1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của edgar allan poe

59 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 602,68 KB

Nội dung

Các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất trong việc khẳng định Edgar Poe không chỉ là “ông tổ” của văn học trinh thám mà còn là người khai mở cho thể loại truyện kinh dị và truyện khoa

Trang 1

TRẦN DIỆU LINH

CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRINH THÁM CỦA EDGAR ALLAN POE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Trang 2

TRẦN DIỆU LINH

CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRINH THÁM CỦA EDGAR ALLAN POE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học ThS ĐỖ THỊ THẠCH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Đỗ Thị Thạch, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận này Tôi cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu cũng như trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này Tôi đã cố gắng bao quát mọi vấn đề nghiên cứu của đề tài nhưng vẫn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét góp ý từ bạn đọc

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Trần Diệu Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo Những nội dung nghiên cứu trong khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2014 Tác giả

Trần Diệu Linh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 EDGAR ALLAN POE - NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO TRUYỆN TRINH THÁM 6

1.1 Giới thuyết về truyện trinh thám 6

1.1.1 Một số đặc trưng thể loại truyện trinh thám 6

1.2 Truyện trinh thám của Edgar Allan Poe 20

1.2.1 Các tiền đề hình thành truyện trinh thám của Edgar Allan Poe 20

1.2.2 Một số hình mẫu vụ án cơ bản trong truyện ngắn trinh thám của

Edgar Allan Poe 26

Chương 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRINH THÁM CỦA EDGAR ALLAN POE 31

2.1 Cốt truyện trong sáng tác văn chương 31

2.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của E.Poe 33

2.2.1 Sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật 33

2.2.2 Một số thủ pháp nghệ thuật biểu hiện cốt truyện trinh thám 42

KẾT LUẬN 50

Trang 7

Ngay truyện của ông cũng có thể phân thành nhiều loại: Truyện kinh dị: “Con mèo đen”, “Vở vũ kịch tử thần đỏ”, truyện hoang đường viễn tưởng

có “Chuyện kể trên những vách núi lởm chởm”, truyện trinh thám: “Vụ giết người ở phố Morgue”, “Mi cũng là một con người?”, truyện đả kích hài hước:

“Con quỷ trên gác chuông”, “Cặp kính” Các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất trong việc khẳng định Edgar Poe không chỉ là “ông tổ” của văn học trinh thám mà còn là người khai mở cho thể loại truyện kinh dị và truyện khoa học viễn tưởng

Trong mảng truyện trinh thám, đóng góp lớn nhất của Edgar Poe là ông

đã sáng tạo ra nhân vật Dupin, một người lập dị, sống đơn độc, mặc dù chẳng phải là cảnh sát hay thám tử tư, song bằng phương pháp phân tích, suy luận rất độc đáo ông đã phanh phui được nhiều hành động tội ác

Chính Conan Doyle, trong tập sách “Hồi tưởng về những cuộc phiêu

lưu” đã thổ lộ: "Gaboriau (tên một nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX, cha đẻ

của nhân vật cảnh sát lừng danh Lecoq) đã thu hút tôi bằng nét tinh tế của những âm mưu được ông khéo léo đan kết, còn vị thám tử tuyệt vời Dupin của Edgar Poe đã từng là một trong những nhân vật tôi yêu quý nhất thời niên thiếu”

Trang 8

Tìm hiểu truyện trinh thám của Edgar Allan Poe là cơ hội để tiếp cận, khám phá tài năng của nhà văn độc đáo và giàu trí tưởng tượng này Mỗi truyện ngắn của E.Poe luôn là một thế giới bí ẩn, bất ngờ, hấp dẫn khiến người đọc vô cùng thích thú

2 Lịch sử vấn đề

Edgar Allan Poe với văn học Việt Nam không phải là cái tên hoàn toàn

xa lạ, bởi ông là tác giả Mỹ đầu tiên được học trong nhà trường Pháp Việt từ rất sớm Theo một số nhà nghiên cứu, Poe cũng là tác giả Mỹ đầu tiên có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam từ năm 1936 Qua chiếc cầu nối là văn học Pháp trong nhà trường Pháp Việt, bằng bản tiếng Pháp của Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé…, thơ, truyện của Edgar Poe đã để lại những dấu ấn mới lạ trong lòng thế hệ trí thức Tây học lớp đầu ấy Việc một nhà văn của nước Mỹ xa xôi vạn dặm như Edgar Poe được yêu mến, giới thiệu và dịch

ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX khi nước ta hoàn toàn chưa có mối bang giao chính thức nào với nước Mỹ và văn học Mỹ quả là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam

Từ đó đến nay, những sáng tác của ông vẫn hiện diện trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam Đặc biệt là những truyện dịch, những bài viết, những đề tài nghiên cứu về ông trong mười năm đầu của thế kỉ XXI Năm 1989, NXB Lao Động cũng đã cho in tập truyện dịch của ông, lấy tên là

“Truyện kinh dị”, tất cả gồm 5 truyện, 134 trang in Và năm 1997, NXB Công

an nhân dân cũng đã cho in tập truyện “Bức chân dung hình ô van” dày trên

200 trang của Edgar Poe

Riêng về nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay, E.Poe là một hiện tượng đang được khám phá, phân tích vì những sáng tác của ông có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với quá trình hình thành và phát triển lý luận, thơ ca và truyện ngắn hiện đại của nước nhà

Trang 9

Đối với truyện trinh thám của E.Poe nói riêng và về E.Poe nói chung đã

có nhiều nghiên cứu, tuy nhiên, do giới hạn về ngôn ngữ, chúng tôi xin đưa ra một số công trình và bài nghiên cứu của một số tác giả: Nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc với bài viết “Edgar Allan Poe - nhà văn trinh thám và kinh dị xuất

sắc” đăng trên Tạp chí Văn học số 8 năm 2000 nhận định “Độc giả thích

truyện của Poe không phải vì trong nhận thức của họ mà họ chỉ có niềm thích thú với những tác phẩm mới lạ.” [2,56] Tạp chí Văn học số 12 năm 2008,

Hoàng Tố Mai có bài viết “Người kể chuyện và giọng điệu kể chuyện trong loạt truyện rối loạn tâm thần của Edgar Allan Poe” cũng nhận định về nghệ

thuật dàn dựng cốt truyện của Poe “Poe đã sử dụng thủ pháp tỉnh lược ở

nhiều cấp độ Thủ pháp này góp phần không nhỏ cho việc tạo ra hiệu quả

“mới” và “mạnh mẽ” mà Poe luôn đề ra khi cầm bút.” [8,82 ] “Ông được xem như người đã tạo ra thể loại văn học trinh thám, và cho đến nay những truyện trinh thám của ông vẫn hấp dẫn đặc biệt với độc giả.” [7,53] trong Tạp

chí nghiên cứu văn học (2000) số 7 của Hoàng Tố Mai về “Văn học Mĩ thời

kì sau độc lập”

Ngô Tự Lập và nhóm Văn Hóa Địa Cầu đã tuyển chọn và dịch các truyện ngắn của E.Poe trong tập sách “Tuyển tập Edgar Allan Poe” in năm

2002 của nhà xuất bản Văn học Trong đó, Ngô Tự Lập có dịch một nhận

định của Jorges Luis Borges: “Edgar Poe không muốn rằng truyện trinh thám

lại là một thể loại hiện thực, mà phải là một thể loại văn học lí trí, một thể loại kỳ ảo, ta có thể nói như thế, nhưng đó là thể loại kỳ ảo có nguồn gốc từ trí tuệ chứ không phải chỉ từ tưởng tượng.” [12,699]

Nhìn chung, vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của E.Poe lại chưa được nghiên cứu một cách hệ thống Tuy nhiên, những gì đã nghiên cứu sẽ là những gợi ý hữu ích để chúng tôi có được định hướng triển khai đề

Trang 10

tài, góp phần mang đến cho người đọc một cái nhìn sơ bộ, đồng thời thấy được những đóng góp của nhà văn E.Poe về thể loại truyện trinh thám

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của chúng tôi khi triển khai đề tài này là:

Thứ nhất, tìm hiểu các tiền đề hình thành truyện ngắn trinh thám và chỉ

ra một số hình mẫu vụ án cơ bản trong truyện ngắn trinh thám của E.Poe

Thứ hai, xác định nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của E.Poe

4 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này của chúng tôi là cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của Edgar Allan Poe

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát “Tuyển tập Edgar Allan Poe” do tác giả Ngô Tự Lập và nhóm Văn hóa Địa Cầu biên chọn, dịch chúng tôi nhận thấy tổng số 4 truyện ngắn trinh thám trên tổng số 44 truyện ngắn của E.Poe thông qua bản dịch trong là:

“Lá thư bị mất”, “Con cánh cam vàng”, “Mi cũng là một con người”, “Vụ án đường Morgue” Chúng tôi cũng khảo sát thêm một số bản dịch khác như truyện: “Con quỷ đồi bại”, “Bí mật của Marie Roger”…

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định các tiền đề hình thành truyện trinh thám và một số hình mẫu

vụ án cơ bản trong truyện ngắn trinh thám của E Poe

- Xác định nghệ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám của E.Poe

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài khóa luận với đề tài đã xác định rõ, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp khảo sát văn bản

Trang 11

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp tiếp cận văn hóa, lịch sử

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận nghiên cứu các tiền đề hình thành truyện trinh thám và nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của Edgar Allan Poe Kết quả nghiên cứu có thể góp phần vào việc hỗ trợ trong quá trình học tập và giảng dạy E.Poe ở khoa Văn trong các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và mục Tài liệu tham khảo, chúng tôi xin trình bày khóa luận theo hai chương chính:

Chương 1: Edgar Allan Poe – người mở đường cho truyện trinh thám

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn trinh thám của Edgar Allan Poe

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1: EDGAR ALLAN POE - NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO

TRUYỆN TRINH THÁM

1.1 Giới thuyết về truyện trinh thám

1.1.1 Một số đặc trưng thể loại truyện trinh thám

Việc nghiên cứu sâu sắc về truyện trinh thám đòi hỏi nhiều thời gian cũng như nhiều công phu tìm tòi, tra cứu và thu thập các tư liệu Ở đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu vài nét đặc trưng của thể loại văn học này

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, văn học trinh thám là “những tác

phẩm văn học, thường là văn xuôi, có cốt truyện phức tạp, thường được xây dựng dựa trên việc khám phá một tội ác bí ẩn nào đó, hoặc dựa trên việc trình bày tỉ mỉ những điều bí ẩn và lạ lùng gắn với số phận các nhân vật Xung đột thường dựa vào sự đấu tranh giữa lí trí chính nghĩa và sức mạnh của cái ác, của bạo lực” [5,415]

Trong ý thức của các nhà văn, tình trạng tội phạm gia tăng là biểu hiện của một xã hội bất ổn Họ nghĩ rằng, phanh phui tội ác là cách tốt để lật tung tấm màn bí mật đang bao bọc cỗ máy điều khiển các quan hệ xã hội Thế là “cốt truyện” và nhân vật “trinh thám” ra đời Lúc đầu chúng xuất hiện trong sáng tác của Đích - kenx, Ban - dắc, Đốt- xtôi- ép- xki chỉ như những mô típ cốt truyện

và những nhân vật phụ Dĩ nhiên, một số tác phẩm có cốt truyện trinh thám và nhân vật thám tử, chưa hẳn đã là tác phẩm có thể xếp vào loại tiểu thuyết trinh thám Trong “Tội ác và trừng phạt” của Đốt-xtôi-ép-xki, “Điều bí mật của E-đu-

in Đơ-rút” của Đích-kenx, việc miêu tả tội ác và quá trình điều tra tội phạm trở thành nội dung rất quan trọng của tác phẩm Nhưng hứng thú cơ bản của sự miêu

tả ấy không dồn vào việc trả lời cho câu hỏi: Ai là thủ phạm giết người? Miêu tả tội ác và quá trình khám phá tội ác, điều quan trọng nhất đối với các nhà văn nói

Trang 13

trên là tìm cách lí giải: Kẻ phạm tội thuộc hạng người nào? Cái gì đã đẩy con người ấy đến với tội ác? Cho nên, không ai gọi “Tội ác và trừng phạt” hoặc

“Điều bí mật của E-đu-in Đơ-rút” là tiểu thuyết trinh thám

Truyện trinh thám chỉ trở thành văn học độc lập, khi các nhà văn đưa ra những tình tiết về quá trình điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung Edgar Allan Poe được xem là “thánh tổ” của truyện trinh thám vì ông đã chuyển trọng tâm tự sự trần thuật về nhân vật tội phạm sang trần thuật về nhân vật thám tử, người theo dõi, phát hiện kẻ phạm tội

Yếu tố sự thật và hành trình kiếm tìm sự thật chính là hạt nhân truyền thống của văn chương trinh thám Trong truyện trinh thám cổ điển, quá trình điều tra chủ yếu gắn với bí mật về sự phạm tội nên sự thật được khám phá đơn thuần là sự thật về vụ án Truyện trinh thám do vậy thường được xem là trò chơi, câu đố trí tuệ, thuộc văn học duy lí Trong đó câu hỏi lớn nhất của toàn bộ câu chuyện là ai đã làm nó? Hay ai đã gây nên tội ác? Ta có thể thấy điều này trong rất nhiều truyện trinh thám của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie hay Georges Simenon… Kết thúc những cuộc điều tra của các thám tử Sherlock Holmes, Hercure Poirot, Miss Marple, Maigret… người đọc hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn khi thủ phạm của “Vụ huyết án phố Morgue”, vụ “Con chó dòng họ Basskerville”, “Vụ án Prothero” hay án mạng

ở nhà cha xứ… đều đã bị phát giác và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật

Song, ngay trong những tác phẩm của một số tác giả được coi là mẫu mực của văn chương trinh thám cũng đã xuất hiện những dấu hiệu đánh dấu

sự khủng hoảng của duy lí Đó là trường hợp truyện “Bí mật của Mari Roger”

Ở đó thám tử Dupin đã bế tắc trong việc tìm ra sự thật về tội phạm Kết thúc

đó như một lời cảnh báo: trí tuệ con người không phải là tuyệt đối và không phải sự thật nào cũng có thể được phơi bày Hay trong nhiều truyện của Conan Doyle như “Kẻ dị dạng”, “Vụ án mạng ở Epbi Grengiơ”, sự thật của

Trang 14

vụ án mặc dù được khám phá nhưng thủ phạm lại không bị trừng phạt bởi tính

có lí do của án mạng Nạn nhân là một kẻ đáng bị trừng phạt, và nói như thủ

phạm thì đó là sự trừng phạt bởi Chúa Truyện “Mười người da đen nhỏ” của

Agatha Christie hay hàng loạt truyện của Maurice Leblance về thám tử Lupin cũng cho thấy một quan niệm khác về sự thật của vụ án Những nhân vật đóng vai trò là thám tử lại chính là kẻ phạm tội giết người, là kẻ cắp

Những tác phẩm trinh thám này do vậy không chỉ đơn thuần là bài ca của lí trí mà còn là bài ca về đạo đức, công lí của con người Sở dĩ có sự phân biệt này bởi pháp luật và công lí không phải lúc nào cũng song hành với nhau

Sự thật về vụ án hay chính là sự thật về tội ác do vậy được nhận thức lại Bởi những truyện trinh thám này đã khiến ta phải nghi vấn thế nào là cái ác? Thế nào là công lí? Những hành động dưới sự phán quyết của pháp luật là tội ác thực chất lại chính là sự thực thi công lí Luật pháp mặc dù được đặt ra trên ý kiến và quyền lợi của số đông nhưng không phải lúc nào cũng là chân lí

Những trường hợp này của văn học trinh thám khiến ta thấy câu nói “Số đông

có sức mạnh nhưng không có chính nghĩa” của bác sĩ Stockman trong “Kẻ thù của nhân dân” đôi khi lại có thể xác thực

Sự thật trong truyện trinh thám mang hình thức của một bí mật cần được

khám phá, thường là tội ác, nên nó biến hình theo tội ác Với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là nhân học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng: trong xã hội hiện đại, tội ác không chỉ được thực hiện bởi những động cơ dục vọng

thông thường, đơn giản mà trái lại nói như Anthony Berkeley, bởi những “phức

hợp tâm lí của các tình cảm” và những công cụ tối tân hiện đại Phạm trù sự

thật trong truyện trinh thám do vậy có những bước chuyển biến mới

Truyện trinh thám càng về sau này, đúng như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào nhận xét, càng có xu hướng đi sâu vào việc phân tích, miêu tả tâm lí

để “khai thác những vấn đề bất ổn của nhân cách, bản năng”

Trang 15

Nếu xem nhân cách con người là một bức tranh và phần người đời thường nhìn là phần được chiếu rọi bởi ánh sáng và thường đẹp thì truyện trinh thám đã cho ta thấy phần bóng tối của bức tranh nhân tính Đó là sự phân li nhân cách

thành Omega và Alpha trong “Trong những cánh rừng vĩnh cửu”, là chứng nhiễu tâm như trong “Chiếc nhẫn oan gia”, là sự nổi loạn của dòng máu bài Do

Thái, là những ẩn ức không thể giải tỏa của thuở ấu thơ trong “Cô gái có hình

xăm rồng”…Vì những bất ổn nhân cách đó mà con người hoàn toàn có thể gây

nên những tội ác không thể ngờ tới như loạn luân, giết người hàng loạt…Và thậm chí truyện trinh thám cũng giúp ta lí giải vì sao con người lại phải trở nên

ác độc như thế, lại tự mài nhọn mài sắc mình như thế để có thể tồn tại trong xã hội đầy cạm bẫy? Tại sao họ lại trở nên im lặng và sợ hãi tự do của chính mình như trong “Cô gái có hình xăm rồng” của Stieg Larsson? Những phân tích tâm lí này không phải chỉ được lấy cơ sở từ lí thuyết về phân tâm học của Freud mà trước đó trong những truyện trinh thám kinh dị đầu tiên của mình, Edgar Poe đã miêu tả hiện tượng này như là sự phân thân của nhân cách và phần gây nên tội ác chính là phần vô thức, bản năng

Truyện trinh thám với việc nhìn nhận nhân tính con người từ phía bóng tối đã nêu lên một phản đề với chủ nghĩa nhân văn Nếu như tư tưởng nhân văn hết mực đề cao phần nhân và phần lí tính trong con người, phần khiến con người đứng cao hơn tất cả các giống loài khác thì văn học trinh thám cho thấy một điều ngược lại: nhân cách con người không chỉ được tạo nên bởi những khoảng sáng mà còn có những hố đen và không phải lúc nào cũng có thể dùng năng lượng của lí trí để chế ngự những hố đen ấy Cái ác là luôn luôn hiện hữu Nói như vậy không có nghĩa là truyện trinh thám miệt thị hư

vô con người Trái lại, nói như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào: “truyện trinh

thám là một thể loại lạc quan” Bởi nó buộc con người phải đối mặt với sự

thật về nhân tính của chính mình Dẫu rằng sự thật ấy có trần trụi và nghiệt

Trang 16

ngã đến đâu Chỉ khi thoát khỏi ảo tưởng về chính mình, con người mới có đủ can đảm để giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống hôm nay

1.1.2 Truyện trinh thám trên thế giới

Trên thế giới, có nhiều nhà văn trở nên nổi tiếng nhờ mảng văn học trinh thám

Ở Mỹ, quê hương của Edgar Poe, người được coi là ông tổ truyện trinh thám, nhiều người quan niệm rằng truyện trinh thám chỉ là một loại truyện ba

xu, chính xác hơn là “truyện mười xen”, hay “pulp fiction”, loại in trên giấy xấu, cho đại chúng mua vui Tuy nhiên, chính quốc gia văn học hùng mạnh

này, lại là nơi có nhiều nhà viết truyện trinh thám lừng danh nhất hiện nay, là nơi “sản xuất” và tiêu thụ truyện trinh thám với số lượng khổng lồ mà không

một nước nào sánh kịp Tình dục, tống tiền, tham nhũng, bạo tàn, lừa đảo, trả

thù, giết chóc… là những gì các nhà viết truyện trinh thám Mỹ muốn trình

diện cho công chúng

James Mallahan Cain được người dân Mỹ xem là ông hoàng của truyện trinh thám này Tác phẩm đầu tiên của J.M.Cain là cuốn truyện “Người phát

thư luôn luôn bấm chuông hai lần” (The postman always twice), xuất bản năm

1934 Cuốn truyện này không dày, hơn 120 trang Với lối kể chuyện trực tiếp dồn dập, đối thoại thẳng thắn, có pha chút khôi hài châm biếm, tác phẩm kể

về một gã thất nghiệp tên là Franc Chambers và một thiếu nữ trẻ, đẹp, có chồng luống tuổi Bắt đầu là những cuộc “lên giường” dữ dội, bốc lửa của hai người, sau đó là những cuộc án mạng liên tục, khủng khiếp, cuối cùng y phải đền tội

J.M.Cain cùng với Dashiell Hammett và Raymond Chandler, đã làm nên ba cột trụ lớn và chắc chắn của văn học trinh thám Hoa Kỳ Tác phẩm của

họ làm ảnh hưởng tới nhiều nhà văn khác và công chúng ở nhiều nước trên thế giới Ngoài ra, một số nhà văn trinh thám khác, nổi tiếng hiện nay ở Mỹ

Trang 17

mà tác phẩm của họ được dịch nhiều và bán chạy ở nhiều quốc gia phải kể tới James Ellroy, Chester Himes, Ross Macdonall, Edward Bunker,… Trong số

đó, mỗi người có từng số phận rất “hình sự”: James Ellroy trở thành nhà văn

từ một kẻ bụi đời, Edward Bunker từng lĩnh án tử hình

Truyện trinh thám của Pháp ảnh hưởng truyền thống Mỹ rất rõ Bị

quyến rũ bởi truyện của J.M.Cain, năm 1945, anh em nhà Gallimard đã khai

trương một Série noir (Tủ sách đen), chuyên in và bán truyện trinh thám của

Mỹ, sau đó của Pháp, rồi mới đến các nước khác Đến năm 1968, tủ sách đã

in được 2500 đầu sách, đoạt kỷ lục in ấn đặc biệt không chỉ riêng ở Pháp mà toàn cầu Một sự kiện rất thú vị và được nhiều người chú ý là năm 1946, Boris Vian, nhà văn kiêm ca sỹ nhạc jazz tài hoa đã đánh cá với giám đốc Nhà xuất bản Scorpio, Jean d’Halluin, rằng ông có thể viết một truyện trinh thám kiểu

Mỹ chỉ trong vài tuần Cuốn truyện “Tao sẽ khạc nhổ lên mộ chúng

mày” (J'irai cracher sur vos tombes) được Boris Vian viết trong mười ngày

Tác phẩm này kể về một thanh niên Mỹ đen lai trắng, khoẻ mạnh, đẹp trai, tên

là Lee Anderson, đến một vùng nọ để trông coi một hiệu sách nhỏ Tại đây, y

đã ve vãn, hiếp dâm và giết hai cô gái da trắng, vốn là hai chị em ruột, con nhà giàu có Hành động kinh rợn này của y chỉ để báo thù cho đứa em trai mình, vì đã yêu một cô gái da trắng, ở quê nhà, nên bị cha và anh trai cô gái bắn chết Lee đã bị dân chúng địa phương treo cổ “Tao sẽ khạc nhổ lên mộ chúng mày” được các nhà phê bình Mỹ lẫn Pháp khen ngợi là “đen hơn đen”,

“phức tạp và đa diện hơn truyện Mỹ”

Trong hai thập kỷ 80 và 90, công chúng Pháp hào hoa đã nhận thức được rằng không có lý do gì họ phải mua sách, dù nó rẻ rúng đến đâu, mẫu

mã loè loẹt ra sao, khi mà bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chỉ cần bấm khẽ nút điều khiển từ xa là có thể xuất hiện cả một series phim trinh thám, tha hồ lựa chọn Quan điểm này đã tác động mạnh mẽ tới các nhà viết loại truyện ăn

Trang 18

khách này thời hiện đại Họ đang phải đương đầu với tầng lớp độc giả sành điệu và khó tính, có học vấn, văn hoá cao - loại người hiện nay còn ham đọc Điều này đồng nghĩa với việc văn học trinh thám không còn là thứ “á văn chương” nữa Xin dẫn ra số liệu sau đây: Chỉ tính tới năm 1995, riêng ở Pháp, Mari Higgins Clark đã được dịch khoảng 15 đầu sách, Parixia Cornewll đã có tới 6 cuốn

Người Pháp cũng công khai thừa nhận truyện trinh thám chỉ là thứ văn

học tiêu thụ thuần túy, vì thế, nó càng ngày càng nhạy cảm với thị hiếu, với thời sự hơn bất cứ loại văn học nào Cho nên, việc giữ thăng bằng, độ căng giữa nhu cầu đổi mới của quy luật sáng tạo để đáp ứng nhu cầu người đọc hiện nay và những quy tắc có tính truyền thống, tuy đã rêu phong, của truyện trinh thám, đang là một thử thách đối với những nhà văn hiện nay

Ở Anh, quê hương của Conan Doyle, danh hiệu “Nữ hoàng của tội ác”

đã được các nhà phê bình văn học đặt cho Agathia Christie, khi bà đang đứng

ở đỉnh cao của nghệ thuật truyện trinh thám Một điều rất lạ là sau “đế chế

Christie”, hàng loạt tác giả nổi bật của truyện trinh thám đều là phụ nữ: Reeth Rendlerd, Ratrica Cornewll, P.D.James, Sue Grafton,… Các tác phẩm của

Agathia Christie như “Người vợ mất tích”, “Lâu đài cổ kính” được bán rất

chạy ở nhiều nước

Với truyện trinh thám, ở nước Anh, dường như ranh giới giữa “Văn

chương đích thực” và “Văn học tiêu thụ” đang nhòe dần Chúng ta hẳn chưa quên, cuối thế kỷ XIX, cảnh người dân Anh ở những vùng xa xôi, đứng giữa tuyết dày kiên nhẫn ngóng chờ chiếc xe thư chở số báo đăng tải

truyện Sherlock Holmes như thế nào và sự thất vọng não nề ra sao, khi chiếc

xe không tới được, do thời tiết ngày đó quá xấu

Về truyện trinh thám, giới nghiên cứu văn học Xô Viết trước đây coi nó

là cận văn học.Tuy vậy, vào những giai đoạn lịch sử khác nhau, người ta đưa ra

Trang 19

những cách gọi khác nhau Sau nội chiến: Văn học chống tội phạm Trong và sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại: Truyện chống gián điệp, truyện tình báo Vào những năm 80, 90 (của thế kỷ XX): Truyện Hình sự Bây giờ: Truyện Trinh thám Hiện

nay, hai anh em Arkadi và Georgi Vayner, là hai nhà văn trinh thám nổi tiếng ở Nga Tác phẩm của họ đã được xuất bản tại 40 nước trên thế giới với gần 30 triệu bản Những bộ phim được xây dựng từ tác phẩm của họ đang chinh phục trái tim nhiều thế hệ ở Nga Hai anh em nhà Vayner cùng viết chung nhiều

cuốn truyện Hình sự Tuy vậy, người đọc dễ nhận ra hai phong cách khác nhau:

Georgi thành công về hình sự, Arkadi về tình yêu Các tác phẩm “Thuốc chống

sợ”, “Những cuộc đua theo chiều thẳng đứng”, “Dây thòng lọng và viên đá trên

thảm cỏ xanh”, “Kinh Phúc âm và tên đao phủ”, “Dò dẫm giữa trưa”,… và một

số tác phẩm khác là những cuốn được hai anh em phân công nhau viết Công chúng Nga cho rằng hai anh em Vayner là những người mang ngọn lửa tiếp sức cho truyện trinh thám ngày nay

Ở Trung Quốc, truyện trinh thám có nhiều biểu hiện không giống so với những nước khác Thực tế, một số quốc gia Châu Âu: Italia, Hunggari chẳng hạn, truyện trinh thám của họ ảnh hưởng tới đời sống văn học thế giới nhiều hơn Trung Quốc

Vào thập kỷ 90 (của thế kỷ XX), nhờ tiếp thu những tư tưởng văn học Âu -

Mỹ, nhờ sự đổi mới, tuy không hối hả, về quan niệm văn học, trong đời sống văn học đương đại Trung Quốc, đang xuất hiện nhiều hiện tượng đáng chú ý Một trong những thay đổi lớn lao đó là sự hình thành một dòng văn học mang nhiều yếu tố hình sự Giới phê bình văn học Trung Quốc gọi bằng một cái tên rất thực

tế và hợp lý: Tiểu thuyết Kinh tế - Hình sự Tuy nhiên họ cũng cảnh báo rằng loại

tiểu thuyết này còn lâu mới đuổi kịp được cách thức theo kiểu điều tra - hình sự

của phương Tây Về đại thể, Truyện Kinh tế - Hình sự của Trung Quốc có những

đặc điểm sau

Trang 20

Phê bình xã hội là truyện phê bình ảnh hưởng mặt trái của kinh tế hàng

hóa và hiệu ứng của đồng tiền đối với mọi giai tầng xã hội, đồng thời thức tỉnh đạo đức, lý tưởng, văn hóa, quan điểm về giá trị và cái đẹp Lương Hiểu Thanh, Lưu Ba được coi là những người tiêu biểu Những hành vi phạm tội đưa vào tác phẩm như là yếu tố tạo thành tác phẩm

Xây dựng lại lý tưởng là cách gọi dành cho các tác phẩm viết về nhân

cách giai cấp công nhân và những thử thách ghê gớm của xí nghiệp quốc doanh trong quá trình chuyển đổi Sự phạm pháp được nhanh chóng vạch trần

và bị trả giá xứng đáng “Người công nhân cuối cùng” của Tiêu Khắc Phàn, “Thiên hạ năm buồn” của Đàm Ca rất được ưa chuộng

Tinh thần nhân văn là một trong những tư tưởng nghệ thuật được coi

trọng trong trào lưu văn học Kinh tế - Hình sự ở Trung Quốc trong những

năm 90 Đứng trước bờ vực của sự phạm tội, con người thức tỉnh những gì cao đẹp vừa lim dim ngủ Thế giới tinh thần bừng sáng lại “Chìa khoá” của Vương Khánh Huy là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho kiểu sáng tạo này

Tiểu thuyết Kinh tế - Hình sự của Trung Quốc chú trọng nhiều tới tính giải trí, tiêu khiển Nhiều nhà văn xem đây như là một thủ pháp nghệ

thuật, như một phương thức dựng truyện Tài trí, thông minh, bản lĩnh

của Người điều tra (thường là công an hình sự), của kẻ tội phạm (có thể là

người có quyền lực trong bộ máy công quyền) được đặc biệt chú ý khai thác Nhiều yếu tố ly kỳ, bất ngờ, táo bạo, gay cấn… được sử dụng Ngoài ra những chi tiết hài hước, gây cười được đưa vào tác phẩm một cách thỏa đáng, tăng đáng kể hiệu ứng thẩm mỹ của người đọc “Hoa hồng ấn” của Kiều

Kiện, “Ai ngu hơn ai” của Triệu Cường rất đáng để chúng ta nhắc tới

Song nói đi cũng phải nói lại, Edgar Allan Poe (1809 - 1849) nhà văn

Mỹ được gọi là người mở đường cho truyện trinh thám Tính sáng tạo của Edgar Poe với mảng đề tài trinh thám - hình sự là không những chỉ thuần túy

mô tả các dạng tội phạm, mà còn chỉ rõ nguyên nhân cấu thành tội ác, một

Trang 21

phạm trù mà giới văn sĩ trinh thám hiện đại thường bỏ qua… Họ hầu như chỉ chú tâm khai thác các tình huống gay cấn hòng chạy theo thị hiếu nhất thời

Cùng với sự xuất hiện của kiệt tác “Vụ án mạng trên phố Morgue”, bề dày văn đàn thế giới lại có thêm một trang mới chuyên về chủ đề trinh thám hình sự, một trong những đề tài khiến các đầu sách vừa ấn hành dễ trở thành

dạng “bán chạy nhất”.Trong mảng truyện trinh thám, đóng góp lớn nhất của Edgar Poe là đã sáng tạo ra nhân vật Dupin, một người lập dị, sống đơn độc, mặc dù không phải là cảnh sát hay thám tử tư, song bằng phương pháp phân tích, suy luận rất độc đáo, đã phanh phui được nhiều hành động tội ác Có thể nói, sức hấp dẫn trong tác phẩm của ông chính là phương pháp phân tích, diễn giải kết hợp với óc quan sát nhạy bén, cách xây dựng nhân vật phá án là mẫu người lập dị, có cách suy luận về nhân tình thế thái sắc sảo…

1.1.3 Truyện trinh thám ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cách đây hơn 70 năm, Edgar Poe đã được biết đến (chủ yếu qua bản tiếng Pháp) và ít nhiều có ảnh hưởng tới sáng tác của một số cây bút thành danh thời ấy

Tiếp thu tinh thần của các nhà viết truyện trinh thám nổi tiếng, các nhà văn trinh thám Việt Nam đã sáng tác nhiều tác phẩm hay và hấp dẫn, mang hơi thở châu Á và bản sắc riêng của đất nước

Những năm 1920-1930, tiểu thuyết trinh thám bắt đầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam Các tác phẩm của Edgar Allan Poe, Conan Doyle, Gaston Leroux, Maurice Leblanc, Georges Simenon dịch từ tiếng Pháp, in theo dạng sách ba xu (in bằng giấy nhật trình, giá bán ba xu), được bày bán ở các đô thị và có rất đông độc giả

Ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây, một số nhà văn đã mô phỏng các cốt truyện hình sự - điều tra trong truyện trinh thám nước ngoài, làm manh nha một thể loại mới: tiểu thuyết trinh thám Tác phẩm đậm tính

Trang 22

chất trinh thám đầu tiên phải kể là “Mảnh trăng thu” của Bửu Đình (1903-?),

in dài kỳ trên Phụ nữ Tân văn năm 1930 Đây là một “ái tình tiểu thuyết” mang tính chất vụ án, rất hấp dẫn thời bấy giờ Bửu Đình sau đó in “Cậu Tám Lọ” (cũng trên Phụ nữ Tân văn), cũng là một câu chuyện đậm màu trinh thám, kể về nhân vật Tám Lọ, một nhân vật mang dáng dấp thám tử: thường xuyên giúp người lương thiện điều tra, khám phá các manh mối tội ác

Từ cuối thập niên 1930 đến trước 1945 là thời kỳ phát triển nở rộ của tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam, xuất hiện cùng lúc nhiều tác giả chuyên viết trinh thám, mà các tên tuổi được nhắc đến ngày nay là Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Bùi Huy Phồn Bùi Huy Phồn (1911-1990) có “Lá huyết thư” (1931),

“Gan dạ đàn bà” (1942), “Mối thù truyền kiếp” (1942), “Tờ di chúc” (1943)

Tuy nhiên các tác phẩm của Bùi Huy Phồn là dã sử và vụ án, tính trinh thám chưa đậm nét Tác giả đáng chú ý là Thế Lữ, nhà thơ tiêu biểu của Thơ Mới Ông thành công trên nhiều thể loại, về truyện trinh thám có series thám tử

Lê Phong gồm: “Lê Phong phóng viên” (1937), “Gói thuốc lá” (1940), Nhân vật chính của Thế Lữ là phóng viên Lê Phong của báo Thời Thế, sau này xuất hiện thêm Mai Hương, cũng trở thành phóng viên điều tra, bạn gái và đồng sự tâm đắc của Lê Phong Chàng Lê Phong hào hoa xuất hiện lần đầu tiên năm

1937, lần đầu tiên được cử đi tường thuật vụ án ở Bắc Ninh, đã tỏ rõ bản năng quan sát và phán đoán sắc sảo, chàng dày dạn kinh nghiệm qua các vụ án: từ việc khám phá vụ buôn lậu ở Lạng Thương đến khám phá các vụ giết người, các băng đảng bí mật ở Hà Nội Lúc bấy giờ, series này vô cùng cuốn hút độc giả Người ta chờ đợi mỗi lần ra mắt của chàng phóng viên nho nhã, hào hoa Lê Phong Trinh thám của Thế Lữ pha trộn giữa trinh thám suy luận (theo kiểu Conan Doyle) và trinh thám hành động, mang nhiều nét lãng mạn và nhiều yếu

tố kịch - đây là phong cách rất riêng làm nên dấu ấn của truyện trinh thám Thế

Lữ

Trang 23

Tuy nhiên, nhà văn trinh thám thành danh đầu tiên trong văn học Việt Nam lại chính là Phạm Cao Củng Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc

Phan có viết: “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và

Phạm Cao Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn” Và ông cũng giới thiệu duy nhất tác giả Phạm Cao Ủng trong phần Tiểu

thuyết trinh thám

Phạm Cao Củng khi còn học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, ông bắt đầu viết truyện trinh thám Cuốn “Vết tay trên trần” xuất bản năm 1936, in khoảng 100 trang lúc đó có thể coi là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học hiện đại Phạm Cao Củng viết trên 200 cuốn sách, trong đó, hiện sưu tầm chưa đầy đủ, có hơn 20 tiểu thuyết trinh thám

Tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng phải kể đến: “Vết tay trên trần”, “Kỳ Phát giết người”, “Đám cưới Kỳ Phát”, “Bóng người áo tím”,

“Máu đỏ lòng son”, “Chiếc gối đẫm máu”, “Bàn tay sáu ngón” Tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng chia làm hai dòng: trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm, ảnh hưởng rõ nét của Conan Doyle và Maurice Leblanc Nhân vật Kỳ Phát mang đậm dáng dấp của Sherlock Holmes Cũng giống như

gã thám tử lừng danh người Anh Sherlock Holmes, chàng Kỳ Phát tôn thờ phép suy luận, trong cả cuộc đời, chàng lấy suy luận làm phương cách phá án Dùng trí óc để suy xét, đề cao lý trí và logic các sự kiện, tên tuổi trinh thám của chàng gắn với phép suy luận

Trong các cốt truyện trinh thám ít khi có xác chết ngay từ đầu, xác chết

sẽ xuất hiện tình cờ để thách thức tài năng thám tử; các án mạng kép, những liên can ngày càng mở rộng và bí hiểm; những câu chuyện dẫn dắt, những nghị luận về công việc trinh thám đan xen trong tiến trình kể chuyện, đó là kết cấu phổ biến của tiểu thuyết trinh thám phương Tây thời kỳ đầu mà tiêu biểu

là Conan Doyle

Trang 24

Đương thời, các nhà xuất bản in sách của Phạm Cao Củng dưới tiêu đề

“Trinh thám Kỳ Phát” Khai thác những khung cảnh bí hiểm, những câu chuyện lắt léo rùng rợn, các nhân vật liên quan đến các băng đảng phổ biến trong truyện kiếm hiệp, truyện đường rừng bấy giờ; nhân vật thám tử tài ba, trọng nghĩa khinh tài, với những số phận éo le sẽ được soi sáng dưới sự điều tra của nhân vật chính , đó là các yếu tố làm nên sự hấp dẫn của trinh thám

Kỳ Phát Vào những năm trước Cách mạng tháng Tám, ở các đô thị, người ta chờ đợi trinh thám Kỳ Phát, không phải là cho đến khi in thành quyển, mà hồi hộp từ những kỳ in báo trước đó

Series về nhân vật Tám Huỳnh Kỳ mang phong cách khác hẳn: đó là những cốt truyện nhuốm màu rùng rợn, hành động của nhân vật mang tính cách mạo hiểm Nhân vật chính Tám Huỳnh Kỳ là thủ lĩnh một băng nhóm trộm cướp, đối tượng điều tra của cảnh sát Đó là một mẫu nhân vật lưỡng diện, sẵn sàng làm những việc tàn bạo nhưng trong tính cách vẫn chứa đựng nét thông minh, hào hiệp, nghĩa khí của một trang nam tử, sẵn sàng giúp đỡ người yếu thế, trong nhiều tình huống thực sự trở thành một thám tử, điều tra làm sáng tỏ các vụ việc để rửa tiếng oan cho băng nhóm Đây là nhân vật mang dáng dấp của tên trộm hào hoa Arsène Lupin trong văn học Pháp

Cho đến nay, Phạm Cao Củng là nhà văn viết trinh thám series có số lượng tác phẩm nhiều nhất và thành công nhất ở Việt Nam Sau ông, ở miền Nam cũng có tác giả viết truyện series, song không có ai để lại thành tựu đáng

kể như ông

Truyện trinh thám ra đời trong lòng xã hội thị dân phương Tây, hình thức cổ điển của nó nằm ở phương Tây, và các nhà văn Việt Nam khi viết trinh thám đều có ý thức mạnh mẽ về bản địa hóa thể loại Chính Phạm Cao Củng đã bày tỏ mong muốn bản địa hóa tiểu thuyết trinh thám trong cuốn Hồi

ký của ông Sự thực, viết truyện trinh thám ở nước ta rất khó, vì dân ta vốn

Trang 25

tính bình dị, ngay trong xã hội ít thấy xảy ra những vụ trộm hay án mạng khả

dĩ có thể gọi là ly kỳ, bí mật Phần lớn dân ta chưa hề trông thấy chính mắt một khẩu súng lục bao giờ, hiểu biết rất ít về cơ khí và hóa học, lại rất hiếm ai

có được một chiếc xe hơi riêng của mình Vì thế cho nên những vai chính trong truyện trinh thám Việt Nam chẳng thể mỗi lúc giơ được khẩu súng lục

ra hay bắn nhau, không thể có được những nhà hầm có cơ quan bí mật hay luôn luôn nhảy lên xe hơi theo dõi quân gian như ở trong nhiều truyện trinh thám Âu Tây Chính vì thế mà luôn luôn tôi chỉ ao ước viết được những truyện trinh thám mà việc rất có thể xảy ra được trong xã hội Việt Nam, mà vai chính cần có được những tính cách hoàn toàn Việt Nam

Truyện trinh thám Việt Nam đã có một thời vàng son trước năm 1945,

do lịch sử đã phát triển đứt đoạn và rời rạc.Ngày nay, khi nhu cầu của người đọc đối với mỗi thể loại có những ý kiến khen, chê khác nhau Nhưnggiữa vô vàn sự lựa chọn những loại hình nghệ thuật dễ tiếp nhận, vẫn dành nhiều ưu ái cho truyện trinh thám? Mỗi quốc gia phát triển về văn học, đa phần đều có giải thưởng dành cho những nhà văn và tác phẩm trinh thám xuất sắc

Người đọc tìm đến với trinh thám có phải chỉ đơn thuần để giải trí như đúng chức năng của thể loại này? Tony Watskin đã từng khẳng định văn chương trinh thám là khao khát mãnh liệt về công lí, là hành trình đeo đuổi sự thật Và có lẽ đây cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn cho truyện Trò chơi trinh thám không phải chỉ dành riêng cho thám tử mà còn dành cho chính người đọc Trong mê lộ của vô vàn những bỏ ngỏ, những chỉ dẫn thậm chí cả việc bị đánh lạc hướng, người đọc vẫn hứng thú tìm ra sự thật Và quan trọng hơn, truyện trinh thám hình thành ở người đọc thói quen tra vấn về sự thật

“Sự thật có phải như vậy hay không?” chính là câu hỏi thường trực của độc

giả truyện trinh thám

Sau khi khám phá nhiều tác phẩm như bộ ba: “Trần trụi với văn

chương của Paul Auster”, “Cô gái có hình xăm rồng” của Stieg Larsson…

Trang 26

người đọc có câu trả lời: không hề có sự thật, tất cả chỉ là trò chơi ngôn ngữ,

là những diễn ngôn về sự thật mà thôi Sự thật của truyện trinh thám cũng đa dạng và muôn hình thức như chính sự thật của cuộc sống Nó thường bị giới hạn và chế ngự bởi quyền lực Mà quyền lực không phải là thứ ai cũng có thể

có Khao khát về sự thật do vậy mãi mãi là khao khát muôn đời của con người

Những ai không quen tra vấn về sự thật sẽ không đọc được những tác phẩm của văn chương trinh thám Truyện trinh thám hoàn toàn kén độc giả, Bởi nói như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào: những người sành sỏi, có trình

độ văn hóa cao “chỉ những người đó ngày nay họ còn đọc sách” Umberto

Eco đã từng cho rằng sứ mệnh của kẻ yêu nhân loại là làm cho con người cười vào chân lí, là làm chân lí cười lên, vì chân lí duy nhất chính là việc học

để giải phóng khỏi sự đam mê chân lí một cách điên cuồng Mỗi độc giả của truyện trinh thám, với tư cách một người chơi trong hành trình kiếm tìm sự thật, đã góp phần thực hiện sứ mệnh của kẻ yêu nhân loại

1.2 Truyện trinh thám của Edgar Allan Poe

1.2.1 Các tiền đề hình thành truyện trinh thám của Edgar Allan Poe

1.2.1.1 Hoàn cảnh xã hội, văn hóa, văn học nước Mĩ thời Edgar Allan Poe

Nửa đầu thế thế kỉ XIX, Mĩ là nước mới giành độc lập do vậy tình hình

xã hội rất phức tạp: Sự đổi ngôi liên tục của các nguyên thủ quốc gia; sự nổi dậy đấu tranh đòi bình đẳng của các tầng lớp nhân dân lao động, sự khủng hoảng kinh tế với hàng loạt những ngân hàng bị phá sản Cùng với đó, đất nước chịu cảnh chiến tranh liên miên, nhân dân lại lao vào tìm vàng ở California, lao vào các cuộc làm giàu, chạy đua kinh tế mà không quan tâm đến lối sống đạo đức dần dần dẫn đến tình trạng suy đồi đạo đức trong xã hội Mĩ Đến nửa sau thế kỷ, tình hình này trở nên nghiêm trọng hơn Với tâm hồn nhạy cảm, E.Poe

đã sớm nhận ra điều này để phản ánh nó trong tác phẩm của mình

Trang 27

Trái ngược với sự rối ren của đất nước, văn học thế giới giai đoạn này lại đạt được nhiều thành tựu ở mọi thể loại với những tác giả, tác phẩm như:

Byron (Childe Harold - 1812), Walter Scott (Waverley - 1814), Nathaniel Hawthorne (Fanshawe - 1828), Dicken (Những cuộc phiêu lưu của M

Pickwick - 1836), và tiêu biểu là Edgar Allan Poe Ông là “lý thuyết gia”

của phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, đồng thời là “cha đẻ” của truyện trinh thám và truyện kinh dị, là người đặt nền móng cho khoa học viễn tưởng và truyện phân tích tâm lí sau này

Một hiện thực hiển nhiên là mối tương quan kì lạ giữa E.Poe và môi trường văn học đương thời Đó chính là giọng điệu chung u sầu, ảm đạm, bi quan trong thơ lãng mạn thế kỉ XIX, cái giọng điệu của một linh hồn bơ vơ tự chối bỏ, tự khẳng định và tìm kiếm bản thân trong nỗi uồn đau của kiếp người vạn cổ Sống gần như trọn vẹn trong nửa đầu thế kỉ, bản thân E.Poe chứng kiến những năm tháng sôi sục xây dựng quốc gia độc lập của một nước Mĩ

đầy sinh lực, tác phẩm của ông chính là mặt trái của nước Mĩ Vì thế, “sáng

tác của Poe đa dạng, độc đáo, chứa nhiều mâu thuẫn…ông bộc lộ mối bất đồng với xã hội Mĩ ở một số mặt nhưng đồng thời tỏ rõ niềm tin ở khả năng

và trí tuệ con người trong việc giải quyết những vấn đề của tự nhiên, xã hội

và nghệ thuật.” [10,239] Hữu Ngọc còn nhấn mạnh: “Với trí tưởng tượng phong phú, Poe đưa ra ánh sáng những khía cạnh thầm kín của tâm hồn, những cái bất định, ốm yếu và độc ác trong con người” [10,360] Bằng cảm

quan nghệ thuật xây dựng trên một thế giới vụ án, thám tử, tội phạm… E.Poe

đã phản ánh hiện thực xã hội theo cách đi mới chưa từng có

1.2.1.2 Edgar Allan Poe - Cuộc đời bi kịch của một thiên tài

Cuộc đời ngắn ngủi và đầy bất hạnh của E.Poe đã để lại không ít dấu

ấn lên tác phẩm kì lạ và bí ẩn E.Poe mồ côi từ sớm, bố bỏ đi, mẹ qua đời năm hai tuổi E.Poe được gia đình ông John Allan nhận nuôi Cho dù được

Trang 28

ở trong một gia đình giàu có nhưng cậu bé E.Poe luôn mặc cảm, đau khổ về thân phận của mình Bà Allan tuy tốt bụng nhưng người chồng lại vô cùng độc đoán, cứng nhắc Đến tuổi trưởng thành, E.Poe một lần nữa bị cha nuôi

bỏ rơi Còn lại sau tất cả những bi kịch đó là học vấn mà E.Poe có được từ gia đình Allan

Thời niên thiếu, E.Poe từng theo cha Allan sang Anh năm năm Đấy là thời đại của chủ nghĩa lãng mạn thổi lồng lộng trên Châu Âu E.Poe học một trường ven London, bên cạnh con phố có những cây cổ thụ bên đường được giữ lại từ thời La Mã cổ đại Tất cả khung cảnh ấy của đất nước Anh đã lưu lại trong tâm hồn mơ mộng của cậu bé Allan Để rồi những tác phẩm sau này của E.Poe, người ta thường thấy những công trình kiến trúc Châu Âu cổ kính đẹp nhưng hoang tàn trong tác phẩm của ông

Học đại học còn dang dở nhưng ông được bạn bè và giảng viên trong trường đặt cho biệt danh “Đứa con rơi của thiên tài” vì trí nhớ phi thường, vì những lời lẽ lộn xộn nhưng độc đáo Những ngày tháng cuối đời ông sống trong nghiện ngập, cô độc và nghèo khổ E.Poe cảm thấy tuyệt vọng vì sự nghiệp của mình không được đánh giá đúng mức Có lẽ, nếu cuộc đời không chứa nhiều bi kịch và bất hạnh thì trang viết của ông đã không kinh dị, ác độc

và rợn người đến thế

Tuy nhiên, tên tuổi của Edgar Allan Poe luôn giữ một vị trí quan trọng

trong nền văn học thế giới “Ông được xem là người đã tạo ra thể loại văn

học trinh thám, và cho đến nay những truyện trinh thám của ông vẫn hấp dẫn đặc biệt với độc giả” [9,53] Không chỉ dừng lại ở truyện ngắn, E.Poe còn

sáng tác thơ và viết tiểu luận “Những trang viết của ông dường như xa lạ,

cách biệt với những cây bút đương đại Ông là tài năng văn chương đột biến, phi thường Ông tạo riêng cho mình một thế giới văn học bí ẩn, rợn ngợp, nơi

mà mọi cảm xúc được đẩy đến tột cùng” [9,53]

Trang 29

Tài năng của ông đặc biệt gây ấn tượng mạnh mẽ ở thể loại truyện

ngắn “Có thể chia tạm chia truyện ngắn của Poe thành ba dạng: kinh dị,

trinh thám và rối loạn tâm thần” [8,54] Lối viết cầu kì, giải thích tỉ mỉ,

những sự kiện đặc biệt được diễn giải hợp lí đã làm tăng mạnh cảm giác rùng rợn trong những truyện ngắn của ông Truyện trinh thám của ông đậm chất kì

lạ, những cái chết thảm khốc, bất ngờ khiến người đọc bị thu hút, lôi cuốn Càng đọc càng không thể đoán trước được kết quả, càng gây tâm lý tò mò càng khiến độc giả càng thích thú đọc đến hết tác phẩm, nó chứng tỏ tài năng của E.Poe Chúng dự báo trước sự xuất hiện của các nhà văn Mĩ viết truyện trinh thám sau này

Ngay đến cả cái chết của E.Poe cũng là môt bí ẩn Sau khi chết, danh tiếng của E.Poe ngày càng nổi Hầu như không có tác giả nào khi viết truyện trinh thám lại không bị ảnh hưởng bởi phong cách của ông Các tác phẩm của E.Poe đã xuất hiện trong không biết bao nhiêu bộ phim và chương trình truyền hình

1.2.1.3 Quan niệm nghệ thuật và triết lí sáng tác

Adgar Allan Poe là “thiên tài bí ẩn, kì lạ nhất” của văn học Mĩ và thế

giới, người để lại nhiều ảnh hưởng nhất ở các nền văn học Đông - Tây thế kỉ XIX đến nay

Về quan niện nghệ thuật, E.Poe coi cái đẹp là thuần khiết trong sáng

vốn không ràng buộc bởi bất kì yếu tố khách quan nào, hoàn toàn nằm trong tưởng tượng của nhà thơ Nếu tách tưởng tượng ra khỏi vạn vật thì cũng có nghĩa là đi ngược với quy luật tự nhiên, làm cho hiện thực cuộc sống trở nên nghèo nàn và trần trụi

Quan niệm này được các nhà tượng trưng Pháp đề cao Có lẽ, E.Poe cũng là người đầu tiên sớm phân biệt rõ cái Đẹp với Chân lý và sự Đam mê:

“Chân lý đòi hỏi sự chính xác còn Đam mê thường là thô thiển (homeliness)

Ngày đăng: 15/05/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w