1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÁC MÔ HÌNH CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE

62 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Điều tra mức độ gây hại của bọ xít muỗi và bệnh thối quả trên cây ca cao.. Về mức độ gây hại của bọ xít muỗi trong 5 mô hình điều tra tại huyện Châu Thành, tỷ lệ hại trên vườn số 3 trồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THỐI QUẢ

TRÊN CÁC MÔ HÌNH CA CAO

Trang 2

ĐIỀU TRA BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÁC

MÔ HÌNH CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE

Tác giả

LƯU THỊ KIỀU OANH

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

ThS LÊ CAO LƯỢNG

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học và quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Cao Lượng trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông học và bạn bè cùng lớp đã động viên và giúp đỡ tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn bà con nông dân huyện Châu Thành , tỉnh Bến Tre

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Đặc biệt là 5 hộ gia đình đã cho tôi mượn vườn để điều tra hoàn thành đề tài tốt nghiệp ra trường

Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ đã giúp con đạt kết quả ngày hôm nay, và những người thân yêu quý là nguồn động viên tinh thần bên con

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Kiều Oanh

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Kiều Oanh, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM

Đề tài nghiên cứu “ Điều tra bọ xít muỗi và bệnh thối quả trên các mô hình ca cao tại tỉnh Bến Tre” được tiến hành tại tỉnh Bến Tretừ tháng 02 đến 06 năm 2012

Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Cao Lượng

Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre , từ tháng 02 đến 06 năm 2012

Nội dung thực hiện

Điều tra các mô hình trồng ca cao tại huyện Châu Thành Điều tra mức độ gây hại của bọ xít muỗi và bệnh thối quả trên cây ca cao

Kết quả đạt được

Tổng diện tích ca cao điều tra là 23,5 ha , trong đó diện tích trồng chủ yếu tại mỗi hộ dưới 0,5 ha là chủ yếu chiếm 55% Các vườn ca cao không tham gia vào các câu lạc bộ chiếm tỉ lệ nhiều với 58%

Tất cả các hộ điều tra hầu hết đều trồng xen ca cao với các loại cây trồng khác trong đó đến số hộ trồng xen với cây dừa, còn lại các hộ trồng xen với các loại cây ăn quả và có 10% hộ trồng thuần trong tổng 40 vườn điều tra

Số mô hình điều tra:

- Mô hình 1: Mô hình ca cao hữu cơ trồng xen vườn dừa

- Mô hình 2: Chăm sóc theo quy trình ca cao chứng nhận UTZ bổ sung thêm hữu

cơ sinh học có các dòng nấm đối kháng trong xen trong vườn dừa

- Mô hình 3: Chăm sóc theo quy trình ca cao chứng nhận UTZ trồng xen trong vườn dừa

- Mô hình 4: Mô hình trồng thuần cây ca cao

- Mô hình 5: Sử dụng kiến đen trong vườn trồng cây ca cao không trồng xen

Về mức độ gây hại của bọ xít muỗi trong 5 mô hình điều tra tại huyện Châu Thành, tỷ lệ hại trên vườn số 3 trồng ca cao theo UTZ là nặng nhất vào đầu tháng 4

Trang 5

với tỷ lệ từ 80% - 88% trong tổng số trái điều tra Với vườn ca cao hữu cơ mức độ gây hại của bọ xít muỗi tương đối cao vào khoảng 66% cao nhất vào tháng 4

Về tình hình bệnh loét thân, thối quả trong 5 mô hình điều tra, trong tháng 3, 4

và tháng 5 vừa qua bệnh loét thân thối quả rất ít xuất hiện Ở vườn ca cao hữu cơ thì tình hình bệnh nhiều hơn các vườn còn vởi tỉ lệ từ 0,9% – 1,7% tuy nhiên tỷ lệ bệnh không đáng kể

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình và đồ thị x

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu chung về cây ca cao 4

2.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại và công dụng của cây ca cao 4

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh 5

2.1.3 Đặc điểm thực vật học 5

2.1.3.1 Thân 5

2.1.3.2 Lá 6

2.1.3.3 Rễ 6

2.1.3.4 Hoa 6

2.1.3.5 Sự thụ phấn 7

2.1.3.6 Trái và hạt 7

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng 8

2.1.5 Giá trị kinh tế 9

2.1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới 9

2.1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại Việt Nam 10

2.1.5.3 Tình hình phát triển ca cai tại tỉnh Bến Tre 11

2.2 Một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây ca cao 12

Trang 7

2.3 Giới thiệu về các mô hình trồng ca cao tại tỉnh Bến Tre 12

2.4 Giới thiệu chung về Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.) 16

2.4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 16

2.4.2 Biện pháp phòng trừ 17

2.5 Giới thiệu về bệnh thối quả trên cây ca cao 17

2.5.1 Tác nhân gây bệnh và sự phân bố bệnh 17

2.5.2 Triệu chứng của bệnh thối quả trên cây ca cao 18

2.5.3 Biện pháp phòng trừ 18

2.5.4 Một số nghiên cứu về bệnh hại do Phytophthora palmivora gây ra 19

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22

3.1.1 Thời gian nghiên cứu 22

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 22

3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian điều tra 22

3.3 Vật liệu nghiên cứu 23

3.4 Nội dung nghiên cứu 23

3.5 Phương pháp nghiên cứu 23

3.5.1 Điều tra các mô hình trồng cây ca cao tại tỉnh Bến Tre 23

3.5.2 Điều tra diễn biến mức độ gây hại của bọ xít muỗi Helopeltis theivora 24

3.5.4 Điều tra mức độ gây hại của Phytophthora palmivora trên quả 25

3.5.6 Đánh giá sự khác biệt giữa các mô hình về khả năng gây hại của sâu bệnh hại 26

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Điều tra hiện trạng canh tác các mô hình trồng cây ca cao tại tỉnh Bến Tre 27

4.1.1 Lịch sử canh tác 27

4.1.2 Qui mô trồng 28

4.1.3 Kĩ thuật trồng 29

4.2 Diễn biến mức độ gây hại của bọ xít muỗi H.theivora trên cây ca cao 31

4.4 Mức độ gây hại của Phytophthora palmivora trên quả và thân 34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38

5.1 Kết luận 38

Trang 8

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 41

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACDI/VOCA Agricultural Cooperative Development International / Volunteers

In Overseas Cooperative Assistance (Tổ chức phi chính phủ của Mỹ)

Bộ NN&PTNT Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

IPM Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

UTZ CERTIFIED Là một chương trình chứng nhận toàn cầu

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng ca cao trên thế giới (tấn) 9

Bảng 2.2: Diện tích ca cao trên thế giới (ha) 9

Bảng 3.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm 23

Bảng 3.2 Phân cấp trái bị hại 25

Bảng 4.1 Các cây trồng được canh tác trước khi canh tác ca cao tại 40 vườn điều tra 27 Bảng 4.2 Phân bố diện tích trồng ca cao trong 40 hộ 28

Bảng 4.3 Các mô hình trồng ca cao trong 40 hộ điều tra 29

Bảng 4.4 Các loại cây xen canh trong vườn ca cao 29

Bảng 4.5 Mức độ nhiễm bệnh thối trái ca cao trên 5 vườn điều tra 35

Bảng 4.6 Mức độ nhiễm bệnh loét thân ca cao trên 5 vườn điều tra 35

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 4.1 Vườn ca cao trồng theo chương trình chứng nhận UTZ 30

Hình 4.2 Trái ca cao bị bọ xít muỗi hại 33

Hình 4.3 Đọt của ca cao bị bọ xít muỗi hại 33

Hình 4.4 Trái ca cao bị thối do Phytophthora gây ra 36

Hình 4.5 Loét thân do Phytophthora gây ra và 37

Hình 4.6 Vết bệnh đã được quét Norshield 37

Biểu đồ 4.1 Mức độ gây hại của bọ xít muỗi trên trái tại 5 mô hình trồng ca cao trên địa bàn huyện Châu Thành – Bến Tre (Tháng 03 – 05/2012) 31

Biểu đồ 4.2 Chỉ số gây hại của bọ xít muỗi trên trái tại 5 mô hình trồng ca cao trên địa bàn huyện Châu Thành – Bến Tre (Tháng 03 – 05/2012) 31

Biểu đồ 4.3 Mức độ gây hại của bọ xít muỗi trên đọt tại 5 mô hình trồng ca cao trên địa bàn huyện Châu Thành – Bến Tre (Tháng 03 – 05/2012) 32

Biểu đồ 4.4 Mật độ bọ xít muỗi tại 5 mô hình trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Châu Thành – Bến Tre (Tháng 03 – 05/2012) 34

Trang 12

C hương 1

GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Cây ca cao là loài cây công nghiệp dài ngày thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam và là loài cây thu được hiệu quả kinh tế cao Hạt của loài cây này

là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến các loại đồ uống và bánh kẹo cao cấp Hiện nay cây ca cao đang dần dần được nhân rộng về diện tích trồng trong cả nước và nhất là các tỉnh ở phía nam Tại hội nghị Quốc tế về cây ca cao Việt Nam năm 2011 tại tỉnh Bến Tre, định hướng phát triển của ngành nông nghiệp về cây ca cao đến năm

2015 sẽ trồng 35.000 ha, năng suất bình quân đạt 1 tấn/ha và đến năm 2020 trồng được 50.000 ha với năng suất bình quân đạt 1,2 tấn/ha Nhưng đây là loài cây trồng mới nên công tác chăm sóc và gây tạo giống còn gặp nhiều khó khăn

Cùng với việc thích nghi với điều kiện khí hậu của nước Việt Nam của cây ca cao thì các loài sâu bệnh hại trên cây cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển Ca cao loài cây lấy sản phẩm là quả và hạt nên ngoài sản lượng ra thì yêu cầu về chất lượng cũng là yếu tố cực kì quan trọng nhưng hiện nay thì tình hình sâu bệnh trên cây ca cao cũng đang được đề cập tới nhiều Cây ca cao rất mẫn cảm với sâu bệnh hại nhất là do

nấm Phytophthora và còn một loài sâu hại nghiêm trọng là bọ xít muỗi gây hại mạnh

Chỉ riêng bọ xít muỗi gây hại trong 3 năm liên tục có thể làm giảm tới 70% năng suất,

với loài Phytophthora palmivora gây ra bệnh thối đen trái trên cây ca cao đã làm thiệt

hại lớn đến năng suất: tại Mexico là 80 %; tại Papua New Guinea là 5 – 39 % Tại

Indonesia, Phytophthora palmivora đã làm giảm 26 – 56 % năng suất ca cao (Trần Kim Loang, 2007) Hiện nay các nghiên cứu về dịch hại trên cây ca cao còn rất ít, tài liệu về sâu bệnh hại trên cây ở Việt Nam còn khá hạn hẹp Diễn biến phát triển và biện pháp phòng trừ dịch hại vẫn còn là vấn đề nan giải đối với người trồng ở hầu hết các nước trồng ca cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam

Trang 13

Bọ xít muỗi thường chích phá những đọt, quả non hoạt động chủ yêu vào sáng sớm và chiều mát với điều kiện trời râm mát, âm u thì có thể hoạt động cả ngày Còn

trái bệnh Vì vậy nấm bệnh phát tán mạnh từ hai nguồn chính là từ đất và từ trái bệnh Đặc biệt, bệnh phát triển rất mạnh trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ cao, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và rất khó kiểm soát được bệnh Để hạn chế những thiệt hại

do bọ xít muỗi và Phytophthora palmivora gây ra thì việc nghiên cứu về tập quán hoạt

động, khả năng gây hại của bọ xít muỗi trên cây ca cao là rất thiết thực và cấp bách

Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự chấp nhận của khoa Nông học, chúng tôi

đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra bọ xít muỗi và bệnh thối quả trên các mô hình ca cao tại tỉnh Bến Tre”

1.2 Mục đích đề tài

Đánh giá mức độ gây hại của bọ xít muỗi và Phytophthora palmivora trên các

mô hình trồng cây ca cao tại Bến Tre làm cơ sở cho việc chọn lựa mô hình thích hợp

áp dụng trên địa bàn huyện Châu Thành – Bến Tre

Ghi nhận đặc điểm gây hại của bọ xít muỗi và Phytophthora palmivora trên ca

cao và quy luật phát sinh phát triển

Đánh gia mức độ gây hại của bọ xít muỗi và Phytophthora palmivora trên các

mô hình trồng cây ca cao ở huyện Châu Thành – Bến Tre

Trang 14

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện trên hai đối tượng bọ xít muỗi và Phytophthora

tỉnh Bến Tre

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu chung về cây ca cao

2.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại và công dụng của cây ca cao

Theo Peterson (2002), vị trí phân loại của cây ca cao như sau:

biến hạt ca cao thành một thực phẩm thiêng liêng dùng để dâng cúng thần linh

Nhóm Criollo có vỏ trái màu đỏ, cấu trúc vỏ mềm; mỗi trái có 20 - 30 hạt, hạt có chất lượng rất cao do có hương ca cao đặc trưng; tử diệp có màu trắng ngà hoặc tím rất nhạt; cây phát triển kém, lá nhỏ, rất mẫn cảm với sâu bệnh Nhóm Forestero có vỏ trái màu xanh, cấu trúc vỏ mềm, mỗi trái có từ 30 hạt trở lên, tử diệp có màu tím Forestero được trồng rộng rãi trên thế giới vì nhóm này cho năng suất cao Nhóm Trinitario có màu sắc vỏ thay đổi, cấu trúc vỏ trái cứng, mỗi trái có từ 30 hạt trở lên, tử diệp có màu thay đổi Trinitario có nguồn gốc từ Trinidad là con lai của nhóm Criollo

và nhóm Forastero

Trang 16

Bộ phận chính được sử dụng là hạt, hạt ca cao được chế biến thủ công hoặc chế biến công nghiệp thành các sản phẩm bột, bơ, chocolate và dầu tươi ca cao Ngoài ra,

vỏ và lá ca cao còn có thể làm thức ăn cho gia súc, phân bón Mặt khác, ca cao là loài cây ưa bóng râm nên có thể trồng xen với các cây trồng khác Hằng năm, lá ca cao rụng tạo nên một lớp thảm mục bảo vệ tầng đất mặt và trả lại chất hữu cơ cho đất Đồng thời, cây ca cao còn được xem là một loài cây lâm nghiệp dùng để phủ kín đồi trọc và bảo vệ đất chống xói mòn (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh

Khí hậu: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 25- 27oC, độ ẩm 85 % là phát triển tốt, lượng mưa trung bình hằng năm 1.000 - 2.000 mm Cây ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô kéo dài không quá 3 tháng, không có gió mạnh thường xuyên

Ánh sáng: Cây ca cao thích hợp với ánh sáng tán xạ (50 – 60 % cường độ ánh sáng tự nhiên) nên có thể trồng xen ca cao vào trong vườn dừa, cà phê, điều, tiêu hay vườn cây ăn trái có tán thưa như sầu riêng, nhãn, cam, chuối

Đất đai: Cây ca cao trồng được với nhiều loại đất khác nhau (đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ) Nhưng cây ca cao thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pH từ 5 – 7, tầng canh tác dày trên 1m, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ

(Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007)

2.1.3 Đặc điểm thực vật học

2.1.3.1 Thân

Sự sinh trưởng của thân mọc từ hạt gồm có 3 giai đoạn Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi hạt ca cao nẩy mầm, rễ mọc ra trước, sau đó 2 lá mầm được đẩy lên khỏi mặt đất 3 – 4 cm Giai đoạn 2 được tính từ lúc các lá mầm mở ra, sau đó 4 lá đầu tiên xuất hiện,

cây sinh trưởng tiếp tục trong 6 – 7 tuần và chiều cao có thể đạt 0,5 – 2 m Giai đoạn 3

được tính từ lúc chiều cao cây bắt đầu sinh trưởng chậm lại và 5 chồi bên phát triển đồng thời tạo thành một tầng lá Sau một số năm, cây ca cao có thể đạt chiều cao 4 –

Trang 17

10m tùy theo mật độ trồng và độ che sáng, các chồi vượt thường hình thành từ thân chính và cũng tạo ra các tầng lá làm cho cây ca cao tạo tán rõ rệt Tán cây ca cao có liên quan nhiều đến sản lượng nên việc tạo tán cho cây là một kỹ thuật quan trọng trong nghề trồng ca cao (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996)

2.1.3.2 Lá

Lá ca cao phát triển thành từng đợt Ở mỗi đợt, các chồi đỉnh phát triển nhanh tạo ra từ 3 đến 6 cặp lá mới, các lá mới đều có màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ nhưng khi thành thục hoàn toàn sẽ có màu xanh đậm của lá trưởng thành Sau mỗi đợt lá mới, các chồi đỉnh lại đi vào tình trạng ngủ một thời gian dài hay ngắn tùy vào một số điều kiện ngoại cảnh Ở một đợt ra lá mới, chất dinh dưỡng được chuyển một phần từ các lá già

về các lá mới, về sau các lá già này rụng đi nên có người gọi mỗi đợt lá mới ở ca cao

là thay áo Các yếu tố ngoại cảnh dẫn đến đợt lá mới chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm, mưa giúp các đợt ra lá mới dày hơn và ở các cây ca cao không được che nắng thì lá mới cũng ra nhiều hơn các cây ca cao được che nắng (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996)

2.1.3.3 Rễ

Bộ rễ của cây ca cao gồm một rễ trụ chính có thể dài tới 2 m và hệ thống rễ phụ nằm chủ yếu ở tầng đất mặt khoảng 20 cm Hệ thống rễ phụ đan nhau dày đặc có chức năng hút chất dinh dưỡng, nước ở tầng mặt và rễ trụ chính có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng ở tầng sâu Biện pháp tủ gốc để giữ và kéo dài ẩm độ đất vào mùa khô rất quan trọng cho việc duy trì hoạt động của hệ thống rễ phụ này trong quá trình hấp thu

nước và dinh dưỡng (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007)

2.1.3.4 Hoa

Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ hạt có thể nở vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng Hoa ra tập trung vào mùa mưa, những nơi có đủ nước cây ra hoa quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ Hoa ca cao xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành Do hàng năm hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày phình to gọi là đệm hoa, thường mỗi đệm hoa mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì lượng hoa giảm hoặc

Trang 18

không ra nữa Hoa nhỏ, màu hồng, có 5 cánh, hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước cho đến 9 giờ sáng hôm sau Sau khoảng thời gian đó thì các túi phấn bắt đầu tung phấn và sự thụ phấn xảy ra trong ngày, các hoa không được thụ phấn sẽ rụng Trên mỗi cây ca cao trưởng thành có thể thấy rất nhiều hoa hình thành nhưng thông thường chỉ 1 – 5 % được thụ tinh và kết trái (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)

2.1.3.5 Sự thụ phấn

Việc thụ phấn chủ yếu do côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae; loại côn trùng

này rất nhỏ nên khó quan sát thấy, chúng sống ở những nơi mát, tối, ẩm và sinh sản trên các tàn dư thực vật, kể cả trên các vỏ quả ca cao Vòng đời của loài côn trùng này khoảng 28 ngày và quần thể chúng tăng rõ rệt vào mùa mưa Cả côn trùng đực và cái đều làm nhiệm vụ thụ phấn nhưng những con cái tích cực hơn, chúng hoạt động thụ phấn chủ yếu vào chiều tối, bay từ cây nọ qua cây kia ở một khoảng cách nhỏ Việc phun thuốc sâu chỉ ảnh hưởng một vài ngày tới mật độ quần thể côn trùng vì chúng phục hồi rất nhanh nên chưa có bằng chứng rõ rệt về ảnh hưởng xấu của việc phun thuốc sâu lúc ra hoa đến sản lượng quả Cây ca cao có mức độ thụ phấn chéo cao vì phần lớn các giống trồng hiện nay đều tự bất thụ, mức độ tự bất thụ cũng không giống nhau ở các loài phụ khác nhau (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007)

2.1.3.6 Trái và hạt

Sau khi thụ phấn, trái ca cao phát triển chậm trong 40 ngày đầu nhưng sau đó nhanh dần, trái đạt kích thước lớn nhất sau thụ phấn khoảng 75 ngày Sau khi thụ phấn khoảng 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn Khi hạt tăng trưởng đạt kích thước tối đa, trái sẽ vào giai đoạn chín Như vậy, thời gian từ khi thụ phấn đến khi trái chín kéo dài từ 5 - 6 tháng tùy theo giống Số lượng hoa thụ tinh mặc dù nhỏ so với tổng số hoa nhưng cây

ca cao thường không duy trì được hết số trái đã hình thành Trong vòng 100 ngày sau khi thụ tinh, chủ yếu vào các thời điểm sau 50 và 70 ngày, trái non có thể trở nên vàng

và ngừng sinh trưởng sau đó đen lại nhưng vẫn dính trên cây Tỷ lệ trái không đi đến được giai đoạn chín tùy thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện ngoại cảnh

Trang 19

Mỗi trái ca cao thường chứa 30 - 40 hạt, chung quanh hạt có lớp cơm nhầy bao bọc, lớp cơm nhầy có vị hơi ngọt và là cơ chất cho quá trình lên men khi ủ hạt sau này Trái ca cao có kích thước, hình dáng và màu sắc khá đa dạng, kích thước có thể từ 10 -

30 cm theo chiều dài, hình dáng có thể từ gần tròn đến dài dạng ống, vỏ ngoài có thể tương đối nhẵn hoặc xù xì, màu sắc có thể từ xanh vàng đến tím sẫm hoặc hơi đỏ Hình thức thụ phấn của cây ca cao là thụ phấn chéo nhờ côn trùng, vì vậy sự phân ly tính trạng rất rõ rệt, các trái trên cùng một cây có thể giống nhau nhưng trong cùng một vườn có thể gặp nhiều dạng trái khác nhau rõ rệt (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996)

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng

Tăng cường trao đổi chất: Ca cao làm tăng sự trao đổi chất và cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo mỗi ngày Tiến sĩ Shilpa Mittal, chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ,

cho biết: “Ca cao là một thành phần tuyệt vời để thúc đẩy sự trao đổi chất Vì vậy,

dùng sôcôla đen để làm món tráng miệng là một ý tưởng thật tuyệt vời Đặc biệt, trong mùa đông, khi hoạt động trao đổi chất của cơ thể trở nên yếu đi, việc dùng sôcôla rất

được khuyến khích”

Loại bỏ cảm giác thèm ăn: Thành phần chính trong ca cao là theobromine, một

chất làm cho cơ thể cảm thấy no và ngăn chặn cảm giác thèm ăn

Ổn định đường huyết: Ca cao từ từ tiêu thụ vào đường máu và kết quả của sự tiêu thụ chậm chạp này là sự sản sinh insulin, một chất có khả năng ổn định lượng đường trong máu Điều này cho thấy ca cao rất tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường

Chống oxy hóa: Ca cao chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cả rượu vang đỏ

hoặc trà xanh Chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa Nếu những thực

phẩm ăn không tiêu hóa, cơ thể của bạn có xu hướng tích tụ độc tố làm giảm sự trao đổi chất, chúng ta nên nghĩ đến việc dùng ca cao

Trang 20

2.1.5 Giá trị kinh tế

2.1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có 3 vùng trồng ca cao chủ lực là:

- Tây Phi: Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigheria

- Nam Mỹ: Brazil, Ecuador

- Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia

Năm 2008, Tây Phi được xếp thứ nhất về sản xuất ca cao chiếm khoảng 70 % tổng sản lượng ca cao của thế giới Phần lớn lượng ca cao cung cấp trên thế giới đều tập trung tại Tây Phi

Bảng 2.1: Sản lượng ca cao trên thế giới (tấn)

Thế giới 4.272.995 4.037.142 4.228.015 4.141.591 4.230.790 Brazil 212.270 201.651 202.030 218.487 233.348 Indonesia 769.386 740.006 792.761 800.000 810.100 Nigeria 485.000 360.570 367.020 363.610 427.800

Bờ Biển Ngà 2.281.290 2.372.540 2.300.000 2/176.160 2.150.000

(Nguồn: FAO, 2011)

Trang 21

2.1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại Việt Nam

Cây ca cao đã được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ năm 1878 và chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ Năm 1980, với chương trình khuyến khích trồng

ca cao của nhà nước, ca cao được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ cho chương trình này không xây dựng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ca cao nên toàn bộ ngành sản xuất ca cao đã sụp đổ Năm 1990, công ty Mars và hiệp hội ca cao thế giới đã đề nghị Việt Nam nên trồng phổ biến cây ca cao do tình hình trong nước cũng như trên thế giới thay đổi theo chiều hướng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp này

Năm 2005, ban điều phối ca cao Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập nhằm giúp bộ định hướng phát triển cho ngành ca cao Việt Nam Cũng trong năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành tiêu chuẩn hạt ca cao Việt Nam nhằm giúp người sản xuất có cơ sở để sản xuất hạt ca cao chất lượng cao Năm 2006, lần đầu tiên 8 dòng ca cao thương mại trong bộ giống do trường Đại học Nông Lâm Tp HCM khảo nghiệm được Bộ NN & PTNT công nhận và cho phép trồng rộng rãi trên toàn quốc Đây là 2 sự kiện có ‎ý nghĩa lớn góp phần giúp cây ca cao trở thành cây trồng chính trong hệ thống canh tác ở Việt Nam

Cây ca cao là cây trồng mới ở Việt Nam được Bộ NN & PTNT rất quan tâm phát triển, thị trường tiêu thụ lớn, trong khi cung không đáp ứng đủ cầu Tại Việt Nam tính đến nay đã có 20.589 ha được trồng với 8 dòng cây giống chủ lực đã được Bộ NN&PTNT công nhận tăng 4.404 ha so với năm2010 Cây ca cao được trồng nhiều nhất tại vùng ĐBSCL với 9.318 ha, Đông Nam Bộ có 7.424 ha, Tây Nguyên là 3.827

ha Trong đó có 6.941 ha đang cho thu hoạch Sản lượng năm 2010 đạt 4.873 tấn hạt Trên thị trường thế giới hiện nay, nguồn nguyên liệu ca cao đang trở nên hiếm và đắt

đỏ, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới vẫn tăng, dẫn đến tình trạng cung không

đủ cho nguồn cầu Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có chương trình phát triển cây ca cao với quy mô lớn Diện tích cây ca cao hiện có là do người dân tự trồng

từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài như ACDI/VOCA Vì vậy, để cây ca cao trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như cà phê, tiêu, điều, cần có chính sách hỗ

Trang 22

trợ phát triển, thông qua việc lập quỹ hỗ trợ nông nghiệp, giúp nông dân một phần về nguồn cây giống, vốn

Hình 2.1 Diện tích cây ca cao trong cả nước qua các năm (ha)

(Tại hội nghị Quốc tế về cây ca cao Việt Nam năm 2011)

2.1 5.3 Tình hình phát triển ca cao tại tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo tỉnh Bến Tre, sản xuất ca cao trong tỉnh đã có những tiến bộ vượt bậc Ca cao đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn Các tổng kết, đánh giá gần đây nhất, cho thấy việc trồng ca cao xen trong vườn dừa đã mang lại những hiệu quả rất rõ ràng Sự phù hợp tốt về mặt sinh thái; năng suất và chất lượng có khả năng đạt ở mức cao; lợi tức thu được tương đương cây có múi nhưng chi phí đầu tư thấp hơn; tạo được thêm công ăn việc làm ở địa phương Bến Tre là địa phương sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu Thực tế qua các năm vừa qua cho thấy, hệ thống canh tác trồng xen dừa- ca cao tỏ ra thích ứng tốt hơn một số cây trồng khác Vì vậy cũng cần xem đây là một nhân tố quan trọng trong tầm nhìn về sản xuất tương lai

Theo điều tra của Sở NN&PTNT, lợi nhuận của nông dân trồng ca cao xen trong vườn dừa đạt 70 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ ca cao lên tới 50 triệu đồng/ha/năm Cây ca cao có thể cho trái tới 40-50 năm, nên chắc chắn thu nhập của nông dân sẽ ổn định lâu dài chứ không phải trồng - chặt bỏ như các loại cây ăn trái khác Sức hấp dẫn về thị trường tiêu thụ hạt ca cao không chỉ làm nông dân phấn khởi

Trang 23

mà UBND tỉnh Bến Tre cũng bắt đầu tính tới chuyện mở rộng diện tích trồng ca cao lên tới 30.000ha đến năm 2020.

2.2 Một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây cao

Qua theo dõi ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất và phẩm chất của cây ca cao năm 1956, Padwich đã nhận định: sự thiệt hại do bệnh trên ca cao dựa trên các nguồn thu thập dữ liệu khác nhau trong khối cộng đồng các nước trồng ca cao (Ghana, Nigeria, Togo, Trinidad và Tobago, Cameroon, Island) là khoảng 29,4% (Nguyễn Thị Phượng Hoàng, 2005)

Theo Phạm Đình Trị (1989), cây ca cao là một trong các loài cây bị nhiều sâu bệnh hại nhất Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, cây ca cao

thường bị các loại bệnh phổ biến như: bệnh thối trái, loét than, cháy lá (Phytophthora

Một số loại côn trùng hại thường gặp trên ca cao như: mọt đục cành (Xyleborus

morstatti ), bọ xít muỗi (Helopeltis sp.), bọ cánh tơ (thrips sp.), rệp sáp phấn (Planococus citri), rệp muội đen (Toxoptera aurantii), sâu khoang (Prodenia litura), mối (Odontotermes Sp.) (Đỗ Quốc Tấn, 2007)

2.3 Giới thiệu về các mô hình trồng ca cao tại tỉnh Bến Tre

Mô hình trồng chuyên cây ca cao

Cây giống trong vườn hầu hết là cây ghép được lấy từ nghị định 32 của chính phủ về hỗ trợ giống ca cao cho người nghèo và nguồn giống từ trường đại học Nông Lâm, trồng với mật độ 2,5 m x 3 m

Tưới nước: cũng như các vườn khác áp dụng biện pháp tưới tràn được hút từ các kênh rạch trong vườn trong mùa khô tưới 4 ngày / lần

Phân bón:

- Bón phân hữu cơ được trong 2 – 3 tháng, chưa đủ độ hoai của phân

- Thời gian bón phân: 2 tháng / lần

- Sử dụng phân 16-16-8 + TE hoặc 20-20-15

Phòng trừ sâu bệnh:

- Sử dụng kiến vàng trong vườn phòng trừ bọ xít muỗi

- Tỉa cành tạo tán giữ cho vườn được thông thoáng và sạch sẽ

Trang 24

- Sử dụng Actara 25WG trị bọ xít muỗi trong vườn

- Sử dụng Norshield 86.2 WG trị bệnh thối quả loét thân

Mô hình trồng cây ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

- Giới thiệu về chương trình UTZ: UTZ CERTIFIED là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

có trách nhiệm UTZ có nghĩa là “tốt” trong tiếng Maya của nước Guatemala, đem đến

sự bảo đảm chất lượng về mặt xã hội, môi trường và tính chuyên nghiệp trong thực hành sản xuất mà các thương hiệu và người tiêu dùng mong đợi

- Bộ Nguyên tắc UTZ CERTIFIED cho Ca cao dành cho Chứng nhận Nhóm hộ

áp dụng cho nhóm hộ sản xuất có tổ chức, thực hiện sản xuất và bán cacao chứng nhận UTZ CERTIFIED Bộ gồm có 176 tiêu chí thanh tra, chia thành 3 phần và 7 chương

mà nhà vườn phải thực hiện để được chứng nhận

- Khi nhà vườn trồng ca cao tham gia thực hiện chương trình UTZ được hưởng lợi rất lớn là: Tiếp nhận nhiều khoa học kỹ thuật, giao lưu tốt với đời sống cộng đồng, bảo vệ môi trường, có khả năng tăng năng suất lên gấp đôi, giảm chi phí, lợi nhuận cao

Cây giống là cây ghép được lấy từ nghị định 32 của chính phủ về hỗ trợ giống ca cao cho người nghèo và nguồn giống từ trường đại học Nông Lâm, trồng xen trong vườn dừa, trồng với mật đô 3 m x 3 m

Tưới nước: Áp dụng biện pháp tưới tràn trong vườn từ các nguồn nước tự nhiên Trong mùa mưa thì không tưới, mùa khô tưới 5 ngày / lần

Phần bón:

- Bón phân 2 tháng / lần

- Sử đụng các loại phân trong quy định của chương trình ca cao chứng nhận

Cỏ dại và biện pháp hạn chế: cây ca cao trong những năm đầu thì làm cỏ để tập trung dinh dưỡng nhưng qua năm 3 trở đi bắt đầu thu hoạch thì ta có thể để lại một lớp

cỏ mỏng để giữ ẩm cho cây Khi vô phân cho cây thì cần làm cỏ quanh gốc cây tránh trường hợp cạnh tranh dinh dưỡng với cây ca cao

Phòng trừ sâu bệnh:

- Sử dụng kiến vàng trong vườn

- Tỉa cành tạo tán giữ cho vườn thông thoáng sạch sẽ

Trang 25

- Sử dụng các loại thuốc được cho phép trong quy định của chương trình ca cao chứng nhận

Mô hình trồng cây ca cao theo tiêu chuẩn UTZ có sử dụng thêm

Trichoderma

Cây giống trong vườn hầu hết là cây ghép được lấy từ nghị định 32 của chính phủ về hỗ trợ giống ca cao cho người nghèo và nguồn giống từ trường đại học Nông Lâm Trồng xen trong vườn dừa, trồng với mật độ 3 m x 3 m

Tưới nước: áp dụng biện pháp tưới tràn trong vườn với hệ thống nước giếng khoan trong tự nhiên Trong mùa khô tưới 5 ngày / lần

Phân bón:

- Trong một năm chia thành 5 lần bón

- Bón thêm phân hữu cơ đã được ủ trong 5 – 6 tháng và có bổ sung thêm

Trichoderma trong quá trình ủ

- Sư dụng các loại phân trong quy định của chương trình ca cao chứng nhận

- Phun thêm Trichoderma trên thân cây với liều lượng: 50cc x 5 bình (16 lit) /200 cây

Phòng trừ sâu bệnh:

- Sử dụng kiến vàng trong vườn trồng ca cao

- Tỉa cành tạo tán giữ cho vườn được thông thoáng và sạch sẽ

- Dọn dẹp các cành khô, trái bị bệnh tránh trường hợp bị nhiễm lại bệnh

- Sử dụng các loại thuốc được cho phép trong quy định của chương trình ca cao chứng nhận

- Sử dụng Norshield 86.2WG trị bệnh thối quả loét thân

Mô hình trồng ca cao hữu cơ

Cây giống chủ yếu là cây ghép nên tỷ lệ nhân giống cao chất lượng hạt tốt, nhanh cho thu hoạch được trồng nhiều ở các địa phương hơn so với trồng phân bón: bên cạnh bón đủ phân cho ca cao theo quy trình cần sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sinh học và tạo các nguồn phân hữu cơ như trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh Trong các mô hình thâm canh ca cao đã có định mức sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học Đã có một số mô hình ca cao hữu cơ đã sử dụng phân sinh học WEHG thành

công

Trang 26

Tưới nước: Tận dụng khai thác các nguồn nước tự nhiên hiện có (sông, hồ đập nhỏ, giếng khoan không bị nhiễm mặn hay phèn tưới nhỏ giọt luôn là biện pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm nước, công lao động và tăng hiệu quả phân bón) để mở rộng diện tích trồng ca cao có tưới; áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho ca cao như: cày sâu, trồng xen cây họ đậu để cải tạo và giữ ẩm đất, tủ gốc vào mùa khô, sử dụng màng phủ nông nghiệp

Phân bón: dùng phân hữu cơ do chính nhà vườn ủ với tỉ lệ:

Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại (IPM) đối với cây ca cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn

Mô hình trồng ca cao có sử dụng kiến đenDolichoderus thoracicus

Cây giống trong vườn hầu hết là cây ghép được lấy từ nghị định 32 của chính phủ về hỗ trợ giống ca cao cho người nghèo và nguồn giống từ trường đại học Nông Lâm, trồng với mật độ 3 m x 3 m

Tưới nước: áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt trong vườn, tưới định kì 7 ngày / lần

Trong vườn được đổ đầy vở ca cao sau khi thu hoạch nên hầu như cỏ dai không

có khả năng mọc được

Phân bón:

- Sử dụng các loại phân đơn như Ure, lân nung chảy, kali clorua theo tỉ lệ 1:2:2

Trang 27

- Bón phân với mức tỉ lệ trên định kì 2 tháng / lần

- Trong vườn cung cấp thêm hữu cơ từ vỏ trái ca cao đã được lấy hết hạt, rải đều lên mặt vườn trồng

Phòng trừ sâu bệnh:

- Tỉa cành tạo tán giữ cho vườn được thông thoáng, dọn dẹp vườn sạch sẽ

- Sử dụng kiến đen Dolichoderus thoracicus trong việc phòng trừ bọ xít muỗi

trong vườn

- Sử dụng Norshield 86.2 WG quét lên toàn bộ cây trong vườn ca cao phòng trừ bệnh loét thân thối trái

2.4 Giới thiệu chung về Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.)

2.4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), ở trên cây chè bọ xít muỗi Helopeltis theivora

Waterh, trưởng thành dài từ 4 – 7 mm, rất giống con muỗi nhà, con cái có màu xanh lá

mạ, con đực có màu xanh lơ

Râu đầu có 4 đốt, đốt cuống rau to và dài hơn đốt sợi râu Đầu màu nâu, mắt màu đen, cổ thắt lại có khoang vàng óng Bàn chân có 3 đốt, đốt chày có 2 hàng gai

Trứng bọ xít muỗi hình bầu dục, màu trắng, phía đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau Trứng được đẻ trong mô cây, chỉ để 2 sợi lông lộ ra ngoài

Ấu trùng bọ xít muỗi H theivora có 5 tuổi, bọ xít non có hình dạng giống thành

trùng nhưng kích thước nhỏ hơn, sang tuổi 3 bọ xít non mới xuất hiện mầm cánh, tuổi

5 mầm cách có màu vàng chanh và phủ hết đốt bụng thứ 4

Con cái sau khi hóa trưởng thành trải qua 2 – 6 ngày ăn thêm sau đó mới bắt cặp, giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ từ 12 – 75 trứng

Giai đoạn ủ trứng kéo dài 5 – 10 ngày

Ấu trùng trải qua 5 tuổi kéo dài từ 9 – 19 ngày

Bọ xít trưởng thành có thể sống từ 2 – 3 tuần

Trang 28

Điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển: nhiệt độ từ 20 – 290C, ẩm độ trên 90% đặc biệt trong điều kiện bóng râm ít ánh sáng Chính vì thế bọ xít muỗi có thể phát triển mạnh vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao, thời gian chiếu sáng ngắn và trời âm u

2.4.2 Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để giảm bớt mật độ gây hại của bọ xít muỗi cần giảm độ ẩm trong vườn bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành và nhánh không cần thiết

Biện pháp sinh học

Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), bọ xít muỗi có thể phòng trừ rất hữu hiệu

bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn

Biện pháp hóa học

Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để phòng trừ bọ xít muỗi có thể phun phòng trừ các loại thuốc hóa học gốc: Fenobucard, Diazinon, Dimethoate Phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp Chú ý: để sản phẩm được an toàn thì khi phun thuốc cần đảm bảo thời gian cách li để không còn dư lượng thuốc BVTV

2.5 Giới thiệu về bệnh thối quả trên cây ca cao

2.5.1 Tác nhân gây bệnh và sự phân bố bệnh

Trong các bệnh gây hại trên cây ca cao thì bệnh thối đen quả hay thối đỉnh quả

giới Đã có 7 loài nấm được xác định là nguyên nhân gây bệnh thối quả nhưng có 2 loài chính:

và cận nhiệt đới Nó gây hại trên 200 loài cây khác nhau cũng như gây hại nặng trên cây ca cao

Trang 29

Phytophthora megakarya chỉ xuất hiện ở Trung và Tây Phi

2.5.2 Triệu chứng của bệnh thối quả trên cây ca cao

Triệu chứng bệnh trên quả cây ca cao do nấm Phytophthora sp gây ra đều

giống nhau Bệnh lúc đầu xuất hiện với đốm mờ khoảng 2 ngày sau khi nhiễm bệnh các đốm chuyển sang màu nâu, sau đó bị đen và lan rộng nhanh chóng ra khắp quả Trong 14 ngày quả trở nên đen hoàn toàn và các mô bên trong bao gồm cả hạt khô quắt lại tạo nên một quả khô quắt Quả khô quắt này là nguồn lây lan chính của nấm

Phytophthora

Trái ngược lại nấm P megakarya chủ yếu lây nhiễm từ đất Những quả ca cao

bị bệnh mùi giống như mùi của cá thối Sự hình thành bào tử xuất hiện trên bề mặt của quả với màu trắng bao trùm quả nó càng ngày càng dày lên cùng với sự phát triển của bệnh Các bào tử được phát tán khỏi bề mặt bào tử do mưa rơi bắn lên và tiếp tục lây

nhiễm những phần khác của cây ca cao

Quả cây ca cao mẫn cảm ở tất cả các giai đoạn phát triển, sự lây nhiễm có thể

xảy ra ở bất cứ bộ phận nào của cây

2.5.3 Biện pháp phòng trừ

Chọn giống chống bệnh: kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh của một số dòng

vô tính ca cao, dòng thương mại nhập nội cũng như các con lai F1 hiện đang được lưu giữ cho thấy các giống này đều bị nhiễm bệnh thối quả và loét thân từ mức độ nhẹ đến

trung bình Trên thế giới biện pháp sử dụng giống ca cao kháng bệnh do Phytophthora

phòng trừ bệnh do Phytophthora palmivora gây ra

Sử dụng cây con sạch bệnh: tỷ lệ cây con nhiễm bệnh trong vườn ươm rất cao, cần phải loại bỏ những cây đã bị bệnh trong vườn ươm để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng

Vệ sinh đồng ruộng: đây là biện pháp cần được chú trọng và nên thực hiện thường xuyên trên đồng ruộng Làm cỏ kịp thời và loại bỏ nguồn bệnh từ quả, cành,

Trang 30

thân sẽ hạn rất nhiều sự lan truyền của mầm bệnh Ngay từ đầu mùa mưa cần cắt bỏ kịp thời những cành bị bệnh, các quả non bị bệnh và thu gom tất cả các quả bị bệnh rụng dưới đất, mang ra khỏi vườn tập trung để đốt vì đây chính là nguồn mầm bệnh chủ yếu Nhiều thí nghiệm cho thấy, nếu không loại bỏ quả bệnh thì hiệu quả của việc phun thuốc hóa học cũng thấp hơn nhiều

Thu hoạch quả đúng lúc, không nên để quả chín quá lâu trên cây Không nên

chọn vỏ quả trong vườn ca cao, nhất là các vỏ quả đã bị bệnh vì Phytophthora

hạn, nhiệt độ cao, nấm vẫn có thể tồn tại dưới dạng bào tử hậu, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát sinh gây hại Tạo hình, tỉa cành giúp cho vườn cây thông thoáng Không trồng cây che bóng quá dày cũng như không nên trồng xen tiêu, bơ, sầu riêng, nhãn

trong vườn ca cao vì đây cũng là ký chủ của Phytophthora palmivora Thừa nước

trong đất là yếu tố quan trọng làm tăng mức độ bệnh trên đồng ruộng Vì vậy, vườn cây phải thoát nước tốt và không bị ngập cục bộ Ngoài ra, bổ sung phân hữu cơ và tủ gốc có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và lan truyền của nấm bệnh nhất là đối với các vườn cây đã nhiều năm tuổi (Trần Kim Loang, 2006)

Sử dụng thuốc: dùng thuốc gốc đồng (Champion 77WP, Coc 85WP) hoặc Metalaxyl phun định kỳ để phòng Khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên phun Fosetyl-Aluminium (Aliette 80WP) hoặc Metalaxyl (Ridomil MZ 72WP, Metalaxyl 25WP) Biện pháp sử dụng thuốc Phosphonate (Agri – Fos 400, Foli – R – Fos 400) tiêm vào thân ca cao hiện đang được khuyến khích vì an toàn cho môi trường và có hiệu quả cao (Trần Kim Loang, 2006) Cách sử dụng Agri – Fos 400: pha loãng thuốc để đạt nồng độ 200 g a.i/l Tiêm 20 ml/cây (cây có đường kính < 10 cm) hoặc tiêm 40 ml/cây (cây có đường kính 10 – 20 cm) Tiêm 1 lần/6 tháng (Phạm Hồng Đước Phước, 2009)

2.5.4 Một số nghiên cứu về bệnh hại do Phytophthora palmivora gây ra

Theo George (1983), ngoài cây ca cao ra, Phytophthora palmivora còn gây ra

rất nhiều bệnh trên nhiều loài cây trồng khác nhau chẳng hạn như: bệnh loét sọc mặt cạo trên cây cao su, bệnh thối rễ và thân trên cây đu đủ, bệnh thối rễ và loét thân trên sầu riêng, bệnh thối rễ và xì mủ thân trên cam quýt Theo Braudeau (1984), nấm ký

Trang 31

sinh quan trọng nhất có mặt ở hầu hết các vùng trồng ca cao trên thế giới là

Theo Hicks (1975), ở Papua New Guinea, bệnh thối trái ca cao do

vùng Mất mùa từ bệnh thối trái thì thấp ở thập niên 60 nhưng nó tăng dần vào thập niên 80 Thiệt hại về năng suất được ước lượng vào khoảng 40 % sản lượng hằng năm của các nông hộ địa phương

Theo Drenth và Guest (2004), cây ca cao được nông dân Malaysia trồng vào năm 1940 nhưng mãi đến hơn 10 năm sau mới được trồng phổ biến Ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nước có diện tích trồng ca cao lớn đứng thứ hai sau Indonesia

Tuy nhiên, bệnh thối trái do Phytophthora palmivora gây ra đã làm thiệt hại khoảng 30

% sản lượng ca cao của nước này vào mỗi năm Còn ở Indonesia, cây ca cao được người dân Indonesia trồng vào năm 1779 và là nước có diện tích trồng ca cao lớn nhất của khu vực Đông Nam Á Đến năm 1940, ca cao được trồng với qui mô lớn, sản

lượng hằng năm khoảng 2.000 tấn hạt khô Phytophthora palmivora đã làm thiệt hại

khoảng 25 – 50 % sản lượng ca cao của nước này vào hàng năm

Bệnh thối trái ca cao do Phytophthora palmivora xuất hiện rất phổ biến ở Tây Nguyên Các triệu chứng do Phytophthora palmivora gây hại trên cây ca cao như:

cháy lá, xì mủ thân và thối trái Trong vườn ươm xuất hiện chủ yếu là bệnh cháy lá, còn vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và khai thác thì chủ yếu là bệnh xì mủ thân, thối trái (Trần Kim Loang, 2006)

Theo Phạm Đình Trị (1989), cây ca cao là một trong các loài cây bị nhiều sâu

bệnh hại nhất Trong đó, bệnh thối trái do Phytophthora palmivora gây ra là một bệnh

quan trọng cần được quan tâm Theo Trần Văn Hòa và ctv (1999), bệnh thối trái do

suất từ 20 – 30 % đôi khi lên đến 90 % hay mất trắng

Ghi nhận của Ngô Hữu Phước (2000), ở Quảng Ngãi cho thấy Phytophthora

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ngô Hữu Phước, 2000. Sự sinh trưởng các dòng vô tính ca cao (Theobromae cacao) được ghép cành cải tạo tại Quảng Ngãi. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự sinh trưởng các dòng vô tính ca cao (Theobromae cacao) được ghép cành cải tạo tại Quảng Ngãi
9. Phạm Hồng Đức Phước, 2009. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Nhà xuất bàn Nôn g nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, 189 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam
10. Trần Hoài Thanh, 2010. Điều tra tình hình canh tác và mức độ nhiễm bệnh loét thân, thối trái (Phytophthora palmivora) trên cây ca cao tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình canh tác và mức độ nhiễm bệnh loét thân, thối trái (Phytophthora palmivora) trên cây ca cao tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
11. Trần Kim Loang, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Nghiên cứu bệnh do nấm Phytophthora trên một số cây công nghiệp và cây ăn quả tại Tây Nguyên , Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Việt Nam.Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh, 149 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh do nấm Phytophthora trên một số cây công nghiệp và cây ăn quả tại Tây Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
12. FAOSTAT. “Cocoa beans.” Food and Agriculture Organization Of The United Nations, 2008. Truy cập ngày 21háng 12 năm 2011.&lt;http://faostat.fao.org/site/567/default.aspx&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cocoa beans
13. Drenth A. and Guest D.I., 2004. Diversity and management of Phytophthora in Southeast Asia. ACIAR, 238 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diversity and management of Phytophthora in Southeast Asia
15. Hicks P.G., 1975. Phytophthora palmivora pod rot of cocoa in Papua New Guinea, investigations 1962 – 1971. Papua New Guinea Agriculture Journal 26: 10 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytophthora palmivora" pod rot of cocoa in Papua New Guinea, investigations 1962 – 1971. "Papua New Guinea Agriculture Journal
16. Peterson J.S., “Theobroma Cacao L.”, United States Department of Ag iculture(USDA), 14 October 2002. Truy cập ngày 24 tháng 01 năm 2010.&lt;http://plants.usda.gov/java/profile?symboy=THCA&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theobroma Cacao L

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w