1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phẫu thuật tịnh tiến vạt cơ trán trong điều trị sụp mi bẩm sinh nặng (FULL TEXT)

175 309 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sụp mi là thuật ngữ chỉ tình trạng khe mi mắt hẹp theo chiều thẳng đứng trong trạng thái mở mắt, do mi trên nằm thấp hơn vị trí bình thường. Sụp mi bẩm sinh nếu tình trạng mi sụp xảy ra lúc mới sinh hoặc được chẩn đoán trong năm đầu sau sinh. Sụp mi bẩm sinh một bên mắt thường chiếm tỉ lệ khoảng 70%, 30% còn lại là sụp mi cả hai bên, có thể đi kèm với bệnh lý của các cơ ngoại nhãn hay bệnh hệ thống. Bệnh nhân bị sụp mi có thể mất thị trường chu biên hoặc trường hợp nặng có thể mất hẳn thị trường trung tâm [72], đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến nhược thị. Trong những trường hợp sụp mi mức độ nhẹ và trung bình, chức năng cơ nâng mi trung bình khá, kỹ thuật điều trị được dùng là cắt ngắn cân cơ nâng mi hay cắt ngắn cơ nâng mi. Đối với những trường hợp sụp mi nặng, phương pháp để điều trị hữu hiệu bệnh sụp mi vẫn là mối trăn trở trong thực hành của các bác sĩ nhãn khoa, một số tác giả vẫn dùng kỹ thuật cắt ngắn tối đa cơ nâng mi, tuy nhiên, tỉ lệ thành công vẫn chưa thuyết phục. Ngày nay, với trường hợp sụp mi nặng, phẫu thuật phổ biến được áp dụng trên thế giới là treo mi vào cơ trán truyền thống [9] (gọi tắt là kỹ thuật Treo gián tiếp: TGT). Kỹ thuật này nhằm tạo một sự kết nối giữa cơ trán với mô sụn và mô trên sụn của mi trên bằng dây treo, giúp mi mắt có vị trí lên cao tốt hơn ở hướng nhìn thẳng. Từ đó, mi mắt được nâng lên nhờ sự hỗ trợ chính của cơ trán, bỏ qua sự suy yếu chức năng của cơ nâng mi. Hiện nay, nhiều loại chất liệu được sử dụng làm dây treo cho kỹ thuật này bao gồm nhóm vật liệu tự thân hay nhân tạo. Nhóm dây treo tự thân như: cân cơ đùi, cân cơ thái dương[19] [92] [59] [49]. Tuy nhiên, cân cơ đùi không phải là chọn lựa hàng đầu trong tất cả bệnh nhi vì chỉ khi bệnh nhi trên 3 tuổi mới có đủ chiều dài cân cơ đùi cần thiết để dùng làm dây treo này. Kỹ thuật dùng cân cơ thái dương thì chỉ phù hợp với bệnh nhân người lớn, do khó thuyết phục phụ huynh để lấy cân cơ thái dương trên bệnh nhi vì kỹ thuật khá phức tạp, gây nhiều sang chấn vùng đầu mặt cho trẻ nhỏ. Mặc khác, việc lấy cân cơ ở các vị trí khác trên cơ thể thường để lại vết sẹo hay di chứng không nhỏ ở vị trí cho, làm ảnh hưởng đến chức năng và yếu tố thẩm mỹ. Hơn nữa, tại vị trí nhận ghép, khi sử dụng cân cơ đùi cũng dễ gây sẹo co rút ở mi trên, gây khó khăn và phức tạp trong việc chỉnh sửa [73]. Tuy các chuyên gia nhãn khoa [32] có thể dùng cân cơ đùi lưu trữ ở ngân hàng mô, nhưng nếu có sự bài thải của cá thể nhận sẽ làm tiêu hủy mô lưu trữ, gây sụp mi tái phát. Mặt khác, chất liệu này còn có thể gây nhiễm trùng chéo [23] và không phải luôn sẵn có trên thực tế. Các dây treo nhân tạo đã và đang được sử dụng trong ngành nhãn khoa bao gồm: Polypropylene, Silicon, Mersilene, Expanded Poly Tetra Fluoro Ethylene (ePTFE). Polypropylene là cấu trúc đơn sợi có tỉ lệ tái phát cao từ 12,5% đến 55,6% [100]. Với dây Silicon có ưu điểm là đàn hồi tốt hơn, giúp mắt nhắm kín nhưng thường không kết dính với mô xung quanh, dễ bị trơn tuột làm sụp mi tái phát[25], nên vật liệu này không là chọn lựa phổ biến để điều trị bệnh sụp mi. Ngược lại, là một cấu trúc mạng lưới, Mersilene kết dính tốt với mô xung quanh nên ít gây tái phát, nhưng nếu có đào thải hay nhiễm trùng thì rất khó xử trí do sự đan xen nhiều với mô sợi xung quanh. Hiện tại, dây treo bằng ePTFE được chọn lựa trên lâm sàng là loại polymer có nhiều lỗ nhỏ tổng hợp nên cũng kết dính với mô sợi bao quanh tốt [106], nhưng chính cấu trúc lỗ này là điều kiện gây nhiễm khuẩn dẫn đến áp xe và càng có nguy cơ biến chứng trên mô mềm [100]. Như vậy, đối với bệnh lý sụp mi nặng, nhất là ở trẻ nhỏ, việc sử dụng các dây treo tự thân hay nhân tạo để điều trị thường gặp phải những giới hạn như đã nêu trên. Do đó, để hạn chế tối đa các khuyết điểm của dây treo tự thân hay nhân tạo, sự cần thiết sử dụng một vật treo vừa tự thân, vừa không cần làm thêm phẫu thuật thứ hai, là tiêu chuẩn lý tưởng, để tránh được các biến chứng đào thải vật lạ, vừa tiết kiệm chi phí điều trị là điều hết sức cần thiết. Kỹ thuật dùng cơ trán tạo thành vạt và tịnh tiến đính trực tiếp vào sụn (gọi tắt là kỹ thuật Treo trực tiếp: TTT) làm nâng mi mắt nhờ lực co tự thân của cơ trán đã được khởi xướng, sẽ đáp ứng tiêu chuẩn mong đợi đã nêu trên hay không? Phương pháp treo trực tiếp đã được ứng dụng nhiều trong hai thập niên gần đây, và cũng là một trong những phương pháp điều trị sụp mi nặng hiện nay trên thế giới [9], nhưng trong nước ta, chưa có báo cáo nghiên cứu lâm sàng, có so sánh giữa các phương pháp kinh điển và kỹ thuật mới này. Do đó, để đánh giá toàn diện về sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật dùng trực tiếp cơ trán, đề tài “Nghiên cứu phẫu thuật tịnh tiến vạt cơ trán trong điều trị sụp mi bẩm sinh nặng” được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh sụp mi mắt bẩm sinh nặng trẻ em. 2. Đánh giá kết quả nâng mi sau mổ ở thời điểm một tuần, một tháng, ba tháng, sáu tháng, mười hai tháng ở kỹ thuật Treo trực tiếp và kỹ thuật Treo gián tiếp. 3. Phân tích các biến chứng xảy ra sau mổ ở cả hai phương pháp.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CHÍ TRUNG THẾ TRUYỀN NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT TỊNH TIẾN VẠT CƠ TRÁN TRONG ĐIỀU TRỊ SỤP MI BẨM SINH NẶNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018 MỤC LỤC   TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ANH-VIỆT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.XUẤT ĐỘ SỤP MI BẨM SINH: 1.2 GIẢI PHẨU – SINH LÝ HỌC CƠ TRÁN 1.3 SINH LÝ MI MẮT VÀ HỆ THỐNG NÂNG MI 15 1.4 PHÂN LOẠI SỤP MI: 17 1.5.DI TRUYỀN VÀ MÔ BỆNH HỌC TRONG SỤP MI BẨM SINH: 20 1.6 NHỮNG KỸ THUẬT MỔ SỤP MI NẶNG HIỆN NAY 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 57 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58 3.1 ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 58 3.2.KẾT QUẢ PHẨU THUẬT 61 3.3 KẾT QUẢ THẨM MỸ 74 3.4 BIẾN CHỨNG CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP 76 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 78 4.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT: 78 4.2 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 82 4.3 BIẾN CHỨNG: 99 4.4 NHẬN XÉT VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG PHÁP……………………………………………………………………….109 KẾT LUẬN 113 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………… 114 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT KCmr: khoảng cách mí rìa TTT: treo trực tiếp TGT: treo gián tiếp TĐTM: tổng điểm thẩm mỹ TIẾNG ANH e PTFE:expanded Poly Tetra Fluoro Ethylene CORD: Corneal Orbital Rim Distance FFMA: Forked Frontalis Muscle Aponeurosis FOOM:Frontalis Orbicularis Oculi Muscle MRD: Margin Reflex Distance OOM: Oculi Orbicularis Muscle ROOF: Retro-orbicularis oculi fat SMAS: Superficial musculoaponeurotic system DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH-VIỆT Arcus marginale cung bờ xương Aponeurotic Ptosis: sụp mi cân Aponeurosis resection cắt ngắn cân Autologous sling treo dây tự thân Blepharophimosis: bẹt mi Chronic Progressive External Ophthalmoplegia: liệt vận nhãn ngồi tuần tiến mạn tính Congenital eyelid syndrome: hội chứng mi mắt bẩm sinh Congenital Orbital Fibrosis Syndrome: hội chứng xơ sợi hốc mắt bẩm sinh Corrugator supercilli muscle nhăn cung mày Crease ngấn mí Depressor supercilli muscle nén cung mày Double – elevator palsy: liệt đôi hướng lên Dysembryogenesis: loạn sản phôi Embryonic Development: phát triển phôi thai Facial nerve, main trunk thân thần kinh mặt Fascia lata sling dây treo cân đùi Forked frontalis muscle aponeurosis thủ thuật kéo cân trán Frontalis Muscle (Flap) Advancement thủ thuật tịnh tiến (vạt) trán Frontalis-Orbicularis Oculi Muscle thủ thuật làm ngắn vạt vòng mi-trán Flap shortening technique Frontalis suspension treo trán Galea aponeurotica mạc sọ Levator Function: chức nâng mi Levator palpebrae superioris muscle nâng mi Levator resection cắt ngắn nâng mi Lid lag trễ mi Marcus Gunn jaw-winking: chứng mi hàm Marcus Gunn Margin Reflex Distance: khoảng cách tâm giác mạc bờ mi Marginal arterial arcade cung động mạch bờ mi Mechanical Ptosis: sụp mi học Myogenic Ptosis: sụp mi Neurogenic Ptosis: sụp mi thần kinh Orbital septum màng ngăn hốc mắt Perpheral arterial arcade cung động mạch chu biên Procerus muscle thon Simple Congenital Ptosis: sụp mi bẩm sinh đơn Superior tarsal plate sụn Supraorbital nerve thần kinh hốc mắt Superficial temporal artery động mạch thái dương nông Superior palpebral artery arcade cung động mạch mi Traumatic Ptosis: sụp mi chấn thương DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Bảng phân loại sụp mi theo MRD 44 Bảng 2.2 Phân loại chức nâng mi 45 Bảng 2.3 Xếp loại kết sau mổ theo vị trí mi sụp MRD 54 Bảng 2.4 Thang điểm đánh giá kết mặt thẩm mỹ 56 Bảng 3.5 Đặc điểm dịch tể 58 Bảng 3.6 Đặc điểm lâm sàng 59 Bảng 3.7 Mối liên quan độ sụp mi nhược thị 60 Bảng 3.8 Mối liên quan độ sụp mi lực nâng mi 61 Bảng 3.9 Kết giải phẫu sau thời gian theo dõi 12 tháng 70 Bảng 3.10 Đánh giá tình trạng nhược thị sau mổ 71 Bảng 3.11 So sánh kết biến số thẩm mỹ sau mổ 74 Bảng 3.12 Kết thẩm mỹ xếp loại theo thời điểm theo dõi 76 Bảng 3.13 Biến chứng sau mổ hai nhóm phương pháp 76 Bảng 3.14 Biến chứng cố hữu sau mổ hai nhóm phương pháp 77 Bảng 4.15 Tỉ lệ bệnh nhân sụp mi mắt hai mắt 80 Bảng 4.16 Đối chiếu kết thành công 85 Bảng 4.17 Đối chiếu tỉ lệ thặng chỉnh 87 Bảng 4.18 Đối chiêu tỉ lệ tái phát với nghiên cứu khác 89 Bảng 4.19 Đối chiếu tỉ lệ biến chứng vểnh mi 106 10 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân tán kết phương pháp TTT tháng 62 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân tán kết phương pháp TGT tháng 63 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân tán kết hai nhóm tháng so với trước mổ 64 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân tán kết hai nhóm tháng so với tháng 65 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ phân tán kết hai nhóm 12 tháng so với tháng 67 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ khung hộp mô tả kết trước sau mổ theo MRD 69 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ khung hộp mô tả kết thị lực cải thiện sau mổ 70 Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ tái phát tích tụ theo thời gian hai nhóm – Kaplan – Meier 71 Biểu đồ 4.9 Biểu đồ gộp đối chiếu kết thành công với tác giả 86 Biểu đồ 4.10 Biểu đồ đối chiếu tỉ lệ tái phát với nghiên cứu khác 90 11 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình Trang Hình 1.1: Minh họa mơ tả thay đổi hai bụng Hình 1.2: Sự tách thay đổi cân đối bụng Hình 1.3: Mơ tả góc tạo thành trán – vòng mi Hình 1.4: Sự đan xen trán vòng mi Hình 1.5: Thiết đồ cắt dọc trán mô liên quan Hình 1.6: Vị trí giải phẫu trán mối liên quan với cân sọ, góc mũi Hình 1.7: Vị trí dày nhăn Hình 1.8: Thần kinh vận động đến trán 11 Hình 1.9: Thần kinh cảm giác mi mắt, thần kinh sọ V1 V2 12 Hình 1.10: Thần kinh hốc mắt 12 Hình 1.11: Động mạch cung cấp máu đến vùng mi trán 13 Hình 1.12: Véc tơ lực trán nâng mi 15 Hình 1.13: Thối hóa xơ dính mỡ nâng mi 18 Hình 1.14: Thay đổi kích thước sợi thay mơ sợi bó 21 Hình 1.15: Sự co rúm từ màng sợi vân 21 Hình 1.16: Tăng sinh nhân màng sợi vân Các nhân lót dọc theo bờ sợi cơ… 21 Hình 1.17: Mơ sợi thay đổi mỡ dọc theo sợi 21 Hình 1.18: Kỹ thuật treo hình thoi đơn 24 Hình 1.19: Kỹ thuật Crawford: Treo mi kiểu hình thoi đơi 24 Hình 1.20: Di dời vạt trán chẻ ba 27 Hình 1.21: Thiết đồ cắt dọc giải phẫu bình thường-Tịnh tiến trán 28 Hình 1.22: Kỹ thuật tạo vạt theo CS Lai 30 Hình 1.23: Mơ tử thi tươi phẫu tích từ da đến màng xương 31 12 Hình 1.24: Thiết đồ dọc-Thiết đồ ngang 32 Hình 1.25: Cách đo CORD 32 Hình 2.26: Biểu đồ so sánh sup mi (theo mm) với MRD1 43 Hình 2.27: Đánh giá chức nâng mi 45 Hình 2.28: Kỹ thuật TTT 46 Hình 2.29: Kỹ thuật TGT 50 Hình 2.30: Mắt phải chỉnh, mi che rìa GM ≤ 2mm 55 Hình 2.31: Mắt thặng chỉnh 55 Hình 2.32: Mắt thiểu chỉnh 55 Hình 4.33: Sơ đồ hướng hoạt động sợi trán vòng mi 88 Hình 4.34: Kẹp di chuyển vạt để nhận diện trán 91 Hình 4.35: Mắt trái: xệ mi góc ngồi sau mổ TTT 93 Hình 4.36: Da thừa sau mổ TTT mắt phải 94 Hình 4.37 : Rạch cắt phần da trước mổ TTT 94 Hình 4.38 Sự thay đổi ngấn mí trước sau mổ 95 Hình 4.39 Mắt trái: dấu trễ mi kỹ thuật TTT 96 Hình 4.40: Mắt phải có máu tụ sau mổ ngày thứ 99 Hình 4.41: Viêm giác mạc để lại sẹo sau mổ Tịnh tiến mắt phải 101 Hình 4.42: Bờ mi hình dấu ^ lơng mi quặm 101 Hình 4.43 : Lơng quặm mi 102 Hình 4.44: Chỉnh sửa quặm mi 102 Hình 4.45: Hình thành u hạt phản ứng dây treo 103 Hình 4.46: Một trường hợp viêm mủ phải lấy dây treo 103 Hình 4.47: Dấu hiệu vểnh mi mắt phải sau mổ TTT 105 Hình 4.48: Vùng trán khơng có nếp nhăn 108 163 Bệnh nhân thứ II: - Hành chánh: +Họ tên: Nguyễn Trương Gia B +Địa chỉ: Tp HCM Giới: Nữ Tuổi: +Mã hồ sơ: TVN 283/14 +Ngày nhập viện: 11.12.2014 - Hỏi bệnh: +Lý nhập viện: sụp mi MP +Bệnh sử gia đình: bình thường +Bệnh sử thân: khởi bệnh từ sau sanh +Tiền lúc sinh: bình thường - Khám bệnh: Hình Sụp mi mắt phải + Thị lực (Bảng thị lực hình): BN khơng hợp tác + Khúc xạ: MP: plano (-0,75 x 160) ; MT: +0,5 Ds ( -0,5 Dc x 10) + Tình trạng mi mắt: (Hình 1) MP MT MRD1 -2 4,5 LF +Tình trạng ngồi mắt: lé: (-); tư đầu: (-) - Đánh giá lúc mổ: +Quặm mi (-) +MRD1: 5,5 (mm) -Đánh giá sau mổ: MRD1 Ngày 1 tháng tháng 12 tháng 3,5 1,5 NA NA 164 Sau mổ ngày thứ nhất, mi mắt hạ xuống khoảng mm (Hình 2) tái khám hậu phẫu tháng có sụp mi tái phát (Hình 3) Hình MP sau mổ ngày thứ Hình MP: sụp mi tái phát hậu phẫu tháng Sau gần 12 tháng theo dõi, phụ huynh bệnh nhân tư vấn phẫu thuật lần kỹ thuật TTT - Đánh giá trước mổ lần hai (8.10.2015) (Hình 4) MP MT MRD1 Thị lực 10 10 Khúc xạ plano (-1 x 170) +0,25 Ds (-0,5 x 10) Hình MP: Sụp mi tái phát sau mổ TGT 12 tháng 165 Bệnh nhân mổ lần hai kỹ thuật TTT, sau 18 tháng theo dõi, kết sau (Hình 5, Hình Hình 7) Hình 5: MP nhắm kín sau mổ TTT Hình MP nhìn xuống không dấu trễ mi Kết sau mổ: trục thị giác MP giải phóng với thị lực sau chỉnh kính là: MP Plano (-1,25 x 175)  6/10 MT +0,25 ( -0,75 x 10)  8/10 Hình MP: Sau mổ kỹ thuật TTT 18 tháng: chỉnh 166 PHỤ LỤC PHỤ LỤC GIẤY CAM KẾT THAM GIA NGHIÊN CỨU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc GIẤY CAM KẾT Tôi tên là: tuổi: Nam/Nữ Nơi làm việc: Địa chỉ: Điện thoại liên lạc: Là cha/mẹ/người nuôi dưỡng, đại diện bệnh nhi họ tên là: Sanh ngày điều trị khoa: Mắt Nhi, Bệnh viện Mắt TP.HCM Tôi bác sĩ Nguyễn Chí Trung Thế Truyền giải thích, tư vấn rõ ràng, tỉ mỉ bệnh lý Sụp mi mắt bẩm sinh con/em/cháu Tôi đọc hiểu thơng tin lợi ích điều trị, nguy không điều trị, kế hoạch điều trị, kế hoạch chăm sóc con/em/cháu tơi mà bác sĩ thông báo cho Tôi đọc hiểu khả gặp rủi ro, tai biến, biến chứng hay tái phát bệnh sụp mi xảy sau q trình điều trị con/em/cháu tơi Tơi tư vấn cách xử trí phẫu thuật sụp mi tái phát sau phẫu thuật lần đầu Tôi xác nhận đồng ý phương pháp mà bác sĩ đề nghị điều trị cho con/em/cháu Kỹ thuật treo trực tiếp trán□ Kỹ thuật treo gián tiếp dây nhân tạo □ Tôi xác nhận phối hợp chăm sóc tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn điều trị bác sĩ cho con/em/cháu Tôi xác nhận hỏi bác sĩ trả lời thắc mắc bệnh lý con/em/cháu trước tiến hành điểu trị Tôi xác nhận đồng ý cho con/em/cháu tơi tham gia vào nghiên cứu hồn tồn tự nguyện Tôi xác nhận biết lúc tơi ngưng tham gia nghiêu cứu mà không ảnh hưởng đến thái độ chăm sóc y khoa thường ngày con/em/cháu tơi Tơi xác nhận hồn tồn minh mẩn, khơng chịu bắt buộc ký vào giấy cam kết không khiếu kiện sau điều cam kết Bác sĩ điều trị Nguyễn Chí Trung Thế Truyền Bệnh viện Mắt, TP.HCM, ngày tháng năm Chữ ký phụ huynh/đại diện người bệnh 167 PHỤ LỤC PHỤ LỤC MẪU THU THẬP SỐ LIỆU KỸ THUẬT TTT Tên: Tuổi Mã BN: Số lưu trữ: Địa chỉ: Số điện thoại: Ngày nhập viện Ngày mổ: Giới Số Ngày xuất viện: Bệnh sử gia đình: Bệnh sử thân: Thời điểm xuất sụp mi Chấn thương lúc sinh MP MT KHÚC XẠ ( liệt điều tiết) THỊ LỰC( KÍNH) ( KHƠNG KÍNH) Đánh giá tình trạng mi mắt: MP MT MRD1( khơng dùng trán) LF Đánh giá tình trạng ngồi mi: Tư đầu : có khơng MP MT MP MT MP MT Lé Trong phẫu thuật: Thời gian mổ: Vạt trán: Rộng (mm) Độ dài vạt cắt ngắn: (mm) Quặm mi Mi mắt khơng áp nhãn cầu Vị trí mi trên: MRD1 Hậu phẫu ngày 1: MRD1 Độ cong bờ mi Ngấn mí Ngưỡng cung mày Máu tụ Mi mắt không áp nhãn cầu 168 Hậu phẫu tuần MP MT MRD1 Độ cong bờ mi Ngấn mí Ngưỡng cung mày Viêm giác mạc hở mắt Cảm giác vùng trán Máu tụ Nhiễm trùng Hở mi: -

Ngày đăng: 29/05/2018, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w