LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
Trang 1BÙI THỊ THANH TUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2017
Trang 2BÙI THỊ THANH TUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
TP Hồ Chí Minh – Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của rủi ro thanh khoản đến
khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Thị Hồng Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung thực Một số nhận định, đánh giá của các cá nhân và tổ chức, số liệu cho các yếu tố trong bài đều có nguồn gốc rõ ràng theo như phần tài liệu tham khảo
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 09 tháng 05 năm 2017
Tác giả
Bùi Thị Thanh Tuyền
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Kết cấu luận văn 3
1.7 Ý Nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3
1.8 Đóng góp mới của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại 6
2.1.1 Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thương mại 6
2.1.2 Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng 7
2.1.2.1 Cung thanh khoản là gì? 7
2.1.2.2 Cầu thanh khoản là gì? 7
2.1.2.3 Trạng thái thanh khoản ròng? 8
2.2 Cơ sở lý thuyết về rủi ro thanh khoản của các NHTM 9
2.2.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản 9
2.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 9
2.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 10
2.2.2.2 Nguyên nhân khách quan 11
2.2.3 Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng 13
2.2.3.1 Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn 13
2.2.3.2 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn 15
2.2.3.3 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản 16
2.2.3.4 Phương pháp thang đáo hạn 18
Trang 52.2.4 Các tín hiệu thị trường để nhận biết rủi ro thanh khoản 19
2.2.5 Tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM 20
2.3 Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản của NHTM 21
2.3.1 Khái niệm về phá sản NHTM 21
2.3.2 Tổng quan lý thuyết về các phương pháp ước lượng khả năng phá sản của NHTM 21
2.3.3 Hậu quả của phá sản ngân hàng thương mại 23
2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của RRTK đến khả năng phá sản của các NHTM 24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 30
3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 30
3.1.1 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 30
3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 32
3.1.2.1 Nhóm chỉ số về đặc điểm ngân hàng 32
3.1.2.2 Nhóm chỉ số về kết quả hoạt động 35
3.2 Thực trạng về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 38
3.2.1 Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 38
3.2.1.1 NHTMCP Á Châu (2003) & (2012) 38
3.2.1.2 NHTMCP Phương Nam (2005) 39
3.2.1.3 Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình (07/2005) 39
3.2.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 39
3.2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam 39
3.2.2.2 Đo lường rủi ro thanh khoản 41
3.3 Các dấu hiệu về rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam 52
3.4 Đánh giá tổng quát về rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam 55
3.4.1 Nhận xét chung 55
Trang 63.4.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam 55
3.5 Tổng quan về phá sản các NHTM Việt Nam 57
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
4.1 Đo lường biến 60
4.1.1 Biến phụ thuộc 60
4.1.2 Các biến độc lập 60
4.2 Mô hình nghiên cứu 65
4.3 Kết quả nghiên cứu 67
4.3.1 Thống kê miêu tả và ma trận tương quan 67
4.3.2 Kết quả ước lượng tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 76
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 76
5.2 Khuyến nghị 77
5.2.1 Một số khuyến nghị đối với chính phủ 77
5.2.2 Một số khuyến nghị đối với NHNN 78
5.2.3 Một số khuyến nghị đối với NHTM 79
5.3 Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 79
5.3.1 Tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao vị thế và uy tín của Ngân Hàng 79
5.3.2 Đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn 80
5.3.3 Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ 81
5.3.4 Phát triển nghiệp vụ mua và bán khoản vay 82
5.4 Nhóm giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản 83
5.5 Những giới hạn nghiên cứu của đề tài 83
KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1: Loại hình và số lượng ngân hàng tính đến 31/12/2016 31
Bảng 3.2: Mức vốn pháp định của các loại hình ngân hàng 32
Bảng 3.3: Tình hình nợ xấu ngành ngân hành 2010-2016 35
Bảng 3.4: Tỷ lệ CAR của các NHNN tính đến ngày 31/12/2005 42
Bảng 3.5: Tỷ lệ CAR của các NHTMCP Việt Nam tính đến 31/12/2005 43
Bảng 3.6: Tỷ lệ CAR của các một số NHTM Việt Nam từ năm 2005-2009 (%) 44
Bảng 3.7: Hệ số CAR của các loại hình ngân hàng tính đến 31/12/2016 44
Bảng 3.8: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam 2006-2015 (%) 45 Bảng 3.9: Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn 47
Bảng 3.10: Tỷ lệ LDR của các NHTM Việt Nam 2006-2015 49
Bảng 3.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam 2006-2015 51
Bảng 3.12: Các mức thay đổi lãi suất 2006-2008 52
Bảng 3.13: Lãi suất huy động theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN,30/2011/TT-NHNN 53
Bảng 3.14: Tài sản thanh khoản của một số NHTM Việt Nam 54
Bảng 4.1 Tổng hợp mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và các đo lường 64
Bảng 4.2 Thống kê miêu tả các biến 67
Bảng 4.3 Ma trận tương quan các biến trong luận văn 69
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các ngân hàng 72
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2016 33
Biểu đồ 3.2: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016 34
Biểu đồ 3.3: Khả năng sinh lời của hệ thống NHVN giai đoạn 2007-2016 36
Biểu đồ 4.1: Hệ số cdta và Z-score 71
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu
Hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước Nó được coi là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế Muốn nền kinh tế phát triển bền vững thì chúng ta cần phải có một hệ thống ngân hàng vững mạnh Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể kể đến một vài loại rủi ro tiêu biểu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống… Khi các rủi ro này xảy ra sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, suy giảm lợi nhuận và nếu ngân hàng không thể chống đỡ được thì nguy cơ xảy ra phá sản là rất cao Do mối quan hệ kết nối chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau nên nếu một ngân hàng đổ vỡ sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, lây lan yếu kém qua các ngân hàng khác và có thể gây sụp đổ toàn hệ thống cũng như là để lại những hậu quả không mong muốn dài hạn trong nền kinh tế
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp ngân hàng nào phá sản Thay vào đó, NHNN áp dụng các biện pháp như hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt hay thực hiện mua lại 0 đồng các ngân hàng yếu kém nhằm cải thiện hoạt động thua
lỗ, vi phạm của ngân hàng này cũng như để tránh lây lan các yếu kém qua các ngân hàng khác trong hệ thống Vì vậy, NHNN luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng yếu kém này Tuy nhiên, vai trò người cho vay cuối cùng đôi khi lại có tác dụng phụ, nó khiến các ngân hàng chủ quan hơn trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mình Vì vậy, đã đến lúc, NHNN cần có một lộ trình rõ ràng nhằm buộc các NHTM hoạt động yếu kém phá sản
Nói về rủi ro, trong các loại rủi ro, rủi ro thanh khoản là một trong những loại rủi ro đặc thù và được xem là nguy hiểm nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, của các ngân hàng thương mại
và các nhà nghiên cứu Rủi ro thanh khoản ở đây được hiểu là rủi ro khi NHTM thiếu khả năng chi trả, không thể chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh toán, từ đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn (Theo Trần Huy Hoàng, 2010)
Trang 11Ở Việt Nam đã từng xảy ra các vụ rủi ro thanh khoản như của NHTMCP Á Châu (2003), hay NHTMCP Phương Nam (2005) đã cho thấy được tác động nghiêm trọng của rủi
ro thanh khoản đến sự an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam Vì vậy nhu cầu phân tích và đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam là một trong những nhu cầu mang tính cấp thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để
từ đó chúng ta có thể hiểu một cách chính xác hơn về mối quan hệ này, đồng thời tìm ra được các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, hạn chế nguy cơ phá sản cho các NHTM Việt Nam
Từ những nguyên nhân đã nêu trên, tác giả chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO
THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào các mục tiêu chính sau đây:
- Đo lường rủi ro thanh khoản tác động đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn cần trả lời ba câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đây:
Câu 1: Rủi ro thanh khoản tác động như thế nào đến khả năng phá sản của các ngân
hàng thương mại Việt Nam?
Câu 2: Mức độ tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM
Việt Nam?
Câu 3: Những biện pháp nào nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản
của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất ở trên để xác định đối tượng nghiên cứu của
đề tài là rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Trang 12Giới hạn nghiên cứu: tác giả giới hạn việc đo lường khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam bằng việc tính toán chỉ số Z-score theo công thức của Roy (1952)
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá và
tổng hợp các dữ liệu liên quan đến rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam
Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng GMM để đo
lường tác động của các biến đại diện cho rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam với dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2015
1.6 Kết cấu luận văn
Cấu trúc của luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản của các NHTM Chương 3: Thực trạng về rủi ro thanh khoản tác động đến khả năng phá sản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và khả năng
phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
1.7 Ý Nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn đánh giá được tình hình thanh khoản, tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam cũng như là các yếu tố đại diện cho RRTK tác động đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam
Nghiên cứu cho thấy được chiều hướng tác động của các yếu tố đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thanh khoản một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành ngân hàng, hạn chế rủi ro phá sản ở mức thấp
Trang 13nhất Bên cạnh đó, với kết quả từ việc chạy mô hình với dữ liệu thực tế thu thập được từ các NHTM Việt Nam sẽ là cơ sở để NHNN ban hành các công cụ và chính sách phù hợp hơn
1.8 Đóng góp mới của đề tài
Thực tế ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam mà chủ yếu là các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng Vì vậy, luận văn có thể là nghiên cứu nền tảng về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam, để từ đó có thể mở rộng thêm nhiều hướng nghiên cứu mới về đề tài này trong tương lai cũng như là phát triển các hướng nghiên cứu về các hạn chế trong đề tài này chẳng hạn
Như chúng ta đã biết, mặc dù các NHTM Việt Nam dù hoạt động có yếu kém thế nào
đi chăng nữa thì cũng không cho ngân hàng đó phá sản vì những hậu quả nghiêm trọng mà
nó gây ra như việc không thể kiểm soát được hiệu ứng tâm lý của người dân cũng như là kiểm soát lây lan khủng hoảng toàn hệ thống Tuy nhiên hiện nay có một số đề xuất về việc cho các NHTM yếu kém phá sản và đây sẽ là một trong những đề tài mang tính tham khảo cho việc ngăn chặn rủi ro phá sản ngân hàng từ rủi ro thanh khoản
Luận văn đã chỉ ra được những yếu tố đại diện cho RRTK có tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng phá sản của các NHTM, để từ đó làm cơ sở cho các nhà làm ngân hàng có những đối sách phù hợp để phòng ngừa RRTK cũng như là khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam
Trang 14KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày được tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu…Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày được ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu cũng như đưa ra kết cấu luận văn để có thể giúp người đọc rõ hơn về
đề tài nghiên cứu cũng như định hướng luận văn đi đúng kết cấu ban đầu đã đề ra
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại
Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thương mại
Dưới góc độ doanh nghiệp, thanh khoản được hiểu là lượng tiền và tương đương tiền
mà doanh nghiệp đang sở hữu
Còn dưới góc độ ngân hàng, theo bộ quy tắc của Basel “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản” được ban hành vào tháng 09/2008 thì “thanh khoản được định nghĩa
là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”
Theo tác giả Trần Huy Hoàng (2010) “thanh khoản được định nghĩa là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh”
Tác giả Kimberly Amadeo (2013) định nghĩa thanh khoản là khả năng chuyển hóa tài sản thành tiền một cách nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của khách hàng mà không gặp bất cứ rủi ro nào
Nói tóm lại, một cách ngắn gọn, thanh khoản của ngân hàng là khả năng mà ngân hàng có thể tiếp cận được các loại tài sản hoặc là nguồn vốn có sẵn để thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán đến hạn cũng như là đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng khi có nhu cầu vốn phát sinh
1
Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, trang 450
Trang 16Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng
2.1.2.
2.1.2.1 Cung thanh khoản là gì?
Cung thanh khoản chính là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản và khả năng huy động mới2
Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:
- Tiền gửi của khách hàng;
- Tiền hoàn trả tín dụng của khách hàng;
- Tiền đi vay mượn trên thị trường tiền tệ;
- Tiền thu nhập từ bán tài sản;
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ;
- Tiền thu về từ phát hành cổ phiếu ra thị trường;
- Thu hồi từ xử lý các TSĐB nợ vay…
Nguồn cung từ tiền gửi của khách hàng được xem là nguồn cung quan trọng và thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu cung thanh khoản
Cung thanh khoản chịu tác động bởi các yếu tố như: các quy định và chính sách tiền tệ của NHNN, các điều kiện kinh tế vĩ mô, hoạt động của các thị trường khác có liên quan như thị trường chứng khoán phái sinh…
2.1.2.2 Cầu thanh khoản là gì?
Cầu thanh khoản là nhu cầu rút tiền của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ phải đáp ứng3 Cầu thanh khoản bao gồm các khoản sau:
- Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng;
- Nhu cầu vay tiền của khách hàng;
- Hoàn trả các khoản vay đến hạn;
- Chi phí cung ứng dịch vụ;
- Chi phí lãi vay và lãi từ huy động vốn;
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông;
- Mua lại cổ phiếu;…
2 Nguyễn Văn Tiến (2009), Toàn tập Quản Trị NHTM, NXB Thống Kê, trang 1052
3 Nguyễn Văn Tiến (2009), Toàn tập Quản Trị NHTM, NXB Thống Kê, trang 1052
Trang 17Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng là nhu cầu có tính thường xuyên, liên tục bao gồm các loại tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và có thể rút trước hạn Trong đó quan trọng là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán, ngân hàng bắt buộc luôn phải đảm bảo một khoản tiền đủ để đáp ứng cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và đây được xem là nhu cầu thanh khoản quan trọng nhất của ngân hàng vì việc chậm trễ hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng, từ
đó có thể dẫn đến hành động rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng, đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn thanh khoản, đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng
Nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng bao gồm cả trong ngắn hạn và dài hạn Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính tức thời, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, tiền gửi thanh toán, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ…Đây là loại nhu cầu quan trọng nên đòi hỏi ngân hàng cần phải duy trì một lượng lớn các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHTW và các định chế tài chính khác để đáp ứng đủ nhu cầu này
Nhu cầu thanh khoản dài hạn bao gồm các nhu cầu rút tiền hay nhu cầu vay mới của khách hàng Để đáp ứng loại nhu cầu này ngân hàng cần phải dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau
Cũng tương tự như cung thanh khoản, cầu thanh khoản cũng chịu tác động bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát Bên cạnh đó, nó còn chịu tác động bởi lãi suất huy động, lãi suất cho vay, sự khác biệt về lợi tức giữa các khoản tiền gửi và các
cơ hội đầu tư khác…
2.1.2.3 Trạng thái thanh khoản ròng?
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP - Net Liquidity Position) là chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm được tính theo công thức sau:
NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Có ba trường hợp xảy ra:
Nếu NLP > 0, nghĩa là tổng cung thanh khoản > tổng cầu thanh khoản, ngân hàng đang trong trạng thái thặng dư thanh khoản, điều này chứng tỏ
Trang 18rằng ngân hàng hoạt động không hiệu quả vì đang dư thừa tiền dự trữ không sinh lời
NLP = 0, đây là trạng thái thanh khoản cân bằng, nghĩa là nguồn cung thanh khoản đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản Tuy nhiên trạng thái này hiếm và rất khó xảy ra trong thực tiễn
NLP < 0, tổng cung thanh khoản < tổng cầu thanh khoản, ngân hàng đang trong trạng thái thâm hụt thanh khoản, thiếu hụt tiền để đáp ứng cho các nhu cầu vốn của khách hàng Nếu tình hình này kéo dài và không được cải thiện thì nó sẽ đe dọa đến an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần phải tìm nguồn để bổ sung thiếu hụt thanh khoản hợp lý nhất để đưa ngân hàng trở lại trạng thái cân bằng thanh khoản
2.2 Cơ sở lý thuyết về rủi ro thanh khoản của các NHTM
Khái niệm về rủi ro thanh khoản
2.2.1.
Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản (NLP<0), tức là ngân hàng không có đủ tài sản thanh khoản hoặc không chuyển đổi kịp thời các tài sản thanh khoản ra tiền, hoặc không thể vay mượn để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc là cung cấp đủ nhưng với chi phí quá cao4
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel, “RRTK là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính của định chế tài chính đó”5
Thông thường, khái niệm về RRTK được hiểu với kỳ hạn ngắn hạn vì đối với các kỳ hạn trung hoặc dài hạn, các ngân hàng thường có đủ thời gian để huy động, vay mượn các nguồn vốn khác nhằm ứng phó với tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu thanh khoản
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Trang 19chủ quan, khách quan, các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng, khách hàng, từ các cơ chế chính sách của nhà nước, môi trường kinh tế vĩ mô…Trong luận văn này, tác giả sẽ phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản theo 2 hướng chủ quan và khách quan6:
2.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Sự bất cân xứng giữa kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay: ngân hàng
thường huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn và dùng số tiền này để cho vay trung dài hạn Thời gian cho vay dài hơn thời gian huy động nên đã có sự bất cân xứng giữa dòng tiền vào và ra để đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi đến hạn của các khoản tiền gửi từ dân chúng Từ đó, tạo ra sự bất cân xứng
về kỳ hạn Nếu dòng tiền cho vay không kịp thời thu hồi đủ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán thì sẽ gây ra khó khăn thanh khoản cho ngân hàng và nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản là rất cao
Cơ cấu khách hàng không hợp lý: có một số các ngân hàng thường tập
trung tín dụng hoặc huy động vào một số khách hàng lớn hoặc là tập trung vào một ngành, một địa phương cụ thể mà không phân bổ đều ra, điều này vô tình lại khiến ngân hàng bị lệ thuộc vào dòng tiền của các đối tượng tập trung này Khi các khách hàng này gặp khó khăn không trả được nợ hoặc rút vốn bất ngờ thì sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng
Chạy đua lợi nhuận: các ngân hàng đều kinh doanh vì lợi nhuận và mục
tiêu của họ là tạo ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt Tuy nhiên có một số ngân hàng vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà đã thực hiện những chính sách cho vay không đúng quy định của pháp luật như là cho vay đối với những khách hàng yếu kém không đủ điều kiện vay, thực hiện cho vay tràn lan, cho vay sai mục đích Chính điều này đã làm gia tăng rủi ro tín dụng,
nợ xấu tăng cao, dòng tiền cho vay không thể thu hồi theo dự tính, gây áp lực thanh khoản lên ngân hàng
6
Nguyễn Văn Tiến (2009), Toàn tập Quản Trị NHTM, NXB Thống Kê, trang 1055
Trang 20 Rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản: trong danh mục tài sản có của
mình, NHTM thường đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó đóng vai trò quan trọng là trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc vì đây là những tài sản có tính thanh khoản cao, thường được dùng để đem đi chiết khấu tại NHNN khi các NHTM gặp vấn đề về thanh khoản Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có thể đấu thầu được trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc, điều này đặc biệt khó khăn đối với các ngân hàng nhỏ vì cơ bản họ không thể cạnh tranh lại được với các ngân hàng lớn
Tiềm lực tài chính hạn chế: các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận với nguồn vốn, cả nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay Hoặc có thể tiếp cận được nhưng với chi phí khá cao, đặc biệt là khi gặp vấn đề về thanh khoản Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM nhỏ đến tình trạng mất khả năng chi trả nhanh hơn các ngân hàng lớn
Yếu kém trong khâu dự báo rút tiền hoặc trả tiền: tức là các ngân hàng
không dự tính được việc rút tiền hoặc phải trả tiền cho khách, hoặc không có xây dựng được các nguyên tắc rút tiền, chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng chưa được hiệu quả Ví dụ đối với những khoản tiền có số lượng lớn, khi rút tiền khách hàng cần phải báo trước một khoản thời gian để ngân hàng có thể kịp chuẩn bị tiền cho khách….Nếu số tiền khách hàng rút vượt quá so với dự tính thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản, và nếu xoay xở không ổn thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản…
Bên cạnh đó, một ngân hàng kinh doanh quá nhiều loại tiền tệ, việc tỷ giá
dao động thất thường cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào rủi
ro thanh khoản của ngân hàng…
2.2.2.2 Nguyên nhân khách quan
Do các tin đồn thất thiệt: những tin đồn thất thiệt sẽ gây ra tâm lý hoang
mang cho người gửi tiền, từ đó có thể gây ra hiệu ứng rút tiền hàng loạt, gây khó khăn thanh khoản cho ngân hàng và nặng hơn có thể dẫn đến việc các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả
Trang 21 Sự nhạy cảm giữa tài sản tài chính với biến động lãi suất: lãi suất thay đổi
ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền Khi lãi suất tăng, khách hàng
sẽ rút tiền để gửi vào những nơi có lãi suất cao hơn, nhu cầu rút tiền tăng cao, điều này sẽ gây khó khăn thanh khoản cho ngân hàng, còn những khách hàng có nhu cầu vay mới sẽ hạn chế vay để tránh việc bị trả lãi nhiều hơn bình thường Phản ứng ngược lại đối với trường hợp lãi suất giảm Nhìn chung, cả 2 trường hợp tăng và giảm lãi suất đều làm ảnh hưởng đến dòng tiền gửi lẫn cho vay, nên nó có tác động mạnh mẽ đến thanh khoản ngân hàng
Do tác động của chính sách tiền tệ: NHTW sử dụng 3 công cụ để điều hành
chính sách tiền tệ của mình, bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, quy định về dự trữ bắt buộc Tùy vào mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng như là diễn biến của nền kinh tế mà NHTW sẽ có những thay đổi thích hợp với tình hình, nhưng việc thay đổi 1 trong 3 công
cụ này đều có ảnh hưởng đến lượng cung tiền, từ đó ảnh hưởng đến cung cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại
Tác động của khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế: khi
khủng hoảng xảy ra sẽ đẩy chi phí cho việc huy động vốn tăng cao vì nó sẽ làm giảm sút niềm tin của dân chúng vào hệ thống tài chính, họ sẽ giữ tiền nhiều hơn là đem tiền gửi vào ngân hàng Và khi đó không những ngân hàng không thể huy động vốn được mà còn bị khách hàng ào ạt rút tiền, gây áp lực
về thanh khoản
Do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh: các doanh nghiệp thường đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh vào những tháng cuối năm nên gia tăng cầu về thanh khoản cho NHTM, cầu quá nhiều trong khi cung chưa kịp đáp ứng, đẩy ngân hàng vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản, và nếu không được cải thiện kịp thời, áp lực thanh khoản ngày càng gia tăng, đe dọa đến sự an toàn hoạt động của ngân hàng
Trang 22Bên cạnh những nguyên nhân chính gây ra RRTK được nêu ra ở trên thì thực
tế, RRTK còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác đến từ phía khách hàng như việc khách hàng không trả được gốc và lãi đúng thời hạn đối với những khoản vay, hoặc xuất phát từ hành vi không hợp tác trả nợ của khách hàng, hoặc là các nguyên nhân đến từ vấn đề đạo đức của các cán bộ nhân viên ngân hàng…
Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng
ở mức tương đối, nhưng việc đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo một số điều kiện như là:
Các số liệu thu thập dùng để tính toán trạng thái thanh khoản, rủi ro thanh khoản cần phải chính xác
Nghiên cứu để xây dựng các tiêu chí có thể phản ánh đầy đủ về rủi ro thanh khoản
Theo Peter Rose, tác giả cuốn “ Commercial banking management”, thì có rất nhiều phương pháp dùng để đo lường rủi ro thanh khoản đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên bao gồm: phương pháp tiếp cận các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN, phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn, phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp khe hở thanh khoản, phương pháp chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác, và các ngân hàng khác nhau sẽ chọn cho mình những phương pháp đo lường khác nhau nhằm lượng hóa chính xác nhất về thanh khoản hiện tại của ngân hàng mình
2.2.3.1 Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn
Đối với phương pháp này, người ta thực hiện dự trữ ước lượng thanh khoản kỳ kế hoạch theo hai nhu cầu chính là hoàn trả các khoản tiền gửi, tiền vay và giải ngân cho các khoản tín dụng Trong đó nguồn vốn được chia thành các nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng với mức dự trữ thanh khoản được tính theo từng nhóm theo tỷ lệ dự trữ khác
Trang 23nhau Ở phương pháp này, chúng ta chỉ cần quan tâm đến nhu cầu thanh khoản mà không cần quan tâm đến cung thanh khoản
Phương pháp này có thể được thực hiện qua 5 bước cụ thể sau:
Bước 1: Chia nguồn vốn thành các nhóm theo các xác suất bị rút khỏi ngân hàng
Dựa vào xác suất bị rút khỏi ngân hàng mà nguồn vốn tiền gửi, phi tiền gửi được chia thành các 3 nhóm chính sau:
Nhóm nguồn vốn nóng: bao gồm các khoản tiền gửi, tiền vay nhạy cảm với lãi suất hoặc là có khả năng chắc chắn 100% sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong
Bước 2: Xác định dự trữ thanh khoản của mỗi nhóm nguồn vốn
Yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm nguồn vốn được tính dựa vào tỷ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm Nguồn vốn có tính ổn định cao thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp và ngược lại, tỷ lệ này thường ở mức 90-95% đối với nguồn vốn nóng, 30% đối với nguồn vốn kém ổn định, và 15% đối với nguồn vốn ổn định trên giá trị còn lại sau khi trích DTBB
Bước 3: Tính yêu cầu dự trữ thanh khoản của tổng tiền gửi, tiền vay:
Tổng yêu cầu thanh khoản của các nhóm nguồn vốn trên được tính theo công thức:
Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay = 95% (vốn nóng – DTBB) + 30% (vốn kém ổn định – DTBB) + 15% (vốn ổn định – DTBB)
Bước 4: Xác định yêu cầu vốn cho các khoản vay chất lượng cao
Ngân hàng ngoài đáp ứng nhu cầu về rút tiền gửi, thanh toán các khoản tiền vay còn phải đảm bảo thanh khoản cho hoạt động mở rộng tín dụng, cung cấp các khoản vay chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu vay vốn cho khách hàng Điều này đòi hỏi ngân hàng cần phải
có dự trữ thanh khoản hợp lý
Dự trữ thanh khoản cho khoản tín dụng chất lượng = 100% (Quy mô cho vay tối đa –
Trang 24tổng dư nợ hiện tại)
Bước 5: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản
Tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng là tổng dự trữ thanh khoản cần cho tiền gửi, tiền vay, và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng
Tổng dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay + Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng = 95% (vốn nóng – DTBB)+ 30% (vốn kém ổn định – DTBB) + 15%(vốn ổn định – DTBB) + 100% (Quy mô cho vay tối đa – tổng dư nợ hiện tại)
Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn có ưu điểm lớn là dễ thực hiện và đơn giản trong khâu tính toán vì chỉ đề cập đến cầu thanh khoản Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi các ngân hàng phải có kinh nghiệm về tiền gửi để có thể dự đoán chính xác về việc rút tiền và gửi tiền
2.2.3.2 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp này đo lường chênh lệch giữa nguồn cung thanh khoản và cầu thanh khoản, tức là đi xác định trạng thái thanh khoản ròng NLP trong điều kiện các yếu tố thay đổi dự tính
Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua 3 bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và nhu cầu gửi tiền trong giai đoạn cần ước tính
trạng thái thanh khoản bằng cách xây dựng các mô hình dự báo hoặc là xây dựng đường xu hướng
Bước 2: Tính toán các thay đổi dự tính trong kỳ kế hoạch của nhu cầu vay vốn và nhu
cầu gửi tiền
+ Theo phương pháp sử dụng mô hình dự báo
Δ(cho vay)= f(% GDP, thu nhập doanh nghiệp, cung tiền, lãi suất cho vay, lạm phát…)
Δ(tiền gửi)= f(% GDP, mức bán lẻ, cung tiền, lãi suất tiền gửi, lạm phát…) + Theo phương pháp đường xu hướng
Δ(tiền gửi, cho vay) = Tổng tiền gửi, cho vay dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch) – Tổng tiền gửi, cho vay trong tháng trước (hoặc kỳ trước)
Trang 25Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong kỳ kế hoạch
Khe hở thanh khoản = Nguồn cung thanh khoản - Nhu cầu thanh khoản = Δ (tiền gửi) – Δ (cho vay)
Khe hở thanh khoản > 0 => ngân hàng thặng dư thanh khoản, ngân hàng sẽ đầu tư vào các tài sản sinh lời
Khe hở thanh khoản < 0 => ngân hàng thâm hụt thanh khoản, ngân hàng sẽ phải bổ sung thiếu hụt thanh khoản
Khe hở thanh khoản = 0 => ngân hàng có trạng thái thanh khoản lí tưởng, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm khi xảy ra trên thực tế
2.2.3.3 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản
Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản có (H2 )
Tổng tài sản “Có”x100%
Hệ số được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng Thông thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản do rủi ro càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng thấp và ngược lại Hệ số (H2) cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng
Trang 26khoản tức thời tốt Cả hai công thức H3 và *H3 đều phản ánh được khả năng thanh khoản của ngân hàng vì tiền gửi thanh toán tại NHNN của các ngân hàng thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tài khoản tiền gửi tại NHNN, chủ yếu là tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc
∗ H3 =Tiền mặt + TGTT tại NHNN + TTKKH tại các TCTD
Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5 )
Tiền gửi khách hàngx100%
Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng dùng để đánh giá cách thức ngân hàng sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng cho các hoạt động cho vay, cung ứng tín dụng của mình Phần lớn lượng tiền gửi của khách hàng là gửi tiết kiệm với thời hạn ngắn trong khi hoạt động cho vay lại chủ yếu là trung và dài hạn Do vậy, tỷ lệ này cao thì càng cho thấy tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn của ngân hàng ở mức khá cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp
Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6 )
H6 =CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán
Chứng khoán kinh doanh bao gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác mà TCTD mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá và ngân hàng không có mục đích kiểm soát đơn vị được đầu tư Chứng khoán sẵn sàng để bán: gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác để đầu tư với mục tiêu dài hạn, có thể được bán để
Trang 27đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt Chỉ số này càng cao thì càng cho thấy trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt Tuy nhiên, chỉ số này còn tùy thuộc vào từng chiến lược kinh doanh, chính sách đầu tư của ngân hàng
Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng (H7 )
H7 =Tiền gửi và cho vay TCTD
Tiền gửi và vay từ TCTD x100%
Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD cho thấy tỷ lệ giữa đi gửi và vay của ngân hàng đối với TCTD khác, thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong việc giải quyết các vấn
đề thanh khoản do các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD thường có kỳ hạn ngắn Chỉ số H7 càng cao thì càng cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, có nhiều lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình
Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi khách hàng (H8)
H8 =Tiền mặt + Tiền gửi từ TCTD
Tiền gửi của khách hàng x100%
∗ H8 =Tiền mặt + TGKKH tại TCTD
Tiền gửi của khách hàng x100%
Chỉ số H8 cho biết tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao, sẵn sàng để huy động khi cần (như tiền mặt, các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD) so với lượng tiền gửi của khách hàng Tương tự như chỉ số trạng thái tiền mặt H3, cả hai chỉ số H8 và *H8 đều phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng theo hướng giống nhau, không có khác biệt
2.2.3.4 Phương pháp thang đáo hạn
Phương pháp này xây dựng thang đáo hạn để so sánh các dòng tiền ra và vào mỗi ngày hoặc trong một khoản thời gian nhất định nào đó để xác định được trạng thái thanh khoản ròng Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, ngân hàng cần sắp xếp các luồng tiền theo thứ tự thời gian đến hạn của các TSC và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các TSN, từ đó tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và ra của ngân hàng trong mỗi thời kỳ, mức chênh lệch tính toán được phản ánh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời điểm đó
Trang 28Bên cạnh đó, các NHTM còn dùng phương pháp tiếp cận các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHTW ban hành để đo lường rủi ro thanh khoản
Các tín hiệu thị trường để nhận biết rủi ro thanh khoản
2.2.4.
Rủi ro thanh khoản là một trong những loại rủi ro quan trọng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng, vì vậy việc nhận biết loại rủi ro này cần phải được quan tâm, theo dõi để từ đó các ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp và kịp thời với tình hình
Một số đặc điểm có thể dùng để nhận biết về rủi ro thanh khoản như sau:
Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường một cách bất thường: việc một ngân hàng huy động nguồn tiền gửi với mức lãi suất cao hơn thị trường cho thấy ngân hàng đang cần vốn hoặc là có dấu hiệu về khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản
Lòng tin của công chúng: lòng tin của công chúng là một con dao hai lưỡi, nếu một ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu gửi, rút tiền của khách hàng, được khách hàng tin tưởng thì họ sẽ tiếp tục các hoạt động gửi tiền vào ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đó đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, còn ngược lại, nếu một ngân hàng không không duy trì đủ số lượng tiền mặt hoặc không có khả năng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu thì điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền, suy giảm niềm tin của công chúng vào ngân hàng, và họ sẽ ít hoặc không sử dụng dịch vụ của ngân hàng nữa Vì vậy, sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về tình hình rủi ro thanh khoản của một ngân hàng
Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: đây được coi là một trong những dấu hiệu dễ dàng để có thể nhận biết rủi ro thanh khoản Nếu một ngân hàng
có giá cổ phiểu hoặc tăng hoặc giữ nguyên không đổi, điều này chứng tỏ rằng hoạt động của ngân hàng hiện tại đang an toàn và hiệu quả, nó sẽ thu hút các nhà đầu tư đổ vốn vào, lòng tin của công chúng được cũng cố và gia tăng, điều này cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng an toàn Trường
Trang 29hợp ngược lại, khi giá cổ phiếu giảm, các nhà đầu tư cũng không còn mặn
mà gì khi đầu tư vào các ngân hàng này, ảnh hưởng đến tâm lý của công chúng, họ sẽ rút tiền từ ngân hàng này gửi vào ngân hàng khác vì tin rằng tiền của họ sẽ được an toàn hơn, thêm vào đó, các khoản vay đến hạn chưa kịp thanh toán thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhu cầu thanh khoản tăng cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, từ đó có thể là mầm móng của rủi ro thanh khoản nếu không được xử lý kịp thời
Từ chối các khoản vay tiềm năng: tất cả các ngân hàng đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong đó cho vay là nguồn đem lợi lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, vì vậy, các khách hàng tốt có nhu cầu vay vốn nhưng bị ngân hàng từ chối, điều này có thể là dấu hiệu của việc ngân hàng đang thiếu vốn
vì không một ngân hàng nào có thể bỏ qua một khách hàng tốt và tiềm năng như vậy
Thường xuyên vay vốn từ NHTW và thị trường liên ngân hàng: Bất cứ ngân hàng nào khi cần vốn, bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời thì đều đi vay ở thị trường liên ngân hàng và NHTW Tuy nhiên việc này nếu xảy ra thường xuyên thì đây có thể là một dấu hiệu bất thường về việc thiếu hụt thanh khoản
Nếu một ngân hàng nào đó đang có những dấu hiệu trên thì có thể vẫn chưa khẳng định được chắc chắn rằng ngân hàng đó đang gặp rủi ro thanh khoản, tuy nhiên nếu sự việc này kéo dài mà không có các biện pháp kịp thời để khắc phục, thì nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản là rất cao
Tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM 2.2.5.
Rủi ro thanh khoản được coi là một trong những loại rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, tác động rất lớn đến sự ổn định và phát triển của ngân hàng Rủi ro thanh khoản xảy ra ở ngân hàng này sẽ gây ra tác động lây lan đến các ngân hàng khác, gây khó khăn cho cả hệ thống cũng như là nền kinh tế của một quốc gia
Tùy theo mức độ của RRTK xảy ra mà tác động của nó đến ngân hàng sẽ khác nhau, ở mức độ nhẹ, khi RRTK xảy ra, các ngân hàng bắt buộc phải
Trang 30chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản cao thành tiền với chi phí cao, khó khăn khi phải tiếp cận với thị trường tiền tệ hoặc là tiếp cận được nhưng phải kèm theo các một số điều kiện nhất định như là phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, bị giảm hạn mức tín dụng…Từ đó làm giảm đi thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, RRTK có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, là tình trạng tiếp giáp với bờ vực phá sản ngân hàng Một ngân hàng mất khả năng thanh toán thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với khách hàng, họ sẽ tìm mọi cách để rút tiền ra khỏi ngân hàng vì lo sợ
sẽ không lấy lại được tiền khi ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản Một khi niềm tin của công chúng bị lung lay thì có thể gây ra hiệu ứng “domino” làm cho hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một đất nước
2.3 Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản của NHTM
Khái niệm về phá sản NHTM
2.3.1.
Phá sản là một hiện tượng khách quan và tất yếu trong quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường càng phát triển thì phá sản càng phổ biến Theo Wikipedia, phá sản được định nghĩa là tình trạng pháp lý của một người hoặc một thực thể không thể trả nợ cho các chủ nợ Trong hầu hết các khu vực pháp lý, phá sản được áp đặt bởi một lệnh của toà án, thường được khởi xướng bởi người đòi nợ
Theo FDIC – Tổng công ty bảo hiểm tiền gởi liên bang tại Hoa Kỳ thì một ngân hàng
bị phá sản khi không thể đáp ứng được các nghĩa vụ đối với người gửi tiền và các nghĩa
Trang 31đã nghiên cứu dùng mô hình hồi quy xác xuất (logit) với 5 biến để dự báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp Mỹ Chỉ số Z tính ra nằm trong một khoản cụ thể nào
đó thì sẽ kết luận được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp đó, mô hình này được
sử dụng rộng rãi trong những năm 70 Dựa trên những nền tảng đó, từ những năm
1970, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể như du lịch, công nghệ thông tin, và đặc biệt hơn là trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực được coi là rất nhạy cảm với rủi ro, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng về lĩnh vực này mà nền tảng cơ bản
là từ bài nghiên cứu của Roy (1952) ( Xem phụ lục 2)
Tuy nhiên, mô hình nói trên cũng nhanh chóng bị phát hiện ra lỗi khi các biến của mô hình có mối quan hệ tự tương quan với nhau nên dẫn đến kết quả ước lượng không chính xác Do vậy, năm 1977, tác giả Martin đã giới thiệu mô hình logit để dự đoán về tình hình sức khỏe của các ngân hàng và mô hình này nhanh chóng được đón nhận vì những kết quả chính xác mà nó mang lại Tác giả Shaffer (2012) đã dùng mô hình logit để nghiên cứu phá sản của các ngân hàng ở Hoa Kỳ
và nhận thấy rằng thất bại của các ngân hàng ở đây đều có liên quan đến nợ xấu năm 2008 và những năm 1980 Tác giả Laiboni (2012) cũng đã dùng mô hình logit
để đánh giá tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản ngân hàng và kết quả cho thấy một danh mục cho vay với rủi ro tín dụng cao hơn hàm ý rằng mức nợ xấu
cũng cao hơn là nguyên nhân chính gây ra phá sản của các ngân hàng
Balasubramanyan (2010) giải thích các khoản nợ xấu tăng lên làm giảm cơ sở vốn của ngân hàng để có thể đối diện với rủi ro như trường hợp của ngân hàng AfrasiaKingdom Zimbabwe ghi nhận khoản vay 21 triệu USD vào tháng 5 năm
2013 và điều này đã chiếm dụng phần lớn vốn của ngân hàng này
Cùng với mô hình logit, mô hình probit cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá, đo lường khả năng phá sản của các NHTM thời bấy giờ, có thể kể đến các nghiên cứu của Estrella và các cộng sự (2000), Arena (2008), Anderson (2009)…Tuy nhiên, tất cả các mô hình kể trên bộc lộ nhược điểm khá lớn đó là chỉ
dự đoán được khả năng phá sản của các NHTM trong một khoản thời gian cố định
Trang 32nào đó mà không thể dự đoán chính xác thời gian khi nào ngân hàng phá sản Chính
vì lẽ đó, năm 1972, Cox đã nghiên cứu và cho ra đời mô hình hazards để giải quyết cho vấn đề trên Tác giả Labonte (2013) đã sử dụng mô hình hazards để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro phá sản của các ngân hàng lớn (too big to fail) và rủi ro đạo đức Các nhà nghiên cứu như Borovikova (2000), Rzhevskyy (2003), Bagatiuk and Dzhamalova (2009), Cole and White (2011) and Li (2013) cũng đã sử dụng mô hình hazards để đo lường tác động của quy mô ngân hàng (SIZE) đến khả năng phá sản của các ngân hàng và tất cả đều xác định quy mô ngân hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại hay đổ vỡ của một ngân hàng Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng mô hình logit, probit hay hazard vì theo như tác giả (Ploeg, 2000) thì các mô hình này cho những kết quả dự đoán tương tự
Hậu quả của phá sản ngân hàng thương mại
2.3.3.
Phá sản ngân hàng thường không đơn giản, vì đặc điểm hoạt động đặc thù của ngân hàng là dựa vào lòng tin của công chúng và sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau Và phá sản là biện pháp cuối cùng mà NHTW phải áp dụng khi những nổ lực, hỗ trợ trước đó từ phía NHTW và thị trường liên ngân hàng không thành công Phá sản ngân hàng mang lại nhiều hệ lụy đáng lo ngại:
Đối với các nhà đầu tư
Đây được xem là một phi vụ làm ăn thô lỗ Khi một ngân hàng phá sản, họ không những không nhận được lãi suất từ hoạt động đầu tư của mình mà còn có nguy cơ bị mất vốn
Đối với người gởi tiền
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các NHTM chủ yếu là từ huy động vốn trong dân
cư Nếu để một ngân hàng phá sản, người dân gửi tiền vào ngân hàng đó sẽ phải gánh chịu hậu quả vì tiền họ đã gửi có nguy cơ không lấy lại được hoặc lấy lại được nhưng số tiền nhỏ hơn số họ đã gởi Từ đó tác động đến tâm lý người dân, họ mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính của một quốc gia, và vì vậy họ
sẽ giữ tiền thay vì đem gởi nó vào ngân hàng như trước đây
Trang 33 Đối với nền kinh tế
Phá sản ngân hàng mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, đó là những vấn đề xã hội nghiêm trọng như nạn thất nghiệp, nền kinh tế trì trệ, các nhà đầu tư sẽ mất vốn, niềm tin đối với hệ thống ngân hàng bị sụp đổ, tạo ra hiệu ứng “domino” lây lan khó khăn, yếu kém qua các ngân hàng khác, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế
2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của RRTK đến khả năng phá sản của các NHTM
Có rất ít các nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng phá sản của các NHTM Tác giả Diamond và Dybvig (1983) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm tra sự thiếu hụt thanh khoản có phải là nguyên nhân gây ra phá sản ở các ngân hàng hay không? Theo nghiên cứu này, việc rút tiền hàng loạt của người gởi tiền là nguyên nhân chính gây phá sản ngân hàng Hay như tác giả King, Nuxoll, and Yeager (2006) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu dự báo khả năng phá sản của các ngân hàng được xây dựng qua việc sử dụng hàng loạt các chỉ số kế toán được cho là đại diện cho rủi ro thanh khoản Việc sử dụng các chỉ số kế toán để đánh giá khả năng phá sản của các NH được sử dụng khá phổ biến, có thể kể đến các nghiên cứu của Arena (2008); Cole and Gunther(1995); Cole and Gunther(1998); DeYoung (2003); Jin, Kanagaretnam, and Lobo (2011); Kolari, Glennon, Shin, and Caputo (2002); Lane, Looney, and Wansley (1986); Meyer and Pifer (1970); Wheelock and Wilson (1995); and Wheelock and Wilson (2000) Tác giả Deming Wu and Han Hong (2012) cũng đã sử dụng các chỉ số kế toán như là các biến độc lập và biến giải thích để đưa vào mô hình đo lường tác động của RRTK đến khả năng phá sản và kết quả cho thấy hơn 70% các NHTM phá sản đều có liên quan trực tiếp đến rủi ro thanh khoản
Có khá nhiều các phương pháp, mô hình dùng để đánh giá mối quan hệ giữa khả năng phá sản và các chỉ số có liên quan, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều
sử dụng chỉ số Z-score để đo lường khả năng phá sản của các NHTM, và được điều chỉnh phù hợp với từng bài nghiên cứu và được bắt nguồn từ chỉ số Z-score của Roy (1952) Sau đó, chỉ số này được nghiên cứu phát triển và áp dụng rộng rãi ở nhiều
Trang 34lĩnh vực khác nhau Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng có thể kể đến các nghiên cứu của Boyd & Graham năm 1986 sử dụng Z-score để đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và vốn cổ phần Đến năm 1988, Hannan & Hanweek phát triển chỉ số rủi
ro (The risk index) nêu lên tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu Hay như tác giả Jordan và cộng sự (2010) dự đoán khả năng phá sản của 225 ngân hàng Hoa Kỳ giữa năm 2007 & 2010, sử dụng chỉ số Z-score như là một biến phụ thuộc và các biến độc lập từ các dữ liệu có sẵn trong bảng báo cáo tài chính, theo bài nghiên cứu này thì tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi có liên quan đến rủi ro phá sản của các NHTM Tác giả Demirgüç-Kunt and Detragiache (2010) cũng đã sử dụng chỉ số Z-score để đo lường khả năng phá sản của hơn 3000 ngân hàng thương mại ở 86 quốc gia để nghiên cứu xem liệu việc tuân thủ các quy định giám sát ngân hàng theo nguyên tắc Basel có giúp các NHTM giảm nguy cơ rủi ro phá sản hay không? Tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ số Z-score được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu về đo lường khả năng phá sản của các NHTM Tác giả thực hiện liệt kê các chỉ số đại diện cho RRTK tác động đến khả năng phá sản của các NHTM được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây như sau:
CDTA: chỉ số trạng thái tiền mặt
Tác giả Bobykin (2010) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với dự báo nguy cơ phá sản ở các Ngân hàng Ukraine trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2010 bằng cách sử dụng mô hình logit đã cho thấy rằng, chỉ
số trạng thái tiền mặt (được đo lường bằng tổng tiền mặt/ tổng tài sản) có mối quan
hệ ngược chiều với rủi ro phá sản ở mức ý nghĩa 5% Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Popruga(2000) về nguy cơ phá sản của các ngân hàng Ukraine những năm 90 thì chỉ số lại không có tác động đáng kể đến khả năng phá sản của các NHTM
LDR (Loan to Deposit Ratio): Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động;
Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu đo lường tác động của RRTK đến khả năng phá sản của các NHTM Theo nghiên cứu của Montgomery (2004), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động có quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản của ngân hàng ở Nhật bản và Indonesia Tác giả lý giải rằng, khi ngân hàng gặp
Trang 35khó khăn, họ sẽ có khuynh hướng cho vay những đối tượng có rủi ro cao với lãi suất cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận Từ đó làm cho tỷ lệ này cao hơn Theo PWC (2006, 2011), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động giúp đánh giá thanh khoản đồng thời giúp xác định được trạng thái thanh khoản của ngân hàng
LAD (Liquid Assets to Deposit): Tỷ lệ tài sản thanh khoản ngắn hạn;
Cũng trong nghiên cứu của Montgomery (2004), tỉ lệ giữa tài sản thanh khoản (TSTK) trên tổng tiền gửi có quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản nhưng không có
ý nghĩa thống kê Theo PWC (2006, 2011) tỉ lệ TSTK trên tổng huy động ngắn hạn giúp đánh giá thanh khoản đồng thời giúp xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kỳ hoạt động
LATA (Liquid Asset to Asset): Tỷ lệ tài sản thanh khoản chung;
Tác giả Gonzalez-Hermosillo et al (1996) đã nghiên cứu nguyên nhân gây ra phá sản ngân hàng trong cục khủng hoảng tài chính ở Mexico năm 1994, bài nghiên cứu
đã chỉ ra rằng việc nắm giữ một lượng lớn các tài sản thanh khoản có thể giúp ngân hàng sống sót qua những đợt rút tiền đột ngột và không mong muốn, tuy nhiên việc nắm giữ quá nhiều tài sản thanh khoản trên tổng tài sản cho thấy quản lý yếu kém, không hiệu quả, lợi nhuận thu được thấp vì những tài sản này là những tài sản không sinh lời
LRA: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
Thực tế cho thấy những ngân hàng nào có dự trữ thanh khoản cao sẽ ít gặp và đối phó với những khó khăn thâm hụt thanh khoản thường xuyên Ngân hàng có thể bán hay cầm cố tài sản thanh khoản để có được nguồn vốn thanh khoản, do đó việc nắm giữ những tài sản thanh khoản có thể làm giảm rủi ro thanh khoản (Chung-Hua Shen và Cộng sự, 2009)
LTA: Tỷ số cho vay trên tổng tài sản;
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại các ngân hàng thương mại Tây Ban Nha của hai tác giả Teresa & M Dolores (2008), thì LTA và rủi ro phá sản ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nhau và kết quả này cũng được tìm thấy tương tự trong các nghiên cứu của Salkeld (2011) Trong nghiên cứu của Salkeld, tác giả khẳng
Trang 36định rằng, các khoản cho vay không phải là tài sản lưu động, các ngân hàng đã có một số lượng lớn dư nợ cho vay so với tổng tài sản của họ có thể đối mặt với rủi ro cao hơn Nghiên cứu của Wheelock et al (2000) cũng cho thấy rằng việc nắm giữ tỷ
lệ LTA cao cũng chính là nguyên nhân gây ra phá sản ngân hàng cao
Bên cạnh những yếu tố đại diện cho rủi ro thanh khoản thì các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng một vài chỉ số đại diện cho đặc điểm riêng của ngân hàng để dự báo nguy cơ phá sản của các NHTM như sau:
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Nghiên cứu của tác giả Ievgen Bobykin (2010) về dự báo nguy cơ phá sản của các NHTM ở Ukraine, biến quy mô ngân hàng được đo lường bởi tổng tài sản có quan
hệ ngược chiều mạnh mẽ đến khả năng phá sản của các ngân hàng, tác giả giải thích rằng, một ngân hàng có tổng tài sản lớn thì họ đã có được những lợi thế nhất định,
có thể bán hoặc cầm cố các tài sản khi có thiếu hụt thanh khoản xảy ra Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Iannotta và cộng sự (2007)
Quy mô vốn chủ sở hữu
Theo tác giả Deger Alper & Adem Anbar (2011) cho rằng hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn, tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng có đủ vốn hoặc sẽ cần ít hơn nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như là các cú sốc và rủi ro trong quá trình hoạt động Tỷ lệ này được rất nhiều tác giả đưa vào mô hình nhằm
đo lường tác động của nó đến rủi ro của các NHTM Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn và rủi ro ngân hàng của tác giả Shrieves và Drew Dahl (1991), kết quả cho dấu âm, tức tỷ lệ này càng cao thì rủi ro ngân hàng càng thấp và kết quả này cũng được tìm thấy tương tự trong bài nghiên cứu của Yong Tana và cộng sự (2013)
Các ngân hàng không hoạt động một cách rời rạc, mà còn tương tác với nhau và còn chịu tác động bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô tương tự nhau Vì vậy, ngoài các tỷ số được liệt kê ở trên thì các biến đại diện cho yếu tố vĩ mô cũng có tác động quan trọng không kém và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu để dự đoán nguy cơ
Trang 37phá sản của các ngân hàng như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong nghiên cứu Davor Kunovac and Igor Ljubaj (2008), trong thời kỳ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến khả năng phá sản của các ngân hàng Tác giả giải thích rằng, tốc độ phát triển kinh tế tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng nóng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất khả năng thanh khoản của ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro phá sản cho ngân hàng đó Trong một nghiên cứu khác của tác giả Chung-hua Shen & cộng sự (2009) lại cho kết quả ngược lại, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế thấp, các ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản và thực hiện cho vay nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận, chính điều này lại gây ra áp lực lớn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng, từ đó cũng làm gia tăng khả năng phá sản của các ngân hàng Hai tác giả Mayes and Stremmel (2012) đã sử dụng mô hình logit để
đo lường tác động của GDP đến khả năng phá sản của các ngân hàng ở US 2002) và kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng sẽ giảm nguy cơ phá sản trong điều kiện kinh tế phát triển tăng
(1992- Lạm phát
Theo tác giả Davor Kunovac and Igor Ljubaj (2008), lạm phát cao có tác động tiêu cực đến tính ổn định của ngân hàng hay nói khác hơn đó là khả năng phá sản của ngân hàng càng cao Trong điều kiện có lạm phát, các nhà quản lý ngân hàng sẽ khó khăn trong việc dự đoán được lợi nhuận thực tế, từ đó có thể đưa ra các quyết định cho vay và đi vay không tối ưu Nghiên cứu của Vodova (2011) cũng cho thấy kết luận tương tự, mức độ thay đổi lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản
Ngoài các nghiên cứu đã nêu ra ở trên, tác giả cũng đã tổng hợp được các nghiên cứu khác về các yếu tố tương tự được cho là đại diện cho RRTK tác động đến khả năng phá sản của các NHTM ( Xem phụ lục 3)
Trang 39CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.1.
Hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam từ khi thành lập tới nay đã có nhiều thay đổi Trước năm 1990, hệ thống NHVN hoạt động theo cơ chế một cấp, tức là NHNN vừa đóng vai trò là NHTW vừa đóng vai trò là NHTM, vì đóng cùng một lúc hai vai trò nên không có sự tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh
Sau năm 1990, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp, bao gồm một NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, thực hiện các chính sách kinh tế của nhà nước và một cấp bao gồm các ngân hàng khác thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền tệ, dịch vụ ngân hàng…Tại thời điểm này, đã có 4 NHTMNN được thành lập bao gồm: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Đến năm 1997, số lượng ngân hàng ở Việt Nam tăng lên đáng kể với 5 NHTMNN, 51 NHTMCP, 4 ngân hàng liên doanh và 24 chi nhánh NHTM nước ngoài hoạt động Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, một số ngân hàng hoạt động thô lỗ, cùng với quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn, không bị ảnh hưởng bởi các ngân hàng yếu kém, nên con số này càng ngày càng giảm dần, cho đến năm 2001 là 74 ngân hàng
Đến tháng 04/2007, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở cửa giao thương với thế giới nhiều hơn, thì theo cam kết gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam, từ đó làm gia tăng số lượng đồng thời kèm theo đó là gia tăng cơ hội cũng như là thách thức cho cả hệ thống ngân hàng Tính đến cuối năm 2011, số lượng NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã lên đến con số
101 ngân hàng
Trang 40Bảng 3.1: Loại hình và số lượng ngân hàng tính đến 31/12/2016
Nguồn: báo cáo số liệu NHNN
Nhóm các NHTMCP biến động tương đối mạnh, giảm từ con số 37 ngân hàng vào năm 2011, về còn 34 ngân hàng vào năm 2012, xuống 33 ngân hàng vào năm 2013, 2014 và đến cuối năm 2016, chỉ còn 28 ngân hàng Trong khi đó, nhóm NHTMNN là nhóm duy nhất tăng lên về số lượng, từ con số 5 ngân hàng vào các năm trước đó, lên thành 7 ngân hàng vào năm 2016
Giải thích cho sự biến động số lượng trên, nguyên nhân chính được xác định là do xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các TCTD nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD theo quyết định 254 của Thủ Tướng Chính phủ Theo đó, các ngân hàng hoạt động yếu kém, gây mất an toàn cho hệ thống sẽ được NHNN thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình như sáp nhập, hợp nhất, mua lại 0 đồng Các vụ hợp nhất, sáp nhập đình đám có thể được kể đến như là: Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng Đệ Nhất
và NHTMCP Sài Gòn được hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long sáp nhập vào NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTMCP Xăng Dầu sáp nhập vào NHTMCP Công Thương Việt Nam Và 3 NHTMCP yếu kém (VNBC, Ocean Bank, GP Bank) được NHNN mua lại 0 đồng để trở thành NHTNHH nhà nước MTV