Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã và đang trở thành nguyên liệu cung cấp cho sản xuất nhiều loại hàng hoá rất có giá trị, được sử dụng trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu rất đa dạng
Trang 1ĐẨY MẠNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TẠO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI,
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
Trang 2ĐẨY MẠNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TẠO SINH KẾ CHO NGƯỜI
DÂN MIỀN NÚI, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
TS Nguyễn Mạnh Dũng
I Lâm sản ngoài gỗ - tiềm năng kinh tế to lớn của rừng Việt Nam
1.1 Khái quát về lâm sản ngoài gỗ từ rừng Việt Nam
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là thành phần quan trọng của rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao.Việt Nam, là quốc gia có tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu vực châu Á, hiện có khoảng 1,6 triệu ha rừng đặc sản, với tổng sản lượng hàng năm lên đến trên 60.000 tấn Trong đó, các nhà khoa học đã phát hiện có 3.830 loài cây thuốc (khoảng 1.800 loài thảo mộc có giá trị dược lý), 500 loài cây tinh dầu, 620 loài nấm,
820 loài tảo, 40 loài song mây, 76 loài cho nhựa thơm, 600 loài có tanin, và 260 loài cho dầu béo; có 186 loài thực vật đặc hữu chỉ có ởViệt Nam, 823 loài đặc hữu chỉ có ở Đông Dương,…Lâm sản ngoài gỗ (hay còn gọi là lâm đặc sản) là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sản xuất, đặc biệt là phát triển sản xuất kinh tế miền núi và kinh tế của những hộ sống bám vào rừng, sống bằng nghề rừng Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ
đã và đang trở thành nguyên liệu cung cấp cho sản xuất nhiều loại hàng hoá rất có giá trị, được sử dụng trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm: Thực phẩm, dược phẩm, tinh dầu, sợi, hàng thủ công mỹ nghệ,… Khi tài nguyên gỗ càng ngày càng cạn kiệt và bị hạn chế khai thác, thì tài nguyên lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong ngành lâm nghiệp Với công nghệ được chú trọng nghiên cứu và đổi mới như hiện nay nhiều sản phẩm chế biến từ lâm sản ngoài gỗ như tre, luồng, ở quy mô công nghiệp đã được sử dụng để thay thế nguyên liệu gỗ trong nhiều ứng dụng của đời sống con người với mẫu mã sản phẩm ngày càng hấp dẫn, giá thành rẻ, như tre ép khối, ván sàn tre, đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, từ tre, luồng
Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng ít ảnh hưởng tới môi trường rừng và công tác bảo tồn thiên nhiên hơn so với khai thác gỗ Nhìn chung, hầu hết các loại lâm sản ngoài gỗ có chu kỳ khai thác ngắn và có giá trị, nhất là thu nhập tiền mặt đối với cuộc sống thường nhật của người dân vùng rừng núi cao hơn so với gỗ Chúng lại thường được vận chuyển dễ dàng hơn gỗ nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng Do vậy, trong nhiều năm qua Chính phủ và các ngành cũng đã quan tâm, chú ý phát triển nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, góp một phần không nhỏ đối với nền kinh tế nước nhà Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ Xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đem lại nguồn thu khoảng 400-500 triệu USD/năm Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng Hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm
2020, sẽ có giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 10-15% và đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm Mặc dù vậy, cho đến nay,
do nhiều nguyên nhân nên khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của lĩnh vực này; chưa tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho người dân miền núi và quan trọng là chưa có những đóng góp đáng kể vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nói riêng
Trang 31.2 Một số loại lâm sản ngoài gỗ có tiềm năng chế biến thành sản phẩm hàng hóa
1.2.1 Các loại cây lấy sợi chủ yếu
1.2.1.1 Các loại tre
Việt Nam là một trong những nước cóđiều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại tre khác nhau Cho đến nay, đã điều tra, phân loại, tổng hợp được 210 loài/phân loài của 27 chi tre, trúc ở Việt Nam Điều này đã phần nào đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài tre trúc ở nước ta Trong số các loài/phân loài tre trúc hiện diện tại Việt Nam, có 11 loài/phân loài sau có tiềm năng khai thác làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm hàng hóa Đây cũng là những loài/phân loài đã, đang được chú ý phát triển ở nước ta
a Tre gai (tên gọi khác là Tre hoá, tre nhà, tre đực, mạy hoá, mạy phấy (Tày,
Nùng) -Bambusa spinosa, Bambusa blameana Schulter, Bambusa aff unghomii Mc.Clure): Là nhóm tre phổ biến và quan trọng nhất, phân bố rộng rãi trên phạm vi cả
nước Tre mọc cụm, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh cao 15-25m, đường kính (5- 14cm, rất ít khi lên đến 15-16cm ngọn cong Lóng dài 25-35cm, màu lục, khi non có phủ lông cứng màu nâu, ép sát, khi già nhẵn, vách dày 2-3,5cm Ở Việt Nam, tre gai phân bố khắp mọi miền, từ Hà Giang đến Kiên Giang, Cà Mau Hầu như ở xã nào, huyện nào cũng có loài tre này, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ Tre gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở độ cao dưới 700m, từ vùng ven biển, đồng bằng đến trung du và miền núi Đây là loài tre ưa ẩm và ưa sáng, có thể trồng quanh đồng ruộng, xóm làng, ven chân đê, dọc bờ sông, bờ suối… Trồng nơi đất xấu búi tre bị khô cằn, thân cây nhỏ, vách dày Cây có thể chịu ngập lâu khi nước lũ, nhưng không ưa đất mặn, phèn Trồng nơi đất tốt, tầng đất sâu, nhiều mùn, độ ẩm cao, tre gai mọc thành bụi lớn tới 30-40 cây với chiều cao đến 20m, đường kính 15cm Trồng sau 3 năm thân tre cao khoảng 3m và bắt đầu đẻ măng to Sau 5 năm cây cao trung bình 8-10m, với bụi tre khoảng 10-40 thân và mỗi năm cho khoảng 30 măng, nhưng chỉ khoảng 1/3-1/4 số măng phát triển thành cây trưởng thành, số còn lại bị chết vì sâu bệnh, gió hoặc khô hạn Từ khi măng xuất hiện đến khi đạt chiều cao tối đa của cây trưởng thành khoảng 5 tháng, mỗi ngày cây măng cao thêm khoảng 17cm Cây măng sinh trưởng mạnh nhất vào cuối mùa mưa.Vào thời kỳ này, cây măng cao thêm khoảng 45 cm mỗi ngày
Thân tre gai rất đặc và cứng nên được dùng nhiều để đóng cọc móng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống.nó cũng được dùng nhiều trong xây dựng, làm dui mè, đòn tay, cốt bê tông,…Nó được dùng để đan rổ, rá, bàn ghế, hàng mỹ nghệ Gần đây thân tre gai được dùng làm bột giấy, chế biến các sản phẩm công nghiệp thay thế gỗ Sợi tre gai có chiều dài 1,95-2,56mm, đường kính 15-20µm, vách sợi dày 5- 7µm Chiều dài của sợi tăng lên từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 18; sau đó chúng lại giảm xuống Ở các lóng phía đốt, đường kính và độ dày của vách sợi hơi lớn hơn so với các sợi ở lóng trên
Trung bình thân tre gai nặng 32kg.Cành của cây nặng 7kg, lá 1,5kg.Một thân có tới 65 lóng và 30 cành Ở độ ẩm 94,5%, thân tre có tỷ trọng 1.000kg/m3, còn ở độ ẩm 15%, tỷ trọng là 500kg/m3 Thành phần hóa học của thân tre trưởng thành, khô bình thường: Xellulo 67,4%, pentosan 19%, lignin 20,4%, tro 4,8%, silic 3,4%,chất hòa tan trong nước nóng 4,3%, trong dung dịch cồn-benzen 3,1% và trong NaOH nồng độ 1%
là 39,5%
Trang 4Tre gai có khối lượng thân cây tươi phổ biến khoảng 20-30 kg/cây với loại có đường kính thân 8-10cm Ở nơi đất tốt tre thường có đường kính 10-12cm, khối lượng 30-45kg/cây Khi trồng nơi đất xấu cây tre thường có đường kính 5-8cm, khối lượng 10-15kg/cây Cá biệt có nơi thân tre đạt đường kính 14-16cm, khối lượng 60-70kg/cây
Trong 100g phần ăn được của măng tre gai (7-15 ngày tuổi) chứa khoảng 89g nước, protein 4g, chất béo 0,5g, hydrate carbon 4g, xơ 1g, tro 1g, Ca 37mg, P49mg, sắt 1,5mg, vitamin B1- 0,1mg, vitamin C-10mg Giá trị năng lượng khoảng 120 kj/100g
Nhiều bộ phận của cây tre gai được dùng làm thuốc như: tinh tre (trúc nhự), nước tre non (trúc lịch), lá tre (trúc diệp) Để lấy tinh tre, người ta cạo bỏ lớp vỏ xanh của lóng, sau đó chẻ lóng thành từng phoi mỏng, còn phơn phớt xanh, rồi phơi khô.Khi dùng tẩm nước gừng, sắc lấy nước uống Nước tre non: dùng thân tre non tươi, vắt lấy nước Lá tre thường được dùng tươi Lá tre dùng chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ huyết, tre con kinh phong.Ngày dùng 20g dưới dạng nước sắc.Trúc nhự chữa cảm sốt, buồn phiền.Liều dùng 10-20g mỗi ngày, sắc uống Măng tre giã nát ép lấy nước uống, cùng với nước gừng chữa sốt cao
Đây là nhóm tre có giá trị thương mại trung bình và là nguyên liệu khá phù hợp cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp như ván sàn tre, tre ép khối, tấm lót đường,…
b Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro, Dendrocalamus membranaceus,Dendrocalamus barbatus Houe et D Z Li): Luồng là loại tre to, không
gai, lá nhỏ, mọc cụm, thân ngầm dạng củ, thưa cây, thân khí sinh có ngọn cong ngắn Luồng có thân cao 14m, ngọn cong 1m, đường kính 10cm, lóng dài 30cm, vách thân dầy 1cm, thân tươi nặng khoảng 37kg
Vùng phân bố chính của luồng là những nơi có nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-24 0C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 420
C, độ ẩm không khí 87%, lượng mưa 2.000mm/năm Luồng phát triển được ở nơi địa hình đồi có độ dốc vừa phải (dưới 300) cao dưới 800m so với mặt biển Nơi đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải thì Luồng sinh trưởng tốt hơn Luồng có thể mọc tự nhiên từng cụm phân tán ven sông Mã từ Sơn La đến Thanh Hóa (Thanh Hoá là cái nôi luồng, vì thế người quen gọi là “Luồng Thanh Hoá”) nhưng đều là rừng trồng Cho đến nay chưa hề gặp rừng luồng tự nhiên nào Hiện nay luồng được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và đang được nhân rộng ra các địa phương trong cả nước
1.600-Luồng có khối lượng thể tích ở độ ẩm 15% là 625 kg/m3 tương đương một số loại gỗ nhóm 7, nhưng do có cấu tạo và sắp xếp đặc biệt của tế bào sợi dài và những bó mạch (216 bó mạch/cm2) nên luồng có giới hạn bền khi nén dọc thớ (ở độ ẩm 15% là 497kg/cm2 ) và giới hạn bền khi kéo dọc thớ (ở độ ẩm 15% là 3.384kg/cm2), hơn hẳn nhiều loại gỗ Chính vì vậy dùng luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm lò rất tốt Luồng còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh thì vừa đẹp lại chắc bền, được nhiều người ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị
Luồng có tỷ lệ xenlulo 54% (cao nhất trong các loài tre đã được phân tích), lignin 22,4%, pentozan 18,8% Sợi luồng thường có chiều dài 2,944mm, chiều rộng 17,84µm, vách tế bào dầy 8,5µm Do đó, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy cho hiệu quả cao và chất lượng giấy tốt
Trang 5Măng luồng ăn ngon lại to nên ngoài ăn tươi còn thường được phơi khô Trong thập kỷ 70 Thanh Hoá đã có xí nghiệp đóng hộp măng luồng để xuất khẩu
Luồng hiện đang được coi là loại cây đặc sản, cây xoá đói giảm nghèo của Thanh Hoá Đây là loài cây có giá trị thương mại cao có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến khác nhau
c Bương, mai, diễn (Dendrocalamus sp.): Phát triển mạnh ở khu vực Bắc bộ
(Hà Tây cũ), ở độ cao trên 100 m so mực nước biển Thân cây lớn, măng ăn ngon Là
nhóm cây có giá trị thương mại cao Trong nhóm này có Cây diễn trứng (Mạy puốc
ban, Lau ma, Lau viên, Mạy ngụm, Mạy cấy, Mười lay- Sinocalamus latiflorus(Munro)
Mc Clure,Dendrocalamus latiflorus Munro (1940); Bambusa latiflora (Munro) Kurz)
rất được quan tâm Diễn trứng là loại tre to, không gai, lá lớn, mọc cụm- thân ngầm dạng củ, thưa cây, thân khí sinh có ngọn cong Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 15m, đường kính 8-25cm, ngọn cong dài 1,0m, lóng dài 38cm, vách thân dầy 1,2cm, thân tươi nặng 22kg Thân cây thẳng, tròn đều từ gốc lên ngọn, độ thon lớn Diễn trứng được trồng ở vùng trung tâm Bắc Bộ và một số nơi phụ cận, có nhiều ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái
Diễn trứng có tỷ lệ xenlulo 53%, lignin 28,4%, các chất hoà tan trong dung môi cồn benzen là 2,28%, trong NaOH 1% là 21,8%, trong nước lạnh là 3,9%, trong nước nóng là 4,39% Về hình thái sợi, diễn trứng có sợi dài trung bình 2,694 mm (tối đa tới 4,034mm) chiều rộng 19,94µm, chiều dầy 5,58µm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng là 134,7
Vì vậy, nếu dùng diễn trứng làm nguyên liệu giấy cũng sẽ đạt hiệu quả cao Từ trước tới nay diễn trứng thường được dùng làm vật liệu xây dựng và các vật dụng khác như sàn nhà, dát giường, mành tre Măng cũng được sử dụng làm thực phẩm nhưng ít được ưa chuộng vì hơi he Lá được dùng trong thực phẩm, dược phẩm Gần đây lá diễn trứng là một mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, tạo việc làm có thu nhập đáng kể cho người dân
Trước đây, diễn trứng vẫn là cây trồng phân tán nhưng rất phổ biến trong các gia đình vùng Trung tâm Bắc bộ, giống trồng chủ yếu là giống gốc Từ thập kỷ 60 phong trào trồng rừng được đẩy mạnh và sau đó là yêu cầu trồng rừng làm nguyên liệu giấy nên diễn trứng dược đưa lân trồng trên đồi và giống trồng là cành bó bầu trên cây mẹ Khi cây luồng Thanh Hoá được đưa ra trồng ở Trung tâm Bắc bộ, người dân thấy trồng luồng có lợi, lại được các cơ quam nhà nước hỗ trợ phổ biến kỹ thuật trồng, nên diễn trứng có trồng ít đi Tuy nhiên, gần đây do có nhu cầu thu mua lá diễn trứng cỡ lớn để xuất khẩu, người dân thấy có lợi nên nhiều gia đình lại muốn trồng diễn trứng trở lại
d Nứa (Neohouzeana dullooa A Camus, Schizostachyum funghomii) được phân
bố nhiều ở các vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, có chiều cao trung bình
12-15 m, đường kính 5-7 cm, lóng nứa dài 0,7-0,9 m, vách thân dày 0,5-1,1 cm Nhóm này
có giá trị thương mại trung bình, là nguyên liệu cho sản xuất làm hàng thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
e Lồ ô (Bambusa procera A Chev & A Camus.): Là loài tre không gai, mọc tự
nhiên, quần tụ thành cụm khoảng dưới 100 cây, hoặc mọc hỗn giao với cây gỗ Lồ ô là cây đặc hữu của phần nam bán đảo Đông Dương gồm nam Việt Nam, nam Lào và Campuchia Ở Việt Nam lồ ô mọc phổ biến từ tỉnh Quảng Nam trở vào, tập trung nhất
ở phần nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) và vùng Đông Nam Bộ Đặc biệt mọc thành rừng có diện tích lớn ở tỉnh Bình Phước và Bình Long Riêng huyện Phước Long, tỉnh
Trang 6Bình Phước rừng lồ ô chiếm tới 40% diện tích toàn huyện Ở hầu hết các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều thấy lồ ô mọc rải rác
Lồ ô có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi thưa, thường không thẳng, chiều cao cây 14- 18m, ngọn cong rủ, đường kính phổ biến 5-6 cm, to hơn là 7-8 cm; chiều dài trung bình của lóng 40-60 cm, các lóng giữa thân dài đến 80-
90 cm, các lóng gốc chỉ dài 30-50 cm; vách thân dầy 1,1cm Thân tròn đều, nhẵn, vòng
mo nổi rõ, được phủ bằng một lớp lông màu nâu xám bạc Cần chú ý là tên lồ ô thường được dùng để chỉ rất nhiều loài tre khác nhau của nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam, giống như tên nứa dùng để chỉ nhiều loài tre của miền Bắc Vì vậy một số loài tre của Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng có tên địa phương là lồ ô, nhưng không
phải là loài lồ ô với tên khoa học là Bambusa procera
Thân lồ ô có tỉ lệ xellulo trên 50%, lignin 22,37%, chiều dài sợi đạt 1,9-2,2mm;
vì vậy được dùng làm nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy trắng cao cấp, có độ dai cao
Lồ ô có tỷ trọng (khô kiệt) là 785kg/m3, độ bền nén dọc thớ 598,7kg/cm2, độ bền uốn xuyên tâm là 3448kg/cm2 Độ bền uốn tiếp tuyến 2.499kg/cm2, đáp ứng yêu cầu trong xây dựng Cây có lóng dài thích hợp để chế biến ván ép Trong cuộc sống hàng ngày lồ
ô được dùng phổ biến từ việc làm đồ dùng đến măng ăn
f Giang (Maclurochloa sp) là một loài tre đặc hữu của miền Bắc Việt Nam,
phân bố tự nhiên từ tỉnh Quảng Nam trở ra Bắc Lá giang to, có thể dùng trong việc chế biến đồ thực phẩm, rất được người Đài Loan, Trung Quốc ưa chuộng Họ thường đặt mua loại lá này sấy khô từ Việt Nam với giá khá cao, đem lại thu nhập cho nông dân Giang thuộc nhóm cây cho giá trị thương mại trung bình
g Vầu, vầu đắng (Indosasa crassifolia Mc.Clure, Indosasa amabilis McClure):
Đây là loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân lớn ở Việt Nam Vầu đắng mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, thân khí sinh cao 17-20 m, đường kính 10-
12 cm, cây to nhất có thể lên đến 20 cm Thân non màu lục nhạt, thân già màu lục xám Chiều dài lóng giữa thân đạt 30-35 cm, dài nhất có khi lên đến 80 cm
Là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây Kích thước cây trung bình, Thân cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10 cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1,0cm, thân tươi nặng 30 kg Vầu đắng thích hợp với khí hậu ít nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ bình quân 21-22 0C, lượng mưa trên 1.600mm, độ ẩm không khí 85-95% Vầu đắng mọc tự nhiên và có nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, cũng có thể phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá
Mật độ của vầu đắng biến động từ 1.300 đến 6.000 cây/ha tùy loại rừng Tỷ lệ cây già trong rừng đã ổn định thường cao gấp hai lần trong rừng mới phục hồi, nhưng
tỷ lệ cây non trong rừng già chỉ bằng ¼ so với rừng mới phục hồi Rừng vầu tự nhiên
có mật độ 6.000 cây/ha và tỷ lệ cây già (trên 4 tuổi) là 60-70% tổng số cây hiện có Người ta thường khai thác cây ở tuổi 4 đến tuổi 5 Chu kỳ khai thác 2-4 năm Năng suất đạt 200 tấn/ha
Trong thân vầu đắng chứa 43% xenllulo, 25% lignin, 16% pentosan Sợi vầu đắng có chiều dài 2,726 mm, chiều rộng 22,7µm, vách tế bào dày 10,34µm So với một
số loài tre khác, vầu đăng có hàm lượng xenllulo hơi thấp, nhưng tỷ lệ pentozan và lignin lại cao
Trang 7Măng vầu đắng khá to, nặng khoảng 1,2-1,5 kg/măng, cũng được dùng làm thực phẩm và có thành phần dinh dưỡng: nước 91,1%, protein 2,23%, xenllulo 1,0%, đường 0,83% và lipid 0,11%
Nhóm cây này thường sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, sản xuất đũa xuất khẩu nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng và lấy măng Giá trị thương mại thuộc mức trung bình
h Trúc, trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie, Bambusa
mosoo Japon ex Sieb, Bambusa edulis Carziere, Phyllostachys mitis A et C Riviere, Phyllostachys edulis (Carz.) Riviere, Phyllostachys heterocycla var pubescens (Mazel) Ohwi, Phyllostachys heterocycla f pubescens (Mazel) Muroi): Là loại tre mọc tản,
thân cách xa nhau 0,5-1m hay hơn Thân không có gai, cao khoảng 20m, đường kính 12-20cm, khi non phủ dày lông mềm nhỏ và phấn trắng, thân già nhẵn và chuyển từ màu lục thành màu vàng lục Các lóng gốc rất ngắn, các lóng trên dài dần, lóng giữa thân dài tới 40cm hay hơn Bề dày vách khoảng 1cm Thân ngầm trúc sào bò lan trong đất ở độ sâu 0-30cm Nơi đất dốc, thân ngầm thường phát triển theo hướng đi xuống (60% lượng thân ngầm) Thân ngầm 1-2 tuổi có khả năng sinh thân khí sinh và thân ngầm mới từ các mắt trên đốt Có hiện tượng đầu thân ngầm vọt ra khỏi mặt đất thành thân khí sinh, nhưng trường hợp đó cây khí sinh rất nhỏ và yếu
Cây trúc sào được trồng nhiều ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ loài mao trúc của Trung Quốc Nhưng trong điều kiện trồng trọt mới của Việt Nam, nó đã có nhiều biến đổi Ở Trung Quốc, trúc sào (mao trúc) phân bố rộng tại các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam Diện tích trúc sào ở Trung Quốc đạt tới trên 4 triệu hecta
Trúc sào có độ dài sợi 2,01mm, rộng 12,4µm, tỷ lệ dài/ rộng 162, đường kính xoang tế bào 4,19µm, độ dày vách tế bào (x2) 11,89µm Thân trúc sào chứa nước 8,55-9,79%, lignin 24,77-26,75%, xenllulo 75%, Thành phần dinh dưỡng măng tươi của trúc sào: Nước 85,5%, protein 3,16%, lipid 0,49%, xellulo 0,66%, đường tổng 5,86%, đường khử 1,42, tro 0,19 Mầm măng trên thân ngầm hình thành vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 Mỗi năm có 2 vụ măng: Vụ măng xuân là chính, từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5 và vụ măng phụ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 Măng đầu vụ và cuối vụ thường chết nhiều
Mật độ cây trong rừng trúc sào là 15.000 cây/ha, cá biệt có khi lên đến 26.000 cây/ha Tỷ lệ cây ở các cấp tuổi tùy thuộc trạng thái rừng Tuổi thọ của thân khí sinh ở trúc sào không quá 8 năm Hàng năm cây bị rụng lá, nên tán có nhiều cành thứ cấp
Trúc sào thuộc nhóm cây có giá thương mại trung bình, thường được sử dụng để làm bàn ghế, gậy trượt tuyết, sào nhẩy, cần câu, mành, chiếu, Tất cả các sản phẩm được chế biến từ trúc sào không những tiêu thụ trong nước mà được các nước rất ưa chuộng, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng trong các mặt hàng mây tre nói chung hiện nay Măng trúc sào ăn ngon, nhưng năng suất thấp, hiệu quả kinh doanh không cao bằng kinh doanh thân, nên thường chỉ kết hợp lấy măng trong các kỳ chăm sóc rừng trúc Cũng có thể dùng Trúc sào làm nguyên liệu giấy, nhưng hiệu quả không cao
i Tầm vông, tầm vông rừng hay trúc Thái, trúc Xiêm La (Thyrsostachys
siamensis): Đây là loài tre có khả năng chịu khô hạn khá tốt, nó có thể sinh trưởng tốt ở
điều kiện lượng mưa dưới 1.000 mm/năm Thân cây trưởng thành cao khoảng 6-14 m, đường kính 2-7 cm, gần như đặc ruột và rất cứng, không gai Lá nhỏ, dài 7-4 cm, rộng
Trang 85-7 mm Tầm vông rừng thường mọc thành bụi dày dặc, phân bố chủ yếu ở các địa phương phía Nam, nhất là khu vực Nam Bộ Tầm vông rừng có thể dùng làm vật liệu trong xây dựng giống như các loài tre khác Ngoài ra còn có thể trồng làm cây cảnh hay làm gậy Loại cây này có giá trị thương mại trung bình
j Le và le top (Gigantochloa sp): Là cây giống cây tre, nhưng nhỏ hơn tre rất
nhiều và mọc thành rừng người ta hay gọi là rừng le, rừng khộp Loài tre này thường
phát triển ở vùng đất thấp và ở độ cao khoảng 1.400 m so mực nước biển Măng le ăn ngọt và rất được ưa chuộng Thân cây được sử dụng nhiều để làm vật liệu xây dựng và làm các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhất là làm nhạc cụ
Có thể nói rất khó có được những số liệu đầy đủ, chính xác và cụ thể về diện tích, năng suất, sản lượng rừng tre, nứa Việt Nam do chưa có những cuộc điều tra chuyên biệt và ở quy mô phù hợp về lĩnh vực này Các nguồn số liệu được sử dụng trong các báo cáo, trong các cuộc hội thảo,… thường dẫn lại của nhau và thường cũng
sử dụng những số liệu đã cũ Theo số liệu diện biến rừng do Tổng cục lâm nghiệp công
bố hàng năm thì tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 cả nước ta có 1.169.727 ha rừng tre nứa tự nhiên (giảm 100.742 ha so năm 2011), chiếm hơn 8,4% diện tích rừng cả nước, trong đó có 521 304 ha rừng tre nứa thuần (giảm 40.331 ha so năm 2011) và 648.423 ha rừng hỗn giao (giảm 60.411 ha so năm 2011) Trữ lượng ước tính khoảng 5.780 triệu cây Ngoài ra còn có thêm 81.287 ha rừng tre (luồng) trồng (giảm 1.281 ha
so cùng kỳ năm trước) với trữ lượng ước đạt 162 triệu cây
1.2.1.2 Các loại song mây
Song, mây là nhóm quan trọng thứ hai trong các nhóm lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt ở châu Á Qua nhiều thế kỷ, con người dùng song, mây phục vụ việc mưu sinh và sinh kế và điều này đãđược ghi chép trong lịch sử nhân loại Mặc dù song, mây đa số
có ở châu Á, nó cũng đượctìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới như là Ai Cập cổ đại, Châu Âu trong suốt giai đoạn Phục Hưng, và nước Pháp trong giai đoạn trị vì của vua Louis XIII and Louis XV Song, mây đến nay là sản phẩm lâm sản ngoài gỗ gần như quan trọng nhất trong kinh doanh quốc tế Trên thế giới có hơn 700 triệu người kinh doanhhoặc dùng song, mây với nhiều mục đích khác nhau, như là đồ trang trí nội thất đẹp mà vậtliệu của nó thường được người ta biết đến Theo tổ chức lương thực nông nghiệp (FAO,2003), thương mại toàn cầu và giá trị sinh kế của song, mây và sản phẩm của nó được ước tính lên đến hơn 7,000 triệu đô-la Mỹ/ năm Rõ ràng là, sản phẩm song, mây là đồ nội thất phổ biến nhất Bên cạnh đồ nội thất, các sản phẩm khác bao gồm gậy, thảm, gậy chống, tay cầm dù, các sản phẩm phục vụ hoạt động thể thao, mũ, dây, thừng chão, lồng chim, chiếu, rổ, gỗ lót ván, đai gỗ, hộp gỗ và một loạt các sản phẩm có ích khác Rõ ràng các loại song, mây với tán lá xoà mặt đất và có rễ mọc thẳng đứng có một vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn đất Song, mây là một phần không thể thiếu của hệ thống sinh thái rừng nhiệt đới do đặc tính sinh trưởng của
nó Ngoài ra các loài này còn đóng vai trò quantrọng trong việc làm giàu chất hữu cơ trong đất bằng rác lá cây Những nguồn lợi về sinh thái cũng như các nguồn lợi khác về kinh tế của song, mây đã được nêu trên làm tăng giá trị của rừng
Các loài song, mây quan trọng nhất ở Việt Nam là: cây mây nếp-Calamus
tetradactylus Hance (có đường kính nhỏ) ở miền Bắc; cây mây đắng-Calamus tonkinensisBecc (có đường kính nhỏ) và cây song đá-Calamus rudentum Warb (có
đường kính nhỏ) có khắp nơi;s ong mật (Calamus platyacanthus Warb) (có đường kính nhỏ) ở miền Bắc và cây song bột-Calamus poilanei Lour (có đường kính to) ở phía
Trang 9Nam Các loài cây như mây nếp Calamus tetradactylus, mây đắng Calamus tonkinensis Becc và cây mây nước/mái Calamus amarusRoxb hiện đã và đang được trồng trong
vườn nhà
a Mây nếp (Calamus tetradactylusHance): Là loài phổ biến nhất ở Việt Nam
Sản lượng khai thác hàng năm từ 1.500-2.000 tấn/năm cho sử dụng và chế biến.Mây nếp
đã được gây trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng và Trung du Bắc bộ Mây nếp là loài sinh trưởng và tăng trưởng nhanh, có thể tăng trưởng được 2-3m/năm, cho thu hoạch sau 5-7 năm Sợi mây nếp có lóng dài, màu trắng đẹp, mềm dẻo nên được ưa chuộng làm nhiều
đồ dùng trong gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu như khay, làn, rổ, rá lẵng hoa, hộp đựng đồ trang sức v.v…
b Song mật (Calamus platyacanthusWarb): Có đường kính khá lớn (4-6cm
hoặc lớn hơn), thân dài, nhẵn, bóng, tròn đều Phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra Hiện nay song mật bị giảm sút về trữ lượng do khai thác quá nhiều, tận thu trong thời gian qua Sợi song mật rất dai và bền nên được sử dụng là dây buộc, cốn bè, làm khung bàn ghế sa lông, giá sách, xe nôi trẻ em v.v… Là loại song xuất khẩu được ưa chuộng trên thị trường quốc tế
c Song đá (Calamus rudentum): Phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh trên toàn
quốc Loài này hiện cũng đang bị giảm sút nghiêm trọng về trữ lượng vì bị khai thác quá mức Đường kính thân đạt 2,5 – 4cm, cây leo dài 50 – 60m Lá rất lớn, dài tới 4m.Sợi song có mặt bóng đẹp, thường dùng làm khung bàn ghế, salon, làm cạp rổ, rá Song đá cũng được xuất khẩu nhưng giá rẻ hơn song mật Thân và lá song đá là thức ăn
ưa thích của tê giác hoặc lợp nhà rất bền
d Song bột (Calamus poilaneiLour): Là loài song có kích thước lớn, đường
kính sợi song 4 – 6cm thân tròn đều, mặt nhẵn, bóng đẹp Song bột phân bố từ Thanh Hóa trở vào Nam, tập trung nhiều ở Bắc Trung Bộ Loài này đang trở nên khan hiếm
và đang có nguy cơ tuyệt chủng Là loài được ưa chuộng để làm khung bàn, ghế, giá sách v.v… và có giá trị xuất khẩu cao
e Mây đắng (Calamus tonkinensis Becc): Là loài có đường kính nhỏ từ 1-2cm
Phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Sợi mây dẻo, màu trắng nhưng lóng ngắn nên không dùng làm hàng mỹ nghệ, thường được sử dụng làm quang gánh, dây buộc trong xây dựng nhà cửa, dây phơi v.v… Quả và đọt rất đắng, đồng bào dân tộc thường lấy ăn như rau
e Mây đọt đắng (Plectocomiopsis geminiflorus): Là loài có đường kính thân cỡ
trung bình (3cm) Phân bố nhiều ở vùng Cát tiên, Lâm Đồng và ở ven sông Đồng Nai.tái sinh chồi và hạt rất mạnh Dân địa phương thường lấy đọt để ăn như rau Loài này là thức ăn phổ biến của loài tê giác Java ở Việt Nam
f Mây nước Pie (Daemonorops pierreanus Becc): Là loài thân có đường kính
trung bình 2 – 3cm Phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam từ đèo Hải Vân trở vào đến Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình thuận, Đồng Nai và Sông Bé Phía Bắc Hải Vân trở ra cũng gặp ở thừa thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà tĩnh Thường chỉ dùng làm dây buộc, quang gánh, làm khung bàn ghế
g Mây nước/mái (Calamus armarus Roxb): Thân có đường kính nhỏ từ 1 –
1,5cm Phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Sợi mây màu trắng đẹp, lóng ngắn
Trang 10hơn mây nếp Về sử dụng cũng được ưa chuộng và phổ biến khá rộng rãi trong công việc gia đình, nhưng không bằng mây nếp
h Mây tàu (Calamus dioicus): Thân có kích thước nhỏ, đường kính từ 5 – 8mm
Phân bố từ thừa thiên Huế trở vào Nam Sợi mây rất mềm, dẻo, màu trắng đẹp được dùng nhiều cho đan lát rổ, rá, mặt ghế, dây phơi và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu
i Mây hèo (Calamus pseudoscutellaris): Hèo có lóng ngắn, thân cứng, đường
kính thân trung bình 2 – 3cm Phân bố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc Hèo mọc rất nhiều trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy Sợi hèo dễ chẻ, khó uốn, nặng cứng, lớp silic dày, thường dùng để làm gậy, khung bàn ghế salon, làm dây kéo gỗ, kéo thuyền bè v.v… Lá dùng lợp nhà rất bền
Việt Nam hiện là nơi sản xuất và nơi xuất khẩu chính vềcác sản phẩm mây đan, chủ
yếu là cây Calamus poilanei, cây Calamus platyacanthus và cây Calamuspalustris.Tuy
nhiên, khả năng cung cấp hiện tại không thể đáp ứng nổi khối lượng yêu cầu và xuất khẩu Nguồn dự trữ tự nhiên bị suy yếu nghiêm trọng
1.2.2 Các loại lâm sản ngoài gỗ làm lương thực, thực phẩm
Các loại lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng làm lương thực, thực phẩm cho con người khá đa dạng Ngoài măng tre, nứa, trúc, là loại thực phẩm không thể thiếu được với người dân miền núi trong bữa ăn hàng ngày ra, còn có các loại củ giàu tinh bột như củ mài, củ mỡ, hoàng tinh, dong riềng, chuối, cũng như các loại nấm, Một nghiên cứu gần đây cho thấy các loài thuộc nhóm làm lương thực thực phẩm chiếm khoảng 27,5% -31,0% tổng số loài thực vật được khai thác như là các nguồn lâm sản ngoài gỗ từ rừng Nhóm này chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng số loài lâm sản ngoài gỗ sau nhóm cây là thuốc Mặc dù vậy, khả năng khai thác, chế biến thành sản phẩm hàng hóa của nhóm thực vật này rất thấp Trừ các loại măng ra, một số loài khác như củ mài, củ mỡ, nấm, me, táo, lại được khai thác, chế biến không chỉ vì mục đích làm lương thực thực phẩm hàng hóa mà là dưới mục đích dược liệu Tuy nhiên, một số loại quả rừng đã được khai thác, chế biến trở thành những sản phẩm độc đáo, đặc trưng cho các vùng miền, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế, xã hội, nhất là mang lại đặc trưng về du lịch, văn hóa của địa phương như rượu sim đối với Phú Quốc, rượu sơn tra đối với Sơn La hay dấm táo Mèo đối với Yên Bái,…
a Sơn tra (Docynia indica): Là một loài trong chi Táo mèo (Docynia) thuộc
họ Hoa hồng (Rosaceae), còn có tên gọi khác là táo mèo hay chua chát Cây táo
mèo mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn
La, Yên Bái … nơi có khí hậu mát mẻ, ở độcao trên 1000m Cây táo mèo chính là đặc sản của vùng đất này Cây táo mèo có chiều cao từ 10-15m, có tuổi thọ khoảng
40 năm, cây phân cành ở độ cao 1,5 -2m, các cành nhiều gai, vỏ nhẵn màu xám Cây cho quả vào tháng 8 - 9 khi được 5 - 7 năm tuổi Quả táo Mèo màu vàng, hình cầu, đường kính 2–3 cm Quả có rất nhiều tác dụng trong trong y học như: bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, dễ ngủ, giảm béo v.v Theo
Y học cổ truyền, quả sơn tra có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp
dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.Thực nghiệm invivo dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh Các tác dụng sinh học của Sơn tra (Táomèo) có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu là (i) Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin- 7
Trang 11glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides), (ii) Oligomeric procyanidins và flavans, (iii) Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ, và (iv) Các phenolic đơn giản Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy cây táo mèo có tác dụng chống nghẽn mạch rõ rệt, giảm cholesteron, triglycerid, độ quánh máu và fibrinogen.Trong đông y, loại quả này có công dụng an thần Đặc biệt, hạt táo mèo có công dụng gây buồn ngủ, sử dụng hạt táo mèo đúng cách có thể chữa bệnh mất ngủ Quả táo mèo còn dùng để ngâm rượu, làm dấm,…rất được ưa thích của người dân các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, cũng như nhiều vùng trong cả nước
b Cây sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.): Còn có tên gọi khác là hồng
sim, đào kim nương, cương nhẫm, dương lê Đây là một loài thực vật có hoa thuộc
họ Myrtaceae, có nguồn gốc bản địa ở khu vực nam và đông nam Á, từ Ấn Độ về phía
đông tới miền namTrung Quốc, Đài Loan và Philippines, và về phía nam tới Malaysia và Sulawesi Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2.400 m so với mực nước biển Rễ, lá và trái sim được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, có tác dụng bổ huyết, an thai Tại Trung Quốc, sim được ghi chép trong Bản thảo cương mục thành 2 vị thuốc: quả là đào kim nương hay sơn niệm tử, còn rễ là sơn niệm căn Sim được xem là vị thuốc có vị ngọt, chát, tính bình Búp và lá sim non được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ Lá còn là thuốc cầm máu, chữa vết thương chảy máu Quả sim chín ăn được, dùng chế rượu, chữa thiếu máu lúc có mang, suy nhược khi mới ốm dậy, lòi dom, ù tai, di tinh, phụ nữ băng huyết Rễ sim chữa tử cung xuất huyết cơ năng, đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp.Thường lásim được thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô Quả chín được thu hái vào mùa thu, phơi khô Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.Quả sim chứa các flavon - glucosid, malvidin - 3 glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đường
và acid hữu cơ Thân và lá có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol… Trước đây, quả sim được cư dân các vùng miền núi hái ăn chơi, và có bày bán ở chợ Gần đây, ở Phú Quốc, quả sim còn được khai thác để làm các món đặc sản như mật sim hay rượu sim
c Củ mài (Dioscorea hamiltonii): Là loài thực vật thuộc họ Củ nâu
(Dioscoreaceae), còn có tên khác là Củ chụp hay khoai mài, hoài sơn Củ chứa nhiều
hạt tinh bột, là một vị thuốc trong đông y dùng để trị kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế
hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát Củ mài cũng là một loại lương thực dùng để chống đói trong lúc hạn hán, đói kém hoặc một loại thuốc (Đông y gọi là Hoài sơn) giúp làm giảm sự thèm ăn bột đường cho người bệnh tiểu đường Đó là do là củ mài có hàm lượng tinh bột rất cao (gần bằng gạo) và chứa mucin là một loại protein có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường Hiện nay, nhiều cơ sở công nghiệp có khả năng
sử dụng men mucin ở nhiệt độ dưới 55oC độ để sản xuất dạng bánh dùng cho người bệnh tiểu đường mà không cần chế biến Người dùng có thể tự chế biến loại bánh này
bằng cách rang khô bột củ mài tán mịn và ăn kèm với nước sắc của cỏ ngọt (Stevia
rebaudiana)
d Khoai mỡ (Dioscorea alata Linn): Cũng là một loài thuộc chi Củ
nâu Dioscorea Đây là loại dây leo cho củ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Châu
Phi Ở Việt Nam, khoai mỡ còn có tên khác là khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt Đây là loại khoai được trồng làm cây lương thực rất lâu đời Một số loài khác
của Dioscorea cũng được con người trồng, hoặc khai thác từ cây dại để sử dụng như
Trang 12một loại lương thực như: D esculenta Burk (khoai từ), D hispida Dennt (củ nần), D
pierrel Prain (củ từ nước), D bulbifera Linn (khoai dai)… Trên thế giới, khoai mỡ
được xem là một trong những loại cây lương thực quan trọng Khoai mỡ có thể dùng trong nhiều món ăn quen thuộc như luộc, chiên, hay nấu canh, hấp bánh và mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai mỡ là một nguồn dồi dào kali, giúp duy trì huyết áp ổn định Trên thế giới, cây khoai mỡ được trồng ở 3 vùng chính: Tây Phi, khu vực biển Thái Bình Dương (kể cả Nhật Bản) và các nước trong vùng biển Caribê Tại Việt Nam, khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực
ở khá nhiều nơi trong đó có tỉnh Long An là một trong những nơi có diện tích khoai
mỡ lớn và tập trung nhất Khoai mỡ là loại dây leo, thân mềm, có sức sống tốt Tại Việt Nam, củ mỡ có nhiều giống như củ mỡ bò, củ mỡ đỏ, củ mỡ năm, khoai mỡ tía, củ mỡ
tím, củ mỡ trắng, mỡ trắng nhẵn… Một số giống thuộc loài Dioscorea alata hay được
biết đến như các giống củ từ rắn, củ từ canh, củ từ trắng, củ từ tía hoặc được gọi là củ vạc như các giống vạc ngà, vạc vồng
Khoai mỡ tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch thường có hàm lượng homocysteine cao, gây tổn hại cho thành mạch máu Vitamin B6 chứa trong khoai mỡ có thể giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ Ngoài ra, trong khoai mỡ còn dồi dào nguồn mangan giúp hỗ trợ cho sự chuyển hóa carbohydrate, điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể Bên cạnh đó, khoai mỡ cũng giúp kiểm soát được đường huyết trong máu và trọng lượng cơ thể nhờ chứa nhiều chất
xơ và cacbohydrat phức hợp Điều này có nghĩa là những loại đường tự nhiên chứa trong khoai mỡ khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa ở tốc độ chậm hơn và giúp cảm thấy no lâu hơn Hàm lượng chất xơ cao không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa, mà còn có tác dụng giảm cân, giúp phân bố đều trọng lượng nên đây cũng là thực phẩm rất thích hợp cho những người muốn giảm béo Khoai mỡ cũng rất tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh vì giúp giảm những triệu chứng khó chịu của phụ nữ trong giai đoạn này Khoai mỡ cũng
là thực phẩm lợi tiểu nên có tác dụng chống viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiểu, bàng quang, giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút
e Cây Dong riềng đỏ (Canna edulis (Red) Kur): Dong riềng đỏ phân bố ở khắp
các tỉnh, thành trên cả nước, nhiều nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Vắc Cạn, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình, Củ dong riềng là nguyên liệu chính để sản xuất miến Tuy nhiên, đây cũng là một loại thực vật có dược lý Theo kinh nghiệm dân gian, một số đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La… nước sắc cây
và củ Dong riềng đỏ để chữa một số bệnh đường ruột, chữa đau gan, đau thận Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả
1.2.3 Các loại cây dược liệu và mỹ phẩm
Đây là nhóm thực vật trong LSNG phong phú nhất của rừng Việt Nam Chúng chiếm khoảng 68,0-70,0% tổng số loài thực vật được khai thác từ rừng với tư cách là các LSNG Nhóm này bao gồm một số loài cây như xạ đen, ba kích, kim ngân, khôi tía, huyết giác, bình vôi, thảo quả, sâm, nấm linh chi, Nhiều loài trong nhóm này đã được khai thác, chế biến thành các sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn, tiêu thụ không chỉ trên thị trường khu vực, thị trường nội địa mà còn xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ, đem lại lợi ích kinh tế cho người dân ở nhiều địa phương trong cả nước như thảo quả, ba kích, sâm,
Trang 13a Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.): Còn có tên khác là Thảo quả, Đỗ
ho, Mác hau (Thái) là cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae) và là một loại cây thuốc với
tên là chính thức là Thảo quả Đây là loại cây thân thảo, sống nhiều năm có thể cao tới 2- 3 m, thân rễ mọc ngang nên tạo thành những bụi lớn đường kính tới 2,5 - 4 m Lá mọc so le, có cuống ngắn, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài tới 70cm, rộng 20 cm (hoặc hơn), nhẵn, mặt trên mầu lục sẫm, mặt dưới mầu nhạt hơn Cây ra hoa tháng 5-7, ra quả tháng 8-12 Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 12-20 cm Hoa thảo quả màu đỏ nhạt, mỗi chùm hoa có từ 40-50 hoa Quả hình trứng, mầu đỏ sẫm, hoặc màu xám, đường kính 2- 3 cm, chia làm 3 ô, mỗi ô chứa 7-19 hạt và có mùi thơm đặc biệt Hạt khô, rắn,
có hình đa giác không đều, ép sát nhau Hạt có mùi thơm, vị cay, tê Thảo quả cho thu hoạch từ tháng 10-11 và kéo dài đến tháng 2 hàng năm (tương ứng với khoảng tháng
10 đến tháng Giêng âm lịch) Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất 100-400 kg/ha Quả thu hái xong phải được sấy khô ngay mới cho chất lượng cao Chất lượng thảo quả khô được đánh giá bằng kích thước và màu sắc bên ngoài, phụ thuộc vào đánh giá của người mua là chính, chưa có bất cứ tiêu chuẩn nào về loại sản phẩm này
Ở nước ta, thảo quả có ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng đất ẩm nhiều mùn Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Người dân ở các địa phương này đã đưa thảo quả vào trồng dưới tán rừng cây to vùng núi cao, có thời gian lạnh và mây mù kéo dài do đây là cây ưa bóng, ưa ẩm và chịu lạnh Cây phát triển tốt trên đất mùn ở vùng núi cao có khí hậu lạnh, nhiệt độ bình quân không lớn hơn 20oC, có trên 5 tháng nhiệt độ dưới 15oC, dưới tán rừng được che bóng từ 40 - 70%, độ ẩm cao (trên 85%) và có nhiều tháng trong năm có sương mù (khoảng trên 7 tháng mỗi năm)
Quả thảo quả là phần có giá trị thương mại và giá trị sử dụng của cây thảo quả
do trong có chứa tinh dầu với hàm lượng 1,4-1,47% khối lượng khô của quả Trong tinh dầu của quả thảo quả có chứa nhiều loại chất hóa học với các hàm lượng khác nhau như: b- pinen, sabinen, a- phelandren, myrcen, limonen, 1,8-cineol,… Trong đó, lineol 31-37% hàm lượng tinh dầu chung, các hợp chất aldehyt: 2-decenal 6-17%, geralnial 7-11%, neral 3-7%,… Thảo quả được dùng làm gia vị trong sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm; làm thuốc chữa một số bệnh như đau bụng, nôn mửa, một số bệnh đường tiêu hóa,… Điều đáng chú ý là tinh dầu cất ra từ quả, hạt thảo quả không có mùi thơm đặc trưng như của quả, của hạt và ít có giá trị sử dụng hơn
Hiện tại, thảo quả được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Năng suất thảo quả ở đây bình quân đạt 250 kg quả khô/ha, giá bán tại chỗ khoảng 65.000 đồng/kg quả khô, tại thị trường Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) xấp xỉ 120.000 đồng/kg Thậm chí có năm giá bán ở thị trường này có năm lên tới hơn 240.000 Ngoài ra Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bắt đầu tiêu thụ thảo quả từ Việt Nam Thảo quả đã, đang trở thành nguồn thu lớn và quan trọng của nhiều gia đình trong một số xã ở vùng cao khu vực Tây Bắc Không ít gia đình nơi đây đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng thảo quả trong rừng nguyên sinh Vì vậy, thời gian gần đây diện tích trồng thảo quả cũng được mở rộng không ngừng
b Ba kích (Morinda officinalis How.): Là loài thực vật thuộc chi nhàu
(Morinda), họ cà phê (Rubiaceae), có tên gọi khác là dây ruột gà, ba kích thiên, liên châu
ba kích, chẩu phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao) Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc Ba kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà
Trang 14Giang, Hà Tây Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch Rễ ba kích dùng làm thuốc, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc, bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11 Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt
Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa Ba kích dược dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau Trong nhân dân, ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí não và tinh khí, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc Người ta cũng thường đào củ cây mọc hoang về nấu với thịt gà ăn hoặc ngâm rượu uống để bồi bổ sức khoẻ
c Cây xạ đen (Celastrus hindsii Benth.et Hook.): Là loài thực vật thuộc
họ Celastraceae, còn có các tên gọi là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối
(thuộc Chi dây gối), hay quả nâu, hoặc cây ung thư (dân tộc Mường) Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư); Saponin triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu) Vì vậy, đây là cây có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể Xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức
đề kháng của cơ thể
1.2.4 Lâm sản ngoài gỗ để lấy nhựa, tinh dầu, tanin,
Nhóm thực vật là LSNG để lấy nhựa, tinh dầu, không thật sự phong phú lắm (khoảng 4-10% tổng số loài thực vật được khai thác từ rừng) và thường hay lẫn với nhóm LSNG làm dược liệu Tuy nhiên, nhóm này lại thường được chế biến thành những sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn như nhựa thông, colophan, tinh dầu thông, tinh dầu quế, tinh dầu hồi, dầu tràm, dó trầm (bầu), hương nhu, , được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và xuất khẩu
a Cây dó trầm (bầu): Còn có tên gọi khác là trầm dó, dó bầu, dó me, dó quýt,
trầm hương (tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Trầm, gồm 15 loài, sống ở
châu Á) Tên gọi trầm là lấy theo tên gọi thông thường của các loài trong chi Aquilaria,
do tại Việt Nam có lẽ không có các loài thuộc chi Thymelaea Các dạng chủ yếu của
cây dó trầm là cây gỗ và cây bụi, với một ít là dây leo hay cây thân thảo Đây là cây tạo
ra trầm hương và kỳ nam, sử dụng làm nước hoa và nhang (hương), dược phẩm có giá trị cao Gỗ trầm được sử dụng làm các đồ dùng gia dụng Cây dó bầu hiện cũng đang được trồng để khai thác tại một số quốc gia như: Lào và Việt Nam Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế cao dẫn tới quá trình khai thác bừa bãi, làm nguồn giống cây dó bầu cạn kiệt Đặc biệt, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cây dó bầu trên thế giới rất lớn; giá trầm hương loại 1 trên thế giới từ 50.000 USD - 200.000 USD/kg, giá tinh dầu trầm khoảng
9000 USD/1lít Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên từ nhiều năm qua, nhiều tỉnh thành
trên cả nước ta đã đưa cây dó bầu vào trồng Trong chi dó trầm (Aquilaria) còn có một
số loài khác như Gonystylus rất có giá trị vì gỗ cứng có màu trắng, Cây dó giấy (Rhamnoneuron balansae ) làm giấy dó,
Trang 15b Cây quế (Cinnamomum cassia BL): Thuộc chi Cinnamomum, họ Nguyệt quế
(Laurceae), có các tên khác như quế Thanh, quế Quỳ, quê Quảng, quế Yên Bái, quế Bì,
mạy quế, Quế là một chi các loài thực vật thường xanh, phân bố rộng khắp trong cả
nước Trong đó cây quế Sài Gòn (Cinnamomum tamala Nees et Eberm) phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và Trung bộ Cây quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume) Phân bố
chủ yếu ở vùng cực Nam Trung bộ Theo quan sát các cây quế và vùng quế, cũng như phân loại của nhân dân thì cây quế ở nước ta có 2 loại chính là quế lá to và quế lá nhỏ
Lá và vỏ cây các loài thuộc quế (Cinnamomum) đều có tinh dầu thơm Quế là một vị
thuốc có giá trị được dùng phổ biến trong Đông y lẫn Tây y Trong Đông y quế đứng thứ 3 trong bốn loại dược phẩm quý giá nhất, gồm sâm, nhung, quế, phụ" Phần lớn các loài quế được sử dụng làm gia vị trong nhiều nền ẩm thực các nước trên thế giới Chẳng hạn trong ẩm thực Việt Nam, quế là một thành phần quan trọng trong gia vị của nồi nước dùng cho món phở Việt
c Cây hồi (Illicium Verum Hook): Là cây bản địa thuộc loại gỗ nhỡ; có tên gọi
khác là Mắc hồi, Bát giác hương Cây trưởng thành cao khoảng 10-15m Hồi có thể trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh ở những nơi
có lượng mưa 1.200-1.800mm, nhiệt độ bình quân năm 20-210
C Hồi là cây gỗ xanh quanh năm Gỗ, lá, hoa, quả của hồi đều có giá trị sử dụng Gỗ có thể dùng làm nhà và đóng đồ gia đình, nhưng sản phẩm chủ yếu nhất của hồi là dầu hoặc tinh dầu cất từ lá, cành, hoa, quả Tinh dầu hồi dùng để sản xuất một loại sản phẩm truyền thống dùng cho xứ lạnh là rượu anis Chất lượng tinh dầu hồi ở vùng Lạng Sơn được đánh giá cao,
nó phụ thuộc vào tỷ lệ anêtôn trong tinh dầu Tỷ lệ này cao thì độ đông của tinh dầu càng cao Theo kinh nghiệm dân gian tỷ lệ chưng cất tinh dầu là khoảng 30kg quả tươi được 1kg tinh dầu Thường thì tỷ lệ tinh dầu trong quả tươi là 1,2-2,61% theo khối lượng và từ 7,69-12,24% theo khối lượng quả khô Lượng tinh dầu trong lá là 1,29-3,66% Dầu hồi dùng để chế rượu mùi, làm bánh kẹo, xà phòng và dùng làm thuốc xoa bóp chữa đường ruột, quả hồi làm gia vị nấu nướng Giá hồi hiện nay bình quân khoảng 13.000đ/kg hồi tươi, với quả khô giá từ 55.000-60.000đ/kg Tuy nhiên, biến động về giá cũng rất lớn có khi 70.000-80.000đ 1kg quả khô Cá biệt có lúc giá lên tới 120.000đ/kg
d Cây tràm gió (Melaleuca cajeputi Powell (M minor Sm.)), thuộc họ Sim
(Myrtaceae), là loại cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp, nhánh
nhỏ hơi rủ xuống Lá tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau; có thể dùng để xông trị cảm cúm, lấy nước rửa mụn nhọt, vết thương, tắm trị mẩn ngứa Phối hợp với các loại cây khác làm thuốc trị phong thấp đau nhức xương Lá tràm gió còn dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được dùng Tinh dầu tràm màu vàng lục, có thành phần chủ yếu là 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (a- terpineol -linalol và -terpinen-4-ol Ngoài ra trong tinh dầu tràm còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol
Tinh dầu tràm gió có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh Tinh dầu tràm gió nhỏ mũi chữa cảm cúm và ngạt mũi Có thể dùng để xông khử trùng đường hô hấp, hoặc dùng để uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá và dùng để xoa trị đau nhức, thấp khớp, bôi lên các vết xây xát và các vết bỏng, vừa sạch, vừa vô trùng Liều dùng để uống 10-20 giọt trong một cốc nước, dùng
Trang 16nhỏ mũi với nồng độ 10% trong tinh dầu lạc hay cồn Khi dùng để rửa thì pha trong
nước với nồng độ 0,2%
1.2.5 Lâm sản ngoài gỗ là động vật
Nhóm LSNG này bao gồm một số loài hoặc sản phẩm như mật ong, nhung hươu, cao động vật, cũng rất phong phú, nhưng chưa được nghiên cứu, khai thác và chế biến tương xứng với tiềm năng sẵn có Nguyên nhân có thể do sự hnaj chế từ các quy định về bảo tồn động, thực vật quý hiếm, hoặc cần một lượng vốn nhất định để nuôi dưỡng và phát triển chúng chứ không thể khai thác mọt cách tự nhien như các nhóm LSNG từ thực vật nên chưa thật phù hợp với người dân miền núi vốn nghèo và ít chú ý đến đầu tư
1.3 Lâm sản ngoài gỗ- sinh kế quan trọng cho người dân nghèo miền núi
LSNG đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông thôn Chúng là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng và thu nhập cho đại đa số người dân địa phương Việc tiếp cận với tài nguyên rừng, đặc biệt là các sản phẩm từ LSNG giúp các hộ dân đa dạng hóa sinh kế của họ và giảm khả năng hứng chịu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do thời tiết xấu LSNG không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho một số địa phương Tại đảo Cát Bà, một số loại LSNG có giá trị kinh tế cao và được sử dụng nhiều đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân như măng tre 30 - 40 triệu đồng/năm; quả sấu 15 triệu đồng/năm; cây xạ đen 20 - 25 triệu đồng/năm; cây thuốc máu 10 - 15 triệu đồng/năm Mặc dù vậy, người dân nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm về vấn đề khai thác, gây trồng các loài cây LSNG tại vườn nhà của họ nhằm phát triển bền vững lợi thế này Những tri thức về trồng, hái, các bài thuốc chữa bệnh của loài cây này còn chưa được quan tâm đúng mức Phần lớn, cây LSNG đều do người ở địa phương khác đến thu mua dưới dạng thô hoặc đã qua chế biến, sau đó vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ
Bên cạnh đó, cây LSNG còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một nền văn hóa truyền thống và kiến thức bản địa lâu đời của người dân miền núi, nhất là các vùng miền núi cao, xa xôi Chính vì thế, một số bài thuốc cổ truyền dân gian, ẩm thực đặc trưng vùng, miền, vẫn được lưu truyền đến bây giờ làm nên nét văn hóa truyền thống, độc đáo của địa phương Đây có thể xem như một lợi thế rất cần được khuyến khích bảo tồn và phát triển, nhất là trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế du lịch
Phát triển khai thác, chế biến sản phẩm hàng hóa từ LSNG ngoài việc tạo ra sự
đa dạng trong an sinh xã hội mà còn làm tăng giá trị của những sản phẩm từ rừng, đáp ứng được mục tiêu tăng giá trị gia tăng của sản xuất và phát triển bền vững ngành nông nghiệp và PTNT trong quá trình tái cơ cấu
1.4 Những hạn chế trong khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ
Trước hết là trong phạm vi cả nước, cũng như phạm vi các vùng sinh thái lâm nghiệp đều chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển lâm sản ngoài gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ chưa thực sự được quan tâm bảo tồn,phát triển và khai thác Những năm gần đây Nhà nước tuy đã có chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để rừng có chủ thực sự Tuy nhiên chỉ mới chú ý đến phát triển về cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ vẫn bị thả nổi chưa được quan tâm thực sự Nhiều