Theo kết quả điều tra năm 2013 tại đây đã ghi nhận có 2.487 loài động thực vật, trong đó có 1.579 loài thực vật thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành đã được ghi nhận; với nhiề
Trang 1TRƯƠNG VĂN VINH
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao) VÀ TRAI LÝ (Garcinia fagraeoides A
Chev.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 2017
Trang 2TRƯƠNG VĂN VINH
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao) VÀ TRAI LÝ (Garcinia fagraeoides A
Chev.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS HOÀNG VĂN SÂM
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Đồng trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Học viên
Trương Văn Vinh
Trang 4Hóa”
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Nhà trường, cảm ơn Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Lãnh đạo và cán bộ BQL Khu BTTN Pù Luông đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa đào tạo Đồng thời, cảm ơn Quý thầy/cô giáo, Phòng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là PGS TS Hoàng Văn Sâm đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thành Sơn, Cổ Lũng và Lũng Cao của hai huyện Bá Thước và Quan Hóa
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia liên quan đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện Luận văn
Do điều kiện thời gian có hạn, mặc dù bản thân tôi cũng đã nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Cá nhân tôi kính mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Học viên
Trương Văn Vinh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở trong nước 7
1.3 Nghiên cứu tại Khu BTTN Pù Luông 10
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 13
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 13
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
2.2.1 Đối tượng 13
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 13
2.3 Nội dung nghiên cứu 14
2.4 Phương pháp nghiên cứu 14
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu 14
2.4.2 Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa 15
2.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 21
Trang 62.4.4 Phương pháp nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý (Garcinia
fagracoides A Chev.) 21
2.4.5 Phương pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp khắc phục 22
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 23
3.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.1.1 Vị trí địa lý 23
3.1.2 Đặc điểm địa hình 23
3.1.3 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn 24
3.1.4 Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng 25
3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29
3.2.1 Tình hình dân số và dân tộc 29
3.2.3 Các hoạt động kinh tế của người dân 30
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa 31
4.1.1 Nghiến 31
4.1.2 Trai lý 41
4.2 Thử nghiệm nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý (Garcinia fagracoides A Chev.) 49
4.3 Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa 53
4.3.1 Về công tác quản lý bảo vệ rừng 54
4.3.2 Công tác phát triển kinh tế vùng đệm, xây dựng cơ bản 57
4.3.3 Công tác nghiên cứu khoa học, phục hồi sinh thái 58
Trang 74.3.4 Các mối đe dọa đối với loài Nghiến và Trai lý tại KBTTN Pù Luông
59
4.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông 66
4.4.1 Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương 66
4.4.2 Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả 67 4.4.3 Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng 68
4.4.4 Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn 69
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Tồn tại 72
3 Khuyến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
CITES Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp
CR Critically Endangered - Rất nguy cấp
DD Data Deficient – Thiếu dữ liệu
ĐDSH Đa dạng sinh học
EN Endangered - Nguy cấp
IUCN Danh lục đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của
Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới
LC Least Concern – Ít quan tâm
NC Near Threatened - Sắp bị đe dọa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Các tuyến điều tra, nghiên cứu
16 4.1 Tổ thành loài cây đi kèm của lâm phần Nghiến
33 4.2 Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh tại các lâm phần
34 4.3 Tái sinh dưới tán cây mẹ
36 4.4 Khu vực phân bố loài nghiến
37 4.5 Giá trị bảo tồn loài Nghiến
40 4.6 Tổ thành loài đi kèm của lâm phần Trai lý
42 4.7 Tổ thành cây tái sinh các lâm phần có loài cây Trai lý
43 4.8 Tái sinh dưới tán cây mẹ
44 4.9 Khu vực phân bố loài trai lý
45 4.10 Giá trị bảo tồn loài Trai lý
49 4.11 Sự nảy mầm phát triển của hạt giống
51 4.12 Số lượng cưa xăng đăng ký sử dụng tại các xã
55 4.13 Số vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng
56
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Các tuyến điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
17 4.1 Hình thái lá và hoa cây Nghiến
31 4.2 Nghiến tái sinh
35 4.3 Sơ đồ phân bố của loài Nghiến trên tuyến điều tra
40 4.4 Hình thái thân, lá của Trai lý
41 4.5 Trai lý tái sinh
44 4.6 Sơ đồ phân bố của loài Trai lý trên tuyến điều tra
48 4.7 Cây mẹ và quả Trai lý lấy giống
49 4.8 Hình ảnh xử lý hạt Trai lý
50 4.9 Gieo ươm Hạt Trai lý
51 4.10 Phát triển của cây giống Trai lý
53 4.11 Khai thác trái phép
56 4.12 Khai thác gỗ trái phép tại Khu bảo tồn
60 4.13 Phá rừng làm nương rẫy
61
4.14 Khai thác vàng khu vực bãi Kịt và thi công tuyến đường
giao thong
63
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có tổng diện tích 17.171,03 ha nằm trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung bộ Việt Nam, nơi đây được xem là vị trí quan trọng ở phía Tây Bắc của dải núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương- Ngọc Sơn Theo kết quả điều tra năm 2013 tại đây đã ghi nhận có 2.487 loài động thực vật, trong đó có 1.579 loài thực vật thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành đã được ghi nhận; với nhiều nhiều loài thực vật quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt
Nam (2000) và sách đỏ thế giới (2002) như: Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lan Hài xanh (Paphiopedilum malipoense) Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareous), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla)…
Để bảo tồn đa dạng sinh học, trong những năm qua Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông đã tăng cường trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển kinh tế cho cộng đồng vùng đệm và vùng lõi của Khu bảo tồn nhằm giảm áp lực lên tài nguyên rừng đặc dụng, đặc biệt Khu bảo tồn bước đầu đã thu hút được sự đầu tư trong nghiên cứu khoa học với sự ưu tiên là nghiên cứu bảo tồn đối với các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp như đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật tạo giống hữu tính một số loài cây hạt trần quý hiếm tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông–Thanh Hóa”; Điều tra, nghiên cứu bảo tồn các loài Culy và các nhóm động vật: Chim, Bò sát, Côn trùng tại Khu BTTN Pù Luông; Điều tra, nghiên cứu bảo tồn một số loài cây thuốc quý hiếm tại Khu BTTN Pù Luông…, Kết quả đã xác định được hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và bước đầu nhân giống thử nghiệm thành công đối với một số loài trong lĩnh vực nghiên cứu
Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao)
và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A Chev.) là 2 trong số những loài đặc trưng
Trang 12trên hệ sinh thái núi đá vôi của Khu bảo tồn, do có giá trị kinh tế cao nên đây cũng là 2 trong số các loài thực vật bị các đối tượng lâm tặc lợi dụng khai thác trái phép nhiều nhất tại Khu bảo tồn trong những năm qua Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu như Dự án điều tra lập danh lục hệ động thực vật Khu BTTN Pù Luông (2013), Đề tài "Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chính (2014), đã xác định được sự xuất hiện của các loài thực vật này tại Khu bảo tồn và xác định được một số điểm phân bố của chúng, tuy nhiên số liệu về hiện trạng phân bố của 2 loài thực vật hiện nay chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá được khả năng nhân giống của 2 loài thực vật quý hiếm này tại Khu BTTN Pù Luông Vì vậy cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ hơn để xác định được hiện trạng phân bố và khả năng nhân giống đối với 2 loài thực vật nhằm góp phần bảo tồn bền vững loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông Với lý do trên tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A Chev.) tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Từ xa xưa con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình; nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết phân loại sinh vật để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả Ngày nay
do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên Tuy nhiên, càng hiểu biết sâu
về thế giới sinh vật con người càng khai thác tài nguyên sinh vật một cách tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng giảm sút Có thể nói vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới Tuy vậy những quan niệm về đa dạng sinh học cũng có những điểm chưa thống nhất, chưa đầy đủ và chưa rõ ràng
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra
một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính
đa dạng và sự phong phú trong từng loài tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn
đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái Tuy nhiên định nghĩa trên còn dài dòng, không rõ ràng và dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; còn một điểm không rõ nữa của định nghĩa trên
là chỉ nhắc đến hai nhân tố động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm, vi sinh vật…
Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triền – Diversity for development” của Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) đa dạng sinh học được định
Trang 14nghĩa như sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống Đa dạng sinh học có ba mức độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”
Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông dụng, ngắn gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992) Định nghĩa đó như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển
và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra được các nội dung của đa dạng sinh học là:
- Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể
- Đa dạng về loài
- Đa dạng về hệ sinh thái
Những công trình nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (cách đây hơn 3.000 năm TCN) và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lượt xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật
Theophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và
"Cơ sở thực vật" Ông mô tả được khoảng 500 loài cây Sau đó Plinus (79 - 24 TCN) cho ra đời cuốn "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây Cùng thời gian này có Dioseoride (20 – 60 TCN) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã xuất bản cuốn "Dược liệu học" Ông nêu được hơn
500 loài cây cỏ và xếp chúng vào các họ khác nhau
Trang 15Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chưa cụ thể, chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài
Al A Phêđôrốp (1965) đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác
Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật được tiến hành từ lâu trên thế giới Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại các loại hình thảm thực vật
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các tài nguyên sinh học đã trở thành một chiến lược chung trên toàn cầu Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn việc đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học như: Công ước ĐDSH; Hiệp Hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI), Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều quốn sách mang chỉ dẫn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH và rất nhiều công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện
- Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và áp lực gia tăng dân số ngày càng tăng, cùng với việc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài nguyên rừng, sự suy thoái, mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà
Trang 16nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác và sử dụng thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất
- Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng theo hướng phát triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý tài nguyên hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà hình thành lên một hệ thống quản lý tài nguyên khác nhau Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH, đó là:
+ Bảo tồn nguyên vị(in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vộ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi Thông thường bảo tồn nguyên vị thường được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biên pháp quản lý phù hợp Ngoài ra theo Chương trình phát triển Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc ( UNESCO) còn có Khu Di sản thế giới, và theo Công ước RAMSAR còn có KBT Đất ngập nước RAMSAR Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngoài các KBT Trong nông nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị được hiểu là bảo tồn các loài giống, loài cây trồng và cây rừng được trồng tại vùng đồng ruộng hoặc các khu rừng trồng
+ Bảo tồn chuyển vị (es situ)
Bảo tồn chuyển bao gồm các biên pháp di dời các loài cây, con và các
vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Mục đích của việc
di dời này là để nhân giống, lưu giữ nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực nghiệm
Trang 17và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy, Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tác khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn và phát triển loài cũng như phát triển đa dạng sinh học
1.2 Ở trong nước
Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao)
là một loài cây sinh sống lâu đời ở Việt Nam, mặc dù loài cây này mới chỉ được một vài tác giả quan tâm nghiên cứu ở lĩnh vực đặc tính sinh học và sinh thái học và đã đạt được một số kết quả nhất định Nổi bật là báo cáo khoa học
của tác giả Lê Mộng Chân với đề tài “Nghiên cứu gây trồng một số loài cây quý hiếm tại vườn sưu tập thực vật Trường Đại Học Lâm Nghiệp” Trong đề
tài này tác giả quan tâm nghiên cứu hai loài cây trong đó có cây Nghiến và làm sáng tỏ một số đặc điểm như: Đặc điểm hình thái của loài Nghiến, một số vấn đề phân bố, đặc tính sinh thái của loài cây này và đặc biệt tác giả đã đưa
ra một số căn cứ trong việc gây trồng Nghiến ở ngoài vùng núi đá vôi, tuy nhiên việc thí nghiệm tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn Vườn Quốc gia Cúc Phương cũng đã thử nghiệm và gây trồng khá thành công loài cây này, tuy vậy các tài liệu về các lĩnh vực liên quan còn chưa được công bố
Cây Nghiến được biết đến và đặt tên khoa học từ những năm đầu của thế kỷ 19 Từ năm 1918 A Chev đã đặt tên khoa học cho cây Nghiến là
Pentace tonkinensis Năm 1943 Gagnep giám định và lấy tên khoa học của Nghiến là Prapentace tonkiensis
Trang 18Viện điều tra quy hoạch rừng đã ghi nhận tên khoa học của loài Nghiến
là Burretiodendron hsienmu Ching et Hu – họ Đay ( Tiliaceae) và mô tả khá
chi tiết, các tác giả xác nhận rằng “ Nghiến có lá đơn mọc cách, hình trứng hoặc trái xoan, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 7-10cm, đuôi lá hình tim, phiến
lá dày và cứng, có 3 gân gốc, phía đầu lá có gân lông chim, cuống lá to và dài, lúc tươi thường đỏ” Trên thực tế, lúc còn tươi không thấy cuống lá Nghiến có màu đỏ và chưa có tài liệu nào xác nhận điều này
Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) dùng tên Burretiodendron hsienmu Chun et How cho cây nghiến Các tác giả mô tả rằng “trong rừng
nguyên sinh Nghiến thường chiếm ưu thế ở tầng cây cao nhất của rừng Cây
có thể cao tới 24m, đường kính tới 140cm”
Theo sách đỏ Việt Nam, các tác giả dùng tên Burretiodendrom tonkinensis (A.Chev) để đặt cho cây Nghiến và mô tả tương đối cụ thể và gần
với thực tế Hiện nay cách mô tả này được phổ biến hơn cả
Các tác giả Lê Mộng Chân, Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Ngọc Hải xác nhận Nghiến tập trung theo kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi ở miền bắc như: Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa
Viện điều tra quy hoạch rừng mô tả chi tiết về đặc điểm vật hậu của Nghiến ra hoa tháng 3-4 quả chín tháng 9-10
Trên thực tế Nghiến có những năm không ra hoa quả Các mô tả của các tác giả không ghi địa danh, tên cây, Nghiến được nghiên cứu một cách chi tiết Nếu căn cứ vào các pha vật hậu mà các tác giả công bố, lại không có sự kiểm nghiệm ở từng nơi cụ thể, sẽ thu hái hạt giống không đúng thời vụ và khó đảm bảo chất lượng
Theo sách đỏ Việt Nam các tác giả cho rằng: “Nghiến mọc rải rác thành từng đám nhỏ thuộc rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên
Trang 19núi đá vôi, có độ cao ít khi quá 600-700m, trên đất giàu dinh dưỡng, cùng với Trai lý, Chò xanh Tái sinh tự nhiên khả quan, hạt nảy mầm tương đối khỏe, cậy mạ, cây con gặp phổ biến dưới tán rừng” Ghi nhận này khá tổng quát
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, trong “Thực vật rừng” – năm
1996 Trai lý thuộc họ Măng cụt ( Cluciaceae), họ này có 35 chi, 800 loài
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ở Việt Nam 7 chi với 50 loài Trai lý
(Garcinia fagraeoides A.Chev) là loài gỗ lớn, cao trên 20m, là loài cây sinh
trưởng chậm, ưa sáng, thường mọc trên núi đá vôi, rễ phát triển ăn sâu vào các hốc và khe đá Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 8-9 Tái sinh rất kém, phân bố trên các rãy núi ở Miền Bắc và Miền Trung Trai lý là loài gỗ quý hiếm, gỗ rắn, nặng, không bị mối mọt, dùng làm nhà, bắc cầu, đóng đồ
mỹ nghệ…
Trong sách đỏ Việt Nam, Trai lý là cây gỗ lớn thường xanh, cao đến 20-25m, đường kính 0,7- 0,8m Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, độ cao không quá 900 Trai lý phân bố ở Bắc Cạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Mỏ Dẹ, Hữu Lũng, Hữu Liên), Nghệ
An (Qùy Châu), Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Hòa Bình, Bắc Thái, Hà Bắc Mùa ra hoa tháng 4, có khi có mùa ra hoa vào tháng 11 (Na Hang, Tuyên Quang); quả chín tháng 9, hạt khó nảy mầm, nên tái sinh trong tự nhiên rất kém Gỗ Trai lý rất cứng, khó gia công được dùng đóng thuyền và chạm khắc Hiện nay được xếp vào cấp sẽ nguy cấp (cấp v) do đang bị săn tìm để lấy gỗ ráo riết
Trong “Cây gỗ rừng Việt Nam” 1986, các tác giả đã mô tả Trai lý là loài cây gỗ lớn cao tới 25m, ưa sáng, sống trên núi đá vôi, sinh trưởng chậm,
rễ đâm sâu các khe đá, phân bố nhiều nơi như: Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Trai lý thường mọc rải rác lẫn các
Trang 20loài như: Nghiến, Đại phong tử, Ôrô, Sảng… Gỗ Trai lý cứng khó gia công, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, bắc cầu, đánh bóng rất đẹp
Đặng Hùng Chương (1998) trong “nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Trai lý tại xã Quang Hán, Trà Lĩnh, Cao Bằng làm cơ sở cho công tác bảo vệ rừng”, đã mô tả Trai lý là loài cây chỉ mọc trên núi đá vôi, phân bố cả chân, sườn, đỉnh Tổ thành loài cây đi kèm tương đối phong phú, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, trong giai đoạn chuyển từ cây mạ sang cây con và từ cây con sang cây tái sinh thì cây tái sinh giảm rất mạnh
Vũ Long Vân (1998) “Sơ bộ nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học
và sinh thái học của loài Trai lý ở giai đoạn tái sinh để làm cơ sở cho bảo tồn
và phát triển loài quý hiếm ở VQG Ba Bể - Bắc Cạn” cũng cho rằng nghiên
cứu một số đặc điển sinh vật học sinh thái học là nghiên cứu về: Hình thái, tổ thành loài, phân bố, đặc điểm tái sinh Và tác giả đã mô tả Trai lý mọc chủ yếu trên núi đá vôi và phân bố chủ yếu ở độ cao 500-700m Tổ thành loài cây mọc cùng là Ôrô và Mạy tèo…
Trai lý là loài cây bản địa song chưa được phát triển rộng vì vậy những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng loài còn rất hạn chế
Lê Phương Triều (2003) trong “Nghiến cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại VQG Cúc Phương” đã nghiên cứu thành công về tạo
cây con từ hạt, còn tạo cây con băng phương pháp giâm hom không thành công Tác giả đã kết luận: Hạt Trai lý chế biến theo phương pháp ủ ẩm 7-10 ngày sau đó đãi chà sát lấy hạt, hạt chỉ có thể bảo quản theo phương pháp ẩm, nhưng tốt nhất là đem gieo ngay Hạt cho tỷ lệ nảy mầm tương đối cao
1.3 Nghiên cứu tại Khu BTTN Pù Luông
- Averyanov và các cộng sự (2003), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông, các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ, 477 chi, 1.109 loài
Trang 21- Dự án “Điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” của Viện sinh thái và bảo vệ công trình (2012-2013) đã thống kê Khu BTTN Pù Luông có 1.542 loài thực vật thuộc 711 chi, 193 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành Trong 167 loài thực vật quý hiếm có ở khu BTTN Pù Luông có tới 60 loài có tên trong Sách đỏ Việt nam, trong đó có 2 loài ở mức Rất nguy cấp (CR) đó là loài Kim cang petelot
(Smilax petelotii T Koyama.) và loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon
(Jack) Meissn.) 18 loài ở mức nguy cấp (EN), 40 loài ở mức sắp nguy cấp (VU)
- Tác giả Nguyễn Văn Chính 2014 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”, kết quả của Công trình nghiên cứu
đã chỉ ra:
Thành phần thực vật quý hiếm tại Khu BTTN Pù Luông khá phong phú và đa dạng Qua điều tra đã xác định được 167 loài thuộc 58 họ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 4 họ và 8 loài, thực vật Ngành Thông (Pinophyta) có 6 họ với 15 loài quý hiếm, Lớp Hành (Liliopsida) có 12 họ với 47 loài quý hiếm Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có nhiều họ (35 họ chiếm 59,32%) và nhiều loài (95 loài chiếm 56,88%); Trong 167 loài thực vật quý hiếm có ở khu BTTN Pù Luông có tới 60 loài có tên trong Sách đỏ Việt nam (2007, phần Thực vật), 18 loài ở mức nguy cấp (EN), 40 loài ở mức sắp nguy cấp (VU) Nghị định 32/2006/NĐ - CP có 4 loài thuộc nhóm
Như vậy có thể thấy rằng trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, việc tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển đối với các loài này hiện nay là rất cần thiết và cấp bách
Trang 22Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp số
liệu khoa học đầy đủ nhất và cập nhật nhất về hiện trạng phân bố, khả năng nhân giống của 2 loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, đồng thời qua đó bổ sung thêm tƣ liệu cho hệ thực vật Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả khoa học của Luận văn là cơ sở khoa
học quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch và biện pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp tại Khu BTTN Pù Luông nói chung và 2 loài thực vật Nghiến, Trai lý nói riêng
Trang 23Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển loài Nghiến
(Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao) và Trai Lý
(Garcinia fagraeoides A Chev.) tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa 2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được đặc điểm lâm học và hiện trạng bảo tồn loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông
- Đánh giá được khả năng nhân giống hữu tính đối với loài Trai lý tại Khu bảo tồn Pù Luông
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn đối với 2 loài thực vật tại Khu BTTN Pù Luông
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng
Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao)
và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Các đối tượng nghiên cứu chi tiết gồm: Nghiên
cứu thực trạng phân bố của 2 loài thực vật Nghiến và Trai lý; Thử nghiệm nhân giống hữu tính; xác định các mối đe dọa đối với loài Nghiến và Trai lý;
đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đối với 2 loài thực vật
Phạm vi về không gian: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có diện
tích là 17.171,03 ha, tuy nhiên đối với 2 loài thực vật Nghiến và Trai lý chỉ
Trang 24phân bố ở khu vực rừng trên núi đá vôi, còn đối với rừng trên núi đất không xuất hiện phân bố vì vậy đề tài lựa chọn phạm vi nghiên cứu tại 26/36 tiểu khu thuộc địa phận 5 xã : Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Sơn, huyện Bá Thước
và Phú Lệ, Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN
Pù Luông, Thanh Hóa
Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa
Thử nghiệm nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển đối với 2 loài thực vật tại Khu BTTN Pù Luông
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
- Tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như danh mục các loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP
- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
- Thông tin, tư liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác
- Kết quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên trong những năm qua: Số các trường hợp vi phạm pháp luật, các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế cho người dân, phục hồi sinh thái… tại Khu bảo tồn
Trang 25- Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan có liên quan đến các loài thực vật quý hiếm và các giải pháp bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới
2.4.2 Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa
Quy trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được
Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” 1997, và “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008)
2.4.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ khảo sát thực địa
Các trang thiết bị xác định vị trí: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000; máy định vị toàn cầu GPS; la bàn, nhãn, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn ghi mẫu; bút ghi nhãn, bút ghi dây buộc; ống nhòm, túi đựng mẫu tạm thời; kẹp mẫu, cồn công nghiệp
2.4.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tuyến
- Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn
- Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết
- Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật rừng của Khu BTTN Pù Luông
- Dùng máy ảnh để lưu lại hình ảnh của các loài thực vật quý hiếm trên tuyến điều tra
* Thiết lập các tuyến điều tra:
Căn cứ vào điều kiện thời gian cùng như về nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ công tác điều tra, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của đề tài
đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác
Trang 26Công tác chuẩn bị nội nghiệp đóng góp một phần rất quan trọng, sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan nhƣ: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại Khu BTTN Pù Luông, điều kiện địa hình và ý kiến góp ý của lãnh đạo, cán bộ khoa học - kỹ thuật và cán bộ Kiểm lâm viên tại các trạm Kiểm lâm đã nhiều năm làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu BTTN Pù
Luông, chúng tôi xác lập đƣợc 15 tuyến điều tra sau:
Bảng 2.1 Các tuyến điều tra, nghiên cứu
TT Đầu tuyến Cuối tuyến
Chiều dài tuyến
(m)
Qua các tiểu khu
Địa giới hành chính
8 521.001/2.266.929 518.794/2.269.021 2.900 260 Lũng Cao
9 509.094/2.268.976 510.868/2.269.053 2.806 74; 74A
Thành Sơn, Lũng Cao
Trang 27Hình 2.1 Các tuyến điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
2.4.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu trong điều tra lâm học
a) Điều tra cá thể tầng cây cao
- Điều tra, thu thập tiêu bản đo tính tất cả các cá thể loài thực vật quý hiếm được tìm thấy có đường kính ngang ngực (D1.3) lớn hơn hoặc bằng 6cm
Trang 28Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các cây theo tuyến
Tuyến số:……… Kiểu rừng chính:………
Độ cao:……….Độ dốc:……….Hướng dốc:………….…… Ngày điều tra:……… Người điều tra:……… ………
TT Tên loài D 1.3
(cm)
Hvn (m)
Ht (m)
Độ cao
Sinh trưởng Ghi chú
b) Điều tra, đo đếm cây tái sinh
- Điều tra các loài quý hiếm tái sinh tự nhiên theo tuyến
- Điều tra các loài quý hiếm tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ
Thiết lập các ô dạng bản kích thước 4m2
(2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo bốn hướng, 04 ô trong tán, 04 ô ngoài tán
- Xác định 20 ô nhỏ 2x2m dọc theo đường chéo của ô tiêu chuẩn Trong các ô nhỏ cần ghi các thông tin:
+ Số lượng cây mầm và cây con của các loài cây gỗ ở các tầng trên + Độ che phủ đất của tầng thực bì
Như vậy, thuộc phạm vi Đề tài này, chúng tôi đưa ra 03 phương pháp điều tra cây tái sinh khác nhau và căn cứ vào tình hình thực tế mà việc điều tra
có thể áp dụng một phương pháp hay áp dụng tổng hợp hai, ba phương pháp khác nhau cho một loài Kết quả điều tra cây tái sinh được ghi vào biểu sau:
Trang 29Mẫu biểu 02: Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên
Tuyến số:……… Trạng thái rừng:……… Người đo đếm:……….Ngày đo đếm:………
TT Loài cây Cấp chiều cao (cm) Nguồn gốc
tái sinh Sinh trưởng
<50 50-100 >100 Hạt Chồi Tốt TB Xấu
Xác định mật độ cây tái sinh: Mật độ cây (N) được tính theo công thức:
N =(N/S)×10.000 (cây/ha) Trong đó:
N: số cây đếm được trong diện tích S (cây) S: diện tích đo đếm (ha)
c) Xác định sự phân bố theo đai cao
Sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể các loài thực vật quý hiếm Căn cứ vào kết quả điều tra sự phân bố của các loài và bản đồ địa hình đã được số hoá theo các độ cao khác nhau để phân chia theo các đai cao phù hợp và chính xác
2.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel
- Tính trị số trung bình của các cá thể Các chỉ tiêu cần tính D1.3(cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m)
- Xác định tổ thành loài cây cao theo công thức: Ntb= N/m
Trong đó: Ntb là số cá thể bình quân cho mỗi loài điều tra
N là số cá thể của mỗi loài
m là tổng số cá thể điều tra
Trang 30- Dùng phương pháp so sánh cặp đôi để đánh giá kết quả
Sử dụng các cấp đánh giá của Sách đỏ Việt Nam, 2007, IUCN (2016), quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT, ngày 05/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loài thực vật, động vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
2.4.2.5 Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các nhà lãnh đạo địa phương, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên môn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu,
Phân tích tài liệu xây dựng báo cáo
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân tích tài liệu xây dựng báo cáo, thảo luận theo nhóm để phân tích tình trạng phân bố, đặc tính sinh thái, tình trạng bảo tồn
2.4.2.6 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương
PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân), sử
dụng nhiều cách tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động Cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương
và cán bộ Khu bảo tồn, Cán bộ cấp xã thuộc Khu bảo tồn
Trang 31Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý theo phương pháp thống kê, tên các loài được hiệu đính theo các tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
2001, tập I và Tên cây rừng Việt Nam 2000
2.4.2.7 Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng các phần mềm của Mapinfor 10.5 để xây dựng bản đồ phân bố các loài theo tỷ lệ 1/25.000 Các số liệu đầu vào của phân bố các loài thực vật được phân tích về tọa độ, độ cao và địa danh
2.4.2.8 Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa
Các mẫu thu phải có đủ của các bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản và được gắn Etyket để ghi lại các thông tin sơ bộ ngoài thực địa, mẫu thu được sẽ được kẹp trong giấy báo khổ A3 và nẹp tạm thời bằng kẹp mắt cáo bằng gỗ
2.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu cần ép phẳng trên giấy báo dày, đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu
Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần được sấy ngay Khi sấy chú ý để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô
Phân tích mẫu: Sử dụng phương pháp chuyên gia: phân tích theo họ, chi So mẫu với bộ mẫu chuẩn tại Khu BTTN Pù Luông và Trường Đại học Lâm nghiệp, xác định tên loài dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả
2.4.4 Phương pháp nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý (Garcinia fagraeoides A Chev.)
a/ Vật liệu: Hạt giống thu hái từ cây mẹ trên rừng, cát, đất, lưới che, bình tưới, phân chuồng hoai, túi bầu…
b/ Xử lý hạt giống và bảo quản hạt: Khi thu hái được hạt giống từ cây
mẹ, tiến hành bóc tách lớp cùi của quả, rửa sạch, phơi ráo nước dưới ánh nắng tán xạ để chuẩn bị mang đi gieo hạt
Trang 32c/ Gieo ươm: Nghiên cứu trên 2 giá thể gieo ươm gồm:
- Gieo ươm trên giá thể cát ẩm: sau khi xử lý sạch cát, chuyển vào luống gieo với độ dày 15 cm, cho Hạt giống vào và phủ một lớp cát mỏng dày 3 cm lên trên, sau đó tiến hành dùng bình tưới cho đủ ẩm
- Gieo ươm trên giá thể cát trộn đất: tỷ lệ Cát: Đất = 50% : 50%, sau khi trộn tỷ lệ Cát và đất rừng đưa vào luống gieo ươm với độ dày 15 cm, cho hạt giống vào và phủ lên một lớp cát, đất dày 3 cm, sau đó tưới cho đủ ẩm
Toàn bộ quá trình thu hái hạt giống, gieo ươm được theo dõi và đo đếm định kỳ với các chỉ tiêu là chất lượng hạt giống, tỷ lệ nảy mầm, tốc độ nảy mầm
Các yếu tố về độ ẩm, ánh sáng, chất lượng hạt… giữa 2 công thức thí nghiệm được xác định là đồng nhất
2.4.5 Phương pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp khắc phục
Xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật:
Quan sát trực tiếp các chứng cứ và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người, kế thừa các báo cáo của Khu bảo tồn, chính quyền địa phương các cấp Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong Khu BTTN tiến hành đánh giá theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001) Cho điểm các đe dọa theo thang điểm từ 1 đến N điểm (N bằng tổng số
đe dọa xem xét) tùy theo mức độ ảnh hưởng của mỗi đe dọa Mỗi đe dọa được cho điểm theo 3 tiêu chí: diện tích ảnh hưởng của đe dọa, cường độ ảnh hưởng của đe dọa và tính cấp thiết của đe dọa Mức độ ảnh hưởng càng lớn số điểm cho càng cao Tránh cho 2 đe dọa cùng số điểm bằng nhau
Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguy cơ, xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất
Trang 33Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Luông có tọa độ địa lý từ 200 21' đến 200 34’ vĩ độ Bắc
và từ 1050 02’ đến 1050 20’ kinh độ Đông thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa và Bắc trung bộ của Việt Nam, Khu BTTN Pù Luông nằm cách đường Hồ chí minh 40 km theo quốc lộ 217
Ranh giới:
Phía Bắc giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình Phía Nam giáp xã Lương Nội và Hạ Trung huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Phía Đông giáp với huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Hồi Xuân, Phú Nghiêm, Thanh Xuân có diện tích quy hoạch Khu Bảo tồn
Vùng lõi và vùng đệm Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện
Huyện Quan Hoá: 5 xã (Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân
Trang 34(đá biến chất, đá Macma, đá Trầm tích thuộc 15 thế hệ) và năm tuổi khác nhau Các đoạn đứt gãy chia cắt khu vực này, làm ảnh hưởng đến địa hình bề mặt của
nó, các hệ thống thoát nước ngầm dưới mặt đất, trên bề mặt và các hang động,
sự di chuyển của khối Ban Công – La Hán rộng 4 km có lẽ là biểu hiện nổi bật nhất của các hoạt động địa chất này
Địa chất và địa mạo của khu vực Pù Luông khác xa nhiều địa chất và địa mạo gần như chỉ được hình thành từ đá Cacbonnat của Vườn quốc gia Cúc Phương, đá Trầm tích chiếm phần lớn trong phạm vi phía Đông Bắc vùng lõi Đặc trưng của khu vực này là các loại địa hình đá vôi karst bị chia cắt mạnh và
hệ thống hang động rộng lớn
Phía Tây Nam vùng lõi, nơi nằm giữa dẫy núi Pù Luông được hình thành bởi đá Macma và đá Bazan Ở các độ cao nhất, dãy núi hình thành nên các vùng đá lộ thiên được xem là có duy nhất ở Việt Nam về mặt địa mạo học Liên Khu bảo tồn có độ cao tư 60 – 1.650 m so với mặt nước biển, điểm cao nhất là núi Pù Luông Đặc trưng của vùng đệm lân cận là các thung lũng phẳng
có sông phù sa và suối chảy qua, các đồi đá phiến, đá phiến sét và các đá pha sét thấp, các vùng đá vôi Karst nằm biệt lập
3.1.3 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Khu BTTN Pù Luông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông - Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông -Nam
từ tháng 3 đến tháng 10 Gió Lào khô nóng thổi từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5 (Anon, 1998a)
Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250
C Nhiệt độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ 5-100C Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, từ 1.500-1.600 mm Lượng mưa tối đa ước đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (chiếm 65-70%) Mưa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998a)
Trang 35* Thuỷ văn: Có hệ thống suối ngắn, lưu vực hẹp và độ dốc chủ yếu đổ về
một hướng, nên khu vực có tiềm năng thuỷ điện nhỏ Hệ thống suối nếu được đầu tư đầy đủ sẽ đảm bảo đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực cho đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở đây
3.1.4 Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng
3.1.4.1 Hiện trạng tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả kiểm kê rừng năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 311/QĐ-UBND, ngày 25/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Thì hiện trạng rừng Khu BTTN Pù Luông được phân chia như sau:
a) Đất có rừng
Diện tích đất có rừng 16.675,34 ha, độ che phủ là 97,11%, chủ yếu là rừng tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần được bảo tồn, trong đó rừng giàu chỉ
có 453,9 ha chiếm 2,72 %, rừng nghèo và rừng nghèo kiệt chiếm phần lớn diện tích của Khu bảo tồn với diện tích 8.819,2 ha, chiếm 52,88% và diện tích còn lại là rừng trung bình
Tổng trữ lượng các loại tại Khu bảo tồn có 1.797.086 m3
toàn bộ trữ lượng rừng là rừng thứ sinh, hiện tại theo số liệu công bồ Khu bảo tồn không còn diện tích rừng nguyên sinh
b) Đất chưa có rừng
Diện tích đất chưa có rừng 186,66 ha (chiếm 1,09%); gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác, (IB, IC) Tuy không có rừng, nhưng nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như Lợn rừng, Nai và một số loài thú nhỏ khác
Trang 36c) Đất khác
Diện tích đất khác là 309,03 ha, trong đó diện tích phân khu hành chính dịch vụ là 215,53 ha, 80,3 ha đất sông suối và 13,2 ha được UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng
3.1.4.2 Hiện trạng tài nguyên thực vật
a) Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá vôi, có diện tích khoảng 4.800 ha Kiểu rừng này phân bố đến độ cao khoảng 700 m; phân bố ở các tiểu khu 73 xã Thành Sơn; tiểu khu 74, 250,
251, 252, 254, 255, 259, 261 xã Lũng Cao và 1 phần thuộc tiểu khu 262 thuộc
xã Cổ Lũng được chia làm 6 tầng chính Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm
các loài cây Nghiến (Excentrodendron tonkinensis); Các loài cây thuộc chi Ficus, Cui lá to (Heritiera macrophylla), Chò nhai (Anogeissus acuminata), Nhãn rừng (Dimocarpus longan), Thị núi (Diospiros bangoiensis) Các loài cây tái sinh là Ôrô (Streblus ilicifolia); Thích Bắc bộ (Acer tonkinensis); tại
những nơi ẩm ướt và được che bóng thì có các loài cây phổ biến khác như
Kim giao (Nageia fleuryi), Bằng lăng (Lagerstromia balance)
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá phiến, có diện tích khoảng 650 ha Kiểu rừng này còn một diện tích nhỏ còn sót lại phân bố ở độ cao 60-100m, phân bố ở tiểu khu 262, 265, ở chân dãy núi đá vôi nằm ở phía Đông thôn Khuyn, xã Cổ Lũng Đây là nơi duy nhất trong KBT có kiểu rừng này Kiểu rừng này cũng được chia làm 6 tầng
chính Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm Gội (Agaila sp) và Phay (Duabaga grandifora);các loài cây tái sinh chủ yếu là Chò nhai (Anogeissus acuminata),
Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Mát (Millettia ichtyochotona)
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá vôi ở độ cao 700 - 950 m, có diện tích khoảng 4.900 ha Kiểu rừng
Trang 37này rất phổ biến trong KBT phân bố ở các tiểu khu 256, 257, 260 xã Lũng Cao; tiểu khu 262, 265, 268 xã Cổ Lũng, tiểu khu 27, 30, 52 xã Phú Lệ Chúng mọc trên những phần cao của sườn những dãy núi đá vôi và ít bị tác động Thành phần loài và cấu trúc điển hình nhất của kiểu rừng này được thấy trên những sườn dốc và trên những đường đỉnh có độ cao trung bình nằm giữa các đỉnh và chóp núi cao hơn Kiểu rừng này cũng được phân chia làm 6 tầng chính: Tầng 1 của kiểu rừng này cao tới 40 m, các loài ưu thế của tầng này là: Nghiến
(Excentrodendron tonkinensis), Thông lớn (Dacrycarpus imbricatus), Cui lá to (Heritiera macrophylla), các loài Dẻ (Quercus sp) Các loài cây tái sinh chủ yếu
là Chân chim (Schefflera sp), Thông tre (Podocapus neriifolius), các loài cây Gội (Aglaia sp), các loài Re (Cinamomum sp), Duối (Streblus macrophylus)
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá kim núi thấp trên đá vôi (ở độ cao 700 – 850 m); có diện tích khoảng 1.000 ha Phân bố chủ yếu ở tiểu khu 270 và một phần của tiểu khu 265 thuộc xã Cổ Lũng Kiểu rừng này là dạng rừng nguyên sinh rất hiếm còn sót lại tại rất ít các đỉnh núi
đá vôi thuộc khu vực xã Cổ Lũng Kiểu rừng này được chia làm 5 tầng chính Tầng 1 của kiểu rừng này chủ yếu là Thông Pà Cò (Pinus kwantungensis), đôi khi có một số loài cây lá rộng đi kèm là Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Chẹo (Platycarya strobilifera) Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đại cúc phương (Pistachia cucphuongensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Mailai (Sinosideroxilon wightianum)
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá bazan (ở độ cao 1000-1650m), có diện tích khoảng 4.500 ha Kiểu rừng này được che phủ bởi các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh Phân bố ở các tiểu khu 269, 271 thuộc xã Thành Lâm, tiểu khu 75, 258, 264 thuộc xã Thành Sơn; tiểu khu 41 thuộc xã Phú Lệ; tiểu khu 65,84 thuộc xã Phú Xuân; tiểu khu 115,136, 145 thuộc xã Hồi Xuân; tiểu khu 156,158; tiểu khu 96 thuộc xã
Trang 38Thanh Xuân Kiểu rừng này có sương mù, tạo ra những khu vực có độ ẩm cao và luôn ẩm ướt, thậm chí trong cả mùa khô, điều này cho phép hình thành một thảm thực vật ẩm ướt khác biệt với các kiểu rừng mọc trên núi đá vôi Kiểu rừng này cũng được chia làm 6 tầng chính Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm nhiều loài
cây của họ Dẻ như: Dẻ giáp (Castannopsis armata), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus); các loài của họ Mộc lan như Giổi lá láng (Michelia foveolata) Ngoài ra còn một số loài Hạt trần quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii); Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnamnensis); Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia); Kim giao (Nageia fleuryi); ngoài ra còn các loài ưu thế của các loài cây lá rộng như: Các loài gội (Aglaia sp), các loài Re (Cinamomum sp.) Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii); Kim giao (Nageia fleuryi); Các loài gội (Aglaia sp.); các loài Re (Cinamomum sp.); Luống xương (Anneslea fragrans)
Một vài loại rừng phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện tích khoảng 800 ha Các loại thảm thực vật không phân tầng được thấy ở đây là:
- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá vôi riêng lẻ
Trang 39- Vùng núi đất Pù Luông: đây là vùng đất đai màu mỡ phía dưới chân núi Pù Luông là những vùng đất bằng phẳng, có các tuyến giao thông như đường 15A, 15 C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng hoa màu cũng như dùng nước sinh hoạt Khu vực này là nơi tập trung sinh sống của người Thái, Mường và người Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác
- Vùng núi đá: trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn giữa là các thung lũng nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nước và canh tác các loài cây nông nghiệp khác, nơi đây là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế Mặt khác do ảnh hưởng của việc canh tác trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác BTTN, làm giảm vùng sống của các loài động vật tại đây
Trang 403.2.3 Các hoạt động kinh tế của người dân
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu
tư hỗ trợ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng như hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng theo chương trình 661, Quyết định 24/QĐ-TTg, Nghị định 75/2016/NĐ-CP từ đó giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngày được giữa vững, đồng thời các chính sách cũng đã tạo công ăn việc làm cho người dân sinh sống trong vùng đệm
và vùng lõi của các khu rừng đặc dụng Tuy nhiên do số lượng người dân sinh sống trong Khu bảo tồn là tương đối lớn, đời sống kinh tế rất khó khăn còn phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng, nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên trên thị trường ngày một lớn, trong khi đó số lượng cán bộ được giao còn thiếu nhiều
so với quy định của pháp luật từ đó cũng đã gây áp lực không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Hàng nằm vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép