LỜI CAM ĐOAN
" Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiệnvà không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học tập" Tôi xin cam đoan luận
án: "Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Quakhảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình”, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,không trùng lắp với bất cứ công trình nghiên cứu nào Các số liệu trong luận ánlà trung thực có nguồn gốc rõ ràng Những kết quả nghiên cứu chưa được công bốở bất cứ công trình nào.
Người hướng dẫn Tác giả luận án
PGS.TS Đặng Văn Thắng Nguyễn Văn Phương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUANĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 9
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 9
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 16
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 21
1.3 Thiết kế nghiên cứu 21
1.3.1 Mô hình nghiên cứu 21
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
231.3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
231.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và thang đo 25
1.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
27KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ KINHNGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀINGUYÊN THIÊN NHIÊN 29
2.1 Những vấn đề lý luận chung về khai thác tài nguyên thiên nhiên và thuếtài nguyên .
292.1.1 Tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế bền vững 29
2.1.2 Mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên 35
2.1.3 Cơ sở lý luận, bản chất và những vấn đề chung về thuế tài nguyên 38
2.2 Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên đối với việc khai thác tài nguyênthiên nhiên .
452.2.1 Tính hai mặt của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên 45
2.2.2 Tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 49
2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên 53
2.3 Kinh nghiệm các nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với
Trang 3khai thác tài nguyên thiên nhiên 56
2.3.1 Kinh nghiệm cụ thể một số nước và địa phương 562.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn các nước và địaphương tỉnh 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
Trang 4CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH NINH BÌNH 68
3.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên và quá trình thực hiện chính sách thuếtài nguyên ở tỉnh Ninh Bình 68
3.1.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình 683.1.2 Thể chế liên quan đến thuế tài nguyên và quản lý thuế tài nguyên 73
3.1.3 Khái quát quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên qua các giai đoạn 77
3.2 Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên tỉnh ởNinh Bình 81
3.2.1 Tác động đến điều tiết sản xuất, đảm bảo khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên 81
3.2.2 Tác động đến đóng góp ngân sách nhà nước 893.2.3 Tác động đến thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 92
3.2.4 Tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 124
4.1 Chủ trương và phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 124
4.1.1 Bối cảnh và chủ trương khai thác tài nguyên thiên nhiên 1244.1.2 Phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 128
4.2 Giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 132
4.2.1 Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuếtài nguyên 1324.2.2 Nhóm các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên 139
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 149KẾT LUẬN 150DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 5Nhóm 1 4 doanh nghiệp khai thác than các loại
Nhóm 2 4 doanh nghiệp khai thác nước khoảng, nước phụ vụ sản xuất kinh doanhNhóm 3 12 doanh nghiệp khai thác đất làm gạch
Nhóm 4 5 doanh nghiệp khai thác dất san lấpNhóm 5 22 doanh nghiệp khai thác đá vôi
Trang 6Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến về % tăng thuế suất để dừng tăng sản lượng tàinguyên khai thác 85
Bảng 3.4: Đánh giá sự phù hợp của các loại tài nguyên chịu thuế 86Bảng 3.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân của doanh
nghiệp khai thác than các loại trong 5 năm 2011-2015 88
Bảng 3.6: Tổng hợp số thu thuế tài nguyên từ năm 2011 đến 2015 ở địa bàn tỉnhNinh Bình, Lào Cai, Thanh Hóa 89Bảng 3.7: Kết quả đóng góp NSNN bình quân của 5 doanh nghiệp khai thác đất
san lấp trong 5 năm 2011-2015 91
Bảng 3.8: Đánh giá mức độ tác động của thuế tài nguyên đến cải tiến công nghệ sản
xuất 93
Bảng 3.9: Kết quả tác động đến cải tiến công nghệ sản xuất của 47 doanh nghiệpkhai thác tài nguyên trong 5 năm 2011-2015 94
Bảng 3.10: Kết quả đổi mới tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp khai thácđất làm gạch trong 5 năm 2011-2015 96Bảng 3.11: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến hiệu quả hoạt động
Trang 7sản xuất kinh doanh của doanh
ngiệp 98
Bảng 3.12: Kết quả thu thuế tài nguyên theo đơn vị hành chính ở tỉnh Nnh Bìnhtừ năm 2011 đến 2015 101
Bảng 3.13: Giá một số loại tài nguyên qua các năm ở tỉnh Ninh Bình 104Bảng 3.14: Tổng hợp số thu thuế tài nguyên từ năm 2011 đến 2015 ở địa bàn tỉnh
Ninh Bình 105
Trang 8Bảng 3.15: Đánh giá sự phù hợp hiện nay của các quy định về người nộp thuế 107
Bảng 3.16: Đánh giá sự phù hợp về các loại tài nguyên chịu thuế 109Bảng 3.17: Giá tính thuế một số loại tài nguyên năm 2014 ở một số tỉnh 112Bảng 3.18: Kết quả đánh giá sự phù hợp của quy định sản lượng tài nguyên làm
căn cứ tính thuế hiện nay 113
Bảng 3.19: Đánh giá mức độ đạt được của các yếu tố liên quan đến chính sách thuế tài nguyên
115
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ phù hợp về giá tính thuế tài nguyên hiện nay 118Bảng 3.21: Đánh giá mức độ phù hợp về quy định thuế suất thuế TN hiện nay 119
Bảng 3.22: Tổng hợp ý kiến đề xuất những trường hợp cần được miễn thuế 120Bảng 4.1: Biểu thuế suất đề xuất rút gọn 146
tỉnh Ninh Bình 102
Trang 9MỞ ĐẦU1 Giới thiệu luận án
Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyênthiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình Trên cơ sở các nghiên cứu lýluận về mô hình kinh tế tài nguyên, thuế tài nguyên, các nhân tố ảnh hưởngđến thuế tài nguyên, tác giả phân tích tác động của thuế tài nguyên Đứng trên giácđộ là nhà nghiên cứu độc lập tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính vàđịnh lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tàinguyên, đóng góp cho ngân sách nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và thu nhập của người lao động Từ đó luận án đưa ra phương hướng vàgiải pháp nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tàinguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Luận án gồm 152 trang ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình,kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến công trình
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên và kinh nghiệm thực
tiễn về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Chương 3: Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên
đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2 Lý do lựa chọn đề tài
Sự sống của con người không thể thiếu tài nguyên thiên nhiên, tàinguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xã hội để duy trì và phát triển kinh tế xãhội của mỗi quốc gia Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tàinguyên Tài nguyên là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa,
Trang 10hiện đại hóa; sự giàu có về tài nguyên có thể xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ, thiết bịkhoa học công nghệ hiện đại
Thời kỳ đầu lịch sử loài người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên Phân bốdân cư do vị trí địa lý tự nhiên quyết định, nơi nào có nguồn tài nguyên thiênnhiên phong phú tập trung đông đúc dân cư, tài nguyên thiên nhiên quyết địnhmật độ dân cư Cùng với sự phát triển của tri thức, con người nắm bắt được cácquy luật của tự nhiên và đã có những tác động tới các yếu tố tự nhiên, biếnnhững yếu tố bất lợi thành yếu tố có lợi Sang thời kỳ khoa học và công nghệ pháttriển, sự tác động ngày càng lớn Từ tài nguyên, con người đã sản xuất ra các sảnphẩm, hàng hóa phục vụ cho sự sinh tồn của mình Không có tài nguyên thì khôngtồn tại con người, tài nguyên quyết định sự sinh tồn của con người Điều nàycũng có nghĩa là tài nguyên trở thành một nhân tố quyết định tới sự pháttriển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.
Nhưng ngược lại con người không có ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệnguồn lực tài nguyên thì chính bản thân con người lại hủy hoại môi trường sống củachính mình Điều này có thể thấy rõ ở các nước Châu Phi mặc dù có nhiều nguồn tàinguyên khoáng sản phong phú nhưng lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế,không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình Họ dễ bị chinh phục, khôngphải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc Ngân hàng Chính đồng tiềndo bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa sốngười dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước Thực chất, đằng sau nghịch lý nóitrên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạmdụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học - côngnghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch Sự giàu có quá dễ dàng của họchính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhànước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường gây ra các ngoại ứngtiêu cực khó lường, sự tụt hậu và hủy hoại môi trường sống của con người.
Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào các quốc gia đang sa đàvào việc đào bới tài nguyên của cải dưới lòng đất với hy vọng tạo ra bước độtphá
Trang 11về kinh tế Điều đó đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của giới học giả trong nhiều thập kỷ gần đây.
Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, được thiên nhiên ban tặng Khaithác tài nguyên là lấy đi từ thiên nhiên những nguồn tài nguyên đó Kinh tếcàng phát triển, dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho sự phát triển kinhtế xã hội càng gia tăng, làm cho việc khai thác tài nguyên ngày càng mạnh hơn.Chính điều đó dẫn đến nguy cơ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần dần bịcạn kiệt Không những thế, việc khai thác tài nguyên nếu không được quản lý chặtchẽ sẽ dẫn đến phá hủy môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sinhsống của con người gây hệ lụy ngoại ứng tiêu cực xung quanh Vì vậy, ngày nay việckhai thác tài nguyên đi đôi với các biện pháp bảo vệ tài nguyên trở thành yêu cầuchung của mọi quốc gia Một trong những công cụ quan trọng để vừa khai thác tàinguyên, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên là thuế tài nguyên.
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nước sử dụngthuế như là công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ củamình Không có Nhà nước thì không có thuế và ngược lại nếu không có thuếthì cũng không có Nhà nước Thuế là công cụ kinh tế quan trọng để thực hiệnchức năng quản lý xã hội Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN),thuế tài nguyên (TN) có hai vai trò cơ bản: Một là tạo ra nguồn thu cho ngân sáchnhà nước (NSNN), hai là điều tiết hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiênnhiên Hai vai trò quan trọng này được xác định thông qua chính sách thuế haynói cách khác các căn cứ tính thuế hình thành nên chính sách thuế tài nguyên vàchính sách thuế tài nguyên đã tạo ra nguồn thu cho NSNN và điều tiết hoạt độngkhai thác tài nguyên.
Ở Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng thuế tài nguyên đang đứng trướcyêu cầu là làm sao để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN lại vừa đảm bảo khai tháctiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục được ngoại ứng tiêu cựcdo khai thác TN gây ra, nhất là các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được.Những năm gần đây cho thấy, tình trạng quản lý rừng, quản lý khai thác khoángsản có nhiều yếu kém làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang bị
Trang 12suy giảm
Trang 13một cách nghiêm trọng, phá hủy môi trường gây ra các ngoại ứng tiêu cực Thuế tàinguyên là công cụ kinh tế quan trọng trong các công cụ kinh tế của Nhà nướcđể điều tiết những hạn chế này, đây chính là lý do tác giả chọn thuế TN làm đềtài nghiên cứu Lựa chọn thuế tài nguyên để nghiên cứu tác giả mong muốn đánhgiá được tác động của thuế tài nguyên đối với hành vi khai thác tài nguyên và tácđộng của thuế đến tăng nguồn thu cho NSNN, từ đó để hoàn thiện thuế tàinguyên như thế nào để nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên.
Từ năm 2010 đến nay thuế TN có ba lần thay đổi thuế suất, thuế TN đã có tácđộng tích cực trong việc điều tiết hoạt động khai thác và tăng nguồn thu cho NSNN.Ngoài việc tác động đến bảo vệ môi trường khai thác và phát triển kinh tế xã hội thìthuế tài nguyên có tác động rõ rệt nhất đến khai thác tiết kiệm TN và tăngthu NSNN Câu hỏi đặt ra ở đây là khi ba lần thay đổi mức thuế tài nguyên do thayđổi thuế suất thì thuế TN tác động đến quy mô, khối lượng khai thác như thế nào?
Ninh Bình có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, có trữ lượnglớn, đại diện cho các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc bộ Điển hình là đá vôi, đất sanlấp, đất làm gạch có nhu cầu ngày càng tăng cho các ngành xây dựng cơ sởhạ tầng, đang được các doanh nghiệp khai thác chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả,gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực cho môi trường xung quanh Việc khai thác tàinguyên khoáng sản tại Ninh Bình cũng đang đứng trước thách thức đối với các nhàquản lý Làm thế nào để thuế tài nguyên tác động đến khai thác tài nguyên mộtcách hợp lý, vừa góp phần tăng thu NSNN lại vừa khai thác tiết kiệm TN, đểkhông những sử dụng tài nguyên cho nhu cầu hiện tại, mà còn cho các thể hệ maisau; đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững, lâu dài của tỉnh, đang là yêu cầucấp bách đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Vớinhững lý do này tác giả lựa chọn Ninh Bình làm địa bàn nghiên cứu.
Cho tới nay, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và trên thếgiới có đề cập tới một số vấn đề chung về thuế hoặc đề cập đến từng mặt, từng khíacạnh của thuế tài nguyên Nghiên cứu sự tác động của các loại thuế đến phát triểnkinh tế bền vững và bảo vệ môi trường Nghiên cứu một góc độ nhất định sự tácđộng của
Trang 14thuế tài nguyên đến hành vi khai thác, bảo vệ môi trường và đóng góp nguồnthu cho NSNN Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện tác động của thuếTN đến khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho NSNN Khai thác tiết kiệm tàinguyên ở đây được hiểu là hạn chế khối lượng khai thác và không gây lãng phí tàinguyên trong quá trình khai thác.
Xuất phát từ đó, chủ đề: “Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tàinguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình” được chọn làm đề
tài luận án của tác giả.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đảm bảo thuế tài nguyên có tác động tích cực tới khai thác tiết kiệmtài nguyên, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN; mục tiêu nghiên cứu cụ thể củaluận án là:
Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên thiên nhiên, mô
hình kinh tế TNTN, những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, tiêu chí đánh giátác động của thuế tài nguyên Kinh nghiệm thực tiễn một số nước và địa phươngvề sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên theo hướng vừa đảm bảotiết kiệm tài nguyên, vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN.
Thứ hai: Phân tích tác động của thuế tài nguyên đối với hoạt động khai
thác một số loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để làm cơsở cho việc xây dựng chính sách thuế tài nguyên.
Thứ ba: Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài
nguyên để vừa đảm bảo khai thác tài nguyên một cách tiết kiệm vừa đảm bảo tăngnguồn thu NSNN, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thunhập của người lao động.
4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên
dựa trên những tiêu chí nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thuế tài nguyên?
Trang 15Câu hỏi 3: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh
Bình như thế nào?
Câu hỏi 4: Giải pháp nào cần được đưa ra đối với các chủ thể trong việc nâng
cao tác động tích cực của thuế tài nguyên?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai
thác tài nguyên Từ giác độ nghiên cứu của kinh tế chính trị học; luận án nghiên cứuthuế TN là công cụ quản lý tác động đến khai thác TN với tư cách là hoạt động kinhtế, nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, trong đó Nhà nước là chủsở hữu tài nguyên, doanh nghiệp là người khai thác sử dụng tài nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung đề tài luận án chỉ nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên
đến khai thác tài nguyên tài nguyên thiên nhiên, TNTN cụ thể là tài nguyên khoángsản gồm: Đá vôi, đất làm gạch, đất san lấp, than, nước khoáng Lý do tác giả lựachọn các khoáng sản này là do hiện nay ở địa bàn tỉnh Ninh Bình các doanh nghiệpđang tập chung khai thác các khoáng sản nêu trên Luận án nghiên cứu tác độngcủa thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng thu cho NSNNkhông nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với bảo vệ môi trường thôngqua việc khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra vì đã có phí bảo vệmôi trường đối với khai thác khoáng sản tác động trực tiếp tới bảo vệ môi trường.
Về không gian tác giả lựa chọn ở địa bàn tỉnh Ninh Bình là vì: Ninh Bình có
nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, có trữ lượng lớn, đại diện cho cáctỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ Điển hình là đá vôi, đất san lấp, đất làm gạch cónhu cầu ngày càng tăng cho các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, đang đượccác doanh nghiệp khai thác chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả, gây ra nhiều ngoạiứng tiêu cực cho môi trường xung quanh.
Tác giả lựa chọn địa phương tỉnh Ninh Bình chứ không lựa chọn cả nước đểcó cơ hội đi sâu nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên tới từng loại TN khai thác,nghiên cứu khai thác tiết kiệm TN và đóng góp cho NSNN đối với mỗi loại khác
Trang 16nhau Từ kết quả nghiên cứu từng loại trên địa bàn sẽ là cơ sở đánh giá tác động của thuế tài nguyên tới khai thác tiết kiệm tài nguyên và thu NSNN.
Về thời gian tác giả lựa chọn thông tin, số liệu nghiên cứu đánh giá tác động từ
năm 2011 đến hết 2015 là vì trong khoảng thời gian này có ba lần thay đổi thuếsuất thuế tài nguyên, việc thay đổi thuế suất sẽ là cơ sở để đánh giá tác động củathuế tài nguyên Cũng trong thời gian này thuế TN đã được các cấp chính quyền từTrung ương đến địa phương quan tâm coi là công cụ để quản lý khai thác tiết kiệmtài nguyên Song thực tế hoạt động khai thác vẫn diễn ra sôi động chưa thực sựkhai thác tiết kiệm tài nguyên từ đây tác giả tìm ra những hạn chế về tác độngcủa thuế tài nguyên.
6 Những đóng góp mới của luận án.
Những đóng góp mới về mặt lý luận
- Trên cơ sở mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên, cơ sở lý luận của thuế tàinguyên; Luận án xây dựng khung lý thuyết về tác động của thuế tài nguyênđến khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng thu cho NSNN, nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động.
- Căn cứ vào mô hình nghiên cứu luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá tácđộng của thuế tài nguyên đối với khai thác TN đó là: Tiêu chí định tính và tiêu chíđịnh lượng Dựa vào các tiêu chí này luận án chỉ ra những tác động tích cực và tácđộng tiêu cực của thuế TN đối với hoạt động khai thác tài nguyên.
- Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, hay nói cáchkhác là các nhân tố làm thay đổi sự tác động của thuế TN đối với khai thác tàinguyên theo các chiều hướng khác nhau.
Những đóng góp về mặt thực tiễn.
- Luận án làm rõ tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnhNinh Bình hiện nay, cụ thể là: Tác động tới khối lượng tài nguyên khai thác, tiếtkiệm TN; tác động làm tăng hay giảm nguồn thu NSNN; tới hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp và thu nhập của người lao động Chỉ ra những bất cập trong việcgiải quyết mối quan hệ giữa khai thác tiết kiệm tài nguyên nhưng vừa đảmbảo
Trang 17nguồn thu của NSNN để lựa chọn chinh sách thuế hợp lý.
- Đánh giá tác động của việc tăng thuế suất, giá tính thuế đã làm thay đổi khốilượng tài nguyên khai thác và nguồn thu cho NSNN Khi thuế suất và giá tính thuếtăng trong giới hạn cho phép thì khối lượng tài nguyên khai thác thay đổitheo hướng tích cực; khi tăng giá tính thuế phù hợp với thị trường thì thu NSNNtăng và khi tăng đồng thời cả thuế suất và giá tính thuế thì khối lượng tài nguyêntiết kiệm là bao nhiêu và thu NSNN tăng lên bao nhiêu, để làm cơ sở cho việchoàn thiện chính sách thuế tài nguyên.
- Luận án đề xuất 9 giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên, trongđó có 5 giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế TN; 4 giải phápvề nội dung chính sách thuế Các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa quan hệ giữakhai thác tiết kiệm tài nguyên, vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN nhằm phát triểnbền vững nền kinh tế Việt Nam nói chung, ở tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Trang 18CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNHNGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Những nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyênvề mặt lý thuyết
(1) Năm 2009, Adina Martin, nghiên cứu về tác động của thuế đối với cácquyết định đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hóa Nghiên cứu đã phân tích các yếutố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một doanhnghiệp Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phântích tổng hợp, mô tả đã chỉ ra rằng, các quyết định về chính sách tài khóa ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (DN) Các doanh nghiệpquyết định đầu tư mở rộng sản xuất (SX) khi các chính sách tài khóa giảm Điều nàycũng có nghĩa là khi chính sách thuế khai khoáng nới lỏng mang lại lợi nhuậncho nhà đầu tư thì ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, các nhà đầu tưmở rộng khai thác Ngược lại khi chính sách có nhiều bất lợi thì việc mở rộngđầu tư bị hạn chế Như vậy nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu chung về thuế ảnhhưởng tới đầu tư của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các nhà đầu tư khaithác khoáng sản nói riêng Nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích các chính sáchthuế của Chính phủ để đối chiếu với mức độ đầu tư của các doanh nghiệp từđó đưa ra những nhận định của riêng mình về những tác động của thuế đối với cácnhà đầu tư Phát hiện chính của nghiên cứu là mức thuế thấp doanh nghiệp mởrộng đầu tư, khi Chính phủ đánh thuế cao doanh nghiệp hạn chế đầu tư Nghiêncứu không đi sâu nghiên cứu riêng biệt về thuế tài nguyên.
(2) Năm 2008, Barry C Field, tác giả của của cuốn sách: Kinh tế tài nguyênthiên nhiên Xuất phát từ những yêu cầu trong việc đảm bảo sự cân bằng giữanguồn thu ngân sách và đảm bảo lợi nhuận đầu tư, tác giả đã phân tích các điềukiện để
Trang 19thực hiện một chính sách thuế hợp lý Phân tích những yêu cầu của việc ápdụng chính sách thuế tài nguyên đối với các cơ quan quản lý thuế Theo tácgiả, việc chính quyền tăng thuế tài nguyên trong một chừng mực nhất địnhcũng có thể không làm giảm lượng TN khai thác nhưng có ảnh hưởng đến lợinhuận của người khai thác Theo quan điểm cận biên, hoạt động khai thác vẫn tiếptục tăng cho đến điểm mà chi phí cận biên ngang bằng với giá trị thu nhập trungbình Nói cách khác, khoản thuế này, đã được tính vào phần chi phí nên cho dùkhông kiểm soát trực tiếp đầu vào, số lượng khai thác cũng chỉ dừng ở số lượngmà ở đó cân bằng giữa thu nhập và chi phí cận biên, và như vậy sẽ đạt được mứcđộ hiệu quả cho xã hội.
Tuy nhiên, để áp dụng được một chính sách thuế thực sự hiệu quả, các cơquan có thẩm quyền phải có những số liệu chính xác về chi phí và khoản thu nhậpcủa người khai thác Đây chính là điểm khó khăn, vì việc cung cấp chính xácnhững thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền về thuế chính là từ sự khai báocủa người khai thác tài nguyên Việc này đòi hỏi các cơ quan thuế phải đầu tư kiếnthức trong việc thu thập đủ những thông tin chính xác nhằm xác định mức thuếsuất hiệu quả Như vậy ở đây tác giả đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến thuếTN và phương pháp xác định tương đối mức thuế tài nguyên hợp lý để có ảnhhưởng đến hành vi khai thác.
(3) Năm 1995, Joseph E Stiglitz nghiên cứu về những tác động của thuế.Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lô-gich, tổng hợp hệ thống hóa,phương pháp phân tích dữ liệu định tính để nghiên cứu hệ thống hóa những vấnđề lý luận về thuế nói chung tác động tới quy mô đầu tư của các hãng sản xuất.Phân tích chỉ ra khi Chính phủ điều chỉnh thuế các hãng sản xuất phải điều chỉnhquy mô sản xuất để sao cho đảm bảo sự cần bằng giữa lợi nhuận với chi phí cậnbiên Khi Chính phủ đánh thuế ở mức cao các hãng sản xuất đã tìm mọi giải phápđể hạn chế phát sinh chi phí, hay làm giảm các chi phí khác Nghiên cứu phân tíchsự tác động của thuế tài nguyên tới các hãng khai khoáng Xác định tài nguyên làchi phí đầu vào của quá trình sản xuất và thuế tài nguyên cũng là khoản chi phí củacác hãng, do vậy khoản chi phí về thuế tài nguyên luôn được các hãng quan tâm vàtính toán kỹ lưỡng trong giá thành sản phẩm Phạm vi nghiên cứu ở đây là tổnghợp chung cho các loại thuế
Trang 20về những tác động của nó tới các hãng khai khoáng Trên cơ sở thống kê, phân tíchnghiên cứu đã chỉ ra một số tác động của thuế tài nguyên tới quy mô khai tháccủa các hãng khai khoáng Sự tác động của thuế tài nguyên và các loại thuế khác đãlàm thay đổi sản lượng khai thác một số loại khoáng sản.
1.1.1.2 Những nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyênvề mặt thực nghiệm.
(1) Năm 1993, Robin Boadway và Frank Flatters, nghiên cứu thuế tài nguyênthiên nhiên Nghiên cứu chủ yếu về các nguyên tắc tính thuế tài nguyên và các vấnđề về chính sách liên quan Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phươngpháp định lượng, nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu của 147 công ty trong giai đoạn1990 -
1992 để xác định thuế tài nguyên được hình thành từ hai nguồn: (i) nguồn tàinguyên tái chế và (ii) nguồn tài nguyên không tái chế Nghiên cứu này cũng chỉ rathuế tài nguyên có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhằm phục vụhoạt động của khu vực công Đồng thời cũng đánh giá những tác động của thuếtài nguyên tới các nhà sản xuất Ở giai đoạn thuế tài nguyên điều chinh mức cao thìcác nhà sản xuất đã phải xem xét lại các khoản chi phí và cũng tìm cách để giữđược lợi nhuận ổn định Nghiên cứu đã phát hiện thuế tài nguyên có vai trò quantrọng trong việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khi chính phủ điềuchỉnh thuế tài nguyên ở mức cao thì có tác động tới việc cắt giảm các khoản chi phíkhác của nhà sản xuất Nghiên cứu chưa tổng hợp lý luận và thực tiễn về tất cả cáctác động tích cực và tiêu cực của thuế tài nguyên đối với các nhà sản xuất.
(2) Năm 2012, Frauke Eckermann và các cộng sự, nghiên cứu về thuế tàinguyên và hiệu quả của tài nguyên trong chuỗi giá trị của tài nguyên khoáng sản.Nghiên cứu đã khảo sát đối với 254 nhân viên chính quyền và 260 nhà đầu tư khaikhoáng Với số liệu thu thập được nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tíchdữ liệu định tính và phân tích định lượng Kết quả cho thấy có ba loại thuế tàinguyên mà khu vực tư nhân phải nộp cho ngân sách nhà nước Cụ thể như sau:(i) Thuế khai thác tài nguyên (thuế đánh vào tài nguyên tại các điểm khai thác), (ii)thuế nguyên liệu đầu vào (thuế đánh vào tài nguyên khi họ tham gia vào sản xuất),(iii) thuế tiêu thụ (thuế đánh vào tài nguyên thể hiện trong một sản phẩm cuối cùnghoặc
Trang 21trên một sản phẩm cuối cùng tài nguyên nhạy cảm) Nghiên cứu này chỉ ra rằng giácả hàng hóa trên thị trường tăng hay giảm không phải chỉ bởi sự chi phối từ sự khanhiếm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất mà còn bởi mức thuế tài nguyênáp dụng trên hàng hóa đó Chính vì vậy, thuế tài nguyên ngoài những tác động trựctiếp đến giá hàng hóa, thuế tài nguyên còn ảnh hưởng đến hành vi hoạt động củacác tổ chức kinh tế Thu thuế tài nguyên còn đóng góp cho việc cải tạo môi trường,bởi lẽ khai thác tài nguyên chỉ mang lại ngoại ứng tiêu cực là hủy hoại môitrường làm ảnh hưởng tới các hoạt động xung quanh nơi khai thác Chính vì lý dođó mà nhiều quốc gia phát triển đánh thuế rất thấp đối với nguồn đầu vào cho sảnxuất tái chế được Nghiên cứu này cũng đưa ra các đề xuất thuế tài nguyên như làmột công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết các hành vi khai thác sử dụng tàinguyên ở các nước thuộc liên minh Châu Âu Nghiên cứu đã phát hiện thuế tàinguyên ngoài việc tác động đến các hãng khai khoáng nó còn tác động đến giá cảhàng hóa sản xuất từ tài nguyên Nhưng điều tiết khai thác như thế nào là phù hợpđể có tác động tích cực thì nghiên cứu chưa chỉ rõ và chưa đưa ra lý luận cũng nhưcác căn cứ thực tiễn để xác định mức thuế tài nguyên hợp lý.
(3) Năm 2011, Paula Casal, nghiên cứu về thuế tài nguyên thiên nhiêntoàn cầu Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu điều tra năm 2010 của các cơ quan Tàichính công của Chính phủ Tây Ban Nha để đưa ra các đánh giá về thuế tài nguyênthiên nhiên toàn cầu Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế TN ngoài việc tạo nguồn thucho Chính phủ nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục môi trườngkhai thác, làm hạn chế những tác động sấu sau quá trình khai thác của các mỏ.Khai thác tài nguyên hầu như chỉ mang lại ngoại ứng tiêu cực, nó làm ảnh hưởng tớihiệu quả kinh doanh của DN khác mà không được tính trong giá thành sản phẩm.Chính vì thế không phải chỉ đơn lẻ từng quốc gia quan tâm đến bảo vệ môi trườngnhờ công cụ thuế tài nguyên thiên nhiên, mà đòi hỏi tất cả các nước trên toàn cầuđều phải sử dụng công cụ thuế để điều tiết hoạt động khai thác của các nhà đầu tưnhằm hạn chế thấp nhất những tác động sấu đến môi trường Thậm chí Chính phủphải dừng khai thác đối với một số mỏ có tác động đến môi trường trên diệnrộng Sử dụng nguồn thu từ thuế tài nguyên để khắc phục tác hại do khai thác TNgây ra Phát hiện chính
Trang 22của nghiên cứu là thuế tài nguyên có tác động đến nguồn thu của Chính phủ và tácđộng đến môi trường toàn cầu Nghiên cứu chưa đưa ra các tiêu chí đánh giátác động của thuế tài nguyên; phân tích tác động của thuế tài nguyên đến khốilượng tài nguyên khai thác và mức thuế tài nguyên như thế nào là phù hợp.
(4) Năm 2010, John Freebairn and John Quiggin, có nghiên cứu thuế đặc biệtcủa ngành khai thác mỏ ở Australia Nghiên cứu đã tìm hiểu thuế khai thác mỏtừ
34 quốc gia trên thế giới và lấy dữ liệu từ hơn 200 nhà đầu tư khai khoángở Australia trong giai đoạn từ 2004 - 2008 Nghiên cứu sử dụng phương phápphân tích tổng hợp, phân tích định tính và phân tích định lượng, mô tả, thống kê Họcho rằng thuế đặc biệt đánh vào các loại tài nguyên khai thác đó chính là thuế khaithác tài nguyên và thuế môi trường khai thác Nghiên cứu đã chỉ ra khai thác tàinguyên xuất hiện các ngoại ứng tiêu cực khó lường cần phải có nguồn thu để giảiquyết các ngoại ứng tiêu cực sảy ra, đó chính là thuế đặc biệt đánh vào khai thác tàinguyên Như vậy để bảo vệ môi trường khai khoáng Chính phủ có hai nguồn thu làthuế tài nguyên và thuế xả thải bảo vệ môi trường Nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứucác loại TN đưa vào để tính thuế, song cũng chỉ ra một số loại tài nguyên cần khuyếnkhích khai thác và được hưởng chế độ miễn giảm thuế Ngoài ra nghiên cứucũng đánh giá ảnh hưởng hai loại thuế này tới hoạt động của ngành khai khoáng.Họ cho rằng nếu Chính phủ đưa ra mức thuế quá thấp sẽ làm gia tăng hoạt độngkhai thác và hủy hoại môi trường nơi khai thác Do vậy cần phải phân quyền mạnhcho chính quyền địa phương trong việc quy định thuế suất để chính quyền địaphương sử dụng công cụ thuế điều tiết khai thác Nghiên cứu rút ra thuế đặc biệttrong ngành khai khoáng có tác động mạnh tới bảo vệ môi trường, khắc phụcđược ngoại ứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra và đem lại nguồn thu choChính phủ Việc phân cấp cho chính quyền địa phương sẽ làm gia tăng tác độngcủa loại thuế này Nghiên cứu chưa phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởngđến thuế tài nguyên cũng như tính toán mức thuế hợp lý phải dựa vào những căncứ nào.
(5) Năm 2012, Bộ Tài chính Na Uy, công trình nghiên cứu về đánh thuế cácnguồn tài nguyên thiên nhiên: Các nguyên tắc cơ bản và kinh nghiệm của Na Uy.
Trang 23Để có kết quả đánh giá nghiên cứu sử dụng hơn 200 cuộc điều tra từ các hãngkhai
Trang 24thác tài nguyên và hơn 200 cuộc thăm dò ý kiến từ cơ quan quản lý tài nguyênvà Tài chính công Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả tài nguyên khai thác phảiđược Chính phủ quản lý Việc đánh thuế dựa trên nguyên tắc sản lượng khaithác, lợi nhuận hoặc giá bán, nghĩa là nguyên tắc đánh thuế áp dụng linh hoạt.Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ chế quản lý tài nguyên của chính quyền địa phươngảnh hưởng lớn tới nguồn thu cho ngân sách quốc gia Thuế tài nguyên được xemnhư một công cụ của chính quyền địa phương để điều chỉnh hành vi khai thác.Nghiên cứu cũng chỉ ra khi mức thuế giữ ở mức cân đối giữa lợi nhuận của nhà đầutư và đóng góp cho ngân sách nó sẽ tác động tốt tới phát triển kinh tế hiện tạivà sau này Phát hiện chính của nghiên cứu là tìm thấy một số nhân tố ảnh hưởngđến thuế tài nguyên; rút ra vai trò của thuế tài nguyên trong việc điều chỉnhhành vi khai thác thông qua chính quyền địa phương sẽ có hiệu quả tốt nhất.Nghiên cứu chưa tổng hợp được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyêncũng như vai trò của thuế tài nguyên điều tiết hành vi khai thác như thế nào.
(6) Năm 2000, James M Otto, nghiên cứu về thuế khai thác mỏ ở các nướcđang phát triển Nghiên cứu của ông tương đối rộng, ông đã điều tra lấy dữ liệutừ
255 nhân viên Chính phủ và 264 nhà đầu tư khai thác khoáng sản Nghiên cứu phântích dự liệu định tính và định lượng, tổng hợp kết quả nghiên cứu ông đã chỉra Chính phủ sử dụng thuế để đáp ứng hai mục tiêu chính: nâng cao nguồn thucho ngân sách và để hướng dẫn đối tượng nộp thuế Trên một nghĩa nào đó thì đâycũng chính là tác động của thuế tài nguyên mà chủ đề luận án này sẽ đề cập đến.
Về nâng cao nguồn thu cho Ngân sách, James M Otto cho rằng, vấn đề quantrọng của chính sách thuế trong điều kiện đáp ứng các mục tiêu nâng cao nguồnthu là làm thế nào để có mức thuế phù hợp cho việc khai thác tài nguyên đảm bảođược nguồn thu Ngân sách Bởi lẽ, nếu thuế quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của nhàđầu tư giảm sút, giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư Mặt khác, trên địa bànmột địa phương, nếu thuế quá cao, nhà đầu tư có thể chuyển đi nơi khác để tìmnơi đầu tư có lợi cho họ Nhưng nếu thuế quá thấp, Chính phủ có thể bị giảmnguồn tài chính cho ngân sách.
Trang 25Quan điểm phát triển đi đôi với việc bảo tồn tài nguyên, khoảng sản như mộttrọng tâm của phát triển bền vững Nghiên cứu chỉ ra có một số quan điểm chorằng sự phát triển với tốc độ chậm hơn sẽ sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyênthiên nhiên, điều đó sẽ góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tươnglai Vì thế, nên áp dụng thuế tài nguyên cao để giảm bớt tốc độ khai thác tàinguyên, đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ mai sau Trong khi đó, lại có nhữngngười cho rằng, cần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội, do đó mà phải tăngcường khai thác TN và trong trường hợp này họ chủ trương nên giảm thuế tàinguyên.
Tuy vậy, hầu hết các Chính phủ cố gắng để cân bằng giữa nguồn thu ngânsách và lợi nhuận của nhà đâu tư, thực hiện một hệ thống "cân bằng và cânbằng" Đến nay vẫn chưa ai có thể xác định được một hệ thống cân bằng và hợplý Theo ông, có một cách khác là để xem xét vấn đề này là nên đặt quan điểmlựa chọn trong hệ thống tài chính là cạnh tranh, tức là sử dụng thị trường như làmột tín hiệu để xác định tính "cân bằng" giữa nguồn thu ngân sách và lợi nhuận đầutư Hiện nay trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, các công ty đa quốc gia có nhiềucơ hội để lựa chọn Thông thường, những nước có thuế thấp thường được cácnhà đầu tư quốc tế ưa thích hơn so với các nước có thuế cao Vì thế, cần phảiso sánh hệ thống tài chính giữa các quốc gia để tính toán tổng hiệu quả của loạithuế tài nguyên vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa đảm bảo lợi nhuận của nhàđầu tư.
Theo James M Otto, không những đảm bảo nguồn thu ngân sách, thuếtài nguyên còn có tác động đến hướng dẫn hành vi người nộp thuế Chính phủ cónhiều cách để ảnh hưởng đến hành vi của các công ty Cách trực tiếp nhất làthông qua "lệnh và kiểm soát" cơ chế như một nghĩa vụ để thực hiện một hànhđộng nhất định yêu cầu của pháp luật, để đáp ứng một tiêu chuẩn bắt buộc, hoặccấm đoán một hoạt động nào đó Một cách khác để hành vi ảnh hưởng là sử dụngcông cụ thuế như một sự khuyến khích để hành xử một cách ưa thích của Chínhphủ Ví dụ, để khuyến khích các nhà đầu tư trong quá trình khai thác mỏ có tháiđộ thân thiện môi trường hơn, tín dụng thuế có thể được cấp bởi Chính phủ choviệc lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, hoặc một mức thuế cao có thể được áp
Trang 26dụng đối với việc xả nước thải độc hại Phát hiện chính của ông là Chính phủ sử dụngcông cụ thuế tài nguyên như là
Trang 27đòn bẩy để hạn chế hay khuyến khích khai thác đồng thời cũng coi thuế tài nguyênlà công cụ để điều tiết nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ môi trường khai thác,khắc phục ngoại ứng tiêu cực Như vậy nghiên cứu của James M Otto gần với nghiêncứu của luận án, tuy nhiên nghiên cứu chưa làm rõ những vấn đề lý luận cũng nhưnhững căn cứ để xây dựng một mức thuế tài nguyên phù hợp mà chỉ dừng lại phântích một số tác động của thuế tài nguyên ở góc độ nguồn thu, mức độ đầu tư và môitrường.
Phát hiện chính của các công trình nghiên cứu trên thế giới đó là:
Mức thuế thấp doanh nghiệp mở rộng đầu tư, khi Chính phủ đánh thuế caodoanh nghiệp hạn chế đầu tư; thuế tài nguyên như là đòn bẩy để hạn chếhay khuyến khích khai thác Trên cơ sở một số nhân tố ảnh hưởng đến thuếTN và phương pháp xác định tương đối mức thuế tài nguyên hợp lý; các nghiêncứu đã chỉ ra một số kết quả tác động của thuế tài nguyên tới quy mô khai tháccủa các hãng khai khoáng Đồng thời nghiên cứu đã phát hiện thuế TN có vaitrò quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khi Chínhphủ điều chỉnh thuế tài nguyên ở mức cao thì có tác động tới việc cắt giảm cáckhoản chi phí khác của nhà sản xuất Ngoài tác động đến nguồn thu ngân sách, thuếtài nguyên có tác động mạnh tới bảo vệ môi trường, khắc phục được ngoại ứngtiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra.
Những vấn đề mà các nghiên cứu chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ:
Các nghiên cứu chưa tổng hợp lý luận và thực tiễn về thuế tài nguyên đối vớihành vi khai thác Chưa phân tích đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tàinguyên và các tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên Việc tính toánmức thuế tài nguyên hợp lý cần dựa vào căn cứ nào cũng chưa có cơ sở Thuế tàinguyên tác động đến khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng nguồn thu ngân sáchchưa được làm rõ.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Những nghiên cứu về thuế tài nguyên ở Việt Nam chưa nhiều; mặc dù thuế tàinguyên ra đời rất sớm nhưng mãi tới năm 1990 mới ban hành dưới dạng Pháp lệnh,ngày 25/11/2009, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thứcban hành Luật thuế tài nguyên Đây là căn cứ pháp lý thực thi chính sách thuếtài
Trang 28nguyên ở nước ta Trong lĩnh vực nghiên cứu, đến nay những công trình nghiên cứu trong nước liên quan có một số công trình sau:
(1) Luận án tiến sỹ của tác giả Tạ Văn Nam năm 2016, tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài "Thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnhVĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế" Luận án đã nghiên cứu phân tích bổ sung các
vấn đề lý luận chung về thuế và vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế xã hộiở địa phương tỉnh.
Tác giả điều tra khảo sát gần 200 cán bộ quản lý tài chính các cấp tỉnh; huyện,thị xã, thành phố; xã, phường và trên 50 doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Dựa vàokết quả điều tra tác giả rút ra vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế xã hội tronggiai đoạn từ 2010-2014 ở tỉnh Vĩnh Phúc Thuế đã có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn; đápứng được yêu cầu chi của tỉnh và điều phối về cho NSNN Trung ương Luận án chỉ rõnhững mặt tích cực và những tồn tại hạn chế ảnh hưởng đến vai trò của thuế đốivới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đánh giá tác động của thuế nói chung đếnviệc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có thuế tài nguyên, từ đó tác giảđưa ra quan điểm và giải pháp trước mắt và lâu dài, nhằm phát huy vai trò của thuếđối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế.
Phát hiện chính của nghiên cứu đó là: Thấy được vai trò của thuế, những tácđộng của thuế đối với phát triển kinh tế xã hội, chỉ ra được những mặt tích cực cũngnhư hạn chế của cơ chế chính sách thuế hiện nay trong phát triển kinh tế xã hội Tácgiả không đi sâu nghiên cứu riêng biệt về thuế tài nguyên, chưa có những đánhgiá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thucho ngân sách nhà nước.
(2) Luận văn thạc sỹ kinh tế, của Nguyễn Văn Phương năm 2010, tại Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyênở Việt Nam (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)” Nghiên cứu của tác giả đề cập đến các
vấn đề lý luận chung về thuế Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thuế tàinguyên từ góc độ lý luận và thực tiễn như: Vai trò của thuế tài nguyên, các nội dunghoàn thiện chính sách thuế, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách,sự cần
Trang 29thiết phải hoàn thiện chính sách, kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế tàinguyên ở một số nước trên thế giới Những nội dung có liên quan đến người nộpthuế, đối tượng tài nguyên chịu thuế, căn cứ để tính thuế, căn cứ xác định giá tínhthuế, thuế suất, các trường hợp được miễn giảm thuế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu dựa vào số liệu thu thuế tài nguyên từ cơ quan thuế NinhBình trong giai đoạn 2005 - 2009 và các chính sách thuế hiện hành, để phân tích,đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở Ninh Bình Xuất phát từ mụcđích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Nghiên cứu đã chỉ rõ những thành công,hạn chế trong quá trình hoàn thiện chính sách, chỉ ra những nguyên nhân củanhững hạn chế đó Từ đó luận văn đưa ra các phương hướng và giải pháp hoànthiện chính sách thuế tài nguyên Phát hiện của nghiên cứu là tổng hợp được cácnhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên; đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên Nghiên cứu chưa đánh giá nhữngtác động của thuế tài nguyên đến hoạt động khai thác tiết kiệm tài nguyên; tácđộng đến thu ngân sách nhà nước và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khiđưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên chưa có những căncứ khoa học về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
(3) Luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Văn Cương năm 2012, tại Trường Đại học
Luật Hà Nội với đề tài “ Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở ViệtNam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” Đề tài của tác giả đã nghiên cứu những
vấn đề chung về quản lý các sắc thuế khác nhau, những vấn đề lý luận và thực tiễntrong thực thi Pháp luật Quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường.
Tác giả đã lập 225 phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý thuế và doanh nghiệp;một số cuộc phỏng vấn cán bộ quản lý trong ngành Tài chính Căn cứ kết quả điềutra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp và các số liệu thống kê từ cơ quan Quản lýthuế, Tài chính, tác giả phân tích đánh giá những tác động của thuế đối với nền kinhtế thị trường hiện nay Nghiên cứu phân tích hai khía cạnh một là tác động từchính cơ quan quản lý thuế và các cơ quan liên quan, hai là tác động từ các chínhsách thuế hiện hành tới nền kinh tế thị trường hiện nay Từ những hạn chế trongquản lý thuế,
Trang 30cơ chế chính sách hiện nay tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường.
Phát hiện chính của nghiên cứu là thấy được những hạn chế của cơ chế chínhsách thuế hiện nay đối nền kinh tế thị trường (trong đó có cả thuế tài nguyên); từđó nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục cơ chế chính sách Tác giả chưa đi sâuphân tích tác động thuế tài nguyên đối với việc khai thác tài nguyên thiênnhiên, cũng chưa đưa ra những căn cứ về mặt lý luận cũng như thực tiễn về tácđộng của thuế tài nguyên.
(4) Bài viết, của Quang Chung năm 2009, đăng trên Thời Báo kinh tế Sài Gòn,
Thành Phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Tài nguyên khoáng sản và thuế” Tác giả đã
đi sâu phân tích những bất cập của chính sách thuế TN, có nhiều lỗ hổng về chínhsách, đặc biệt là vấn đề thuế suất chưa hợp lý dẫn đến tình trạng khai tháctài nguyên bừa bãi không tiết kiệm, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Bài viếtcũng chỉ rõ chính sách thuế tài nguyên hiện tại chưa thực sự là công cụ hữu hiệucủa Nhà nước để bảo vệ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt Nghiên cứu đã phát hiệnthuế tài nguyên là công cụ của Nhà nước để điều tiết khai thác tiết kiệm tài nguyênvà kiểm soát môi trường khai thác Nghiên cứu dừng lại ở góc độ nêu vấn đề, phântích một số vấn đề liên quan tới thuế tài nguyên chưa nghiên cứu các vấn đề lýluận, thực tiễn và những tác động của thuế tài nguyên.
(5) Luận án tiến sĩ, của Ngô Văn Khương năm 2016, tại Học viện Tài chính
Hà Nội, đề tài nghiên cứu "Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bền vữngở Việt Nam" Nghiên cứu đã lập hơn 200 phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý tài
chính ở ba cấp Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, huyệnthành phố, thị xã về đánh giá chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bềnvững.
Nghiên cứu chỉ ra nội hàm của phát triển kinh tế bền vững, làm sáng tỏ sự tácđộng của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững, như: tác độngcủa chính sách thuế đến hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, định hướng cho quá trìnhsản xuất và tiêu dùng, định hướng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển đồngthời góp phần định hướng cho việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
Trang 31nguyên và
Trang 32bảo vệ môi trường Do khai thác tài nguyên luôn gây ra ngoại ứng tiêu cực do vậythuế tài nguyên chính là công cụ để khắc phục tiêu cực này Nghiên cứu chỉ ra vaitrò của thuế tài nguyên đối với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa và phân tích chi tiết về chính sách thuế và các sắcthuế tác động đến phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam, làm rõ những ưu điểm,những hạn chế và các tác động cụ thể cũng như vai trò quan trọng của chínhsách thuế đối với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
Phát hiện chính của nghiên cứu là đánh giá được tác động của thuế đốivới phát triển kinh tế bền vững trong đó có vai trò của thuế TN đối với phát triểnbền vững, đặc biệt là vai trò khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thácgây ra Những tác động của thuế đối với định hướng phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Tuy nhiên tác giả luận án chưa đi sâu phân tích những tácđộng của thuế TN đối với khai thác tài nguyên; tác giả cũng chưa đề cập đến nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn để phát huy tác động tích cực của thuế tài nguyên trongviệc khai thác tài nguyên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã nghiên cứunhững vấn đề chung nhất về các loại thuế, trong đó có những nghiên cứu đề cậpcụ thể về thuế tài nguyên Các nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của các loại thuếtrong nền kinh tế thị trường Những hạn chế của cơ chế chính sách thuế hiện naybao hàm cả thuế tài nguyên cũng còn nhiều hạn chế đối với phát triển kinh tế thịtrường Các nghiên đã đề xuất cần xây dựng mức thuế hợp lý để tác động tíchcực tới việc bảo vệ môi trường và tạo ra quỹ bảo vệ môi trường để khắc phục ngoạiứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra Một số nghiên cứu tổng hợp đượccác nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên; đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên Có nghiên cứu phân tíchthuế tài nguyên là công cụ của Nhà nước để điều tiết khai thác tiết kiệm tài nguyênvà kiểm soát môi trường khai thác Có nghiên cứu đánh giá được tác động của thuếđối với phát triển kinh tế bền vững trong đó có vai trò của thuế tài nguyên đối vớiphát triển bền vững; và những tác động của thuế đối với định hướng phát triểnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 33Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về tácđộng của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;đánh giá những tác động của thuế tài nguyên dựa vào những tiêu chí nào và các giảipháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên Đây cũng chính là những nội dungmà luận án đề cập nghiên cứu.
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu toàn diện sự tác độngcủa thuế tài nguyên tới việc khai thác tài nguyên một cách hệ thống Vấn đề xácđịnh thuế tài nguyên như thế nào để có tác động tích cực đến việc khai thác tàinguyên vừa đáp ứng yêu cầu khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước vừađảm bảo nguồn thu của NSNN, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của ngườilao động, vẫn chưa thật sự có luận cứ khoa học vững chắc Chính vì thế, những vấnđề cần phải nghiên cứu của luận án là:
- Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm TNvà thu NSNN bao hàm những nội dung gì.
- Các nhân tố: Luật pháp liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, tổ chứcquản lý thuế tài nguyên của Nhà nước, nhận thức của người khai thác ảnhhưởng đến thuế tài nguyên như thế nào.
- Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm TN và sảnlượng khai thác; đóng góp cho NSNN; hiệu quả kinh doanh của DN; thu nhập củangười lao động; để làm cơ sở thiết lập chính sách thuế tài nguyên theo hướngtác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăngnguồn thu ngân sách nhà nước.
1.3 Thiết kế nghiên cứu
1.3.1 Mô hình nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thiết kế dựa trên cơ sở các mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất: Xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của thuế TN đến hoạt động
khai thác, thông qua hai tiêu chí là: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Trang 34Thứ hai: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên như: Pháp luật
liên quan; cơ chế chính sách thuế tài nguyên; tổ chức quản lý thuế tài nguyêncủa Nhà nước; ứng xử của người khai thác tài nguyên Trong đó nhân tố cơ chếchính sách thuế tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất.
Thứ ba, Phân tích tác động của thuế tài nguyên, hay nói cách khác phân
tích các kết quả tác động của thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình, được thể hiệnở các thước đo sau:
- Về khối lượng tài nguyên khai thác được đo bằng tấn, hoặc m3.
- Về đóng góp vào ngân sách nhà nước được đo bằng số tiền nộp thuế
của người khai thác tài nguyên qua các năm.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng lợi nhuận,- Về thu nhập của người lao động của các doanh nghiệp khai thác, đo bằng
tốc độ tăng trưởng tiền lương hàng năm.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu trên đây được mô hình hóa như trình bày tại
bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên
Khối lượng tài nguyên khai thác
Đónggóp cho
Hiệu quảSXKD
Thu nhậpcủa người
lao động
Các giảipháptăngcường tác
động củathuế tài
nguyênKết quả tác động của thuế tài nguyên
Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên
Luật pháp liênquan, chính sách
thuế tài nguyên
Tổ chức quản lýthuế tài nguyêncủa Nhà nước
Ứng xử của ngườikhai tháctài nguyên
Trang 351.3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là: Chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu chung của luận án là: Nghiên cứu tài liệu, phươngpháp trìu tượng hóa, lô-gich-lịch sử, phân tích- tổng hợp, hệ thống hóa, mô hìnhhóa và thống kê; qua đó phân tích tác động tới khối lượng tài nguyên khai thác tiếtkiệm được và khả năng đóng góp tài chính cho ngân sách nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài luận án kết hợp sử dụng phươngpháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Về sử dụng các tài liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng các tài liệu thứ cấp thu thập
được từ các cơ quan quản lý thuế, các doanh nghiệp khai thác tài nguyên,các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoàinước Trên cơ sở đó, kết hợp với bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thếgiới và địa phương luận án xây dựng khung nghiên cứu cho luận án và sử dụngkhung nghiên cứu cho tất cả các chương phân tích tác động và giải pháp, đảmbảo tính lô gich của luận án.
Về sử dụng tài liệu sơ cấp Để thu thập tài liệu sơ cấp, luận án tiến hành
điều tra, khảo sát từ 47 doanh nghiệp khai thác khoáng sản và 185 cán bộ quảnlý cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã phường để thu thập các tài liệu có liên quan,lượng hóa các nhận định, đánh giá về kết quả tác động của thuế tài nguyên như:Khối lượng tài nguyên tiết kiệm được, đóng góp cho NSNN, hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động trong cácdoanh nghiệp khai thác tài nguyên.
1.3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập số liệu từ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Lào cai: Để có được
các tài liệu về số thuế tài nguyên nộp NSNN, tổng thu ngân sách nhà nước hàngnăm của cả tỉnh giai đoạn 2011-2015 Kết quả khai thác của các doanhnghiệp của tỉnh Ninh Bình (khối lượng tài nguyên khai thác), số thuế tài nguyênnộp ngân sách nhà nước hàng năm của từng doanh nghiệp khai thác tronggiai đoạn 2011-2015.
Trang 36- Thu thập số liệu từ doanh nghiệp Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 70
doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản các loại Luận án thu thập thôngtin số liệu từ 47 doanh nghiệp kể từ nguồn lực, đến kết quả khai thác và đóng gópcho ngân sách nhà nước từ năm 2011 đến hết 2015, có đối chiếu số liệu báo cáo tạicơ quan thuế.
- Về phương pháp chọn mẫu
Đối với cán bộ quản lý: Trong số 185 phiếu điều tra, lựa chọn 70% cán bộ
ngành thuế tương ứng là 129 phiếu, 15% cán bộ ngành Tài chính tương ứng là 28phiếu, 15% cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường tương ứng là 28 phiếu.
Lý do chọn mẫu nêu trên: Ngành thuế chọn nhiều là vì cán bộ ngành Thuếlà những người thực thi chính sách thuế TN, nắm rõ những tồn tại và hạn chế củachính sách thuế Chọn mẫu cán bộ ngành Tài chính, Tài nguyên và Môi trường vì đâylà những ngành liên quan trực tiếp tới công tác quản lý thu thuế TN của địa phương,để có đánh giá khách quan về công tác quản lý thu của ngành thuế Số lượng mẫu íthơn vì cán bộ hai ngành này am hiểu về Luật thuế tài nguyên hạn chế hơn cán bộThuế.
Số lượng mẫu ở ba cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn chọn nhưsau: Cấp tỉnh chọn 46%; cấp huyện, thành phố, chọn 32%; cấp xã, phường, thị trấnchọn 22%; các tỷ lệ này được chọn ở cả ba ngành quản lý Tác giả lựa chọn tỷ lệnày là do cán bộ cấp tỉnh am hiểu nhều hơn về chính sách thuế TN cũng nhưcó những đánh giá chung cho toàn tỉnh về công tác quản lý Sở dĩ tác giả lựa chọncấp huyện và xã vì đây là hai cấp cơ sở có tổ chức thực hiện chính sách thuếTN có nhiều kinh nghiệm quản lý thực tiễn, để đánh giá khách quan có độ tin cậycao về những tác động của thuế tài nguyên (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Đối với doanh nghiệp tác giả lựa chọn 22 doanh nghiệp khai thác đá vôi trên
tổng số 25 doanh nghiệp; 12 doanh nghiệp khai thác đất làm gạch trên tổng số23
DN; 5 doanh nghiệp khai thác đất san lấp trên tổng số 13 doanh nghiệp; 4 doanhnghiệp khai thác than các loại trên tổng số 4 doanh nghiệp; 4 doanh nghiệpkhai thác nước khoáng trên tổng số 5 doanh nghiệp Mẫu được chọn ở cả doanhnghiệp lớn, trung bình và nhỏ; do số lượng doanh nghiệp khai thác trên địa bàn ít
Trang 37nên mẫu được chọn tới 67% doanh nghiệp đang hoạt động khai thác Mẫu đượcchọn ở hầu
Trang 38hết các lĩnh vực khai thác tài nguyên nhằm đánh giá khách quan về những tác độngcủa thuế TN đối với hoạt động khai thác tiết kiệm tài nguyên ở địa bàn tỉnh NinhBình (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
- Về phiếu điều tra:
Điều tra bằng phiếu hỏi 185 đối tượng là cán bộ quản lý Nhà nước các cấp:Cấp tỉnh 85 phiếu; huyện, thành phố 60 phiếu; xã, phường 40 phiếu có liênquan đến quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản và 47 phiếu tại các DN khai tháctài nguyên khoáng sản Phiếu điều tra tác giả lập bảng hỏi cả cán bộ quản lý vàngười khai thác nhằm thu được kết quả khảo sát khách quan cho việc đánh giátác động của thuế tài nguyên Chẳng hạn hỏi doanh nghiệp về tính tiết kiệm TN khikhai thác tác giả dự kiến sẽ thu được kết quả khách quan, có độ tin cậy cao vìvấn đề này đang được doanh nghiệp quan tâm Đây cũng là mục tiêu cắt giảm chiphi phí khai thác của doanh nghiệp.
Nội dung các phiếu điều tra phản ánh: Kết quả khối lượng khai thác tài
nguyên và nộp NSNN từ năm 2011-2015; đánh giá về những thành tựu và hạnchế của thuế tài nguyên cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trườngluật pháp, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế tài nguyên và nhận thức của ngườikhai thác tài nguyên.
Trên cơ sở kết quả các phiếu điều tra khảo sát sẽ được phân tích, tổng hợpcác kết quả tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên.
1.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và thang đo
Từ khung nghiên cứu, tác giả xây dựng hai chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu:
Thứ nhất: Các chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên đối vớikhai thác tài nguyên như: Hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tàinguyên, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nhân thức, ứng xử của người khaithác tài nguyên.
Các chỉ tiêu nghiên cứu loại này được sử dụng thang đo định danh(hoặc thang đo phân loại) để đánh giá mức độ phù hợp, mức độ đồng bộ, mứcđộ đầy đủ của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, năng lựccán bộ và trình độ nhân thức của người khai thác tài nguyên.
Trang 39Các chỉ tiêu và thang đo đầu vào (Nhân tố ảnh hưởng)
trong đó 5 là tốt nhất1 Mức độ đầy đủ, phù hợp, đồng bộ, của hệ thống luật
pháp đảm bảo khai thác TN vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo nguồn thu NSNN
2 Mức độ phù hợp của chính sách thuế (người nộp thuế,đối tượng chịu thuế; căn cứ tính thuế; miễn giảm thuế TN).3 Tính đồng bộ, hợp lý trong tổ chức khai thác tài nguyên4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thuế tài nguyên5 Trình độ nhận thức của người khai thác tài nguyên
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án
Thứ hai, các chỉ tiêu và thang đo kết quả tác động của thuế tài nguyênnhư: Sự đóng góp của thuế tài nguyên cho nguồn thu NSNN, tác động đến khối
lượng tài nguyên khai thác (quy mô khai thác), hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và thu nhập của người lao động.
Các chỉ tiêu và thang đo kết quả tác động
1 Về khối lượng
1.1 Tổng số đá khai thác Đơn vị Tấn1.2 Tổng số nước ngầm khai thác Đơn vị: m3
4.Thu nhập người lao động Triệu Đồng
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án
Trang 401.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Xử lý dự liệu và phân tích dự liệu là khâu quan trọng của quá trình nghiên cứuluận án Dữ liệu thu thập về sẽ được nhập vào các file dữ liệu và được xử lý bằngphần mềm SPSS và phần mềm EXCEL Căn cứ vào các dữ liệu đã được xử lý ở cácphần mềm tác giả tiến hành phân tích tác động của thuế tài nguyên dựa vào haiphương pháp là: Phân tích định tính và phân tích định lượng.
Thứ nhất về phân tích định tính: Đối với các số liệu thu thập mang tính định
tính như: Đánh giá mức độ phù hợp về quy định sản lượng tài nguyên khai thác, giátính thuế, thuế suất, các loại tài nguyên đưa vào tính thuế theo thang đánh giálikert Luận án cũng dùng thang đánh giá likert để đánh giá mức độ phù hợp của hệthống luật pháp, công tác tổ chức quản lý thu thuế, công tác thanh tra, kiểmtra, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nhận thức và thái độ chấp hành củangười nộp thuế Tác giả phân tích thống kê mô tả đặc tính cơ bản của dữ liệu nhưgiá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình theo hai nhóm đối tượng vàtổng hợp chung cả hai nhóm dựa vào tính toán giá trị trung bình của phần mềmSPSS và phần mềm EXCEL (Trung Nguyên, 2005).
Thứ hai về phân tích định lượng: Tác giả căn cứ vào các dữ liệu thống kê định
lượng thu được tại cơ quan thuế và các doanh nghiệp để phân tích thông quasử dụng phần mềm SPSS và phần mềm EXCEL Các dữ liệu định lượng như: Sốthuế tài nguyên nộp NSNN hàng năm của cả tỉnh và của từng doanh nghiệp khaithác TN (theo số liệu thống kê tại cơ quan thuế) Sản lượng tài nguyên khai thác củatừng doanh nghiệp; lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập của người lao động(số liệu báo cáo gửi cơ quan thuế có đối chiếu với số liệu điều tra).
Dựa vào các dữ liệu định lượng tác giả phân tích so sánh khối lượng tàinguyên khai thác hàng năm theo nhóm tài nguyên khai thác Đánh giá số thuthuế tài nguyên của các doanh nghiệp hàng năm theo nhóm sau đó tổng hợp chungtất cả các doanh nghiệp theo phương pháp trung bình cộng nhờ vào tính toáncủa phần mềm SPSS và phần mềm EXCEL (Trung Nguyên, 2005).