1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Nhi bài tiểu luận nhà sử học trần quốc vượng

34 198 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Mục lục Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài………………………………………………4 II. Lịch sử vấn đề…………………………………………………6 III. Mục đích yêu cầu……………………………………………...7 IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………………7 V. Bố cục....……………………………………………………....8 Nội dung Chương I: Cuộc đời 1. Tiểu sử……………………………………………………………..15 2. Các tác phẩm……………………………………………………….18 Chương II: Sự nghiệp 1. Quan điểm viết sử của Giáo sư Trần Quốc Vượng…………………20 2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử……………………………………22 3. Phong cách viết sử…………………………………………………..27 Phần kết luận Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU I Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nền văn minh hậu công nghiệp – văn minh trí tuệ, việc tiếp cận tri thức được coi là vấn đề cần thiết nhất để mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, quốc gia, khu vực tự hoàn thiện mình, nâng cao mình và hội nhập vào bước phát triển của thời đại. Tri thức khoa học trở thành nền tảng của sự sống nhân loại… Đó là cái chung tương đối dành cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, sự nhỏ lẻ của các cá thể tụt hậu vẫn còn tồn tại… Sự góp nhặt, chắt lọc tinh hoa vẫn có những điều bất cập của nó. Lịch sử là chiếc chìa khoá vạn năng để chúng ta có thể biết quá khứ, hiểu hiện tại và đoán định được tương lai… Nhưng không phải bất cứ ai cũng mặc nhiên nhìn nhận vấn đề này… Thực tế được chứng minh bởi chính sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhận thức trong mỗi chúng ta. Học lịch sử, khám phá lịch sử, nghiên cứu lịch sử thường được quan niệm chỉ giành riêng cho những người theo nó, các nhà sử học, những người những ngành có liên quan. Nhiều người tự cho mình cái quyền nằm ngoài dòng chảy của lịch sử, ngăn lại việc hoà mình cùng lịch sử. Chính điều đó đã gây nên tâm lý, lịch sử là một môn học, một ngành học, một lĩnh vực dễ đem đến sự nhàm chán… đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam về sau… Điều này lý giải cho câu hỏi, tại sao trong hầu hết các kỳ thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng chất lượng học lịch sử thể hiện sự giảm sút nghiêm trọng… Nó gây ra sự lo ngại cho những ai quan tâm đến vấn đề tính truyền thống dân tộc, tính văn hoá dân tộc đang suy giảm trong các đối tượng trẻ chúng ta hiện nay… Tôi là một sinh viên ngành sử thuộc trường Đại học Sư phạm. Yêu sử, thích sử, mê sử tôi lao vào sử… Tôi tò mò đọc và hiểu… Tất nhiên có những hạn chế nhất định vì trình độ, tầm hiểu biết và chiều sâu tư duy trong mình… Tôi băn khoăn vì sự nhạt nhẽo, lơi lõng trong việc học tập, tiếp nhận sử học của thế hệ mình, ngoại trừ những người có tâm huyết… Cũng có nhiều lí do ngoài cái tố chất khô, tĩnh của quá khứ lịch sử. Nó khác với lịch sử đương đại động và bất ổn định. Cũng như đơn thuần là cách truyền đạt thông tin lịch sử không kích thích sự đam mê hứng khởi học tập nó. Bằng cách nào để chúng ta vượt thoát ra khỏi sự nhàm chán đó và bứt phá để có thể có cái nhìn thấu đáo hơn, sâu rộng hơn và không hề thiển cận? Câu hỏi không khó trả lời nhưng thực khó để thực hiện và không chỉ là câu hỏi của riêng tôi… Trong “đời sử”, tôi chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là một nhà sử học. Tôi chưa đủ hiểu biết để nhận thức hết về sử. Hình như ngay cả lịch sử sử học tôi cũng chưa nằm lòng được nó… Muốn đạt được, còn cách một khoảng khá xa thời điểm tôi đang đứng hiện tại này. Nhưng tôi tâm đắc một người, một cộm cán của sử học mà như giới trong ngành tôn vinh thuộc “Tứ trụ” của ngành – “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”. Đó chính là Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng. Thực ra, ban đầu tôi chỉ tò mò về ông bởi câu nói “Anh mà không lấy em thì có thằng chó nó lấy em”với một người phụ nữ trẻ lúc ông đã vào khoảng tuổi 70. Hơi thô, hơi tục với một người mang học hàm Giáo sư một người làm khoa học. Chính điều ấy khiến tôi tò mò và tìm hiểu về con người ông. Càng đọc nhiều tôi lại càng thấy mình bị ông cuốn hút lạ… Chức danh “Nhà sử học” và thuộc “Tứ trụ” của ông quả không hổ chút nào. Thiết nghĩ những quan điểm khi viết sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phong cách viết sử của Trần Quốc Vượng chính là mối giải làm tan đi sự khô xơ khi học tập và nghiên cứu lịch sử của chúng ta. Cách nhìn, cách làm, cách viết của ông quả rất sống động, rất độc đáo và tròn viên… Nó gây ra một hứng thú đặc biệt đối với những người đọc sách ông trong đó có tôi…. Liệu đây có phải là cách để chúng ta khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đối với lịch sử trong lớp trẻ hôm nay? Được như thế, quả Trần Quốc Vượng có đóng góp lớn đối với sử học nước nhà và đáng để chúng ta học hỏi Tất cả những điều ấy chính là lí do khiến tôi chọn “Nhà sử học Trần Quốc Vượng” làm đề tài nghiên cứu của mình thuộc học phần lịch sử sử học. Trần Quốc Vượng vừa là nhà sử học, nhà khảo cổ học, vừa là nhà văn hoá học, nhà dân gian học của Việt Nam. Ông thông hiểu nhiều lĩnh vực nhiều ngành học khác nhau. Nhưng với dung lượng và khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài nghiên cứu tôi chỉ chọn ông trong một lĩnh vực Trần Quốc Vượng với tư cách là một nhà sử học để nghiên cứu về ông. II Lịch sử vấn đề: Nghiên cứu về nhà sử học Trần Quốc Vượng, qua tìm hiểu tôi được biết chưa có một công trình nào thực sự lớn viết hay nghiên cứu về ông. Cuộc đời Trần Quốc Vượng, sự nghiệp của ông, những cống hiến, đóng góp của ông đối với ngành sử học Việt Nam và thế giới chỉ mới được các bạn đồng nghiệp, các học trò thân cận của ông, những người tâm đắc về ông đánh giá một cách chung chung, phổ quát nhất….và nhiều nhất viết về ông là sau khi ông mất ngày 0882005. Thực tế tôi nhận thấy mình chưa đủ tư cách, nhận thức đầy đủ để đánh giá về một con người, đặc biệt người ấy lại là Giáo sư Trần Quốc Vượng. Nhưng thiết nghĩ đánh giá của mình dựa trên cơ sở là những ý kiến của các bậc tiền bối có uy tín cùng với những sự tìm tòi nghiên cứu thông qua các tác phẩm của ông phần nào đó có một sự chính xác nhất định và sẽ hửu ích cho những ai thực sự quan tâm tới ông… III Mục đích, yêu cầu: Như phần lí do đã nói, tôi muốn nghiên cứu về Trần Quốc Vượng với tư cách là một nhà sử học mác xít… Chính vì thế, tôi mong muốn làm nổi rõ những đóng góp, những khía cạnh tích cực của Trần Quốc Vượng một nhà sử học. Đề tài của tôi sẽ tập trung và những vấn đề như tiểu sử, những quan điểm viết sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phong cách viết sử của Trần Quốc Vượng. IV Phương pháp nghiên cứu: Đề tài của tôi là nghiên cứu về một nhân vật đương đại, một con người có nhiều cống hiến với lịch sử nước nhà, nhưng ông đã vĩnh biệt chúng ta cách đây gần 3 năm. Vì thế khi tìm hiểu về ông chủ yếu tôi sử dụng phương pháp lý luận tổng hợp, phân tích và đánh giá nhân vật của mình qua lăng kính của các nhà sử học đồng niên đồng khoá, bạn học, học trò của ông và qua việc đọc và phân tích những tác phẩm của ông, trong đó có 2 tác phẩm cơ bản là “Theo dòng lịch sử” và “Nghìn xưa văn hiến” (CB). V Bố cục: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bố cục trọng tâm của đề tài bao gồm: Chương I: Cuộc đời 1. Tiểu sử 2. Các tác phẩm Chương II: Sự nghiệp 1. Quan điểm viết sử 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Phong cách viết sử ....

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS-TS Trần Vĩnh Tường Nguyễn Thị Nhi

Lớp: Sử 3A

Huế, tháng 6/2008

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy PGS-TS.Trần Vĩnh Tường cùng các bạn học đã giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng phát triển bài tiểu luận cũng như cung cấp tư liệu cần thiết cho mình.

Sinh viên Nguyễn Thị Nhi

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục

Phần mở đầu

I Lí do chọn đề tài………4

II Lịch sử vấn đề………6

III Mục đích yêu cầu……… 7

IV Phương pháp nghiên cứu………7

V Bố cục ……… 8

Nội dung Chương I: Cuộc đời 1 Tiểu sử……… 15

2 Các tác phẩm……….18

Chương II: Sự nghiệp 1 Quan điểm viết sử của Giáo sư Trần Quốc Vượng………20

2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử………22

3 Phong cách viết sử……… 27

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 4

Đó là cái chung tương đối dành cho tất cả chúng ta Tuy nhiên,

sự nhỏ lẻ của các cá thể tụt hậu vẫn còn tồn tại… Sự góp nhặt, chắtlọc tinh hoa vẫn có những điều bất cập của nó

Lịch sử là chiếc chìa khoá vạn năng để chúng ta có thể biết quákhứ, hiểu hiện tại và đoán định được tương lai… Nhưng không phảibất cứ ai cũng mặc nhiên nhìn nhận vấn đề này… Thực tế được chứngminh bởi chính sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhận thức trongmỗi chúng ta

Học lịch sử, khám phá lịch sử, nghiên cứu lịch sử thường đượcquan niệm chỉ giành riêng cho những người theo nó, các nhà sử học,những người những ngành có liên quan Nhiều người tự cho mình cáiquyền nằm ngoài dòng chảy của lịch sử, ngăn lại việc hoà mình cùnglịch sử Chính điều đó đã gây nên tâm lý, lịch sử là một môn học, mộtngành học, một lĩnh vực dễ đem đến sự nhàm chán… đặc biệt là đốivới thế hệ trẻ Việt Nam về sau…

Điều này lý giải cho câu hỏi, tại sao trong hầu hết các kỳ thi tốtnghiệp THPT hay tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng chất lượng họclịch sử thể hiện sự giảm sút nghiêm trọng… Nó gây ra sự lo ngại chonhững ai quan tâm đến vấn đề tính truyền thống dân tộc, tính văn hoádân tộc đang suy giảm trong các đối tượng trẻ chúng ta hiện nay…

Trang 5

Tôi là một sinh viên ngành sử thuộc trường Đại học Sư phạm.Yêu sử, thích sử, mê sử tôi lao vào sử… Tôi tò mò đọc và hiểu… Tấtnhiên có những hạn chế nhất định vì trình độ, tầm hiểu biết và chiềusâu tư duy trong mình… Tôi băn khoăn vì sự nhạt nhẽo, lơi lõng trongviệc học tập, tiếp nhận sử học của thế hệ mình, ngoại trừ những người

có tâm huyết… Cũng có nhiều lí do ngoài cái tố chất khô, tĩnh của quákhứ lịch sử Nó khác với lịch sử đương đại - động và bất ổn định.Cũng như đơn thuần là cách truyền đạt thông tin lịch sử không kíchthích sự đam mê hứng khởi học tập nó Bằng cách nào để chúng tavượt thoát ra khỏi sự nhàm chán đó và bứt phá để có thể có cái nhìnthấu đáo hơn, sâu rộng hơn và không hề thiển cận? Câu hỏi không khótrả lời nhưng thực khó để thực hiện và không chỉ là câu hỏi của riêngtôi…

Trong “đời sử”, tôi chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là một nhà sửhọc Tôi chưa đủ hiểu biết để nhận thức hết về sử Hình như ngay cảlịch sử sử học tôi cũng chưa nằm lòng được nó… Muốn đạt được, còncách một khoảng khá xa thời điểm tôi đang đứng hiện tại này Nhưngtôi tâm đắc một người, một cộm cán của sử học mà như giới trong

ngành tôn vinh thuộc “Tứ trụ” của ngành – “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”.

Đó chính là Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng.

Thực ra, ban đầu tôi chỉ tò mò về ông bởi câu nói “Anh mà

không lấy em thì có thằng chó nó lấy em!”với một người phụ nữ trẻ

lúc ông đã vào khoảng tuổi 70 Hơi thô, hơi tục với một người manghọc hàm Giáo sư - một người làm khoa học Chính điều ấy khiến tôi tò

mò và tìm hiểu về con người ông Càng đọc nhiều tôi lại càng thấymình bị ông cuốn hút lạ… Chức danh “Nhà sử học” và thuộc “Tứ trụ”của ông quả không hổ chút nào

Trang 6

Thiết nghĩ những quan điểm khi viết sử, phương pháp nghiên

cứu lịch sử và phong cách viết sử của Trần Quốc Vượng chính là mối

giải làm tan đi sự khô xơ khi học tập và nghiên cứu lịch sử của chúngta

Cách nhìn, cách làm, cách viết của ông quả rất sống động, rấtđộc đáo và tròn viên… Nó gây ra một hứng thú đặc biệt đối với nhữngngười đọc sách ông trong đó có tôi…

Liệu đây có phải là cách để chúng ta khơi dậy niềm đam mê,hứng thú đối với lịch sử trong lớp trẻ hôm nay? Được như thế, quả

Trần Quốc Vượng có đóng góp lớn đối với sử học nước nhà và đáng

để chúng ta học hỏi!

Tất cả những điều ấy chính là lí do khiến tôi chọn “Nhà sử học

Trần Quốc Vượng” làm đề tài nghiên cứu của mình thuộc học phần

lịch sử sử học

Trần Quốc Vượng vừa là nhà sử học, nhà khảo cổ học, vừa là nhà

văn hoá học, nhà dân gian học của Việt Nam Ông thông hiểu nhiềulĩnh vực nhiều ngành học khác nhau Nhưng với dung lượng và khuônkhổ hạn hẹp của một đề tài nghiên cứu tôi chỉ chọn ông trong một lĩnh

vực - Trần Quốc Vượng với tư cách là một nhà sử học để nghiên cứu

về ông

II- Lịch sử vấn đề:

Nghiên cứu về nhà sử học Trần Quốc Vượng, qua tìm hiểu tôi

được biết chưa có một công trình nào thực sự lớn viết hay nghiên cứu

về ông

Cuộc đời Trần Quốc Vượng, sự nghiệp của ông, những cống

hiến, đóng góp của ông đối với ngành sử học Việt Nam và thế giới chỉmới được các bạn đồng nghiệp, các học trò thân cận của ông, những

Trang 7

người tâm đắc về ông đánh giá một cách chung chung, phổ quátnhất….và nhiều nhất viết về ông là sau khi ông mất ngày 08/8/2005.Thực tế tôi nhận thấy mình chưa đủ tư cách, nhận thức đầy đủ để

đánh giá về một con người, đặc biệt người ấy lại là Giáo sư Trần

Quốc Vượng Nhưng thiết nghĩ đánh giá của mình dựa trên cơ sở là

những ý kiến của các bậc tiền bối có uy tín cùng với những sự tìm tòinghiên cứu thông qua các tác phẩm của ông phần nào đó có một sựchính xác nhất định và sẽ hửu ích cho những ai thực sự quan tâm tớiông…

III- Mục đích, yêu cầu:

Như phần lí do đã nói, tôi muốn nghiên cứu về Trần Quốc

Vượng với tư cách là một nhà sử học mác xít… Chính vì thế, tôi

mong muốn làm nổi rõ những đóng góp, những khía cạnh tích cực của

Trần Quốc Vượng - một nhà sử học.

Đề tài của tôi sẽ tập trung và những vấn đề như tiểu sử, nhữngquan điểm viết sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phong cách viết

sử của Trần Quốc Vượng.

IV- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài của tôi là nghiên cứu về một nhân vật đương đại, một conngười có nhiều cống hiến với lịch sử nước nhà, nhưng ông đã vĩnhbiệt chúng ta cách đây gần 3 năm Vì thế khi tìm hiểu về ông chủ yếutôi sử dụng phương pháp lý luận tổng hợp, phân tích và đánh giá nhânvật của mình qua lăng kính của các nhà sử học đồng niên đồng khoá,bạn học, học trò của ông và qua việc đọc và phân tích những tác phẩm

của ông, trong đó có 2 tác phẩm cơ bản là “Theo dòng lịch sử” và

“Nghìn xưa văn hiến” (CB).

Trang 8

1 Quan điểm viết sử

2 Phương pháp nghiên cứu

3 Phong cách viết sử

Trang 9

NỘI DUNG

Để nói về cuộc đời một con người, không ai tinh tường, am hiểu

mình bằng chính mình cả Chính vì vậy, Trần Quốc Vượng khi tự nói

về mình sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta nói về ông

Tôi xin được trích dẫn nguyên văn phần “Tự bạch của Trần

Quốc Vượng” trong tác phẩm Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm.

Tôi được sinh ra vào hồi 9 giờ kém 10 phút tối, ngày12/12/1934, tức là vào giờ con chó (Tuất) ngày mồng 6 tháng mườimột (11), năm Giáp Tuất (cũng là năm con chó) trong một “nhàthương” (gọi “văn vẻ” như hiện nay là “bệnh viện”) ở lưng chừng dảinúi phủ lỵ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Như vậy, theo khoa tử vi học Đông Phương cổ truyền, số phậntôi là “ngọn lửa đầu non” (Sơn Đầu Hoả) và thân phận của tôi là “dịchchuyển” (Thân cư thiên di)

Gần như cho đến hôm nay, ở vào tuổi 66 – 67 của cuộc đời, diễnbiến của đời tôi là như vậy!

Tôi xuất thân từ một gia đình công chức thời thuộc địa (bố tôi tốt

nghiệp Cao đẳng Canh Nông, mẹ tôi là “nội trợ”(Ménagère), đứng

cuối của một gia đình hơn một chục anh, chị em Bố tôi là ngườinghiêm khác, sinh vào năm Mậu Tuất (1898), mẹ tôi là người hiềnthục, nhẫn nhịn, sinh vào năm Kỹ Hợi (1899), cuối thế kỷ XIX, “cuốimùa quân chủ Nho giáo Phương Đông, đầu mùa thực dân PhươngTây” như tôi thường nói và viết sau này… Hai người ông (nội - ngoại)của tôi đều có đỗ đạt trong các kỳ thi Nho (đã có pha chút Tây học)

Trang 10

vào các đời vua yêu nước Thành Thái (1897), Duy Tân (1913) và đềulàm nghề dạy học Sau này tôi cũng chọn nghề dạy học làm sự nghiệpsuốt đời… cho đến nay - Vừa kiếm ăn vừa học, đỗ đạt rồi, lấy chữnghĩa để kiếm việc làm Triết lý của cả cuộc đời đại gia đình tôi và cánhân tôi là: Vừa làm vừa học, vừa học vừa làm, làm cho chính mìnhtồn tại và làm cho người khác vì người khác!.

Vì là con út, trong một gia đình đông con, nên thể chất tôi yếunhược, được mẹ chiều chuộng, ôm ấp (đến 12 – 13 tuổi, tôi vẫn nằmngủ cùng giường với mẹ và… thi thoảng “sờ ti” mẹ)

Mẹ và bố có “trục trặc” nên mẹ thường đem theo tôi về quêngoại và đi rong chơi khắp nơi (01 tuổi tôi đã có mặt ở Sài Gòn, rồi ởNam Vang, Phnôm Pênh) trong phạm vi “Đông Dương thuộc Pháp”

(Indochine Francaise) Phải chăng vì thời thơ ấu, đã rong chơi như thế

mà cho đến hôm nay, cuối mùa thu của cuộc đời mình tôi luôn luônthích và phải suốt tháng, suốt năm rong ruỗi khắp nước từ Cao Bằng -Lạng Sơn trên biên giới Việt – Hoa phía Bắc đến Cà Mau, Côn Đảophía Nam và lang bang khắp châu Á – Âu - Mỹ - Úc – Phi (chỉ còn trừchâu Nam Cực chưa đi) Một người bạn đồng nghiệp trẻ đã phác tínhrằng: Trong vòng 1 năm tôi chỉ ở Thủ đô Hà Nội khoảng trăm ngày,còn hơn 200 rưởi ngày khác tôi đi vừa đi vừa chơi, vừa học, vừa làm ởnhững tỉnh khác của Việt Nam, từ núi đến biển qua miền châu thổ, từlàng quê đến thị thành và đi chơi, đi công tác nước ngoài dự nhiều Hộithảo, Hội nghị Quốc tế thuộc chuyên môn (sử, khảo cổ, dân gian, vănhoá học) và ngoài lề chuyên môn của mình…Thực ra thì trong công

việc tôi thường theo lối tiếp cận liên ngành (Interdisciphinary

Approach) kết hợp sử - khảo cổ - nhân học – dân gian dọc – môi

trường sinh thái học làm ngày làm đêm và hình như lúc nào cũngthích nhâm nhi, chút rượu, chút bia…

Trang 11

Tôi tốt nghiệp thủ khoa cử nhân sử - địa của Đại học Văn khoamùa hè 1956 (thực ra trước đó tôi đã và thích học ngành toán – lý) vàđược giữ lại làm trợ lý cho Giáo sư sử học thầy tôi – Đào Duy Anh, ởĐại học Quốc gia Hà Nội Thầy tôi là bậc học giả lớn, nổi tiếng trênnhiều lĩnh vực sử - địa – văn - từ điển…

Người Pháp đã ra đi khỏi Miền Bắc - Việt Nam từ mùa thu năm

54 mà không để lại được một nhà khảo cổ học Việt Nam nào Tôiđược các bậc thầy (Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu…) phân giảng dạymôn khảo cổ học đầu tiên ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khoá 59 –

60 (rồi sau có sự giúp đỡ của GS-TS Xô Viết P.I.Boriskovsky) Rồi,theo lệnh trên, tôi phải thích thành lập ngành Du lịch học (chủ yếu là

du lịch sinh thái và văn hoá (Eco-Cultusan Tourism) Và cuối cùng,

vào năm 1993 đến nay là ngành văn hoá học – liên văn hóa học Tôihiện là Giám đốc Trung tâm liên văn hoá - lịch sử của Đại học KHXH

và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi đã viết khoảng mấy trăm bài báo, được in ấn tại các tạp chí,tập san, báo tháng, báo tuần trong ngoài nước Có vẻ như là “Tạp lục”,

“tản văn” Tôi cũng đã viết được vài chục cuốn sách (đã và chưa) in

ấn ở trong ngoài nước, từ sách giáo khoa (Cơ sở khảo cổ học, Cơ sởvăn hoá học, Lịch sử Việt Nam) đến các sách chuyên đề có vẻ

“chuyên môn” hơn mà gần đây nhất là:

- Theo dòng lịch sử (1995)

- Việt Nam, cái nhìn Địa – văn hoá (1998)

- Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000)

Tôi có nhiều người yêu thích, nhất là giới trẻ Tôi cũng có nhiều

người không ưa, cạnh tranh và đố kỵ Biết làm sao được! Such is life

như người Anh thường nói

Trang 12

Cho dù tôi phải Struggle for life (đấu tranh để sống) Song, cái tôi thích và gắng phấn đấu suốt đời mình vẫn là: Green Peace

Và tất nhiên sẽ có người cho rằng khi tự mình nói về chính mình

sẽ mang những ý nghĩ chủ quan không đáng tin… Tất nhiên, điều đókhông hẳn là đúng hoàn toàn và cũng không hề sai….Chúng ta khi tựviết về mình tự suy nghĩ về mình sẽ nhìn nhận được sai lầm khuyếtđiểm của bản thân….Nhưng để nói cho người khác, để chỉ ra chongười khác biết những khiếm khuyết đó quả rất khó khăn Nhưng vớiGiáo sư Trần Quốc Vượng, tôi nghĩ ông đã viết về mình rất chân thực,không tô hồng bôi vẽ mình đẹp hơn, sáng hơn trong mắt người khác

Có thể sẽ có người không tin! Thế nên tôi lại xin trích dẫn lời bạt cuốn

sách Theo dòng lịch sử của Trần Quốc Vượng do một nghiên cứu sinh

Hàn Quốc viết về ông

Trang 13

Sự nghiệp ấy và nỗi niềm ấy…

Shin Chi Yong Nghiên cứu sinh, Khoa Lịch sử

Đại học Quốc gia Hà Nội

Nếu chỉ gặp một lần, nhất là nếu chỉ nhìn bề ngoài thì ít ai có thểngờ rằng đó là một học giả, hơn nữa lại là một học giả nổi tiếng Vócdáng nhỏ nhắn, cách ăn mặc vừa nghiêm trang vừa buông thả, rất nghệ

sĩ và hơi “bụi”; vầng trán thông minh, dô cao biểu hiện cho trí tuệ vàmột tính cách phóng khoáng không chịu sự gò bó; cặp mắt sáng,nhanh, sắc biểu hiện sự sắc sảo, nhạy bén; khuôn miệng đặc biệt cùngnốt ruồi bên khoé mép vừa hóm hỉnh vừa sinh động, và dưới con mắtnhà nhân tướng học thì chắc rằng sẽ phần nào lợi ngôn

Ông là Giáo sư sử học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trần QuốcVượng!

Theo Giáo sư Vượng tự thuật, ông thuộc dòng dõi “dân chài” và

có một cá tính phóng khoáng bẩm sinh “Dân chài” – đây là theo cáchnói hài hước ông vốn có, “một thoáng dân dã” mà ta thường vẫn thấynơi ông Đúng ra ông vốn họ Trần, một dòng họ đã một thời giữ vị thếquan trọng trong tiến trình của lịch sử quốc gia Việt Nam Và hào khíĐông A dường như vẫn còn sôi sục trong huyết quản của con ngườinày Những ai ít nhiều có quan tâm đều dễ dàng nhận thấy ở ông cónét cá tính độc đáo, “bướng bỉnh” của một con người không chịukhuất phục hoàn cảnh khách quan, vẫn cố gắng để có thể đạt đượcnhững thành tựu cao nhất trong khoa học, trong đào tạo cũng nhưtrong việc làm sáng tỏ chân lý

Từ thuở nhỏ ông đã có thể tiếp cận những tri thức thật sâu rộng

cả về Hán học, Tây học lẫn Việt học thông qua nền giáo dục trong một

Trang 14

gia đình trí thức vừa Nho học vừa Tây học Lại nữa, do tính chất côngviệc, ông thường được cụ thân sinh - vốn là Tam tá cnh nông – cho đitheo khắp nơi từ Hải Dương đến các miền đồng bằng, trung du, rừngnúi, qua các xứ Đông – Đoài – Nam - Bắc Những tri thức học được từgia đình đã được nhân lên gấp bội qua quá trình đào tạo ở nhà trường,một lần nữa lại được bổ sung sâu rộng hơn từ thực tiễn cuộc sốngphong phú Chính vì thế mà ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã có thểtranh biện về những vấn đề rất lớn như : “Lịch sử chế độ phong kiến ởViệt Nam”.

Là một học giả nổi tiếng, tất nhiên ông viết nhiều Theo tôi biết,đến đầu tháng 11 năm 1994, GS Vượng đã viết 36 cuốn sách (gồm cảlàm chủ biên lẫn viết chung), 289 bài báo, 398 bài tạp chí, 46 bài đềcương, 48 bài bằng tiếng nước ngoài Nếu như chỉ nhìn vào khốilượng ấn phẩm đồ sộ này chúng ta cũng đã có thể hình dung được sứclàm việc của ông lớn đến mức độ nào! Tuy nhiên cái quý hơn chính là

ở chỗ những tác phẩm này đã biểu hiện một trí thức sắc sảo, sâu rộngtrong nhiều lĩnh vực như sử học, khảo cổ học, văn hóa, nghệ thuậtv.v… Năng lực làm việc này còn được thể hiện ở những cương vị xãhội và khoa học mà ông đảm trách Giám đốc “Chương trình văn hoá

và sinh thái nhân văn Việt Nam”, Phó tổng thư ký của “Hội văn nghệdân gian Việt Nam” khoá II (1987), khoá III (1995)

Cái chất “phóng khoáng bẩm sinh” phần nào hơi lãng tử đãkhiến ông đi nhiều, làm việc nhiều và giao thiệp rộng Có điều, khácvới một kẻ lãng tử là, trong cái biển những địa danh và con người,bằng con mắt sắc sảo, ông luôn luôn biết tự chọn cho mình đối tượng

để từ đó có thể thu được những gì trực tiếp nhất, tốt nhất và cụ thể,chính xác nhất

Trang 15

Tuy nhiên, nói gì thì nói, đối với ông nghề tâm huyết nhất vẫn lànghề làm thầy Từ 1956, ngay sau khi tốt nghiệp đi học, ông đã bắtđầu dạy ở Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợpHà Nội và ở một sốtrường khác Biết bao thế hệ học trò đã được ông đào tạo! Và hiệnnay, với uy tín khoa học của mình, ngoài việc dạy cho sinh viên, ôngđang hướng dẫn khá nhiều nghiên cứu sinh và thực tập sinh (trong đó

có một số người ngoại quốc)

Là một trong những nghiên cứu sinh của ông, tôi có cái may đãđược thường xuyên tiếp xúc trong những buổi học tập, trò chuyện vànhững chuyến đi thực tế Bằng cái tâm của mình, tôi mơ hồ cảm nhậnnơi ông một nỗi niềm cô đơn sao vẻ ngoài hoạt bát vaàhài hước Ítngười hiểu ông quá! Ông cô đơn trong đời thường và trong những ýtưởng sắc sảo của mình! Cái cô đơn của một học giả ít nhiều mangdáng dấp nghệ sĩ!

Tôi rất tâm đắc câu ông thường nói:

“Học trước hết là để tự dạy mình và sau đó là để dạy người”.Quả là độc đáo! Quan niệm truyền thống “Tu, tề, trị, bình”! Vàcũng nhân bản biết bao, phép ứng xử cộng đồng – cá thể!

Từ những gì ông viết về mình, người khác viết về ông, chúng ta

có thể hiểu biết được một cách sơ lược nhất cuộc đời của Trần QuốcVượng!

1 Tiểu sử

1934: Sinh ngày 12 – 12 – 1934 ở Kinh Môn - Hải Dương (xứ

Đông), quê gốc ở miền sông Châu núi Đọi ở Lê Xá – Duy Tiên – HàNam (xứ Nam) Ông là con trai út trong một gia đình công chức - trithức Từ năm 1954, ông định cư tại Hà Nội

Trang 16

1956: Tốt nghiệp thủ khoa Cử nhân Sử - Địa trường Đại học Văn

khoa Hà Nội Ông làm tập sự trợ lý cho GS Đào Duy Anh ở bộ môn

Cổ sử Việt Nam Được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam,Khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

1959: Giảng giáo trình Khảo cổ học đầu tiên tại Đại học Tổng

hợp Hà Nội cùng với sự giúp đỡ tư liệu của Giáo sư Hà Văn Tấn Ôngđược bầu làm Trưởng nhóm, Trưởng môn Khảo cổ học thuộc Khoa

Sử, Đại học Tổng hợp Năm 1960 được Giáo sư người Xô ViếtBoriskovsky làm cố vấn

Từ năm 1963 – 1965: Ông học nghiên cứu sinh Triết - Sử ở Uỷ

ban Khoa học Nhà nước

1980: Do nhiều cống hiến nổi bật, ông được phong hàm Giáo sư.

Chính thức làm chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học trường Đại học Tổnghợp Hà Nội

1989: Được cử làm Giám đốc Trung tâm liên văn hoá, Đại học

2000: Đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Liên văn hoá –

Du lịch, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử văn hoá, Chủ tịch Hội đồng khoahọc và Đào tạo khoa Du lịch học trường Đại học KHXH và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội

Đồng thời từ năm 1985 – 2005 kiêm đảm nhiệm chức vụ Phótổng Thư ký Hội Văn hoá – Văn nghệ dân gian Việt Nam (từ năm

1989 đến 2005), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghề truyền thống ViệtNam (trực thuộc Bộ Văn hoá thông tin).Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hoá

Trang 17

Ẩm thực Việt Nam (từ 1995 đến 2005) Uỷ viên Ban Chấp Hành Hộiliên hiệp Văn hoá nghệ thuật Hà Nội - Tổng thư ký Hội Văn nghệ dângian Hà Nội (từ 1976 đến 2005) Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa thôngtin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo các di tích lịch sử (từ

1995 đến 2005),Tư vấn Uỷ ban nhân dân Hà Nội về các di tích lịch sử

Hà Nội và Chương trình “Ngàn năm Thăng Long” (từ 1995 đến 2005)

Uỷ viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu

di tích Hoàng thành Thăng Long (2003-2004)…

Với ngành Sử học, GS Trần Quốc Vượng là Chủ tịch Hội Sửhọc Hà Nội khoá II và là Uỷ viên Ban Chấp Hành Hội khoa học Lịch

sử Việt Nam khoá IV, V

Năm 1990, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú Bêncạnh những huy chương Vì thế hệ trẻ, Vì sự nghiệp giáo dục, Vì sựnghiệp Khoa học – Công nghệ, Vì sự nghiệp văn hóa - nghệ thuật, Vì

sự nghiệp văn hoá dân gian, chiến sĩ giải phóng, chiến sĩ biên phòng…

GS, Trần Quốc Vượng còn được Đảng và Nhà nước trao tặng cáchuân chương cao quý: Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nướchạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương lao độnghạng Nhất…

Giáo sư Trần Quốc Vượng là một trong những người có côngkhai mở và gây dựng nhiều ngành khoa học mới, môn học mới Có thểnói hầu như không có một di tích lịch sử, một di chỉ một phát hiệnquan trọng nào trên đất nước ta lại không có sự tham gia, khảo sát vàtiếng nói của ông Là một trong những nhà khảo cổ học đầu ngành,nhà sử học tiêu biểu, ông đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dântộc và truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc Việt Nam, làm

rõ những giá trị tiểu biểu của nển văn hoá Việt Nam trong mối liên hệvới môi trường văn hoá khu vực và thế giới

Ngày đăng: 20/05/2018, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w