1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO án ôn tốt NGHIỆP lớp 11 PHẦN KINH tế

47 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 767,5 KB

Nội dung

Tiết PPCT: TN25 Ngày soạn: 29042018 Lớp 12D2 12D3 12D4 12D10 Ngày giảng Sĩ số lớp ÔN TẬP Bài 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. Nêu được thế nào là phát triển kinh tế. Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Về kỹ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương. Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước. II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, làm việc cá nhân… 2. Tài liệu và phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp (1’). 2. Hoạt động 2: Kiểm tra đề cương (2’). 3. Hoạt động 3: Hệ thống hóa lý thuyết toàn bài (17’)

Trang 1

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

- Nêu được thế nào là phát triển kinh tế.

- Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

2 Về kỹ năng

Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.

3 Về thái độ

- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

II Phương pháp và phương tiện dạy học

1 Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, làm việc

cá nhân…

2 Tài liệu và phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD.

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Ổn định lớp (1’).

2 Hoạt động 2: Kiểm tra đề cương (2’).

3 Hoạt động 3: Hệ thống hóa lý thuyết toàn bài (17’)

Thời

4’ GV: Thế nào là sản xuất của cải vật

chất? Theo em, sản xuất của cải vật

chất có những vai trò gì?

HS: suy nghĩ, trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

1 Sản xuất của cải vật chất

a Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

- Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

b Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là

cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã

Trang 2

GV: trình bày 2 sơ đồ lên bảng:

* Sức lao động  Tư liệu lao động

 Đối tượng lao động => Sản

phẩm.

* Sức lao động: thể lực + trí lực

? Sức lao động là gì? Hãy phân biệt

sức lao động với lao động?

HS: Phát biểu ý kiến.

GV: bổ sung, kết luận.

GV: Đối tượng lao động là gì? Có

mấy loại ? Cho ví dụ minh họa.

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích

thêm và kết luận.

GV: Tư liệu lao động là gì? Tư liệu

lao động được chia thành mấy loại?

HS: trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích,

kết luận

GV: Trong các yếu tố cơ bản của

quá trình sản xuất, yếu tố nào quan

hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.

2 Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

a Sức lao động

- Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

- Lao động là hoạt động có mục đích, có

ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.

- Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với loài vật.

b Đối tượng lao động

- Khái niệm: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động): + Loại có sẵn trong tự nhiên.

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều

c Tư liệu lao động

- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

- Phân loại (ba loại):

+ Công cụ lao động (hay công cụ sản xuất), là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.

+ Hệ thống bình chứa của sản xuất.

+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất

- Một vật được xác định là tư liệu lao động hay đối tượng lao động thì căn cứ vào mục đích sử dụng gắn với chức năng

mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.

- Đối tượng lao động + tư liệu lao động =

Trang 3

trọng và quyết định nhất? Vì sao?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, chốt lại.

Trong các yếu tố cơ bản của quá

trình sản xuất, sức lao động là yếu

GV : Phát triển kinh tế có ý nghĩa

như thế nào đối với cá nhân, gia

đình và xã hội ? Cho ví dụ.

HS trả lời, phát biểu ý kiến cá nhân

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận, lấy

ví dụ (nếu HS chưa lấy được ví dụ

hoặc ví dụ chưa đúng).

Tư liệu sản xuất

- Đối tượng lao động và tư liệu lao động

bắt nguồn từ tự nhiên, sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất.

3 Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

- Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở

sự tăng trưởng kinh tế: là sự tăng lên về

số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu

tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.

- Sự tăng trưởng kinh tế: dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế

b Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với

cá nhân, gia đình và xã hội

* Đối với cá nhân: có việc làm và thu nhập ổn định, có điều kiện phát triển toàn diện.

* Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.

* Đối với xã hội:

+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

+ Đảm bảo an sinh xã hội; trật tự an ninh,

an toàn xã hội; an ninh quốc phòng.

+ Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

4 Hoạt động 4 : Bài tập (24’)

Trang 4

GV phát phiếu học tập cho HS.

Gọi 02 HS lên bảng làm bài tập, các HS còn lại làm bài trên phiếu HT.

GV chữa bài, hỏi số HS trả lời đúng, sai ở mỗi câu hỏi và lí giải.

Câu 1 Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản

phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A sản xuất kinh tế B thỏa mãn nhu cầu

C sản xuất của cải vật chất D quá trình sản xuất

Đáp án C Khái niệm sản xuất của cải vật chất.

Câu 2 Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm

A sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động

B sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động

C sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động

D sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất

Đáp án B.

Câu 3 Xét đến cùng, sự vận động và phát triển của toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội là do

A con người quyết định B sản xuất vật chất quyết định

C nhà nước chi phối D nhu cầu của con người quyết định

Đáp án B Kết luận về vai trò của sản xuất của cải vật chất.

Câu 4 Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản

xuất được gọi là

A sức lao động B lao động C sản xuất của cải vật chất D hoạt động

Đáp án A Khái niệm sức lao động.

Câu 5 Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên

cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là

A sản xuất của cải vật chất B hoạt động

Đáp án D Khái niệm lao động.

Câu 6 Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù

hợp với mục đích của con người được gọi là

A tư liệu lao động B công cụ lao động

C đối tượng lao động D tài nguyên thiên nhiên

Đáp án C Khái niệm đối tượng lao động.

Câu 7 Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là

A đối tượng lao động B công cụ lao động

C phương tiện lao động D tư liệu lao động

Đáp án A

Câu 8 Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên

đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của conngười là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A Tư liệu lao động B Công cụ lao động

C Đối tượng lao động D Tài nguyên thiên nhiên

Đáp án A

Câu 9 Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây?

A Công cụ lao động B Công cụ và phương tiện lao động

C Phương tiện lao động D Người lao động và công cụ lao động

Đáp án B.

Câu 10 Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội là

Trang 5

A phát triển kinh tế B tăng trưởng kinh tế.

C phát triển xã hội D phát triển bền vững

Đáp án A Khái niệm phát triển kinh tế.

Câu 11 Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

A Tư liệu sản xuất B Công cụ lao động

C Hệ thống bình chứa D Kết cấu hạ tầng

Đáp án B Nó là cơ sở để phân biệt giữa các thời đại kinh tế.

Câu 12 Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?

A Công cụ lao động B Người lao động

C Kết cấu hạ tầng sản xuất D Các vật thể chứa đựng, bảo quản

Đáp án B.

Câu 13 Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập

B Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc

C Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

D Thực hiện dân giàu, nước mạnh

Đáp án A

Câu 14 Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành

A phương thức sản xuất B lực lượng sản xuất

C quá trình sản xuất D tư liệu sản xuất

Đáp án D.

Câu 15 Đối tượng lao động của người thợ mộc là

Đáp án A.

Câu 16 Với người thợ xây, đâu là công cụ lao động?

A Thước, bay, bàn chà B Gạch C Tôn lợp nhà D Ngói

Đáp án A

Câu 17 Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho

hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện vai tròcủa phát triển kinh tế đối với

Đáp án B.

Câu 18 M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi.

Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A Phát triển kinh tế B Giữ gìn truyền thống gia đình

C Củng cố an ninh quốc phòng D Phát huy truyền thống văn hóa

Đáp án A.

Câu 19 Ngày đầu tiên đi học may, N bỡ ngỡ với nhiều vật dụng của người thợ may Nào là chỉ,

kim, phấn vẽ, kéo, thước dây, vải Vậy, đâu là đối tượng lao động của người thợ may?

C Kim, chỉ, phấn D Kim, chỉ, phấn, thước dây

Đáp án A Thước dây, kim, chỉ, phấn là tư liệu lao động.

Câu 20 Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc

nhà M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi K làbạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việcphù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi Theo em

A quan niệm của M, N, H là sai B quan niệm của K là sai

Trang 6

C quan niệm của M, N đúng D quan niệm của N, H đúng

Đáp án A.

BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 21 Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là

A đối tượng lao động B công cụ lao động

C phương tiện lao động D tư liệu lao động

Đáp án A.

Câu 22 Khẳng định nào sau đây là không đúng về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?

A Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị

B Tạo tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác

C Tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội

D Tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no

Đáp án D Đáp án D thuộc ý nghĩa phát triển kinh tế đối với cá nhân.

Câu 23 Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là

căn cứ cơ bản để phân biệt

A các hoạt động kinh tế B các quan hệ kinh tế

C các mức độ kinh tế D các thời đại kinh tế

Đáp án D.

Câu 24 Hoạt động nào sau đây được coi là lao động ?

A Anh B đang xây nhà B Ong đang xây tổ C H đang nghe nhạc D Chim tha mồi về tổ

Đáp án A.

Câu 25 H quan sát thấy gia đình anh K đang xây nhà với nhiều vật dụng để ngổn ngang như:

gạch, đá, cát, giàn giáo, thước, bàn chà, bay Vậy, đâu là đối tượng lao động của những người thợxây nhà?

A Gạch, đá, cát B Giàn giáo C Thước, bàn chà, bay D Gạch đá, cát, giàn giáo

Đáp án A.

5 Hướng dẫn HS tự học (1 phút)

- Xem lại nội dung bài học và phần bài tập đã thực hiện trên lớp.

- Làm phần bài tập về nhà, làm đề cương bài 2 – Hàng hóa, tiền tệ, thị trường.

Trang 7

I Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Nêu được khái niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa.

- Nêu được nguồn gốc, bàn chất và chức năng của tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường và các chức năng của thị trường.

2 Kỹ năng:

Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa, các chức năng của tiền tệ.

Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.

3 Thái độ:

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ, vai trò của sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

2 Tài liệu và phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD.

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Ổn định lớp (1’).

2 Hoạt động 2: Kiểm tra đề cương (2’).

3 Hoạt động 3: Hệ thống hóa lý thuyết toàn bài (40’)

GV nêu ví dụ: Ông A nuôi 100 con gà.

Khi gà đã lớn, ông đã đem bán đi 80

con để thu hồi vốn tái sản xuất và mua

lấy các sản phẩm tiêu dùng khác và giữ

lại 20 con để giết thịt, cải thiện bữa ăn

1 Hàng hóa

a Hàng hóa là gì?

- Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

- Ba điều kiện để một sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Là sản phẩm của lao động.

+ Có công dụng nhất định.

+ Phải thông qua trao đổi mua – bán.

- Các dạng hàng hóa: dạng vật thể và

Trang 8

GV: Giá trị của hàng hóa là gì? Theo

em, giá trị của hàng hóa được biểu hiện

ra bên ngoài thông qua hình thức nào?

HS: Trả lời

GV: Bổ sung, lấy ví dụ, kết luận.

GV Tiền tệ là gì và xuất hiện khi nào?

b Hai thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa: Là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Một hàng hóa có thể có một hoặc một

số giá trị sử dụng.

- Giá trị của hàng hóa:

+ Giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị trao đổi của nó Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Lao động hao phí để tạo ra hàng hóa làm cơ sở cho giá trị trao đổi được gọi

là giá trị hàng hóa.

+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, nó là nội dung, là cơ

sở của giá trị trao đổi.

2 Tiền tệ

a Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

- Vàng có được vai trò của tiền tệ, vì: + Vàng cũng là một hàng hóa, có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

+ Vàng là thứ kim loại quý hiếm nên với một khối nhỏ nhưng chứa đựng một giá trị lớn.

+ Vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp với vai trò tiền tệ như: thuần

Trang 9

GV: Khi nào tiền tệ thực hiện chức

năng thước đo giá trị? Cho ví dụ

HS: Trả lời, lấy ví dụ

GV: Kết luận.

GV: Khi nào tiền tệ thực hiện chức

năng phương tiện lưu thông? Cho ví dụ.

HS: Trả lời

GV: Tiền làm môi giới trung gian trong

quá trình trao đổi hàng hóa theo công

thức: H - T – H

GV: Khi nào tiền tệ thực hiện chức

năng làm phương tiện cất trữ? Cho ví

dụ

HS: Trả lời

GV: Tiền đã rút khỏi lưu thông, được

xem như của cải để cất trữ, khi cần thì

đem ra mua hàng Để làm chức năng

phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá

trị, tức là tiền vàng, bạc.

GV: Khi nào tiền tệ thực hiện chức

năng thanh toán? Cho ví dụ

HS: Trả lời

GV: Tiền được dùng để trả nợ, nộp

thuế, trả tiền mua chịu hàng hóa…

GV: Tiện tệ thực hiện chức năng tiền tệ

thế giới khi nào? Cho ví dụ.

nhất, không hư hỏng, dễ chia nhỏ

b Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị: Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức H – T – H

- Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và cất trữ lại, khi cần đem ra mua hàng hóa.

- Phương tiện thanh toán: Tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.

- Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia.

3 Thị trường

a Thị trường là gì ?

- Khái niệm : Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Các yếu tố cơ bản của thị trường : Hàng hóa, tiền tệ, người mua – người bán.

- Các quan hệ cơ bản của thị trường : Hàng hóa – tiền tệ ; mua – bán ; cung – cầu ; giá cả hàng hóa.

- Các dạng thị trường: Thị trường

Trang 10

GV chức năng thực hiện (hay thừa nhận

giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ

minh họa.

HS trả lời.

GV bổ sung, chốt kiến thức.

GV Chức năng thông tin của thị trường

cung cấp cho người bán, người mua

những thông tin gì?

HS trả lời, lấy ví dụ

GV nhận xét, bổ sung, phân tích, kết

luận.

GV chức năng điều tiết, kích thích hoặc

hạn chế sản xuất và tiêu dùng được thể

hiện như thế nào? Em đã vận dụng chức

năng này như thế nào?

HS trả lời.

GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

GV kết luận toàn bài

Chốt lại toàn bộ kiến thức bài học.

truyền thống và thị trường hiện đại.

b Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: Tức là hàng hóa đó được người tiêu dùng chấp nhận và mua để sử dụng, đồng thời những chi phí lao động đế sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện.

- Chức năng thông tin: Cung cấp cho người bán, người mua những thông tin như: Quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán… những thông tin này giúp cho người mua, người bán đưa ra quyết định kịp thời trong việc mua – bán để có lợi.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Giúp các chủ thể kinh tế biết luân chuyển hàng hóa từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác; mở rộng hay thu hẹp sản xuất; mua hàng hóa lúc nào cho thích hợp.

4 Hướng dẫn HS tự học (1’)

- Học bài thật kỹ để giờ sau làm bài tập.

Trang 11

I Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Nêu được khái niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa.

- Nêu được nguồn gốc, bàn chất và chức năng của tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường và các chức năng của thị trường.

2 Kỹ năng:

Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa, các chức năng của tiền tệ.

Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.

3 Thái độ:

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ, vai trò của sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

2 Tài liệu và phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD.

III Tiến trình dạy học

Câu 1 Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là

A công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

B công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất

C công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần

D công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán

Đáp án A

Câu 2 Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua

A sản xuất, tiêu dùng B trao đổi mua – bán

C phân phối, sử dụng D quá trình lưu thông

Đáp án B Khái niệm hàng hóa.

Câu 3 Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?

A Giá trị và giá trị trao đổi B Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt

C Giá trị và giá trị sử dụng D Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt

Đáp án C Hàng hóa có hai thuộc tính.

Câu 4 Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là

A giá trị của hàng hoá B thời gian lao động xã hội cần thiết

Trang 12

C tính có ích của hàng hoá D thời gian lao động cá biệt.

Đáp án A.

Câu 5 Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng

A phương tiện lưu thông B phương tiện thanh toán

C tiền tệ thế giới D giao dịch quốc tế

Đáp án B.

Câu 6 Các nhân tố cơ bản của thị trường là

A hàng hoá, tiền tệ, giá cả B hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán

C tiền tệ, người mua, người bán D hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán

Đáp án D.

Câu 7 Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng

hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?

A Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá B Chức năng thông tin

C Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng D Điều tiết sản xuất và lưuthông hàng hoá

Đáp án B Thông tin cho người bán, người mua về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá.

Câu 8 Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A giá trị trao đổi B giá trị số lượng, chất lượng

C lao động xã hội của người sản xuất D giá trị sử dụng của hàng hóa

Đáp án A.

Câu 9 Một trong những chức năng của tiền tệ là

A phương tiện thanh toán B phương tiện mua bán

C phương tiện giao dịch D phương tiện trao đổi

Đáp án A Các chức năng của tiền tệ bao gồm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới.

Câu 10 Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán

B tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại

C tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá

D tiền dùng làm phương tiện lưu thông

Đáp án C A là phương tiện thanh toán, B là phương tiện cất trữ, D là phương tiện lưu thông.

Câu 11 Một trong những chức năng của thị trường là

A đánh giá hàng hóa B trao đổi hàng hóa

C thực hiện hàng hóa D điều tiết hàng hóa

Đáp án D Điều tiết từ nơi có nhiều sang nơi có ít…

Câu 12 Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hoá đó

A đã được sản xuất ra B được đem ra trao đổi

C đã được bán cho người mua D được đem ra tiêu dùng

Đáp án B.

Câu 13 Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấytiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A Thước đo giá trị B Phương tiện lưu thông

C Phương tiện cất trữ D Phương tiện thanh toán

Đáp án B.

Câu 14 Anh K sản xuất được một tấn gạo đem ra chợ bán và được người mua để sử dụng Khi đó thịtrường đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa B Thông tin về hàng hóa

C Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng D Hạn chế sản xuất và tiêu dùng

Đáp án A

Trang 13

Câu 15 Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong phạm vi cả nước tăng quánhanh dẫn đến cung vượt cầu Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K giữnguyên diện tích trồng hồ tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu Còn anh H và

S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây Trong trường hợp này, những ai đã vậndụng sai chức năng của thị trường?

Phân tích: Hồ tiêu tăng nhanh dẫn đến cung vượt cầu.

- M phá bỏ 2ha hồ tiêu để trồng tiêu => Vận dụng sai.

- K giữ nguyên, tìm cách tăng suất và chất lượng hồ tiêu => Vận dụng sai.

- H và S vội phá bỏ hồ tiêu để trồng chanh dây = > Vận dụng sai.

Đáp án D.

Câu 16 Bút có tác dụng dùng để viết là nói đến thuộc tính nào của hàng hóa?

A Giá trị sử dụng B Giá trị C Giá trị trao đổi D Giá cả

Đáp án A.

Câu 17 Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê Trong trườnghợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A Thước đo giá trị B Phương tiện lưu thông

C Phương tiện cất trữ D Phương tiện thanh toán

Đáp án B Bán bò (H) – lấy tiền (T) – mua dê (H’).

Câu 18 Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữphòng khi tuổi già cần đến Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A Thước đo giá trị B Phương tiện lưu thông

C Phương tiện cất trữ D Phương tiện thanh toán

đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?

A Giá trị B Giá cả C Giá trị sử dụng D Lượng giá trị

Đáp án C.

Câu 21 Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy

để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năngtiền tệ nào sau đây?

A Tiền tệ thế giới B Phương tiện lưu thông

C Phương tiện cất trữ D Thước đo giá trị

Đáp án B dành dụm số tiền để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng.

Câu 22 Tại tỉnh X, thấy hàng hóa A không bán được Sau khi tìm hiểu thị trường tại tỉnh Y, thấy nhu cầucủa người dân về mặt hàng đó lớn nên anh P đã chở hàng hóa đó đến tỉnh Y và đặt đại lý tại tỉnh này Thịtrường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa B Thông tin về các sản phẩm hàng hóa

C Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng D Hạn chế sản xuất và tiêu dùng

Đáp án C Điều tiết hàng hóa từ tỉnh X sang tỉnh Y.

Câu 23 Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán Điều này thể chức năng nàocủa thị trường?

A Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

B Thông tin C Điều tiết sản xuất D Định lượng

Đáp án B Cung câp thông tin về nguồn hàng trên thị trường.

Trang 14

Câu 24 Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá caotrên thị trường Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào dưới đây của thị trường

để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

A Chức năng thông tin B Chức năng thực hiện giá trị

C Chức năng thừa nhận giá trị D Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng

Đáp án D Thể hiện việc chuyển từ ngành này sang ngành khác, hoặc từ mặt hàng này sang mặt hàng khác.

Câu 25 Gia đình bác A đào ao thả cá đã đào được chiếc bình cổ quý Bác đã cất giữ cẩn thận và để trangnghiêm trong tủ cho mọi người chiêm ngưỡng Trên bàn nhà bác có một chiếc tivi, một bộ dàn âm thanh

và một chiếc lọ hoa Hãy xác định những đồ vật nào dưới đây của nhà bác A được coi là hàng hoá?

A Bình cổ, lo hoa, tivi, dàn âm thanh B Lo hoa, tivi, bình cổ

C Dàn âm thanh, bình cổ, lo hoa D Tivi, dàn âm thanh, lo hoa

Đáp án D Chiếc bình cổ không đem ra trao đổi, mua bán nên không được gọi là hàng hóa.

4 Hướng dẫn HS tự học (2’)

4.1 Làm bài tập về nhà (trong phiếu học tập từ câu 26 đến câu 30)

Câu 26 Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo Vậy tiền đó thực hiện chức năngnào dưới đây?

A Phương tiện thanh toán B Phương tiện giao dịch

C Thước đo giá trị D Phương tiện lưu thông

Đáp án D.

Câu 27 Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được

A thông qua B thực hiện C phản ánh D biểu hiện

Đáp án B.

Câu 28 Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền để trả tiền điện nước Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiệnchức năng nào sau đây?

A Thước đo giá trị B Phương tiện lưu thông

C Phương tiện cất trữ D Phương tiện thanh toán

Đáp án D.

Câu 29 Thấy kinh doanh quán cà phê không có thu nhập thường xuyên nên anh K đã chuyển sang đầu tưkinh doanh hàng may mặc và cho thu nhập khá hơn Thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa B Thông tin về hàng hóa

C Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng D Hạn chế sản xuất và tiêu dùng

Đáp án C.

Câu 30 Bạn M, N, T và K, mỗi người có 100 nghìn đồng M sử dụng số tiền đó dùng để mua đồ ăn sánghàng ngày, N dùng để nuôi lợn đất đến cuối năm mổ lợn để mua điện thoại mới T dùng tiền đó để trả tiềnchơi game, còn K sử dụng tiền đó mua một đôi dép mới Trong trường hợp này, số tiền của những bạnnào đã thực hiện phương tiện thanh toán?

A Bạn M, N B Bạn M, T và K C Bạn M, N, T và K D Bạn T và K

Đáp án B Cách thực hiện của N là phương tiện cất trữ.

4.2 Làm đề cương bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (GDCD lớp 11).

Trang 15

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

- Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Nêu một số ví dụ về sự vận động của quy luật giá trị khi vận dụng trong sản xuất

và lưu thông hàng hóa ở nước ta.

2 Về kỹ năng

Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.

3 Về thái độ

Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.

II Phương pháp và phương tiện dạy học

1 Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, giải quyết vấn đề, trực quan.

2 Phương tiện dạy học

- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Tài liệu tham khảo khác:

III Tiến trình dạy học (chữa bài tập và kiểm tra lý thuyết).

Trang 16

gian

5’ GV: Sản xuất và lưu thông hàng hóa

phải dựa trên cơ sở nào?

? Quy luật giá trị được biểu hiện như

thế nào trong sản xuất và trong lưu

1 Nội dung của quy luật giá trị.

* Nội dung quy luật: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

* Biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:

- Trong sản xuất:

+ Đối với một hàng hóa: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt

để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết + Đối với tổng hàng hóa: Tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

- Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

+ Đối với 1 hàng hóa, giá cả của một

Kích thích LLSX phát triển

Phân hóa giàu nghèo Nhà nước

Công dân

Trang 17

5’

GV: Quy luật giá trị có những tác

động gì trong sản xuất và lưu thông

hàng hóa? Những tác động đó được

biểu hiện như thế nào?

HS: Trao đổi, thảo luận, phát biểu.

GV: Bổ sung, kết luận, lấy ví dụ.

GV: Quy luật giá trị có những tác

động gì trong sản xuất và lưu thông

hàng hóa? Những tác động đó được

biểu hiện như thế nào?

hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa + Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá

cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2 Tác động của quy luật giá trị

a Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Trong sản xuất: Sự phân phối lại các yếu tố TLSX và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác;

- Trong lưu thông: phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động của giá cả trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.

b Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên

- Nguyên nhân: Người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, thu nhiều lợi nhuận, chiến thắng trên thương trường.

- Biểu hiện: cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…

c Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

- Nguyên nhân: Do điều kiện sản xuất của từng người có sự khác nhau về: khả năng đổi mới kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lí điều hành, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm trong sản xuất…

3 Vận dụng quy luật giá trị

a Về phía Nhà nước

- Thực hiện đổi mới nền kinh tế: Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 18

HS: Trao đổi, thảo luận, phát biểu.

GV: Bổ sung, kết luận, lấy ví dụ.

- Điều tiết thị trường thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật.

b Về phía công dân

- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.

- Đổi mới kỹ thuật – công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.

4 Hoạt động 3: Bài tập (23’)

Phát phiếu HT cho HS HS làm bài trên phiếu HT.

GV chữa bài, giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích những câu cần thiết, cho HS chấm chéo bài của nhau.

Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A Thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB) để SX ra hàng hóa

B Thời gian cần thiết để SX ra hàng hóa

C Thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) để SX ra hàng hóa

D Chi phí để SX ra hàng hóa

Đáp án C Nội dung của quy luật giá trị.

Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp

với

A tổng thời gian lao động xã hội cần thiết B tổng thời gian lao động cá nhân

C tổng thời gian lao động tập thể D tổng thời gian lao động cộng đồng

Đáp án A Nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất.

Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?

A TGLĐCB = TGLĐXHCT B TGLĐCB > TGLĐXHCT

C TGLĐCB < TGLĐXHCT D TGLĐCB < hoặc = TGLĐXHCT

Đáp án B.

Câu 4: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?

A Nền sản xuất tự cung tự cấp B Nền kinh tế chỉ huy

C Nền sản xuất hàng hóa D Nền sản xuất tự nhiên

Đáp án C.

Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng

A tổng chi phí để SX ra hàng hóa

B tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình SX

C tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình SX

D tổng thời gian để SX ra hàng hóa

Đáp án B Nội dung quy luật giá trị trong lưu thông.

Câu 6: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

A giá trị trao đổi B giá trị hàng hóa

C giá trị sử dụng của hàng hóa D thời gian lao động cá biệt

Đáp án B.

Câu 7 Giá cả và giá trị của từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau do

A chịu tác động của quy luật giá trị B chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh

Trang 19

C chịu sự chi phối của người sản xuất D thời gian sản xuất của từng người trên thị trường khônggiống nhau.

Đáp án A.

Câu 8 Những người tham gia hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá luôn chịu sự ràng buộc bởi quy

luật nào sau đây?

A Quy luật giá trị B Quy luật tự nhiên C Quy luật tiền tệ D Quy luật giá cả

Đáp án A.

Câu 9: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?

A Giá cả thị trường B Số lượng hoàng hóa trên thị trường

C Nhu cầu của người tiêu dùng D Nhu cầu của người sản xuất

Đáp án A.

Câu 10: Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành

sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?

A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

B Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá

C Tăng năng suất lao động

D Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Đáp án A.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói đến mặt hạn chế của quy luật giá trị?

A Phân biệt giàu - nghèo giũa những người SX hàng hóa

B Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống

C Làm cho chi phí SX hàng hóa tăng lên

D Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng

Đáp án A.

Câu 12 Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản

xuất phải

A cải tiến khoa học kĩ thuật B đào tạo gián điệp kinh tế

C nâng cao uy tín cá nhân D vay vốn ưu đãi

Đáp án A.

Câu 13: Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho

A lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng

B lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm

C lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm

D lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng.

Đáp án D Vì khi đó thời gian lao động cá biệt giảm xuống, lợi nhuận tăng lên.

Câu 14 Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào?

A Chỉ cho phép thành phần kinh tế XHCN tồn tại

B Giữ vững mô hình kinh tế chỉ huy

C Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào

Đáp án C Sự vận dụng quy luật giá trị của nhà nước.

Câu 15: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo

hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa B Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

C Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa D Tạo năng suất lao động cao hơn

Đáp án A.

Câu 16: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì

giá cả ở nội thành cao hơn Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A Điều tiết sản xuất B Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị

C Tự phát từ quy luật giá trị D Điều tiết trong lưu thông

Trang 20

Đáp án B.

Câu 17: Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi

thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con dao là 2 giờ Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ

A có thể bù đắp được chi phí B thu được lợi nhuận

Đáp án D Vì khi đó TGLĐCB > TGLĐXHCT.

Câu 18 Nhóm A sản xuất được 5 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 1 giờ/m vải Nhóm B sản

xuất được 10 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 2 giờ/m vải Nhóm C sản xuất được 80 triệumét vải với thời gian lao động cá biệt là 1.5 giờ/m vải Vậy thời gian lao động xã hội để sản xuất ra vảitrên thị trường là

Đáp án C Vì thông thường, TGLDDXHCT để sản xuất ra hàng hóa gần sát với TGLĐXH cá biệt của người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

Câu 19 K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng

của K bán được rất ít bia X Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tốđộc quyền), nếu là K, em sẽ

A chuyển từ bia X sang bia Z để bán B giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng

C bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác D giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z

Đáp án D.

Câu 20 Anh G, K, L, M cùng bán quán phở tại thị trấn X Để bán với giá thấp hơn, anh G đã giảm chi

phí bằng cách giảm lượng phở, thịt trong mỗi tô phở; anh K tìm mua nguồn thịt tươi ngon và xương đểhầm nước lèo cũng nhiều hơn; anh L lại đầu tư hệ thống nồi hơi dùng điện hầm nước lèo thay củi để bớtcông sức; anh M lại thuê nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn Những ai dưới đây đã vận dụng đúng quyluật giá trị?

Đáp án B.

5 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tự học (1’)

5.1 Hoàn thiện phần bài tập về nhà (phần cuối phiếu HT)

Câu 21 Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của

A nhà nước B doanh nhiệp C người sản xuất D đại lí phân phối sản phẩm

Câu 23 Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là kết quả tác động nào sau

đây của quy luật giá trị ?

A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

B Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá

C Tăng năng suất lao động

D Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Câu 25 Ông A trồng cam ở khu vực nông thôn, nên ông đã mang cam lên thành phố bán vì có giá cao

hơn Việc làm này của ông A chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa B Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Trang 21

C Kích thích năng suất lao động tăng lên D Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.

Đáp án A.

5.2 Làm đề cương bài 4 – Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Tiết PPCT: TN29

Trang 22

II Phương pháp và phương tiện dạy học

1 Phương pháp: diễn giảng kết hợp với đàm thoại, trực quan, nêu và giải quyết vấn

đề, hoạt động nhóm

2 Tài liệu và phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 11.

- Phiếu học tập.

III Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp (1’).

2 Hoạt động 1: Kiểm tra đề cương, chưa bài tập về nhà (5’)

3 Hoạt động 2: Hệ thống hóa lý thuyết toàn bài (14’).

GV: phân tích khái niệm và kết luận về

những nội dung của khái niệm cạnh

tranh.

1 Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

a Khái niệm cạnh tranh

- Khái niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi

để thu được nhiều lợi nhuận.

Trang 23

sự tồn tại nhiều chủ sở hữu Điều kiện

sản xuất và lợi ích khác nhau.

GV: Theo em, những người tham gia

cạnh tranh nhằm giành lấy những gì?

mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản

xuất và lưu thông hàng hóa?

HS trả lời.

GV phân tích và kết luận.

GV kết luận: Cạnh tranh là quy luật

kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất

và lưu thông hàng hóa vừa tích cức vừa

hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản,

mang tính trội Mặt hạn chế sẽ được

nhà nước điều tiết thông qua giáo dục,

pháp luật và các chính sách kinh tế

thích hợp.

- Nội dung cốt lõi của khái niệm:

+ Tính chất của cạnh tranh: sự ganh đua.

+ Chủ thể tham gia cạnh tranh: người bán, người mua.

+ Mục đích của cạnh tranh: lợi nhuận.

b Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự

do sản xuất, kinh doanh;

- Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

2 Mục đích của cạnh tranh

a Mục đích của cạnh tranh

- Mục đích của cạnh tranh: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất

và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

- Khai thác tối đa mọi nguồn lực khác của đất nước vào phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày đăng: 19/05/2018, 05:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w