MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang đối diện với nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu phát triển trở thành nước công nghiệp đến năm 2020. Giải pháp cho bài toán này chính là việc tìm ra những yếu tố thành công quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế, tập trung mạnh mẽ những nhân tố này để tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tình trạng kém phát triển. Đây gọi là cách phát triển có trọng tâm thay vì cách làm dàn trải và không hiệu quả. Để thực hiện được việc đó, một trong những phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng đó là hình thành các cực tăng trưởng kinh tế và xây dựng các liên kết kinh tế để phát huy sức mạnh vùng, phát triển vùng, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa với những khu vực lân cận. Hay nói cách khác cách thức tiến hành là xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm. Việc này đã được Chính phủ chú trọng và đã thành lập 4 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, VKTTĐPN, và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Các liên kết kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định tính hiệu quả của phát triển của các quốc gia cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ. Đối với vùng kinh tế trọng điểm, như VKTTĐPN thì các liên kết kinh tế thực sự là thành tố quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan tỏa đến các khu vực lân cận và các vùng khác. Mặc khác, quan hệ kinh tế liên vùng cũng sẽ làm phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của từng địa phương trong một vùng và của các vùng trong lãnh thổ quốc gia, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cho toàn vùng. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng dường như các giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để làm thức tỉnh liên kết này, cũng như tạo được cực tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, kinh tế Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu rời rạc ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp hoạt động theo kiểu đơn lẻ hơn là phối hợp, các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động độc lập và tự phát hơn là có chiến lược phối hợp, liên kết trong nội vùng. Bài toán xây dựng liên kết ở vùng kinh tế trọng điểm vẫn còn nhiều tranh cãi. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa phần là bàn về liên kết vùng nói chung, hoặc nhiều công trình nghiên cứu về VKTTĐ nói chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng liên kết kinh tế cho VKTTĐPN theo những trào lưu nghiên cứu trên thế giới. VKTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích tự nhiên toàn VKTTĐPN khoảng 30.583 km2, chiếm 9,2% tổng diện tích cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2013 là 9.06%/năm, gấp xấp xỉ 1,5 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt đạt 4513 USD /người, gấp xấp xỉ 2 lần so trung bình cả nước. Với vai trò là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, VKTTĐPN đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014). Về mặt tổng thể, quan điểm, mục tiêu phát triển, và định hướng phát triển các lĩnh vực trong VKTTĐPN đã được chính phủ nêu ra, tuy nhiên, về giải pháp cụ thể để hiện thực các mong muốn và cụ thể là các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN chưa được làm rõ. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Luận án tập trung vào nghiên cứu bản chất của xây dựng liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm, đưa ra mô hình liên kết, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ sở trào lưu nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của thế giới.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS VÕ HÙNG DŨNG
2 TS NGUYỄN VĂN BẢNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 9
1.1 Nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng 9
1.2 Nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị 15
1.3 Nghiên cứu cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm 21
1.4 Nghiên cứu về các hình thức liên kết vùng 23
1.4.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô 23
1.4.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng 24
1.4.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị 24
1.5 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm 25
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 27
2.1 Bản chất, đặc điểm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm 27
2.1.1 Khái niệm vùng, vùng kinh tế trọng điểm 27
2.1.1.1 Khái niệm vùng 27
2.1.1.2 Vùng kinh tế trọng điểm 31
2.1.2 Vai trò và đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm 32
2.1.3 Cấu trúc phát triển kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 32
2.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm và tiêu chí đánh giá 34
2.2.1 Khái niệm và phân loại liên kết kinh tế 34
2.2.2 Đặc điểm của liên kết kinh tế 35
2.2.3 Cấu trúc các lớp trong liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 36
2.2.4 Vai trò các chủ thể tham gia xây dựng, phát triển liên kết kinh tể ở vùng kinh tế trọng điểm 37
2.2.5 Nội dung và phương thức xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 39
2.2.5.1 Xây dựng thể chế liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 39
2.2.5.2 Thiết lập các liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 40 2.2.5.3 Phân bổ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức, quản lý sự
Trang 3hình thành, phát triển các liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 42
2.2.6 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 44
2.3 Tác động của các liên kết kinh tế đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm 45 2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến xây dựng và phát triển các liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 47
2.5 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng các liên kết kinh tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 50
2.5.1 Liên kết kinh tế cho công nghiệp sáng tạo và phương tiện kỹ thuật số của Scotland 50
2.5.2 Liên kết kinh tế cho ngành điện tử tiêu dùng ở Catalonia, Tây Ban Nha 52
2.5.3 Liên kết kinh tế cho ngành công nghiệp tự động ở AC Styria, Áo 55
2.5.4 Liên kết kinh tế cho ngành dệt may CITER ở Emilia-Romagna, Italy 58
2.5.5 Bài học kinh nghiệm rút từ tổng quan nghiên cứu và ví dụ thực tiễn 60
Chương 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 62
3.1 Khái quát thực trạng trong phát triển kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 62
3.1.1 Lịch sử hình thành 62
3.1.2 Đặc thù địa lý của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 62
3.1.2.1 Đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh 62
3.1.2.2 Các lợi thế so sánh nổi bật của vùng 64
3.1.3 Môi trường kinh tế vĩ mô 65
3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế 65
3.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 66
3.1.3.3 Vốn đầu tư phát triển 67
3.2 Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 69
3.2.1 Thể chế và khung pháp lý trong vùng 69
3.2.1.1 Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ 69
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 70
3.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 71
Trang 43.2.2 Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng 72
3.2.2.1 Đặc tính quản lý vùng 72
3.2.2.2 Điều kiện nhân tố sản xuất 76
3.2.2.3 Các điều kiện nhu cầu và thị trường 89
3.2.2.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan 91
3.2.3 Vai trò của các chủ thể liên quan 93
3.2.4 Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp (lớp 3) 100
3.3 Thực trạng tác động của các liên kết kinh tế đến phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 112
3.4 Đánh giá chung thực trạng các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 117
3.5 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 120
Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THÚC ĐẨY LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 124
4.1 Bối cảnh và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 124
4.2 Quan điểm, mục tiêu, và định hướng phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 131
4.3 Giải pháp xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025 135
4.3.1 Các giải pháp tăng cường lớp 1: thể chế, chính sách 135
4.3.2 Các giải pháp tăng cường lớp 2: kết nối hệ thống 137
4.3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng lớp 3: hoạt động của liên kết 139
4.4 Một số kiến nghị 140
Kết luận 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 147
Tài liệu tham khảo 148
Trang 5FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCIS Global Cluster Initiatives Survey Thống kê xây dựng liên kết
toàn cầu
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 6SIC Standard Industrial Classification Phân loại tiểu chuẩn ngành SWOT Strength Weakness Opportunity
Threat
Ma trận mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ
Gòn
Development Organization
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc
International Development
Tổ chức Hoa Kỳ về phát triển quốc tế
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.0 Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN 5
Bảng 3.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương trong
vùng
69
Bảng 3.2 Hiện trạng phát triển và phân phối các khu công nghiệp
năm 2016 theo các địa phương trong vùng
74
Bảng 3.6 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
vùng thời kỳ 2000-2016
91
Bảng 3.9 Yếu tố tác động từ việc dùng quy trình chung 107
Bảng 3.11 Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo các nhóm
ngành vùng Kinh tế trọng điểm thời kỳ 2001-2016
112
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu về vận tải địa phương vùng 114 Bảng 3.13 Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng KTTĐPN 115 Bảng 3.14 Số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ vùng KTTĐPN 116
Bảng 4.2 Ma trận kết hợp chiến lược từ phân tích ma trận SWOT 126 Bảng 4.3 Chiến lược xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN 131 Bảng 4.4 Chi tiết chiến thuật xây dựng liên kết kinh tế 137
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vai trò của môi trường trong liên kết kinh tế 39
Trang 10DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang đối diện với nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu phát triển trở thành nước công nghiệp đến năm 2020 Giải pháp cho bài toán này chính là việc tìm ra những yếu tố thành công quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế, tập trung mạnh
mẽ những nhân tố này để tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tình trạng kém phát triển Đây gọi là cách phát triển có trọng tâm thay vì cách làm dàn trải và không hiệu quả
Để thực hiện được việc đó, một trong những phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng đó là hình thành các cực tăng trưởng kinh tế và xây dựng các liên kết kinh tế để phát huy sức mạnh vùng, phát triển vùng, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa với những khu vực lân cận Hay nói cách khác cách thức tiến
hành là xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Việc này đã được
Chính phủ chú trọng và đã thành lập 4 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, VKTTĐPN,
và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Các liên kết kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định tính hiệu quả của phát triển của các quốc gia cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ Đối với vùng kinh tế trọng điểm, như VKTTĐPN thì các liên kết kinh tế thực sự là thành
tố quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan tỏa đến các khu vực lân cận và các vùng khác Mặc khác, quan hệ kinh tế liên vùng cũng sẽ làm phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của từng địa phương trong một vùng và của các vùng trong lãnh thổ quốc gia, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cho toàn vùng
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng dường như các giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để làm thức
Trang 12tỉnh liên kết này, cũng như tạo được cực tăng trưởng kinh tế Cụ thể, kinh tế Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu rời rạc ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp hoạt động theo kiểu đơn lẻ hơn là phối hợp, các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động độc lập và tự phát hơn là có chiến lược phối hợp, liên kết trong nội vùng Bài toán xây dựng liên kết ở vùng kinh tế trọng điểm vẫn còn nhiều tranh cãi
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa phần là bàn về liên kết vùng nói chung, hoặc nhiều công trình nghiên cứu về VKTTĐ nói chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng liên kết kinh tế cho VKTTĐPN theo những trào lưu nghiên cứu trên thế giới
VKTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang Tổng diện tích tự nhiên toàn VKTTĐPN khoảng 30.583 km2, chiếm 9,2% tổng diện tích cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2013 là 9.06%/năm, gấp xấp xỉ 1,5 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt đạt 4513 USD /người, gấp xấp xỉ 2 lần so trung bình cả nước
Với vai trò là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, VKTTĐPN đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014)
Về mặt tổng thể, quan điểm, mục tiêu phát triển, và định hướng phát triển các lĩnh vực trong VKTTĐPN đã được chính phủ nêu ra, tuy nhiên, về giải pháp cụ thể để hiện thực các mong muốn và cụ thể là các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN chưa được làm rõ
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây
dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” Luận án tập
trung vào nghiên cứu bản chất của xây dựng liên kết kinh tế trong vùng kinh tế
Trang 13trọng điểm, đưa ra mô hình liên kết, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên
cơ sở trào lưu nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của thế giới
2 Mục tiêu nghiên cứu
tiê h ng: Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng liên kết kinh tế của
VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN
tiê thể
- Làm rõ những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế vùng,
- Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về liên kết kinh tế của các vùng,
- Làm rõ thực trạng của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện các mặt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của VKTTĐPN,
- Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN
3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế của VKTTĐPN
Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế của các chủ thể đại diện trên địa bàn của VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai
Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết định điều chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2016
Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu vào các liên kết kinh tế tại
địa bàn là VKTTĐPN Các liên kết kinh tế này (cụm liên kết ngành và chuỗi
cung ứng) diễn ra ở nội vùng ủa VKTTĐPN theo mô hình 3 lớp và 5 mức độ
trưởng thành bao gồm: (i) môi trường liên kết; (ii) khung liên kết; (iii) hoạt động liên kết kinh tế; và (iv) đánh giá mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế Luận
án không xem xét liên kết kinh tế ngoại vùng, liên kết theo hình thức cổ điển như
Trang 14liên kết giữa các tiểu vùng, liên kết dọc, liên kết nông thôn đô thị
4 Phương pháp nghiên cứu
- Về cách tiếp cận chung: luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, đề cập cả các vấn đề lý luận đến các vấn đề thực tiễn Luận án áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặt đối tượng nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay và trong sự phát triển liên tục
- Về phương pháp cụ thể:
Nguồn tư liệu và số liệu:
Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp từ Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo cáo kết quả của các địa phương; thực hiện 24 cuộc phỏng vấn chuyên gia sâu là những người đại diện cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và trường đại học ở 4 tỉnh, thành thuộc VKTTĐPN
Theo quyết định số 92/2006/NĐ-CP, VKTTĐPN gồm 8 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang
Luận án đã chọn ra 4 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 tỉnh, thành phố của VKTTĐPN theo các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa,… để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin Đó là các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Tiền Giang Các tỉnh còn lại có đặc điểm tương đồng, cùng là vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An
Ngoài việc sử dụng các dữ liệu thống kê, luận án còn mở rộng điều tra bổ sung thông qua phỏng vấn sâu, nhằm làm rõ hơn những đặc điểm mà phương pháp thống kê không thể quan sát được về chiều sâu cũng như mức độ bao quát của nội dung nghiên cứu Nội dung mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được giới thiệu bên dưới đây và được thể hiện chi tiết trong phụ lục đính kèm
Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu
Trang 15Luận án đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, thực hiện
24 cuộc phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội, và trường đại học:
Bảng 1.0: Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN
STT
Tỉnh, thành phố
Loại hình tổ chức Doanh
nghiệp
Hội nghề nghiệp
BQL KCN, KCX
Cơ quan,
tổ chức Nhà nước
Viện nghiên cứu, Trường Đại học
Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi chép trong
tư liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ lục đính kèm)
Trong đó, tiêu chí của mẫu nghiên cứu:
(i) Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp quản lý của tổ chức được nghiên cứu
(ii) Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện từ các nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu,
Trang 16hội nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp)
(iii) Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu
5 Quy trình nghiên cứu của luận án
Vấn đề nghiên cứu: xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống lý thuyết về xây dựng liên kết kinh tế
- Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
- Đề xuất giải pháp xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng liên kết kinh tế
trên thế giới
Tìm hiểu thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Phân tích so sánh chuẩn và đánh giá
(Benchmarking)
Đề xuất giải pháp cho xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Trang 17 Khung phân tích của luận án
Mô hình 3 lớp Môi trường liên kết kinh tế (lớp 1):
i) Tài sản kế thừa do quá trình lịch sử và văn hóa tại mỗi vùng
ii) Đặc thù địa lý của vùng
iii) Thể chế và khung pháp lý trong vùng
iv) Môi trường kinh tế vĩ mô
v) Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng:
Hệ thống liên kết kinh tế (lớp 2):
Xây dựng khung liên kết và quy trình liên kết
Vai trò các chủ thể liên quan trong liên kết kinh tế
- Vai trò của chính phủ với liên kết
- Vai trò của trường đại học với liên kết
- Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết
- Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết
- Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết
Hoạt động liên kết kinh tế (lớp 3)
Hoạt động cụ thể của liên kết kinh tế theo lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham
gia vào liên kết
- Công nghiệp
- Dịch vụ: thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Trang 18- Ngành nghề khác
Đánh giá theo 5 mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế
Mức 1: Giai đoạn khởi đầu
Mức 2: Giai đoạn lặp
Mức 3: Giai đoạn hoàn chỉnh
Mức 4: Giai đoạn đối sánh chuẩn quốc tế
Mức 5: Giai đoạn tối ưu
6 Tính mới và đóng góp của luận án
(i) Cụ thể cơ sở lý luận về liên kết kinh tế cho phát triển vùng
(ii) Đưa ra mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành giúp làm cơ sở quan
trọng để xây dựng các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác nói chung
(iii) Làm rõ thực trạng liên kết vùng vùng KTTĐPN và những hạn chế, yếu
kém, nguyên nhân cản trở liên kết kinh tế;
(iv) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở vùng
KTTĐPN
7 Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế VKTTĐPN
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.1 Nghiên cứu về vùng, phát triển kinh tế vùng, và liên kết kinh tế vùng
Các nghiên cứu về vùng, phát triển kinh tế vùng, và liên kết kinh tế vùng đã
ra đời từ rất sớm từ những năm đầu thế kỷ 19 và được nhiều nhà nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh theo thời gian
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của Ricardian từ thế kỷ 19 đã đưa ra giải thích về quá trình chuyên môn hóa một vùng hoặc một quốc gia Với đặc trưng khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động giá rẻ của từng vùng
sẽ tạo ra nền kinh tế có thể sản xuất cạnh tranh hơn những nơi khác và theo đó hoạt động sản xuất này sẽ được chuyên môn hóa Doanh nghiệp tại mỗi địa phương thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt động giống nhau hoặc liên quan thường có khuynh hướng liên kết với nhau một cách tự nhiên
Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng năng suất sẽ tăng hơn nếu nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành có vị trí địa lý gần nhau (co-location) Điều này làm tăng khả năng chia sẻ nguồn lực, lan tỏa tri thức và chuyên môn.Việc hội tụ
sẽ mang đến sự tự hoàn chỉnh một cách tự nhiên, làm gia tăng tích lũy tài sản
và lợi thế cho vùng đó
Như vậy, việc các doanh nghiệp có ngành nghề giống nhau hoặc liên quan nhau thường hội tụ tại những vị trí địa lý gần nhau nhằm chia sẻ tri thức, lao động, nguồn lực, thông tin, hình thành các vùng kinh tế là một quá trình tự nhiên Quá trình này sẽ làm năng suất tăng, tạo ra sự hội tụ về mặt kinh tế, và là tiền đề quan trọng của các liên kết kinh tế
Những ý tưởng và khái niệm cơ bản trên sau đó được phát triển cụ thể hơn bởi các nhà nghiên cứu sau đó Nghiên cứu của nhà địa kinh tế như Krugman
và Venables (1990) cho rằng các lực lượng thị trường (doanh nghiệp, tổ chức,
tổ chức tài chính,…) có khuynh hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh
Trang 20vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn Nghiên cứu cũng đề cao tầm quan trọng của những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí của vùng như thiết lập mạng lưới và liên kết hợp tác trong vùng
Một trong những phương pháp phát triển vùng phổ biến sau đó là lý thuyết
về hình thành các cực tăng trưởng Khởi đầu của phương pháp này là lý thuyết cực tăng trưởng “Growth Poles” của Francois Perroux (1995) Một số lý thuyết khác cũng bàn về cực tăng trưởng được phổ biến rộng rãi như lý thuyết phát triển tân cổ điển “Neoclassical Growth Theory” James E Mead (1951) và sau
đó là Robert M Solow (1956) và Trevor Swan (1956)
Các nghiên cứu mới hơn nổi bật bao gồm nghiên cứu của Porter (1999) [87]
đề cao việc đổi mới quy trình, chất lượng đầu vào, giáo dục, sự cạnh tranh, thể chế hỗ trợ cho việc đổi mới,… dẫn đến cải tiến hiệu quả của vùng
Hay nghiên cứu của Department of Regional Australia, Local Government, Arts and Sport (2012) [43] cho rằng hiệu quả kinh tế của một vùng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm:
- Vốn con người, trình độ và kỹ năng sẽ giúp nâng cao khả năng cải tiến và năng suất, thích nghi với quy trình, công nghệ mới, nâng cao đời sống;
- Sự thay đổi về dân số và cộng đồng phát triển bền vững (bao gồm 3 yếu tố
về môi trường, kinh tế, xã hội);
- Khả năng tiếp cận thị trường vùng, quốc gia và quốc tế của vùng;
- Lợi thế cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp;
- Sự tham gia liên ngành và phối hợp hiệu quả của các cấp trong chính phủ trong việc lập kế hoạch vùng;
- Hình thành các cực tăng trưởng trong vùng để có tác dụng lan tỏa
Các công trình nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều Tác giả các liệt kê tóm tắt một số công trình nổi bật như dưới đây Công trình nghiên cứu của Casey J Dawkins (2003) [40] về “lý thuyết phát triển vùng: cơ sở khái niệm, các phát triển lịch sử và mới nhất” đã tổng quan về
Trang 21các lý thuyết phát triển vùng và xem xét các khái niệm nền tảng, những mô hình chính, và những phát triển mới nhất Thông qua công trình này, ba chủ đề được chú trọng: (1) lý thuyết về sự hội tụ và phân kỳ về vốn trong vùng theo thời gian; (2) các giả định liên quan đến tầm quan trọng của quy mô kinh tế bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng; và (3) vai trò của không gian trong việc định hình kết quả thị trường lao động vùng
Công trình nghiên cứu của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) [115] “Vai trò của cực tăng trưởng đối với phát triển vùng” đã có tiếp cận cho rằng mô hình cơ bản cho phát triển vùng là lý thuyết cực tăng trưởng của Francois Peroux Lý thuyết này được bổ sung sau đó bởi Albert Hirscham Công trình này đã giới thiệu mô hình về các điểm phát triển “growth points” trong việc lập kế hoạch vùng và các chương trình phát triển kinh tế vùng Sử dụng mô hình này cho phép đưa ra một giải thuật để nhận diện những vùng tiềm năng nhất thu hút đầu tư FDI
Công trình của Nguyễn Bá Ân (2013) [9] bàn về “phân tích vùng, quy hoạch
và phát triển vùng, phương pháp quy hoạch vùng, trình tự quy hoạch vùng” đề cập các vấn đề:
- Phương hướng phát triển vùng: mục tiêu phát triển vùng, trọng điểm phát triển vùng, quan điểm phát triển vùng, phương hướng phát triển vùng, phân tích môi trường bên ngoài của phát triển vùng, đề xuất phương án phát triển vùng
- Quy hoạch phát triển ngành của vùng: quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng, quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của vùng, quy hoạch phát triển công nghiệp nguyên vật liệu, quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo, quy hoạch phát triển ngành công nghệ cao, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của vùng, định hướng phát triển đô thị và dự báo,
Công trình của Hồ Kỳ Minh & Lê Minh Nhất Duy (2013) [3] về “liên kết kinh tế vùng từ lý luận đến thực tiễn” thực hiện nghiên cứu liên kết kinh tế vùng duyên hải miền Trung Công trình đã phân tích thực trạng của vùng kinh tế này,
Trang 22phản ánh tình hình thống nhất của các lãnh đạo vùng duyên hải miền Trung về các nội dung thực hiện liên kết như sau:
- Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương;
- Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất;
- Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển chung của Vùng;
- Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn Vùng;
- Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng;
- Xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội; đầu tư trên địa bàn;
- Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2010) [8] “Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức” được tiến hành thông qua việc khảo sát thực tế tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật GTZ Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát một số tính chất và bài học kinh nghiệm từ việc quan sát triển khai thực tế Kết quả của nghiên cứu đưa ra các kết luận như sau:
Hình thức liên kết giữa các vùng: (1) hình thành một vùng hành chính trung gian thực hiện nhiệm vụ cấp vùng, có ngân sách và chương trình hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề mà cấp cơ sở chưa giải quyết được; (2) thành lập hội, hiệp hội với sự tham gia của các tổ chức ở trong vùng
Công cụ liên kết: (1) sử dụng quy hoạch vùng; (2) liên kết giữa các công ty
Trang 23để thành lập một công ty phi lợi nhuận; (3) liên kết giữa các địa phương để thành lập công ty cổ phần có lợi nhuận
Trường hợp nghiên cứu trên cho thấy, việc hình thành chính quyền trung gian, tổ chức trung gian sẽ dẫn đến xung đột trong nhiệm vụ và lợi ích với chính quyền quản lý cấp trung ương và địa phương Thực tế đang có sự tranh cãi về việc có nên duy trì hình thức quản lý trên không và hiện tại chỉ còn tồn tại ở 5 Bang
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân (2012) [11] “Liên kết vùng từ
lý luận đến thực tiễn” được thực hiện bởi Phòng nghiên cứu phát triển kinh tế Vùng, Viện Kinh tế Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua quan sát, tổng hợp dữ liệu, và nghiên cứu các lý thuyết về liên kết vùng Kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra được: (1) tổng hợp một số lý thuyết
về liên kết vùng, (2) các nguyên tắc liên kết vùng, (3) các điều kiện để thực thi vùng bền vững, (4) các kiểu liên kết vùng, (5) phân tích thực trạng liên kết vùng tại Việt Nam, (6) chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng liên kết vùng tại Việt Nam, (7) và đề xuất một số kiến nghị cho xây dựng liên kết vùng tại Việt Nam
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) [10]
“Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã
có tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính thông qua việc quan sát thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: (1) kinh nghiệm quốc tế về sử dụng cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm trên thế giới; (2) phân tích thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam; (3) đánh giá hệ thống chính sách trên góc độ phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; và (4) hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng và liên kết kinh tế vùng, nhưng theo tác giả, trọng tâm và rõ nét nhất về các giải pháp cho phát triển vùng được Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) [115] đưa
Trang 24Cực tăng trưởng được hiện thực thông qua việc tạo ra các đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên công nghệ (technological parks), thành phố công nghệ (technology towns), vùng phát triển ưu tiên (priority development territories)
Hội tụ
“Agglomerates”
Hội tụ là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một nơi với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản phẩm, ngành nghề tiềm năng hoặc nguồn lực (tài chính, lao động, hạ tầng, đầu tư, thông tin,…)
Cụm liên kết ngành
“Clusters”
Sự tập trung ở một khu vực nhất định của những công
ty có liên hệ: thiết bị, thành phần, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, các tổ chức nghiên cứu và tổ chức khác liên kết nhau để gia tăng sức cạnh tranh và hoạt động kết nối với nhau như một hệ thống
Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013)
Về cơ bản, tác giả đồng ý với quan điểm trên của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk về mô hình phát triển kinh tế vùng và bổ sung thêm hình thức liên kết chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cũng là một hình thức liên kết kinh tế quan trọng trong vùng
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, mô hình phát triển kinh tế vùng có thể được thực hiện thông qua 4 hình thức: (1) hình thành các cực tăng trưởng trong
Trang 25nội vùng; (2) tăng cường sự hội tụ về mặt dân cư và kết nối chặt chẽ về hạ tầng, văn hóa, kinh tế; (3) xây dựng các cụm liên kết ngành; (4) hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành
về liên kết kinh tế được bàn luận chi tiết trong chương cơ sở lý luận tiếp theo
1.2 Nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị
Khởi xướng việc nghiên cứu về cụm liên kết ngành phải nói đến vai trò quan trọng của Michael E Porter (1998) [60] trong công trình “Cụm liên kết ngành
và sự cạnh tranh của nền kinh tế mới”
Michael E Porter cho rằng tồn tại nghịch lý: “sự cạnh tranh trong nền kinh
tế toàn cầu dựa trên nền tảng kết nối địa phương về kiến thức, hợp tác, và các hoạt động khác” Từ đó, nghiên cứu cho rằng cụm liên kết ngành là cơ sở để tạo sự đột phá và mang đến năng lực cạnh tranh nhất định cho một vùng Trong
đó, cụm liên kết ngành bao gồm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực có liên quan cùng tham gia trong một liên kết trong một khu vực địa lý tập trung, cộng thêm
sự tham gia từ các bên liên quan khác như chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức nghiên cứu, và tổ chức đào tạo Việc tạo ra cụm liên kết ngành có những mục tiêu nhất định từ: chia sẻ, cải tiến, xuất khẩu, nâng cao thương hiệu,… Tác giả giới thiệu nhiều cụm liên kết ngành điển hình trên thế giới như: cụm liên kết ngành rượu vang ở California, cụm liên kết ngành ngành da thời trang của Ý,… Đồng thời tác giả cũng khẳng định cụm liên kết ngành là động cơ để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất
Tại Châu Âu, trong một chương trình khảo sát 34 cụm liên kết ngành của Isaksen & Hauge (2002) [57], hầu hết các mục tiêu chung nhất bao gồm: các quan hệ với chính phủ, đào tạo, nghiên cứu phát triển, liên kết marketing và thương hiệu vùng Nghiên cứu cho rằng xây dựng cụm liên kết ngành có chiều hướng phát triển theo thời gian, chính vì thế đây chính là một quá trình hơn là một công cụ cố định hoặc một sản phẩm được định nghĩa một cách cố định Công trình nghiên cứu cũng cho rằng xây dựng cụm liên kết ngành tốt nhất là
Trang 26được tùy chỉnh phù hợp với đặc trưng vùng Chẳng những cụm liên kết ngành phải phù hợp với nguồn lực của địa phương, mà cách tổ chức và hiện thực cụm liên kết ngành cũng phải xây dựng trên đặc thù chính trị của địa phương và truyền thống của các ngành
Hiện tại có rất nhiều cụm liên kết ngành thành công trên thế giới Đầu tiên phải nói đến Thung lũng Silicon chính là một trong những cụm liên kết thành công và là mô hình mẫu cho nhiều liên kết kinh tế trên thế giới Nhiều liên kết thành công khác phải kể đến như: thung lũng Motorsport ở Anh, thung lũng Arve Technic và Paris Optics ở Pháp, Flanders multimedia và DSP ở Bỉ, Strangnas Biotech và Dalarna Crystal ở Thụy Điển, và Medicon Valley ở Oresund
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) [67], cụm liên kết đã trở thành vai trò hạt nhân cho việc xây dựng chính sách ngành, chính sách vùng, và chính sách đổi mới của thế giới hiện đại Cụm liên kết ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển liên kết kinh tế dựa vào nền tảng khoa học mới (new science – based industries) Cụm liên kết ngành ban đầu có thể ra đời trên nền tảng các chính sách hiện tại, tuy nhiên sau khi ra đời liên kết cần thiết phải tạo ra một thể chế chính sách mới để hoạt động
Các nghiên cứu sau đó bổ sung và làm rõ hơn lý thuyết về cụm liên kết ngành Nghiên cứu của San Diego (2011) [102], cụm liên kết ngành là một nhóm các ngành có liên quan liên kết nhau để tạo ra sự thịnh vượng cho một vùng Sử dụng cụm liên kết ngành như là công cụ để phát triển vùng có nhiều ý nghĩa hơn các phương pháp truyền thống Cụm liên kết ngành khác với khái niệm ngành vì nó thể hiện toàn bộ chuỗi giá trị của ngành từ nhà cung cấp đến sản phẩm cuối, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và hạ tầng đặc biệt Cụm liên kết ngành tập trung tại một khu vực địa lý và kết nối về hàng hóa, dịch vụ
Ngoài ra một số công trình nghiên cứu mới nhất gần đây tiêu biểu trong và ngoài nước về cụm liên kết ngành cũng được tác giả giới thiệu như bên dưới đây:
Trang 27Công trình của Europe INNOVA (2008) [48] “Vai trò của cụm liên kết ngành và chính sách cụm liên kết ngành đối với cạnh tranh và cải tiến: kết quả thống kê và bài học kinh nghiệm” đã tiến hành phân tích sâu về khái niệm cụm liên kết ngành và những chính sách chính trong việc triển khai cụm liên kết ngành, đưa ra những cơ sở cho chiến lược đổi mới dựa trên xây dựng những cụm liên kết ngành ở Châu Âu
Công trình chỉ ra vai trò của cụm liên kết ngành với sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tác động tới việc phát triển vùng và quốc gia Kết quả thống kê chỉ ra tầm quan trọng của cụm liên kết ngành đến sự cạnh tranh, đổi mới, năng suất, lao động
Công trình nghiên cứu của Douglas Zhihua Zeng (2011) [42] chỉ ra đặc khu kinh tế và cụm liên kết ngành đã đóng góp và sự phát triển nhanh của Trung Quốc như thế nào Trong 30 năm qua nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc do nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ việc hình thành nhiều đặc khu kinh tế và cụm liên kết Tác giả cho rằng đặc khu kinh tế
và cụm liên kết là hai động cơ quan trọng thúc đẩy sự thành công của kinh tế Trung Quốc Cùng với cụm liên kết, đặc khu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, lao động, xuất khẩu, đóng góp vào GDP, mang đến những công nghệ hiện đại trên thế giới
Công trình của Goran Lindqvist, Chiristian Ketels, Orjan Solvell (2013) [53]
“Sách xanh về việc xây dựng cụm liên kết ngành” đã thực hiện việc nghiên cứu các cụm liên kết hình thành trên thế giới, trả lời những câu hỏi: cụm liên kết hoạt động thế nào, cách thức tổ chức và quản lý, đầu tư tài chính ra sao, đánh giá một số kết quả của một số trường hợp điển hình Trong đó, khảo sát về cụm liên kết ngành trong khảo sát toàn cầu GCIS phân tích dữ liệu từ 356 cụm liên kết ở 50 quốc gia toàn thế giới, chủ yếu ở các nước thuộc OECD, người tham gia là nhà quản lý của các cụm liên kết; những ngành nghề tham gia cụm liên kết bao gồm công nghệ thông tin, thực phẩm, công nghiệp ôtô, công nghệ xanh, sức khỏe và năng lượng; tóm lượt những kết quả có giá trị tham khảo tốt như
Trang 28sau:
- Hầu như các cụm liên kết có nhiều hơn một nửa các doanh nghiệp có khoảng cách 01 giờ từ văn phòng trung tâm điều hành liên kết, và một phần ba doanh nghiệp có khoảng cách xa hơn
- 73% cụm liên kết có thành viên chính thức (so với 64% vào năm 2005) Các cụm liên kết có số thành viên trung bình là 80 Không có thành viên nào ngoài mục tiêu tham gia vào cụm liên kết
- Cụm liên kết có nhiều thành viên tham gia thực hiện nhiều mục tiêu hơn Cụ thể, cải tiến và nghiên cứu phát triển, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy phát triển
và đầu tư cụm liên kết ngành, phát triển chuỗi giá trị, mua sắm phối hợp là những mục tiêu được thực hiện bởi các cụm liên kết có số lượng nhân viên lớn
- Cụm liên kết với nhiều thành viên sẽ thực hiện nhiều mục tiêu, cụ thể là chiến lược và tầm nhìn, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư và phát triển
- Theo thời gian, mục tiêu ưu tiên thường được chú trọng trong 5 năm và sau
đó sẽ ưu tiên đến mục tiêu khác
- Trung bình, có 34% doanh thu từ của cụm liên kết đến chủ yếu từ tư nhân, như phí thành viên và doanh số dịch vụ Khoảng 54% đến từ nguồn tài chính công, chủ yếu là nguồn tài trợ từ địa phương và vùng 12% đến từ những nguồn khác Tỷ lệ giữa ngân sách nhà nước và tư nhân là 60:40
- Tỉ lệ này không biến đổi theo thời gian so với năm 2005 Ngân sách quốc gia tài trợ tăng nhưng chủ yếu tăng do ngân sách tài trợ từ quốc tế Ngân sách vùng giữ nguyên Với ngân sách tư nhân, chi phí thành viên tăng lên từ dịch
vụ bán hàng
- Kinh nghiệm trung bình của nhà quản lý cụm liên kết là 3-5 năm Một nửa trong số họ có kinh nghiệm 6 năm làm việc ở lĩnh vực tư nhân, trong khi nghiệm làm việc ở nhà nước, đào tạo hoặc tổ chức phi chính phủ thì ít hơn Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính rất hiếm
- 65% cụm liên kết ngành là tổ chức chính phủ Hội đồng điều hành chính
Trang 29được bầu từ đại diện của tư nhân 61% so với 16% nghiên cứu và 14% từ chính phủ Trong 73% cụm liên kết, thành viên chỉ định Hội đồng điều hành
- 62% cụm liên kết được đánh giá chính thức 85% thu thập biểu mẫu đánh giá định kỳ hàng năm Dữ liệu từ nhiều nguồn được sử dụng, chủ yếu từ bảng khảo sát thành viên, sau đó là phỏng vấn người liên quan, thông kê ngành và đối sánh đôi
Công trình của Nicola Coniglio, Fancesco Prota and Gianfranco Viesti (2011) [66] “Thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành tại Việt Nam: đề án của UNIDO” đã đề xuất những rủi ro trong việc thất bại và kiến nghị các giải pháp theo đặc thù hiện tại của Việt Nam, như sau:
Rủi ro:
- Sự phức tạp trong hành động liên quan đến chính sách
- Thiếu sự phối hợp trong chính sách
- Thiếu sự hỗ trợ các tổ chức trung gian để thành lập hoặc điều hành cụm liên kết
- Sự bắt tay của các thế lực chính trị và nhóm lợi ích
Công trình đề xuất một số giải pháp:
- Nhận diện và lựa chọn các cụm liên kết ở Việt Nam dựa vào tiềm năng sẵn
có Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, và doanh nghiệp nhà nước tham gia trong cụm liên kết ngành
- Tránh ban hành các thể chế phức tạp
- Hỗ trợ và thúc đẩy sự ra đời của cụm liên kết
- Đổi mới hệ thống hạ tầng và hệ thống giáo dục
- Không chỉ chú trọng vào một lĩnh vực công nghệ cao mà nên đa lĩnh vực
- Thúc đẩy tiếng nói từ doanh nghiệp
- Cải tiến môi trường kinh doanh
Công trình của OECD (2007) [68] “Cụm liên kết ngành – công cụ hoạch định chính sách quốc gia”
OECD với sự tham gia từ 30 quốc gia cùng làm việc để đề xuất các giải pháp
về kinh tế, xã hội, và môi trường toàn cầu bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Cộng
Trang 30hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland,
Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy,
Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, cho rằng lĩnh vực quản lý nhà nước hiện tại đang tập trung vào xu hướng gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp, con người, kiến thức ở cấp vùng để cải tiến và nâng cao năng lực cho vùng Phương pháp mới này phổ biến ở nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau Việc đổi mới chính sách vùng, chính sách khoa học và công nghệ, và chính sách doanh nghiệp, ngành là chủ đề quan trọng để hỗ trợ cụm liên kết ngành ở cấp độ vùng Công trình này tập trung vào các vấn đề: giải thích tại sao cụm liên kết ngành có vai trò quan trọng, các chương trình nên bắt đầu từ đâu, phương pháp lựa chọn cụm liên kết ngành, công cụ nào được sử dụng, ai quản lý, và bài học kinh nghiệm từ nhiều trường hợp nghiên cứu: Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ
Công trình của P Sureephong, N Chakpitak, L Buzon, and A Bouras (2012) [86] - phát triển cụm liên kết ngành và trao đổi kiến thức trong chuỗi cung ứng, cho rằng cụm liên kết và chuỗi cung ứng là trọng tâm của nhiều chính sách quốc gia và cả hai đều dựa trên nền kinh tế tri thức Cả hai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành ở mỗi phương diện khác nhau Công trình này đã minh họa cách thức cụm liên kết ngành có thể làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng Công trình cũng đề xuất một phương pháp phối hợp và trao đổi kiến thức trong chuỗi cung ứng Để nâng cao khả năng cho việc trao đổi kiến thức, công nghệ thông tin được vận dụng để thúc đẩy quá trình truyền thông giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng bên trong từng cụm liên kết
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2013) [13] - Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: một lựa chọn chính sách, cho rằng cụm liên kết ngành hình thành sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh Cụm liên kết
Trang 31ngành nên trở thành một công cụ chính sách trong hoạch định chính sách kinh
tế quốc gia Tác giả đề xuất phát triển công nghiệp hỗ trợ phối hợp với cụm liên kết ngành Qua phân tích, tác giả cho rằng tại Việt Nam đã “manh nha” thành lập các cụm liên kết ngành, và đề xuất thành lập thí điểm cụm liên kết ngành,
và một số kiến nghị như sau:
- Không nên xây dựng một mô hình cụm liên kết ngành cho mọi ngành
- Phát triển và hình thành mô hình nên theo định hướng sản phẩm
- Cần lựa chọn địa điểm phù hợp để phát triển cụm liên kết ngành
- Đề xuất một số vai trò của chính quyền
- Kiến nghị các biện pháp phát triển cụm liên kết ngành
- Các điều kiện để thực thi tốt cụm liên kết ngành
- Công trình nghiên cứu về liên hệ giữa cụm liên kết ngành, chuỗi cung ứng,
và chuỗi giá trị
Như vậy, việc liên kết kinh tế thông qua việc hình thành chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành đang trở thành xu thế nghiên cứu chung của nhiều nhà nghiên cứu gần đây trong mối liên hệ với phát triển kinh tế vùng
1.3 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm
Từ những năm giữa thế kỷ 19, Johann-Heinrich Von Thunen (1833) trong lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp đã coi các thành phố, các cảng biển, các đầu giao thông lớn là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút
và sức lan tỏa ra xung quanh Cách phân tích và lý luận để dẫn đến lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởng của các thành phố có ích rất nhiều cho những nghiên cứu liên quan đến vùng trọng điểm của lãnh thổ Nhà kinh tế học A.Weber (1909) trong lý thuyết định vị công nghiệp đã đề cập những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại, chúng được gọi là các lợi ích ngoại ứng, và chi phí ngoại ứng của vùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫn nhau
Trang 32trong hoạt động, thực hiện chuyên môn hóa, hợp tác hóa, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiên liệu, năng lượng Phí kinh tế ngoại ứng xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Theo Paul Krugman (2008) trong quan điểm địa kinh tế mới, để phát triển vùng kinh tế trọng điểm muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất quyết phải có một số vùng giàu lên trước những vùng khác Đây là khía cạnh ủng hộ cho quan điểm cần phải có các vùng kinh tế trọng điểm ở các nước đang phát triển theo nghĩa tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ các yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện phát triển kinh tế chung cả nước Chênh lệch về mức sống theo không gian sẽ đi theo hình chữ U ngược, tức là mở rộng ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, tiếp tục duy trì mức cao trong thời gian dài trước khi dần dần hội tụ với nhau
Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) [10]: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế
cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính mình, và tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh
- Tiếp sau đó là áp dụng các chính sách nhằm hướng tới sự hội tụ về xã hội, các chính sách này, một mặt dựa vào quan điểm địa kinh tế mới hướng tới
sự giao lưu và hội nhập, ví dụ như quan điểm di dân tự do, chính sách đầu
Trang 33tư hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, chính sách phát triển khu đô thị
Tuy nhiên, rất dễ nhầm lẫn giữa vùng kinh tế trọng điểm và cực tăng trưởng Nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan chính phủ tại Việt Nam cho rằng cần phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm như là một cực tăng trưởng và thay vì xây dựng chính sách, thể chế để tạo ra các cực tăng trưởng (theo một trong 3 mô hình đã nêu ở trên) trong vùng kinh tế trong điểm thì lại xây dựng chính sách, thể chế cho vùng rất rộng lớn kinh tế trọng điểm
Theo Jean-Paul (2015), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cực tăng trưởng (growth poles) là phát triển kinh tế không thể dàn trải trên toàn bộ một vùng,
mà thay vào đó sẽ chỉ diễn ra ở những cực cụ thể Những cực này thường được định hình bởi những ngành chủ lực và một số ngành liên kết, tạo ra hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp Sự mở rộng của những ngành chủ lực ngầm ý rằng mở rộng về sản lượng, lao động, những đầu tư liên quan, công nghệ mới, và có thể
có những ngành mới
1.4 Nghiên cứu về các hình thức liên kết kinh tế vùng
1.4.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô
Theo Nguyễn Văn Huân (2012) [11], liên kết giữa các chủ thể vĩ mô bao gồm:
Liên kết dọc: phân cấp Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ với các Sở ban ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo địa phương
Liên kết ngang:
- Các bộ chuyên ngành liên kết trong xử lý các vấn đề mang tính liên ngành
- Liên kết giữa các địa phương với nhau
- Phối hợp trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành và vùng ở từng địa phương
- Phối hợp trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng như đường, cảng biển, sân bay, cơ sở
Trang 34hạ tầng thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu
- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch
- Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài
- Hợp tác trong giảm nghèo
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở
- Đào tạo và dạy nghề
- Giải quyết các tệ nạn xã hội và xung đột cộng đồng
- Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
1.4.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
Các chủ thể vi mô tham gia vào trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng bao gồm: các vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị và 3 vị trí trong chuỗi cung ứng bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là phương pháp quản trị hiện đang được chú ý và vận dụng của nhiều doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tính liên kết, và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu
Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh và đã ra đời các chuẩn mực quốc tế về liên kết chuỗi cung ứng được vận dụng rộng rãi ở các tập đoàn trên toàn cầu Chuẩn mực SCOR (1992) được sử dụng như là mô hình tham chiếu khi xây dựng các hoạt động của chuỗi cung ứng ở cấp doanh nghiệp
1.4.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị
Theo Sule Akkounlu (2013), liên kết nông thôn – đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, lao động, và thịnh vượng Tuy nhiên, liên kết này hiện tại chưa được nhận ra đầy đủ và vì thế các chính sách kinh tế và thương mại quốc gia đã ít chú trọng hoặc bỏ qua ở nhiều quốc gia
World Bank (2006) cho rằng việc bỏ qua liên kết nông thôn – đô thị sẽ dẫn đến kinh tế kém hiệu quả và dẫn đến bất cân bằng trong phát triển Việc hiểu rõ
về cơ hội và ràng buộc của liên kết nông thôn – đô thị sẽ góp phần vào phát
Trang 35triển bền vững thông qua hiện thực các chính sách kinh tế xã hội phù hợp Dòng trao đổi chính giữa nông thôn – đô thị:
Hình 1.1: Mô hình liên kết nông thôn – đô thị
Nguồn: Preston (1975), Stead (2002), và Repp (2012)
1.5 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng và phát triển VKTTĐ
Các quan hệ kinh tế thông thường đã mặc nhiên tồn tại ở VKTTĐPN Tuy nhiên, để vùng phát triển mạnh mẽ, việc tạo ra các cực tăng trưởng và hình thành các liên kết kinh tế trong vùng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn như đã thảo luận ở trên Vấn đề khó khăn lớn nhất là tìm ra phương pháp phù hợp để phát triển cực tăng trưởng và các liên kết kinh tế của VKTTĐPN nói riêng và các VKTTĐ cả nước nói chung Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều giải pháp thực hiện nhưng các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN vẫn còn mờ nhạt Theo Jean-Paul (2015), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cực tăng trưởng (growth poles) là phát triển kinh tế không thể dàn trải trên toàn bộ một vùng,
mà thay vào đó sẽ chỉ diễn ra ở những cực cụ thể
Theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) [115], việc về phát triển kinh tế vùng trên thế giới tập trung vào ba nhóm (1) phát triển cực tăng trưởng thông qua khu vực có chính sách đặc biệt, (2) tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một nơi với sự phát triển kết nối chặt chẽ, và (3) xây dựng các liên kết kinh tế trong vùng
Từ đó cho thấy, việc phát triển kinh tế vùng trọng điểm như là một tổng thể
và áp dụng thể chế chính sách tác động toàn vùng khác với việc phát triển vùng
Trang 36trọng điểm thông qua việc tạo lập các cực tăng trưởng và liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm
Việc xem liên kết kinh tế như một tổ hợp bao gồm nhiều ngành nghề, có sự tham gia của nhiều bên liên quan: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức nghiên cứu, trường đại học, tổ chức tài chính, … để hoàn thành mục tiêu xác định đã trở nên là đối tượng nghiên cứu và vận dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới Mỗi vùng sẽ hình thành nhiều cụm liên kết theo kiểu nan hoa, kết nối các chủ thể liên quan để đạt được các mục tiêu đặt ra của vùng đó Liên kết có vai trò như một cực tăng trưởng trong vùng Liên kết hình thành và phát triển có tác dụng lan tỏa kéo theo sự ra đời và phát triển các ngành nghề liên quan và có sự ảnh hưởng đến kinh tế xã hội trong vùng
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết vùng Nhưng đa phần các công trình bàn về chính sách nói chung để phát triển cho toàn vùng kinh tế trọng điểm hoặc vùng nói chung Một số công trình khác cũng đã nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị Tuy nhiên, sử dụng liên kết kinh tế như là giải pháp cho phát triển vùng với phương pháp khác biệt
là xây dựng từ mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành thì chưa có công trình nào đề cập ở VKTTĐPN nói riêng và cả nước nói chung Trong khi VKTTĐPN
là đầu tàu của cả nước, việc hình thành các liên kết tăng sức cạnh tranh và đạt được mục tiêu cấp vùng là vô cùng cần thiết
Bằng cách sử dụng mô hình này, các nhân tố quan trọng liên quan ảnh hưởng đến sự thành công của liên kết kinh tế sẽ được làm rõ và giúp cho việc hiện thực các liên kết kinh tế tăng khả năng thành công hơn trong thực tế Luận án cũng hệ thống lại các lý thuyết cơ bản về liên kết vùng, phân tích thực trạng của
VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp cho bài toán xây dựng liên kết kinh tế ở
VKTTĐPN
Trang 37Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1 Bản chất, đặc điểm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1 Khái niệm vùng, vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1.1 Khái niệm vùng
Hiện tại có rất nhiều nhà kinh tế quan tâm đến lý thuyết phát triển vùng Tuy nhiên, đề cập đến khái niệm vùng thì có nhiều quan điểm khác nhau Dưới đây
sẽ nêu ra một số khái niệm phổ biến về vùng:
Từ điển tiếng việt (1994): vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh
Theo từ điển bách khoa địa lý xô viết (1998): Vùng là một lãnh thổ được tách ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau
Trong công trình Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý (1998), Lê Bá Thảo ghi: vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài
Theo Viện nghiên cứu kinh tế quản lý Trung Ương (2011) [29]: vùng là một
hệ thống bao gồm các liên hệ tương tác các bộ phận cấu thành với các dạng liên
hệ địa lý, liên hệ kỹ thuật, liên hệ kinh tế, liên hệ xã hội trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống Vùng có quy mô rất khác nhau Sự tồn tại của vùng là khách quan và có tính lịch sử Quy mô và số lượng vùng có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước Vùng tồn tại do yêu cầu của nền kinh tế quốc gia Tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hóa thông qua những nguyên tắc do con người đặt ra Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước
Trang 38Nguyễn Văn Huân (2012) [11] định nghĩa: vùng là một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau; vị trí kinh tế và trình độ phát triển kinh tế tương hợp; đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau; các quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của các đơn vị hành chính,… có tác dụng thúc đẩy phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các vùng phụ cận; đặc trưng khác biệt của vùng so với các vùng khác như thế nào, hay nói cách khác là lợi thế so sánh của vùng và mỗi địa phương trong vùng
Phương pháp gần đây được sử dụng phổ biến là định nghĩa vùng theo cách phụ thuộc không gian, hay gọi là khái niệm nút (nodal concept) Theo Hoover
và Giarratani (1985), nút có 2 tính chất: (1) có sự liên kết chặt chẽ nội bộ về lao động, vốn, hàng hóa với nhau, và (2) trong nút, các hoạt động hướng đến một điểm nổi bật hơn so với vị trí ngoại vi xung quanh Richardson (1979) mở rộng khái niệm nút và định nghĩa vùng có đa trung tâm hay nhiều nút, trong đó các nút hay trung tâm có sự liên kết chặt với nhau
Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng kinh tế -
xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước
Mặc dù có nhiều định nghĩa về vùng nhưng theo tác giả thì vùng được định nghĩa: Vùng là khu vực địa lý được xác định dựa vào đặc điểm dân cư liên tục
về mặt không gian, được hình thành thông qua quá trình lịch sử hoặc do sự phụ thuộc vào khu vực địa lý nhất định Sự phụ thuộc này có thể do có cùng văn hóa địa phương, công việc lao động, nguồn lực tự nhiên, hoặc những tiện ích cụ thể do vị thế mang lại Vùng có tính chất và liên kết nội tại hình thành từ các nút (có sự liên kết chặt chẽ về lao động, vốn, hàng hóa) và những tính chất này làm vùng khác biệt với các vùng khác
Trang 39Có thể cho rằng: vùng có những đặc tính riêng của nó, đặc biệt là vùng kinh
tế - xã hội Không giống như vùng địa lý đơn thuần, khái niệm về vùng kinh tế mang tính "động" do các hình thái, các phương thức và các nội dung hoạt động kinh tế của con người thay đổi một cách nhanh chóng qua thời gian Các tính chất đặc trưng về vùng kinh tế bắt đầu có những biến đổi, đặc biệt là về không gian và chức năng kinh tế của vùng Vùng kinh tế gắn liền với sự phát triển của ngành địa lý kinh tế
Đối với Việt Nam, các nhà lập quy hoạch vùng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cách quan niệm về vùng kinh tế và vùng kinh tế - xã hội của hệ thống xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Liên Xô), gắn chặt với sự phân công lao động xã hội của vùng trong cả nước, thể hiện bằng mặt cơ cấu xã hội của vùng
Vùng kinh tế là một hệ thống kinh tế - xã hội lãnh thổ, bao gồm các mối liên
hệ tương tác nhiều chiều giữa các bộ phận cấu thành: liên hệ địa lý, liên hệ về
kỹ thuật, liên hệ về kinh tế và liên hệ về các mặt xã hội trong hệ thống cũng như với ngoài hệ thống Mỗi vùng là một tập hợp các thành tố tự nhiên - kinh tế
- xã hội Đặc tính và trình độ phát triển của nó được phản ánh bởi cơ cấu kinh
tế, cơ cấu xã hội của nó (trong đó có cả cơ cấu các yếu tố tự nhiên bền vững) Căn cứ vào mục đích và nội dung có thể phân thành vùng kinh tế tổng hợp,
Trang 40vùng kinh tế ngành (như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp, )
Căn cứ vào công năng, có thể chia vùng thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, vùng thủ đô, vùng tam giác phát triển, vùng hành lang kinh tế,
Các đặc trưng trong vùng bao gồm:
- Phạm vi kinh tế vùng
- Trung tâm kinh tế vùng
- Mạng lưới liên kết kinh tế vùng và cụm liên kết ngành
- Chuyên môn hóa kinh tế vùng
- Phát triển tổ hợp kinh tế vùng
- Hiệu ứng mở rộng liên hệ kinh tế vùng ra bên ngoài vùng
Trong điều kiện Việt Nam, có thể hiểu vùng với một số nội dung và chức năng sau:
(1)-Vùng kinh tế-xã hội là đối tượng của quy hoạch phát triển Trong công
tác quy hoạch, để giải quyết những vấn đề trên quy mô rộng (liên tỉnh) đã tồn tại khái niệm vùng KT-XH Qui mô và số lượng vùng phụ thuộc vào yêu cầu của việc tổ chức theo lãnh thổ nền KT-XH của đất nước Số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển
(2)-Vùng là đối tượng trọng điểm đầu tư phát triển Tuỳ theo yêu cầu của sự
nghiệp phát triển KT-XH đất nước và chỉ đạo của Chính phủ mà xác định các lãnh thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ, yếu kém cần có sự hỗ trợ nhiều để phát triển Chính phủ Việt Nam đã xác định 4 vùng phát triển KTTĐ làm động lực cho phát triển kinh tế cả nước: Bắc bộ, miền Trung, phía Nam và vùng KTTĐ Tây Nam Bộ
Nhìn chung các quốc gia đang phát triển đều gặp phải mâu thuẫn ít vốn mà lại muốn ra tạo vùng động lực trong phát triển đi đôi với phát triển từng bước các vùng nông thôn nghèo khó Nhiều nước tập trung vào việc hình thành cấu trúc cơ bản của bộ khung nền kinh tế quốc gia, phát triển các địa bàn được coi
là trọng điểm phát triển, các trung tâm, các hành lang, các trục tăng trưởng có