Đề ra các giải pháp để phát triển làng nghề nông thôn tại địa bàn tỉnh Nam Định, Nâng cao năng lực cho các nghề truyền thống, làng nghề thông qua đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; cải tiến, hoàn thiện và phát triển các mẫu mã mới phù hợp nhu cầu thị trường, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-UBND Nam Định, ngày tháng 10 năm 2017
Dự thảo
KẾ HOẠCH
Phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2018 - 2020
Thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn, ngày 23/11/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định
số 2510/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Để tổ chức thực hiện phát triển làng nghề nông thôn giai đoạn 2018 - 2020, UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
1 Mục đích, yêu cầu
1.1 Mục đích
Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất làng nghề trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới
Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm nghề mới phù hợp với từng địa phương
để đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
1.2 Yêu cầu
- Tiếp tục bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống và làng nghề cả về
số lượng và quy mô
- Nâng cao năng lực cho các nghề truyền thống, làng nghề thông qua đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; cải tiến, hoàn thiện
và phát triển các mẫu mã mới phù hợp nhu cầu thị trường, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao
- Đầu tư, xây dựng, hoàn thiện mô hình phát triển làng nghề kết hợp du lịch cho một số làng nghề ở Ý Yên, Hải Hậu, Nam Trực và TP Nam Định
- Xử lý cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề: Cơ khí Bình Yên, Vân Chàng - Nam Trực
- Có từ 20 - 30 hội, hiệp hội, cơ sở ngành nghề nông thôn và làng nghề tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối, cung cấp thông tin trên các bản tin, ấn phẩm liên quan đến nghề, làng nghề
Trang 2- Công nhận từ 15 - 20 nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống; trong đó định hướng mỗi làng gắn liền một sản phẩm chủ lực
2 Nội dung
2.1 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến phát triển mẫu mã sản phẩm
- Hỗ trợ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; cơ giới hóa một số công đoạn thủ công để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- Hỗ trợ thiết kế, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác hàng hóa phù hợp thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; đảm bảo tính tiện ích, tiện dụng, tính nghệ thuật và thương mại cao
- Ưu tiên hỗ trợ cho các sản phẩm tại các nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận và các sản phẩm được chọn trong
kế hoạch đề án “chương trình mỗi xã một sản phẩm”
2.2 Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Tập trung đầu tư phát triển du lịch cho các làng nghề truyền thống chạm khắc gỗ La Xuyên, làng nghề truyền thống sơn dầu, sơn son thiếp bạc Thượng Thôn, đúc đồng Tống Xá (Ý Yên); cây cảnh Nam Điền, Vị Khê (Nam Trực); cây cảnh Văn Lý, Hồng Tiến (Hải Hậu); làng nghề hoa và quất cảnh Vạn Diệp (TP Nam Định) để có thể tổ chức phát triển khai thác, quảng bá trở thành điểm đến trong các tour du lịch của địa phương và tỉnh
- Triển khai một số hạng mục đầu tư tại các làng nghề: Hoàn thiện khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề; khu sản xuất tập trung; Tổ chức khôi phục, phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề
và cải tạo một số khu vực, hình thành khu vực không gian xanh trên cơ sở giữ gìn nét đặc sắc, đặc trưng của làng nghề
- Tổ chức kết nối các tour, tuyến du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch làng nghề gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái trong địa phương và khu vực lân cận
2.3 Xúc tiến thương mại cho làng nghề và sản phẩm làng nghề
Xây dựng quy trình giới thiệu sản phẩm làng nghề; trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề phục vụ quà tặng lưu niệm; giới thiệu, cung cấp, đăng tải thông tin về làng nghề và sản phẩm làng nghề trên các phương tiện truyền thông, các website thương mại điện tử, các ấn phẩm sách báo về xúc tiến thương mại nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Trung ương và các ấn phẩm xúc tiến thương mại của một số địa phương
2.4 Tập huấn nâng cao năng lực
- Tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho 100 - 120 đại biểu thuộc các hội, hiệp hội, cơ sở sản xuất tại các làng nghề về phát triển thương hiệu, phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm làng nghề, mô hình quản lý làng nghề thuộc 02 nhóm sản phẩm: Thủ công mỹ nghệ (mây tre, gỗ mỹ nghệ, đúc đồng)
và cây cảnh
Trang 3- Tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường cho 50 đến 70 cơ sở tại các làng nghề trên địa bàn huyện Ý Yên
2.5 Bảo vệ môi trường
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường
- Đối với nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, thủy tinh, dệt may,
cơ khí, tái chế: Trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại Tư vấn cho các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm
- Di dời các làng nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, tập trung trong các cụm công nghiệp: Làng nghề gia công cơ khí, mạ Bình Yên; dệt may Liên Tỉnh; chế biến lương thực, thực phẩm Làng Kênh; bún bánh Nam Phong…
2.6 Nhiệm vụ khác
- Tổ chức Hội thi “sản phẩm tiêu biểu làng nghề Nam Định”
- Tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công nhằm tôn vinh, khuyến khích khả năng sáng tác các mẫu mã mới và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm và quà tặng mang bản sắc văn hóa thành Nam nhằm phục vụ phát triển du lịch và xuất khẩu
- Công nhận các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
3 Nguồn lực thực hiện
Tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện Kế hoạch phát triển làng nghề và sản phẩm làng nghề giai đoạn 2018-2020 là 6.350 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh: 3.350 triệu đồng
- Vốn ngân sách huyện: 0 triệu đồng
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở: 2.800 triệu đồng
(Chi tiết Phụ lục kèm theo).
4 Tổ chức thực hiện
Các Sở, Ban ngành địa phương và UBND các huyện, thành phố căn cứ các chương trình, kế hoạch, hoạt động trong năm của từng đơn vị để lồng ghép hiệu quả các nội dung và nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo cho v`iệc khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
4.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp các Sở, Ban ngành, địa phương tổ chức triển khai đến các làng nghề, hội, hiệp hội và cơ sở ngành nghề nông thôn; tổng hợp, định kỳ
06 tháng báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện và đột xuất khi cần thiết
4.2 Sở Công Thương
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các nội dung nhiệm vụ tại Kế hoạch này; chủ trì tổ chức chương trình phát triển thị
Trang 4trường sản phẩm, chương trình khuyến công.
4.3 Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch
4.4 Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì triển khai Kế hoạch phát triển thương hiệu, Dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa Tham mưu, đề xuất việc xây dựng, bảo hộ
và quản lý các thương hiệu đặc sản, sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống
4.5 Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các mô hình phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch
4.6 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.7 Sở Tài nguyên và Môi trường
Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý việc gây ô nhiễm môi trường làng nghề Rà soát, hỗ trợ các làng nghề xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
4.8 UBND các huyện, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ động bố trí thêm nguồn kinh phí của địa phương để tổ chức thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh các vấn đề mới cần giải quyết đề nghị các cơ quan liên quan gửi ý kiến, đề xuất về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả./
Nơi nhận:
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các đồng chí PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, CT, TC, LĐTBXH, Văn
hóa – Thể thao&Du lịch, Khoa học & CN, Tài
nguyên & MT;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VP1, VP3.
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phùng Hoan
KẾ HOẠCH
Trang 5Phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /10/2017của UBND tỉnh Nam Định)
ĐTV: triệu đồng
Cơ quan chủ trì thực hiện Tổng
Ngân sách tỉnh
Ngân sách huyện
Vốn huy động Ghi chú
I Ứng dụng KHKT; cải tiến hoàn thiện mẫu mã nâng
cao chất lượng sản phẩm
1
Xây dựng các mô hình trình
diễn kỹ thuật và ứng dụng
máy móc thiết bị tiên tiến
vào sản xuất cho các nghề,
làng nghề:
Sở Nông nghiệp và
Trên cơ sở đề xuất danh mục hỗ trợ của huyện và nhu cầu của các cơ sở, làng nghề, trình UBND tỉnh phê duyệt
2
Cải tiến, hoàn thiện bao bì
nhãn mác bảo hộ thương
hiệu đối với các sản phẩm
làng nghề đã được chọn
Sở Nông nghiệp và
Trên cơ sở các sản phẩm được đưa vào
đề án mỗi xã một sản phẩm
II
Đầu tư hoàn thiện mô hình
làng nghề truyền thống kết
hợp du lịch
Các làng nghề 2.000 1.000 1.000
Làng nghề mộc mỹ nghệ La Xuyên, Ninh Xá, Cát Đằng (Ý Yên); cây cảnh Hải Hậu, Nam Trực
III Đầu tư hạ tầng làng nghề Phê duyệt theo dự án cụ thể
IV Xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường Phê duyệt theo dự án cụ thể
Trang 6V Xúc tiến thương mại 900 450 450
1
Hội chợ Làng nghề Việt
Nam (tổ chức khu vực gian
hàng tham gia trưng bày
quảng bá và hỗ trợ các đơn
vị tham gia Hội chợ)
Sở Nông nghiệp và PTNT
750 300 450 Bộ Nông nghiệp và
PTNT tổ chức
2 Xây dựng quy trình giới thiệu sản phẩm làng nghề 50 50
3
Hỗ trợ trưng bày giới thiệu
sản phẩm làng nghề phục vụ
quà tặng lưu niệm
Sở Nông nghiệp và
Xây dựng kịch bản
và chọn đơn vị thi công
VI Tập huấn nâng cao năng lực 100 100 0 0
Tập huấn phổ biến kiến thức
cho các cơ sở sản xuất làng
nghề về xây dựng thương
hiệu, phát triển chuỗi giá trị
cho sản phẩm làng nghề
Sở Nông nghiệp và PTNT
Gắn mẫu Logo thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề
1 Tổ chức Hội thi sản phẩm
tiêu biểu làng nghề
Sở Nông nghiệp và PTNT
2 Tổ chức đặt hàng sản phẩm quà tặng lưu niệm thủ công
mỹ nghệ
Sở Nông nghiệp và
3
Công nhận nghề truyền
thống, làng nghề và làng
nghề truyền thống
Sở Nông nghiệp và
Đã công nhận năm
2012, 2014
Danh sách các làng nghề không khuyến khích phát triển
Làng nghề đan cót Ngọc Đông
Trang 7Làng nghề đan cốt Duyên Lãng xã Trực Thanh – Trực Ninh
Làng nghề mây tre đan và Làng Giáng – TT Mỹ Lộc
Làng nghề tái chế và làm hoa nhựa Báo Đáp – Hồng Quang
Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn – Nam Mỹ
Làng nghề An Đạo – Hải An
Làng nghề Giáp Nam – Hải Phương
Làng nghề Liêu Hải – Nghĩa Trung
Làng nghề Đại Lê, Tân Liêu, Lý Nhân – xã Nghĩa Sơn
Làng nghề Đồng Nam – Nghĩa Lợi
Làng nghề Văn Lãng, Nam Lạng – Trực Tuấn
Làng nghề nón lá Phù Sa Thượng, Hưng Thịnh, Hoàng Nam – Nghĩa Hưng Làng nghề nón lá Mạc Sơn – Yên Trung – Ý Yên
2 Danh sách các làng nghề cần xử lý môi trường
Làng nghề làm bún Phong Lộc – Phường Cửa Nam – TP Nam Định
Làng nghề làm bánh cuốn làng Kênh – Phường Lộc Vượng – TP Nam Định Làng nghề làm bánh đa, miến làng Phượng – Nam Dương – Nam Trực Làng nghề cơ khí Vân Chàng – TT Nam Giang – Nam Trực
Làng nghề cơ khí Bình Yên – Nam Thanh - Nam Trực
Làng nghề cơ khí Đồng Quỹ xã Nam Tiến –
Làng nghề thôn Bắc đường 12 – Yên Xá
Làng nghề cơ khí Tống Xá – Yên Xá – Ý Yên
Làng nghề cơ khí Vạn Điểm A – TT Lâm – Ý Yên
Làng nghề cơ khí Xuân Tiến – Xuân Trường
Làng nghề tái chế và làm hoa nhựa Báo Đáp – Hồng Quang
Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn – Nam Mỹ
Làng nghề ươm tơ dệt vải Cổ Chất – Phương Định
Làng nghề Cát Đằng, Thượng Thôn – Yên Tiến
Làng nghề Cổ Liêu – Yên Xá
Làng nghề Hổ Sơn – Liên Minh –Vụ Bản