Hiệnnay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triểnnhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi môhình phát triển kinh tế - xã h
Trang 1Đề tài:
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 4
1 Lý luận chung về nguồn nhân lực 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm và vai trò nguồn nhân lực Việt Nam 4
1.3 Yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực 6
2 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và hội nhập Kinh tế quốc tế 7
2.1 Nguồn nhân lực tác động đến hội nhập kinh tế 7
2.2 Hội nhập kinh tế tác động đến nguồn nhân lực 8
3 Chủ trương của Đảng về phân tích nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Hội nhập Kinh tế 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 12
1 Thực trạng chung nguồn nhân lực Việt Nam 12
1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam 12
1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 13
1.3 Thành tựu đạt được 14
2 Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam 16
2.1 Lợi thế và cơ hội nguồn nhân lực 16
2.2 Hạn chế và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam 17
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC VIỆT NAM 20
1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế 20
2 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực 20
3 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực 21
4 Đổi mới giáo dục và đào tạo 22
Trang 25 Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 23 KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nhân lực là nhân tố quyết định quan trọng nhất đối với sự phát triển củamỗi quốc gia Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếuđối với sự cường thịnh của một đất nước Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đềurất coi trọng phát triển nguồn nhân lực Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gianghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạtđược thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ côngnghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ Vì thế, chúng em đã lựa
chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người làtrung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiệnnay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triểnnhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi môhình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời, phát triển nhân lực trởthành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia
Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược pháttriển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xâydựng những định hướng cụ thể, đánh giá được những lợi thế, hạn chế cũng như
cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực nước nhà để từ đó đề ra mục tiêu vàgiải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh tế - xãhội trong nước và quốc tế
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
1 Lý luận chung về nguồn nhân lực
1.1 Khái niệm
- Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực
lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinhnghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sảnxuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai củađất nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết nền kinh tế nước ta với các nền
kinh tế khác trên thế giới với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhậpvới khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩubằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả
1.2 Đặc điểm và vai trò nguồn nhân lực Việt Nam
a Đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam
Nguồn nhân lực được đánh giá là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của một đất nước Cùng với những chuyển biến tích cực của nềnkinh tế Việt Nam, nguồn nhân lực cũng có những bước tiến bộ quan trọng cả về
số lượng và chất lượng Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một số hạn chếcủa nguồn nhân lực Việt Nam Bốn đặc điểm dưới đây cũng là những nét đặctrưng nhất khi nhắc tới nguồn nhân lực Việt Nam:
- Nguồn nhân lực dồi dào
Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nướctrong khu vực và trên thế giới Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm
2014 dân số việt nam gần đạt ngưỡng 90 triệu người Về lực lượng lao động, cảnước có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 59%tổng dân số Trong đó lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm đến70,3%
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ chuyên môn hạn chế
Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thịtrường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp.Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế.Trong tổng số lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%
Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vựcnông thôn và thành thị Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trongkhi ở nông thôn chỉ có 9% Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏtới sự phát triển kinh tế chung của nước Trong khi đó, lượng lao động từ nôngthôn đến thành thị tìm việc là rất lớn Như vậy, lao động Việt Nam chỉ mới đápứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng.Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và còn khiến cho ngườilao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân
Trang 5- Sự kết hợp giữa nguồn nhân lực từ các tầng lớp, giai cấp chưa tốt
Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân,trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Dù ở thời kì phát triển nào củađất nước thì liên minh công nhân – nông dân – trí thức cũng đóng vai trò quyếtđịnh thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế, tuy nhiên, hiện nay, liên minh này chưa pháthuy tối đa được tác dụng vì sự phân bổ nguồn lực còn chưa hợp lý, đồng đều,tinh thần đoàn kết suy thoái cũng như thiếu đi mối quan hệ tương hỗ cho nhau đểtạo thành một bộ máy hoàn chỉnh trong nền kinh tế hội nhập
- Nguồn nhân lực chưa được quan tâm và khai thác đúng mức
Nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưađược tổ chức đầy đủ Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp vànhững cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo Điều này phản ánh chấtlượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém Sự yếu kém này đẫ dẫnđến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sảnxuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp.Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp)hiện đang còn là hình thức Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làmcho một bộ phận lao động ở nông thôn dư thừa ra, không có việc làm Hàng nămtheo ước tính, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp đểphát triển công nghiệp, xây dựng đô thị Chính vì nguồn nhân lực trong nôngthôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên một bộ phận nhân dân ở nông thônkhông có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường Tình trạng hiện nay làcác doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lựclượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều, chất lượng lao động rất thấp
b Vai trò của nguồn nhân lực Việt Nam
- Nguồn nhân lực là động lực quan trọng tác động tới sự phát triển
Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hộiđang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vậtliệu đang giảm dần vai trò của nó Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con ngườingày càng chiếm vị trí quan trọng: Nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo
và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng Xã hội khôngngừng tiến lên, nền kinh tế ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vôtận, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉphát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người Ngày nay một quốc gia
có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợinhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu nguồnnhân lực được đầu tư và phát triển đúng đắn Như vậy để xã hội thực sự pháttriển thì động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó chính là năng lực của con người.Chính vì vậy cần phải sử dụng và khai thác hợp lý sao cho nguồn nhân lực thực
sự là động lực to lớn, hữu ích cho sự phát triển
Trang 6- Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệncác hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổbiến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với côngnghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năngsuất lao động cao Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh
tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Khi đất nước ta đang bước vào giaiđoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điềukiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững Đảng ta
đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bảncho sự phát triển nhanh và bền vững
1.3 Yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực
a Bối cảnh trong nước
Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đang đứngtrước những yêu cầu:
- Bảo đảm nguồn nhân lực phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu
Bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệphóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từchủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tăngcường ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiệntái cấu trúc nền kinh tế, tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng và sứccạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế, tăng năng suất laođộng, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực
- Giải quyết vấn đề việc làm và đào tạo nghề nghiệp
Nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về
số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch cơ cấukinh tế, do quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, do sự xuất hiện của nhữngngành, nghề mới Hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động khá lớn (khoảng52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bướcvào tuổi lao động), một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh
mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp
- Phát triển nguồn lực cân bằng giữa các vùng miền
Sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơngiữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm anninh, quốc phòng để phát triển đất nước Nếu có sự chênh lệch quá nhiều về sốlượng cũng như chất lượng nguồn lực giữa các vùng miền thì sẽ không tận dụng
Trang 7được triệt để lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương, từ đó dẫn đến sự phát triển,phân bố ngành nghề không đồng đều, mất cân bằng.
b Bối cảnh quốc tế
Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu:
- Phải đủ nhân lực tham gia vận hành các chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vậnhành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia cóảnh hưởng ngày càng lớn Nhân lực phải được trang bị đủ những kiến thức, kĩnăng cần thiết để cạnh tranh với lao động nước ngoài trong xu thế hội nhập hóakinh tế quốc tế
- Phải có năng lực thích ứng với sự thay đổi công nghệ, tương quan kinh
tế giữa các khu vực
Nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyênthiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (dotác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới), có khả năng đề ra các giảipháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế
hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực
- Đào tạo nhân lực có thể cạnh tranh với cộng đồng quốc tế
Nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ởnước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huylợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộngđồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực
2 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và hội nhập Kinh tế quốc tế
2.1 Nguồn nhân lực tác động đến hội nhập kinh tế
Theo tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm yếu tố lao động là mộtyếu tố quan trọng bậc nhất quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia,động lực của sự tăng trưởng kinh tế bền vững Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế, nguồn nhân lực lại khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò của mìnhđến sự thịnh vượng của một quốc gia Điều này được thể hiện rõ nét hơn qua haiphương diện:
a Nhân lực quyết định tính chủ động, tích cực, từ đó tạo ưu thế trong hội nhập
Theo chủ trương của Đảng, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” là mộtnội dung trọng tâm trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêuthúc đẩy và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩychuyển dịch và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh,tích cực tham gia sâu và rộng vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu Chắc chắnrằng, để thực hiện được điều đó, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt Bởi trongtiến trình hội nhập, sẽ có rất nhiều hiệp định mới được kí kết và điều khoản mớivới yêu cầu cao hoặc có một số điểm khác biệt với phong tục, tập quán riêng của
Trang 8Việt Nam Nếu nguồn nhân lực chủ động tìm hiểu, tích cực tham gia và nhanhnhạy trong việc đón đầu những xu hướng mới, chúng ta sẽ đáp ứng những yêucầu đó trong thời gian ngắn, từ đó tận dụng được những điểm tích cực của hộinhập cũng như giành được ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
b Nguồn nhân lực quyết định tính hiệu quả khi hội nhập
Khi đã chủ động tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập, nguồn nhân lựclại một lần nữa là yếu tố quyết định tính hiệu quả của xu thế chung này Bởitrong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽthuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp
lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định Cụ thể, khi thamgia vào Cộng đồng Kinh tế chung AEC, không chỉ dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư, vốn di chuyển tự do mà đồng thời còn có sự di chuyển tự do lao động có kỹnăng giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN Thị trường lao động khu vực tác độngtích cực đến sự vận hành thị trường và mạng lưới sản xuất của các nền kinh tếthành viên Việc di chuyển lao động tạo khả năng mang lại lợi ích cho lực lượnglao động như tiền lương, việc làm và sự ổn định cuộc sống Từ đó có thể thấy rõ,nguồn nhân lực quyết định tính hiệu quả khi tham gia hội nhập kinh tế, việc phân
bổ, phát triển nguồn nhân lực phản ánh một cách rõ nét trình độ mở cửa thịtrường lao động cũng như năng lực quản lý lao động của các quốc gia thành viên
2.2 Hội nhập kinh tế tác động đến nguồn nhân lực
a Hội nhập kinh tế đặt ra yêu cầu, động lực để phát triển nguồn nhân lực mang tính cạnh tranh
Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu caohơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhânlực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giaotiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìmhiểu và xử lý thông tin Việc tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là điềukiện thuận lợi phát triển thị trường lao động Việt Nam hoàn thiện quá trình đàotạo và nâng cao nguồn lực lao động Vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực gia nhậpkinh tế quốc tế đã được các cơ quan Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu xã hội -nhân lực phân tích nhiều, Đảng và Nhà nước cũng đã xác định các chủ trương,chỉ đạo cụ thể để phát huy ưu thế khắc phục hạn chế hướng đến nguồn nhân lựcchất lượng cao, nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội nhập Chúng ta cóthể nhận thấy rõ trong quá trình hội nhập, hiện nay và những năm tới, thịtrường lao động tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nângcao quản lý, phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạonhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhucầu việc làm chất lượng cao
b Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội gia tăng các giá trị tài sản vô hình cho bảnthân người lao động và các doanh nghiệp thông qua các hoạt động hợp tác,chuyển giao công nghệ với các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới.Ngoài ra, hội nhập kinh tế còn tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và
Trang 9nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam, đặc biệt là lao động kỹthuật trình độ cao, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mặt khác,hội nhập kinh tế tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực thôngqua các dự án hợp tác đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam tạo
ra các nguồn tài chính dồi dào hơn Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện vàthúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, từ đó tạo điềukiện cho nhân lực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công vàhợp tác lao động quốc tế Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định
Ngay từ Đại hội VI (12 -1986), Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ "Muốn kếthợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sựphân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là mở mang quan hệ phâncông, hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước khác trongcộng đồng xã hội chủ nghĩa” Sự tham gia vào phân công lao động quốc tế đòihỏi phải phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nguồn nhân lực, nâng cao chấtlượng và năng suất lao động trên nhiều mặt Đảng bước đầu cũng đã có nhữngchính sách nhằm đổi mới nguồn lực con người và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực trên nhiều lĩnh vực
Tại Đại hội VIII (6-1996), vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng đượcĐảng ta chú trọng, coi đây là động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tốquyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ởnước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế Vì thế muốn phát triển đất nước bềnvững không thể không chăm lo phát triển con người Đảng ta khẳng định: “conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” Nguồn lực cơ bản, tolớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới cóthể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Đại hội VIII nêu rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớncủa con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Côngnghiệp hóa, Hiện đại hóa và Hội nhập”
Trong Nghị Quyết 07/NQ-TW (2001), Đảng ta đã chỉ rõ sự cấp thiết cần có
kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực “vững vàng vềchính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đứctrong sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và tinhthần kỷ luật cao.” Trong phát triển nguồn nhân lực theo những tiêu chuẩn chung
Trang 10của thế giới, Đảng cũng nhấn mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinhdoanh hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắtnhanh những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắmđược kỹ năng thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt Nghị quyết 07/NQ-TWcũng chỉ ra sự cần thiết phải coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độtay nghề cao Bên cạnh đó, cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, cần phải cóchính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài; bố trí, sử dụng cán bộ đúng vớingành nghề được đào tạo và với sở trường năng lực từng người.
Tới Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta cũng đãchỉ ra “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đấtnước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” và cũng đãkhẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhânlực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bềnvững đất nước” Việc đào tạo nguồn nhân lực cũng phải đáp ứng yêu cầu đadạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.Nguồn nhân lực cho công cuộc hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đủ số lượng, cânđối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoahọc và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.Đại hội XI đã xác định cần phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lựcvới phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” Để thực hiện chiến lược này,Đảng ta đưa ra nhiều giải pháp: “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách conngười Việt Nam; đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làkhâu then chốt”, “xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sứckhỏe, tầm vóc con người Việt Nam” Đảng ta nêu rõ 4 định hướng chiến lược vềphát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập: gắn phát triển nguồn nhân lựcvới việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; gắn việc phát triển nguồnnhân lực với quá trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác cóhiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại; nâng cao chất lượng sửdụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; có chiến lược phát triển conngười trên cơ sở một hệ thống chính sách đồng bộ hướng tới con người vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Giải quyết tốt các vấn đề này sẽ tạođược yếu tố nội sinh của nguồn nhân lực, cơ sở bền vững cho phát triển và hộinhập Trong đó, một trong vấn đề mấu chốt được Đảng nêu ra là: “Đổi mớichính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài,
kể cả người Việt Nam ở nước ngoài” Nghị quyết khẳng định: Việt Nam chỉ cóthể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới trong thời kỳ hội nhập bằng cách đầu
tư vào yếu tố con người
Trong bối cảnh đất nước ta vừa kí kết nhiều hiệp định thương mại quantrọng, đặc biệt là việc tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN và kí kết Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, phát triển nguồn lực con người đang
là một trong những yêu cầu tối quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với việchội nhập toàn diện và sâu rộng Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc phát triểnnguồn nhân lực một cách nhanh chóng và hiệu quả để có thể khai thác đượcnhững tiềm năng con người lao động Việt Nam cũng như tranh thủ những lợi ích
có được khi tham gia hội nhập quốc tế Những chính sách của Đảng đã góp phần
Trang 11nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên nhiều mặt và chuẩn bị một lực lượnglao động chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào xu hướng chuyển dịch lao độnggiữa các quốc gia trên thế giới
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
1 Thực trạng chung nguồn nhân lực Việt Nam
1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam
a Quy mô lao động
Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2014 là 90.728 triệu người, lực lượng lao động của Việt Nam tính từ 15 đến 60 tuổi hiện nay là 53.7 triệu người chiếm 59% tổng dân số cả nước
b Cơ cấu
- Theo độ tuổi: Cơ cấu lực lượng lao động trẻ.
Việt Nam có “cơ cấu dân số vàng” từ 2007 Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”
sẽ kéo dài trong khoảng 30-35 năm Cơ cấu dân số vàng tức là ít nhất có 2 ngườitrong tuổi lao động “nuôi” 1 người trong độ tuổi phụ thuộc Lực lượng lao độngtrẻ góp phần to lớn cho công cuộc sản xuất, xây dựng đất nước Theo số liệu củatổng cục thống kê Việt Nam năm 2014, lực lượng lao động độ tuổi 15-24 là7.585 triệu người, lực lượng lao động độ tuổi 25-44 là 32 triệu người Như vậylực lượng lao động trẻ ở độ tuổi 15-44 ở nước ta chiếm 73.9% tổng lực lượng laođộng cả nước Lực lượng lao động dồi dào là ưu thế hàng đầu của nước ta trongthời gian hiện nay
- Theo ngành nghề:
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm 46.6% tổng số (năm 2012 là 47.4%; năm 2013 là 46.8%); khu vựccông nghiệp và xây dựng chiếm 21.4% (năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21.2%);khu vực dịch vụ chiếm 32.0% (Năm 2012 là 31.4%; năm 2013 là 32%)