1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận sơ nét về trang phục áo dài truyền thống việt nam từ xưa đến nay

28 2,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 199,2 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU I .Lý do chọn đề tài Trang phục là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày cũng là một nét văn hóa riền của từng quốc gia. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ, mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc. Đối với Việt nam bộ trang phục truyền thống từ xưa là chiếc áo dài Việt Nam một nét đẹp về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Bộ trang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vị nó mang vẻ đẹp thướt tha trang nghiêm thùy mị...và hơn nữa trang phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được, nó ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỳ tục của dân tộc Việt Nam. Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: ”Sơ nét về trang phục áo dài truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay ” II. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những lí luận về sự phản ánh văn hoá qua trang phục của đất nước, tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc Áo dài Việt giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển với những nét mới của chiếc Áo dài bản sắc của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Áo dài truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay Phạm vi về đối tượng nghiên cứu : Phân tích để làm rõ nguồn gốc sự tích của chiếc áo dài thời xưa và sự đổi mới của nó qua các thời kỳ. IV. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau đây : Nghiên cứu dựa vào tổng hợp các những tài liệu, thông tin, tạp chí, internet sưu tập được cùng với ý kiến chủ quan của bản thân. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp thực tiễn. NỘI DUNG CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1.1 Nguồn gốc lịch sử của Áo dài: Nguồn gốc của áo dài: Mọi người dân Việt Nam đều biết áo dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình. Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc của áo dài thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc. Đối với người dân Việt Nam cái tên “Áo dài” đã trở nên thân thuộc từ lâu. Thật ra cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có nhiều tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh đã viết: “ Theo sách sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta, mặc áo dài về bên tả ( hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dung kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đỏ chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc gài về tay phải. Vì thế có thể coi kiểu sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục của người Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóa qua nhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc của Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vàỉ nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài. Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽ nhất của áo dài chính là hai tà áo. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài.Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của sườn xám của phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc sườn xám chỉ xuất hiện vào khoảng 1920, còn tà áo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng Việt Nam, chỉ người Việt mới có. Và khi nói đến khía cạnh thẩm mỳ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt. Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. Quần hai ống và áo dài của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn hóa của người phụ nữ Việt Nam. 1.2 Lịch sử hình thành 1.2.1 Lịch sử Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (17391765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều Nguyễn.

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Trang phục là một phần quan trọng trong cuộc sống hằngngày cũng là một nét văn hóa riền của từng quốc gia Theo thờigian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch

sử Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu

tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ,mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc Đối với Việt nam bộtrang phục truyền thống từ xưa là chiếc áo dài Việt Nam - một nétđẹp về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xa xưa Bộtrang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vị nómang vẻ đẹp thướt tha trang nghiêm thùy mị và hơn nữa trangphục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được, nó ngày càng trởnên phổ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỳ tục của dântộc Việt Nam

Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: ”Sơ nét

về trang phục áo dài truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay ”

II Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những lí luận về sự phản ánh văn hoáqua trang phục của đất nước, tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc Áo dài Việt giúp hiểu

rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển với những nét mới của chiếc Áo dài- bản sắc củadân tộc Việt Nam từ xưa đến nay

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Áo dài truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu : Phân tích để làm rõ nguồn gốc sự tích củachiếc áo dài thời xưa và sự đổi mới của nó qua các thời kỳ

IV Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau đây :

Nghiên cứu dựa vào tổng hợp các những tài liệu, thông tin, tạp chí, internetsưu tập được cùng với ý kiến chủ quan của bản thân

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 2

Phương pháp thực tiễn.

NỘI DUNG CHƯƠNG I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH1.1 Nguồn gốc lịch sử của Áo dài:

Nguồn gốc của áo dài:

Mọi người dân Việt Nam đều biết áo dài là trang phục truyềnthống của quốc gia mình Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc của áo dàithì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc Đối với người dânViệt Nam cái tên “Áo dài” đã trở nên thân thuộc từ lâu

Thật ra cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyênthuỷ ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có nhiều tàiliệu ghi nhận Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hìnhkhắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng vàinghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ

Sử gia Đào Duy Anh đã viết: “ Theo sách sử ký chép thì người VănLang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta, mặc áo dài về bên tả ( hìnhthức tả nhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạycho dân quận Cửu Chân dung kiểu quần áo theo người Tàu Theonhững lời sách đỏ chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắcthuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước ngườiTrung Quốc mới mặc gài về tay phải Vì thế có thể coi kiểu sơ khaicủa áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưngkhi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặcphủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả

Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài, bởi ngay tà

áo được coi là quốc phục của người Việt cũng phải trải qua nhiềuthăng trầm của lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóa quanhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay Tuy nhiên, ngay trên nhữngtranh khắc của Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vàỉ nghìn năm đãthấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài

Trang 3

Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của

áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽ nhất của áo dài chính là hai tà

áo Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể,nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của ngườiViệt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áodài.Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của sườnxám của phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc sườn xám chỉ xuất hiệnvào khoảng 1920, còn tà áo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó Điều

đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng Việt Nam, chỉngười Việt mới có Và khi nói đến khía cạnh thẩm mỳ, văn hóa vàtrang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ,từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triểnlịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem làtrang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt

Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ

đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bịquần chúng đấu tranh loại bỏ "Quần hai ống" và "áo dài" của phụ

nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng maythay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng nhưphương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã đượcchấp nhận và trở nên một tài sản văn hóa của người phụ nữ ViệtNam

1.2 Lịch sử hình thành

1.2.1 Lịch sử

Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc

áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được côngnhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữNôm

Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục

là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát Do

Trang 4

muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng,nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải vớingười khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉthị phụ nữ phải mặc quần hai ống) Năm 1744 cũng là thời điểmđánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục banđầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổbiến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục củatriều Nguyễn.

Giảng học đồ vẽ cách trang phục của người Việt vào thế kỷ

18 ởĐàng Ngoài mặc áo giao lĩnh gài bên phải

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào vàhình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiềungười nghiên cứu Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo nhữnghình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vàinghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ

Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người VănLang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tảnhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy chodân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theongười Tàu Theo nhữnglời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thìngười Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốcmới mặc áo gài về tay phải"

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương

tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau

Trang 5

mà không buộc lại Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắtlưng màu buông thả Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặcquấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim đểđội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng Cổ nhân xưa đi chânđất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày Vì phải làm việc đồng ánghoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo

tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái,vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái) Áo tứ thân được mặc ra ngoàiváy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn khônglàm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ

Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh nămcần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát Với những phụ nữ tỉnhthành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thếnào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấptrang trọng khuê các Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗvạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm mộtvạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước Áo ngũ thân che kín thânhình không để hở áo lót Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thànhbốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trướcchính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo Vạt con nốivới hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếckhuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quanđiểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương

Trang 6

1.2.1 Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát

Áo dài ngũ thân, khoảng năm 1900Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ

16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lốicủa người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúaNguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhậnhàng vạn người Minh Hương(còn gọi là người Khách Trú hay đọctrại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lậpnghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng

Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc vănhóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ănmặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành.Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bảncủa chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông,đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùytiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được

xẻ mở Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp chotiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực lục từ Thái

Tổ đến nay vừa đúng con số ấy, bèn thay đổi y phục, đổi phongtục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trongnước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quầnchân áo chít bắt đầu từ đây Trang phục nhà cửa đồ dùng hơigiống thể chế Minh Thanh, thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà,

Trang 7

thay đổi quan phục tham khảo chế độ của các triều đại TrungQuốc, chế ra phẩm phục Thường triều, Đại triều, lấy làm mô thức,ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở thành nước áo mũ vănvật vậy!.

Tổng hợp các ghi chép vừa rồi có thể thấy, cải cách năm

1744 là một cuộc cải cách lớn về y phục cung đình chính để đặtđịnh y phục là các sách Hội điển ghi chép điển chương chế độ củacác triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh và đặc biệt là Tam tài

đồ hội của Vương kỳ thời Minh Năm 1744 cũng là thời điểm đánhdấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu ápdụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biếnrộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triềuNguyễn

1.2.3 Thời vua Minh Mạng

Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở ViệtNam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê HuyềnTông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: " áo đàn bà congái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn

đã có cổ tục như thế " Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuấthiện vào khoảng đời vuaGia Long (1802-1819) Sở dĩ có sự ướcđoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chứ không thểmặc váy Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉcấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấymới xuất hiện câu ca dao than vãn:

Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!

1.2.4 Áo dài Le Mur

"Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường,một họa sĩ tên Le Mur vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cáchquan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạttrước và sau mà thôi Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất đểtăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên

Trang 8

được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạonên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo Để tăng thêm vẻ nữ tính,hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọctheo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn Tuy nhiên, áo dài LeMur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" tháiquá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở Thêmnữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đigiày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm Lối tânthời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số

dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnhkhông hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

1.2.5 Áo dài Lê Phổ

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét laicăng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dântộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính,

ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn Sựdung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới

nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìmđược hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải quabao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áodài về cơ bản vẫn giữ nguyên

1.2.6 "Đời sống mới”

Các bộ phận của một chiếc áo dài phổ biến

Trang 9

Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mớituyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đangđược phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết mộtcách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vậnđộng người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vìmặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm Áodài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉmặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm Áo dài không hợpvới phụ nữ Việt Nam đời sống mới Cuộc vận động này dần đã đượcngười dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thôngdụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩtuyến 17.

1.2.7 Áo dài Trần Lệ Xuân

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất PhuNhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dàicách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổkhoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu.Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ vớihọa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược Một số nhà phêbình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miềnnam Việt Nam Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ họclúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục.Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổđược khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc

1.2.8 Áo dài với tay giác lăng

Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa rakiểu may áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng) Cách ráp này

đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: nhữngnếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách Cách ráp này cải biến ởchỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi

kế đó chạy dọc một bên hông Với cách ráp tay raglan làn vải được

Trang 10

bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo,khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình ngườiphụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiếtkế.

1.2.9 Áo dài mini ranglan

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh Theo phiênbản gốc này, áo ngắn tay ranglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân,nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân Hai đặc điểmnày làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương

Trang 11

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ÁO DÀI

2.1- Quá trình phát triển của áo dài

Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng

tà áo Dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này.Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ởđâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam

Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ômsát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối Nó được xẻ ra ởhông Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫnbiểu lộ đường nét của một người thiếu nữ Tuy nhiên, trải qua cácgiai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trangphục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng

Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sưngười Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đãnhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưanay thường có tính kín đáo Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng ngườiViệt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộckhác trong vùng” Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thờigian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹvới quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc Chẳnghạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thườngkhông cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ,trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy Và vì thế, cái cổ củamột phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú

và cao sang hơn Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc

áo dài?

Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm Người TrungQuốc gọi loại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da.Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dàiViệtNam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyệnđược biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng

Trang 12

Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễphục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc Vì thế

mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phươngBắc Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục áo dàichỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp kháchhay đi chơi Loại “bì bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi

là “xường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những nămcủa thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải

Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm đượckinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê QuýĐôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của ĐàngNgoài Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông

và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng ” Tức là tay

áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh taynhư trong áo lễ Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ởtrên) có tên: “Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục DòngTên ở Nam Kỳ - năm 1631” đã miêu tả cách ăn mặc của người ViệtNam đầu thế kỷ 17 như sau:“Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo

nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu Cái thứ nhất dài đến mắt cáchân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần ” Đấy là vị giáo sỹ đãnói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt Nam còn thấy ởcác làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế “Đàn ôngcũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa Phần dưới thắt lưng của mấylớp áo ngoài được cắt thành những dải dài Khi đi lại, các dải nàyquyện vào nhau trông rất đẹp mắt khi có gió thổi, các dải áo baytung lên như cánh chim công thật ngoạn mục ” Thực ra, mấy lớp

áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo

sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầybơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bênngoài áo dài Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen maychồng lên nhau Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ởchùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo

Trang 13

dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu

tả Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt

so với bây giờ

Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thịđều may theo thể năm thân hay năm tà Mỗi thân áo trước và sauđều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo Thêm vào đó là

tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước Tay áo may nối phía dướikhuỷu tay Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vảitốt như lụa, sa, gấm, đoạn ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40

cm Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo mayrộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo Gấu áo may võng, vạtrất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm

Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫnkhông thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng cácloại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu Thời kỳnày, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm

Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơimặc quần trắng với áo dài Quần đen dành cho những phụ nữ đãlập gia đình Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện,nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phươngTây dệt có khổ rộng hơn vải ta Tay áo vẫn may nối Thời đó, HàNội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da vàmột số ở khu vực Hàng Trống, Hàng Bông Năm 1939, nhà tạo mẫuCát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mangmẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may,không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi

áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo maybồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải.Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay

ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc Nhưng chỉ đến khoảngnăm 1943 thì loại áo dài này bị lãng quên.Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết

Trang 14

eo Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người Thân áosau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theothân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo caolên trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cáinịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phảiđược may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tônngực Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng

và dài gần đến mắt cá chân Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác

cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền,được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổkhoét tròn Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, đểthích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lốihippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thờithượng Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng

ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ

áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan đểngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộngđến 60 cm Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài khôngthay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vàimẫu đổi mới, chẳng hạn như quần áo đồng màu nhưng không phổbiến

Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhàtạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiêncứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới Chất liệu mớicho áo Dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trangtrí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa Song, cũng chỉdừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểudáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gìnhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII

Ngày đăng: 21/05/2018, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w