng bộ khác.

o Đồng bộ chủ tớ (master-slave): node master phát ra tần số đồng hồ có tính ổn định lâu dài và tin cậy.

Slave thu các tín hiệu đồng hồ đó. Thuận lợi của phương pháp này là tất cả các slave đều có cùng tốc độ như master.

• Đồng bộ tương hỗ 1 hướng (single –ended): nghĩa là có những node điều khiển những node khác. Mỗi node thu tốc độ đồng hồ là trung bình giá trị của 1 vài nguồn đồng hồ tham chiếu (tối đa 10). Single-ended nghĩa là tần số đồng hồ bên trong được điều khiển bởi node và chỉ được dùng trong node.

• ITU-T đặc tả với kết nối mạng quốc tế thì hoạt động cận đồng bộ với tỉ lệ trượt (slip) là 1 lần trong 70 ngày với điều kiện hoạt động bình thường nghĩa là 1 node mạng quốc tế phải có đồng hồ tham chiếu rất tin cậy, với độ chính xác +-1011.  Khối chức năng trong NETSYNC:

Thành phần đồng bộ mạng NETSYNC (Network Synchronization) được thực hiện trong cả phần cứng và phần mềm, bao gồm NS (Network Synchronization) và NSC (NS Commands).

Các phần cứng chính của NS gồm:

o Module đồng hồ tham chiếu RCM (Reference Clock Module): là 1 bộ dao động với độ chính xác và ổn định cao, chủ yếu dùng trong các tổng đài trung chuyển (transit) và cung cấp tín hiệu 8 kHz.

o Module đồng hồ thạch anh CCM (Cesium Clock Module): hỗ trợ các tổng đài quốc tế với tần số đồng hồ cần thiết cho các kết nối quốc tế, cung cấp tín hiệu xung cực kỳ chính xác. CCM không nằm trong subrack CLM128M. o Module chuyển đổi tần số vào ICM (Incoming Frequency Conversion

Module: dùng cho các đồng bộ từ thiết bị ngoài, từ các tổng đài khác.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN ( SPT ) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w