1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo NGHỀ tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ

118 1,4K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nhân sự, nhân lực

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Toàn cầu hóa là sản phẩm tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội dựa trêntrình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật.Trong bối cảnh hiện nay đối với đất nước ta, hội nhập quốc tế là cơ hội nhưng cũngkhông ít thách thức đặt ra Xét về yếu tố nguồn nhân lực thì vấn đề đặt ra đó là sốlượng và chất lượng đội ngũ lao động Để phát huy các cơ hội của hội nhập chúng tacần phải có những nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và độingũ công nhân lành nghề Kinh nghiệm cho thấy, ở những nước chậm phát triển, ưuthế của hội nhập chính là việc biết sử dụng và khai thác tốt nhất nguồn lực conngười Tiến bộ khoa học và ứng dụng những thành tựu khoa học, sức cạnh tranh củamột nền kinh tế cuối cùng đều do chất lượng nguồn lao động của quốc gia ấy quyếtđịnh Vì vậy một trong những vấn đề cấp bách hiện nay nhằm đáp ứng sự nghiệpCNH-HĐH của đất nước ta là công tác đào tạo con người mà trong những năm gầnđây việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề là yêu cầu cấp thiết

Xu thế toàn cầu hóa cùng với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xuthế xã hội hóa với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở dạy nghề trong nước vàquốc tế làm tăng tính cạnh tranh; Sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nâng cao quyền tựchủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối vớicác trường Dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng Công nghiệp Huế nói riêng Làmột trường đào tạo đa nghề, đa lĩnh vực, Dạy nghề là lĩnh vực trọng yếu gắn liềnvới bề dày lịch sử hơn 100 năm của trường Tuy nhiên hiện nay một thực tế đặt ra là

tỷ trọng học sinh học nghề của trường đang có xu hướng giảm, công tác tuyển sinhlĩnh vực Dạy nghề ngày càng khó khăn, chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tốtnghiệp từ trường chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp Vìvậy, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực Dạy nghề là điều kiện tiênquyết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong xu thế hội nhập

Trang 2

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁPNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNGCÔNG NGHIỆP HUẾ”.

+ Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng ĐTN tại trường CĐCN Huế

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng ĐTN tại trường

CĐCN Huế

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Trường CĐCN Huế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnhvực Trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực Dạy nghề tạitrường CĐCN Huế

+ Về thời gian: Các số liệu thu thập cho việc nghiên cứu chủ yếu từ năm2006-2008 vì thời điểm này Trường mới được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng

và Luật Dạy nghề mới được ban hành

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về ĐTN và chất lượng ĐTN của trường DN + Cơ sở lý luận: Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về ĐTN và chất lượngĐTN của trường DN, xác định các yếu tố ảnh hưởng, hệ thống các chỉ tiêu đánh giáchất lượng, các cấp độ quản lý chất lượng ĐTN của trường DN

+ Cơ sở thực tiễn: Nêu lên lịch sử vấn đề nghiên cứu; Trình bày tổng quan

về hoạt động ĐTN trong nước và trong tỉnh TT Huế; Xác định yêu cầu cần thiết củaviệc nâng cao chất lượng ĐTN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Một số chủtrương, chính sách của Đảng, nhà nước, tỉnh TT Huế đối với giáo dục nghề nghiệp

- Đánh giá thực trạng chất lượng ĐTN tại trường CĐCN Huế

Trang 3

+ Đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng ĐTN tại trường

+ Đánh giá chất lượng ĐTN của trường từ 3 nhóm đối tượng chính là HShọc nghề, các doanh nghiệp sử dụng lao động và đội ngũ CBQL

+ Tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân

- Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng ĐTN tại trường CĐCN Huế.Xác lập mối quan hệ giữa các biện pháp và tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi khitriển khai thực hiện các biện pháp

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp chung

Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trong đề tài là hình thức tư duyquan trọng nhất trong công việc nghiên cứu, nó giúp công việc nghiên cứu có cáchnhìn tổng quan đối với sự vật, duy nhất đúng đắn, đáp ứng được đầy đủ nhất nhữngyêu cầu của khoa học

* Phương pháp thu thập tài liệu

- Tài liệu thứ cấp gồm: Sách, báo, tập san, chuyên đề, tạp chí, báo cáo tổng

kết, đề tài nghiên cứu khoa học, internet, luận văn, luận án…

- Tài liệu sơ cấp: Được điều tra từ 3 nhóm đối tượng chính:

+ Khảo sát sự hài lòng HS học nghề tại trường CĐCN Huế nhằm xem xétmức độ đánh giá của HS về chất lượng đào tạo và dịch vụ của trường Đối tượngđiều tra là 122 học sinh CĐN năm cuối thuộc các ngành cơ bản: Điện, Điện tử,Nhiệt lạnh, Cơ khí, Động lực

+ Khảo sát nhà tuyển dụng nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo củanhà trường, đó là đội ngũ công nhân kỹ thuật đã tốt nghiệp Đối tượng điều tra là 12doanh nghiệp nhà trường thường cử HS đến thực tập và có HS tốt nghiệp củatrường đang làm việc với số lượng lớn

+ Khảo sát đội ngũ CBQL tại trường Số lượng điều tra là 19 người baogồm Ban giám hiệu và các trưởng phó phòng khoa Nội dung điều tra nhằm đánhgiá và định lượng chất lượng ĐTN thông qua Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượngdành cho trường CĐN

Trang 4

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: quan sát, chuyên gia, phỏng vấn, thảoluận từ các nguồn khác nhau: HS, cựu HS, CBQL, GV, nhà tuyển dụng nhằm thuthập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

* Các phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ

thống biểu, bảng để phân tích Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS15.0 và Excell Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng là số tuyệt đối, số tươngđối, tần số, số trung bình của các chỉ tiêu phân tích

- Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xây dựng

mô hình về mối liên hệ giữa sự hài lòng của HS với các yếu tố đảm bảo chất lượng

6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài mới dừng lại ở việc nghiên cứu chất lượng đào tạo của lĩnh vực Dạynghề nói chung, chưa đi sâu phân tích chất lượng các cấp trình độ ĐTN (cao đẳngnghề và trung cấp nghề), chưa phân tích cụ thể về chất lượng giữa các ngành nghềđào tạo

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khácnhau và theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định Chẳng hạn ởPháp “Nghề là một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỷ xảo của một người để

từ đó tìm được một phương tiện sinh sống”, ở Đức “Nghề là hoạt động cần thiết cho

xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độnào đó”…Ở Việt Nam, một định nghĩa được nhiều người sử dụng, “Nghề là côngviệc chuyên, làm theo sự phân công lao động xã hội” (Từ điển tiếng Việt NXBKHXH 1989) Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau songchúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:

+ Đó là công việc chuyên môn

+ Là phương tiện để sinh sống

+ Là hoạt động lao động của con người

+ Có thể làm thuê cho người khác hoặc làm cho bản thân

+ Phù hợp với yêu cầu xã hội và nhu cầu của bản thân

Trang 6

1.1.1.2 Khái niệm Đào tạo nghề

“Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhâncách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệuquả cao Thông thường sau khi đào tạo người lao động kỹ thuật được cấp văn bằng,chứng chỉ nghề” [15, tr.9]

ĐTN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân (Sơ đồ 1.1).Khung đào tạo trình độ kỹ thuật thực hành (Sơ đồ 1.2)

Sau đại họcĐại học

Nguồn: Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở Việt Nam - Nội dung và các giải pháp thực hiện của PGS.TS Nguyễn Viết Sự và CN Nguyễn Thị Hoàng Yến

Sơ đồ 1.1: Hệ thống Dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 7

1.1.1.3 Quá trình đào tạo nghề

Đào tạo nghề gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau (Sơ đồ 1.3)

- Dạy nghề: Là quá trình GV truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thựchành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thực hànhnhất định về nghề nghiệp

- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hànhcủa người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định

LOẠI LAO

ĐỘNG KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG

TRÌNH ĐỘ ĐT

KỸ THUẬT THỰC HÀNH

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO HÀN LÂM

BẰNG CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNGBẰNG

BẰNG TRUNG CẤP NGHỀ

Trang 8

ĐTN là một quá trình sản xuất đặc biệt HS trên thực tế là sản phẩm ngànhcông nghiệp dạy nghề Họ vào trường với tư cách là nguyên vật liệu, trải qua quátrình xử lý (đào tạo) phức tạp của nhà trường để biến đổi trình độ, nhân cách vàchính thức là thành phẩm sau khi tốt nghiệp Trong quá trình học tập HS phải thựchiện các bài tập, thuyết trình, nghiên cứu, kiểm tra, thi…dưới sự kiểm soát đánh giácủa GV Như vậy, bản thân HS chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trìnhgiáo dục, đồng thời là tiêu điểm của mọi chương trình, quá trình, biện pháp giáo dụcgóp phần nâng cấp đầu vào thành đầu ra có mức chất lượng cao hơn Quá trìnhĐTN có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học Đó làquá trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả phổ thông để đào tạo nghề nghiệp chohọc sinh học nghề Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò thenchốt, chủ đạo Quá trình đào tạo chú trọng đến hệ thống các kỹ năng thông qua thựchành, luyện tập, đó chính là những yêu cầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệpcủa người công nhân kỹ thuật.

Hằng năm, mỗi trường dạy nghề đều thực hiện nhiệm vụ do các cơ quan chủquản qui định Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu và chiến lược

Quá trình đào tạo

Học sinh có

nhu cầu học

nghề

Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của cơ

sở đào tạo)

Học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề

Công nhân kỹ thuật

Chất lượng bên trong Chất lượng bên ngoài

Nguồn: Tổ chức và quản lý quá trình ĐTN – Nguyễn Minh Đường

Sơ đồ 1.3: Quá trình đào tạo nghề

Trang 9

đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượngbên ngoài”, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào mục tiêucủa nhà trường để đạt “chất lượng bên trong”

1.1.1.4 Các cấp trình độ trong đào tạo nghề [15, tr.4]

- Sơ cấp nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp trang bị cho người học nghề năng lực

thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của mộtnghề Thời gian học từ 3 tháng đến dưới 1 năm Kết thúc chương trình người họcđược cấp chứng chỉ sơ cấp nghề

- Trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học

kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khảnăng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc Thời gianhọc từ 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp THPT, 3-4 năm tùytheo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp THCS Kết thúc chương trình người họcđược cấp bằng trung cấp nghề

- Cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học

nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, cókhả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo vàứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phứctạp trong thực tế Thời gian từ 2-3 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệpTHPT, 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệp trung cấp nghề cùngnghề đào tạo Kết thúc chương trình người học được cấp bằng cao đẳng nghề

1.1.1.5 Các hình thức đào tạo nghề

Những hình thức ĐTN đang áp dụng chủ yếu hiện nay là:

- Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, chủ

yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất do xí nghiệp tổ chức Kèm cặp trongsản xuất được tiến hành dưới hai hình thức: Kèm cặp theo cá nhân và kèm cặp theo

tổ chức, đội sản xuất Với kèm cặp theo cá nhân, mỗi thợ học nghề được một côngnhân có trình độ tay nghề cao hướng dẫn Người hướng dẫn vừa sản xuất vừa tiếnhành dạy nghề theo kế hoạch Với hình thức kèm cặp theo tổ, đội sản xuất, thợ học

Trang 10

nghề được tổ chức thành từng tổ và phân công cho những công nhân dạy nghề thoát

ly sản xuất chuyên trách trình độ nghề nghiệp và phương pháp sự phạm nhất định

- Các lớp cạnh doanh nghiệp: Là các lớp do doanh nghiệp tổ chức nhằm đào

tạo riêng cho mình hoặc cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếuĐTN cho công nhân mới đựợc tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề,chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Hình thức đào tạo này không đòi hỏi có cơ sởvật chất, kỹ thuật riêng, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiện sẵn

có của doanh nghiệp Chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực hànhsản xuất Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụtrách, phần thực hành đựoc tiến hành ở các phân xưởng do các kỹ sư hoặc côngnhân lành nghề hướng dẫn

- Các trường dạy nghề: Đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ

sở kỹ thuật hiện đại, các Bộ, Ngành, cá nhân tổ chức các trường dạy nghề tập trung,qui mô lớn Khi tổ chức, các trường dạy nghề có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viênchuyên trách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo

- Các trung tâm dạy nghề: Đây là loại hình đào tạo ngắn hạn, thường dưới 1

năm Chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động

1.1.2 Chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề

1.1.2.1 Khái niệm chất lượng

Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau Có ý kiến cho rằng chấtlượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi về chất, là sựphù hợp với mục tiêu Các quan niệm về chất lượng chúng ta có thể thấy qua 5 địnhnghĩa sau:

+ Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sựviệc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điểntiếng Việt phổ thông)

+ Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nênbản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” (Từ điển tiếng Việt thôngdụng – Nhà xuất bản Giáo dục -1998)

Trang 11

+ Chất lượng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối,dấu hiệu đặc trưng của dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Pocket Dictationary).+ Chất lượng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhucầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50-109)

+ Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo chothực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầutiềm ẩn” (TCVN - ISO 8402)

Tóm lại, chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp nhưng chung nhất làkhái niệm phản ánh bản chất của sự vật, dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác

1.1.2.2 Chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề

Khái niệm chất lượng ĐTN của trường dạy nghề nói riêng và chất lượng giáodục nói chung cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi Nguyên nhân bắt đầu từ nộihàm phức tạp của khái niệm “chất lượng” với sự trừu tượng, tính đa diện, đa chiềucủa khái niệm này

Có thể xác định 5 đối tượng khách hàng chính tham gia trong quá trình ĐTN,

và những đối tượng này đều có những ưu tiên khác nhau khi xem xét về chất lượngđào tạo nghề:

- Trước hết, phụ huynh HS là khách hàng khi họ là người bảo trợ, tài trợ vớimong muốn con em mình có đủ kiến thức, kỹ năng tự lập sau đào tạo

- Các tổ chức tuyển dụng HS tốt nghiệp, người sử dụng khai thác trực tiếp kếtquả đào tạo Khi nói về chất lượng, họ sẽ nói về kiến thức, kỹ năng và đạo đứctrong suốt quá trình học tập, sản phẩm bị thử thách chính là những công nhân

- Giáo viên, những người được mời sử dụng dịch vụ dạy nghề để giảng dạy,truyền đạt kiến thức và kỹ năng Họ sẽ định nghĩa chất lượng như là “đào tạo tốttrên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữagiảng dạy và nghiên cứu”

- Chính quyền hay xã hội với tư cách là người thiết lập, vận hành chính sách,

hỗ trợ tài chính để đảm bảo sự đóng góp hữu hiệu của kết quả đào tạo vào sự pháttriển kinh tế - xã hội Khi chính phủ xem xét chất lượng, trước hết họ nhìn vào tỷ lệ

Trang 12

đậu/rớt, những người bỏ học và thời gian học tập Chất lượng dưới con mắt chínhphủ có thể miêu tả như “càng nhiều HS kết thúc chương trình theo đúng hạn quiđịnh, với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế và với chi phí thấp nhất”.

- Học sinh là người có quyền chọn trường và trực tiếp tiêu thụ các dịch vụ mànhà trường cung ứng Chất lượng liên hệ đến mức độ đáp ứng của nhà trường đốivới các nhu cầu trong quá trình học tập, đóng góp vào sự phát triển cá nhân, chuẩn

bị cho một vị trí xã hội

Mặc dù khó có thể đưa ra định nghĩa về chất lượng ĐTN của một trường dạynghề mà mọi người đều thừa nhận, song bản thân tác giả đồng ý với ý kiến cho rằng

“Chất lượng đào tạo nghề của một trường dạy nghề là sự phù hợp với mục tiêu”.

Cơ sở của cách tiếp cận này xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối,động, đa chiều và với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưutiên khác nhau khi xem xét nó

Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của nhữngngười quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục Sựphù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đãđặt ra trong lĩnh vực DN Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu

về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư Mỗi trường DN cần xác định nộidung của sự phù hợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thờiđiểm xác định mục tiêu đào tạo của mình Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao đểđạt được các mục tiêu đó

Chất lượng ĐTN của một trường DN phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Trang 13

Chất lượng ĐTN bao gồm chất lượng đầu vào, chất lượng của của quá trìnhĐTN và chất lượng đầu ra Có thể đánh giá chất lượng đào tạo ở 3 khâu, thể hiện sơ

đồ 1.5

Khâu thứ 1: Đánh giá trình độ của HS khi được tuyển vào trường

Khâu thứ 2: Kiểm định điều kiện và quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo tạitrường

Khâu thứ 3: Đánh giá trình độ, năng lực của HS khi tốt nghiệp

1.1.2.3 Chất lượng sản phẩm đào tạo nghề

Chất lượng ĐT nghề của một trường DN tập trung và chủ yếu nhất đó là chấtlượng của sản phẩm đào tạo, nhằm để chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật đượcđào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạoxác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợpnhất mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo.Chất lượng sản phẩm ĐTN là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng ĐTN củatrường DN

Sơ đồ 1.4 : Đánh giá miền chất lượng đào tạo nghề

Quá trình đào tạo nghề

Sơ đồ 1.5 Các giai đoạn đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Nguồn: Tổ chức và quản lý quá trình ĐTN - Nguyễn Minh Đường

Trang 14

Chất lượng sản phẩm ĐTN gồm 2 phần cơ bản: Phần cứng và phần mềm + Phần cứng bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ (ý thức tổ chức, tinhthần trách nhiệm )

+ Phần mềm bao gồm năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với môitrường và những biến động của sản xuất và thị trường sức lao động

Chất lượng sản phẩm ĐTN nghề trước hết phải là kết quả của quá trình đào tạo

và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp Tuy nhiên quátrình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào CLĐT mà còn phụthuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung-cầu, giá cả sức lao động,chính sách sử dụng lao động (Sơ đồ 1.6)

e

Vì vậy ý kiến doanh nghiệp sử dụng lao động về việc làm và sự phát triểnnghề nghiệp của người tốt nghiệp là quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sảnphẩm ĐTN của trường DN

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề

1.1.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

- Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước: Đường lối, chủ trương,

* Năng lực thích ứng với thị trường lao động

* Năng lực phát triển nghề nghiệp

Quá trình đào tạo

NGƯỜI TỐT NGHIỆP

Nguồn: Quản lý và kiểm định CLĐT nhân lực theo ISO&TQM - Trần Khánh Đức

Sơ đồ 1.6: Quan hệ giữa mục tiêu và CLĐT

Trang 15

- Môi truờng: Xu thế tòan cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng ĐTN

của Việt Nam phải được nâng lên đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo dục nghềnghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ nghề nghiệp tiên tiến

- Kinh tế: Mức độ phát triển của từng vùng, miền đối với các lĩnh vực ĐTN

- Văn hóa: Tâm lý, quan niệm chung của người dân về học nghề.

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui mô, số lượng, cơ cấu ngành nghề,trình độ đào tạo và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

1.1.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong

Đây là nhóm các yếu tố bên trong trường DN có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng ĐTN

* Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo

+ Đội ngũ GV và cán bộ quản lý (Manpower - m1)

+ Đầu vào, HS, sinh viên tham gia các chương trình ĐTN (Material - m2)+ Cở sở vật chất, trang thiết bị (Machino-equipment - m3)

+ Nguồn tài chính (Money - m4)

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích HS theo học giáo dục nghềnghiệp (Marketing - m5)

+ Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management - M)

* Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo

+ Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đượcthiết kế có phù hợp với nhu cầu thị trường, yêu cầu người học?

+ Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy tính tích cực, chủđộng của người học, có phát huy cao nhất khả năng học tập của từng học sinh haykhông?

+ Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí chongười học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học hay không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hộixâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có thuận lợi và đáp ứng

đủ cho học sinh hay không?

Trang 16

+ Môi trường văn hóa trong nhà trường có tốt không? Người học có dễdàng có đựơc các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạtđộng của nhà trường không?

1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề trường dạy nghề

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng ĐTN của trường dạy nghề bao gồm cácchỉ tiêu đánh giá chất lượng của 3 nhóm hoạt động chính:

- Hoạt động đào tạo nghề

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Hoạt động phục vụ và hỗ trợ

Hệ thống chỉ tiêu này hầu như bao phủ hầu hết các lĩnh vực hoạt động quantrọng của nhà trường và đều đã được đề cập đến trong Bộ tiêu chí kiểm định chấtlượng trường CĐN đã được ban hành theo QĐ số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày17/1/2008 và Bộ tiêu chí đánh giá các trường kỹ thuật và dạy nghề ở các nước tiểuvùng sông Mêkông do tổ chức lao động thế giới (ILO) và Ngân hàng phát triển châu

Á (ADB) đưa ra

1.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo nghề

- Chất lượng HS tuyển mới: Số lượng HS tuyển mới, cơ cấu tuổi, giới tính, khu

vực lưu trú; Học lực ở bậc phổ thông; Điểm trung bình xét tuyển; Động cơ HS khitheo học tại trường

- Chất lượng HS đang học tập: Kết quả học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức

của HS; Tỷ lệ HS tham gia nghiên cứu khoa học và các giải thưởng đạt được; Tỷ lệ

HS bỏ học và các lý do bỏ học

- Chất lượng HS tốt nghiệp: Hiệu quả đào tạo: tỷ lệ HS tốt nghiệp/ tổng số HS

nhập học, tỷ lệ HS tốt nghiệp/ tổng số HS năm cuối; Kết quả học tập, phẩm chất đạođức HS tốt nghiệp; Tỷ lệ HS có việc làm trong thời gian 6-12 tháng; Thu nhập bìnhquân HS tốt nghiệp; Mức độ HS tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực củathị trường lao động

- Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Cơ cấu tuổi, giới tính, trình độ

chuyên môn của đội ngũ GV, cán bộ quản lý; Tỷ lệ HS/GV; Số giờ giảng dạy GV

Trang 17

trong 1 năm; Tỷ lệ GV trên tổng số cán bộ cơ hữu; Số lượng GV tham gia học tậpnâng cao trình độ trong và ngoài nước; Tỷ lệ GV có thể giảng dạy cả lý thuyết vàthực hành.

- Chất lượng chương trình, giáo trình:

+ Chương trình được xây dựng điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ

LĐ TB&XH, thể hiện mục tiêu đào tạo của trường; Sự liên thông giữa các trình độđào tạo nghề; Được định kỳ bổ sung, điều chỉnh, cập nhật; Sự phân phối thời gianhợp lý giữa giảng dạy lý thuyết, thực hành và nghiên cứu

+ Giáo trình: Mức độ đáp ứng của giáo trình và tài liệu tham khảo đối vớimỗi môđun, môn học; Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phươngpháp dạy học

- Chất lượng cấu trúc hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ: Diện tích khuôn viên,

diện tích dành cho hoạt động đào tạo, thư viện, khu thể thao; Tổng giá trị thiết bịdành cho quản lý và giảng dạy; Mức độ đáp ứng của thư viện về không gian và sốlượng, chất lượng sách báo

- Chất lượng hoạt động dạy và học: Chất lượng hoạt động tuyển sinh; Các

phương thức tổ chức đào tạo; Tổ chức và thực hiện kế hoạch đào tạo; Tổ chức đàotạo liên thông; Các phương pháp dạy học được áp dụng; Các phương pháp, qui trìnhkiểm tra đánh giá kết quả học tập

- Chất lượng môi trường giáo dục: Sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà

trường; Tính hợp lý cơ cấu tổ chức quản lý; Công tác quản lý, phát triển đội ngũ cán

bộ, giáo viên; Hoạt động của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức xãhội, đoàn thể

- Quản lý tài chính: Khả năng huy động các nguồn tài chính của nhà trường;

Chất lượng quản lý tài chính; Tỷ lệ phân bổ tài chính cho các hoạt động đào tạo,xây dựng chương trình, viết giáo trình, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vậtchất và đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Mức độ hài lòng của HS về chất

lượng đào tạo và các dịch vụ của nhà trường; Mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng

Trang 18

về chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường.

1.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Nghiên cứu khoa học: Các chủ trương, chính sách của nhà trường trong công

tác nghiên cứu khoa học; Số lượng công trình nghiên cứu, số lượng GV, HS thamgia nghiên cứu, số lượng bài báo được đăng trên tạp chí; Giá trị và tính ứng dụngcủa các kết quả nghiên cứu; Cơ sở vật chất dành cho nghiên cứu; Tỷ lệ chi phí dànhcho nghiên cứu

- Hợp tác quốc tế: Các mối quan hệ hợp tác quốc tế và các kết quả đạt được.

1.1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phục vụ, hỗ trợ

- Hoạt động tư vấn nghề nghiệp

- Đảm bảo các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khỏe

- Tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm

1.1.5 Quản lý chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề

1.1.5.1 Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chếquản lý để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn xác định trong tất cả các lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh dịch vụ QLCL được hiểu qua các cấp độ theo sơ đồ 1.7

1.2.3.4.2 Quản lý chất lượng đào tạo nghề

- Kiểm soát chất lượng là hoạt động QLCL nhằm loại bỏ các thành tố hoặc sảnphẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định hoặc làm lại nếu có thể Kiểm soát chất

Sơ đồ 1.7: Các cấp độ quản lý chất lượng

Kiểm soát

chất lượng

Đảm bảo chất lượng

QL chất lượngtổng thể

Phát hiện loại bỏ

Phòng ngừa

Cải thiện chất lượng

Giai đoạnMức độ

Nguồn: Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học - TS Phạm Xuân Thanh

Trang 19

lượng được thực hiện theo thông qua hình thức thanh tra, kiểm tra do các chuyêngia chất lượng, kiểm soát viên hoặc thanh tra viên tiến hành sau quá trình sản xuấthoặc dịch vụ Thanh tra và kiểm tra là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụngrộng rãi trong việc kiểm soát chất lượng.

- Đảm bảo chất lượng: Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814, bảo đảm chất lượng làtoàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng vàđược chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽđảm bảo đầy đủ các yêu cầu chất lượng

- QLCL tổng thể (TQM): là cấp độ quản lý chất lượng cao nhất hiện nay, cóquan hệ chặt chẽ với đảm bảo chất lượng, tiếp tục và phát triển hệ thống đảm bảochất lượng QLCL tổng thể là quá trình nghiên cứu những kỳ vọng và mong muốncủa khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của kháchhàng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức đem lại lợi íchcho bản thân mỗi thành viên, cho tổ chức và cho xã hội

1.1.5.2 Quản lý chất lượng đào tạo nghề của trường dạy nghề

Quản lý chất lượng đào tạo là quản lý quá trình dạy và học của người GV dạynghề và người HS học nghề trong quá trình đào tạo Các mô hình quản lý chấtlượng đào tạo gồm:

- Kiểm soát CLĐT: Nhằm loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không

đạt chuẩn qui định (HS không đạt yêu cầu đào tạo) hoặc làm lại nếu có thể (HS lưuban) Kiểm soát CLĐT là mô hình quản lý truyền thống về chất lượng đào tạo.Trong giáo dục và đào tạo, thanh tra và kiểm tra là hai phương pháp phù hợp nhấtđược áp dụng rộng rãi để xem xét việc thực hiện các tiêu chuẩn đầu vào, tiêu chuẩnquá trình đào tạo và tiêu chuẩn đầu ra

- Đảm bảo CLĐT: Được coi như là một hệ thống các biện pháp, các hoạt động

có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường Toàn bộ các hoạt động có kếhoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh

là đạt mức cần thiết để thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng sản phẩm của đào tạo.Nói cách khác, đảm bảo CLĐT có nghĩa là tạo ra sản phẩm (người học) đạt các tiêu

Trang 20

chuẩn đề ra Đảm bảo chất lượng ĐTN đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ quản lý, củađội ngũ nhà giáo và nhân viên phục vụ hơn là trách nhiệm của thanh tra và kiểm tra.

- Quản lý CLĐT tổng thể: Là tổng hợp của đảm bảo CLĐT, mở rộng và phát

triển đào tạo Quản lý chất lượng tổng thể không phải là thanh tra, mà đó là sự cốgắng của cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học làm mọi việc đúng ngay từ đầu

và đúng vào mọi thời điểm Và để đội ngũ cán bộ, GV làm việc tự giác, tích cực, cóhiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng, đòi hỏi nhà trường tạo ra môi trường, điềukiện làm việc và cơ chế chính sách phù hợp để họ phát huy sáng kiến cải tiến, năngđộng trong công việc hàng ngày thay vì kiểm soát

Ngoài các mô hình quản lý chất lượng đào tạo nêu trên, còn có mô hình quản

lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000-2000, EFQM Kiểm định chấtlượng cũng là một mô hình quản lý chất lượng ĐTN

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vựcĐTN và chất lượng ĐTN đã được biên soạn và phát hành như “Tổ chức và quản lýquá trình đào tạo” (1996) và các tài liệu khác của tác gỉa Nguyễn Minh Đường; “Cảitiến mục tiêu và nội dung đào tạo nghề” (1990), “Phát triển giáo dục nghề nghiệpđáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực” (2001), “Giáo dục nghề nghiệp - nhữngvấn đề và giải pháp” (2005) của PGS,TS Nguyễn Viết Sự; “Đổi mới hệ thống giáodục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010” của PGS.TS Đỗ MinhCương; “Đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường TCCN, CĐ và Đại học”(2008) của TS Phan Thị Hồng Vinh-Ths Ngô Thị San; “Đánh giá chất lượng đàotạo trong giáo dục nghề nghiệp” (2007) của Ths Nguyễn Đăng Trụ; “Một số bộ tiêuchuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp của nước ngoài” (2008) của PGS.TSNguyễn Viết Sự và CN Nguyễn Thị Hoàng Yến…

Tất cả cho chúng ta thấy, đã có đề cập đến chất lượng tay nghề, chất lượngcông tác ĐTN trong những năm qua và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng ĐTN trong thời gian tới Tuy nhiên vấn đề nâng cao chất lượng ĐTN tại một

Trang 21

cơ sở ĐTN cụ thể, tại một trường Cao đẳng Công nghiệp chưa được nghiên cứu mộtcách có hệ thống Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng caochất lượng, nâng cao năng lực ĐTN của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, gópphần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội tại địa phương và của đất nước.

1.2.2 Tổng quan về đào tạo nghề trong nước

1.2.2.1 Lịch sử phát triển của dạy nghề Việt Nam

DN ở Việt nam đã có một lịch sử phát triển khá lâu dài Tuy nhiên, xét về tính

hệ thống, DN được hoạt động và phát triển rõ nét từ khi thành lập Tổng cục đào tạoCông nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ lao động, chuyển DN từ dạng sơ khai, dân giantruyền thống sang DN hiện đại với nhiệm vụ “đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CNKT làmột nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếu” Có thể nói, khi đó Đảng và Nhà nướcrất chú trọng đến công tác DN, đội ngũ CNKT được đào tạo trong các trường DN đãđảm nhận những vị trí quan trọng trong các nhà máy, xí nghiệp XHCN Người laođộng được đào tạo nghề là niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam

Từ năm 1975 đến trước khi đổi mới 1986, đây là thời kỳ đầy biến động củakinh tế-xã hội nước ta Trong giai đoạn này nhiều lao động Việt nam được cử ranước ngoài học tập trong các trường CNKT của các nước XHCN (cũ) như Liên Xô,Hungari, Tiệp Khắc…Các nước cũng viện trợ để Việt nam xây dựng rất nhiềutrường CNKT theo mô hình Xô Viết mà nhiều trường đến nay vẫn là mũi nhọn của

hệ thống DN cả nước Người lao động qua ĐTN trong giai đoạn này được đào tạobài bản, đạt chuẩn quốc tế (của khối các nước XHCN), tiếp cận nền công nghiệptiên tiến đương thời Tuy nhiên sau đó “xơ cứng” của nền kinh tế bao cấp cũng đãbộc lộ và điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của DN kéo theo hoạt động này cóchiều hướng đi xuống

Từ năm 1986-1998, đây là thời kỳ “thoái trào” của DN Xã hội thờ ơ với DN,người lao động quay lưng lại với DN Người học nghề là những người được coi làthấp kém nhất trong bậc thang đào tạo kể cả trong công việc Nguyên tắc hành xửcủa người học là: không đỗ đại học mới học trung cấp, không đỗ trung cấp mới đi

Trang 22

học nghề Nguyên nhân sâu xa là do nhu cầu thị trường lao động, quan trọng hơn lànhận thức giá trị nghề nghiệp của người lao động và của xã hội chưa đầy đủ và chưađúng, người sử dụng lao động không dựa trên năng lực thực sự của người lao động

mà chủ yếu dựa trên bằng cấp

Từ năm 1998 đến nay, trước nhu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực chocông cuộc đổi mới, Chính phủ đã có quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước

về dạy nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ TB&XH, hình thành tổ chức và quản lýdạy nghề từ trung ương đến địa phương, có các bộ phận quản lý dạy nghề thuộc các

tư duy mới hơn Quan hệ ứng xử giữa các nhóm lao động đã được bình đẳng hơn

1.2.2.2 Thực trạng dạy nghề trong nước [3]

Hệ thống DN đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ DN hai cấp trình độ đào tạo

là dài hạn và ngắn hạn sang dạy nghề 3 cấp trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục và

Sơ đồ 1.8 : Hệ thống quản lý dạy nghề

BỘ TB&XH

LĐ-BỘ CHỦ QUẢN

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

SỞ TB&XH

Trang 23

Luật Dạy nghề là: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề DN trình độ caođáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đã bước đầu được chú trọng.

Mạng lưới các cơ sở DN được phát triển rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng vềhình thức sở hữu và loại hình đào tạo Đến nay trong cả nước có 2.182 cơ sở DNtrong đó có 70 trường CĐN, 242 trường TCN và hàng ngàn trung tâm, cơ sở DNxóa bỏ tình trạng trắng trường DN ở các tỉnh, từng bước khắc phục tình trạng mấtcân đối giữa nhu cầu và năng lực đào tạo, phân bổ các trường nghề giữa các vùng,miền, các ngành tương đối hợp lý Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước điều chỉnhtheo yêu cầu, cơ cấu của sản xuất-kinh doanh-dịch vụ, yêu cầu đa dạng của xã hội.Nội dung chương trình ĐTN từng bước được nâng cao về chất lượng phù hợp với

kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng kinh

tế trọng điểm Quy mô ĐTN tăng nhanh, giai đoạn 2001-2006 dạy nghề cho 6.6triệu người (tăng bình quân hàng năm 6,5%), trong đó DN dài hạn đạt 1,14 triệungười (tăng bình quân 15%/năm); DN ngắn hạn đạt 5,46 triệu người (tăng bìnhquân gần 6% /năm) Đội ngũ giáo viên DN có bước phát triển về số lượng và chấtlượng Cả nước có 30.408 giáo viên DN và tham gia DN trong đó có 3.743 thạc sĩ

và tiến sĩ Mỗi năm ngân sách nhà nước chi khoảng 7% (tương đương 4.900 tỷđồng) nguồn kinh phí cho công tác ĐTN Theo cơ cấu thì ngân sách nhà nước đầu

tư cho DN chiếm khoảng 63%, đóng góp của người dân là 10%, các cơ sở tự đầu tư3%, nguồn tài trợ nước ngoài 3%

Xã hội hóa DN đã đem lại kết quả bước đầu Nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tưthành lập các trường DN Năm 2007 cả nước có 7 trường cao đẳng, 26 trường trungcấp, 36 trường DN và 239 cơ sở DN ngoài công lập Năm 2007 số người học tại các

cơ sở DN ngoài công lập đạt 445.000 người trong đó dài hạn 13.000 người, một sốtrường được đầu tư xây dựng, trang thiết bị máy móc, phương tiện khang trang, hiệnđại đáp ứng yêu cầu dạy và học không thua kém các trường DN công lập

Qua điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề, có khoảng 70% HShọc nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một sốnghề và một số cơ sở DN tỷ lệ này đạt trên 90%, thậm chí được doanh nghiệp nhận

Trang 24

hết HS tốt nghiệp ra trường Về kỹ năng nghề: 30,4% đạt loại khá và giỏi, 58,7%trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp: 51% đạt loại tốt và khá.

1.2.3 Tổng quan về đào tạo nghề trong tỉnh TT Huế

1.2.3.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh TT Huế [5]

Tỉnh TTH có nền kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh, cơ cấu kinh tế từngbước chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau caohơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 9,6% Năm 2005 tỉ trọng gíatrị công nghiệp xây dựng 35,9%, dịch vụ 43,1%, nông nghiệp 21% Cơ cấu lao độngchuyển dịch theo hướng tích cực Số hộ thuần nông còn 59,1%

Chương trình xóa đói giảm nghèo đã có nhiều kết quả tích cực Đến năm 2005không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (theo tiêu chí cũ) GDP đầu người đạt 580USD Mỗi năm tạo việc làm mới cho 13.000 lao động

Lĩnh vực văn hóa xã hội đã có sự tiến bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn

và phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Giáo dục đào tạo phát triển cảqui mô và chất lượng Hệ thống các trường DN được đầu tư và mở rộng, phục vụ tốtcho đào tạo nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm Hệ thốngcác trường ĐH tiếp tục mở rộng qui mô và cơ cấu ngành, nghề đào tạo theo hướngnâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội

Về y tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm Hoạt độngvăn hóa với nhiều hình thức tổ chức phong phú sôi nổi với thành công của các kỳfestival đã tạo sự thay đổi về diện mạo của thành phố Huế và con người Huế

1.2.3.2 Thực trạng về đào tạo nghề trong tỉnh [23]

Trong những năm qua, công tác DN trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kếtquả và thành tựu khả quan, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động kỹthuật có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH Hệ thống ĐTN đã được nângcấp, nhiều trình độ nghề nhất là trình độ cao (CĐN, TCN) đã được triển khai

Mạng lưới cơ sở DN trên địa bàn toàn tỉnh tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây.Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 41 đơn vị ĐTN trong đó 11 trường DN với các loạihình công lập và dân lập, trường của địa phương, trường của trung ương, 22 trung

Trang 25

tâm DN trực thuộc các ngành, tổ chức xã hội và trung tâm cấp huyện, thành phố, 8

cơ sở đào tạo thuộc các doanh nghiệp Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 70 cơ sở đàotạo nghề dưới dạng kèm cặp, hướng dẫn nghề tại các doanh nghiệp tư nhân, hộ giađình; nhiều ngành nghề truyền thống đang được duy trì và phát triển, đã thu hútnhiều lao động làm việc hoặc học nghề

Qua hệ thống ĐTN của Tỉnh, năm 2007 có 15.299 lao động qua ĐTN, trong đó

có 2.720 học viên học nghề dài hạn và 13.579 học viên học nghề ngắn hạn Qui mô

DN tăng nhanh, nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN từ 13% (2001) lên 31% (cuối năm2007) Tuy nhiên qui mô DN dài hạn thấp, chỉ chiếm 30% trong tổng số lao độngqua ĐTN, thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao cho các khu công nghiệp, cácngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xuất khẩu lao động và chuyên gia Tỷ lệ HS saukhi tốt nghiệp có việc làm đạt trên 60% Số lượng GV trong các cơ sở DN năm

2005 là 524 trong đó 8,4% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 70,8% có trình độ đại học;20,8% có trình độ THCN, thợ bậc cao GV có trình độ kỹ năng sư phạm đạt 75,2%,

có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A đạt 33,9% So với định mức 15HS/GV hiện naymới chỉ đáp ứng 60% về số lượng, về chất lượng, tỷ lệ GV đạt chuẩn 75,2% Tổngngân sách đầu tư cho ĐTN 5 năm qua đạt 165 tỷ đồng, kinh phí ngoài ngân sáchhuy động từ công tác xã hội hóa DN đạt 22 tỷ đồng

1.2.4 Yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTN trong sự nghiệp CNH-HĐH

CNH-HĐH là một tất yếu khách quan đối với nước ta nhằm xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội CNH-HĐH đòi hỏi phải có một nguồn nhânlực chất lượng cao Tuy nhiên số lượng và chất lượng nguồn lao động ở Việt Namnói chung và ở miền Trung nói riêng vẫn còn nhiều bất cập

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng thất nghiệp vẫn đang trong tình trạng báođộng Thừa lao động phổ thông, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, thiếu laođộng có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu thợ kỹ thuật trong các ngành nghề

- Mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung mới phấn đấuđạt 50%, trong đó lao động qua ĐTN phấn đấu đạt 30% trong lúc các nước thuộckhối ASEAN có đến 70% lực lượng lao động qua đào tạo

Trang 26

- Cơ cấu đào tạo còn nhiều bất hợp lý Tình trạng thừa thầy thiếu thợđang còn phổ biến trong xã hội Nếu các nước công nghiệp có cơ cấu nhân lực là 1

kỹ sư, 4 kỹ thuật viên, 10 công nhân lành nghề và bán lành nghề, còn ở Việt nam, tỷ

lệ 1 kỹ sư, 0,8 kỹ thuật viên, 2,9 công nhân lành nghề và bán lành nghề Ở các nước,

tỷ lệ lao động phổ thông chỉ chiếm 35% thì ở Việt Nam tỷ lệ lao động chiếm 88%

Tỷ lệ công nhân lành nghề ở các nước là 35% thì ở Việt Nam là 5,5% Lao động kỹthuật trung cấp cũng vậy: 24,5% ở các nước công nghiệp và 3,5% ở Việt Nam

- Chất lượng lao động vẫn còn ở mức thấp không đáp ứng đòi hỏi mànhững diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt

ra

Trên thực tế nhiều năm qua, chúng ta mới đầu tư chú ý đến phát triển giáo dụcphổ thông và giáo dục đại học, chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp dẫn đến giáodục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo công nhân mất cân đối Mặc dù đã có đượcnhững bước chuyển biến nhất định nhưng nhìn chung qui mô ĐTN vẫn còn nhỏ bé,manh mún Lao động phổ thông không có nghề chiếm số lượng lớn, lao động cónghề lại tập trung ở các nghề xã hội, nghề kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ Chất lượngĐTN chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu đa dạng của xã hội.Một nguyên nhân có thể rút ra là do các điều kiện đảm bảo chất lượng tại các

cơ sở DN chưa đầy đủ Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụgiảng dạy và học tập còn lạc hậu; Đội ngũ giáo viên DN chuyên nghiệp bị phân tán,giảm về số lượng, trình độ không được nâng cao cho phù hợp với sự phát triểnnhanh chóng của khoa học và công nghệ, ít được chú ý bổ sung, bồi dưỡng, đào tạolại Nội dung chương trình, hệ thống giáo trình vẫn trong tình trạng lạc hậu, thiếuthống nhất; Sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở DN với các doanh nghiệp chưa chặtchẽ; Phương pháp dạy và học chuyển biến chậm; Kinh phí eo hẹp, dạy chay, dạy lýthuyết là chính, thời gian thực hành, thực tập không đáng kể…[7, tr2]

Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay, mỗi cơ sở DN phải không ngừng nângcao chất lượng đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề gópphần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Trang 27

1.2.5 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh TT Huế về giáo dục nghề nghiệp

1.2.5.1 Định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp của Đảng và Nhà nước

- Nghị quyết Đại hội X của Đảng nêu rõ: “ Phát triển mạnh hệ thống giáo dụcnghề nghiệp, tăng nhanh qui mô đào tạo CĐN, TCN cho các khu công nghiệp, cácvùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động Mở rộng mạng lưới cơ sở

DN, phát triển trung tâm DN quận, huyện Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng

DN, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và của thế giới Đẩy mạnh xã hội hóa,khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng và linh hoạt.”[11, tr.96]

- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2020 “đặc biệt quan tâm nâng cao chấtlượng DN gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại.Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất,khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động”[4, tr.103]

1.2.5.2 Mục tiêu, kế hoạch ĐTN giai đoạn 2001-2010 của Nhà nước và TT Huế

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày11/4/2002 về việc phê duyệt mạng lưới trường DN, trong đó đã xác định một sốnhiệm vụ chủ yếu của ngành DN giai đoạn 2001-2010 là “chú trọng phát triển ĐTNngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình

độ cao Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triểnKT-XH Đến năm 2005, mỗi tỉnh có ít nhất một trường DN, mỗi quận, huyện cómột trung tâm DN ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trường DN.Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN lên 26% vào năm 2010”

- Nghị quyết đại hội đảng bộ Tỉnh TTHuế lần thứ XIII: “Phát triển mạng lướitrường dạy trung học chuyên nghiệp, cơ sở DN… tiến đến mỗi huyện có một trungtâm ĐTN Đầu tư cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên, các trang thiết bị hiện đại ở cáctrường DN, trường trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật để đào tạonguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 40% lao động được ĐTN nghề”.[24, tr.66]

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ

2.1.1 Khái quát chung

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trực thuộc Bộ Công thương, có chức năngđào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật và các trình độthấp hơn trong các lĩnh vực công nghệ: Kỹ thuật Cơ khí, kỹ thuật Điện, kỹ thuậtĐiện tử, kỹ thuật Nhiệt lạnh, kỹ thuật Ôtô, Công nghệ thông tin, Kinh tế Là cơ sởnghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanhcủa ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội

- Tầm nhìn: Đến năm 2011 trở thành Đại học Công nghiệp Huế

- Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ công thương;chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ TB&XH, các Bộ,ngành có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dântỉnh TT Huế; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệthống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

- Tên bằng tiếng Việt: Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

- Tên giao dịch quốc tế: HUE INDUSTRIAL COLLEGE

- Tên viết tắt: HICOL

- Trụ sở chính đặt tại: 70 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, Tỉnh TT Huế

- Trường gồm 3 cơ sở:

+ Cơ sở 1: 70 Nguyễn Huệ, TP Huế

+ Cơ sở 2: Khu quy hoạch An Vân Dương, TP Huế

+ Cơ sở 3: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế

- Nhiệm vụ chính:

+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp, CĐN, TCN, sơ cấp nghề trong các lĩnh vực công nghệ: Cơ khí,Điện, Điện tử, Nhiệt lạnh, Ôtô, Công nghệ thông tin, Kinh tế

Trang 29

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và công chức nhà nước, kỹ thuậtchuyên ngành và công nhân kỹ thuật bậc cao.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công nghiệp; thựchiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để tạo ra các sảnphẩm mới, chất lượng cao để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu

+ Dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và chuyển giao côngnghệ, thực nghiệm sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo và cácdịch vụ khác theo qui định của pháp luật

+ Liên kết phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên thông về đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ chuyên ngànhvới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

+ Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiêncứu khoa học

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1899: Tháng 9/1899, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái, Trường đượcthành lập ở nội thành Huế, khu vực hậu Bổ (góc đường Nhật Lệ, Phùng Hưng hiện

nay) với tên gọi: Trường Bá Công Thời gian học là 3 năm gồm các nghề lái xe ôtô,

lái xe lăn, máy nổ, máy hơi nước và trắc địa

- Năm 1921: Chính quyền bảo hộ Pháp đã cho cải cách và nâng cấp đào tạo từ

sơ cấp lên trung cấp, khởi công xây dựng cơ sở mới (địa điểm hiện nay) và đổi tên

trường: Trường kỹ nghệ thực hành Huế.

- Năm 1942 : Trường đổi tên thành Trường Kỹ thuật Công nghiệp Huế

- Năm 1952: Trường lấy tên là Học xưởng Kỹ nghệ Huế, tạm đặt ở Trường

Tiểu học Gia Hội (nay là Trường cấp I Phú Cát) gồm có 4 nghề chính: Nguội, Mộc,

Gò, Rèn

- Năm 1954: Vào giữa năm 1954, Trường được chuyển về cạnh sân bay TâyLộc (một phần đất của Trường đại học Nông nghiệp 2 bây giờ) và đổi tên thành

Trường Chuyên nghiệp kỹ nghệ Huế

- Năm 1956 Trường đổi tên thành Trường Trung học kỹ thuật Huế

Trang 30

- Năm 1976 Trường đổi tên thành Trường kỹ thuật Huế.

- Năm 1977 Trường đổi tên thành Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện Huế.

Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 2/7 Thời gian đào tạo 2 năm, gồm các nghề: Rèn,Đúc, Gò, Hàn, Mộc, Tiện, Điện, Máy nổ

- Năm 1993 Trường đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế, theo quyết

định số 442/CN của Bộ Công nghiệp nặng, ngày 30/7/1993

- Năm 1998 Trường được nâng cấp đào tạo và đổi tên thành Trường Trung

học Công nghiệp Huế theo QĐ số 442/CN của Bộ công nghiệp ngày 17/2/1998.

- Năm 2005 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

theo quyết định số 6092/QĐ-BGD-ĐT ngày 27/10/2005

- Hiện nay, Trường đang đệ trình đề án nâng cấp lên thành Trường Đại họcCông nghiệp Huế vào năm 2011

Hơn 100 năm hình thành và phát triển, Trường CĐCN Huế đã hun đúc mộttruyền thống cách mạng kiên cường, là nơi đã hình thành được Chi bộ Đảng Cộngsản rất sớm (1930), một trong số ít Chi bộ Đảng đầu tiên của TT Huế Từ khi thànhlập đến nay Trường đã góp phần bổ sung hàng vạn công nhân, cán bộ kỹ thuật chođất nước Nhiều GV, HS đã học tập, rèn luyện và hoạt động cách mạng trở thànhnhững cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội

Với những đóng góp trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành côngnghiệp cũng như sự phát triển của đất nước, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huếluôn được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực ĐTN ở khu vựcmiền Trung Trường đã được nhà nước tặng thưởng:

02 Huân chương Độc lập hạng Nhất (1999, 2004)

01 Huân chương Lao động hạng Nhì (1994)

01 Huân chương Lao động hạng Ba (1989)

Trường được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1991 Ngoài rađược tặng thưởng nhiều cờ thi đua luân lưu và bằng khen của Chính phủ, Bộ Côngnghiệp, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Trang 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Trong đó:

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách hành chính-quản trị,

Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo thực hành, Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo lýthuyết

- Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh-sinh viên,

Trung tâm thông tin và tuyển sinh, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Nghiên cứukhoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Quản trị đời sống, Phòng Tổ chức hành chính

- Các khoa:

+ Khoa Cơ khí: Đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Cắt gọt

kim loại, Hàn Khoa có 5 xưởng thực hành với những thiết bị hiện đại và đồng bộ Dự

án GDKT và DN đã đầu tư hơn 6 tỷ thiết bị công nghệ cao như máy tiện CNC, máybào các loại, máy hàn TIG, MIG, MAG, máy cắt plasma, máy mài các loại

Trung tâm thông tin

và tuyển sinh

Phòng Tài chính

Kế toán

Phòng NCKH

và HTQT

Phòng Quản trị đời sống

Phòng

Tổ chức hành chính

Khoa Công nghệ thông tin

Khoa

Cơ khí

Hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm

Khoa Động lực

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường CĐCN Huế

Trang 32

+ Khoa Điện: Là khoa sớm được hiện đại hóa thiết bị dạy và học Năm

1990, chính phủ Pháp đầu tư 2 triệu France thiết bị thực hành điện công nghiệp vànay Dự án GDKT&DN đầu tư 300.000 USD theo hướng số hóa thiết bị thực hành.Hiện nay đang đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp và dândụng Khoa Điện luôn có tỷ lệ học sinh theo học rất cao

+ Khoa Điện tử: Đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, Sữa

chữa thiết bị điện tử công nghiệp và Sữa chữa điện tử dân dụng Khoa có các phòngthí nghiệm và xưởng thực hành hiện đại, gồm 2 khu: Khu thực tập điện tử cơ bản vàkhu thực tập kỹ thuật cao vừa được lắp đặt gần 4 tỷ đồng thiết bị đáp ứng nhu cầunghiên cứu của giảng viên và sinh viên

+ Khoa Động lực: Là một trong những khoa được thành lập sớm Hiện nay

Khoa được đào tạo 2 chuyên ngành: Công nghệ sữa chữa ô tô và Sữa chữa ô tô-xemáy Khoa có những quan hệ hợp tác quốc tế có hiệu quả Viện IFAC, Hiệp hộiBretagne- Vietnam (Cộng hòa Pháp) viện trợ gần 1 tỷ đồng thiết bị Năm 2005 Dự

án GDKT & DN đã đầu tư thiết bị chuyên ngành kiểm tra, chẩn đoán, sữa chữa ô tôtrị giá 250.000USD

+ Khoa Nhiệt lạnh: Là khoa có hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực

hành đầy đủ và tiên tiến Khoa đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Nhiệtlạnh, Điện lạnh, Sữa chữa thiết bị điện lạnh

+ Khoa Khoa học cơ bản: Nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy khối kiến thức

văn hóa, giáo dục đại cương cho học sinh, sinh viên ở các khoa chuyên ngành, tổchức các lớp bồi dưỡng, bổ túc kiến thức văn hóa đầu vào cho các lớp liên kết đàotạo và đại học một số chuyên ngành khác

+ Khoa Công nghệ thông tin: Là khoa mới được thành lập, có đội ngũ GV

mạnh với 74% GV có trình độ thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh

+ Khoa Kinh tế: Là Khoa mới được thành lập Đào tạo Cao đẳng kế toán,

Trung cấp kế toán

2.1.4 Ngành nghề, trình độ đào tạo

Hệ thống đào tạo trường CĐCN Huế được trình bày ở sơ đồ 2.2

Trang 33

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRUNG CẤP NGHỀ

TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Sơ đồ 2.2: Hệ thống đào tạo trường CĐCN Huế

Trang 34

+ Các lớp ngắn hạn: Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn, Tiện, Sữachữa ô tô Bồi dưỡng nâng bậc cho công nhân các nhà máy, xí nghiệp…

- Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: Điện công nghiệp và dân dụng, Kỹ thuật Điện

và Nhiệt lạnh, Sữa chữa Ôtô xe máy, Điện tử viễn thông, Tin học ứng dụng, Quảntrị mạng máy tính, Hạch toán kế toán

- Hệ Cao đẳng nghề: Điện dân dụng, Hệ thống điện, Cắt gọt kim loại, Hàn,Điện tử công nghiệp, Sữa chữa thiết bị điện tử dân dụng, Sữa chữa ôtô, Sữa chữathiết bị điện lạnh, Sữa chữa và lắp ráp máy tính

- Hệ Trung cấp nghề: Điện dân dụng, Sữa chữa thiết bị điện dân dụng, Cắt gọtkim loại, Sữa chữa thiết bị điện tử dân dụng, Sữa chữa thiết bị điện tử công nghiệp,Sữa chữa ô tô

2.1.5 Số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp qua các năm

Bảng 2.1: Kết quả tuyển sinh và tốt nghiệp qua các năm học

Hệ đào tạo

Tuyển sinh

Tốt nghiệp

Tuyển sinh

Tốt nghiệp

Tuyển sinh

Tốt nghiệp

Đồ thị 2.1: Tỷ trọng học sinh học nghề qua các năm

Trang 35

2.1.6 Qui mô đào tạo hằng năm cho các nghề

Bảng 2.2: Lưu lượng HS học nghề qua các năm

Ngành Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009

2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ

2.2.1 Học sinh

* Chất lượng HS tuyển mới

- Kết quả tuyển sinh hàng năm: Năm học 2006-2007 là năm thứ hai trường đào

tạo bậc cao đẳng, năm đầu tiên đào tạo CĐN và TCN theo Luật Dạy nghề Hiện naynhà trường chỉ tổ chức thi tuyển bậc Cao đẳng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đàotạo, điểm chuẩn tuyển sinh dao động từ 14-17 điểm tùy theo từng nhóm ngành nghề.Riêng đối với hệ Dạy nghề và TCCN, nhà trường tiến hành xét tuyển dựa vàokết quả điểm các môn toán và vật lý ở các năm cuối cấp Điểm xét tuyển thường

Trang 36

không cao, 7-8 điểm cho cả hai môn toán, vật lý và cũng có sự dao động giữa cácnhóm ngành Các ngành như Cơ khí, Điện, Điện tử thường có điểm xét tuyển caohơn, trong khi các ngành còn lại điểm xét tuyển thường thấp và số lượng đăng kýkhông đủ chỉ tiêu

Kết quả tuyển sinh hàng năm thể hiện ở bảng 2.1.Thực tế, công tác tuyển sinhđối với hệ Dạy nghề ngày càng khó khăn, HS chỉ cần nộp hồ sơ là được xét tuyển,

ba ngành thu hút đông HS nhất là Điện, Cơ khí, Nhiệt lạnh nhà trường còn có sự lựachọn, các ngành khác: Điện tử, Động lực cố gắng lắm cũng chưa tuyển đủ chỉ tiêu

- Cơ cấu giới tính của HS tuyển mới: Đặc điểm chung của các trường dạy nghề

công nghiệp là số lượng HS nam chiếm tỷ lệ lớn Trước đây, khi trường chưa mởngành kế toán và công nghệ thông tin, hầu như không có HS nữ Hiện nay, tỷ lệ này

đã được cải thiện Năm học 2008-2009 tỷ lệ HS nữ là 10,7% chủ yếu tập trung vào

hệ TCCN và Cao đẳng

- Khu vực lưu trú của học sinh: Do địa bàn tuyển sinh từ Nghệ An đến Đà

Nẵng nên HS của trường chủ yếu ở miền Trung, 67%, tại các tỉnh Quảng Trị,

Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, 28% lân cận thành phố Huế, 5% thành phố Huế

- Động cơ chung HS khi theo học tại trường: Đối với sinh viên CĐ, CĐN,

TCCN hệ A, đa phần HS có ý thức học tập tốt, đi học chuyên cần và có sự đầu tưcho việc học Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhất là khối trung cấp nghề, phần lớn

do năng lực học tập yếu kém, không thi đậu vào các trường khác, do bị cha mẹ épbuộc phải theo học vì không còn sự lựa chọn, chưa có định hướng nghề nghiệp nên

ý thức học tập kém

* Chất lượng HS đang học tập

- Kết quả học tập: Kết quả học tập năm học bình quân từ năm 2006-2008 của

hệ DN như sau:

+ Lý thuyết đạt yêu cầu: 87,8%, trong đó khá, giỏi 14,1%

+ Thực hành đạt yêu cầu: 85,2%, trong đó khá, giỏi 44,4%

+ Đạo đức loại tốt, khá đạt 22,5%, loại kém 2,3%

Trang 37

Năm 2008, Trường có 5 thí sinh tham gia Hội thi tay nghề cấp Bộ thuộc 3ngành Công nghệ thông tin, Cơ khí, Nhiệt lạnh Kết quả đạt được 1 giải 3 và 4 giảikhuyến khích.

- Tỷ lệ HS nghỉ học và các lý do: Tỷ lệ HS nghỉ học giữa chừng cao, bình quân

trong toàn trường là 14,4% Trong đó hệ Dạy nghề có tỷ lệ cao nhất là 21,4% Lý dochính là các HS học nghề thường có năng lực học các môn văn hóa yếu Sau khi vàotrường HS xác định mục tiêu học nghề nhưng vẫn phải tiếp tục học văn hóa nên khảnăng hiểu và tiếp thu kiến thức yếu Thêm vào đó ý thức học tập kém, lười biếng,phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, phó tháctoàn bộ trách nhiệm cho nhà trường, tỷ lệ HS vắng học cao Kết quả số lượng HS tự

ý bỏ học và bị thôi học cao

* Chất lượng HS tốt nghiệp

- Hiệu quả đào tạo: Hiệu quả đào tạo bình quân từ năm 2006-2008:

+ Tỷ lệ HS tốt nghiệp/ số HS nhập học: 68%

+ Tỷ lệ HS tốt nghiệp/số HS cuối khóa học: 92,5%

- Kết quả tốt nghiệp: Kết quả HS tốt nghiệp tính bình quân từ năm 2006- 2008:

Đạt là 92,5%, trong đó khá, giỏi 24,6% Đạo đức loại tốt, khá là 22%

Theo kết quả điều tra “Lần theo dấu vết” trong khuôn khổ Dự án GDKT&DN,thu nhập trung bình HS sau tốt nghiệp 1 năm từ 1,2tr-1,5trđ/tháng Khoảng 65-70%

HS ra trường tìm được việc làm tùy theo ngành nghề đào tạo Tỷ lệ HS các ngànhĐiện, Cơ khí, Nhiệt lạnh tìm được việc làm cao hơn so với các ngành khác Cónhững địa điểm như Sở điện lực TT Huế, các trạm bơm nông nghiệp và trạm biến

áp hạ thế nông thôn của 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng trị gần 50% công nhânđều là HS của trường Các doanh nghiệp đánh giá tay nghề của đội ngũ công nhânngày càng cao

Tồn tại

Chất lượng đầu vào của hệ DN thấp do tâm lý chung không xem trọng họcnghề Đây không chỉ là vấn đề riêng của trường CĐCN Huế mà là tình trạng chungcho các trường Dạy nghề trong cả nước và là vấn đề khá bức xúc trong toàn xã hội

Trang 38

Sự nhận thức về nghề nghiệp, lựa chọn học nghề vẫn còn mơ hồ Một bộ phận đáng

kể thanh thiếu niên vẫn bám giữ giá trị, chuẩn mực nghề nghiệp cũ, coi trọng khoa

cử, ít quan tâm đến các nghề lao động trực tiếp Theo kết quả cuộc khảo sát tại một

số khu vực ở Quảng Ninh, Hà nội và Khu kinh tế Dung Quất [12], 48,8% thanhthiếu niên cho rằng cần học xong PTTH rồi mới tính, 37% thừa nhận để vào đờithuận lợi thì tấm giấy thông hành cần thiết vẫn phải là bằng tốt nghiệp đại học hoặctrên đại học, chỉ có 6,7% ý kiến nói cần phải có nghề giỏi và 1,3% trả lời khôngbiết Như vậy phần đông vẫn cho rằng học lên cao mới là cơ sở đích thực để pháttriển nghề nghiệp, còn học nghề chỉ là phương án dự phòng

2.2.2 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Thống kê phân loại GV theo trình độ chuyên môn, giới tính và thâm niêngiảng dạy năm 2009 được trình bày ở bảng 2.3

- Số lượng: Tổng số cán bộ, GV của trường là 190 gồm 160 GV, CBQL và 30

viên chức Ngoài ra trên 60 GV thỉnh giảng

- Chất lượng

+ Cơ cấu giới tính: 34,2% nữ và 65,8% nam

+ Độ tuổi: Lực lượng GV trẻ dưới 30 tuổi tỉ lệ 42%, số GV từ 31-40 chiếm40%, số GV từ 41-50 chiếm 8%, GV từ 51-60 tuổi chiếm 10%

+ Trình độ chuyên môn: Tính đến 4/2009, 1,25% có trình độ tiến sĩ, 40%

có trình độ thạc sĩ, 58,75% có trình độ đại học Hiện có hơn 10 GV đang học thạc sĩ

và 4 GV làm nghiên cứu sinh 80% GV vừa giảng dạy lý thuyết và thực hành 100%

GV đạt chuẩn Đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn chức danh, 100% đạt trình độ đạihọc trở lên, trong đó có 1 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 8 thạc sĩ

+ Trình độ sư phạm: 100% GV được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm+ Trình độ ngoại ngữ: 67% GV có chứng chỉ ngoại ngữ A Anh văn, 20%

có trình độ C và đại học

+ Trình độ tin học: 72% GV có chứng chỉ tin học A, 7% trình độ C

Bảng 2.3: Phân loại GV theo trình độ, giới tính và thâm niên giảng dạy năm 2009

Trình độ chuyên môn Thâm niên giảng dạy

Tổng Nữ TS Ths ĐH CĐ <5 5-10 10-20 >20

Trang 39

số năm năm năm năm

- Tỷ lệ HS/GV (bảng 2.4): Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo, tỷ lệ HS/GV

tăng mạnh qua các năm Năm 2008, tỷ lệ này là 22 HS/GV

- Số giờ giảng dạy của GV/năm: Do Trường đào tạo đa trình độ nên cơ sở để

tính toán chế độ giờ giảng cho các cấp trình độ là khác nhau , được qui định cụ thểtrong Qui định nội bộ của Trường Hầu hết các GV trong trường đều đảm bảo giờchuẩn Năm học 2007-2008, khoa Điện có số giờ vượt cao nhất là 157%, khoa Khoahọc cơ bản có số giờ vượt thấp nhất là 95,6% Riêng khoa Động lực một số GV dạykhông đủ giờ chuẩn

- Tỷ lệ đội ngũ GV/tổng số cán bộ cơ hữu của trường (bảng 2.5): Tỷ lệ này

được ổn định ở mức 0,84 với chủ trương chung của nhà trường là tinh giảm biênchế đối với đội ngũ cán bộ hành chính

Bảng 2.5: Tỷ lệ GV/ tổng số cán bộ cơ hữu qua các năm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

- Số GV, CBQL được đào tạo và đi thực tập trong nước và nước ngoài

Trang 40

Hàng năm, nhà trường luôn cử CBQL và GV tham gia các chương trình tập

huấn ngắn hạn, dài hạn trong nước và nước ngoài Từ năm 2006-2008, theo chươngtrình mời của các tổ chức hợp tác quốc tế, Dự án GDKT&DN nhà trường đã cử hơn

60 lượt CBQL, GV các khoa đi tập huấn ở các nước trong khối ASEAN, Đức, Nhật,Hàn quốc, Úc… thời gian từ 0.5 - 4 tháng Hiện nay, trường có 4 GV đang học caohọc và 1 GV làm nghiên cứu sinh ở Đài Loan

- Thành tích đạt được

Các GV tích cực tham gia hoạt động thi đua dạy tốt, học tốt, đạt thành tích cao

trong các cuộc hội giảng cấp trường, hội giảng GV dạy nghề hàng năm cấp tỉnh vàquốc gia Năm 2006, đạt 2 giải nhì và 1 giải ba GV dạy giỏi cấp quốc gia Năm

2007, đạt 1 giải nhất, 2 giải ba cấp tỉnh; cấp quốc gia đạt 3 giải ba

Theo kết quả khảo sát CBQL, 75% đồng ý đội ngũ GV đạt chuẩn trình độ đàotạo và năng lực nghề nghiệp, 68% đồng ý CBQL đạt chuẩn chức danh và đáp ứngyêu cầu quản lý

Tồn tại

Lực lượng GV trẻ chiếm tỷ lệ cao, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, lại phảigiảng dạy nhiều môn (2 môn trở lên) nên mức độ nghiên cứu bài giảng không sâu,thời gian chuẩn bị cho các bài tập thực hành ít Phần lớn GV là sinh viên tốt nghiệp

từ các trường đại học bách khoa, được đào tạo theo hướng hàn lâm nên kỹ năngthực hành, nghiệp vụ sư phạm chưa cao

Chậm đổi mới trong phương pháp giảng dạy Việc ứng dụng thiết bị công nghệtrong giảng dạy, nhất là trong giảng dạy các môn học lý thuyết khá hạn chế làm chotiết học kém lôi cuốn, sinh động (theo 38% HS) Nguyên nhân do đầu tư cơ sở vậtchất không đồng bộ, đồng thời chưa có bộ phận chuyên trách cho việc bảo quản và

sử dụng thiết bị nên phần lớn GV ngại trách nhiệm khi sử dụng

Tỷ lệ HS/GV chưa đạt định mức qui định là 15/1, thiếu GV có trình độ taynghề cao Chưa có cơ chế khuyến khích và thu hút cán bộ kỹ thuật có tay nghề caohoặc GV giỏi nghề về công tác tại trường

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

“Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệu quả cao - MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo NGHỀ tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
o tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệu quả cao (Trang 6)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w