I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. TỔNG QUAN 3 A. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC 3 1. Vị trí phân loại thực vật 4 2. Đặc điểm của bộ gừng (Zingiberales) 4 3. Đặc điểm của họ Gừng (Zingiberaceae) 6 4. Đặc điểm của chi Kaempferia L. 6 5. Đặc điểm của các loài thuộc chi Kaempferia 7 6. Phân biệt với các loài khác dễ nhầm lẫn 11 B. TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC 12 C. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 12 D. CÔNG DỤNG VÀ CÁC CHẾ PHẨM CHỨA ĐỊA LIỀN 14 LỜI CẢM ƠN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II TỔNG QUAN 3
A TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC 3
1 Vị trí phân loại thực vật 4
2 Đặc điểm của bộ gừng (Zingiberales) 4
3 Đặc điểm của họ Gừng (Zingiberaceae) 6
4 Đặc điểm của chi Kaempferia L 6
5 Đặc điểm của các loài thuộc chi Kaempferia 7
6 Phân biệt với các loài khác dễ nhầm lẫn 11
B TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC 12
C TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 12
D CÔNG DỤNG VÀ CÁC CHẾ PHẨM CHỨA ĐỊA LIỀN 14
LỜI CẢM ƠN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa liền (Kaempferia galanga L.), họ gừng (Zingiberaceae), là cây thuốc đã được
sử dụng lâu đời và phổ biến trên Thế giới cũng như ở Việt Nam với nhiều công dụng Địa liền được dùng chữa ngực bụng đau, tiêu chảy, làm thuốc kiện tỳ, thuốc kiện vị, giúp tiêu hóa chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn [1,2]
Gần đây, các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã phát hiện các tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt [1]của cây này
Thành phần chính của địa liền bao gồm tinh dầu với thành phần chủ yếu là acid p-methoxycinamic, ethyl cinamat và p-methoxy ethylcinamat
Mặc dù được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng quan trọng như vậy, nhưng nguồn dược liệu Địa liền đối nhiều người dân Việt Nam còn chưa nắm rõ và nhận thức được những công dụng đáng quý của loài cây này
Vì vậy tiểu luận này xin cung cấp một cách tổng quan về cây Địa liền để giúp chúng ta nắm rõ được những tác dụng cũng như thành phần hóa học tương ứng với các công dụng hữu ích của vị dược liệu quý này
2
Trang 3II TỔNG QUAN
A TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
Tên Việt Nam: Địa liền.
Tên khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khương, co xá choóng (Thái) [3]
Tên nước ngoài: East indies galingale (Anh); kaempféric, faux galanga (Pháp) [3]
Tên khoa học: Kaempferia galanga L [3]
Tên đồng nghĩa:
Kaempferia rotunda Ridl
Họ: Họ Gừng (Zingiberaceae) [3]
Trang 41 Vị trí phân loại thực vật
2 Đặc điểm của bộ gừng (Zingiberales) [7]
Đặc điểm:
Bộ Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberales) là một bộ thực vật có hoa bao gồm nhiều loài thực vật tương tự nhau như gừng, đậu khấu, nghệ, cũng như chuối và
hoàng tinh
Phân loại:
Trong hệ thống APG II năm 2003 người ta đặt bộ này trong nhóm thài lài (commelinids), mà nó lại được đưa vào trong lớp thực vật một lá mầm, cũng như coi
nó có chứa 8 họ với 92 chi và khoảng 2.111 loài như sau:
Zingiberaceae - Họ Gừng
Cannaceae - Họ Chuối hoa hay họ Dong riềng
Costaceae - Họ Mía dò
Heliconiaceae - Họ Chuối pháo
4
Thực vật bậc cao
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)Ngành Ngọc Lan(Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liliopsida)(Liliopsida)Lớp Hành
Phân lớp Thài Lài (Commelinidae)
)
Phân lớp Thài Lài (Commelinidae)
)
Bộ Gừng (Zingiberales)Bộ Gừng (Zingiberales)
Họ Gừng (Zingiberaceae)(Zingiberaceae)Họ Gừng
Chi
KaempferiaKaempferiaChi
Trang 5 Lowiaceae- Họ Chuối hoa lan
Marantaceae - Họ Hoàng tinh
Musaceae - Họ Chuối
Strelitziaceae - Họ Hoa chim thiên đường hay chuối rẻ quạt
Hệ thống Cronquist
Trong hệ thống Cronquist năm 1981 thì bộ này chứa cùng tám họ như trên đây, nhưng
bộ này được coi như là thuộc về phân lớp Gừng (Zingiberidae), mà phân lớp này lại thuộc về lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) Phân lớp Gừng này còn chứa cả bộ Dứa (Bromeliales), bao gồm (tại đó) một họ duy nhất là họ Dứa (Bromeliaceae), một
họ mà APG II đưa vào trong bộ Hòa thảo (Poales)
Phát sinh loài
Nhóm thân cây trong phát sinh loài của bộ Gừng có niên đại vào khoảng 114 triệu
năm trước, sự phân kì trong nhóm vào khoảng 88 Ma (Janssen & Bremer 2004); các
số liệu trong Bremer 2000 là 84 và 62 Ma và trong Wikström và ctv (2001) là 81-73/62-38 Ma Tuy nhiên, Kress và Specht (2005) lại cho rằng nhóm chỏm cây có lẽ có niên đại sớm hơn, tới 158 Ma (127-121 Ma trong Kress & Specht 2006), nhóm chỏm cây rẽ ra vào khoảng 95 Ma (144-106 Ma trong Kress & Specht 2005, 2006); các họ
ngoài nhóm Cannaceae và Marantaceae đã rẽ ra vào khoảng 60 Ma [trong Kress &
Specht 2006 là 86-74 Ma] Chi đã tuyệt chủng và không đặt vào họ nào
(Spirematospermum) có các hóa thạch đã biết từ cuối kỷ Phấn Trắng
Phát sinh loài trong bộ đã được nghiên cứu nhiều, nhưng nhiều mối quan hệ ở một mức độ nhất định vẫn còn chưa rõ ràng Cây phát sinh loài ở đây dựa trên 2 gen + hình thái học cây các xấp xỉ kế tiếp của Kress (1990, 1995), Kress và ctv (2001)) cũng như của Wikström và ctv (2001: 3 gen, Musaceae [Heliconiacaeae [[Lowiaceae + Strelitziaceae] [phần còn lại]]]), Andersson và Chase (2001: Costaceae và Zingiberaceae dường như không là các đơn vị phân loại chị-em) cùng Janssen và Bremer (2004) Musaceae được hỗ trợ yếu (chỉ trên 50% một chút) như là nhóm
chị-em với phần còn lại trong bộ trong cây phát sinh loài của Kress và ctv (2001), và tốt hơn một chút, nhưng chưa đủ tốt (78%) hỗ trợ như là thành viên của nhánh [[Lowiaceae + Strelitziaceae], Heliconiaceae, Musaceae] trong Givnish và ctv (2006:
1 gen) Thậm chí mối quan hệ [[Costaceae + Zingiberaceae] [Marantaceae + Cannaceae]] cũng không được tìm thấy trong một số phân tích (như Davis và ctv
2004, nhưng các giá trị hỗ trợ nói chung là rất thấp; Soltis và ctv 2007) Johansen
Trang 6(2005), xem xét 6 khu vực ADN (thể hạt, nhân), gần đây gợi ý rằng Lowiaceae và Strelitziaceae là các nhóm chị em kế tiếp với phần còn lại của bộ Zingiberales, điều này có thể làm cho việc tái tạo lại các đặc trưng tiến hóa của hoa là mơ hồ
3 Đặc điểm của họ Gừng (Zingiberaceae) [4]
Họ Gừng khác họ Chuối chủ yếu bởi 3 điểm chính: Bộ máy dinh dưỡng có tế bào tiết tinh dầu, lá có lưỡi nhỏ, hoa có một nhị thụ
Đặc điểm:
Thân: cỏ, sống dai nhờ thân rễ to, phân nhánh Thân khí sinh không có (Địa liền)
hoặc có và mọc rất cao (Riềng) Lá: xếp thánh 2 hàng (Alpinia, Zingiber) Phiến lá
thuôn dài hoặc hình trứng Bẹ lá có thể nguyên hoặc tạo thành một ống xẻ theo một đường dọc đối diện với phiến; đầu bẹ lá có lưỡi nhỏ Ở nhiều cây, các bẹ lá xếp khít
nhau thành một thân giả khí sinh Cây Địa liền có lá mọc sát đất Cụm hoa: gié hay
chùm ở chót thân (Globba, Alpinia) hoặc mọc từ gốc trên một trục phát hoa riêng biệt (Zingiber) với nhiều lá bắc úp vào nhau và có màu Cây Địa liền có cụm hoa nằm
ngay trên thân rễ ở sát mặt đất Hoa: to, không đều, lưỡng tính, mẫu 3 Bao hoa: 3 lá
đài màu lục dính nhau thành ống bên dưới 3 cánh hoa có màu, dính nhau phía dưới
thành ống, trên chia 3 thùy Bộ nhị: hoa chỉ còn 1 nhị thụ với bao phấn 2 ô, hướng
trong Chỉ nhị hình lòng máng ốm lấy vòi nhụy Nhị phụ thuộc vòng trong và là nhị sau đối diện với cánh môi Hai nhị còn lại hợp thánh cánh môi Theo vài tác giả, vòng nhị ngoài mất hẳn hoặc chỉ còn 2 nhị lép nhỏ ở hai bên Màng hạt phấn có một rãnh
hay trơn Bộ nhụy: 3 lá noãn tạo thành bầu dưới 3 ô, mỗi o chứa nhiều noãn, đính
noãn trung trụ 1 vòi nhịu hình sợi, chui qua khe hở của 2 ô phấn và thò ra ngoài Đầu
nhụy hình phễu Bầu 1 ô, đính noãn bên gặp ở chi Globba và Gagnepainia Quả:
nang, quả mọng hiếm gặp Hạt: có nội nhũ và ngoại nhũ Nhiều trường hợp có áo hạt Phân loại
Ở Việt Nam có khoảng:
17 – 20 chi: Achasma, Alpinia, Amomum, Boesenbergia, Caulokaempferia,
Cautleya, Cenolophon, Curcuma, Elettaria, Elettariopsis, Etlingera, Gagnepainia, Geostachys, Globba, Hedychium, Kaempferia, Phaeomeria, Siliquamomum, Stahlianthus, Zingiber.
100 loài
4 Đặc điểm của chi Kaempferia L.
Đặc điểm thực vật chi Kaempferia L ở Việt Nam:
6
Trang 7Cây thân thảo nhỏ, đầu rễ thường phình lên thành dạng củ Thân già rất ngắn hoặc không có Lá ít, phiến lá gần tròn đến dạng chỉ; cuống lá ngắn; lưỡi thường nhỏ hoặc không có Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá hay từ thân rễ, hoa xuất hiện trước hay sau khi
có lá Các lá bắc xếp xoắn, mỗi lá bắc chứa 1 hoa, lá bắc con nhỏ, đầu xẻ thành 2 thùy, đôi khi xẻ sâu đến gốc Hoa có đài dạng ống ở phần dưới, phần trên xẻ vát xuống một bên, đầu chia 2 – 3 thùy Tràng có phần dưới dạng ống, dài bằng hay hơn đài; phần trên xẻ thành 3 thùy Cánh môi màu trắng hay hồng, đôi khi có đốm và màu sắc khác
ở gần gốc cánh môi, đầu xẻ nông hay sâu thành 2 thùy Nhị có chỉ nhị dạng bản rất ngắn hay không có; bao phấn 2 ô; phần phụ trung đới kéo dài thành mào Nhị lép bên dạng cánh tràng Bầu 3 ô, noãn nhiều Quả nang hình cầu hay bầu dục dài Hạt gần tròn hay bầu dục dài, áo hạt xẻ không đều [1]
Phân bố: Ở vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và châu Á, sống nơi đất mùn ẩm, ven nương rẫy, dưới tán rừng [1]
Phân loại: Ở Việt Nam tính đến năm 2011 có 7 loài thuộc chi Kaempferia [1]
5 Đặc điểm của các loài thuộc chi Kaempferia
Đặc điểm của 7 loài thuộc chi Kaempferia được thể hiện trong bảng sau [1], [5]:
Trang 9
Phân bố [1], [5]:
Thu hái và chế biến [2]
Bộ phận dùng: Rễ củ
Thu hái và chế biến: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen, mùi kém thơm Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dầu điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác
Trang 10Tính vị, công dụng [2]
Tính vị:
Theo Tài liệu cổ Địa liền:
Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Tỳ và vị
Công dụng:
Có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế Chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng Thường được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, làm ăn ngon, chóng tiêu Và còn dùng làm thuốc xông Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp nhức đầu, đau nhức
6 Phân biệt với các loài khác dễ nhầm lẫn
Địa liền thường bị nhầm lẫn với loài Kaempferia augustifolia Rosoe (Địa liền lá hẹp)
mà nhân dân Phú Thọ cũng gọi tên là Địa liền [5]
Xem phần “5 Đặc điểm của các loài thuộc chi Kaempferia”
Địa liền
Kaempferia galanga L.
Địa liền lá hẹp
Kaempferia augustifolia Rosoe
B TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC
10
Trang 11Thân rễ Địa liền khô chứa 2,4 – 3,9% tinh dầu Thành phần chủ yếu là acid p-methoxycinamic, ethyl cinamat và p-methoxy ethylcinamat Hợp chất p-methoxy ethylcinamat chiếm tới 30% dễ dàng kết tinh khi bảo quản lạnh Phần lỏng còn lại sau khi tách khỏi phần kết tinh có hằng số vật lý sau: Trọng lượng riêng 0,8792 – 0,8914, chỉ số acid 0,5 – 1,3, chỉ số xà phòng 99,7 – 109, [α]D30: 2,6o – 4,5o
Ngoài ra, thân rễ còn có các hợp chất n-pentadecan, A3- caren, p-methoxy ethylcinamat, borneol, p-methoxystyren, acid transcinamic, aldehyd cinamic, cineol, kaempferol và kaempferid, monoterpen keton: 3-caren-5-on, carvon, eucalyptol [3]
C TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1 Theo Y học cổ truyền [3]
Địa liền có vị cay, tính ôn
Quy kinh: tâm, tỳ, vị
Tác dụng:
Ôn trung
Tán hàn
Trừ thấp
Tiêu thực
Bạt khí độc
2 Theo Y học hiện đại
Trang 12 Tác dụng giảm đau
Trên mô hình gây đau nội tạng bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn, Địa liền dùng với liều 5 g/kg thể trọng, bằng đường uống, một giờ sau khi dùng có tác dụng làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau Còn trên mô hình gây đau bằng sức nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin [3]
Tác dụng chống viêm
Trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, Địa liền có tác dụng chống viêm rõ rệt, dạng cao cồn với liều 10g/kg thể trọng
có tác dụng ức chế viểm 63,8%, dạng cao nước với liều 10 g/kg thể trọng cũng có tác dụng ức chế viêm 60% Các tinh dầu và dạng tinh thể chiết ra từ Địa liền cũng có tác dụng chống viêm tương tự [3]
“Kapurkachari” là một loại thuốc Ayuvedic (thảo dược Ấn Độ) nổi tiếng với tác dụng điều trị các bệnh như ho, viêm loét,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa đầy
hơi, chướng bụng và dùng làm mỹ phẩm, bao gồm thân rễ của 3 cây: Hedychium
spicatum Buch Ham Ex Smith., Kaempferia galanga Linn Và Curcuma zedoaria
Rosc (nghệ đen) Tất cả 3 loại cây này đều thuộc một phân lớp Scitaminac, họ Zingiberaceae Tất cả các cây đều chứa các loại tinh dầu, nhựa, tinh bột… như
phytoconsituents Trong số 3 cây, hoạt tính chống viêm của Hedychium spicatum
được nghiên cứu chi tiết hơn cả Trong khi 2 cây khác cũng được bán tại các thị trường dưới tên thương mại, người ta nghĩ đến việc đánh giá để xác định hiệu quả chống viêm của các loại thuốc Thí nghiệm đã chứng tỏ rằng dịch chiết ethanol của tất
cả 3 thân rễ ức chế sự hình thành phù nề ở chân có ý nghĩa trong điều trị cấp với tác
nhân carageenan gây phù ở chuột Hedychium spicatum ức chế 55,54%, Kaempferia
galanga 50,98% trong khi Curcuma zedoaria là 39,78% Kết quả cho thấy rằng, dịch
chiết ethanol của Kapurkachari có khả năng chống viêm mạnh, có thể ức chế đợt viêm cấp tính ở chân chuột gây ra bởi carageenan [6]
Tác dụng hạ sốt
Nghiên cứu trên thỏ thực nghiệm bằng pyrogen chuẩn (natri nucleinat), Địa liền với liều 5 g/kg bằng đường uống, 2 giờ sau khi dùng thuốc, làm hạ sốt 0,4 – 0,5oC so với
lô đối chứng
Theo tài liệu nước ngoài, Địa liền còn có một số tác dụng khác Trên ống nghiệm, nước sắc thân rễ có tác dụng ức chế sự phát triển của một số nấm thường gây bệnh
12
Trang 13ngoài da; chất EPMC có phổ kháng nấm khá rộng Cao chiết bằng cloroform từ thân
rễ trên ống kính có tác dụng ức chế co thắt giải động mạch chủ ở chuột cống trắng gây nên do K+ hoặc do phenylephrin Thí nghiệm trên chuột lang, chất EPMC gây giãn khí phế quản, chứng tỏ việc sử dụng Địa liền trong điều trị bệnh hen suyễn là có cơ sở Chất EPMC còn có tác dụng như một chất ức chế men MAO, có thể dùng để chữa trầm cảm
Cao chiết bằng ethanol từ Địa liền có tác dụng độc tế bào đối với tế bào carcinom cổ
tử cung (Hela) và diệt amip Các thành phần ethyl cinnamat, p-methoxy cinnamat và acid p-methoxy cinnamic, có tác dụng diệt dòi bọ Borneol có tác dụng làm ra mồ hôi, gây hưng phấn, giải co thắt [1]
D CÔNG DỤNG VÀ CÁC CHẾ PHẨM CHỨA ĐỊA LIỀN
1 Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, Địa liền được dùng chữa ngực bụng đau, tiêu chảy, làm thuốc kiện tỳ, thuốc kiện vị, giúp tiêu hóa chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn
Liều dùng: ngày 3 – 6 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, thuốc hãm [3].
Rượu địa liền (ngâm củ Địa liền trong rượu 40 – 50o, trong 5 -7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng Nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi Lá và củ cũng dùng ngậm cho bớt ho và làm hết hôi miệng
Rễ còn dùng chế mỡ xức tóc cho thơm [2]
Ngoài ra, tinh dầu Địa liền để chế nước hoa, mỹ phẩm, làm vị điều hương trong thực phẩm Bột Địa liền có tác dụng bảo vệ quần áo chống nhậy cắn
Ở Philippin, nước sắc Địa liền chữa ăn uống khó tiêu, sốt rét Lá Địa liền giã nát
hơ nóng, đắp chữa tê thấp Ở Malaysia, thân rễ Địa liền được dùng chữa cao huyết áp,
lở loét, hen suyễn Lá và thân rễ nhai ngậm chữa ho và đau họng Thân rễ dùng riêng chữa cảm lạnh Một vài nơi dùng lá và thân rễ Địa liền làm rau ăn sống [3]