Nếu các em học tốt bộ môn này, sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Tập viết, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ-câu.. Chính vì lẽ đó, với tình hình
Trang 1I Đặt vấn đề :
Đã từ lâu, chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ em Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi thấy học sinh muốn nói hay, viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt Vậy đọc như thế nào là tốt? Theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải đọc diễn cảm Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học sinh đọc bài và nhận thấy khả năng đọc của học sinh còn yếu Ngay cả những em được xem là đọc tốt, khi đọc cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để đọc có cảm xúc Trong khi điều này, nếu giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn
có thể làm được
Môn Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng Nếu các em học tốt bộ môn này, sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của
bộ môn Tiếng Việt như: Tập viết, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ-câu Đối với môn Tập làm văn, giúp các em đặt câu đầy
đủ các bộ phận, viết câu văn trau chuốt hơn, ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài Đối với môn Chính tả, giúp các em viết đúng, ít lỗi hơn Trong môn kể chuyện, giúp các em biết dùng lời của mình để kể hay, hấp dẫn và
tự nhiên nhằm lôi cuốn người nghe
Chính vì lẽ đó, với tình hình học tập của lớp còn yếu về bộ môn Tiếng Việt nên tôi đã đi sâu về môn Tập đọc, nghiên cứu, suy nghĩ những phương pháp để rèn luyện các em đọc tốt khi học môn này
II
.Nội dung:
Trang 21/
Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh, trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức
độ tăng dần từ đọc rõ ràng, lưu loát, đọc đúng, đọc diễn cảm Vì vậy đối với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù hợp
Để thấy được tầm quan trọng trong bộ môn này, ngay từ đầu năm học, sau khi đã nắm bắt được tình hình sức học của các em, tôi cho các em hiểu được vai trò của bộ môn Tiếng Việt Trong đó, Tập đọc là một môn học có tầm quan trọng rất lớn, là điều kiện cần thiết để học tốt các môn học khác Yêu cầu của môn này đối với các em là đọc đúng, to, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm.Vậy mà trên thực tế của lớp đa số các em đọc còn chậm, yếu, còn đọc nhỏ, sai
“thêm, bớt”, đọc còn ê a, đọc lí nhí, đọc ngọng Số học sinh đọc tốt trong cả lớp chỉ có khoảng 3-4 học sinh (10-12%) Chính vì lẽ đó dẫn đến kết quả : Chữ viết sai lỗi chính tả nhiều, chữ xấu; lời văn diễn đạt lủng củng, đặt câu thiếu bộ phận câu Trong giờ Tập làm văn miệng thì các em không biết xây dựng bài Với một số kinh nghiệm của tôi trong những năm dạy học, tôi đã tìm ra những phương pháp tối ưu để áp dụng vào lớp dạy này
2
Quá trình thực hiện:
a/ Phân loại đối tượng học sinh:
Bước đầu tôi phân các em học sinh của lớp ra làm ba loại Bằng cách gọi từng em lên đọc trong những ngày đầu năm học, tôi nắm bắt được đặc điểm của từng em, ghi rõ từng đặc điểm đó vào
sổ theo dõi riêng Sau ba tuần theo dõi, kết quả như sau:
-Loại 1: Đọc đúng, to, rõ ràng 4 học sinh/ 33 học sinh
-Loại 2: Đọc to, nhưng ngắt, nghỉ chưa đúng câu 14/33 học sinh -Loại 3: Đọc nhỏ, ê a, ngọng, đọc còn thêm bớt : 15/33 học sinh b/ Hướng dẫn rèn luyện đọc:
*Hướng dẫn rèn luyện đọc ở nhà:
Sau khi phân loại xong, tôi hướng dẫn các em cách đọc Trước hết muốn các em đọc được tốt, người giáo viên phải là người
Trang 3bài nào, tôi cũng phải đọc từ 3 đến 5 lần Cũng từ đọc nhiều lần,
nó giúp tôi càng hiểu kỹ nội dung bài hơn, giảng cho các em càng hay hơn Cũng từ kinh nghiệm đó tôi yêu cầu các em “về nhà đọc bài đã học và đọc bài mới từ 5 đến 10 lần” Đồng thời yêu cầu các
em khi đọc phải ngắt nghỉ câu đúng chỗ và trả lời các câu hỏi SGK
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã thông báo chất lượng về học tập nói chung, trong đó nhấn mạnh tình trạng học sinh đọc còn chậm, sai nhiều Nếu tình trạng trên cứ tiếp tục như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các môn học khác Vì vậy, tôi đã yêu cầu phụ huynh dạy con, em mình cách đọc, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc học tập của con em Đây cũng là một phần giúp tôi trong việc rèn đọc cho học sinh
*Hướng dẫn rèn luyện đọc trên lớp:
Trong quá trình luyện đọc, giáo viên là người làm công tác điều khiển, đòi hỏi giáo viên phải là người gương mẫu, đọc chuẩn
để học sinh có niềm tin và từ đó các em tự giác, có ý thức cao trong việc rèn đọc Được nghe cô đọc hay, đó là phần quan trọng thu hút sự chú ý của học sinh Muốn luyện cho học sinh đọc đúng,
to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, trước hết giáo viên phải đọc mẫu Sau dó, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét giọng đọc của bài văn hoặc bài thơ nhằm giúp các em hiểu và định hướng được cách đọc phải phù hợp với nội dung bài văn, bài thơ
Ví dụ: Bài “ Chiếc áo len” (trang 20 sách Tiếng Việt 3 tập 1) cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm Lời của mẹ khi nói với Lan thì phải đọc với giọng bối rối; khi nói với Tuấn thì đọc với giọng cảm động.Lời nói của Lan thì đọc với giọng phụng phịu, làm nũng…
Sau khi học sinh định hướng được giọng đọc phù hợp cho mỗi đoạn văn, khổ thơ, giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm.Bước này giúp cho học sinh hiểu nội dung, giọng đọc của bài; biết ngắt nghỉ câu, đoạn văn hoặc dòng, khổ thơ; biết nắm được mặt chữ để đánh vần (đối với học sinh đọc yếu).Việc đọc thầm giúp cho các em luyện đọc một cách dễ dàng hơn, khỏi bỡ ngỡ khi đọc thành tiếng
Trang 4Gọi học sinh khá giỏi lần lượt đọc đoạn văn ( hoặc khổ thơ) Sau đó, yêu cầu cá nhân học sinh nhận xét cụ thể cách đọc (đúng,
to, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm) của các bạn Giáo viên phân tích, nhận xét cách đọc của từng học sinh trên đồng thời biểu dương, ghi điểm để khuyến khích các em
Tiếp tục luyện đọc đối với học sinh khá (loại 2) Gọi từng em đọc, học sinh khác nhận xét (đọc đúng, to, rõ ràng, lưu loát) Giáo viên phân tích chỗ đúng, sai, nhận xét với khả năng của từng em, biểu dương, ghi điểm Với những học sinh đọc thiếu, thừa, đọc nhỏ, lí nhí, tôi yêu cầu các em đọc đi, đọc lại từ 2-3 lần câu, đoạn văn đó Đặc biệt, giáo viên phân tích kĩ chỗ đúng, chỗ sai và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng câu Từ đó làm cho học sinh thấy được điểm sai, hạn chế của các em để khắc phục trong những lần đọc sau
Yêu cầu đầu tiên khi luyện đọc là phải đọc rõ ràng đọc đúng
và mạch lạc Đọc đúng ở đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt được các cặp phụ âm:Ch – Tr; S – X , phân biệt được vần và các thanh, các dấu câu theo mục đích nói Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem em nào mắc lỗi kiểu nào tìm ra nguyên nhân và sửa Ví dụ với những em phát âm sai cặp phụ âm (Ch – Tr, S – X),
đa số là do các em không phân biệt được cách phát âm nên đọc sai Tôi phân tích cho em thấy đọc sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của
từ Ví dụ như câu “Em là học sinh lớp ba.” đọc sai thành “Em là học xinh lớp ba.” thì câu không có nghĩa Tôi hướng dẫn sửa bằng cách khi đọc từ, tiếng có âm “s, tr” thì các em phải uốn lưỡi lên để phát âm đúng Tương tự cho các cặp phụ âm đọc sai khác Với những học sinh phát âm sai vần như “ui- uôi, an- ang, iêc- iêt, uôt- uôc, ươc- ươt,…” Ví dụ “ buổi chiều” đọc thành “bủi chiều”;
“xanh biếc” đọc thành “xanh biết”; “ẩm ướt ’’ đọc thành “ ẩm ước”,… Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần đúng, chuẩn và nhiều lần các vần đó Với những học sinh phát âm sai thanh “hỏi – ngã” Ví dụ “suy nghĩ” đọc thành “suy nghỉ”, “uống sữa” đọc thành
“uống sửa”,… Khi sai lỗi dạng này, giáo viên hướng dẫn các em
Trang 5Trong mỗi tiết học, tôi còn có thể kết hợp một số trò chơi thi đua giữa các học sinh cùng đối tượng, như thi đọc đoạn văn, khổ thơ, Qua hoạt động trên nhằm tạo sự hứng thú trong học tập, lòng
tự tin, quyết tâm để vươn lên của từng học sinh Đồng thời, còn giúp tôi kiểm tra sự tiến bộ trong việc luyện đọc của các em
c/ Yêu cầu của giáo viên :
Đối với học sinh, muốn giúp các em ngày càng tiến bộ, giáo viên không được chê hoặc chỉ trích những khuyết điểm của các em trước tập thể lớp Giáo viên phải khéo léo để sửa lỗi cho các em, dùng lời nói của mình động viên, khuyến khích thì các em mới chuyển biến nhanh
Việc rèn đọc cho học sinh đòi hỏi người giáo viên không được nản chí, không được buông thả mà phải kiên trì, thường xuyên Giáo viên cần phải tận tình giúp đỡ, đồng thời nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của từng em, từ đó giúp các em rèn đọc ngày càng tốt hơn
3 Kết quả thực hiện :
1 Dựa vào những cách rèn đọc trên mà lớp tôi có tiến bộ rõ rệt Kết quả đến giữa học kì 2 của năm học:
Đọc tốt: 30%
Đọc khá: 45%
Đọc trung bình: 25%
- Cũng từ việc rèn đọc đó mà chữ của các em đã sạch đẹp hơn, ít sai lỗi hơn Môn tập làm văn, tập viết các em có nhiều tiến
bộ, nhiều điểm 9,10 Đối với môn tập đọc, hầu hết các em đã đọc đúng, rõ ràng, có nhiều em đọc hay Diển hình trong cuộc thi học sinh đọc diễn cảm của trường năm học 2007-2008, lớp đã có một
em đạt giải nhất khối 1-2-3
- Riêng môn kể chuyện đã giúp các em biết cách kể chuyện hay.Nhiều em xung phong kể đúng lời đối thoại của nhân vật Năm học 2007-2008, trường đã tổ chức thi kể chuyện sách, lớp đã có một học sinh đạt giải nhì toàn trường
2.Rút ra kinh nghiệm:
Trang 6Muốn đạt được những kết quả này, đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải cần làm được những việc như sau:
- Giáo viên phải là người đọc chuẩn mực, hay, có sức thu hút học sinh Rèn đọc kỹ từng bước một, tuỳ từng khả năng đọc của mỗi học sinh
- Đọc sách báo thường xuyên để có thêm vốn ngôn ngữ trong cuộc sống, cả văn học cổ lẫn văn học hiện đại để đưa vào giảng giải cho bài dạy để học sinh dễ hiểu bài
- Phải biết kết hợp với phụ huynh kịp thời
- Tận tình uốn nắn các em thường xuyên
- Động viên các em bằng lời khen, điểm
III.
Kết luận:
Trên đây là một vài suy nghĩ, việc làm của tôi trong việc rèn luyện học sinh cách đọc khi học môn môn Tập đọc Tôi đã thực hiện và thu được kết quả đáng kể Rất mong nhận được sự đóng góp của Ban giám hiệu cũng như các thầy cô giáo đồng nghiệp sẽ cho tôi thêm kinh nghiệm để vận dụng vào việc giảng dạy môn Tiếng việt ngày càng tốt hơn
An lương Đông, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Người viết Nguyễn Thị Kim Mai