1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU

41 2,7K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA  BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NĂM 2016 Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU Họ và tên: Trương Hiệp Lớp: CĐMT37A Dư an “Xây”1 Trường: Dư an “Xây”2 Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Phần 1: THÔNG TIN CHUNG 1 1.1.Khái quát dự án 1 1.2.Phân tích thị trường 1 1.3.Mô tả dự án 4 1.4.Đơn vị phối hợp .4 1.5.Phương thức tiến hành 4 Phần 2: KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ THỰC TIỄN TỪ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH 5 2.1 Kế hoạch kinh doanh 5 2.2 Kế hoạch hành động .6 2.3 Định vị thương hiệu và kế hoạch định vị thương hiệu 7 2.4 Ý nghĩa tác động xã hội .7 2.5 Kết quả triển khai thực hiện mô hình hiện tại 7 2.6 Kết quả thực tiễn 9 Phần 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH, DỰ TOÁN QUY MÔ CƠ SỞ 10 3.1 Các trang thiết bị cần trong quá trình sản xuất bịch phôi 10 3.2 Dự toán kinh phí 11 Phần 4: QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU .12 A.Nuôi trồng nấm bào ngư sám và nấm sò trắng 12 B.Nuôi trồng nấm linh chi trên mùn cưa .12 Phần 5: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ .33 Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” 5.1 Các bệnh thường gặp ở nấm bào ngư, nguyên nhân và biện pháp xử lý 33 5.2 Các bệnh thường gặp ở nấm linh chi, nguyên nhân và biện pháp xử lý .33 Phần 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 6.1 Kết luận 35 6.2 Kiến nghị 35 Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” MỞ ĐẦU Việt Nam là nước nông nghiệp, khoảng 70 - 80% dân số sống bằng nghề nông [3] Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thế giới, công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh, đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, dẫn đến tình trạng dư nguồn lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn Do đó, việc đưa ra các giải pháp cấp bách để khắc phục những thực trạng trên là cần thiết Chính vì thế, quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung, việc đưa nghề trồng nấm vào sản xuất nói riêng là cần thiết Nghề nấm có ưu điểm là có thể tận dụng được một lượng nhân công lớn với nhiều thành phần từ trẻ em đến người già, vốn đầu tư ít, tăng hiệu quả sử dụng đất, quay được nguồn vốn nhanh Nấm ăn không chỉ là nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng mà còn có giá trị cao trong việc tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch Nghề trồng nấm còn góp phần tích cực vào giải quyết việc làm và là sản phẩm chủ lực giúp người dân vùng nông thôn xóa đói giảm nghèo Hiện nay, nấm ăn và nấm dược liệu đã được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia, vì vậy nghề trồng nấm đang được đầu tư phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng [2] Về tính khoa học, nấm là một loại thực phẩm và dược phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao lại tuyệt đối an toàn cho sức khỏe con người Bởi vì, trong quá trình hình thành và phát triển của các quả thể, nấm sử dụng các loại hợp chất bên trong cơ thể thực vật mà không sử dụng bất kỳ một chất hóa học nào, nếu có chăng cũng chỉ là những loại muối khoáng ở một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể Theo một số công bố gần đây cho thấy, người ta đã phân tích trong thành phần một số loại nấm có những hợp chất hết sức quan trọng trong điều trị một số bệnh Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” ung thư như các Steroid, Nucleosid, Lectin trong nấm Linh chi, hoặc một số thành phần quan trọng khác trong nấm bào ngư có khả năng chữa trị bệnh đái tháo đường ở người và đã tìm thấy một số hợp chất acid amin không thay thế trong một số loại nấm khác [1] Mặt khác, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và miền núi là một trong những nội dung trọng tâm và được ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030 [5] và nhằm khuyến khích, phát huy khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế, tạo điều kiện để hướng sinh viên làm kinh tế của Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa mà em đã chọn đề tài “Mô hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu” làm đề tài cho cuộc thi Khởi nghiệp của mình Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” Phần 1 : THÔNG TIN CHUNG 1.1 Khái quát dự án - Tên dự án: Mô hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu - Lĩnh vực: ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Sản phẩm: nấm bào ngư và nấm dược liệu (nấm linh chi đỏ) - Mô hình sẽ thành lập: xây dựng cơ sở sản xuất bịch phôi, nhà nuôi trồng nấm và trồng nấm - Địa điểm: Hòa Đa - An Mỹ - Tuy An - Phú Yên - Sinh viên thực hiện: Trương Hiệp - Địa chỉ: Hòa Đa – An Mỹ - Tuy An – Phú Yên - Điện thoại: 0965551749 - Email: truonghieppy1996@gmail.com 1.2 Phân tích thị trường Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao, do vậy nhu cầu về thực phẩm không những đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chí: dinh dưỡng, hợp khẩu vị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn mang tính dược phẩm, nhất là trong thời kỳ cảnh báo về “thực phẩm bẩn” như hiện nay Nấm ăn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, cũng như các axit amin, khoáng, vitamin quan trọng Ngoài ra, nấm ăn còn được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, đặc biệt nấm dược liệu (nấm Linh chi đỏ) đã được con người biết và sử dụng từ lâu như là một dược liệu quý trong điều trị và ngăn ngừa một số bệnh như huyết áp, ung thư, Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 1 Nấm ăn được xem là một loại “rau” cao cấp, “rau sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong các bữa ăn gia đình Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại hiệu quả kinh tế, và là một trong những hướng phát triển của ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân không những ở vùng nông thôn mà còn ở thành thị Hiện nay, người dân ngày càng hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của nấm ăn và nấm dược liệu nên rất cần những đơn vị cung cấp nấm uy tín và chất lượng Thực hiện mục tiêu đó, em đã tìm hiểu và nghiên cứu, tiến hành xây dựng thí điểm mô hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại nhà Ban đầu với quy mô nhà trồng 20 m2 nuôi trồng 2 loại nấm: bào ngư và nấm linh chi đã bắt đầu thực hiện từ tháng 04/2016 Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 2 Tuy nhà trồng tương đối nhỏ nhưng được xây dựng theo mô hình trồng nấm đạt tiêu chuẩn với dàn treo (khoảng 500 bịch) nấm bào ngư và 300 bịch nấm linh chi cùng hệ thống tưới phun sương Đến thời điểm hiện nay, mô hình đã thu được kết quả khả quan qua nhiều đợt nuôi trồng và có sản phẩm cung cấp ra thị trường lân cận Với thành quả hiện tại, hi vọng trong thời gian tới mô hình sẽ phát triển nhân rộng và thành lập cơ sở sản xuất bịch phôi để không chỉ tăng thu nhập gia đình mà còn là địa chỉ đáng tin cậy không những cung cấp sản phẩm nấm sạch mà còn cung cấp bịch phôi cho người dân trồng tự cung cấp và người tiêu dùng tại địa phương Hiện tại địa phương chưa có hộ gia đình trồng nấm, các vùng lân cận còn phải mua phôi ở ngoài tỉnh Phú Yên về nhà nuôi trồng, trong khi đó nhu cầu sử Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 3 dụng nấm ăn hàng ngày và đặc biệt vào các ngày ăn chay (Mùng một và ngày rằm âm lịch) nhu cầu rất cao, hiện các nguồn cung trong tỉnh không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dung này của thị trường 1.3 Mô tả dự án Ban đầu dự án được đầu tư xây dựng nhà trồng với diện tích 20m 2, tận dụng chuồng nuôi gia súc bỏ hoang của gia đình để trồng nấm Với điều kiện khí hậu của tỉnh Phú yên, các loại nấm bào ngư và nấm linh chi đỏ có thể trồng được quanh năm, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tận dụng được nguồn lao động nông nhàn Tuy nhiên, thời điểm trồng thuận lợi nhất của các loại nấm này là từ tháng 09 năm nay đến tháng 03 năm sau [4] 1.4 Đơn vị phối hợp Khoa công nghệ Sinh học, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà 1.5 Phương thức tiến hành Hiện tại, em đã và đang tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của đơn vị phối hợp để nuôi trồng và thu sản phẩm bán ra thị trường, ban đầu chủ yếu cung cấp tại địa phương, sau đó chuyển sang các vùng khác trong tỉnh Phú Yên Nếu dự án khả thi sẽ tiến hành mở rộng từ quy mô hộ gia đình sang cơ sở sản xuất tại địa phương, đầu tư máy móc, trang thiết bị mặt bằng để sản xuất bịch phôi và trồng thêm các loại nấm khác Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 4 Việc kiểm độ ẩm tương tự như ta kiểm tra độ ẩm trước khi ủ Đối với bông, dùng bồ cào cày xới tơi đống ủ ra một tấm bạt lớn, sau đó tiến hành kiểm tra độ ẩm Nếu thấy độ ẩm đã đạt yêu càu thì tiến hành xếp lại đống ủ và phủ bạt - Bước 3: Phối trộn dinh dưỡng Do bên trong thành phần của bông có chứa một tỷ lệ dáng kết các chất dinh dưỡng nên trong quá trình phối trộn dinh dưỡng này người ta chỉ trộn thêm bột nhẹ là được Tác dụng của bột nhẹ là có thể cung cấp thêm một lượng Ca2+ và tạo cho bịch môi trường thêm thông thoáng Sau khi bổ sung thêm bột nhẹ tiến hành đảo trộn cho thật đều hỗn hợp mùn cưa bông Cách tiến hành như sau: + Dùng xẳng xúc phần mùn cưa đổ vào một vị trí mới, đồng thời cũng dùng xẳng chuyển bông vào vị trí đó và dùng bồ cào rê đều nhằm tạo cho đống hỡn hợp được đều + Việc đảo trộn này có thể được tiến hành từ một đến hai lần tùy thuộc vào sự đồng đều của đống hỗn hợp Công thức phối trộn được tính theo tỷ lệ mùn cưa: bông là 3:1 Và bột nhẹ là: Sau công đoạn đảo trộn dinh dưỡng chuẩn bị bao nilon để vào túi - Bước 4: Vô túi Trước khi vào túi phải chuẩn bị bao nilon Công đoạn chuẩn bị như sau: + Dùng tay gập đôi đáy túi lại với nhau và dùng hương kít hai góc lại với nhau + Lộn ngược đáy bao lại Việc chuẩn bị bao nilon đã xong, chuẩn bị vô túi: + Dùng một ít môi trường cho vào bịch, và dùng tay ấn nhẹ + Gập miệng bao lại và đảo ngược đáy bao lên trên + Điều chỉnh đáy túi, sao cho đáy túi tạo một góc vuông vắn + Sau đó lật ngược lại, và bỏ thêm môi trường vào Dùng tay ấn mạnh môi trường xuống Nhưng không để tay chạm vào thành bịch, sẽ làm thành bịch bị rách Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 21 + Tiếp tục cho môi trường vào cho đến khi đạt khối lượng yêu cầu Dùng mu bàn tay nén thật chặt bich môi trường Cuối cùng, dùng dây thun bụt miệng bịch lại Sau khi vô túi xong ta chuẩn bị lò hấp để tiệt trùng môi trường - Bước 5: Hấp khử trùng Chuyển toàn bộ các bịch môi trường đã đóng xong vào lò hấp Nhưng trước tiên phải kiểm tra lượng nước bên trong chảo Nếu thiếu thì phải bổ sung thêm vào cho đến mức như quy định Không nên đổ qua nhiều, vì nó sẽ làm cho nồi nước lâu sôi và làm tiêu tốn nhiều nhiệt năng Số lượng bịch cho vào lò nhiều hay ít phụ thuộc vào thể tích bên trong của lò hấp Sau khi cho các bịch vào đóng cửa lò lại, và đốt lò than lên Đối với lò hấp công suất 500 bịch/lò thì thường sử dụng khoảng 40 cục than tổ ong Thời gian khử trùng thường từ 18-20 giờ Nguyên tắc khử trùng của lò hấp này là sử dụng hơi nước ở áp suất từ 0,81at và nhiệt độ khoảng 120độC nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có trong môi trường - Bước 6: Để nguội Sau khi đủ thời gian khử trùng môi trường, chuyển các bịch môi trường vào phòng cấy giống để làm nguội Đây là thời gian nhằm giảm bớt nhiệt độ bên trong bịch môi trường trước khi cấy giống Thời gian để nguội vào khoảng 1 đến 2 ngày - Bước 7: Cấy giống Trước khi bước vào phòng cấy giống phải khử trùng tay cho sạch sẽ, đeo khẩu trang nhằm hạn chế sự tạp nhiểm Các bịch môi trường sau khi được khử trùng và làm nguội, sau hai ngày tiến hành cấy giống Giống sau khi đã lấy ra khỏi bịch (loại bỏ lớp trên bề mặt), được làm rời bằng tay sau đó tiến hành cấy giống Mỗi bịch chỉ cho khoảng 20 - 25 hạt giống Rắc hạt giống xung quanh thành bịch, và rải đều trên bề mặt bịch cơ chất tránh bỏ giống tập trung ở một chổ, vì nếu làm như vậy thì khi tơ nấm hình thành sẽ bị kết thành mảng lớn dẫn đến hiện tượng đứng tơ Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 22 Sau khi cho giống vào xong thì nhắt nút bông lại và cột dây thun Mục đích của công đoạn nhắt thêm nút bông là nhằm tạo độ thông thoáng cho bịch mô, vì trong giai đoạn đầu của quá trình ủ tơ nấm cần khá nhiều không khí để sinh trưởng - Bước 8: Nuôi sợi Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá gỗ Khoảng cách giữa các bịch từ 7-10 cm, không nên để quá sát vì như vậy sẽ làm cho việc sinh trưởng của tơ nấm gặp nhiều khó khăn hoặc có khi đứng tơ Nhà ươm cần thoáng mát và sạch sẽ Thời gian ươm thường kéo dài khoảng 25 đến 30 ngày Lúc này sợi nấm sinh trưởng và ăn sâu vào bên trong nguyên liệu hình thành nên một màu trắng đồng nhất cho cả bịch nấm Nếu trong quá trình ăn xuống đấy bịch nấm bị đứng tơ ở một khu vực nào đó, thì có thể là do ngay tại khu vực đó độ ẩm quá cao làm cho tơ bị đứng Để khắc phục được tình trạng trên nên chuyển các bịch đó ra một khu vực thông thoáng, để nguyên hoặc rạch tại khu vực nấm chưa ăn đến một đường mỏng Tác dụng của thao tác rạch bịch này là giúp thoát bớt lượng hơi nước ở khu vực đó Sau vài ngày khi độ ẩm tại đó giảm xuống thì tơ nấm bắt đầu sinh trưởng lại và phủ hết khu vực đó Một nguyên nhân khác làm đứng tơ có thể là do bị tạp nhiểm Thông thường trong nuôi ủ thì hay bị nhiểm mốc xanh 4.3 Chăm sóc, thu hái và sơ chế 4.3.1 Treo và rạch bịch - Các bịch nấm sau khi được sở thực nghiệm chuyển giao, tơ được ăn đều và đồng nhất trước đó ta tiến hành cột dây để treo bịch - Gỡ bỏ nút bông ,dùng tay ép nhẹ vào bịch nấm và treo bịch lên giàn, sau đó dùng dao nhọn ,sắc rạch 4 – 6 vết xung quanh bịch, chiều dài vết rạch 3 – 4 cm ; sâu 2-3mm , khoảng cách giữa các vết rạch so le và đều nhau Khoảng cách giữa các bịch hoặc dây treo từ 30-40cm để khi nấm mọc không chạm vào nhau 4.3.2 Chăm sóc, thu hái và sơ chế nấm * Chăm sóc : Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 23 - Sau khi rạch bịch chỉ tưới nước tạo ẩm nền, được 4-6 ngày nấm bắt đầu có mầm quả thể ở vết rạch, lúc này tiến hành tưới nước trực tiếp vào bịch nấm - Tùy theo lượng nấm mọc nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày - Nước tưới nấm phải sạch, không phèn không chứa chất độc hại nấm.về nguyên tắt tưới nấm dưới dạng phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong một lần, sao cho khi náo nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có lớp nước như hạt sương đọng trên mũ nấm Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước nấm mọc cằn cỗi, nhẹ cân và rất dai Ngược lại nếu tưới quá nhiều, nấm có màu vàng, thối rữa - Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm Bình quân 2 lần/ ngày, nếu khô thì từ 3-4 lần/ ngày - Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90% Nhiệt độ thích hợp 25-32 độ, nhiệt độ tối ưu 27-28 độ Ánh sang khuếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển - Sau khi thu hái hết một đợt, ngừng tưới nước, khoảng 5-7 ngày sau nấm lại ra tiếp đợt khác * Thu hái và sơ chế : - Sau khi rạch bịch phôi nấm khoảng từ 7-10 ngày nấm bắt đầu hình thành quả thể, xuất hiện nụ nấm dạng phểu chuyển sang dạng lá lục bình thì tiến hành thu hái nấm Thường ta thu hoạch nấm vào buổi sáng sớm, khi hái nấm nên hái hết cả cụm, không nên sót lại phần chân nấm vì nó dễ gây nhiễm, làm các lần thu hoạch kế tiếp sẽ không cho tai nấm tốt, năng suất giảm - Sau khi thu hoạch nấm đợt một thì ngừng tưới 1-2 ngày Nếu thấy bịch phôi xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại, sau đó ta rạch thêm xung quanh bịch phôi 1-2 vết và tiếp tục chăm sóc tưới nước giống như ban đầu để thu hoạch nấm tiếp các đợt sau - Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phểu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căn Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 24 rộng ra, mép hơi quằn xuống, nếu mép cong lên là nấm già ) Nấm thu hoạch ở giai đoạn này, ngoài chất dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi) - Khi hái nên hái từng chùm (nếu dạng chùm) không nên tách tai lẽ và vì vậy cần tính toán sao cho có lợi nhất Lưu ý: Cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch nấm Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi ni lông có đục nhiều lỗ nhỏ ( thông khí, tế bào nấm không bị ngộp chết ) Mỗi bịch có thể thu hoạch 4-5 đợt, kết thúc mỗi đợt nuôi trồng, thường trong khoảng 2-2,5 tháng Chú ý: khi vào nhà trồng nấm phải mang khẩu trang để tránh bào tử nấm bay vào mũi gây hại đường hô hấp B Nuôi trồng nấm Linh chi trên mùn cưa 4.1 Nguyên vật liệu và dụng cụ 4.1.1 Nguyên vật liệu và hóa chất - Mùn cưa cao su + Mùn cưa su trước lúc đem ủ có màu vàng nâu + Mùn cưa su không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc… - Giống nấm linh chi + Giống nấm được sử dụng phải có sự đồng nhất về màu (màu trắng sữa) + Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm - Hóa chất: + Cám gạo 5 % + MgS0 40,1 % + Bột nhẹ 0,8 % + Bột bắp 5% - Vôi bột (dùng cho ủ nguyên liệu) cân tương đương với mùn cưa là 1% - Nước 4.1.2 Dụng cụ và thiết bị - Cân - Bạt ủ đống - Dây thun cột bạt - Túi nilon (PE) kích thước 25X35cm - Dây thun - Lò hấp Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 25 - Xẳng và bồ cào 4.2 Quy trình trồng nấm linh chi trên mùn cưa Nước vôi 1% 3-4 ngày 3-4 ngày Mùn cưa Xử lý Ủ đống Đảo trộn Cơ chất trồng nấm 18-20H Thu đón quả thể Nuôi sợi cấy giống Hấp khử trùng Vô bịch Phối trộn dinh dưỡng * Cách thực hiện: - Bước 1: Xử lý Cân một lượng vôi cần thiết hòa tan vào trong nước đạt nồng độ nước vôi 1% Đây là thông số thay đổi phụ thuộc vào độ pH của nước Nếu pH cao hơn 7 thì giảm lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì tăng thêm lượng vôi lên Vì vậy nồng độ vôi có thể nằm ở giá trị từ 0,8 đến 1,2 % Tưới nước vôi lên đống nguyên liệu, dùng xẳng và bồ cào đảo trộn đều sao cho lượng nước được đều khắp đống ủ Trong quá trình đảo thì luôn kiểm tra độ ẩm bằng cảm quan tay Sau khi đảo xong thì tiến hành vun đống ủ, bằng cách lấy tay bóp lấy một nắm mùn cưa rồi xòe tay ra, ta thấy mùn cưa kết dính vừa phải với nhau, không bị vở mịn, cũng như thấy ứa nước ra kẻ tay, độ ẩm đạt khoảng 60% Dùng giấy quỳ kiểm tra pH của khối nguyên liệu: giấy quỳ sau khi cho vào khối nguyên liệu, lấy ra ta thấy có màu xanh Chứng tỏ pH nằm trong khoảng 7,5– 8 - Bước 2: Ủ đống Tiến hành xúc mùn cưa vào một điểm sau đó dùng bạt đậy kín lại, rồi dùng dây nịt chặt đống ủ Mỗi đống ủ như vậy phải đạt từ 500 kg nguyên liệu trở lên để tạo được một lượng nhiệt đủ lớn - Bước 3: Đảo trộn Được tiến hành sau 3 đến 4 ngày ủ, thì làm với các thao tác sau: + Dở tấm bạt ra, sau đó dùng xẳng và bồ cào đảo trộn đều đống ủ + Đảo trộn thật đều xong ta dung xẳng vun lại thành đống như cũ Đảo trộn đống ủ sao cho mùn cưa ở trên đi xuống dưới, trong ra ngoài và ngược lại Nhằm làm cho đống ủ có độ mùn đồng nhất Trong quá trình đảo đống ủ phải kiểm tra độ Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 26 ẩm của đống ủ, thấy chưa đạt yêu cầu thì có biện pháp xử lý ngay Nếu như độ ẩm thiếu thì tiến hành bổ sung thêm nước để tăng thêm độ ẩm, còn ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì canh đống ủ ra để hơi nuớc trong đống ủ bốc hơi bớt đi Sau khi ủ được 3 – 4 ngày thì tiến hành xúc phần mùn cưa ra và chuẩn bị cho công đoạn phối trộn nguyên liệu - Bước 4: Phối trộn nguyên liệu + Cân hóa chất với khối lượng thích hợp (Cám gạo, cám bắp, bột nhẹ) + Vừa tiến hành đảo trộn đống ủ vừa bổ sung chất dinh dưỡng vào đống ủ + Tiến hành đảo trộn qua lại khoảng vài lần thì được - Bước 5: Đóng bịch Trước khi tiến hành vô túi phải chuẩn bị bao nilon PE, cổ nhựa, bông và dây thun Các thao tác tiến hành làm đáy túi như sau: + Dùng tay gập đôi đáy túi lại với nhau và dùng hương kít hai góc lại với nhau + Lộn ngược đáy bao lại Việc chuẩn bị bao nilon đã xong, ta chuẩn bị vô túi: + Dùng một ít môi trường cho vào bịch, và dùng tay ấn nhẹ + Gập miệng bao lại và đảo ngược đáy bao lên trên + Điều chỉnh đáy túi, sao cho đáy túi tạo một góc vuông vắn + Sau đó lật ngược lại, và bỏ thêm môi trường vào Dùng tay ấn mạnh môi trường xuống Nhưng không để tay chạm vào thành bịch, sẽ làm thành bịch bị rách + Tiếp tục cho môi trường vào cho đến khi đạt khối lượng yêu cầu Dùng mu bàn tay nén thật chặt bich môi trường Khác với làm môi trường làm nấm sò, nấm linh chi sau khi đóng bịch xong phải có công đoạn làm cổ nút Dùng cổ nút đã chuẩn bị sẵn tròng vào đầu bao, sau đó lận phần bao ra bên ngoài Dùng nút bông nhắt đầu cổ nút lại, dùng đầu chụp đậy cổ nút lại.Sau khi đã vào túi xong ta tiến hành chuyển vào lò hấp để tiệt trùng - Bước 5: Hấp khử trùng Sau khi đã vô túi xong thì đem các bịch môi trường xếp vào lò hấp để khử trùng trong thời gian 18 – 20h(tương đương với 40 cục than tổ ong) Cũng giống như các Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 27 lần khác, mỗI lần hấp như vậy phảI tiến hành kiểm tra lò hấp trước khi hấp Kiểm tra lượng nước trong chảo, độ kín của cửa lò, lượng than đốt, độ hở của lò…Đối với Linh chi thông thường nếu những lần hấp khử trùng ở thời gian 18-20h không đảm bảo sự tiệt trùng thì có thể tiến hành khử trùng gấp đôi, có nghĩa là hấp hai lần than như vậy - Bước 6: Cấy giống Phòng cấy giống được đảm bảo sự tiệt trùng cao hơn so với cấy giống nấm sò, bởi môi trường nuôi tơ Linh chi rất nhiều dinh dưỡng nên dể bị tạp nhiễm Phòng cấy giống được bố trí 2 tủ cấy thuỷ tinh có kích thước 50x50x50cm Hai đèn cồn dùng để khử trùng tủ cấy và dụng cụ cấy Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm cồn, bông và giấy dùng để đậy nút bông Cách cấy như sau: + Dùng bông lau thật kỹ bên trong tủ cấy, bật đèn cồn + Tiến hành khử trùng dụng cụ (que) cấy trên ngọn lửa đèn cồn + Lau các bịch giống nấm trước khi cho vào tủ, và các bịch môi trường cũng được lau thật kỹ phần bề mặt bên trên + Dùng que cấy đã được tiệt trùng để khậy giống cho tơi ra Sau đó, lấy nút bông của bịch môi trường ra, dùng que cấy lấy một ít giống cho lên cổ nút của bịch môi trường Mỗi bịch được cấy hai lần đầy cổ nút như vậy + Sau đó dùng tay lắc cổ nút để giống bố trí đều khắp trên bề mặt mô trường + Đậy nút bông và gói giấy lại - Bước 7: Nuôi ủ tơ Sau khi cấy giống xong chuyển các bịch đó lên giàn nuôi ủ tơ, để tiến hành nuôi ủ tơ Thời gian nuôi ủ đối với Linh chi vào khoảng 25 đến 30 ngày Đến thời điểm nấm ăn đều khắp trên cả bịch thì ta chuyển các bịch đó sang nhà trồng và chuẩn bị tưới để thu đón quả thể * Chăm sóc, thu hái và sơ chế: - Bịch phôi sau khi nơi nút bông được đưa ra nhà trồng và tiến hành xếp lên giàn hoặc treo bịch Quả thể nấm sẽ được cho ra ở vị trí cổ nút Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 28 Phun mù tạo độ ẩm nhà nuôi trồng 1-2 lần/ ngày cho giai đoạn đầu, khi quả thể hình thành thì tăng cường lượng nước tưới ( 3-5 lần/ ngày ) và duy trì ẩm độ ở mức 80-90% đến khi tai nấm hết viền trắng là đến tuổi thu hoạch - Thu hái: dung dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt cổ nút của bịch nấm Lấy vôi đặc quét lên vết cắt của gốc nấm để bịch nấm không bị bệnh - Sơ chế: + Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 50℃-55℃.( không sấy ở nhiệt độ quá cao làm bay hết hoạt chất trong nấm) + Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2,3 Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 29 Phần 5: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP , NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 5.1 Các bệnh thường gặp ở nâm bào ngư, nguyên nhân và biện pháp xử lý Nấm bào ngư là loại nấm có sức sống mạnh, nó thường rất ít bệnh ít bị bệnh hơn Bệnh thường gặp ở nấm sò là mốc xanh và ấu trùng ruồi Sở dĩ nấm bào ngư bị hai loại bệnh trên là do nguyên nhân: Đối với mốc xanh do trong quá trình xử lý nguyên liệu, khử trùng nguyên liệu không kĩ, do thao tác cấy giống chưa được vô trùng hoặc trong quá trình vận chuyển sang nhà nuôi sợi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa chẳng hạn Loại này thường bị rất nhiều tại các cơ sở, bởi nó xuất hiện nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp Đối với ấu trùng ruồi do nhà trồng chưa che chắn thật kĩ và môi trường khô Hoặc có thể do quá trình đóng bịch ta để qua buổi mà không có che chắn làm cho ruồi bâu vào và khi chuyển ra nuôi trồng các trứng ruồi này phát sinh ấu trùng Biện pháp xử lý Mốc: tiến hành xử lý lại môi trường, vệ sinh nhà trại không để ổ dịch phát sinh Ấu trùng: nhà trồng nên làm lưới chắn, vệ sinh nhà trại, khử trùng tốt nguyên liệu, khi làm qua buổi phải có biện pháp che chắn cẩn thận 5.2 Các bệnh thường gặp ở nấm linh chi, nguyên nhân và biện pháp xử lý Nấm thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất và chất lượng của nấm như: - Chuột: chuột thường ăn nấm, các túi nấm Vì vậy cần tìm cách bẫy và diệt chuột Hoặc có thể có biện pháp che chắn cẩn thận nhà nuôi trồng - Các loại nấm mốc: nguyên nhân gây ra nấm mốc là do nhà nuôi trồng vệ sinh không đảm bảo.Phải thường xuyên rải vôi và quét dọn thật sạch, không được hút thuốc hoặc tiểu tiện tại trại nuôi trồng nấm Phải dọn các túi nấm đã thu hái hết, dùng thuốc phun để tiêu diệt các loại ấu trùng Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 30 Mốc nâu, mốc xanh: bệnh xuất hiện sau các đợt thu hái không tiến hành vệ sinh tốt Loại bệnh này rất nguy hiểm, là loại nấm ký sinh cần phải nhặt thật sạch các mầm bệnh, dùng formalin 5% phun vào nơi bị nhiễm bệnh Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 31 Phần 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận : - Qua những phân tích ở các chương trình về nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu thuận lợi và thực trạng nghề sản xuất nấm cho thấy việc quyết định đầu tư vào trại nuôi nấm là rất cần thiết và đồng thời qua đó cũng thấy được tính khả thi của dự án là cao Cụ thể: + Tạo việc làm cho người dân địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương + Tăng thu nhập gia đình, cải tạo đời sống Cụ thể tạo việc làm cho địa phương + Dự án được hình thành trên cơ sở nhằm giải quyết nhu cầu cho thị trường 6.2 Kiến nghị: Để thực hiện dự án theo quy mô cơ sở kinh doanh trong khi đang học và gia đình không có điều kiện, em rất mong sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên lập nghiệp Dư an “Xây dưng mô hinh nuôi trông nâm ăn va nâm dươc li êu” trang 32 ... hành xây dựng thí điểm mơ hình ni trồng nấm ăn nấm dược liệu nhà Ban đầu với quy mô nhà trồng 20 m2 nuôi trồng loại nấm: bào ngư nấm linh chi bắt đầu thực từ tháng 04/2016 Dư an ? ?Xây dưng mô hinh... TRÌNH NI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU .12 A .Nuôi trồng nấm bào ngư sám nấm sò trắng 12 B .Nuôi trồng nấm linh chi mùn cưa .12 Phần 5: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN... trơng nâm ăn va nâm dươc li êu” Phần : THÔNG TIN CHUNG 1.1 Khái quát dự án - Tên dự án: Mơ hình ni trồng nấm ăn nấm dược liệu - Lĩnh vực: ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp - Sản phẩm: nấm bào

Ngày đăng: 19/05/2018, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w