LỜI CẢM ƠNTrong sự nghiệp giáo dục nói chung thì giáo dục ở trường Tiểu học nói riênggiữ một vai trò hết sức quan trọng Giúp học sinh củng cố và phát triển tư duy chochính bản thân các e
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong sự nghiệp giáo dục nói chung thì giáo dục ở trường Tiểu học nói riênggiữ một vai trò hết sức quan trọng Giúp học sinh củng cố và phát triển tư duy chochính bản thân các em Người giáo viên phải là những chiến sĩ cách mạnh trên mặttrận tư tưởng, văn hóa, có trách nhiệm truyền bá kinh nghiệm cho thế hệ trẻ những
lý tưởng đạo đức trân chính Hệ thống các giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồidưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự pháttriển và tiến bộ của XH
Người giáo viên nói chung là lực lượng chủ chốt trong việc truyền bá vănhóa tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh Người giữ vai trò quan trọng nhấtphải nói đến chính là người giáo viên chủ nhiệm Đây chính là người có tác độngtrực tiếp có hiệu quả tới mọi mặt của mỗi người học sinh Giáo viên chủ nhiệm làmột nhân tố quyết định không thể không có, để đảm bảo cho ổn định của một lớphọc, cho sự phát triển tư duy và sự hình thành nhân cách của học sinh cũng như sựnghiệp giáo dục thì phải có trách nhiệm, bổn phận của mình Không phải bất cứ mộtgiáo viên nào cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà thực tế cũng không
ít giáo viên đã thất bại Điều đó yêu cầu người giáo viên ngoài tri thức, kỹ năng,nghệ thuật trong công tác giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu và nắng trắc bài Đặcbiệt tạo được hứng thú học tập cho các em
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị Liên Giang và các thầy côgiáo trường Đại học Quảng Bình, trường Tiểu học Quảng Đông đã giúp em đỡnhiệt tình để em hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, ngày 26 tháng 5 năm 2018 Người thực hiện đề tài
Trương Quang Bình
Trang 2cả các môn học trong đó có môn Tập đọc Mặt khác, Tập đọc là một phân mônmang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức vềTiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho họcsinh Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho họcsinh bằng một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững
Để người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học Tập đọc cho họcsinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1, 2, 3 nói riêng là một việc làm hết sứccần thiết Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn Tập đọc giúp học sinhkhông những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thểloại từ văn xuôi đến thơ ca Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật màmỗi tác giả đã thể hiện trong tác phẩm Hay nói một cách khác, giáo viên phải tìmphương pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinhbiểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc
Mặt khác, việc dạy học cho học sinh đã là từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đềcập đến Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc - đọc hiểu - đọcdiễn cảm cho học sinh Vì vậy, trong quá trình dạy phân môn tập đọc giáo viên cầnquan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc đặc biệt làviệc dạy đọc cho học sinh phải được coi trọng Thông qua việc dạy đọc giúp các
Trang 3em hiểu văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức Biết đọc diễn cảm là thể hiệnnhững cảm xúc tình cảm theo từng nội dung của bài.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng, đọcdiễn cảm cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bịhạn chế
Thực tế khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc đầu năm của học sinh cho tathấy, học sinh phát âm sai rất nhiều, phổ biến là sai phụ âm đầu, vần và dấu thanh.Học sinh thường phát âm sai phụ âm đầu: l/n, ch/tr, s/x và các thanh hỏi, ngã Họcsinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ.Các em chưa biết đọc diễn cảm, gịong đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lêngiọng, hạ giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn nào để người nghe cảm thấycái hay của bài thơ hoặc bài văn đó
Với đề tài này tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc chohọc sinh lớp 2C, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong Tập đọc Khi viết đề tàinày tôi đã phát huy tất cả những kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớphọc chuyên môn và học hỏi, kế thừa kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đốitượng chính là học sinh của mình Do đó tôi muốn đưa ra những phương pháp đặctrưng mà tôi đã tiếp thu được trong bồi dưỡng hè
Từ nhận thức trên bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài : “Vận dụng biện pháp rènđọc đúng cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Quảng Đông thông qua phân môn tậpđọc”
2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 4Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp vàhướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọcđúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
Thông qua dạy đọc giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học,hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phầnhình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặtĐức - Trí – Thể - Mĩ cho học sinh
3 Thời gian địa điểm giới hạn nghiên cứu
3.1 Thời gian: Tiến hành thực hiện tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
3.2 Địa điểm: Lớp 2C trường Tiểu học Quảng Đông.
3.3 Phạm vi đề tài: Nghiên cứu ở môn tiếng việt phân môn tập đọc rèn đọc cho
học sinh lớp 2C trường Tiểu học Quảng Đông
3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên trong đề tàinày tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2Ctrường tiểu học Tiểu học Quảng Đông
3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Trường Tiểu học Quảng Đông – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình
3.3.3 : Giới hạn khách thể nghiên cứu: đối tượng học sinh lớp 2C
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứusau:
- Tra cứu tài liệu
Trang 5- Nghiên cứu thực tiễn thông qua các hình thức: khảo sát, dự giờ đồngnghiệp
- Phương pháp điều tra:
Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một lượng lớn các đối tượngnghiên cứu ở một hay nhiều thư mục vào một hay nhiều thời điểm Nhằm thu thậprộng rãi các số liệu hiện tượng để từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, xác địnhtính phổ biến nguyên nhân chuẩn bị cho các bước tiếp theo Điều tra trình độ khảnăng nắm bắt kiến thức của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, thông quaphu huynh và tiếp cận các em học sinh nhằm mục đích tìm hiểu các phương phápdạy học kĩ thuật của giáo viên để rèn kĩ năng đọc cho học sinh
- Phương pháp trực quan: là phương pháp giáo viên dùng tranh ảnh vật thật
và giọng đọc mẫu để học sinh hứng thú trong học tập
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp trao đổi những thông tin về vấn
đề cần nghiên cứu Giáo viên trao đổi đàm thoại với học sinh, phụ huynh để tìmhiểu vấn đề cách rèn đọc đúng cho học sinh
- Phương pháp luyện tập: là phương pháp cho học sinh thực hành luyện đọclại các bước trong bài đọc
- Dạy thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin về sựthay đổi về số lượng và chất lượng giáo dục do nhà nghiên cứu tác động đến chúngbằng một số tác nhân điều khiển và được kiểm tra Bằng một số bài tập cụ thể ápdụng vào một số tiết dạy cụ thể để nắm bắt được thay đổi về chất lượng trong nhậnthức học sinh Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biệnpháp là đúng đắn và hiệu quả
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tập đọc là phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trọng hình thành năng lực đọc
ho HS Để góp phần nâng cao chất lương dạy và học đối với phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng đã có không ít các giáo sư,tiến sĩ, đã dày côngnghiên cứu và đưa ra các biện pháp thích hợp Điển hình là các công trình sau:
Công trình nghiên cứu Dạy học Tập đọc ở Tiểu học ( Lê Phương Nga,
Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục – 2003) Tác giả đã đưa ra những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học rất phong phú nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – (tài liệu đào tạo GV – 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển GV tiểu học Tác giả cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK mới,
về phương pháp dạy và học theo chương trình mới Tác giả đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng môn Đặc biệt tác giả còn giới thiệu được một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng trong học tập, trong dạy học, sử dung máy chiếu, băng hình, nhằm phục vụ cho quá trình dạy - học đạt kết quả cao nhất
Công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học” Bộ GD ĐT,
dự án phát triển GV tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2005), tác giả đã chỉ ra những đổi mới trong nội dung và phương pháp bài dạy phân môn Tập đọc theo chương trình sách giáo khoa mới Nắm được bản chất và phương pháp dạy học Tậpđọc theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS
Công trình nghiên cứu “Vui học tiếng Việt” - Trần Mạnh Hưởng, tập 1(2002),NXB - GD, tác giả nhấn mạnh những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn
Trang 7đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc
Giáo trình “ Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ”( giáo trình đào tạo giáo viên học
hệ Cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2 ) Tác giả Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh đã tập trung nghiên cứu kĩ thuật đọc ở các hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm đây cũng là những gợi ý để chúng tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho HS lớp 2
Đề tài “ rèn đọc cho học sinh” đã có nhiều đồng nghiệp ở các khối lớp
nghiên cứu, thành tựu của các đồng nghiệp đi trước là cơ sở để tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này Tuy nhiên đề tài tôi nghiên cứu tập trung vào các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 sao cho phát huy được tất cả các đối tượng học sinh trong cùng một lớp học Góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
2 Cơ sở lý luận
2.1 Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Tiếng Việt ở Tiểu học là một môn học độc lập Nhiệm vụ chủ yếu của bộ mônTiếng Việt ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về TiếngViệt để trên cơ sở đó, các em có khả năng sử dụng một cách hiệu quả Tiếng Việttrong hoạt động học tập và sinh hoạt, đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển
tư duy Hay nói cách khác, qua việc học Tiếng Việt, các em học sinh Tiểu học mộtmặt vừa lĩnh hội được kiến thức về ngôn ngữ ở mức độ sơ giản, hình thành đượcnăng lực và biết cách tổ chức giao tiếp bằng Tiếng Việt, mặt khác giúp các em hìnhthành được năng lực tư duy, hình thành được nhân cách của mình Các em biết tiếpnhận lời người khác, biết tạo ra lời nói riêng của mình vừa đúng với quy tắc ngônngữ, phù hợp với quy luật của tư duy, vừa phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng đượcnhu cầu giao tiếp Đó là cơ sở để các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà cònhọc tốt tất cả các môn học khác trong nhà trường Nhờ học Tiếng Việt mà tư duycủa các em phát triển, các em sẽ có được những nhận thức từ đơn giản đến phức
Trang 8tạp, từ hình thức sang bản chất… và từ đó, những vấn đề về thế giới quan, nhânsinh quan của các em cũng dần dần được hình thành.
Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình vàSách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp Vì vậy, bên cạnh những nhiệm
vụ chính nêu trên, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểuđược phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyềnthống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống… qua nhữngbài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữliệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt Tuy không phải là nhiệm vụ chính,nhưng theo tinh thần tích hợp thì điều này là không thể không chú ý cả trong biênsoạn chương trình, Sách giáo khoa lẫn trong việc lựa chọn nội dung dạy học trên lớp
2.2 Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
2.2.1 Vị trí của phân môn Tập đọc
Tập đọc là môn học có vị trí quan trọng ở Tiểu học Tập đọc là môn học khởiđầu (được học sớm nhất ở Tiểu học, nối tiếp với học âm, vần) Tập đọc giúp họcsinh có một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, đểchiếm lĩnh kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại được tàng trữ trong sách vở
2.2.2 Tính chất của môn Tập đọc
Tập đọc có tính chất thực hành Khi dạy Tập đọc, giáo viên phải coi trọng việcluyện đọc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, thời gian giảng bài củagiáo viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tiết học
2.2.3 Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
* Rèn kĩ năng đọc và rèn trí nhớ cho học sinh
- Thông qua hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm
- Rèn đọc thành tiếng theo các mức độ từ thấp đến cao: đọc đúng; đọc rõ ràng,rành mạch; đọc lưu loát, trôi chảy; đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là sự tổng hợp củatất cả các mức độ đọc làm nổi bật ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài
Trang 9- Rèn đọc thầm cũng cần được chú ý bởi đọc thầm ít mệt, có thể đọc nhanh,mau hiểu nội dung đọc Rèn đọc thầm phải gắn với một yêu cầu nhất định để buộchọc sinh phải tập trung đọc.
- Nhiệm vụ rèn trí nhớ được thực hiện thông qua việc dạy học sinh đọc thuộclòng các văn bản thơ và một số văn bản văn xuôi
* Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức đời sống
- Dạy Tập đọc phải thông qua nhiều loại văn bản khác nhau Các văn bản Tậpđọc chứa đựng nhiều mặt kiến thức văn hoá của nhân loại và dân tộc Do vậy thôngqua Tập đọc có thể trau dồi kiến thức nhiều mặt cho học sinh như kiến thức vănhọc, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức về đời sống
* Giáo dục thẩm mĩ, tình cảm tư tưởng và phát triển tư duy
- Học Tập đọc, học sinh được tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương thông quacác văn bản nghệ thuật Đó là cơ hội để học sinh được giáo dục về tình cảm thẩm
mĩ, tư tưởng và phát triển tư duy trừu tượng Khi học các văn bản nghệ thuật, cầnlàm cho học sinh xúc động với vẻ đẹp của văn chương, nhận thức được tình cảmyêu thương con người và cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong bài đọc…
2.3 Các cở sở của việc dạy Tập đọc
2.3.1 Cơ sở tâm lí, sinh lí của việc dạy đọc
Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình dạy đọc,nắm bản chất của kĩ năng đọc, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khi đọc hay cơ chếcủa đọc là cơ sở của việc dạy đọc
Đọc thuộc lĩnh vực hoạt động trí tuệ phức tạp, mà cơ sở là việc tiếp nhậnthông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác Quá trình này baogồm những đặc điểm sau:
Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, làviệc xác định bộ mã gồm hai phương tiện Thứ nhất, đó là quá trình vận động củamắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghilại lời nói âm thanh Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ
Trang 10mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứađựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc.
Như vậy đọc được xem là một hoạt động lời nói trong đó có:
Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ
Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh
Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, bài)
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài.T.G.Egônôp chia việc hình thành kĩ năng đọc làm ba giai đoạn: Phân tích, tổng hợp(còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chưa chỉnh thể về hànhđộng) và giai đoạn tự động hóa
Giai đoạn dạy Học vần là sự phân tích chữ cái và đọc từng tiếng theo các
âm Giai đoạn tổng hợp là giai đoạn đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận
“từ” bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa Tiếp nhận sựthông hiểu của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm Điều này có nghĩa
là đọc được thực hiện trong sự đoán nghĩa Bước sang lớp 2, 3 học sinh bắt đầu đọctổng hợp, dần đến cuối cấp thì việc đọc ngày càng được tự động hóa Cụ thể hơn,người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính quá trình mà chú ý nhiều đến việcchiếm lĩnh văn bản như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiệnbiểu đạt của nó Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan
hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kĩ năng làm việc với văn bản Nghĩa làđòi hỏi tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thờihướng đến việc hoàn thiện kĩ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc Như vậyviệc đọc như thế nhằm vào nhận thức, chỉ có thể xem một đứa trẻ biết đọc khi nóđọc mà hiểu được điều đang đọc Đọc là hiểu nghĩa của chữ viết, nếu trẻ khônghiểu những từ mà ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập vàkhông có khả năng thành công Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ,hứng thú cho việc đọc
Quá trình hiểu được văn bản gồm các bước sau:
Trang 11- Hiểu nghĩa các từ, các ngữ.
- Hiểu các câu
- Hiểu các đoạn
- Hiểu được cả bài
Học sinh Tiểu học không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng hiểu được nhữngđiều mình đọc Hầu như toàn bộ sức chú ý đều dồn vào việc nhận ra mặt chữ, đánhvần để phát ra thành âm, nghĩa của vấn đề đọc thì học sinh chưa đủ thời giờ và sứclực để nhận biết Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ýcòn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn Điều này chính là cơ sở
để đề xuất các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh Tiểu học
2.3.2 Cơ sở ngôn ngữ và văn học
Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học Nó liênquan mật thiết với một số vấn đề của chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộcngữ âm học) Phương pháp dạy Tập đọc sẽ dựa trên những kết quả nghiên cứu củangôn ngữ học, Việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nộidung và phương pháp học Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời ngôn ngữhọc Không coi trọng đúng mức cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện vàkhông đảm bảo hiệu quả dạy học
Cũng cần phải thấy rằng hiện nay kết quả của Việt ngữ học còn hạn chế,chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của phương pháp Chẳng hạn như việcchưa thống nhất được một chuẩn chính âm, những nghiên cứu ít ỏi về ngữ điệutiếng Việt… làm cho phương pháp dạy Tập đọc không tránh khỏi lúng túng khi giảiquyết vấn đề về đọc đúng, đọc diễn cảm Và khi không giải quyết được vấn đề vềphát âm địa phương một cách có tính nguyên tắc, không có được những chỉ dẫn cụthể cho đọc diễn cảm có khi lại đành lòng với những cách đọc chung chung, hờihợt Ví dụ những quy tắc ít ỏi của ngữ pháp: Đọc kết thúc câu kể phải xuống giọng,hết câu hỏi phải lên giọng chỉ đưa lại những chỉ dẫn chung chung về giọng đọc như
Trang 12“Bài thơ được đọc với giọng tha thiết sôi nổi…” còn những chỉ dẫn có tính địnhhướng về mối tương quan giữa cao độ, cường độ, ngắt nhịp… của đoạn, bài chưađược xác định Chính điều này làm việc dạy đọc diễn cảm còn mang tính chủ quancảm tính Đây sẽ là một khó khăn không nhỏ trong việc xác lập nội dung củaphương pháp dạy đọc.
2.4 Mục đích tác dụng của việc rèn kĩ năng đọc trong giờ dạy Tập đọc
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viếtsang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), làquá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có
âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm) Đọc cũng không chỉ là công việc giải một
bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vầnlên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để
có khả năng thông hiểu những gì được đọc Trên thực tế, nhiều khi người ta đãkhông hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọcnhư nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đãkhông được chú ý đúng mức Có thể khái quát yêu cầu của việc đọc như sau:
Năng lực đọc được cụ thể hóa thành hai hình thức là đọc thành tiếng và đọcthầm Chất lượng của hình thức đọc thành tiếng bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọchiểu và đọc diễn cảm Chất lượng của hình thức đọc thầm bao gồm đọc đúng, đọcnhanh, đọc hiểu, (đọc diễn cảm không được bàn đến khi đọc thầm)
Đọc đúng: Đọc đúng là cách phát âm thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn.Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm, không đọc theo cách phát âm địa phương
vì phát âm địa phương sẽ có chỗ sai với âm chuẩn
Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác các âm vị của âm tiết: âm đầu, âm đệm,
âm chính, âm cuối, thanh điệu
Ngoài ra đọc đúng còn có nghĩa là đúng ngữ điệu, bao gồm lên giọng, xuốnggiọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ giọng… Đọc đúng quan trọng
Trang 13nữa là phải đúng nội dung của từ, của câu, đúng phong cách chức năng vủa vănbản.
Đọc nhanh: Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩmchất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt
ra sau khi đã đọc đúng
Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn: đọc không ê a, ngắc ngứ, khôngvừa đọc vừa đáng vần Về sau tốc độ đọc phải song song với việc tiếp nhận có ýthức bài đọc Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điềuđược đọc Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanhnhưng để cho người nghe hiểu kịp được Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liếnthoắng Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độcủa lời nói Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều
Đọc hiểu: Hiệu quả của việc đọc (nhất là đối với hình thức đọc thầm) được
đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc Do đó, dạy đọc phải gắn vớiđọc có ý thức, đọc hiểu: hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộnhững gì được đọc Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu
từ việc hiểu nghĩa từ Do vậy, giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũngnhư có vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải thích chothích hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từnào trong bài mà các em yêu cầu
Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là đọc có tác dụng diễn ý, diễn cảm Đọc diễn ýlàm rõ nghĩa từ, câu, văn bản Đọc diễn cảm làm rõ sắc thái biểu cảm của từ, câu,văn bản Tùy thuộc vào nội dung của văn bản mà người đọc sử dụng ngữ điệu phùhợp nhằm diễn tả những điều tác giả muốn nói trong văn bản đọc Đọc diễn cảm làmột yêu cầu được đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có yếu tố củangôn ngữ nghệ thuật và chỉ có thể tiến hành khi đã hiểu thấu đáo bài đọc
3 Cơ sở thực tiễn
3.1 Vài nét về Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Trang 14* Chương trình Sách giáo khoa môn Tiếng Việt bậc Tiểu học được biên soạndựa trên các nguyên tắc sau:
- Dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp
- Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt của học sinh
- Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc dạy học
* Các tiêu chuẩn của Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học:
- Trình bày các kiến thức lí thuyết cơ bản về Tiếng Việt, những quy tắc vàcác định nghĩa đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, dễ hiểu đối với học sinh
- Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vậtbiện chứng, phát triển ở các em tư duy logic và lòng yêu mến sự giàu đẹp củaTiếng Việt
- Đưa vào số lượng vừa đủ bài tập sao cho chúng vừa phong phú, đa dạng,vừa có hiệu quả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lí
- Sách hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, nhiều bài đọc mang tínhtruyện để tăng tính hấp dẫn, làm cho học sinh ham học Chú trọng vai trò của kênhhình (tranh ảnh, màu sắc)
* Cấu trúc nội dung chương trình:
- Các bộ phận của chương trình:
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học gồm những bộ phận sau:
+ Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói)
+ Tri thức Tiếng Việt (một số hiểu biết cơ sở, tối thiểu về ngữ âm, chính tả,ngữ nghĩa, ngữ pháp…)
+ Tri thức về văn học, về tự nhiên và xã hội (một số hiểu biết tối thiểu về vănhọc và cách tiếp cận chúng; về con người; về đời sống tinh thần và vật chất; về đấtnước và dân tộc Việt Nam…)
- Cấu trúc hai giai đoạn của chương trình:
+ Giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3):
Trang 15Nội dung dạy học giai đoạn này có nhiệm vụ: Hình thành những cơ sở ban đầucho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói trên cơ sở vốnTiếng Việt mà trẻ em đã có.
Yêu cầu cơ bản với học sinh ở giai đoạn này là: Đọc thông thạo và hiểu đúngmột văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rànhmạch
Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành đọc, viết, nghe,nói Tri thức Tiếng Việt không được dạy thành bài riêng mà được rút ra từ nhữngbài thực hành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua hoạt động thực hành
Ví dụ, học âm e, sau đó viết con chữ e Những tri thức về âm - chữ cái, về tiếng(âm tiết) - chữ, về thanh điệu - dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ.Những tri thức về câu trong hội thoại (câu hỏi, đáp và dấu câu) cũng không đượcdạy qua bài lí thuyết mà học sinh được hình dung cụ thể trong một văn bản cụ thể.Trình độ nắm tri thức của học sinh ở giai đoạn này cũng chỉ dừng ở mức: các emnhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụngTiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói Phần tri thức có trong nội dung chươngtrình của các lớp 1, 2, 3 chỉ có ý nghĩa xác định những tri thức học sinh cần làmquen
+ Giai đoạn 2 (các lớp 4, 5):
Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết,nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết hoànchỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc - hiểu được đặc biệt coi trọng
Học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một sốđơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển
kĩ năng Bên cạnh những bài học thực hành (ở giai đoạn trước), các em được họccác bài về tri thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách…) Nhữngbài học này cũng không phải là lí thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằngcon đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện
Trang 16trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đó mới khái quát thành nhữngkhái niệm.
3.2 Chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và phân môn Tập đọc
Chương trình Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2 có hai tập, được học trong
35 tuần với tổng số 315 tiết (9 tiết/tuần) và bao gồm 6 phân môn: Tập đọc, Chính
tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn vói một chủđiểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học 3 tuần):
Tập một gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm sau:
+ Tuần 1, 2: Em là học sinh
+ Tuần 3, 4: Bạn bè
+ Tuần 5, 6: Trường học
+ Tuần 7, 8: Thầy cô
+ Tuần 9: Ôn tập giữa kì I
+ Tuần 10, 11: Ông bà
+ Tuần 12, 13: Cha mẹ
+ Tuần 14, 15: Anh em
+ Tuần 16, 17: Bạn trong nhà
+ Tuần 18: Ôn tập cuối kì I
Tập hai gồm 7 đơn vị học, với các chủ điểm sau:
+ Tuần 19, 20: Bốn mùa
+ Tuần 21, 22: chim chóc
+ Tuần 23, 24: Muông thú
+ Tuần 25, 26: Sông biển
+ Tuần 27: Ôn tập giữa kì II
+ Tuần 28, 29: Cây cối
+ Tuần 30, 31: Bác Hồ
+ Tuần 33, 34: Nhân dân
Trang 17+ Tuần 35: Ôn tập cuối kì II
Cấu trúc của một đơn vị học: Học trong 2 tuần, mỗi tuần học 9 tiết, gồm:+ Tập đọc (2 tiết): một chuyện kể
Chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 chú trọng cả bốn kĩ năng nghe,nói, đọc, viết
Nhìn từ góc độ giao tiếp, có thể thấy các bài đọc trong Sách giáo khoa TiếngViệt 2 đã được lựa chọn rất hay Những chủ điểm đưa vào Sách giáo khoa khôngchỉ gần gũi với sinh hoạt thường nhật của học sinh mà còn thể hiện khá đậm néttính hướng dẫn giao tiếp Việc sắp xếp các chủ điểm cũng được sách hết sức chú ý
để sao cho phù hợp với hoạt động giao tiếp của lứa tuổi Tiểu học Trong các chủđiểm đó, các bài đọc hướng dẫn học sinh hiểu sâu hơn về những sự vật, sự việc,con người gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em hay chính những hoạt độngcác em đã từng trực tiếp tham gia
Có thể nói, các ngữ liệu dạy học Tập đọc ở lớp 2 đã tạo điều kiện vô cùngthuận lợi cho việc dạy học của giáo viên Và, nhiệm vụ chính của giáo viên là sử
Trang 18dụng những phương pháp phù hợp để rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ngônngữ cần thiết theo định hướng đổi mới - định hướng giao tiếp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG
CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học Quảng Đông được thành lập từ 8/2000 (tách từ trường PTCS Quảng Đông) Từ đó đến nay trường đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Năm học 2000-2001 trường chỉ có 11 lớp, với hơn 340 học sinh, đến năm học 2017 -
2018 trường có 19 lớp với gần 409 học sinh, cơ sở vật chất được đầu tư theo hướngchuẩn hoá, hiện đại hoá
Trường đã có đầy đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng vi tính…, đội ngũ giáo viên được trẻ hoá., có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo
Nhiều năm liền trường được công nhận là “Tập thể lao động tiên tiến”, “ Tháng 6/2005 trường đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010.và được công nhận đơn vị văn hóa năm 2008
1.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Lớp 2C trường Tiểu học Quảng Đông sĩ số 25 em trong đó có 9 em nữ và 16 emnam
- Gia đình học sinh chủ yếu là nghề nông và nghề chài lưới
2 Đánh giá thực trạng:
2.1 Về giáo viên:
Trang 19Phương thức điều tra giáo viên bằng phiếu thăm dò: Đánh dấu vào ô trốngtheo đồng chí cho là đúng, là thường thực hiện dạy tập đọc hoặc nêu hình thức màgiáo viên thường làm
Câu 1: Đồng chí cho biết trong một giờ tập đọc ở lớp 2 Đồng chí đã rèn đọc
cho HS như thế nào ? Hãy kể cách làm cụ thể ?
Câu 2: Trong một giờ tập đọc, đồng chí đã chú ý đối tượng học sinh nào?
Đồng chí hãy đánh dấu x vào ô trống mà đồng chí cho là đúng
Học sinh khá giỏi
x Học sinh trung bình
x Học sinh yếu kém
Câu 2: Trong số hình thức dạy học sau đây, đồng chí thường chọn những
hình thức nào ? Hãy đánh dấu x vào ô mà đồng chí cho là đúng
x Dạy học cá nhân
x Dạy học theo nhóm
x Dạy học cả lớpHình thức dạy học nào là quan trọng nhất (Ghi cụ thể tên hình thức dạy học đó )
Câu 4: Đồng chí hãy kể tên những phương pháp mà đồng chí đã vận dụng để
dạy một giờ Tập đọc cho học sinh lớp 2?
a) Ưu điểm:
Thực tế dạy học ở trường Tiểu học Quảng Đông cho thấy: Giáo viên đã tìmhiểu kỹ bài dạy và truyền đạt đầy đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu SGK với việcphát huy tính tích cực của học sinh Họ dành thời gian cho học sinh làm việc vớiSGK Kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như giảng giải, trực quan, vấn
Trang 20đáp, gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức Giáo viên luôn có sự chuẩn bị đồdùng trực quan
Ví dụ khi dạy bài: Rước đèn ông sao ở lớp 2, giáo viên chuẩn bị một chiếcđèn ông sao dán bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, bên trên có ba lá cờ, ở giữangôi sao dán ảnh Bác Hồ
b) Một số tồn tại
Khi dạy một tiết Tập đọc, giáo viên chưa thật sự chú ý rèn đọc cho học sinhkhi học sinh đọc sai Số ít giáo viên chưa chú ý tới việc luyện cách đọc một câu văndài, học sinh đọc còn gặp nhiều khó khăn
Hầu hết các tiết dạy tập đọc, khi sử dụng các hình thức trực quan thì chỉdừng ở chỗ giáo viên làm động tác minh hoạ hoặc đưa ra vật thực Một số bài dạychay không phóng to được hình vẽ Nhiều khi các tranh đưa ra còn hạn hẹp, kém vềhình thức Điều này không gây được hứng thú học tập cho các em Do tập tục địa
phương nên các em rất hay đọc ngọng phụ âm l /n, s /x, ch /tr và ngọng về dấu ?/
Mặt khác số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệuthơ, đọc ngắc ngữ những câu văn dài Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáoviên dành nhiều thời gian để giảng giải, đàm thoại ( thầy hỏi- trò suy nghĩ sau đógọi một hai em lên trả lời ) Vì vậy giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinhtrong lớp và dành nhiều thời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, chiếmlĩnh, lĩnh hội kiến thức theo khả năng của mình
c) Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân của một số tồn tại kể trên là: Do giáo viên chưa nghiên cứu kỹnội dung, ý của sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy để từ đó chọn phươngpháp và nội dung dạy học một cách thích hợp nhất
Trang 21Chưa kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại nên vẫnhạn chế khả năng tích cực hoạt động của học sinh
2.2 Về học sinh:
Tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 2C, tổng số là 25 em
Phương thức điều tra : Bằng hình thức thăm dò điền vào dàn ý vào ô trống
mà các em cho là đúng hoặc hình thức lựa chọn từ thích hợp để điền vào ô trống
Câu 1 Em hãy điền tiếng có phụ âm S hoặc X vào ô trống:
… ngời, suy…, …hèCâu 2 Điền vào ô trống L hoặc N :
Cây…úa, …ấu cơm, …ăn tròn Câu 2 Điền vào ô trống:
Trao hay chao: ……ơi! ……giải thưởngCâu 4 điền vào chỗ trống: n hay ng
Cây bà…, bà… ghế
*Kết quả điều tra
Câu 1: 75% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 65,5% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 87% học sinh trả lời đúng
Câu 4: 50% học sinh trả lời đúng
Từ kết quả điều tra phương thức trên tôi thấy học sinh đọc sai nhiều nhất làphụ âm l- n, s - x Hai phụ âm này học sinh hay đọc sai trong đó lỗi một phần là dohọc sinh chưa chú ý và giáo viên đọc chưa chuẩn
Phương thức điều tra 2: