I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. TỔNG QUAN 3 A. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC 3 1. Vị trí phân loại thực vật 4 2. Đặc điểm của bộ Mạch môn (Convallariaceae) 4 3. Đặc điểm của họ Mạch môn (convallariaceae) 6 4. Đặc điểm của chi Ophiopogon 6 5. Đặc điểm của loài 7 6. Phân biệt với Thiên môn đông 8 B. TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC 9 C. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 17 D. .CÔNG DỤNG VÀ CÁC CHẾ PHẨM CHỨA MẠCH MÔN 19 LỜI CẢM ƠN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1 LỜI CẢM ƠN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl được trồng
nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và làm thuốc Rễ củ của cây này là một dược liệu quý
có mặt trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền với mục đích chữa ho long đờm, thươngtổn, ho lao, sốt, bệnh lý tiểu đường, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam
Các nghiên cứu trước đây về thành phần hoá học đã chỉ ra rằng cây này có chứa các hợpchất homoisoflavonoid, steroidal saponin và polysaccharide được phân tích bằng cácphương pháp UV hoặc HPLC-MS [31] Đây là những thành phần có nhiều hoạt tính sinhhọc đáng chú ý như kháng viêm, chống oxi hóa, gây độc tế bào, phòng và ngăn ngừabệnh tiểu đường…
Vì vậy tiểu luận này được thực hiện nhằm tóm tắt một cách tổng quan về dược liệu mạchmôn nhằm phát hiện các tác dụng của cây Mạch môn góp phần làm rõ hơn những côngdụng chữa bệnh trong y học cổ truyền đồng thời làm tăng giá trị khoa học của cây này ởViệt Nam
Trang 3II TỔNG QUAN
A TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
Duyên giới thảo, Phiếc kép phạ (Tày)
Japanese Lily Tarf, Japanese Snake’s Beard, Liriopogon, Monkey Grass,Ophiopogon, Snake’s Beard
+ Convallaria graminifolia Salisb.
+ Convallaria japonica L.f.
+ Convallaria japonica Thunb.
+ Flueggea anceps Raf.
+ Flueggea japonica (Thunb.) Rich.
+ Liriope gracilis (Kunth) Nakai.
+ Mondo gracile (Kunth) Koidz.
Trang 4+ Mondo gracile var brevipedicellatum Koidz.
+ Mondo japoni-cum (Thunb.) Farw.
+ Mondo longifolium Ohwi.
+ Mondo stolonifer (H Lév & Vaniot) Farw.
Theo cách tiếp cận hiện đại thì bộ Liliales chứa 10 họ, trong đó họ Corsiaceae là đángchú ý do họ này chứa các loài thực vật hoại sinh Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới
Thực vật bậc cao
Ngành Ngọc Lan(Magnoliophyta)Ngành Ngọc Lan(Magnoliophyta)
Lớp Hành(Liliopsida)(Liliopsida)Lớp Hành
Phân lớp Hành(Liliidae))
Phân lớp Hành(Liliidae))
Bộ Hành (Loa kèn)(Liliales)
Bộ Hành (Loa kèn)(Liliales)
Họ Mạch Môn(Convallariaceae)(Convallariaceae)Họ Mạch Môn
Ophiopogon japonicus
(L.f.) Ker-Gawl.L
Ophiopogon japonicus
(L.f.) Ker-Gawl.L
Trang 5Các họ lớn hơn cả (với trên 100 loài) chủ yếu phân bổ tại Bắc bán cầu hoặc phân bổkhắp thế giới với trung tâm ở phía bắc Ngược lại, các họ nhỏ (tới 10 loài) chủ yếuphân bổ ở Nam bán cầu hoặc đôi khi chỉ ở Australia hay Nam Mỹ Tổng số loài trong
họ này chỉ khoảng 1.300 và là tương đối nhỏ
Giống như các nhóm cây thân thảo khác, các mẫu hóa thạch của bộ Liliales là ít thấy.Người ta chỉ tìm thấy một vài hóa thạch của chúng từ thời kỳ thế Eocen (34-56 triệunăm trước), chẳng hạn như Petermanniopsis anglesaensis hay Smilax, nhưng sự xácđịnh chúng vẫn chưa rõ ràng Các hóa thạch khác là Ripogonum scandens từ thếMiocen (5-23 triệu năm trước) Do sự khan hiếm dữ liệu, dường như người ta khôngthể xác định chính xác niên đại và sự phân bổ ban đầu của bộ này Người ta cho rằng
bộ Liliales có nguồn gốc từ giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng, khoảng trên 100 triệu nămtrước Sự đa dạng hóa ban đầu thành các họ diễn ra khoảng 48-82 triệu năm trước
(Vinnersten và Bremer, 2001).
Loài điển hình của bộ này là hoa loa kèn (huệ tây), mà theo tên gọi khoa học của chinày là Lilium người ta đã đặt tên khoa học cho bộ này
Phân loại:
Đã từng có thời gian mà rất nhiều chủng loại thực vật được đặt trong bộ này, nhưng kể
từ thời kỳ đó thì nhóm này đã được chia nhỏ, với nhiều họ đã chuyển sang các bộ khác
và tạo ra hai bộ mới là Dioscoreales (Củ nâu) và Asparagales (Măng tây) Nhiều chitrước đây được phân loại trong họ Loa kèn (Liliaceae) đã được đưa sang các họ khác
Hệ thống phân loại APG II (do Angiosperm Phylogeny Group tạo ra) đã xác định 10
Trang 6− Smilacaceae
Hệ thống phân loại APG được nhiều nhà thực vật học công nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng các hệ thống phân loại khác cũng được sử dụng nhiều Hệ thống Cronquist có ảnh hưởng lớn đưa các họ sau vào trong bộ Liliales:
Trang 7Cây thảo sống nhiều năm có thân rễ ngắn, dày, mọc trườn Lá mọc từ rễ hoặc trênthân, so le hay xếp vòng Hoa mọc đơn độc hoặc thành bông, chùm đơn hoặc chùykép ở nách lá hoặc trên một cán hoa Hoa lưỡng tính Bao hoa có 6 phiến rời hoặcdính một phần ở dưới, các phần trên trải ra Nhị 6, có chỉ nhị rời hay dính Bầu thượnghoặc bầu trung, 3 ô, 1 vòi nhụy Quả nang, khô hoặc quả mọng.
Phân loại
Gồm 23 - 25 chi với 230 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu
4 Đặc điểm của chi Ophiopogon
Chi Ophiopogon thuộc họ Mạch môn (Convallariaceae), là loại cây thường niên, thân
thảo
Trên thế giới chi Ophiopogon đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu, một số cây trong chi này được sử dụng như thảo dược truyền thống và thể hiệnnhiều hoạt tính quý báu như gây độc tế bào, bảo vệ gan, hạ sốt, giảm đau, diệt khuẩn,kháng sinh, chống oxi hóa, hạ đường huyết và hen suyễn Mở rộng nghiên cứu vềthành phần hóa học của chi đã xác định bao gồm sesquiterpenoid, diterpenoid,triterpenoid, saponin triterpenoid, flavonoid, v/v [2]
Đông Nam Á và Nam Á Ở Trung Quốc hiện có khoảng 38 loài thuộc chi
Ophiopogon, trong đó Ophiopogon japonicus được sử dụng rất phổ biến trong y học
cổ truyền [5,6]
Ophiopogon tìm thấy 15 loài, chủ yếu là loài Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.,
cây mọc hoang và được trồng nhiều để thu hái
củ làm thuốc [4] Tuy nhiên, ở nước ta công bố
khoa học được ghi nhận về thành phần hóa học
và cả hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi
này vẫn còn rất hạn chế [3,7]
5 Đặc điểm của loài
Đặc điểm
Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl - Mạch
môn: Là một loại cây cỏ sống lâu năm, cao từ
10-40 cm, rễ chùm trên rễ có những chỗ phát
triển thành củ mẫm Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như
lá lúa mạch dài 15-40 cm, rộng 1-4 mm, phía
Trang 8cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa Cán mang hoa dài từ 10-20 cm, hoa màuxanh nhạt, cuống 3-5 mm, tụ thành 1-3 hoa ở các kẽ lá bắc trắng nhạt Quả mọng màutím đen nhạt đường kính 6 mm có 1-2 hạt [2,3,1].
Trang 9
Phân bố
Phân bố: Mạch môn phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Trung
Quốc, Việt Nam [9] Ở Việt Nam, Mạch môn mọc hoang và được trồng để lấy rễ củdùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Nội), Nguyễn Trãi (Hưng Yên), Ninh Hiệp(Hà Nội)
Thu hái và chế biến [1]
− Bộ phận dùng: Rễ củ
− Thu hái: Thường hái vào tháng 6-7 ở những cây đã được 2-3 năm Chọn những củgià, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6 mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyênphơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng Có khi hái về dùng móng tay rạch củ, tước bỏlõi rồi rang với gạo cho tới khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy Mạch môn dùng
Củ Mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt hơi trong, dài 10-15 mm Mùi dặc biệt, vịngọt
Tính vị, công dụng
Theo Đông y, Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế, vị
có tác dụng dưỡng âm sinh tân, nhuận phế thanh hỏa, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết,hóa đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng kho khát, bệnhnhiệt tân dịch khô [1,10]
Trong dân gian, Mạch môn là một vị thuốc rất thông dụng, được dùng làm thuốc holong đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm) Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốtkhát nước Ngày dùng từ 6-20 g dưới dạng thuốc sắc [1]
6 Phân biệt với Thiên môn đông
Cây cỏ sống lâu năm Dây leo sống lâu năm
Rễ củ mọc thành chùm, chỉ một số
phát triển thành củ mẫm Rễ cũ với nhiều cũ hình thoi sẫm
Lá mọc từ gốc, hẹp dài như lúa mạch Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến
đổi trong như lá, lá rất nhỏ trong như vẩyQuả mọng màu tím đen nhạt Quả mọng màu đỏ khi chín
Trang 10Mạch môn đông Thiên môn đông
B TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC
Nghiên cứu nước ngoài:
Từ những nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước có uy tín, cácnhà khoa học đã tìm thấy trong rễ củ Mạch môn có các lớp chất bao gồm steroid saponin,homoisoflavonoid, eudesmane sesquiterpenoid và polysaccharide đã được phân lập từ các
Trang 11bộ phận khác nhau của Mạch môn Trong đó, steroid saponin và homoisoflavonoid lànhững thành phần có hoạt phổ rộng, được xem như là thành phần chính của Mạch môn
(O japonicus) [10].
1 Các hợp chất steroidal saponin
Steroid saponin là các chất chuyển hóa quan trọng bao gồm spirostanol saponin vàfurostanol saponin phân loại trên cơ sở cấu trúc khác nhau của nhóm aglycon, là những
thành phần chính có trong O japonicus Lớp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học
tốt, bao gồm bảo vệ tim mạch, kháng viêm, chống ung thư, chống oxi hóa, hoạt tính miễndịch và chữa ho Cho đến nay đã có khoảng hơn 75 steroid saponin đã được phân lập từ
loài O japonicus
Nhóm chất Spirostanol saponin: có cấu trúc 6 vòng ABCDEF chủ yếu là các dẫn xuất
của nhóm ruscogenin và diosgenin Nhóm đường thường được gắn tại vị trí nhómhydroxyl ở C-1 hoặc C-3 phần aglycon Từ năm 1972-1973, từ rễ củ cây Mạch môn, Tada
và các cộng sự đã phân lập được hai hợp chất mới và đặt tên là ophiopogonin B (1) và D (2) [17,18] Sau đó, 5 hợp chất bao gồm ophiopogonin A, C, B', C' và D' (3‒7) cũng được
Watanabe và các cộng sự phân lập từ củ Mạch môn vào năm 1977 [19] Tiếp tục hướngnghiên cứu trên loài này, đến năm 1993, nhóm nghiên của Asano và các cộng sự đã phân
lập được 6 steroid glycoside (8‒13) từ phân đoạn n-BuOH của Mạch môn (O japonicus)
bao gồm glycoside C (8), LS-10 (9), ruscogenin 1-O-sulfate (10) và 11‒13 [20] Ngoài ra,
nhóm nghiên cứu của Liu và cộng sự cũng đã công bố phân lập được hai hợp chất là
25(S)-ruscogenin (14) và 25(R)-ruscogenin (15) từ cây này năm 2006 [21] Gần đây, năm
2010, nhóm nghiên cứu của tác giả Duan và cộng sự cũng đã công bố hai hợp chất mới
khác và đặt tên là xylopyranosyl-(1-4)]-β-D-glucopyranoside (16) và diosgenin-3-O-[2-O-acetyl-α-L- rhamnopyranosyl-(1-2)][β-D-xylopy ranosyl-(1-4)]-β-D-glucopyranoside (17) [22,23].
(25R)-ruscogenin-3-yl-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-[β-D-Như vậy các hợp chất thuộc khung spirostanol saponin có thể là đặc trưng cho loài thựcvật này Đến năm 2012, cũng từ rễ củ Mạch môn, nhóm nghiên cứu của Zhang và cộng
sự đã phân lập được một hợp chất furostanol saponin mới ophiopogonin O (18) và bảy
saponin spirostanol đã được biết đến trước đó [24] Tiếp tục các nghiên cứu hóa học trênloài này, năm 2013, Sun và các cộng sự cũng đã báo cáo phân lập được hợp chất
nolinospiroside F (19) Cùng với thời gian này, nhóm nghiên cứu Li và các cộng sự đã
phân lập từ rễ củ Mạch môn được bốn hợp chất saponin có khung steroid mới đó là
ophiopogonin P–S (20‒23) Ngoài ra, 11 steroid đã được biết đến trước đó (24‒34) cũng
đã được xác định [25]
Trang 13Nhóm chất Furostanol saponin: có 5 vòng ABCDE và 5 cacbon trên mạch nhánh củacấu
trúc Vị trí của nhóm đường cũng được xác định gắn vào nhóm hydroxyl của 1 hoặc
C-4 trên phần aglycon Đây cũng là nhóm saponin đặc trưng cho loài thực vật này
Trang 14Năm 2000, nhóm nghiên cứu của tác giả Zhau và cộng sự đã phân lập từ củ của cây Mạch
môn một hợp chất mới là ophiopojaponin B (35) [26] Đến năm 2008, Xu và các cộng sự
cũng đã phân lập đươc một hợp chất mới khác thuộc khung furostanol saponin có 5 vòng
khá phổ biến có tên là 26-O-β-D-glucopyranosyl(25S)-furost-5-ene-1β,3β,22α,26-tetraol 1-O-α-L-glucopyranosyl (25S)[α-L-rhamnopyrano syl-(1-nosyl (25S)]α-L-st-5-ene (36)
[27] Trong năm 2010, Duan và các cộng sự cũng công bố 2 hợp chất mới khác là
ophiopogonin H (37) và I (38), một trong những thành phần chính từ phân đoạn dịch
chiết n-BuOH [22,23].
Năm 2012, cũng từ rễ củ Mạch môn, nhóm nghiên cứu của Zhang và các cộng sự đã phân
lập được 7 hợp chất furostanol saponin mới đặt tên là ophiopogonin H–K (39‒45) [24].
Năm 2013, Liu và cộng sự đã phân lập được từ rễ củ Mạch môn 12 hợp chất steroid
saponin mới khác là ophiofurospiside C-N (46‒57) [28] Cũng vào năm 2013, Ye và cộng
sự đã phân lập được từ rễ củ Mạch môn 3 hợp chất saponin khung steroid mới (59‒61) và
Trang 15một saponin khung steroid đã biết (62) [29] Tiếp tục công bố năm 2014, Liu đã phân lập
được 1 hợp chất là 26-O-β-D pentaol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside (59) [29].
Trang 16-glucopyranosyl-(25R)-furost-5-en-3β,14α,17α,22α,26-2 Các hợp chất homoisoflavonoid
Qua các nghiên cứu đã công bố cho thấy, một trong những thành phần chính của rễ củMạch môn là các hợp chất homoisoflavonoid Lớp chất này thể hiện hoạt tính chống oxihóa và kháng viêm là những hoạt tính điển hình của Mạch môn [7,9,30] Cáchomoisoflavonoid gồm hai nhóm, một nhóm chứa liên kết đôi tại C-2/C-3 và một nhómkhác là không chứa liên kết đôi tại vị trí này
Trang 17Nghiên cứu trong nước
Cho đến nay ở nước ta mới chỉ có nhóm nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Sung và cáccộng sự phân lập được 13 hợp chất homoisoflavonoid vào năm 2003, trong đó có 5 hợpchất mới và 8 hợp chất đã được công bố trước đó [8] Ngoài ra, TS Trần Mạnh Hùng vàcác nhà khoa học Hàn Quốc cũng đã phân lập được 3 hợp chất omoisoflavonoid mới [7]
3 Thành phần eudesmane sesquiterpenoid glycoside
Bên cạnh đó, các hợp chất eudesmane sesquiterpenoid glycoside cũng đã được phân lập
từ mạch môn Năm 2004, Cheng và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất cis-eudesman
sesquiterpenoid glycoside mới từ rễ củ Mạch môn là ophiopogonoside A (97) và liriopeoside A (98) [32].
4 Thành phần polysaccharide
Mạch môn rất giàu polysaccharide, là những hợp chất thể hiện rất nhiều hoạt tính sinhhọc khác nhau, bao gồm hoạt tính chống tiểu đường, chống oxi hóa, khả năng miễn dịch,chống thiếu máu cục bộ lên cơ tim Mười một polysaccharide đã được phân lập từ dịch
chiết của O japonicus Cấu trúc của chúng được tóm tắt bên dưới [33-36].
Trang 18100 Md2 D-glucose and α-(1→4)glc
Theo Đông y, Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế, vị
có tác dụng dưỡng âm sinh tân, nhuận phế thanh hỏa, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết,hóa đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng kho khát, bệnhnhiệt tân dịch khô [1,10]
Thành phần hóa học chính của rễ củ Mạch môn là các saponin có khung steroid, cáchợp chất homoisoflavonoid, các polysaccharide, các hợp chất eudes manesesquiterpenoid Những hợp chất này đã thể hiện rất đa dạng các hoạt tính sinh họcnhư: kháng viêm, chống oxi hóa, gây độc tế bào, phòng và điều trị bệnh tiểu đường.Không những thế, dịch chiết của Mạch môn cũng thể hiện những hoạt tính sinh họckhác như tác dụng bảo vệ tim mạch, kháng viêm, chống ung thư, chống oxi hóa và hạđường huyết Sau đây là một vài hoạt tính tiêu biểu của cặn chiết và các hợp chất đãđược phân lập từ rễ củ Mạch môn:
2 Các hoạt tính được nghiên cứu theo y học hiện đại
Hoạt tính kháng viêm
Các hợp chất homoisoflavonoid methylophiopogonone A, methylophiopogonone B,ophiopogonanone E , ophiopogonanone H , 5,7,4'-trihydroxy-3'-methoxy-6,8-dimethyl homoisoflavanone và 5,7,2'-tri hydroxy-4'-methoxy-6,8-dimethylhomoisoflavanone đã thể hiện tác dụng ức chế sự sản sinh chất gây phản ứng viêm [30].Các hợp chất homoisoflavonoid trong Mạch môn cũng góp phần mang lại nhiều tácdụng hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn dị ứng [7]
Hoạt tính chống oxy hóa
Thành phần homoisoflavonoid thể hiện tác dụng quét gốc tự do DPPH• 1-picrylhydrasyl) [37] Trong một nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu của Boyang