1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhi SKKN rèn KN sống cho học sinh Tiểu học

18 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 9,61 MB

Nội dung

1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Ngày 28022014, Bộ Giáo dục Đào tạo ra Thông tư số 042014TTBGDÐT của quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, nội dung giáo dục kỹ năng sống hướng tới giáo dục cho nguời học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp cho người học thành công, đảm bảo vừa vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Về việc giáo dục kỹ năng sống cho từng nhóm đối tượng Bộ GDĐT đưa ra những mục tiêu rõ ràng. Cụ thể, đối với bậc mầm non thì giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thuờng, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường. Ðối với học sinh Tiểu học thì tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh. Như vậy, ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hoạt động rèn kỹ năng sống một cách hiệu quả thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội hiện nay. Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng ở trường Tiểu học, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức Trí Thể Mỹ. Qua quá trình công tác tại trường Tiểu học Duy Ninh, cũng như tiếp xúc với học sinh ở một số trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi nhận thấy rằng, học sinh Tiểu học ở vùng nông thôn do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền... nên giáo dục kỹ năng sống còn nhiều khó khăn. Học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là kĩ năng nói chuyện trước đám đông, môi trường giao tiếp hẹp, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh còn hạn chế... Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đây là nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động của Đội Thiếu niên, cần phải nhận thức và có những hành động thiết thực nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung cũng như chất lượng các hoạt động Đội và Phong trào Thiếu nhi trong trường học nói riêng. Muốn giáo dục kỹ năng sống, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lý thuyết cho đến thực hành rèn luyện kĩ năng sống. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường cần phải tiến hành những công việc hết sức cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cơ sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Đội trong Nhà trường, từ thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Liên đội mà tôi đang phụ trách, đồng thời tham khảo qua sách báo, internet và đúc rút kinh nghiệm tham khảo từ các giáo viên Tổng phụ trách Đội đi trước, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh. 1.2. Điểm mới của đề tài: Thông qua một số giải pháp nhằm Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh sẽ đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trường Tiểu học Duy Ninh và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó; đề xuất được mô hình hoạt động của các câu lạc bộ có tác dụng tốt trong việc giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Duy Ninh. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh tại Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh: Trư¬ờng Tiểu học Duy Ninh có bề dày thành tích về chất l¬ượng giáo dục toàn diện. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất Sắc, Liên đội nhiều năm liên tục được công nhận Liên đội Vững mạnh Xuất sắc. Năm học 2014 2015 này, với một đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực chuyên môn và nhiệt tình trong công tác Đội Sao. Đặc biệt là cấp ủy Đảng và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho phong trào của Đội được diễn ra một cách hiệu quả, thiết thực với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt Đội đã cơ bản được đáp ứng, khuôn viên trường sạch sẽ, thuận lợi cho các hoạt động học tập và vui chơi của các em. Đa số học sinh có tinh thần học tập tốt, thích hoạt động, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được Nhà trường tiến hành lồng ghép trong các môn như Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội,... mô hình Trường học mới V.NEN đưa vào áp dụng năm thứ hai đã tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện tốt về những kỹ năng sống cơ bản mà ở bậc Tiểu học các em phải có. Tuy nhiên, đa số các em Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội là con em sống ở vùng nông thôn nên còn rụt rè, chưa mạnh dạn, giao tiếp với khách lạ chưa tự tin, còn e ngại. Việc chia sẻ, bày tỏ, thể hiện tình cảm của bản thân các em rất hạn chế. Các hoạt động do Đội TNTP Hồ Chí Minh trong Nhà trường tổ chức các em chưa mạnh dạn tham gia hoặc chưa thể hiện hết mình; Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con em, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không có điều kiện chăm lo đến việc học tập của con em; tỉ lệ học sinh mồ côi cha hoặc mẹ t¬ương đối nhiều, đời sống gia đình của các em còn gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng sống của học sinh tại trường Tiểu học Duy Ninh cũng như một số vùng nông thôn khác còn nhiều hạn chế: Tính chủ động trong giao tiếp còn hạn chế, đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp còn hẹp, các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội chưa thành thạo. Qua quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức mô hình hoạt động các câu lạc bộ, phân tích thực trạng trước và sau khi có tổ chức các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh, tôi đã rút ra được một số mô hình câu lạc bộ hoạt động đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 2.2. Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh. Tổ chức câu lạc bộ trong trường tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Sau những trải nghiệm cùng các CLB, học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được. Chính những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống” mai sau của các em. 2.2.1. Mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội, rèn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Một trong những hạn chế của học sinh trường Tiểu học Duy Ninh đó chính là khả năng nói chuyện, trình bày trước đám đông, và khả năng ứng phó với những tai nạn thương tích, đuối nước. Xuất phát từ mục tiêu rèn luyện kỹ giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh trước những hiểm họa rình rập đối với bản thân các em, Liên đội đã xây dựng mô hình CLB Kịch nghệ nhằm tạo cho các em có điều kiện trực tiếp thực hành rèn luyện các kĩ năng này. Bước vào đầu năm học, Tổng phụ trách Đội tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh, xây dựng kế hoạch thành lập các câu lạc bộ, tham mưu với Ban giám hiệu Nhà trường, thông qua sự phối hợp của các anh chị phụ trách lớp để tổ chức cho học sinh đăng ký thành viên câu lạc bộ Kịch nghệ. Sau khi có đủ thành viên đảm bảo theo yêu cầu, Tổng phụ trách Đội tiến hành ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm (01 Giáo viên có năng khiếu diễn kịch trong Nhà trường làm Chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội và 01 học sinh là thành viên của câu lạc bộ làm Phó chủ nhiệm); xây dựng Quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ. Điều kiện tham gia Câu lạc bộ Kịch nghệ đó là: Tự nguyện tham gia sinh hoạt; Yêu thích tìm hiểu các vấn đề xã hội, học tập, rèn luyện và phát triển các kỹ năng; Có tinh thần: “Đoàn kết xây dựng cùng phát triển”. Kinh phí hoạt động CLB được huy động từ kinh phí hỗ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh; vận động từ các đơn vị, tổ chức xã hội khác. Kinh phí hoạt động CLB được sử dụng để tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, các chương trình tập luyện của CLB và các hoạt động khác. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, câu lạc bộ tiến hành ra mắt trước toàn Liên đội với 27 thành viên tham gia. Thực tế, trong suốt năm học 2014 – 2015, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh đã ra mắt, tiến hành hoạt động và duy trì tốt hoạt động của mình. Theo từng đợt thi đua, từng chủ điểm sinh hoạt trong năm học, câu lạc bộ họp bàn, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của câu lạc bộ và đề ra kế hoạch hoạt động tiếp nối. Một buổi tập luyện của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh. Câu lạc bộ kịch đã tiến hành tập luyện thường xuyên các vỡ kịch sưu tầm trên internet hoặc sách báo hay do các em học sinh nghĩ nội dung và giáo viên trong trường biên soạn. Nội dung xuyên suốt các vỡ kịch là những thông điệp của các em chuyển tải đến cho mọi người như giữ an toàn cho bản thân, gia đình trong mùa bão lũ; phòng tránh tai nạn, đuối nước, giữ gìn an toàn giao thông, tránh xa bạo lực học đường. Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn trong chương trình “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới. Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn cùng Giáo viên và Phụ huynh “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học” cấp huyện. Sau khi hoàn chỉnh các vỡ kịch, đội Kịch tiến hành trình diễn cho học sinh toàn Liên đội cũng xem trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể hoặc do cấp trên yêu cầu như: tham diễn vỡ “Ông thợ nề bướng bỉnh” trong Hội thảo “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới, tham diễn vỡ kịch “Đừng để nước mắt rơi” trong Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học cấp huyện. Những vỡ kịch do câu lạc bộ Kịch nghệ thể hiện đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng khán giả, đặc biệt là những khán giả học sinh trường Tiểu học Duy Ninh. Thông qua mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ, các em học sinh tự thể hiện được năng khiếu của bản thân, học tập nhau thể hiện bản thân, kỹ năng đồng cảm được rèn luyện, các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp hằng ngày và thể hiện được mình trước tập thể. Cũng thông qua nội dung các vỡ kịch, những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội được truyền tải mạnh mẽ đến các em học sinh trong toàn Liên đội. Hầu như, giống với các câu lạc bộ khác trong tại trường Tiểu học Duy Ninh, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội tập trung thành viên của tất cả các khối lớp, do đó đều phải thực hiện những quy định chung của các câu lạc bộ. Trong quy định có nội dung về cách xưng hô, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ với nhau. Về cách xưng hô: Các thành viên trong các Câu lạc bộ nếu học lớp dưới thì phải gọi phải gọi các bạn lớp trên bằng “anh, chị” và xưng là “em hoặc tên”; bạn cùng khối lớp thì gọi “bạn”, xưng “tên”; các bạn lớp trên đối với các em lớp dưới thì xưng là “anh, chị” và gọi là “em”; Về tinh thần hợp tác: Các thành viên phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc chia ra từng nhóm tập kịch và giao việc cho nhóm, ít khi giao việc cá nhân mục tiêu là rèn kỹ năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Việc tổ chức đánh giá hoạt động của câu lạc bộ vào cuối tháng hoặc cuối đợt thi đua cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Trong các buổi sinh hoạt này, giáo viên có vai trò định hướng, nhắc nhở học sinh cách nói sao cho lưu loát, mạch lạc và có logic trước tập thể. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của câu lạc bộ, của các thành viên cũng là một cách giúp các em rèn kỹ năng ứng xữ giữa bạn với bạn, cách nhận xét, đánh giá con người cho học sinh. Năm học qua, hoạt động của câu lạc bộ Kịch nghệ đã có tác dụng lớn, không chỉ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào phong trào chung của Nhà trường, Liên đội. Nhờ nội dung phong phú trong các vỡ kịch nên giáo dục được cho Đội viên, Nhi đồng phát triển nhân cách một cách toàn diện, giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, an toàn giao thông... Thông qua hoạt động của câu lạc bộ, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Nhờ nội dung các vỡ kịch mang tính giáo dục cao nên Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội sau khi xem các vỡ kịch đã biết nhận thức điều gì tốt, điều gì xấu, điều gì nên học theo, điều gì không nên. Các em đã biêt học hỏi theo các nhân vật, rèn luyện mình để trở thành người có nhân cách tốt, bắt đầu bằng việc thực hiện thật tốt “Quy tắc ứng xử của học sinh” mà nhà trường đã quy định. Khi giao tiếp với thầy cô giáo, nhân viên trong trường và người lớn tuổi biết nói năng lễ độ, xưng hô đúng mực, thể hiện sự kính trọng, lễ phép; Khi giao tiếp với bạn bè biết dùng lời lẽ hòa nhã, trong sáng, tuyệt đối không nói tục, chửi thề, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, thái độ lịch sự, đoàn kết, tôn trọng nhau; Trong sinh hoạt luôn vui vẻ, hòa đồng, trung thực, khiêm tốn, vị tha; tuyệt đối không gây gổ, xúc phạm bạn hoặc đánh nhau. Trong toàn Liên đội, hiệu quả của các phong trào thi đua như phong trào Gọi bạn xưng mình, Đi thưa về chào, Nhặt của rơi trả lại người đánh mất, phong trào giữ trật tự an toàn giao thông trong trường học được nâng lên rõ rệt. Nhà trường cũng như Liên đội gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật: Đạt giải Ba phần thi Tiểu phẩm trong ngày Giao lưu học sinh Tiểu học lớp 5 cấp huyện, Liên đội giữ vững thành tích Liên đội Vững mạnh Xuất sắc cấp huyện nhiều năm liền. Cuối năm học 20142015, khi bình bầu thi đua khen thưởng cuối năm theo Thông tư 30, nhiều em đã được khen tiến bộ về giao tiếp, trong giúp đỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể hoặc ý thức tự phục vụ tốt. .......

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông

Ngày 28/02/2014, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Thông tư số 04/2014/TT-BGDÐT của quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nội dung giáo dục kỹ năng sống hướng tới giáo dục cho nguời học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp cho người học thành công, đảm bảo vừa vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần

Về việc giáo dục kỹ năng sống cho từng nhóm đối tượng Bộ GD&ĐT đưa ra những mục tiêu rõ ràng Cụ thể, đối với bậc mầm non thì giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thuờng, biết làm một

số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường

Ðối với học sinh Tiểu học thì tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học

ở mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy

cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh

Như vậy, ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội

Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hoạt động rèn kỹ năng sống một cách hiệu quả thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy

cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội hiện nay

Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng ở trường Tiểu học, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục học sinh phát triển toàn diện về ''Đức - Trí - Thể - Mỹ''

Qua quá trình công tác tại trường Tiểu học Duy Ninh, cũng như tiếp xúc với học sinh ở một số trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi nhận thấy rằng, học sinh Tiểu học ở vùng nông thôn do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh

tế vùng miền nên giáo dục kỹ năng sống còn nhiều khó khăn Học sinh thiếu tự

Trang 2

tin trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là kĩ năng nói chuyện trước đám đông, môi trường giao tiếp hẹp, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh còn hạn chế Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Đây là nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động của Đội Thiếu niên, cần phải nhận thức và có những hành động thiết thực nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung cũng như chất lượng các hoạt động Đội và Phong trào Thiếu nhi trong trường học nói riêng

Muốn giáo dục kỹ năng sống, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lý thuyết cho đến thực hành rèn luyện kĩ năng sống Trong

đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng Đối với hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường cần phải tiến hành những công việc hết sức cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cơ

sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời

Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Đội trong Nhà trường, từ thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Liên đội mà tôi đang phụ trách, đồng thời tham khảo qua sách báo, internet và đúc rút kinh nghiệm tham khảo từ các giáo viên Tổng phụ trách Đội đi trước, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải

pháp nhằm "Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các

câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh".

1.2 Điểm mới của đề tài:

Thông qua một số giải pháp nhằm " Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông

qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh" sẽ đánh

giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trường Tiểu học Duy Ninh và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó; đề xuất được mô hình hoạt động của các câu lạc bộ có tác dụng tốt trong việc giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Duy Ninh

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh tại Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh:

Trường Tiểu học Duy Ninh có bề dày thành tích về chất lượng giáo dục toàn diện Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất Sắc, Liên đội nhiều năm liên tục được công nhận Liên đội Vững mạnh Xuất sắc Năm học

2014 - 2015 này, với một đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực chuyên môn và nhiệt tình trong công tác Đội - Sao Đặc biệt là cấp ủy Đảng và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho phong trào của Đội được diễn ra một cách hiệu quả, thiết thực với mục tiêu giáo dục của nhà trường Cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt Đội đã cơ bản được đáp ứng, khuôn viên trường sạch sẽ, thuận lợi cho các hoạt động học tập và vui chơi của các em Đa số học sinh có tinh thần học tập tốt, thích hoạt động, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo

và người lớn tuổi; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được Nhà trường tiến hành lồng ghép trong các môn như Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội, mô hình Trường học mới V.NEN đưa vào áp dụng năm thứ hai đã tạo điều kiện cho

Trang 3

học sinh được rèn luyện tốt về những kỹ năng sống cơ bản mà ở bậc Tiểu học các

em phải có

Tuy nhiên, đa số các em Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội là con em sống ở vùng nông thôn nên còn rụt rè, chưa mạnh dạn, giao tiếp với khách lạ chưa tự tin, còn e ngại Việc chia sẻ, bày tỏ, thể hiện tình cảm của bản thân các em rất hạn chế Các hoạt động do Đội TNTP Hồ Chí Minh trong Nhà trường tổ chức các em chưa mạnh dạn tham gia hoặc chưa thể hiện hết mình; Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con em, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không có điều kiện chăm lo đến việc học tập của con em; tỉ lệ học sinh mồ côi cha hoặc mẹ tương đối nhiều, đời sống gia đình của các em còn gặp nhiều khó khăn Kỹ năng sống của học sinh tại trường Tiểu học Duy Ninh cũng như một số vùng nông thôn khác còn nhiều hạn chế: Tính chủ động trong giao tiếp còn hạn chế, đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp còn hẹp, các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội chưa thành thạo

Qua quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức mô hình hoạt động các câu lạc bộ, phân tích thực trạng trước và sau khi có tổ chức các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh, tôi đã rút ra được một số mô hình câu lạc bộ hoạt động đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh

2.2 Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh.

Tổ chức câu lạc bộ trong trường tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng

và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân

Sau những trải nghiệm cùng các CLB, học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được Chính những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống” mai sau của các em

2.2.1 Mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội, rèn các kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội.

Một trong những hạn chế của học sinh trường Tiểu học Duy Ninh đó chính

là khả năng nói chuyện, trình bày trước đám đông, và khả năng ứng phó với những tai nạn thương tích, đuối nước Xuất phát từ mục tiêu rèn luyện kỹ giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh trước những hiểm họa rình rập đối với bản thân các em, Liên đội đã xây dựng mô hình CLB Kịch nghệ nhằm tạo cho các em có điều kiện trực tiếp thực hành rèn luyện các kĩ năng này

Bước vào đầu năm học, Tổng phụ trách Đội tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh, xây dựng kế hoạch thành lập các câu lạc bộ, tham mưu với Ban giám hiệu Nhà trường, thông qua sự phối hợp của các anh chị phụ trách lớp để tổ chức cho học sinh đăng ký thành viên câu lạc bộ Kịch nghệ

Trang 4

Sau khi có đủ thành viên đảm bảo theo yêu cầu, Tổng phụ trách Đội tiến hành ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm (01 Giáo viên có năng khiếu diễn kịch trong Nhà trường làm Chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội và

01 học sinh là thành viên của câu lạc bộ làm Phó chủ nhiệm); xây dựng Quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ

Điều kiện tham gia Câu lạc bộ Kịch nghệ đó là: Tự nguyện tham gia sinh hoạt; Yêu thích tìm hiểu các vấn đề xã hội, học tập, rèn luyện và phát triển các kỹ năng; Có tinh thần: “Đoàn kết - xây dựng - cùng phát triển” Kinh phí hoạt động CLB được huy động từ kinh phí hỗ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh; vận động

từ các đơn vị, tổ chức xã hội khác Kinh phí hoạt động CLB được sử dụng để tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, các chương trình tập luyện của CLB và các hoạt động khác

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, câu lạc bộ tiến hành ra mắt trước toàn Liên đội với 27 thành viên tham gia

Thực tế, trong suốt năm học 2014 – 2015, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh đã ra mắt, tiến hành hoạt động và duy trì tốt hoạt động của mình Theo từng đợt thi đua, từng chủ điểm sinh hoạt trong năm học, câu lạc

bộ họp bàn, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của câu lạc bộ và đề ra kế hoạch hoạt động tiếp nối

Một buổi tập luyện của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh.

Câu lạc bộ kịch đã tiến hành tập luyện thường xuyên các vỡ kịch sưu tầm trên internet hoặc sách báo hay do các em học sinh nghĩ nội dung và giáo viên trong trường biên soạn Nội dung xuyên suốt các vỡ kịch là những thông điệp của các em chuyển tải đến cho mọi người như giữ an toàn cho bản thân, gia đình trong mùa bão lũ; phòng tránh tai nạn, đuối nước, giữ gìn an toàn giao thông, tránh xa bạo lực học đường

Trang 5

Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn trong

chương trình “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới.

Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn cùng Giáo viên và Phụ huynh “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học” cấp huyện.

Sau khi hoàn chỉnh các vỡ kịch, đội Kịch tiến hành trình diễn cho học sinh toàn Liên đội cũng xem trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể hoặc do cấp trên yêu cầu như: tham diễn vỡ “Ông thợ nề bướng bỉnh” trong Hội thảo “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới, tham diễn vỡ kịch “Đừng để nước mắt rơi” trong Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học cấp huyện Những vỡ kịch do câu lạc bộ Kịch nghệ thể hiện đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng khán giả, đặc biệt là những khán giả học sinh trường Tiểu học Duy Ninh

Thông qua mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ, các em học sinh tự thể hiện được năng khiếu của bản thân, học tập nhau thể hiện bản thân, kỹ năng đồng cảm được rèn luyện, các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp hằng ngày và thể hiện được mình trước tập thể Cũng thông qua nội dung các vỡ kịch, những kỹ năng giao tiếp, kỹ

Trang 6

năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội được truyền tải mạnh mẽ đến các em học sinh trong toàn Liên đội

Hầu như, giống với các câu lạc bộ khác trong tại trường Tiểu học Duy Ninh, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội tập trung thành viên của tất cả các khối lớp, do

đó đều phải thực hiện những quy định chung của các câu lạc bộ Trong quy định có nội dung về cách xưng hô, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ với nhau

Về cách xưng hô: Các thành viên trong các Câu lạc bộ nếu học lớp dưới thì phải gọi phải gọi các bạn lớp trên bằng “anh, chị” và xưng là “em hoặc tên”; bạn cùng khối lớp thì gọi “bạn”, xưng “tên”; các bạn lớp trên đối với các em lớp dưới thì xưng là

“anh, chị” và gọi là “em”; Về tinh thần hợp tác: Các thành viên phải biết đoàn kết, giúp

đỡ lẫn nhau thông qua việc chia ra từng nhóm tập kịch và giao việc cho nhóm, ít khi giao việc cá nhân mục tiêu là rèn kỹ năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau

Việc tổ chức đánh giá hoạt động của câu lạc bộ vào cuối tháng hoặc cuối đợt thi đua cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trong các buổi sinh hoạt này, giáo viên có vai trò định hướng, nhắc nhở học sinh cách nói sao cho lưu loát, mạch lạc và có logic trước tập thể Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của câu lạc bộ, của các thành viên cũng là một cách giúp các em rèn kỹ năng ứng xữ giữa bạn với bạn, cách nhận xét, đánh giá con người cho học sinh

Năm học qua, hoạt động của câu lạc bộ Kịch nghệ đã có tác dụng lớn, không chỉ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào phong trào chung của Nhà trường, Liên đội Nhờ nội dung phong phú trong các vỡ kịch nên giáo dục được cho Đội viên, Nhi đồng phát triển nhân cách một cách toàn diện, giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh trong đó đặc biệt là

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, an toàn giao thông Thông qua hoạt động của câu lạc bộ, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người

Nhờ nội dung các vỡ kịch mang tính giáo dục cao nên Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội sau khi xem các vỡ kịch đã biết nhận thức điều gì tốt, điều gì xấu, điều gì nên học theo, điều gì không nên Các em đã biêt học hỏi theo các nhân vật, rèn luyện mình để trở thành người có nhân cách tốt, bắt đầu bằng việc thực hiện thật tốt “Quy tắc ứng xử của học sinh” mà nhà trường đã quy định Khi giao tiếp với thầy cô giáo, nhân viên trong trường và người lớn tuổi biết nói năng lễ độ, xưng hô đúng mực, thể hiện sự kính trọng, lễ phép; Khi giao tiếp với bạn bè biết dùng lời lẽ hòa nhã, trong sáng, tuyệt đối không nói tục, chửi thề, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, thái độ lịch sự, đoàn kết, tôn trọng nhau; Trong sinh hoạt luôn vui vẻ, hòa đồng, trung thực, khiêm tốn, vị tha; tuyệt đối không gây gổ, xúc phạm bạn hoặc đánh nhau Trong toàn Liên đội, hiệu quả của các phong trào thi đua như phong trào "Gọi bạn xưng mình", "Đi thưa về chào", "Nhặt của rơi trả lại người đánh mất", phong trào giữ trật tự an toàn giao thông trong trường học được nâng lên rõ rệt Nhà trường cũng như Liên đội gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật: Đạt giải Ba phần thi Tiểu phẩm trong ngày Giao lưu học sinh Tiểu học lớp 5 cấp huyện, Liên đội giữ vững thành tích Liên đội Vững mạnh Xuất sắc cấp huyện nhiều năm liền

Trang 7

Cuối năm học 2014-2015, khi bình bầu thi đua khen thưởng cuối năm theo Thông tư 30, nhiều em đã được khen tiến bộ về giao tiếp, trong giúp đỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể hoặc ý thức tự phục vụ tốt

2.2.2 Mô hình câu lạc bộ Nghệ thuật nhằm giúp học sinh rèn các kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, nhạc cụ, thi kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa, sáng tạo các loại vật dụng phục vụ học tập, vui chơi… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin trước đám đông Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Em Lê Võ Hương Quỳnh, thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia Hội thi “Kể chuyện theo sách” đạt giải Ba cấp trường.

Nhận thức được vấn đề, Tổng phụ trách Đội đã bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng Đội cấp trên, thực hiện kế hoạch năm học của Nhà trường, tiến hành tổ chức các chương trình, hoạt động tích cực nhằm giáo dục các em Một trong các hoạt động đó là thành lập câu lạc bộ Nghệ thuật Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ Nghệ thuật chính là để phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kể chuyện, Ngâm thơ ) Đây sẽ là một sân chơi bổ ích cho các em, giúp các em phát huy tối đa tính

Trang 8

sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ thẩm mỹ của bản thân Thúc đẩy phong trào sáng tạo nghệ thuật của nhà trường thông qua hoạt động sáng tác Phát huy tình cảm, tình yêu mến, niềm tự hào của học sinh đối với quê hương, đất nước; gắn bó với cuộc sống và con người quê hương; Tạo sân chơi cho học sinh phát triển các năng khiếu của bản thân, chọn học sinh tiêu biểu đi thi các cuộc thi, đi giao lưu các trường; Nâng cao tinh thần, trách nhiệm chung cho tất cả học sinh về việc giữ gìn, làm đẹp cho ngôi trường, lớp học

Tiến trình thành lập câu lạc bộ Nghệ thuật cũng tương tự như câu lạc bộ Kịch nghệ gồm khảo sát tình hình, đăng ký thành viên, thành lập câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm, đề ra kế hoạch, Quy chế hoạt động Khi ra mắt, thành viên câu lạc bộ Nghệ thuật do lĩnh vực rộng hơn nên số lượng thành viên cao hơn nhiều so với câu lạc bộ Kịch nghệ, 125 thành viên; Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ thuật cũng có thay đổi: Chủ nhiệm là giáo viên Tổng phụ trách Đội, các phó chủ nghiệm gồm giáo viên dạy

Mỹ thuật, giáo viên dạy Âm nhạc và giáo viên dạy Thủ công, kỹ thuật

Em Nguyễn Thị Hà Tâm, thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia tiết mục văn nghệ trong buổi Tuyên truyền ATGT của Công an huyện Quảng Ninh tại trường.

Tại câu lạc bộ Nghệ thuật, học sinh được thể hiện hết những khả năng tiềm tàng của bản thân mình trong lĩnh vực nghệ thuật Cũng tại câu lạc bộ này, các kỹ năng hoạt động nhóm, tự phục vụ bản thân, thể hiện mình của các em sẽ được rèn giữa nhiều hơn, thành thục hơn, giúp ích cho các em rất nhiều trong học tập cũng như cuộc sống

Trang 9

Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh vẽ trang trí báo ảnh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nhóm.

Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia thi vẽ

tranh chủ đề “Ngôi trường mơ ước của em”.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên Chủ nhiệm, các em có thể thể hiện được năng khiếu kể chuyện, ngâm thơ của mình trước tập thể lớp hay trước toàn Liên đội thông qua các Hội thi Các em được cô giáo dạy Âm nhạc tập luyện hát, múa

để tham gia các chương trình văn nghệ của lớp, của Liên đội hay cấp trên tổ chức Các em cũng được cô giáo dạy Thủ công kỹ thuật hướng dẫn để phối hợp với các bạn, tự tạo ra những sản phẩm từ những vật liệu rất gần gũi với các em như vỏ chai nhựa, lon bia, hộp sữa chua, giấy gói quà, bìa các tông… Hoặc các em có thể thỏa

Trang 10

sức say mê tưởng tượng và thể hiện ước mơ, khát vọng của mình trong những bức

vẽ đẹp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Mỹ thuật

Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham biểu diễn văn

nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại UBND xã.

Học sinh tham gia Hội thi Tái chế rác trong “Ngày hội Học sinh Tiểu học” cấp trường.

Ngày đăng: 21/05/2018, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w