1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÁO CÁO KHẢO SÁT SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI HUYỆN CAO PHONG VÀ ĐÀ BẮC - TỈNH HÒA BÌNH

31 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo các loại rừng Phân chia diện tích đất lâm nghiệp theo các loại rừng rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống được thể hiện trong bảng 2 Bảng 2.. Phân

Trang 1

BÁO CÁO KHẢO SÁT SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI HUYỆN

CAO PHONG VÀ ĐÀ BẮC - TỈNH HÒA BÌNH

HÒA BÌNH 3 - 2012

Trang 2

Mục lục

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

1 CƠ SỞ VÀ MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT 4

1.1 Cơ sở của việc khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ 4

1.2 Mục tiêu của khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ 4

2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 5

3 TỔNG QUAN DIỆN TÍCH RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG DỰ ÁN 5

3.1 Tổng quan diện tích rừng của huyện Cao Phong 5

3.1.1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp của huyện Cao Phong 5

3.1.2 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo các loại rừng 6

3.1.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo chủ sở hữu 8

3.1.4 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo mục đích sử dụng 8

3.2 Tổng quan diện tích đất lâm nghiệp huyện Đà Bắc 10

3.2.1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp huyện Đà Bắc 10

3.2.2 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo loại rừng 11

3.2.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo chủ sở hữu 12

3.2.4 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo mục đích sử dụng 14

4 TỔNG QUAN ĐẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI CÁC XÃ ĐIỀU TRA 15

4.1 Diện tích lâm nghiệp quy mô nhỏ chia theo loại rừng tại các xã điều tra 15

4.1.1 Sự sai khác về số liệu giữa các nguồn cung về sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ 15

4.1.2 Thực trạng về đất lâm nghiệp do các hộ gia đình quản lý theo khảo sát 16

4.2 Thực trạng về quy mô sản xuất lâm nghiệp nhỏ do hộ gia đình quản lý 17

4.3 Diện tích rừng quy mô nhỏ chia theo độ tuổi và loài cây chính 18

5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ 19

5.1 Các chương trình, dự án đã tác động đến Lâm nghiệp quy mô nhỏ 19

5.2 Các chương trình/dự án đang triển khai có tác động đến lâm nghiệp quy mô nhỏ 20

6 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH 20

6.1 Mục đích và mong muốn của người dân khi sản xuất LNQMN 20

6.2 Nguồn thu nhập chính của hộ nông dân 20

6.3 Vai trò của lâm nghiệp quy mô nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình 22

6.4 Nguồn lao động tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ 23

6.5 Những trở ngại và những lĩnh vực phát triển trong LNQMN đối với hộ gia đình 24

6.6 Nguồn thông tin của người dân về quản lý LNQMN 25

6.7 Hiện trạng các phương pháp quản lý khác nhau trong LNQMN 26

6.8 Tình hình sản xuất nông lâm kết hợp trên đất nông nghiệp 27

6.9 Tình hình canh tác du canh (“phát” và “đốt”) 27

7 KẾT LUẬN 28

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp năm 2011 của huyện Cao Phong (ha) 5

Bảng 2 Phân loại đất lâm nghiệp theo các loại rừng của huyện Cao Phong năm 2011 6

Bảng 3: Phân chia đất lâm nghiệp theo chủ sở hữu của huyện Cao Phong 8

Bảng 4 Phân loại đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của huyện Cao Phong 9

Bảng 5 Diện tích đất tự nhiên và đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc năm 2011 (ha) 10

Bảng 6 Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giai đoạn 2000-2008 của Cao Phong và Đà Bắc (%) 11

Bảng 7 Phân loại đất lâm nghiệp theo loại rừng của huyện Đà Bắc 11

Bảng 8 Phân loại đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc theo hình thức sở hữu 13

Bảng 9 Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc phân theo mục đích sử dụng 14

Bảng 10 Diện tích đất lâm nghiệp do các hộ quản lý theo thống kê 15

Bảng 11: So sánh sự khác biệt về đất lâm nghiệp quy mô nhỏ giữa các nguồn số liệu 16

Bảng 12 Đất lâm nghiệp theo quyền quản lý tại các xã khảo sát huyện Cao Phong 16

Bảng 13 Diện tích đất lâm nghiệp phân cho các hộ gia đình quản lý theo khảo sát 16

Bảng 14 Quy mô diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình quản lý 17

Bảng 15 Diện tích rừng quy mô nhỏ phân chia theo loài cây chính và độ tuổi 18

Bảng 16 Đánh giá của hộ về vai trò của LNQMN đối với kinh tế hộ 22

Bảng 17 Tỷ lệ nguồn lao động tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (%) 23

Bảng 18 Đánh giá của hộ về những khó khăn trong việc phát triển LNQMN (% số hộ trả lời là) 24

Bảng 19 Chi phí cho một 1 ha keo trồng mới (đồng) 24

Bảng 20 Tỷ lệ các nguồn thông tin của hộ về quảnl lý LNQMN (%) 25

Bảng 21 Phương pháp quản lý LNQMN đối với cây Keo 26

Trang 4

1 CƠ SỞ VÀ MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

1.1 Cơ sở của việc khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

Là một tỉnh có 2/3 diện tích là đồi núi, tỉnh Hòa Bình có 2.275 km2 đất lâm nghiệp, chiếm 50% tổng diện tích đất tự nhiên (4.595 km2) Trong đó, rừng tự nhiên là 1.368

km2, rừng trồng là 907 km2 và mật độ che phủ đạt 45,5% (Niên giám thống kê 2010) Vì vậy, sản xuất lâm nghiệp được coi là một trong những tiềm năng của tỉnh Hòa Bình Những năm gần đây, nông lâm nghiệp đóng góp tới 30% GDP và có xu hướng tăng trở lại (NGTK Hòa Bình 2005-2010) Công nghiệp và dịch vụ chưa thu hút được lao động nông thôn Nếu không tính nhà máy thủy điện Hòa Bình, đóng góp của nông lâm nghiệp tới 46% GDP (Casrad, 2009) Trong khi đó, 84,2% dân số Hòa Bình sống ở khu vực nông thôn Nếu tính theo chuẩn nghèo cũ (2008), tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 của Hòa Bình lên tới 19% Tuy nhiên, đóng góp của ngành Lâm nghiệp chỉ ở mức rất nhỏ 0,7% tổng GDP năm 2008 Điều này chứng tỏ việc khai thác sản xuất lâm nghiệp của Hòa Bình còn rất hạn chế, đặc biệt là ở những khu vực miền núi Các mô hình lâm nghiệp quy mô lớn (lâm trường Nhà nước) đã bộc lộ nhiều tồn tại (sử dụng quỹ đất lớn, hiệu quả thấp) Như vậy, cần có những giải pháp để khai thác tiềm năng sản xuất lâm nghiệp của Hòa Bình, đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (LNQMN) Sinh kế của người nghèo (đặc biệt đối với các huyện miền núi Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu ) gắn chặt với các nguồn lợi từ rừng (gỗ, lâm sản ngoài

gỗ, bảo vệ rừng, trồng rừng ) Việc bảo vệ và cấm khai thác rừng tự nhiên đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân nói chung và người nghèo nói riêng Đầu năm 2010, Hòa Bình đã thực hiện xong việc giao đất, giao rừng Người dân tham gia trồng rừng theo các chương trình/dự án: PAM, 661 (5 triệu ha rừng), 327, Định canh Định cư, Giảm nghèo, 135… Nhiều mô hình khuyến lâm như keo, mỡ, xoan, tre, luồng, cây ăn quả… được chuyển giao cho các xã vùng cao tại 2 huyện Đà Bắc và Cao Phong Các chính sách này giúp cho diện tích rừng trồng tăng lên Đến nay, một số diện tích rừng trồng đã và đang đến tuổi khai thác và góp một phần không nhỏ vào thu nhập của các

hộ trồng rừng

Để khai thác các lợi thế về lâm nghiệp giúp phát triển kinh tế - xã hội nói chung

và xóa đói giảm nghèo nói riêng, cần đánh giá lại thực trạng của sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

1.2 Mục tiêu của khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

- Đánh giá được thực trạng của sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ của tỉnh Hòa Bình tại 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc

Trang 5

- Phát hiện ra các yếu tố cản trở và khó khăn của sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

- Đề xuất các giải pháp để hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tại 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình

Đà Bắc gồm: Tân Minh, Tu Lý và Cao Sơn Đây là các xã có quỹ đất lâm nghiệp và diện tích rừng sản xuất lớn của mỗi huyện điều tra

- Phỏng vấn cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp các cấp ở tỉnh, huyện dự án và xã được chọn theo mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và chỉnh sửa

- Điều tra các hộ sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tại các theo mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và chỉnh sửa

- Tổng hợp tài liệu và phân tích số liệu, viết báo cáo

3 TỔNG QUAN DIỆN TÍCH RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG DỰ ÁN

3.1 Tổng quan diện tích rừng của huyện Cao Phong

3.1.1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp của huyện Cao Phong

Tỷ trọng đất lâm nghiệp của huyện Cao Phong được tổng hợp trong bảng 1 Bảng 1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp năm 2011 của huyện Cao Phong (ha)

tự nhiên

Diện tích đất lâm nghiệp

Tỷ lệ đất lâm nghiệp/đất tự nhiên

Trang 6

- Nhóm 2: Các xã có tiềm năng đất lâm nghiệp trung bình, tỷ lệ đất lâm nghiệp so với đất tự nhiên dao động xung quanh 30%, bao gồm: Đông Phong, Dũng Phong và Thu Phong

- Nhóm 3: Không có tiềm năng đất lâm nghiệp: thị trấn Cao Phong (2,07%)

3 xã được lựa chọn để điều tra sâu của tại huyện Cao Phong đều có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp cao nhất: Bình Thanh (68,97%), Thung Nai (65,34%) và Yên Lập (61,27%)

3.1.2 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo các loại rừng

Phân chia diện tích đất lâm nghiệp theo các loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống) được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2 Phân loại đất lâm nghiệp theo các loại rừng của huyện Cao Phong năm 2011

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Trang 7

ha (43%) Như vậy, có 2 vấn đề được đặt ra cho huyện cao phong là:

i) Hiệu quả của trồng rừng đối với diện tích rừng trồng (32%)

ii) Khai thác quỹ đất lâm nghiệp còn chưa sử dụng (43% đất trống)

- Nếu xét về tiềm năng đất trống, có thể phân các xã thành 4 nhóm sau:

i) Nhóm 1: Các xã có quỹ đất lâm nghiệp trống rất cao (trên 70%), bao gồm: Dũng Phong, Thu Phong, Xuân Phong và thị trấn Cao Phong (nhưng diện tích khá nhỏ

- Tại các xã nghiên cứu, Bình Thanh có diện tích rừng trồng lớn nhất 1.318,95 ha (73,22% diện tích đất lâm nghiệp) và không còn đất trống, Thung Nai có diện tích đất rừng trồng khoảng 515,78 ha (22,21% diện tích đất lâm nghiệp) và Yên Lập có diện tích rừng trồng thấp nhất là 25,5 ha (1,82% diện tích đất lâm nghiệp)

Trang 8

3.1.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo chủ sở hữu

Phân chia đất lâm nghiệp theo loại hình sở hữu (đất do hộ gia đình quản lý, đất

do UBND xã quản lý, đất do tổ chức kinh tế khác quản lý) được tổng hợp qua bảng 3

Bảng 3: Phân chia đất lâm nghiệp theo chủ sở hữu của huyện Cao Phong

Xã cộng (ha) Tổng

tế Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

3.1.4 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo mục đích sử dụng

Phân loại đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của huyện Cao Phong (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) được tổng hợp trong bảng 4

Trang 9

Bảng 4 Phân loại đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của huyện Cao Phong

Xã cộng (ha) Tổng

dụng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

- Diện tích rừng phòng hộ của huyện Cao Phong chiếm tỷ lệ rất lớn (55% đất lâm nghiệp) và không có rừng đặc dụng Vấn đề đặt ra là chất lượng của rừng phòng hộ và việc quản lý rừng phòng hộ gắn với sinh kế của người dân tại khu vực có rừng

- Nếu theo số liệu thống kê, xã Bình Thanh có diện tích đất rừng sản xuất rất thấp (17 ha) Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy rừng phòng hộ đã được giao cho hộ gia đình quản lý và được phép khai thác theo quy định Các xã Thung Nai, Yên Lập có diện tích rừng sản xuất lớn hơn lần lượt là 495,5 ha và 470,21 ha

Trang 10

3.2 Tổng quan diện tích đất lâm nghiệp huyện Đà Bắc

3.2.1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp huyện Đà Bắc

Diện tích và sơ cấu diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc được tổng hợp trong bảng 5

Bảng 5 Diện tích đất tự nhiên và đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc năm 2011 (ha)

Tỷ lệ đất lâm nghiệp/đất tự nhiên

Trang 11

Bảng 6 Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giai đoạn 2000-2008 của Cao Phong và Đà Bắc (%)

Hòa Bình 14,50 27,37 17,04 13,33 10,02 31,31 27,00 22,02 19,02

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Hòa Bình năm 2009

- Đối với huyện Đà Bắc, đất nông nghiệp hạn chế, tỷ lệ nghèo cao, trong khi đó tiềm năng đất lâm nghiệp rất lớn (83,57% tổng diện tích đất) Vì vậy, cần tập trung để khai thác lợi thế về lâm nghiệp

- Những xã có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp cao (Đồng Nghê, Suối Nánh, Giáp Đắt, Mường Tuổng, Mường Chiềng, Tân Pheo, Đồng Chum, Tân Minh, Đoàn Kết, Đồng Ruộng, Hào Lý, Tu Lý, Trung Thành, Yên Hòa, Cao Sơn, Toàn Sơn) cần được

ưu tiên để phát triển sản xuất lâm nghiệp

- Những xã có tỷ trọng đất lâm nghiệp thấp hơn (Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa, TT Đà Bắc) thì nên phát triển cả nông nghiệp và lâm nghiệp

3.2.2 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo loại rừng

Phân chia đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc theo loại rừng được tổng hợp trong bảng 7

Bảng 7 Phân loại đất lâm nghiệp theo loại rừng của huyện Đà Bắc

Đất đất lâm nghiệp Tổng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trang 12

- Những xã không có rừng trồng hoặc diện tích rừng trồng rất nhỏ từ 0 - 6% tổng diện tích đất lâm nghiệp (Đồng Nghê, Suối Nánh, Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa) đều nằm trong những xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc Đây là những xã cần ưu tiên

để phát triển sản xuất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc

- Tiềm năng khai thác đất trống lâm nghiệp rất lớn đối với hầu hết các xã của huyện Đà Băc (trừ Vầy Nưa, TT Đà Bắc)

- Với diện tích rừng tự nhiên của các xã khá lớn (trừ Mường Tuổng và TT Đà Bắc) nên các nguồn lợi về lâm sản ngoài gỗ của huyện Đà Bắc cũng rồi dào hơn nhiều huyện khác của tỉnh Hòa Bình nói chung và của Cao Phong nói riêng (tre luồng, măng, mật ong rừng…) Vì vậy, ngoài việc phát triển rừng trồng, đối với Đà Bắc cần quan tâm đến việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ gắn với bảo vệ tài nguyên rừng

- Trong 3 xã được lựa chọn khảo sát sâu của huyện Đà Bắc: Tân Minh có diện tích rừng trồng và đất trống thuộc dạng trung bình của huyện, lần lượt là 14,2% và 42,9% của tổng diện tích đất lâm nghiệp Xã Tu Lý và Cao Sơn đều có diện tích rừng trồng cao hơn bình quân của toàn huyện

3.2.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo chủ sở hữu

Phân chia đất lâm nghiệp theo hình thức sở hữu (hộ gia đình/cá nhân, chính quyền, công ty và bảo tồn ) của huyện Đà Bắc được tổng hợp trong bảng 8 dưới đây

Trang 13

Bảng 8 Phân loại đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc theo hình thức sở hữu

Đất lâm nghiệp

Tổng cộng

Hộ gia đình,

Công ty LNHB

Bảo tồn tự nhiên và khác

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trang 14

3.2.4 Diện tích đất lâm nghiệp phân chia theo mục đích sử dụng

Phân chia đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) của huyện Đà Bắc được tổng hợp trong bảng 9

Bảng 9 Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc phân theo mục đích sử dụng

Đất lâm nghiệp Tổng

Trang 15

- Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của huyện Đà Bắc chiếm 53% đất lâm nghiệp) Do Đà Bắc có địa hình khá cao, phức tạp và thuộc thượng nguồn sông

Đà Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý rừng phòng hộ này, tránh làm suy kiệt tài nguyên rừng

- Các xã khảo sát sâu của huyện Đà Bắc (Tân Minh, Tu Lý và Cao Sơn) đều có tỷ

lệ diện tích rừng sản xuất rất cao, trên 70% tổng diện tích đất lâm nghiệp

4 TỔNG QUAN ĐẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI CÁC XÃ ĐIỀU TRA 4.1 Diện tích lâm nghiệp quy mô nhỏ chia theo loại rừng tại các xã điều tra

4.1.1 Sự sai khác về số liệu giữa các nguồn cung về sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

Sự sai khác về diện tích đất lâm nghiệp do các hộ gia đình/cá thể quản lý tại 3 xã khảo sát của huyện Cao Phong giữa số liệu thống kê (bảng 10) và số liệu khảo sát thực

Diện tích rừng

tự nhiên (ha)

Diện tích rừng trồng (ha)

Diện tích đất trống

(ha)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Trang 16

Bảng 11: So sánh sự khác biệt về đất lâm nghiệp quy mô nhỏ giữa các nguồn số liệu

TT Xã Diện tích theo khảo sát (ha) (1)

Diện tích theo thống kê (ha) (2)

Nguồn: (1) Khảo sát thực tế; (2) Phòng TN-MT Cao Phong

- Theo thống kê, hộ gia đình/cá thể của xã Bình Thanh không có đất lâm nghiệp mà toàn bộ quyền quản lý thuộc UBND xã và các tổ chức kinh tế (bảng 10) Mức độ sai khác cực kỳ lớn tới 100% (Bình Thanh), 48% (Thung Nai), và nhỏ nhất 2,1% (Yên Lập)

Kết quả khảo sát về diện tích đất lâm nghiệp theo hình thức sở hữu tại 3 xã, huyện Cao Phong được cụ thể trong bảng 12

Bảng 12 Đất lâm nghiệp theo quyền quản lý tại các xã khảo sát huyện Cao Phong

Hộ gia đình/cá

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Khảo sát thực tế tại các xã

- Bảng 12 cho thấy, tại 2 xã Bình Thanh và Thung Nai, đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình và Ban Quản lý dự án Rừng phòng hộ sông Đà quản lý Tuy nhiên, do chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa xanh) cho hộ gia đình nên Cơ quan chức năng vẫn coi đất này thuộc quyền quản lý của UBND xã

4.1.2 Thực trạng về đất lâm nghiệp do các hộ gia đình quản lý theo khảo sát

Bảng 13 Diện tích đất lâm nghiệp phân cho các hộ gia đình quản lý theo khảo sát

Ngày đăng: 16/05/2018, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w