1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

117 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, ngành nghề nông thôn có từ lâu đời và gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp; ngành nghề nông thôn đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập, tồn tại như: quy mô nhỏ, tính hợp tác chưa cao, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, khả năng cạnh tranh kém, phần lớn sản phẩm tiêu thụ nội địa; nhiều sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; lao động trong ngành nghề nông thôn phần lớn tự học; có nhiều cơ sở ngành nghề tác động xấu đến môi trường; cán bộ quản lý liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn còn thiếu và bất cập.Đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu phân tích thực trạng, những ưu thế và hạn chế của ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai lên một bước cao hơn, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai thời gian tới.

Trang 1

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình được tác giả tự nghiên cứu,thu thập và xử lý tài liệu, số liệu về ngành nghề nông thôn của tỉnh Đồng Nai thôngqua nguồn số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, Sở Công thương Đồng Nai, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai và các tài liệu có liên quankhác được phản ánh trung thực Tên luận văn và nội dung luận văn được thực hiệntrên cơ sở Đề cương chi tiết được các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Kinh tếquốc dân thông qua và đồng ý.

Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 5

1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của ngành nghề nông thôn 5

1.1.1 Khái niệm và phân loại ngành nghề nông thôn 5

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của các ngành nghề nông thôn 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa sản xuất ngành nghề nông thôn với sản xuất công nghiệp hiện đại 10

1.2 Vai trò và xu hướng phát triển ngành nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 11

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành nghề nông thôn 11

1.2.2 Vai trò của các ngành nghề nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong nền kinh tế thị trường 12

1.2.3 Xu hướng phát triển các ngành nghề nông thôn trong nền kinh tế thị trường 14

1.2.4 Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và vấn đề khôi phục, bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn 15

1.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề nông thôn 15

1.3.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên 15

1.3.2 Những nhân tố về kinh tế 15

1.3.3 Những nhân tố về văn hóa, xã hội 17

1.3.4 Những nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách 17

1.4 Chủ trương, chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn của Đảng và Nhà nước 18

1.4.1 Chủ trương của Đảng về phát triển ngành nghề nông thôn 18

1.4.2 Một số chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển các ngành nghề nông thôn 19

Trang 3

1.5.1 Kinh nghiệm một số nước châu Á về phát triển ngành nghề nông thôn 21

1.5.2 Những bài học kinh nghiệm 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 24

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tác động đến điều kiện phát triển ngành nghề nông thôn 24

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến phát triển ngành nghề nông thôn 27

2.2 Sơ lược lịch sử hình thành ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai 33

2.2.1 Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông sản 33

2.2.2 Nhóm ngành nghề đồ gỗ, đan lát, dệt may, cơ khí nhỏ 35

2.2.3 Nhóm ngành nghề sản xuất hàng thủ công gỗ, đá, gốm mỹ nghệ 39

2.3 Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua 41

2.3.1 Số lượng cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn chủ yếu của tỉnh 41

2.3.2 Quy mô về lao động trong các nhóm ngành nghề nông thôn chủ yếu của tỉnh .44

2.3.3 Quy mô về giá trị sản xuất các nhóm ngành nghề nông thôn chủ yếu của tỉnh .47

2.3.4 Phân bố ngành nghề nông thôn chủ yếu theo địa bàn các huyện 50

2.3.5 Công nghệ và kỹ thuật sản xuất các nhóm ngành nghề nông thôn của tỉnh 52

2.3.6 Hình thức tổ chức sản xuất các nhóm ngành nghề nông thôn chủ yếu của tỉnh .53

2.3.7 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn 56

2.3.8 Phát triển ngành nghề với vấn đề môi trường nông thôn của tỉnh 58

2.4 Kết quả phát triển ngành nghề nông thôn đối với kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai 58

2.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 58

2.4.2 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập 59

2.4.3 Sử dụng hợp lý và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên 60

Trang 4

Đồng Nai 61

2.5.1 Những kết quả đạt được 61

2.5.2 Những tồn tại, hạn chế 62

2.5.3 Những vấn đề cần giải quyết 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 65

3.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 65

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 65

3.1.2 Một số chỉ tiêu cụ thể 65

3.1.3 Định hướng phát triển các ngành kinh tế 67

3.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai .68

3.2.1 Quan điểm phát triển 68

3.2.2 Mục tiêu 69

3.2.3 Phương hướng phát triển 70

3.3 Một số giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai 74

3.3.1 Kết gắn quy hoạch phát triển các ngành nghề nông thôn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp 74

3.3.2 Đào tạo kiến thức quản lý, nâng cao năng lực kinh doanh cho các chủ cơ sở và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong các ngành nghề nông thôn 83

3.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn phát triển 84

3.3.4 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào các ngành nghề nông thôn 84

3.3.5 Thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng trong các ngành nghề nông thôn 85

3.3.6 Mở rộng thị trường sản phẩm của các ngành nghề nông thôn 87

3.3.7 Vận dụng linh hoạt các chính sách của nhà nước để ngành nghề nông thôn 88

3.3.8 Phát triển làng nghề và nghề truyền thống tỉnh Đồng Nai 92

Trang 5

3.4 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 97 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 6

Biểu 2.1: Số lượng cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn 43

Biểu 2.2: Quy mô lao động các ngành nghề nông thôn 46

Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất NN nông thôn 49

Bểu 2.4: Phân bố ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện 51

Biểu 2.5: Loại hình sản xuất ngành nghề nông thôn 55

Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu tỉnh Đồng Nai 5 năm 2011-2015 66

Biểu 3.2: Định hướng quy hoạch ngành nghề nông thôn chủ yếu tỉnh Đồng Nai đến 2015 76

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, ngành nghề nông thôn có từlâu đời và gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp; ngành nghề nông thôn đóng góptích cực vào phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn, xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, sự phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai còn nhiều bấtcập, tồn tại như: quy mô nhỏ, tính hợp tác chưa cao, công nghệ lạc hậu, chậm đổimới; sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, khả năng cạnh tranh kém, phần lớnsản phẩm tiêu thụ nội địa; nhiều sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toànthực phẩm; lao động trong ngành nghề nông thôn phần lớn tự học; có nhiều cơ sởngành nghề tác động xấu đến môi trường; cán bộ quản lý liên quan đến phát triểnngành nghề nông thôn còn thiếu và bất cập

Đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu phân tích thực trạng, những ưu thế và hạn chếcủa ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất thực hiện một số giải phápchủ yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh ĐồngNai lên một bước cao hơn, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế- xãhội tỉnh Đồng Nai thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển ngành nghề nông thôn; đánhgiá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian qua (số liệucác năm 2007, 2008, 2009), xác định các tồn tại, hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhâncủa tồn tại, hạn chế cần giải quyết; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp quản lýnhà nước của chính quyền tỉnh Đồng Nai nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành nghềnông thôn tỉnh Đồng Nai phát triển trong thời gian tới

3 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu; nội dung luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển ngành nghề nông thôn

Chương 2: Thực trạng ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn

tỉnh Đồng Nai

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ

NÔNG THÔN

1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của ngành nghề nông thôn

Thuật ngữ ngành nghề nông thôn, thường được hiểu phần lớn là những ngànhtiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và có đặc trưng chính là có nhiều ngành nghềtruyền thống và những làng nghề ở vùng nông thôn Ngành nghề nông thôn cónhững đặc điểm chính: Sản xuất đa dạng, mềm dẽo, linh hoạt; có quan hệ gắn kếtvới địa bàn nông thôn và với sản xuất công nghiệp hiện đại nhưng tính chất chuyênmôn hóa thấp

1.2 Vai trò của ngành nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế

-xã hội

Ngành nghề nông thôn tạo điều kiện lớn giải quyết việc làm cho người laođộng và đẩy nhanh quá trình phân công lao động ở nông thôn; tạo điều kiện xâydựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần bảo tồncác giá trị văn hóa dân tộc

1.3 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường chính

trị, pháp luật, chính sách tác động đến quá trình hình thành và phát triển ngành nghề

nông thôn Trong đó, nhân tố về văn hóa, xã hội là nhân tố đặc trưng; đăc thù của

văn hóa từng vùng miền, địa phương gắn liền với tên tuổi của sản phẩm ngành nghềnông thôn

1.4 Bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc sau năm 1954 và nhất là từ Đại

hội lần thứ VI của Đảng; Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn; các chủ trương, chính sách trênbước đầu tạo điều kiện hỗ trợ ngành nghề nông thôn phát triển; tuy nhiên trong thực

tế chưa phát huy hết hiệu quả do quá trình triển khai còn nhiều bật cập

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Thuận lợi cơ bản là: tài nguyên đất đai, khí hậu thuận lợi, có nguồn nguyênliệu dồi dào từ sản xuất nông nghiệp, là tỉnh có đầu mối giao thông thuận tiện và tốc

độ phát triển công nghiệp cao…

Khó khăn, hạn chế là: tăng trưởng thu nhập của người lao động tăng chậm vàchưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng về kinh tế của tỉnh; hạ tầng kỹ thuật vùngnông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển phát triển

2.2 Sơ lược lịch sử hình thành ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai hình thành từ lâu đời, có nhiều ngànhnghề trên 300 năm; có nhiều nghề đủ tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làngnghề truyền thống; nhiều sản phẩm ngành nghề kết tinh, hòa trộn nhiều nền văn hóacác vùng miền, dân tộc tạo nên nét đặc trưng của ngành nghề nông thôn Đồng Nai

2.3 Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua

Ngành nghề nông thôn Đồng Nai phát triển với nhiều loại ngành nghề; đadạng, phong phú các loại sản phẩm; trong đó, nhóm ngành nghề đồ gỗ, đan lát, dệtmay, cơ khí nhỏ chiếm tỷ lệ lớn về số lượng cơ sở Ngành nghề nông thôn phân bốtương đối đều khắp ở các địa phương trong tỉnh, với nhiều thành phần kinh tế thamgia, nhưng chiếm số đông là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể Tốc độ tăng trưởng

Trang 10

ngành nghề nông thôn qua các năm tương đối ổn định, khoảng 9%/năm Tuy nhiên,công nghệ sản xuất phần lớn là công nghệ cổ truyền, sử dụng lao động thủ công,nguyên vật liệu tại chổ là chính, sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu hànghóa; phần lớn sản phẩm tiêu thụ trong nước, chỉ có một số sản phẩm hàng thủ công

mỹ nghệ, đan lát, hạt điều tham gia xuất khẩu Nhiều ngành nghề nông thôn tácđộng xấu đến môi trường

2.4 Đánh giá và kết luận rút ra về phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Những kết quả đạt được

Ngành nghề nông thôn Đồng Nai tác động tích cực đối với kinh tế nông thôn,đóng góp nhất định và ngày càng chiếm tỷ trọng tăng trong GDP của tỉnh; tạo thêmviệc làm cho lao động nông thôn, thu hút nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham giasản xuất kinh doanh, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương;thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đúng hướng; gópphần bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa các vùng miền; thúc đẩy ngành du lịch

và dịch vụ phát triển

Những tồn tại, hạn chế

Khó khăn lớn nhất của ngành nghề nông thôn ở Đồng Nai là khả năng tiếp cậnthị trường còn hạn chế Đa số các cơ sở ngành nghề nông thôn có quy mô nhỏ, chủyếu là kinh tế hộ; vốn nhỏ, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực trình độ tổchức quản lý còn bất cập, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ kém.Phần lớn sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn chưa có nhãn hiệu-thương hiệu hàng hóa; chất lượng sản phẩm chưa cao nhất là các sản phẩm lươngthực - thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

Trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với ngành nghềnông thôn chưa được coi trọng nên các cơ sở ngành nghề nông thôn chưa được thụhưởng đầy đủ các ưu đãi từ các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước

Trang 11

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

3.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững Nâng cao chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế Nâng cao chất lượngđời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội Phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh

cơ bản công nghiệp hóa- hiện đại hóa

3.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Tập trung phát triển các ngành nghề có thế mạnh về nguyên liệu, thị trường,truyền thống sản xuất, có lợi thế cạnh tranh cao, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn Chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa bàn

xa các khu công nghiệp, khu đô thị, gắn kết với các vùng nguyên liệu để giải quyếtviệc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn Phát triển ngành nghề nông thôngắn với quan điểm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, từng bước khôi phục,phát triển các nghề và làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đặc thùcủa Tỉnh

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàntỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 9,0-9,5%; giai đoạn 2016-2020tăng bình quân 9,5-10,0% Tạo việc làm ổn định cho khoảng 38 - 40 ngàn lao độngnông thôn Phấn đấu thu nhập bình quân trên lao động ngành nghề đạt 25-30 triệuđồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu vào năm 2020

3.3 Một số giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Kết gắn quy hoạch phát triển các ngành nghề nông thôn với quy hoạch sảnxuất nông nghiệp; tăng cường đào tạo kiến thức quản lý, nâng cao năng lực kinhdoanh cho các chủ cơ sở và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong cácngành nghề nông thôn; áp dụng công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật kết hợp với công

Trang 12

nghệ truyền thống; thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức tham gia sản xuất cácngành nghề nông thôn; tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường sảnphẩm; Phát triển làng nghề và nghề truyền thống.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho các ngành nghề nôngthôn phát triển; vận dụng linh hoạt các chính sách của nhà nước; tăng cường côngtác chỉ đạo và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là chính quyền

cơ sở và hệ thống chính trị tại địa phương về phát triển ngành nghề nông thôn

3.4 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho chính quyền địa phương; có cơ chếgắn lợi ích của địa phương với thành công và hiệu quả của các cơ sở ngành nghềnông thôn

Giảm các độc quyền của các doanh nghiệp lớn ở thành thị, nhất là các doanhnghiệp nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để các cơ sở ngành nghềnông thôn có thể cạnh tranh bình đẳng trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường đầu

ra và đầu vào sản phẩm

Trang 13

KẾT LUẬN

Nhằm góp một phần nhỏ bé vào phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai, tácgiả lựa chọn Đề tài nghiên cứu về Ngành nghề nông thôn; qua nghiên cứu đã khẳngđịnh: Ngành nghề nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triểnkinh tế xã hội của nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng; tỉnh Đồng Naiđang có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành nghề nông thôn; nhưng bêncạnh đó, ngành nghề nông thôn Đồng Nai cũng đang gặp nhiều hạn chế

Để ngành nghề nông thôn Đồng Nai tiếp tục phát triển trong thời gian tới, cácgiải pháp cần thực thi là: Kết gắn quy hoạch phát triển các ngành nghề nông thônvới quy hoạch sản xuất nông nghiệp; tăng cường đào tạo kiến thức quản lý, nângcao năng lực kinh doanh cho các chủ cơ sở và đào tạo nâng cao tay nghề cho ngườilao động; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho các ngành nghề nôngthôn phát triển; thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mởrộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành nghề nông thôn và vận dụng linhhoạt các chính sách của nhà nước

Để thực hiện các giải pháp trên, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ và hiệu quảcủa các ban ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương các cấp; đồng thời

để các cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận, hưởng thụ đầy đủ các ưu đãi từ các chủtrương, chính sách của Nhà nước, cần tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh chochính quyền địa phương, gắn quyền lợi và trách nhiệm giữa chính quyền địaphương với cơ sở ngành nghề nông thôn; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ

mô của Nhà nước để tạo điều kiện thông thoáng, bình đẳng cho các cơ sở ngànhnghề nông thôn

Tuy nhiên, do nguồn số liệu chưa đầy đủ, nên luận văn vẫn còn những hạn chếnhư: chưa chỉ ra được lợi thế cạnh tranh giữa các ngành nghề nông thôn đối vớitừng địa bàn huyện; mối liên kết, hợp tác giữa cơ sở ngành nghề nông thôn với cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm tạo thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩmngành nghề nông thôn; mong rằng trong thời gian tới có nhiều tác giả quan tâm sẽphân tích sâu hơn để giúp UBND tỉnh Đồng Nai đề ra các giải pháp tối ưu nhằmphát triển ngành nghề nông thôn tỉnh lên một bước cao hơn, đóng góp ngày càngquan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

Trang 14

nguyÔn h÷u danh

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong lịch sử nước ta, ngành nghề nông thôn đã tồn tại như một bộ phậnkhông thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp; từ xa xưa, các ngành nghề nôngthôn đã sử dụng các nguyên vật liệu tại chổ để sản xuất các nông cụ, hàng tiêu dùngphục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho dân cư Trong quá trình phát triển, ngành nghềnông thôn đã ngày càng đóng góp tích cực phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra nhiềuviệc làm tại chổ cho lao động, sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp để sảnxuất nhiều loại sản phẩm thiết yếu không chỉ cung cấp cho nhu cầu tại chổ, mà còncung cấp cho các thành thị và tham gia thị trường thế giới, làm tăng thu nhập cholao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướnggiảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, xây dựng nôngthôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng như trong cả nước đã xuất hiện từlâu, trải qua nhiều thế kỷ, thời đại Một số ngành nghề tiếp tục có đóng góp quantrọng trong nền kinh tế của tỉnh như nghề dệt vải, thổ cẩm; chế tác đá; nghề gốm mỹnghệ, gỗ mỹ nghệ; nghề mây tre đan lát, chế biến gỗ gia dụng, chế biến lương thực,thực phẩm, nông sản…

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai còn nhiềubất cập, tồn tại, đặt ra những vấn đề cần giải quyết; đó là: phần lớn các cơ sở ngànhnghề có quy mô nhỏ, tính hợp tác chưa cao, sản phẩm làm ra phần lớn tiêu thụ nộiđịa, ít có cơ hội trực tiếp xuất khẩu; khả năng cạnh tranh kém; các cơ sở ngành nghềthiếu vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hạn chế; công nghệ lạc hậu, chậmđổi mới; khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủ nhu cầu củakhách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả…sản phẩm làm ra chưa có nhãn hiệu,thương hiệu, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; một số ngành nghềcòn gây ô nhiễm môi trường;, lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất phần lớn

tự làm, tự học, không qua trường lớp đào tạo; cán bộ quản lý liên quan đến pháttriển ngành nghề nông thôn còn thiếu và bất cập

Trang 16

Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã có các chính sách tạo điều kiện thúc đẩyngành nghề nông thôn phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội, nhất là vùngnông thôn; tuy nhiên, các nội dung của ngành nghề nông thôn được đề cập tại cácchính sách nêu trên chưa đi sâu phân tích thực trạng ngành nghề nông thôn tỉnhĐồng Nai; những tồn tại, hạn chế; do đó, chưa đề ra được các mục tiêu cụ thể màngành nghề nông thôn phải hướng đến trong thời gian tới và cũng vì vậy chưa đềxuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn Đóng gópcủa Đề tài này nhằm bổ sung những hạn chế nêu trên; dưa trên cơ sở lý luận vàđánh giá thực trạng ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai để đề xuất thực hiện một

số giải pháp chủ yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôntỉnh Đồng Nai lên một bước cao hơn, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triểnkinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai thời gian tới

Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy pháttriển ngành nghề nông thôn của tỉnh, phát huy được những tiềm năng và điều kiệnlợi thế, khắc phục các tồn tại, yếu kém; cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước;trong đó việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành

nghề nông thôn là rất cần thiết; đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn Đề tài: giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai”

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gianqua (số liệu hiện trạng các năm 2006,2007, 2008, 2009), xác định các tồn tại, hạnchế, từ đó tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế cần giải quyết;

- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Đồng Nainhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai phát triển trongthời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất, kinh doanh trongcác nhóm ngành nghề nông thôn: chế biến, bảo quản nông lâm sản; sản xuất đồ gỗ,

Trang 17

mây tre đan, dệt may, gốm sứ, cơ khí nhỏ; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; gâytrồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 9 huyện và Thị xã Long Khánh (trừ Thànhphố Biên Hòa) của tỉnh Đồng Nai

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

4.1 Ý nghĩa khoa học: Lưa chọn và tập hợp góp phần hệ thống hóa lý luận

về phát triển ngành nghề nông thôn; làm rõ vai trò của ngành nghề nông thôn trongphát triển và xây dựng nông thôn mới; những nhân tố tác động đến lợi thế, tiềmnăng cũng như những hạn chế của ngành nghề nông thôn và xu hướng phát triểncủa ngành nghề nông thôn

4.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôntỉnh Đồng Nai thời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy pháttriển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới, góp phần thực hiện chươngtrình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai; thựchiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “nông nghiệp,nông dân, nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận của đề tài

Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu được dựa trên những nguyên lý của chủnghĩa Mác- Lê Nin và những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp thống kênhằm tổng hợp các số liệu có liên quan, từ đó phân tích, đánh giá rút ra những nộidung thuộc về bản chất; đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia trong quá trìnhthực hiện đề tài, lấy ý kiến tư vấn của các nhà khoa học và nhà lãnh đạo của địa

Trang 18

phương, người chủ và người lao động của một số cơ sở ngành nghề nông thôn vềnhững vấn đề liên quan.

5.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Kế thừa các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu về nội dung công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp nông thôn, ngành nghề nông thôn; sử dụng các văn bản củaĐảng và Nhà nước, của tỉnh Đồng Nai liên quan đến nội dung của đề tài nghiêncứu; thu thập các tài liệu, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,hiện trạng và tình hình phát triển các ngành nghề nông thôn của tỉnh các năm 2007,

2008, 2009 và mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giaiđoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020

5.4 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu; nội dung luận văn gồm 3chương, 15 tiểu mục cấp 1

Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển ngành nghề nông thôn

Chương 2: Thực trạng ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn

tỉnh Đồng Nai.

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ

NÔNG THÔN 1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của ngành nghề nông thôn

1.1.1 Khái niệm và phân loại ngành nghề nông thôn

1.1.1.1 Khái niệm ngành nghề nông thôn

Thuật ngữ ngành nghề nông thôn trước đây thường được nhiều người hiểu lànhững ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tồn tại như một bộ phận không thểtách rời của nền kinh tế nông nghiệp Trên thế giới, ngành tiều thủ công nghiệpđược coi là ngành sản xuất có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng một sốmáy móc có công suất thấp ở một số công đoạn sản xuất nhất định và cũng để phânbiệt với nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí đang phát triển

Ở Mỹ, căn cứ vào số lượng công nhân để phân loại: dưới 250 công nhân thìxếp loại cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp, trên 1.000 công nhân là đại công nghiệp,giữa mức 250 đến 1.000 công nhân là công nghiệp có quy mô vừa [29]

Ở một số nước châu Âu, số lượng công nhân các cơ sở tiểu công nghiệp khônggiống nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, nhưng trung bình cókhoảng 50 công nhân [29]

Ở một số nước châu Á, như Nhật Bản, các xí nghiệp sử dụng dưới 300 côngnhân và có mức vốn dưới 10 triệu yên thì xếp loại tiểu công nghiệp; các nước TrungQuốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin đều lấy tiêu chí số lượng lao động và mứcvốn đầu tư để xếp loại cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tuy mức độ khác nhau, bình quântrong khoảng từ 50 đến 300 công nhân và vốn đầu tư dưới 100 nghìn USD [29]

Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, khái niệm về tiểu thủ công nghiệp dùng đểchỉ bộ phận sản xuất công nghệ phẩm và hàng tiêu dùng của các tư sản dân tộc với

số lượng dưới 100 công nhân làm thuê Từ năm 1960 đến nay, trong các Văn kiện,Nghị quyết của Đảng đều dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp”[29] Nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp, các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác

Trang 20

nhau đã đưa ra các quan niệm về tiểu thủ công nghiệp như sau : tác giả Phan GiaBền, trong cuốn Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam: “thủ côngnghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói thủ công nghiệp là nền sản xuất trunggian giữa nông nghiệp và công nghiệp”, “phạm vi thủ công nghiệp đi từ những nghềphụ nông thôn đến những nghề thủ công cá thể sản xuất hàng hóa, rồi đến côngtrường thủ công tư bản chủ nghĩa” [29] Theo tác giả Nguyễn Ty, trong luận án Phótiến sĩ kinh tế quan niệm: “thủ công nghiệp ở nông thôn hay còn gọi là công nghiệpnông thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp mà trong đó quátrình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay, sử dụng các công cụ sản xuất đơngiản để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm”.

Thuật ngữ ngành nghề nông thôn, qua tra cứu các tài liệu có liên quan, tác giảchưa thấy có khái niệm hoàn chỉnh, nhưng trước đây được hiểu là những ngành tiểuthủ công nghiệp ở nông thôn Hiện nay, ngành nghề nông thôn được hiểu ở phạm virộng hơn, tại Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ Tướngchính phủ về “một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” vàNghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về “phát triển ngànhnghề nông thôn”, ngành nghề nông thôn bao gồm các ngành: chế biến, bảo quảnnông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủytinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sảnxuất ngành nghề nông thôn; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; ngành gây trồng vàkinh doanh sinh vật cảnh; xây dựng, vận tải trong nội bộ liên xã và các dịch vụ khácphục vụ đời sống dân cư nông thôn

Từ nội dung trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của ngành nghề nôngthôn là:

Thứ nhất, khái niệm ngành nghề nông thôn là một thuật ngữ để Nhà nước thểchế hóa thành luật, dùng để hoạch định chủ trương, chính sách của Nhà nước tronglĩnh vực ngành nghề nông thôn; khái niệm này có thể thay đổi theo thời gian tùyvào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý của Nhà nước

Trang 21

Thứ hai, các ngành nghề nông thôn có đặc điểm chung là các hoạt động sảnxuất kinh doanh diễn ra chủ yếu trên địa bàn nông thôn, sử dụng lao động tại chổ,nguồn nguyên liệu đầu vào từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc tại địa bànnông thôn.

Thứ ba, trong sản xuất, phần lớn sử dụng lao động thủ công, công cụ bán cơkhí, số ít sử dụng công cụ cơ khí với quy mô nhỏ

Thứ tư, số lao động và mức vốn thấp, tương đương tiêu chí của các doanhnghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí quy định của Nhà nước

Từ những đặc điểm nêu trên, với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất

nước ta, có thể quan niệm: ngành nghề nông thôn là những hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ với quy mô nhỏ trên địa bàn nông thôn; trong quá trình sản xuất kinh doanh, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, công cụ bán cơ khí

và kết hợp một phần công cụ cơ khí và máy móc hiện đại để sản xuất đa dạng các loại sản phẩm từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn nông thôn phục vụ nhu cầu khác nhau của xã hội và cung cấp dịch vụ phục vụ đời sống dân cư nông thôn.

1.1.1.2 Phân loại ngành nghề nông thôn

Một trong những cơ sở quan trọng của tổ chức quản lý sản xuất ngành nghềnông thôn là phân loại các hoạt động ngành nghề nông thôn dựa trên các tiêu chíphân loại Có thể dùng những tiêu chí khác nhau để phân loại các hoạt động ngànhnghề nông thôn; để phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọntiêu chí dựa trên những đặc trưng sau đây của các hoạt động sản xuất ngành nghềnông thôn: Trong hoạt động sản xuất cùng thực hiện một phương pháp công nghệhoặc công nghệ tương tự Sản phẩm được sản xuất ra từ cùng một loại nguyên liệuhay nguyên liệu đồng loại Sản phẩm có cùng công dụng hoặc tương tự giống nhau.Căn cứ các đặc trưng của các tiêu chí trên và căn cứ quy định của Chính phủ

về các hoạt động ngành nghề nông thôn Các nhóm ngành nghề nông thôn bao gồm:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may,

cơ khí nhỏ

Trang 22

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sảnxuất, đời sống dân cư nông thôn

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnhvực ngành nghề nông thôn

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của các ngành nghề nông thôn

1.1.2.1 Sản xuất ngành nghề nông thôn mang tính đa dạng

Xem xét trên nhiều giác độ, chúng ta thấy sự tồn tại và phát triển ngành nghềnông thôn thôn rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động và ngànhnghề; các sản phẩm ngành nghề nông thôn được cá nhân, tổ chức trong và ngoàinước tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh với nhiều loại hình tổ chức: hộ sản xuấtkinh doanh cá thể; các hợp tác xã; các doanh nghiệp vừa và nhỏ; công ty tráchnhiệm hữu hạn…Công nghệ sản xuất đa dạng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí vàmáy móc hiện đại Ngành nghề nông thôn có lợi thế về địa điểm sản xuất và khaithác các nguồn lực tại chổ; lợi thế về sản xuất những sản phẩm nhỏ, nhẹ; những bộphận tách rời với thao tác và lắp ráp đơn giản; dễ sáng tạo ra mẫu mã sản phẩm mới;nhưng hạn chế vì nguồn nguyên liệu không tập trung, dễ hư hỏng; sản phẩm đơnchiếc, mang màu sắc cá thể nên thị trường hạn chế

1.1.2.2 Các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với khách hàng và người lao động

Với vai trò cá nhân là người chủ của cơ sở sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệpvừa và nhỏ…) nên các cơ sở này duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với kháchhàng, đây là một ưu thế của sản xuất ngành nghề nông thôn; mặt khác giữa ngườichủ sản xuất với người lao động thường có mối quan hệ gia đình, huyết thống,quen biết trong làng xã nên dễ hiểu biết, thông cảm trong quan hệ lao động, tạothuận lợi trong sản xuất Tuy nhiên, hạn chế gặp phải là người chủ sản xuất

Trang 23

thường có thái độ gia trưởng, tính bảo thủ, chậm đổi mới cải tiến công nghệ, cảitiến tổ chức sản xuất

1.1.2.3 Các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn thể hiện tính mềm dẽo, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh

Ngành nghề nông thôn có lợi thế do quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đơn chiếcnên dễ ứng phó, linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường, khi môi trường kinhdoanh thay đổi, biến động; dễ dàng bắt kịp những yêu cầu cụ thể của khách hàng, dễthay đổi công nghệ; kịp thời nắm bắt cơ hội khi nhu cầu khách hàng cần và cũng kịprút lui khỏi thị trường khi không còn nhu cầu với chi phí tiếp cận sản phẩm mớithấp hơn và rủi ro, thiệt hại thấp hơn các ngành nghề kinh doanh khác Linh hoạttrong khai thác thị trường, tìm kiếm nguồn lực, khả năng thích ứng nhanh nhưngcũng dễ bị tổn thương, chịu rủi ro do sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ thấp

1.1.2.4 Các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn bị hạn chế tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại linh hoạt trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức

Do sản xuất nhỏ lẻ, tài sản và nguồn vốn hạn chế, thiếu các phương án sảnxuất có tính khả thi cao nên các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn khó vay vốn ởcác ngân hàng; khi tình hình tài chính khó khăn, suy giảm dễ bị ngân hàng cắt giảmvốn và càng khó vay vốn hơn Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thônlại có được khả năng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ gia đình, bạn bè, ngườithân để thành lập, mở rộng quy mô sản xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động, không

bỏ lở cơ hội sản xuất kinh doanh, đây là ưu thế vượt trội của các cơ sở sản xuấtngành nghề nông thôn

1.1.2.5 Tính chất chuyên môn hóa thấp trong quản lý sản xuất kinh doanhNhư đã phân tích ở trên, người chủ sản xuất các cơ sở sản xuất ngành nghềnông thôn thường kiêm nhiệm nhiều vai trò trong quá trình tổ chức quản lý gồmvai trò ông chủ, người quan hệ giao dịch ký kết hợp đồng mua vật tư, bán sảnphẩm; là người tuyển dụng lao động, thanh toán chi phí sản xuất, định và trảlương cho công nhân; người giao dịch vay vốn trong khi với trình độ văn hóa,

Trang 24

trình độ chuyên môn hạn chế nên hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ hạn chế; ngoài

ra do yêu cầu công nghệ sản xuất đòi hỏi không cao, nên một lao động tham gianhiều công đoạn sản xuất sản phẩm, mức độ phân công lao động, chuyên mônhóa thấp; thông thường khi cơ sở sản xuất có quy mô lao động trên dưới 100công nhân, sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mới đói hỏi có sự phân công chuyênmôn hóa trong sản xuất kinh doanh

1.1.3 Mối quan hệ giữa sản xuất ngành nghề nông thôn với sản xuất công nghiệp hiện đại

Mối quan hệ giữa sản xuất ngành nghề nông thôn với sản xuất công nghiệphiện đại là đòi hỏi mang tính tất yếu và quan trọng, mối quan hệ này có ảnh hưởngđến quy mô, hiệu quả và khả năng phát triển của khu vực sản xuất ngành nghề nôngthôn và sản xuất đại công nghiệp

Từ đặc điểm của sản xuất ngành nghề nông thôn cho thấy sự tồn tại của sảnxuất ngành nghề nông thôn trong nền sản xuất công nghiệp và sản xuất của khu vựcnông thôn là có cơ sở khoa học; đó là những lợi thế của sản xuất ngành nghề nôngthôn có thể bổ sung cho sản xuất công nghiệp hiện đại, là công nghiệp phụ trợ chosản xuất công nghiệp hiện đại phát triển; có những ngành nghề mà bản thân nền sảnxuất công nghiệp hiện đại sản xuất không có hiệu quả, nhưng sản xuất ngành nghềnông thôn với những đặc trưng riêng có của nó lại phát huy tốt Mối quan hệ bổsung, hỗ trợ giữa sản xuất ngành nghề nông thôn và sản xuất công nghiệp hiện đạiđược thực hiện thông qua hai phương thức: hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp

* Hỗ trợ trực tiếp

Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt giữa các cơ sở với nhau thông qua các hợpđồng mua bán sản phẩm hoặc liên kết sản xuất, biểu hiện qua hai hình thức: sử dụngcác bán thành phẩm và gia công sản phẩm

- Sử dụng các bán thành phẩm, thành phẩm: là hình thức cơ sở sản xuất ngànhnghề nông thôn sử dụng sản phẩm của một hay nhiều cơ sở sản xuất công nghiệphiện đại; phổ biến như sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từcác bán thành phẩm các nhà máy hóa chất, sản xuất đồ gỗ…

Trang 25

- Gia công sản phẩm: là hình thức cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn nhậngia công các bộ phận rời của các nhà máy công nghiệp; phổ biến như các sản phẩm

cơ khí nhỏ, dệt may…

* Hỗ trợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động tự nhiên, không thông quahợp đồng; ở phương thức này có sự so sánh về chi phí sản xuất sản phẩm giữa cơ sởsản xuất ngành nghề nông thôn và sản xuất công nghiệp hiện đại; các cơ sở sản xuấtngành nghề nông thôn sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội mà các

cơ sở sản xuất đại công nghiệp không sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệuquả Như vậy, cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn và nền sản xuất công nghiệphiện đại cùng song song tồn tại và cùng phát triển

1.2 Vai trò và xu hướng phát triển ngành nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành nghề nông thôn

Ngành nghề nông thôn Việt Nam xuất hiện rất sớm, những chứng cứ khảo cổhọc cho thấy vào thời kỳ dựng nước, ngành nghề nông thôn đã có sự phát triển vàtrao đổi sản phẩm rộng rãi, điển hình là các nghề: gốm, nghề luyện kim, nghề chếtạo thủy tinh, nghề chế tác đá, nghề mộc, nghề sơn, nghề dệt vải, nghề đan lát [29].Trong một ngàn năm Bắc thuộc, những phát hiện khảo cổ vào thời kỳ này chothấy, nhiều ngành nghề thủ công đã phát triển hơn thời kỳ trước và xuất hiện nhiềunghề mới như: nghề gốm đã đạt tới trình độ tinh xảo trong kỹ thuật luyện và nungđất; các nghề mới như luyện đồng và đúc đồng, làm giấy, chế tạo thủy tinh, làmđường, nấu rượu, khảm xà cừ, đồ da, guốc dép, đồ đá, mây tre đan

Từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ 19, các ngành nghề thủ công ở nông thônphát triển mạnh khắp mọi miền đất nước; các sản phẩm thủ công đa dạng, phongphú, hình thành các trung tâm thương nghiệp lớn, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêudùng và sản xuất nông nghiệp; một số sản phẩm đã được bán ra thị trường thế giới.Cuối thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, một số ngành nghềnông thôn bị mai một do cạnh tranh với hàng hóa chính quốc và hàng hóa do các cơ

sở sản xuất công nghiệp mới xây dựng ở Việt Nam; tuy nhiên các ngành nghề nông

Trang 26

thôn vẫn phát triển, vùng châu thổ sông Hồng có khoảng 108 nghề tiểu thủ côngnghiệp khác nhau, số người tham gia các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đồngbằng sông Hồng khoảng 250.000 người [29]

Từ sau hòa bình lập lại 1954 đến thời kỳ đổi mới năm 1986, ngành nghề nôngthôn bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển; trong cơ chế vận hành kinh tế tậptrung bao cấp, các ngành nghề nông thôn được tập thể hóa vào các hợp tác xã, tronggiai đoạn này các hợp tác xã làm ngành nghề thủ công có đóng góp nhất định vàophát triển kinh tế nông thôn, nhưng qua một thời gian mô hình kinh tế tập trung, baocấp, kinh tế hợp tác kiểu củ không còn thích hợp, do vậy một số ngành nghề nôngthôn bị mai một, các hợp tác xã làm ăn thua lỗ nên nhiều ngành nghề nông thônkhông thể duy trì sản xuất

Thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), Đảng và Nhànước nhận thức đúng và đầy đủ hơn vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kinh

tế thị trường, hội nhập quốc tế là những nhân tố nổi bật nhất thúc đẩy kinh tế nôngthôn phát triển theo hướng sản xuất kinh tế hàng hóa; sản xuất nông nghiệp mở ranhiều hướng làm ăn mới như kinh tế trang trại, dịch vụ, khôi phục và phát triển lĩnhvực ngành nghề nông thôn, tạo ra sản phẩm có tính thương mại, nhất là hàng xuấtkhẩu [24]

1.2.2 Vai trò của các ngành nghề nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong nền kinh tế thị trường

* Giải quyết việc làm cho người lao động và đẩy nhanh quá trình phân công lao động ở nông thôn

Với xu hướng diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu pháttriển các khu, cụm công nghiệp và xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật; giá trị sản xuấttrên đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng chậm thì tình trạng người dân nông thônthiếu việc làm có xu hướng gia tăng Để giải quyết tình trạng trên, thời gian quaĐảng và nhà nước có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn như đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất khẩu lao động; ngoài ra một

bộ phận lớn lao động nông thôn tự đổ xô lên các đô thị vào làm việc ở các khu công

Trang 27

nghiệp và tham gia lao động dịch vụ; nhưng qua thực tiễn cho thấy những biện pháptrên chưa giải quyết dứt điểm vấn đề lao động ở nông thôn, nhất là một bộ phận dân

cư nông thôn tự tìm kiếm việc làm ở các đô thị đã tạo ra những hệ lụy về mặt xã hộicần giải quyết Trong khi đó, phát triển ngành nghề nông thôn đã tạo điều kiện thuhút một phần lớn lao động không có việc làm tại nông thôn do ngành nghề nôngthôn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần nhiều lao động (tỷ lệ lao động sống chiếmkhoảng 60% giá thành sản phẩm) Phát triển ngành nghề nông thôn sẽ thúc đẩy sựphân công và phân công lại lao động trong nông thôn, chuyển dịch một bộ phận laođộng sản xuất nông nghiệp sang làm việc trong các ngành nghề nông thôn, pháttriển thêm các ngành nghề dịch vụ khác; đồng thời tạo điều kiện để tích tụ ruộng đấtsản xuất nông nghiệp, có điều kiện thực hiện cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuậtcông nghệ vào sản xuất làm tăng giá trị và thu nhập trên đơn vị diện tích; cũng đồngthời làm giảm áp lực cho các đô thị do luồng lao động không kiểm soát từ nôngthôn ra tìm kiếm việc làm

* Tạo điều kiện xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự hình thành và phát triển ngành nghề nông thôn có vai trò quan trọng trongquá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn; thay đổi tập quán sản xuất thủ công, phântán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, chuyên môn hóa theo hướng công nghiệp hiệnđại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (thuầnnông) sang sản xuất nông nghiệp- công nghiệp và dịch vụ Sự hình thành và pháttriển ngành nghề nông thôn sẽ khai thác các nguồn lực có sẵn ở nông thôn về tàinguyên, nguyên vật liệu, phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra cácloại sản phẩm mới đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, tăng thu nhậplao động nông thôn Phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn tạo điềukiện mở rộng mối liên kết giữa nền sản xuất công nghiệp hiện đại với nền sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, từngbước xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Phát triển ngành nghề nông thôn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc

Lịch sử phát triển ngành nghề nông thôn luôn gắn liền với lịch sử văn hóa củadân tộc; nhiều sản phẩm ngành nghề nông thôn mang đậm dấu ấn giá trị văn hóa

Trang 28

của các vùng miền, địa phương, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống lưu giữnhững giá trị nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên những nghệ nhântài hoa thời nào cũng có Phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là các ngành nghềtruyền thống tại các làng, xã là góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa có từngàn năm của dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn.

1.2.3 Xu hướng phát triển các ngành nghề nông thôn trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường với những ưu điểm và hạn chế tác động đến các ngànhkinh tế với những mức độ khác nhau; đối với ngành nghề nông thôn với những đặctrưng nội tại của nó, trong quá trình phát triển sẽ đứng trước những cơ hội, thuận lợi

và các khó khăn, thách thức tác động đến xu hướng phát triển các nhóm ngành nghềtheo các chiều hướng:

* Đối với nhóm các ngành nghề sản xuất bằng công nghệ truyền thống, thủcông, bán cơ khí, cơ khí; sản phẩm chủ yếu cung cấp ở thị trường hẹp Đây lànhững ngành sẽ bị cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cùng loại được sản xuất vớicông nghệ tiên tiến và các sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài nhập khẩu; do vậy, một

số ngành nghề sẽ bị suy thoái dần nếu không nhanh chóng thay đổi công nghệ và tổchức lại sản xuất; một số ngành sẽ tiếp tục duy trì và phát triển do được tổ chức sảnxuất với trình độ cao hơn và sản xuất với công nghệ hiện đại hơn

* Đối với nhóm ngành nghề sản xuất sản phẩm mỹ nghệ là những sản phẩmđộc đáo, đặc sắc có chổ đứng nhất định trong thị trường; nhóm ngành này từngbước phát triển nhờ áp dụng công nghệ có độ chính xác cao, độ hoàn thiện và chấtlượng ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng; một số sản phẩm tiếp tụcduy trì với công nghệ truyền thống, gắn liền với tính độc đáo của từng vùng miền,địa phương, gắn với từng tên tuổi nghệ nhân, với hình thức tổ chức sản xuất theolàng nghề

Trang 29

1.2.4 Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và vấn đề khôi phục, bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn

Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

là xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triểnkinh tế- xã hội nông thôn không thể tách rời với khôi phục, bảo tồn và phát triển cácngành nghề nông thôn, đó là tất yếu khách quan do vai trò của ngành nghề nôngthôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa như đã phân tích ở trên

1.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề nông thôn

Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của ngành nghề nông thôn chịu nhiều nhân

tố, bao gồm các nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường chính trị, phápluật và chính sách

1.3.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tàinguyên là nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề nông thôn nóiriêng, nó là điều kiện, là đối tượng lao động để các ngành nghề nông thôn khai thác,

sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm; tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuậnlợi sẽ cho phép phát triển nhiều ngành nghề, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chấtlượng hoặc ngược lại; các nguồn lực trên có loại ảnh hưởng trực tiếp và có loại ảnhhưởng gián tiếp thông qua sự phát triển của các ngành kinh tế công nghiệp, nôngnghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Vị trí địa lý là điều kiện quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển ngành nghềnông thôn, nhất là trong môi trường nền kinh tế hội nhập; vị trí địa lý thuận lợi sẽtạo điều kiện cho giao thương, hợp tác giữa các vùng miền, các địa phương trongphát triển kinh tế

1.3.2 Những nhân tố về kinh tế

Những nhân tố về kinh tế bao gồm nhân tố thị trường, vốn, khoa học côngnghệ, lao động, kết cấu hạ tầng, nguyên vật liệu…

Trang 30

* Nhân tố thị trường: trong nền kinh tế thị trường, thị trường tác động cả đầuvào và đầu ra của sản xuất kinh doanh; thị trường bao gồm thị trường hàng hóa dịch

vụ, thị trường lao động, thị trường tài chính, khoa học công nghệ… căn cứ quan hệcung cầu trên thị trường để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh; sự thay đổi của thị trường sẽ làm thay đổi định hướng phát triển nền kinh tếnói chung và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng

* Nhân tố về vốn: Vốn là nguồn lực của bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanhnào Đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn, nguồn vốn thường từ nguồn vốn tự

có của chủ cơ sở sản xuất, nguồn vốn huy động từ gia đình, họ hàng, bạn bè…nênnguồn vốn hạn chế Để phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế, thịtrường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu vốn phải đủ lớn để đầu tư mở rộng sản xuất,đầu tư công nghệ, đầu tư máy móc trang thiết bị nhằm thay thế lao động thủ công,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thì nhân tố vốn là đòi hỏi bức thiết củacác cơ sở ngành nghề nông thôn

* Nhân tố khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ tác động trực tiếp đếnnăng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội thì đòi hỏi các cơ sởngành nghề nông thôn phải đổi mới máy móc, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất; kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với công nghệtruyền thống

* Nhân tố lao động: đây được coi là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh

tế nói chung; nhưng đối với ngành nghề nông thôn còn là nhân tố có tính đặc thù;một số ngành nghề nông thôn đòi hỏi có những lao động có tay nghề tinh xảo và bíquyết về công nghệ kỹ thuật; phải biết kết hợp giữa yếu tố hiện đại và yếu tố truyềnthống để tạo ra những sản phẩm đặc trưng có giá trị về văn hóa và mang nét hiệnđại Do vậy, nhân tố lao động, đặc biệt là những nghệ nhân là nhân tố ảnh hưởngđến sự tồn tại và phát triển ngành nghề nông thôn

* Nhân tố kết cấu hạ tầng: Ngành nghề nông thôn chịu tác động nhiều của hệthống kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: đường giao thông, điện, hệ thống cấp, thoát

Trang 31

nước, hệ thống thông tin…; nhìn chung, hệ thống hạ tầng nông thôn những năm qua

đã được quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêucầu Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì điều kiện hạ tầng tác động lớn đến chi phísản xuất sản phẩm và khả năng tiếp cận nguồn thông tin về đầu vào, đầu ra của sảnphẩm; đồng thời vấn đề ô nhiễm môi trường từ sản xuất các làng nghề đang là vấn

đề bức xúc của xã hội; nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tác động trựctiếp và gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu và phát triển ngành nghề nông thôn tronggiai đoạn tới

* Nhân tố về nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất ngành nghềnông thôn phần lớn là nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, đây cũng là yếu tố đặc thù củangành nghề nông thôn so với các ngành sản xuất khác; hiện nay nguồn nguyên vậtliệu tại chỗ cũng dần cạn kiệt, do vậy việc chọn sử dụng nguồn nguyên vật liệu hợp

lý, đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên vật liệu tại chỗ là mối quan tâm để phát triểnngành nghề nông thôn

1.3.3 Những nhân tố về văn hóa, xã hội

Nhân tố văn hóa xã hội gắn liền với sản phẩm ngành nghề nông thôn, chính nétđặc thù của văn hóa từng vùng miền, địa phương gắn liền với tên tuổi của sản phẩmngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát huy những nét văn hóa của sản phẩm ngànhnghề nông thôn là điều kiện để ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển

1.3.4 Những nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách

Sự ổn định chính trị xã hội là môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nóichung và phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng; sự tác động của môi trườngchính trị, pháp luật thể hiện ở hệ thống luật pháp, thể chế, bộ máy hành pháp, sựnhận thức của xã hội về phát triển nông thôn và ngành nghề nông thôn; điều nàyđược thông qua hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý nhữngvấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở ngành nghềnông thôn Công cụ quan trọng nhất của nhà nước là thông qua luật pháp và cácchính sách nhằm tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, hoạch định chiến lược và hỗ trợ,khuyến khích, động viên các nguồn lực cho ngành nghề nông thôn phát triển

Trang 32

1.4 Chủ trương, chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn của

Đảng và Nhà nước

1.4.1 Chủ trương của Đảng về phát triển ngành nghề nông thôn

Bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc sau năm 1954, nhận thức rõtầm quan trọng của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; ngày 30/4/1958, Ban chấphành Trung ương Đảng có chỉ thị số 81/CT-TW về việc “tăng cường lãnh đạo tiểuthủ công nghiệp” Tiếp theo, Bộ chính trị có Nghị quyết số 124/NQ-TW ngày30/8/1960 về việc “chỉ đạo và phát triển tiểu thủ công nghiệp theo chủ nghĩa xãhội”; Ban Bí thư có Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 05/7/1961 về “công tác củng

cố, quản lý hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp” Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm1976) và Đại hội lần thứ V của Đảng (năm 1981) tiếp tục chủ trương khôi phục vàphát triển tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Tuy nhiên trong quá trình triển khaithực hiện chưa quán triệt nội dung chỉ đạo trên, do vậy công nghiệp sản xuất hàngtiêu dùng, kể cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp vẫn bị coi nhẹ về tổ chức, đầu tư

và các chính sách cụ thể để triển khai [1, tr 18]

Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), đánh dấu bước ngoặt đổi mới tư duycủa Đảng về chủ nghĩa xã hội nói chung, về nông nghiệp, nông thôn nói riêng; Bộchính trị có Nghị quyết 10/TW ngày 05/4/1988 về “đổi mới quản lý kinh tế về nôngnghiệp” và Nghị quyết 16/TW ngày 15/7/1988 về “đổi mới chính sách và cơ chếquản lý đối với cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh”; chủtrương trên đã từng bước xóa bỏ rào cản, tạo động lực khuyến khích các ngành nghềnông thôn phát triển

Đại hội lần thứ VII (năm 1991) và Đại hội lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng,Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII tháng 6 năm 1993 về “tiếptục đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn”; Nghị quyết 06-NQ/TW củaBan chấp hành Trung ương khóa VII tháng 11 năm 1998 về “một số vấn đề pháttriển nông nghiệp, nông thôn” đã chỉ rỏ một trong những nội dung cơ bản của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là: Phát triển các ngành nghề, làngnghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công

Trang 33

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biếncác nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất vàđời sống nhân dân.[1, tr 29]

Đại hội lần thứ IX (năm 2001), Đại hội lần thứ X (năm 2006) của Đảng vàNghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”, Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấphành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” càng làm rỏ hơnnhững quan điểm của Đảng về phát triển ngành nghề nông thôn, đề ra các giải pháp

hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là ngành nghề chế biến nông lâm sản,các ngành sử dụng nguyên liệu tại chổ, cần nhiều lao động Nhà nước tạo điều kiệnthuận lợi về đất đai, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị… để hỗ trợ, tạođiều kiện ngành nghề nông thôn phát triển

Quá trình đề ra đường lối, chủ trương của Đảng là quá trình đổi mới tư duy,nhận thức phù hợp với quy luật khách quan; đường lối, chủ trương trên của Đảngcũng là quá trình đánh giá cao vai trò, vị trí của ngành nghề nông thôn trong pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như sự nghiệp phát triển nông nghiệp nôngthôn trong từng thời kỳ đổi mới của đất nước

1.4.2 Một số chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển các ngành nghề nông thôn

Thực hiện chủ trương về phát triển ngành nghề nông thôn trong thời kỳ đổimới của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng liên quan đến tổchức sản xuất, tài chính tín dụng, đất đai, thị trường, khoa học công nghệ, môitrường, đào tạo nghề và lao động… một số chính sách quan trọng là:

* Chính sách về tổ chức sản xuất: Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước tađang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung; nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển

sở hữu đa hình thức nhằm phát huy mọi nguồn lực và tài năng của cá nhân và tậpthể, tạo điều kiện phát triển ngành nghề nông thôn như: Nghị định số 27,28,29/HĐBT ngày 09 tháng 3 năm 1988 về chính sách đối với tổ chức kinh tế hợp tác xã,

Trang 34

kinh tế tư doanh, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình sản xuất trong các ngành nghềcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, vận tải Nghị định số146/HĐBT năm 1989 và Chỉ thị số 154/HĐBT năm 1991 về tổ chức lại sản xuất,khuyến khích và hỗ trợ phát triển tổ chức kinh tế hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vàongành nghề nông thôn Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của ThủTướng chính phủ về “một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nôngthôn” và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về “phát triểnngành nghề nông thôn”.

* Chính sách tín dụng, thuế và lệ phí: Để tạo điều kiện hỗ trợ cho ngànhnghề nông thôn tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh, nhà nước ban hành các chính sách như: Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước Nghịđịnh số 04/1999/NĐ-CP ngày 31/01/1999 về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước,bãi bỏ và nghiêm cấm việc thu phí và lệ phí khác trái pháp luật đối với cơ sở ngànhnghề nông thôn Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tíndụng đầu tư phát triển Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg năm 2002 về phát triển kinh

tế tư nhân Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sáchkhuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn Nghị định số 90/2001/NĐ -CP năm

2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghị định số

106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển

* Chính sách thị trường: nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩmngành nghề nông thôn, nhà nước ban hành các chính sách: Nghị định số04/1999/NĐ-CP ngày 31/01/1999 về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước củaChính phủ bãi bỏ và nghiêm cấm việc thu phí và lệ phí khác trái pháp luật đối với

cơ sở ngành nghề nông thôn Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 củaThủ tướng chính phủ về thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu Quyết định số133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế tín

Trang 35

dụng hỗ trợ xuất khẩu Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một

số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn Quyết định số104/2003/QĐ-BTM năm 2003 ban hành quy chế quản lý chương trình xúc tiếnthương mại

* Chính sách khoa học công nghệ và môi trường: khoa học công nghệ vàmôi trường trong những năm gần đây ngày càng được coi trọng, đặt đúng vị trí dovai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển sản xuất nói chung và phát triển ngànhnghề nông thôn nói riêng; các chính sách cụ thể được đề cập tại: Nghị định số51/1999-CP ngày 8/7/1999 Quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước.Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về chính sách và cơ chế tài chính khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTgngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nôngthôn Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khíchphát triển công nghiệp nông thôn

* Chính sách đào tạo: Nhằm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngànhnghề nông thôn, nhà nước đã ban hành các chính sách quan trọng như: Quyết định

số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích pháttriển ngành nghề nông thôn Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 củaChính phủ về “phát triển ngành nghề nông thôn” và gần đây Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt Đề án đào tạo nghềcho lao động nông thôn

Các chính sách của Nhà nước ban hành đã bước đầu tạo điều kiện hỗ trợ các

cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển; tuy nhiên các chính sách trên chưa phát huycao hiệu lực do quá trình triển khai trong thực tế còn nhiều bất cập, do nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan nên các cơ sở ngành nghề nông thôn chưa được thụhưởng nhiều về các lợi ích mang lại từ các chính sách trên

1.5 Kinh nghiệm về phát triển ngành nghề nông thôn của một số nước châu Á

1.5.1 Kinh nghiệm một số nước châu Á về phát triển ngành nghề nông thôn

* Nhật Bản: Quá trình phát triển công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằngmột thời gian dài tăng trưởng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; từ năm

Trang 36

1970, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa côngnghiệp về nông thôn, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, phát triểnngành nghề chế biến nguyên liệu nông nghiệp như tơ tằm, dệt may phân bố đềukhắp trên địa bàn nông thôn; lao động nông nghiệp có thu nhập từ hoạt động phinông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1883 là 30%, đến năm 1920

tỷ lệ này lên đến 66%, Nhật Bản đã thành công trong chiến lược “ly nông bất lyhương” [1, tr 40]

* Trung Quốc: Phát triển công nghiệp nông thôn là nhân tố nổi bật Giai đoạn1978-1988, trọng tâm cải cải cách là chuyển chiến lược phát triển công nghiệp nặngsang phát triển công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng, phát triển công nghiệp nôngthôn; trong khi các doanh nghiệp ở thành thị chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước, sửdụng nhiều vốn thì khu vực nông thôn có nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sởhữu tập thể, bán tập thể (doanh nghiệp hương trấn), cổ phần, cá thể, sở hữu tư nhânngày càng phát triển mạnh (chỉ trong hai năm 1984-1985, doanh nghiệp tư nhân lên

10 triệu doanh nghiệp, tăng gấp 2 lần so với trước) và chú trọng công nghệ sử dụngnhiều nhân công, ít vốn Nông dân được tiếp cận các nguồn lực như vốn, vật tư đầuvào và sản phẩm đầu ra

Giai đoạn sau năm 1988: thực hiện cải cách doanh nghiệp tư nhân do sảnlượng trở nên dư thừa, sức ép cạnh tranh cao, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao; cácdoanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu, chuyển sang áp dụng công nghệ tiên tiến vàtừng bước hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn” [1, tr 46]

* Đài Loan: Đầu tư mạnh nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triểnmạnh công nghiệp, phát triển công nghiệp trải đều khắp các đảo, từ thành thị đếnnông thôn, chính quyền hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn tiêu thụ sản phẩm, cungcấp dịch vụ tư vấn về huy động vốn, thành lập quỹ phát triển xí nghiệp vừa và nhỏcung cấp tín dụng lãi suất thấp

1.5.2 Những bài học kinh nghiệm

Qua việc phân tích một số kinh nghiệm cơ bản về phát triển công nghiệp nôngthôn, ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn của một số nước châu Á có điểm

Trang 37

xuất phát về kinh tế gần giống nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơbản sau:

Thứ nhất, các địa phương cần lựa chọn những ngành hàng tiềm năng, có lợithế và vận dụng những ưu điểm của ngành nghề nông thôn để đầu tư phát triển.Thứ hai, các cơ sở ngành nghề nông thôn trước mắt nên lựa chọn công nghệ sửdụng nhiều lao động, ít vốn; từng bước đổi mới và kết hợp giữa công nghệ tiên tiếnvới công nghệ truyền thống trong sản xuất sản phẩm

Thứ ba, để tránh tình trạng các cơ sở ngành nghề nông thôn rơi vào tình trạngcạnh tranh bất lợi, chịu sức ép lớn từ các doanh nghiệp lớn, nhà nước nên giúp cơ sởngành nghề nông thôn tìm những khoảng trống thị trường mà doanh nghiệp lớnkhông với tới, sản xuất không hiệu quả, hoặc hướng hoạt động sản xuất của cơ sởngành nghề nông thôn thành những bộ phận bổ sung cho các doanh nghiệp lớn.Thứ tư, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng về tiếp cận vốn, đất đai, công nghệ,thị trường đầu ra, đầu vào đối với cơ sở ngành nghề nông thôn; về mặt vĩ mô nêngiảm độc quyền của các doanh nghiệp lớn ở thành thị

Thứ năm, cần quy hoạch những khu, cụm, làng nghề; khuyến khích các cơ sởngành nghề nông thôn tập trung trên những địa bàn nhất định, nhằm thuận tiện xâydựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, thuận lợi cung cấp nguyên liệu, hình thành

sự kết nối giữa cơ sở ngành nghề nông thôn với khách hàng

Thứ sáu, do sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn chặt với cơ sởngành nghề nông thôn cả về chất và lượng; các chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn hỗ trợ rất lớn đến phát triển ngành nghề nông thôn Do vậy, ưu tiên đầu

tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn là tạo điều kiện thúc đẩy ngànhnghề nông thôn phát triển

Thứ bảy, phát huy vai trò hỗ trợ và phân cấp cho chính quyền địa phương quản

lý cơ sở ngành nghề nông thôn, gắn phát triển ngành nghề nông thôn với quyền lợicủa chính quyền địa phương, từ đó chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện thuậnlợi, phát huy hết hiệu lực các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đểthúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

và phát triển

Với vị trí địa lý nêu trên, Đồng Nai có nguồn nguyên liệu khá dồi dào chongành nghề nông thôn; có thị trường rộng lớn là những điều kiện thuận lợi và tiềmnăng cho ngành nghề nông thôn phát triển

2.1.1.2 Điều kiện khí hậu

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với tổng lượng bức xạ cao và ổn định (390-565 Kcal/cm2/ngày), nhiệt độbình quân cao đều quanh năm (25,4 - 25,8oC), tổng tích ôn đạt 9.243 - 9.487oC/năm,

-số giờ nắng cao (2.296 - 2.300 giờ/năm), hầu như không có gió bão, sương muối Điều kiện khí hậu trên là một lợi thế quan trọng trong phát triển sản xuất nôngnghiệp tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao cho ngành nghề nông thônphát triển

Trang 39

2.1.1.3 Địa hình và đất đai

- Về địa hình: Đồng Nai nằm trong vùng địa hình bình nguyên núi sót rải rác,hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và có thể chia thành 3 dạng địa hình chính sau:

Dạng địa hình núi thấp: chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu

ở huyện Tân Phú và một số ít ở huyện Định Quán, Xuân Lộc, thảm thực vật chính

là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng

Dạng địa hình đồi lượn sóng: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh

(82%), bao gồm các đồi đất bazan và phù sa cổ, thảm thực vật chủ yếu là cây trồngnông nghiệp

Dạng địa hình đồng bằng: chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,

thảm thực vật chủ yếu là cây trồng ngắn ngày (phần lớn là lúa nước) và rừng ngậpmặn (vùng cửa sông)

So với toàn vùng Đông Nam bộ và các vùng Tây Nguyên, Duyên Hải miềnTrung thì địa hình của tỉnh Đồng Nai bằng phẳng hơn, đồng thời sự đa dạng về địahình có thể xem là một trong những lợi thế để sản xuất nông nghiệp của tỉnh pháttriển theo hướng đa canh, tạo nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú cung ứng dồidào nguyên liệu cho ngành nghề nông thôn

- Về đất đai: Theo tài liệu điều tra, tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất với 24 đơn

vị đất cấp 2 và 64 đơn vị đất cấp 3 Quy mô diện tích và cơ cấu từng nhóm đất củatỉnh như sau:

(1) Nhóm đất xám có diện tích 234.867 ha, chiếm 39,8% diện tích toàn tỉnh,loại đất này có khả năng thích nghi với nhiều mục đích sử dụng, từ nông nghiệp,lâm nghiệp đến xây dựng Trong nông nghiệp, đất xám có khả năng thích nghi vớinhiều loại cây, nhưng do đất nghèo dinh dưỡng và dễ bị rửa trôi nên quá trình sửdụng cần chú ý các biện pháp bồi dưỡng, cải tạo đất

(2) Nhóm đất đen có diện tích 131.604 ha, chiếm 22,3% diện tích toàn tỉnh, đất

có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đá lẫn

và đá lộ đầu, tầng canh tác nông nên phần lớn diện tích này đang được sử dụngtrồng chuối, canh tác cây hàng năm (đậu nành, thuốc lá, bắp), khả năng cơ giới hóa

và tỉ lệ sử dụng đất thấp

Trang 40

(3) Nhóm đất phù sa có diện tích 27.929 ha, chiếm 4,7% diện tích toàn tỉnh,đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giàu mùn, đạm, kali, nhưng nghèo lân Dophân bố trên địa hình thấp, thường bị nhiễm phèn và một phần bị ảnh hưởng mặnnên khu vực không nhiễm mặn thích hợp cho trồng lúa nước và nuôi thủy sản nướcngọt; khu vực nhiễm mặn thích hợp cho nuôi thủy sản nước mặn, lợ và trồng rừng.(4) Nhóm đất gley có diện tích 26.758 ha, chiếm 4,5% diện tích toàn tỉnh, đấtthích hợp cho trồng lúa nước.

(5) Nhóm đất đỏ có diện tích 95.389 ha, chiếm 16,2% diện tích toàn tỉnh, làloại đất tốt nhất có trên địa bàn tỉnh và Đông Nam Bộ, có khả năng thích nghi vớinhiều loại cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu, điều) và cây ăn quả có giátrị kinh tế cao

Nhìn chung, các nhóm đất Đồng Nai đa dạng, giàu dinh dưỡng thích hợp chonhiều loại cây trồng phát triển, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất ngànhnghề nông thôn; tuy nhiên một số diện tích địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đálẫn và đá lộ đầu, tầng canh tác nông nên khó áp dụng cơ giới vào sản xuất, năngsuất và hiệu quả canh tác chưa cao

2.1.1.4 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được cung cấp bởi hệ thống cácsông: sông Đồng Nai, với tổng chiều dài 635 km và là con sông lớn thứ hai ở miền

Nam Việt Nam (sau hệ thống sông Cửu Long); sông La Ngà, là phụ lưu lớn nhất

bên tả ngạn sông Đồng Nai; sông Ray có chiều dài 88 km Ngoài các sông kể trên,Đồng Nai còn có các hệ thống sông suối nhỏ khác như sông Thị Vải, Đồng Tranh,

La Buông

Nguồn nước mặt của các hệ thống sông thuộc tỉnh Đồng Nai khá dồi dào, làyếu tố thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng việc khai thác sửdụng cho sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, do chi phí đầu tư xây dựng côngtrình lớn

Nước ngầm trên địa bàn tỉnh khá phong phú và có lưu lượng lớn, nhưng phân

bố không đều giữa các khu vực Hiện nguồn nước ngầm được khai thác phục vụ cho

Ngày đăng: 27/04/2015, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghềnông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
13. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quátrình công nghiệp hóa
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
14. Đỗ Đức Thịnh (1999), Phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thếgiới
Tác giả: Đỗ Đức Thịnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
15. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IV,V,VI,VII,VIII, IX, X, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội IV,V,VI,VII,VIII, IX, X
Nhà XB: Nxb Sựthật
16. Đảng cộng sản Việt Nam, Một số văn kiện về phát triển nông nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện về phát triển nông nghiệp
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
17. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hànhTrung ương khóa VII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hànhTrung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
19. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hànhTrung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
20. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hànhTrung ương khóa VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
21. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
22. Đỗ Đức Định (1999), Phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thếgiới
Tác giả: Đỗ Đức Định
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
23. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônmột số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hồng Vinh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
24. Hội đồng lý luận Trung ương (2009), Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nông nghiệp nông dân nôngthôn
Tác giả: Hội đồng lý luận Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
25. Khoa khoa học quản lý trường Đại học kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhchính sách kinh tế xã hội
Tác giả: Khoa khoa học quản lý trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1998
27. Khoa kinh tế phát triển trường Đại học kinh tế quốc dân (1994), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhkinh tế phát triển
Tác giả: Khoa kinh tế phát triển trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1994
28. Khoa nông nghiệp và phát triển nông thôn trường Đại học kinh tế quốc dân (2001), Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp
Tác giả: Khoa nông nghiệp và phát triển nông thôn trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
29. Lê Mạnh Hùng (2005), Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Hà Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằmphát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Hà Tây
Tác giả: Lê Mạnh Hùng
Năm: 2005
30. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp nông thôntrong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 1999
31. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 132/QĐ-TTg về một số chính sáchphát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2000
33. UBND tỉnh Đồng Nai (2007), Quyết định số 461/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Khuyến khích và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 461/QĐ-UBND về việc phê duyệtĐề án Khuyến khích và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyềnthống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010
Tác giả: UBND tỉnh Đồng Nai
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w