TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ 2.1.1 Khái quát chung
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trực thuộc Bộ Công thương, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực công nghệ: Kỹ thuật Cơ khí, kỹ thuật Điện, kỹ thuật Điện tử, kỹ thuật Nhiệt lạnh, kỹ thuật Ôtô, Công nghệ thông tin, Kinh tế. Là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tầm nhìn: Đến năm 2011 trở thành Đại học Công nghiệp Huế
- Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ công thương; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ TB&XH, các Bộ, ngành có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh TT Huế; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Tên bằng tiếng Việt: Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - Tên giao dịch quốc tế: HUE INDUSTRIAL COLLEGE - Tên viết tắt: HICOL
- Trụ sở chính đặt tại: 70 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, Tỉnh TT Huế - Trường gồm 3 cơ sở:
+ Cơ sở 1: 70 Nguyễn Huệ, TP Huế
+ Cơ sở 2: Khu quy hoạch An Vân Dương, TP Huế + Cơ sở 3: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế - Nhiệm vụ chính:
+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, CĐN, TCN, sơ cấp nghề trong các lĩnh vực công nghệ: Cơ khí, Điện, Điện tử, Nhiệt lạnh, Ôtô, Công nghệ thông tin, Kinh tế
+ Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và công chức nhà nước, kỹ thuật chuyên ngành và công nhân kỹ thuật bậc cao.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công nghiệp; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và chuyển giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo và các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
+ Liên kết phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1899: Tháng 9/1899, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái, Trường được thành lập ở nội thành Huế, khu vực hậu Bổ (góc đường Nhật Lệ, Phùng Hưng hiện nay) với tên gọi: Trường Bá Công. Thời gian học là 3 năm gồm các nghề lái xe ôtô, lái xe lăn, máy nổ, máy hơi nước và trắc địa.
- Năm 1921: Chính quyền bảo hộ Pháp đã cho cải cách và nâng cấp đào tạo từ sơ cấp lên trung cấp, khởi công xây dựng cơ sở mới (địa điểm hiện nay) và đổi tên trường: Trường kỹ nghệ thực hành Huế.
- Năm 1942 : Trường đổi tên thành Trường Kỹ thuật Công nghiệp Huế.
- Năm 1952: Trường lấy tên là Học xưởng Kỹ nghệ Huế, tạm đặt ở Trường Tiểu học Gia Hội (nay là Trường cấp I Phú Cát) gồm có 4 nghề chính: Nguội, Mộc, Gò, Rèn
- Năm 1954: Vào giữa năm 1954, Trường được chuyển về cạnh sân bay Tây Lộc (một phần đất của Trường đại học Nông nghiệp 2 bây giờ) và đổi tên thành
Trường Chuyên nghiệp kỹ nghệ Huế.
- Năm 1976 Trường đổi tên thành Trường kỹ thuật Huế.
- Năm 1977 Trường đổi tên thành Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện Huế. Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 2/7. Thời gian đào tạo 2 năm, gồm các nghề: Rèn, Đúc, Gò, Hàn, Mộc, Tiện, Điện, Máy nổ.
- Năm 1993 Trường đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế, theo quyết định số 442/CN của Bộ Công nghiệp nặng, ngày 30/7/1993.
- Năm 1998 Trường được nâng cấp đào tạo và đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Huế theo QĐ số 442/CN của Bộ công nghiệp ngày 17/2/1998.
- Năm 2005 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế
theo quyết định số 6092/QĐ-BGD-ĐT ngày 27/10/2005.
- Hiện nay, Trường đang đệ trình đề án nâng cấp lên thành Trường Đại học Công nghiệp Huế vào năm 2011.
Hơn 100 năm hình thành và phát triển, Trường CĐCN Huế đã hun đúc một truyền thống cách mạng kiên cường, là nơi đã hình thành được Chi bộ Đảng Cộng sản rất sớm (1930), một trong số ít Chi bộ Đảng đầu tiên của TT Huế. Từ khi thành lập đến nay Trường đã góp phần bổ sung hàng vạn công nhân, cán bộ kỹ thuật cho đất nước. Nhiều GV, HS đã học tập, rèn luyện và hoạt động cách mạng trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Với những đóng góp trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế luôn được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực ĐTN ở khu vực miền Trung. Trường đã được nhà nước tặng thưởng:
02 Huân chương Độc lập hạng Nhất (1999, 2004) 01 Huân chương Lao động hạng Nhì (1994) 01 Huân chương Lao động hạng Ba (1989)
Trường được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1991. Ngoài ra được tặng thưởng nhiều cờ thi đua luân lưu và bằng khen của Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trong đó:
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách hành chính-quản trị,
Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo thực hành, Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo lý thuyết.
- Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh-sinh viên, Trung tâm thông tin và tuyển sinh, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Quản trị đời sống, Phòng Tổ chức hành chính.
- Các khoa:
+ Khoa Cơ khí: Đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Cắt gọt kim loại, Hàn. Khoa có 5 xưởng thực hành với những thiết bị hiện đại và đồng bộ. Dự án GDKT và DN đã đầu tư hơn 6 tỷ thiết bị công nghệ cao như máy tiện CNC, máy bào các loại, máy hàn TIG, MIG, MAG, máy cắt plasma, máy mài các loại..
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Phó hiệu trưởng
Phòng Đào tạo Phòng Công tác học sinh – sinh viên Trung tâm thông tin và tuyển sinh Phòng Tài chính Kế toán Phòng NCKH và HTQT Phòng Quản trị đời sống Phòng Tổ chức hành chính Khoa khoa học cơ bản Khoa Kinh tế Cơ sở 3 Khoa Điện Khoa Nhiệt lạnh Khoa Điện tử Khoa Công nghệ thông tin Khoa Cơ khí Hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm Khoa Động lực
+ Khoa Điện: Là khoa sớm được hiện đại hóa thiết bị dạy và học. Năm 1990, chính phủ Pháp đầu tư 2 triệu France thiết bị thực hành điện công nghiệp và nay Dự án GDKT&DN đầu tư 300.000 USD theo hướng số hóa thiết bị thực hành. Hiện nay đang đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp và dân dụng. Khoa Điện luôn có tỷ lệ học sinh theo học rất cao.
+ Khoa Điện tử: Đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, Sữa chữa thiết bị điện tử công nghiệp và Sữa chữa điện tử dân dụng. Khoa có các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành hiện đại, gồm 2 khu: Khu thực tập điện tử cơ bản và khu thực tập kỹ thuật cao vừa được lắp đặt gần 4 tỷ đồng thiết bị đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.
+ Khoa Động lực: Là một trong những khoa được thành lập sớm. Hiện nay Khoa được đào tạo 2 chuyên ngành: Công nghệ sữa chữa ô tô và Sữa chữa ô tô-xe máy. Khoa có những quan hệ hợp tác quốc tế có hiệu quả. Viện IFAC, Hiệp hội Bretagne- Vietnam (Cộng hòa Pháp) viện trợ gần 1 tỷ đồng thiết bị. Năm 2005 Dự án GDKT & DN đã đầu tư thiết bị chuyên ngành kiểm tra, chẩn đoán, sữa chữa ô tô trị giá 250.000USD.
+ Khoa Nhiệt lạnh: Là khoa có hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực hành đầy đủ và tiên tiến. Khoa đào tạo 3 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Nhiệt lạnh, Điện lạnh, Sữa chữa thiết bị điện lạnh.
+ Khoa Khoa học cơ bản: Nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy khối kiến thức văn hóa, giáo dục đại cương cho ho ̣c sinh, sinh viên ở các khoa chuyên ngành, tổ chức các lớp bồi dưỡng, bổ túc kiến thức văn hóa đầu vào cho các lớp liên kết đào tạo và đại học một số chuyên ngành khác.
+ Khoa Công nghệ thông tin: Là khoa mới được thành lập, có đội ngũ GV mạnh với 74% GV có trình độ thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh.
+ Khoa Kinh tế: Là Khoa mới được thành lập. Đào tạo Cao đẳng kế toán, Trung cấp kế toán.
2.1.4 Ngành nghề, trình độ đào tạo
* Trình độ đào tạo
- Hệ chính qui: Gồm 4 cấp độ
+ Cao đẳng: Thời gian đào tạo là 3 năm. Đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
+ Trung học chuyên nghiệp: Thời gian đào tạo 2 năm đối với đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông, 3,5 năm đối với trung học cơ sở.
+ Cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo là 1 năm đối với đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề, 3 năm với đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Trung cấp nghề: Thời gian đào tạo 2 năm đối với đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông và 3,5 năm đối với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Hệ không chính qui
+ Liên kết đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
TRUNG HỌC CƠ SỞ CƠ SỞ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG CẤP NGHỀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNG
ĐẠI HỌC ( LIÊN KẾT ĐÀO TẠO)
T H Ị T R Ư Ờ N G L A O Đ Ộ N G 2 năm 1 năm 2 năm 2 năm 3.5 năm 3,5 năm