1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU

118 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Đề tài sẽ tập trung làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mới choxuất khẩu hàng hoá, trong đó nêu lên được thế nào một thị trường được xe

Trang 2

Với sự tham gia của:

TS Hoàng Thịnh Lâm, Vụ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Thương mại

CN Nguyễn Trung Khoa, Vụ Xuất, nhập khẩu - Bộ Thương mại

ThS Phạm Hồng Tú, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại

HÀ NỘI NĂM 2004

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số chính sách và giải pháp phát triển thị trường mới cho xuất khẩu” được hoànthành với sự tham gia của các chuyên gia Vụ Xuất-Nhập khẩu, Vụ thị trường chây Mỹ,Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại

Ban chủ nhiệm đề tài cũng nhận được sự phản biện, góp ý hết sức nhiệt tình của Tiến

sĩ Hoàng Thịnh Lâm, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Gia Kim, Vụ Kế hoạch và Đầu tư

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của cácđồng nghiệp và các cơ quan hữu quan như Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan,Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trường Đại học kinh tế quốcdân và Đại học Ngoại thương thông qua các ý kiến đóng góp và đặc biệt quan trọng làcác số liệu thống kê tình hình xuất-nhập khẩu, tình hình kinh tế-xã hội nước ta từ năm

1991 đến nay

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đã nêu tên ở trên

Ban Chủ nhiệm đề tài.

Trang 4

Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường xuất khẩu, trong thời gian qua,Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích xuấtkhẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hoá Việt Nam, tiêu biểu là chính sáchthưởng xuất khẩu được thực hiện từ năm 1998(1) Tuy nhiên, trên thực tế, việc pháttriển thị trường mới còn nhiều hạn chế: còn mang tính tự phát, thương nhân làm tự do

là chủ yếu, các chính sách giải pháp hỗ trợ của Nhà nước rộng mà chưa sâu nên kémhiệu quả Trước những bỡ ngỡ của doanh nghiệp, Nhà nước cần có những chính sách,giải pháp hợp lý hơn nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ các nhà xuất khẩu đạtđược hiệu quả cao nhất trong quá trình tiếp cận, phát triển thị trường mới thông qua đógóp phần củng cố lợi ích quốc gia Thực trạng trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu tìm ranhững chính sách và giải pháp cụ thể, nhằm vào những đối tượng được lựa chọn (theotiêu thức) trong chương trình khuyến khích phát triển thị trường mới nói chung và thịtrường mới đối với mặt hàng nói riêng Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu đó cũng

có những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp trong công tác tiếp cận, xâm nhập thịtrường mới nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp Việc triển khai và

thực hiện đề tài “Một số chính sách và giải pháp phát triển thị trường mới cho

xuất khẩu” tập trung giải quyết những vấn đặt ra ở trên

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài sẽ tập trung làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mới choxuất khẩu hàng hoá, trong đó nêu lên được thế nào một thị trường được xem là thịtrường mới, thị trường mới gồm có những loại nào, vai trò ý nghĩa của thị trường mớiđối với xuất khẩu, theo đó chỉ ra được vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp trongphát triển thị trường mới, về cách thức phân đoạn thị trường mới Trong phạm vinghiên cứu của Đề tài, Nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu một số kinh nghiệm vềcông tác phát triển thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá của một số nước trên thếgiới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới

1 Năm 2003 giá trị thưởng xuất khẩu là 19,532 tỷ đồng cho 233 doanh nghiệp

Trang 5

- Xuất phát từ nền tảng của cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mới cho xuấtkhẩu hàng hoá, Đề tài tiếp tục đi vào việc đánh giá tác động của cơ chế, chính sách,giải pháp của Nhà nước và doanh nghiệp đã áp dụng trong thời kỳ 1991 – 2001 để rút

ra được nguyên nhân cũng như những việc đã làm được, những việc chưa làm được, từ

đó đề xuất những tiêu chí đánh giá tình hình phát triển thị trường mới một cách thíchhợp nhất, là cơ sở để lựa chọn đối tưởng được thụ hưởng những chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ của thời kỳ tiếp theo Đối với những vấn đề còn chưa làm được cả ở phíaNhà nước và doanh nghiệp, Nhóm nghiên cứu đề tài xin đề xuất một số yêu cầu đặt rađối với doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Việt Nam cần phải có để đáp ứng đượcyêu cầu về năng lực tiếp cận thị trường, yêu cầu về điều kiện năng lực để được thụhưởng những chính sách khuyến khích của Chính phủ Qua đó, các chính sách củaNhà nước được áp dụng một cách có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao tính hiệu quả khiđưa các chính sách đó vào cuộc sống

- Cùng với những vấn đề đặt ra của thực trạng nêu trên, Đề tài sẽ tập trung đánhgiá về tiềm năng và khả năng phát triển thị trường mới của doanh nghiệp và hàng hoáViệt Nam Trong đó, chỉ ra được những thị trường nào sẽ là thị trường tiềm năng, vànhững thị trường nào trong số những thị trường đó sẽ sớm trở thành thị trường mụctiêu của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và khả năng hay năng lực

có thể khai thác và phát triển thị trường mới của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Namtrong thời gian tới

- Từ những cơ sở trên, đề xuất những nhóm chính sách và giải pháp về phát triểnthị trường mới cho xuất khẩu cần phải điều chỉnh, sửa đổi; những nhóm chính sách cầnphải bổ sung; nhất là tập trung mạnh mẽ và các nhóm chính sách hỗ trợ tài chính, tíndụng đối với các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp; nhóm chính sách về hỗ trợcung cấp thông tin thị trường mới cho đầu ra của sản phẩm; nhóm chính sách về mởcửa thị trường của các nước đối tác để giảm hay gỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp;nhóm chính sách về hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm,quảng bá thương hiệu sản phẩn để kích thích kênh lưu thông của hàng hoá xuất khẩu.Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số hướng đi trong phát triển thị trường mới cho một

số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhất là đối với một số mặt hàng chủ lực mới Tuynhiên, để những nhóm chính sách hỗ trợ trên của Nhà nước có thể triển khai và có hiệuquả thì bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện mình, đó là những khuyếnnghị được nêu ra tại phần cuối của đề tài nghiên cứu này

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 6

- Đối tượng nghiờn cứu(1):

+ Cơ chế, chớnh sỏch và giải phỏp nhằm phỏt triển thị trường mới cho xuất khẩuhàng hoỏ Việt Nam thời kỳ 1991-2001

+ Những giải phỏp dụng hiệu quả đối với phỏt triển thị trường mới cho xuất khẩuhàng hoỏ Việt Nam thời kỳ 1991-2001

Phương phỏp nghiờn cứu

Để hoàn thành quỏ trỡnh nghiờn cứu, cỏc tỏc giải đó sử dụng một số phương phỏpnghiờn cứu như so sỏnh, thống kờ - dự bỏo, phương phỏp tổng hợp – phõn tớch, tổnghợp và lấy ý kiến chuyờn gia

Nội dung nghiờn cứu:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, để tài gồm 3 chương:

xuất khẩu thời kỳ 1991-2003

Chương 3: Chớnh sỏch, giải phỏp phỏt triển thị trường mới cho xuất khẩu thời

kỳ đến 2010

Do kinh nghiệm, kinh phớ nghiờn cứu cũn hạn chế, Đề tài nghiờn cứu khụng thểtrỏnh khỏi những thiếu sút nhất dịnh, chắc chắn chưa giải quyết chưa sõu sắc, triệt đểmột số vấn đề Vỡ vậy, Nhúm nghiờn cứu chỳng tụi rất mong nhận được sự tham giagúp ý, bổ sung, chỉnh sửa của độc giả để Bỏo cỏo nghiờn cứu này được hoàn thiện và

cú tớnh khả thi cao

Xin trõn trọng cảm ơn

Ban Chủ nhiệm đề tài

1 Nhiệm vụ nghiên cứu yêu cầu nghiên cứu, đánh giá các chính sách phát triển thị trờng thời kỳ 1991-2001, tuy nhiên chúng tôi đã cố gắng cập nhật số liệu và đánh giá thực trạng cho thời kỳ 1991-2003

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATC Hiệp định về hàng dệt may của Tổ chức thương mại thế giới

AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN

APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn Hợp tác Á-Âu

CEPT Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

CNH Công nghiệp hoá

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

EU Liên minh châu Âu

EIU Cơ quan tình báo kinh tế

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GATT Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan

GTGT Thuế giá trị gia tăng

HĐH Hiện đại hoá

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN Đãi ngộ tối huệ quốc

MNC Công ty đa quốc gia

NAFTA Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ

NDT Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc

NICs Các nước mới công nghiệp hoá

NIEs Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá

NT Đãi ngộ quốc gia

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

FAO Tổ chức Nông lương thế giới

FTA Hiệp định thương mại tự do

TNC Công ty xuyên quốc gia

XTTM Xúc tiến thương mại

WB Ngân hàng thế giưói

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

MỤC LỤC

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1

I KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU VÀ PHÂN LOẠI _1

1 Một số khái niệm 1

2 Phân loại 3

II VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU _4

1 Đối với phát triển kinh tế _4

2 Đối với phát triển doanh nghiệp 6

III VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ _7

1 Nhà nước 7

2 Doanh nghiệp 9

IV PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA _10

V KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI _11

1 Kinh nghiệm của Nhật Bản _11

2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 14

3 Kinh nghiệm của Trung Quốc _16

4 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam _19Chương II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO

XUẤT KHẨU THỜI KỲ 1991 – 2003 _24

I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

THỜI KỲ 1991-2003 _24

1 Số lượng, quy mô thị trường và chuyển dịch cơ cấu thị trường _24

2 Chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu _33

3 Khả năng tiếp cận thị trường mới của thương nhân Việt Nam 35

4 Cơ sở thực tiễn về mặt hàng 36

II CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 1991-2003 _37

1 Mặt được _38

2 Những mặt hạn chế _41

3 Nguyên nhân của tồn tại _42

III MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 45

1 Một số bài học kinh nghiệm đối với phát triển thị trường xuất khẩu mới _45

2 Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển thị trường mới xuất khẩu hàng hoá

trong thời gian tới 49

III TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG THỜI

GIAN TỚI _49

1 Tiêu chí đánh giá thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa _50

2 Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa _51

IV YÊU CẦU ĐẶT RA VỀ THỊ TRƯỜNG MỚI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ HÀNG HOÁ

XUẤT KHẨU VIỆT NAM 51

1 Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp 51

2 Yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu 53

Trang 9

Chương III CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG

HÓA THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 _56

I QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 56

1 Mục tiêu phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

đến năm 2010 _56

2 Những quan điểm cơ bản về phát triển thị trường cho hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 57

3 Một số phương hướng lớn về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 59

II DỰ BÁO THƯƠNG MẠI, CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CỦA MỘT SỐ HÀNG HOÁ

VIỆT NAM CÓ LỢI THẾ SO SÁNH ĐẾN NĂM 2010 _60

1 Những xu hướng chung về thương mại thế giới ảnh hưởng đến thị trường

hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam _60

2 Dự báo các xu hướng phát triển thị trường thế giới trong những năm tới _62

3 Dự báo sự phát triển thị trường hàng hoá thế giới thời kỳ đến năm 2010 _64

III DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ

XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI 70

1 Tiêu chí đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam _71

2 Tiềm năng xuất khẩu của một số hàng hoá của Việt Nam dựa trên

năng lực cạnh tranh _72

IV DỰ BÁO KHẢ NĂNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT

KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM _73

1 Dự báo thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở một số khu vực thị trường _73

2 Nhận diện các thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 76

V KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ

HỖ TRỢ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA _79

1 Về tài chính, tín dụng _79

2 Về công tác hội nhập 82

3 Về kết cấu hạ tầng thương mại 84

4 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý của ngành Hải quan nhằm thuận lợi hoá

thương mại _85

5 Xúc tiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với cung-cầu thị trường _86

6 Về thông tin, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại _86

VI GIẢI PHÁP VỀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 87

1 Đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường 87

2 Về xúc tiến thương mại nhằm giữ vững và mở rộng các thị trường mới

cho xuất khẩu hàng hóa 89

3 Tạo dựng thương hiệu, nhãn hiệu thương mại cho hàng hoá xuất khẩu _90

VII CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 91

1 Nhóm sản phẩm sơ cấp khoáng sản 91

2 Nhóm nông sản 91

3 Nhóm các sản phẩm gia công, chế biến _96

VIII NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 98

1 Những khuyến nghị chung _98

2 Những khuyến nghị cụ thể _98

KẾT KUẬN CHƯƠNG III 103

Trang 10

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC _108

Trang 11

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỚI

CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

I KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU VÀ PHÂN LOẠI

Để hiểu rõ hơn về khái niệm thị trường mới cho xuất khẩu, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào

là thị trường, các loại khái niệm về thị trường Cho tới nay, tuỳ thuộc vào chủ thể, đốitượng và phương thức, phương tiện trao đổi, có các khái niệm khác nhau về thị trường:

Theo nghĩa hẹp, đứng trên góc độ thương mại truyền thống, thị trường là nơi (hoặc địa

điểm) mà người mua và người bán thực hiện các giao dịch nhằm trao đổi hàng hoá, dịch

vụ, qua đó giá trị của hàng hoá được thực hiện có thể bằng vật ngang giá (hàng đổi

Theo khái niệm này, thị trường là một địa điểm hữu hình mà ở đó diễn ra sự trao đổi

hàng hoá, dịch vụ giữa người mua, người bán hoặc một bên thứ ba (thường gọi là môigiới); phương tiện trao đổi có thể là tiền (đại diện cho các phương tiện thanh toán nganggiá, chủ yếu là tiền mặt), có thể bằng hàng (vật ngang giá - hình thức mua bán hàng đổihàng) và thường theo phương thức giao ngay (spot market)

Theo nghĩa rộng, đứng trên góc độ marketing, nhóm nghiên cứu cho rằng, thị trường liên

quan tới những người tiêu dùng hay các tổ chức (gọi tắt là người mua) quan tâm đến nhóm hàng hoá, dịch vụ cụ thể của nhà cung cấp; họ có quyền, có các nguồn lực và tiến hành các giao dịch để mua các hàng hoá, dịch vụ đó (mua những hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật không cấm) 2

Theo khái niệm này, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể, ở đó người

mua, người bán (hoặc nhà cung cấp), người môi giới trung gian gặp gỡ trực tiếp để trao

đổi hàng hoá, dịch vụ Ở đây, thị trường gắn với những người mua các hàng hoá, dịch vụ

cụ thể (người ta thường gọi là thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các nhà cung cấp

- hay còn gọi là thị trường của một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó như thị trường gạo, thịtrường cà phê, thị trường hàng dệt may ) Phương thức và phương tiện trao đổi cũng rấtphong phú, đa dạng: phương thức trao đổi có thể bằng phương thức kinh doanh điện tử(buôn bán qua mạng hay còn gọi là thương mại điện tử), giao dịch kỳ hạn ; phương tiệntrao đổi không chỉ bó hẹp bằng vật ngang giá trị, bằng tiền mặt, mà bằng các hình thức

1 TrÝch trong gi¸o tr×nh Maketting c¬ b¶n cña Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Hµ Néi.

2 TrÝch vµ tæng hîp tõ mét mét sè tµi liÖu: Basic Marketting cña Mc Cathey, trang web www

europe-economics.com, bé tµi liÖu cña c«ng ty Internet Center for management and Business Administration

Trang 12

thanh toỏn hiện đại như: chuyển khoản, thanh toỏn qua sộc, tiền điện tử (electronic cash),cỏc chứng từ cú giỏ (trỏi phiếu, trỏi khoỏn, chứng khoỏn, cổ phiếu, cổ phần )

Xuất phỏt từ khỏi niệm thị trường theo nghĩa rộng, đứng trờn gúc độ marketing, tuỳ thuộcvào cỏc tiờu thức phõn loại, mỗi loại thị trường cú khỏi niệm riờng, cụ thể của nú Vớ dụnhư xột theo địa lý cú khỏi niệm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước; xột theolĩnh vực hoạt động ngoại thương cú khỏi niệm thị trường xuất khẩu, thị trường nhậpkhẩu, thị trường xuất, nhập khẩu trung gian ; xột theo đối tượng trao đổi cú khỏi niệmthị trường hàng hoỏ, thị trường dịch vụ, thị trường lao động

Để hiểu thế nào là thị trường mới theo cỏch tiếp cận marketing, chỳng ta sẽ nghiờn cứubiểu đồ sau:

Biểu đồ 1 Cỏc thị trường đối với mặt hàng (G) của một nước (V)

xột theo cỏch tiếp cận marketing

Biểu đồ trờn cho thấy, thị trường mới đối với mặt hàng G của nước V (gọi tắt là G(V) )

cú thể ở cỏc dạng là: thị trường tiềm năng, thị trường khả dụng, thị trường khả dụng xỏcđịnh, thị trường mục tiờu1 Đõy là những thị trường mà ở đú mặt hàng G (V) được ngườimua quan tõm, họ cú khả năng thanh toỏn và khụng bị phỏp luật cấm khi thực hiện cỏcgiao dịch mua hàng2 Khi giỏ trị của mặt hàng G(V) đó được thực hiện tại thị trường M(thị trường M đó nhập khẩu mặt hàng G(V)) thỡ thị trường M được xem là thị trường đóđược mặt hàng G(V) xõm nhập Lỳc này, thị trường M khụng cũn là thị trường mới đốivới mặt hàng G(V)3

1 Theo Internet Center for Management and Business Administration, Inc (Net MBA.com).

2 Đờng đứt nét biểu hiện các thị trờng đó là mới đối với mặt hàng G(V).

3 Đờng liền nét biểu hiện thị trờng M lúc này không còn là mới đối với mặt hàng G(V).

Trang 13

Xuất phỏt từ cỏc khỏi niệm và cỏch tiếp cận trờn, theo nhúm nghiờn cứu, thị trường mới

đối với mặt hàng xuất khẩu của một nước cú thể được hiểu là thị trường chưa từng nhập khẩu trực tiếp mặt hàng đú.

Trong khỏi niệm này, một số cụm từ cú thể được hiểu như sau:

- Hàng hoỏ được hiểu là những mặt hàng nằm trực tiếp trong cỏc nhúm hàng theo phõn

loại tại Hệ thống hài hoà thuế quan - HS (theo nhúm nghiờn cứu đề tài, giới hạn tớinhững mặt hàng ở cấp độ 6 trong danh mục HS)

- Một nước được hiểu là một quốc gia hay vựng lónh thổ.

- Nhập khẩu trực tiếp là nhập khẩu từ nước mà tờn nước đú được ghi trong mục xuất xứ

của hàng hoỏ

Khỏi niệm thị trường mới nờu trờn chỉ cú ý nghĩa khi xột trờn phương diện thị trường mặt hàng, hay núi cỏch khỏc là thị trường của cỏc mặt hàng Ở đõy, đề tài khụng đi vàohướng nghiờn cứu cỏc thị trường chung chung, tỏch biệt với mặt hàng và chỉ tớnh cỏc mặthàng được nhập khẩu trực tiếp

Mặt hàng hiện tại Cú khả năng NK cỏc mặt hàng hiện

tại của nước XK nhưng chưa xuất hiện trờn thị trường này

(M1)

Cú khả năng NK cỏc mặt hàng hiện tại của nước XK (M2)

Mặt hàng mới Cú khả năng NK cỏc mặt hàng mới

của nước XK (M3) Cú khả năng NK cỏc mặt hàng mới của nước XK

(M4)Dựa trờn cơ sở này, cú thể phõn loại thị trường như sau:

 Từ gúc độ quan hệ thương mại:

- Thị trường mới đó cú quan hệ thương mại: là cỏc thị trường đó cú quan hệ thương mạivới nước xuất khẩu nhưng chưa từng nhập khẩu trực tiếp một số mặt hàng hiện tại và mặthàng mới của nước xuất khẩu (M1 và M3 trong khung trờn)

- Thị trường mới chưa cú quan hệ thương mại: do chưa cú quan hệ thương mại nờn cỏcthị trường này chưa từng nhập khẩu trực tiếp bất cứ hàng hoỏ nào từ nước xuất khẩu (M2

và M4 trong khung trờn) Hiện nay, Việt Nam đó cú quan hệ buụn bỏn với hầu hết (trờn

1 Cách phân loại theo cơ sở này sẽ đợc chúng tôi sử dụng xuyên sốt cả đề tài.

Trang 14

221) các quốc gia và vùng lãnh thổ Vì vậy, số lượng thị trường mới theo loại này khôngnhiều, chỉ còn một số nước thuộc khu vực châu Phi, Trung Đông và Mỹ La tinh

 Từ góc độ mặt hàng xuất khẩu:

thương mại với nước xuất khẩu nên chưa từng nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào của nướcxuất khẩu

với nước xuất khẩu nhưng trước đây chưa từng nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng hiện cócủa nước xuất khẩu

mặt hàng mới nào của nước xuất khẩu Bao gồm cả các thị trường đã có và chưa có quan

hệ thương mại với nước xuất tkhẩu

Trong đó:

- Mặt hàng hiện tại là những mặt hàng mà một nước đã sản xuất, đã xuất hiện trên

thị trường nước ấy và/hoặc xuất khẩu ra ngoài nước

đưa vào thị trường tiêu thụ, có doanh số và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ so vớitổng kim ngạch của nhóm hàng Mặt hàng mới có thể còn là sản phẩm chế biến hoặc giacông với hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn các mặt hàng hiện đang xuất khẩu

Nếu xét từ góc độ thị trường - mặt hàng như trên, có thể nói số lượng và quy môcác thị trường mới cho xuất khẩu còn rất lớn Đây là nhóm thị trường chúng ta cần khaithác để mở rộng số lượng thị trường cho các loại mặt hàng xuất khẩu, nhằm đa dạng hoáthị trường xuất khẩu của mặt hàng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung

II VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU

Bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đều đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thịtrường hiện có và mở rộng thị trường mới Tuy nhiên, khi thị trường hiện có đối với mộthoặc một số mặt hàng đã trở nên bão hòa thì việc thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch củacác mặt hàng trong thời kỳ tiếp theo vào các thị trường này sẽ rất khó khăn, thậm chí chiphí cho việc áp dụng các biện pháp để tăng kim ngạch và thị phần của thị trường mặthàng sẽ gia tăng nhanh chóng so với mức lợi ích thu lại Vì vậy, việc mở rộng thị trườngmới đối với mặt hàng hiện có hoặc mặt hàng mới sẽ là hướng đi thích hợp nhất để nângcao kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng, đóng góp vào mức tăng tổng kim ngạch vàhiệu quả của hoạt động xuất khẩu

Trang 15

Bên cạnh yếu tố về dung lượng thị trường đối với mặt hàng, chúng ta đều thấy rằng, việctập trung quá mức xuất khẩu mặt hàng nào đó sang một hoặc một số thị trường trong mộtthời kỳ liên tục tuy có thể đem lại những kết quả nhất định về mức tăng trưởng nhanh vàtính hiệu quả nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn từ phía thị trường xuất khẩu như: sự phụthuộc quá mức vào những thị trường đó có thể tạo nên tính bị động trong việc thực hiện

kế hoạch xuất khẩu; những rào cản được dựng lên từ phía thị trường nhập khẩu (áp dụngthuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, tăng cường kiểm dịch…) Việc mở rộng thịtrường mới sẽ là một giải pháp tổng thể khắc phục được những hạn chế nêu trên, đồngthời đa dạng hóa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu, mở ra những tiềm năng cho cácmặt hàng xuất khẩu tiếp cận và có cơ hội cọ xát với nhiều thị trường, đáp ứng được cácloại và các lớp nhu cầu khác nhau

Việc tiếp cận các thị trường mới của các mặt hàng hiện có hoặc mặt hàng mới sẽ tạo racác cơ hội mới, các nhu cầu mới hướng dẫn các nhà sản xuất và chế biến trong nước xâydựng chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu của mình một cách toàn diện, kích thích

mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh Việc tiếp cận các thị trường mới cũng mở ra cáckhả năng cung cấp đầu vào, qua đó kích thích đẩy mạnh, đầu tư công nghệ mới, nghiêncứu phát triển các sản phẩm mới, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt

là sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác các lợi thế so sánh của các vùng, địa phương

Việc phát triển thị trường mới cho xuất khẩu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế Thông qua việc mở rộng đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, kích thíchnhanh chóng sự phát triển của các ngành hướng về phục vụ xuất khẩu, cơ cấu kinh tế sẽchuyển dịch theo hướng tăng dần cơ cấu tỷ trọng của thương mại, dịch vụ, từng bước lấytiêu chuẩn và cầu của thị trường thế giới làm chuẩn mực cho sản xuất trong nước, kể cảsản xuất hàng tiêu dùng trong nước

Quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường xuất khẩu mới, sẽ gópphần đưa hàng hóa, dịch vụ nước ta tiếp cận ngày một sâu, rộng hơn tới nhu cầu của thịtrường thế giới, qua đó định hướng sản xuất trong nước theo chuẩn mực quốc tế, lấy cácthông lệ quốc tế làm các quy tắc ứng xử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Song songvới quá trình đó, nước ta phải có những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa dịch vụcủa mình, thuận lợi hóa các hoạt động thương mại của cả các doanh nghiệp trong vàngoài nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ nước ta Theo

đó, các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ muốn duy trì được chỗ đứng trên thị trường phảithúc đẩy nhanh năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mựcquốc tế, loại bỏ những chuẩn mực địa phương, những hành vi kinh doanh vốn quen phụthuộc vào sự bảo hộ của nhà nước

Trang 16

Chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không thể tách rời chiếnlược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong một nền kinh tế mở, thị trường xuấtkhẩu được xem là yếu tố sống còn đối với sự duy trì, mở rộng và phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc khai thác các thị trường mới, những thị trườngtiềm năng được xem là giải pháp thích hợp nhất cả trong ngắn hạn và dài hạn để giúpdoanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu của mình, tăng khả năng tiếp cận các thịtrường hàng hóa, dịch vụ khác nhau của thế giới khi mà các thị trường truyền thống trởnên "chật hẹp" đối với hàng hóa hiện có của doanh nghiệp Theo cách tiếp cận khác, việcphát triển thị trường mới cũng có thể là các biện pháp doanh nghiệp phát triển chínhnhững thị trường truyền thống đang có bằng những hàng hóa mà doanh nghiệp chưa từngxuất khẩu sang hoặc những mặt mới hoàn toàn mà doanh nghiệp chưa từng sản xuất, kinhdoanh

Việc tiếp cận và xâm nhập các thị trường mới đối với loại hàng hóa mà doanh nghiệp sảnxuất, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội được tham gia cạnh tranhtrên diện rộng hơn, qua đó, các doanh nghiệp tự hoàn thiện năng lực cạnh tranh của mình,của sản phẩm, có điều kiện để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, phát triển nhãn hiệusản phẩm trên thị trường mới

Mở rộng thị trường mới đối với hàng hóa của doanh nghiệp sẽ song song với việc mởrộng phạm vi quan hệ với các đối tác, đặc biệt là thiết lập quan hệ đối tác mới ở các thịtrường nhập khẩu Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trongviệc đàm phán ký kết hợp đồng, tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường, thường bịkhách hàng áp cấp, ép giá, từng bước đa dạng hóa bạn hàng xuất khẩu Thông qua việcphát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước sẽ tạo cơ hội chodoanh nghiệp mở rộng các ngành hàng kinh doanh mới, đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh, giảm những rủi ro khi phải tập trung quá mức vào một hoặc một vài thị trườngtruyền thống của một số mặt hàng chủ đạo

III VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

Trang 17

Nhà nước tuy không trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triểnthị trường xuất khẩu hàng hóa nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân phát triển thị trường mặt hàngmới

Trước hết, để chủ thể kinh doanh và hàng hóa xuất khẩu của nước mình có thể tiếp cận

một cách thuận lợi vào những thị trường cụ thể nào đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng

trong việc đàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và thế giới, đàm phán song phương để mở cửa thị trường đối tác, trong đó, tập trung vào việc dành cho

nhau chế độ đối xử quốc gia, tối huệ quốc, chế độ về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (chỉ dùng cho các nước phát triển dành cho nước đang phát triển và kém phát triển),

-và những ưu đãi đặc biệt khác (có thể theo nguyên tắc đơn phương hoặc có đi có lại).Thông qua đó, hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có thể tiếp cận vào các thịtrường mới mà trước đây không thể vào được do tác động của các rào cản thương mại (cảthuế quan và phi thuế quan)

Bên cạnh công tác đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nước còn đóng vai trò

và giữ vị trí quan trọng trong việc thiếp lập cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu một cách thông thoáng, một mặt vẫn đảm bảo nắm bắt được hoạt động

của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp và theo định hướng phát triển, nhưng mặt khácđảm bảo sự thuận lợi hóa cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh Theo đó quyền kinh doanh được mở rộng tối đa chotất cả các thành phần kinh tế, khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

đi vào phát triển các thị trường xuất khẩu mới

Song song với công tác quản lý, nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết

lập hệ thống chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường mặt hàng mới để xuất khẩu Những thị trường mặt hàng mới thường có nhiều tiềm năng để

phát triển, thu được nhiều lợi ích khi đã xâm nhập nhưng hoạt động xuất khẩu trong giaiđoạn đầu sang thị trường mới thường gặp nhiều rủi ro: chi phí vận chuyển, bạn hàng đốitác, nhu cầu thực tế cần tiêu thụ mặt hàng được nhập khẩu đó trên thị trường mới… Vìvậy, sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn đầu là hết sức cầnthiết, một mặt giảm rủi ro cho các doanh nghiệp nhưng mặt khác, quan trọng hơn là địnhhướng các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến phát triển thị trường mới Các hỗ trợban đầu có thể bao gồm từ hỗ trợ đầu vào đến đầu ra, cơ chế về tài chính, tín dụng, chínhsách về hỗ trợ phát triển xúc tiến thương mại, chính sách về bảo hiểm rủi ro hàng xuấtkhẩu, xây dựng các hệ thống hạ tầng thương mại phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là sang cácthị trường mới, chính sách về gắn kết giữa sản xuất - xuất khẩu - thị trường Tuy nhiên,chính sách hỗ trợ trên không mang tính chất trợ cấp xuất khẩu, trợ giá hàng xuất khẩu đểxâm nhập thị trường, phần nhiều cần thể hiện tính tăng cường độ tin cậy cho các doanhnghiệp khi tham gia xuất khẩu sang các thị trường mới

Trang 18

Bên cạnh các hệ thống chính sách trên, Nhà nước còn là chủ thể tích cực trong việc thúcđẩy sự gia tăng liên kết (cả dọc và ngang) giữa các doanh nghiệp để tăng khả năng xâmnhập và chiếm lĩnh thị trường mới; trong đó tập trung vào việc phát triển và nâng cao vaitrò của các hiệp hội ngành hàng

Nhà nước thường sử dụng một số công cụ chủ yếu trực tiếp được nêu dưới đây để quản

lý, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu:

* Công cụ chính sách thương mại liên quan đến thuế quan: thuế xuất khẩu được dùng để

quản lý xuất khẩu, việc tăng hay giảm thuế suất thuế xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh của hàng hóa nước xuất khẩu Hiện nay, công cụ này ít phát huy hiệu

quả vì nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

* Công cụ chính sách thương mại phi thuế quan:

- Quan hệ chính trị ngoại giao: một quốc gia muốn phát triển thị trường xuất khẩu hàng

hóa trước hết phải có đường lối, chính sách hội nhập một cách nhất quán, ổn định, lâudài, có quan hệ ngoại giao và ngoại thương thông qua các hiệp định được ký kết và triểnkhai cụ thể cho từng thời kỳ Sự thiết lập quan hệ ngoại giao, ngoại thương giữa các nướcđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động xuất khẩu và tìm thị trường, đối tác

- Hạn ngạch xuất khẩu: hạn ngạch là công cụ hạn chế khối lượng xuất khẩu cao nhất củacác mặt hàng hay một nhóm hàng Hạn ngạch xuất khẩu được dùng để bảo hộ sản xuấttrong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và những mặt hàng quý hiếm

- Tỷ giá hối đoái: Nhà nước có thể điều chỉnh giá trị đồng bản tệ tăng hoặc giảm đểkhuyến khích hoặc không khuyến khích hoặc khuyến khích xuất khẩu

- Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch động thực vật: đây là công cụ của WTO chophép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp vệ sinh kiểmdịch nhằm bảo vệ lợi ích của nước nhập khẩu, phù hợp với việc bảo vệ môi trường, sứckhỏe cho người tiêu dùng với điều kiện biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xửtùy tiện hoặc hạn chế vô lý thương mại quốc tế

- Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật, trangthiết bị cho việc thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu,giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và cơhội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa như tham gia hội chợ quốc tế,gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các nhà doanh nghiệp nước ngoài Cần có nhiềuhình thức khuyến khích xuất khẩu thông qua việc phát triển quỹ hỗ trợ cho hoạt độngxuất khẩu của Nhà nước

- Tín dụng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng công cụ tín dụng như điều chỉnh lãi suất theohướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ

Trang 19

trợ xuất khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các đối tượng vay làm hàng xuấtkhẩu

- Chính sách đầu tư: gồm chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và chính sách thuhút vốn đầu tư nước ngoài

Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước tạo ra một môi trường pháp lý, thể chế thuậnlợi, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện các hoạt động đầu tư mới, mởrộng quy mô và ngành nghề kinh doanh Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là mộtbiện pháp quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế, có những ảnh hưởng tích cựcđối với việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nếu có những biện pháp khuyếnkhích về mặt tài chính (miễn giảm thuế, hoàn thuế cho xuất khẩu), những ưu đãi về thủtục… đối với các doanh nghiệp FDI có đóng góp tích cực vào phát triển thị trường xuấtkhẩu

- Quy định hải quan: nhanh chóng thông quan hàng hóa xuất khẩu với các quy trìnhnghiệp vụ hải quan ngày một hoàn thiện, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phânloại hàng hóa theo mức độ quan trọng để thông quan nhanh những hàng hóa thôngthường

* Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng (kết cấu hạ tầng) cơ bản trong nền kinh tế như điện, hệ

thống giao thông - vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không) và các dịch

vụ hỗ trợ như dịch vụ kho, cảng, sân bay… có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranhcủa hàng hóa xuất khẩu, qua đó gián tiếp khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu mới củamột sản phẩm

Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc khai thác và mở rộng thị trường mới choxuất khẩu Doanh nghiệp chính là chủ thể trực tiếp trong cấu thành mối liên kết dọc nhằmđảm bảo quá trình hình thành, vận động, và thực hiện giá trị hàng hóa đạt hiệu quả caonhất (liên kết từ các khâu cung cấp nguyên liệu đến khâu sản xuất đến các khâu tiêu thụ,đến tay người tiêu dùng cuối cùng); là chủ thể chủ động trong việc liên kết ngang (liênkết với các doanh nghiệp khác) nhằm gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khitham gia xuất khẩu vào các thị trường mới, tránh nảy sinh sự cạnh tranh theo kiểu hủydiệt lẫn nhau

Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp thực thi các hoạt động mở rộng thị trường mới cho xuấtkhẩu Có vai trò quyết định cuối cùng đến việc hình thành các kết quả xuất khẩu vào cácthị trường mới; việc tìm kiếm được thị trường mới hay không là do sự chủ động, năng lựctìm kiếm của bản thân từng doanh nghiệp

Là chủ thể quyết định đến kết quả, hiệu quả và đánh giá việc kiến tạo môi trường pháp lý,việc xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp của Nhà nước Hay nói cách khác, doanh

Trang 20

nghiệp chính là chủ thể biến các cơ chế, chính sách, giải pháp của Nhà nước vào thựctiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn.

IV PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Trong quá trình khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa, các quốc gia có thểphân chia thị trường hay phân đoạn thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau Việcphân đoạn thị trường là một trong số những có sở để xác định thị trường mới Dưới đây làmột số tiêu thức:

- Căn cứ vào vị trí địa lý: có thể chia thị trường thế giới thành các thị trường châu lục, thịtrường khu vực và thị trường quốc gia - vùng lãnh thổ

- Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương có thể chia thành thị trường truyền thống, thịtrường hiện có, thị trường mới và tiềm năng

- Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển thị trường củanước xuất khẩu có thể chia thị trường thành các nhóm:

+ Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường chính Đối với loại thị trường này,trong các quan hệ ngoại thương, nước xuất khẩu có thể phải chấp nhận một số thiệt thòi

về lợi ích trước mắt để có thể thu được lợi ích lâu dài (nhất là trong đàm phán ký kết cáchiệp định thương mại cấp Chính phủ) Đây là những thị trường mà một nước sẽ nhằm vàokhai thác chính và trong một tương lai lâu dài

+ Thị trường xuất khẩu tương hỗ Đối với loại thị trường này, nước xuất khẩu duy trìquan hệ giao thương theo nguyên tắc tương hỗ - tức là hai nước có quan hệ ngoại thươngdành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương hỗ, có đi có lại, nhất là trong việc mởrộng thị trường

- Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường có thể phân loại thị trường thành thịtrường xuất khẩu có sức mua lớn, thị trường có sức mua trung bình, thị trường cso sứcmua thấp

- Căn cứ vào trình độ phát triển, có thể phân loại thị trường thành các nhóm như nhómcác nước công nghiệp phát triển, nhóm các nền kinh tế mới công nghiệp hoá (nhómNIEs) và nhóm những nước đang phát triển

- Căn cứ vào kim ngạch xuất – nhâp khẩu có thể phân loại thị trường thành thị trườngxuất siêu và thị trường nhập siêu

- Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng thâmnhập thị trường có thể phân loại thành thị trường khó tính và thị trường dễ tính

- Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và khả năg cạnh tranh của các doanhnghiệp của nước xuất khẩu có thể phân loại thành thị trường xuát khẩu có ưu thế cạnhtranh và thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh

Trang 21

- Căn cứ vào các thoả thuận thương mại cấp Chính phủ và các yêu cầu của đối tác thươngmại về việc có hạn chế hay không hạn chế định lượng nhập khẩu một số mặt hàng có thểphân loại thị trường thành thị trường xuất khẩu không hạn ngạch.

- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường có thể phân loại thành thị trường độcquyền, thị trường độc quyền “nhóm”, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnhtranh không hoàn hảo (hay còn gọi là thị trường ngách)

Thị trường ngách được xem như một loại hình thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Thịtrường này đóng một vai trò quan trọng cho các nước đang phát triển theo đuổi chiếnlược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, những nước mà khả năng cạnh tranh của hànghoá còn kém so với các hàng hoá hiện có trên thị trường quốc tế Về khái niệm, thịtrường ngách là một khoảng trống (khoảng trắng hay “khe nhỏ”) trên thị trường, ở đó đãxuất hiện hay tập hợp nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó Những nhu cầu này chưađược các nhà kinh doanh khác phát hiện hoặc phát hiện ra nhưng họ không có lợi thếhoặc thiếu nguồn lực để thoả mãn nhu cầu Song nhu cầu này lại được một số nhà kinhdoanh khác phát hiện và đầu tư để khai thác đưa hàng đến tiêu thụ Đối với Việt Nam, thịtrường ngách cần được đặc biệt quan tâm nghiên cứu để xuất khẩu hàng hoá vì quy mô

và khối lượng xuất khẩu nhiều loại hàng hoá của ta phù hợp với loại thị trường này Trên cơ sở các tiêu thức phân loại này, khi xây dựng Chiến lược phát triển thị trường xuấtkhẩu cho một quốc gia, các nhà hoạch định chính sách có thể vận dụng những giải pháp,chính sách cụ thể phù hợp với đặc thù của từng nhóm thị trường ở trên để đảm bảo hànghoá của nước xuất khẩu có thể tiếp cận hiệu quả nhất tới thị trường “đích”

V KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỚI CHO XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong những năm 50 và 60 đã đưa Nhật Bản trởthành một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới Những yếu tố quan trọng tạonên sự thần kỳ của kinh tế Nhật Bản là việc thực thi các chính sách công nghiệp vàthương mại đúng đắn cộng với môi trường quốc tế thuận lợi, trong đó sự mở rộng thịtrường xuất khẩu mới cho hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản bên cạnh chiến lược chútrọng phát triển thị trường xuất khẩu trọng điểm

Theo tài liệu thống kê “Nippon: A Charted Survey of Japan”, trong thời kỳ 1960 - 1993,kim ngạch xuất khẩu của Nhật bản đã tăng từ 4.1 tỷ USD (1960) lên tới 361 tỷ USD(1993) Cán cân thương mại của Nhật Bản từ chỗ thâm hụt 0,4 tỷ USD năm 1960 đãchuyển sang thặng dư từ cuối những năm 60 và đạt 120 tỷ USD vào năm 1993 Đến năm

2000, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản là 479,3 tỷ USD, chiếm khoảng 7,6% tổng giá trị

Trang 22

xuất khẩu của thế giới, đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Đức và thặng dưthương mại là 99,9 tỷ USD.

Cơ cấu giá trị hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản trong thời kỳ 1960 – 1993 cũng đã thayđổi, trong đó sự gia tăng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các sản phẩm công nghiệp nặng vàhoá chất từ 44,4% trong năm 1960 lên tới 83,2% năm 1975 và 88% năm 1993

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu là Mỹ, EU, các nước Đông Á Trongthời kỳ 1980 – 1993, Nhật Bản là nước có tỷ lệ xuất khẩu ròng lớn tới tất cả các nước vàkhu vực về các sản phẩm máy móc và thiết bị vận tải

Để có được những thành công trong phát triển thị trường xuất khẩu nói chung và các thịtrường xuất khẩu mới nói riêng, Nhật Bản đã chú trọng đặc biệt đến các chính sáchkhuyến khích xuất khẩu Các chính sách này đã được thực hiện ngay từ những năm đầusau chiến tranh thế giới thứ hai, trước hết là nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ để thanh toáncho nhập khẩu nguyên liệu và giảm thâm hụt ngoại thương Bên cạnh đó, triển vọng vềthị trường xuất khẩu sau chiến tranh cũng trở nên không chắc chắc và đáng lo ngại Do

đó, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản đã rất có ý thức về việc phát triển cácngành công nghiệp xuất khẩu và thực hiện hàng loạt các biện pháp để khuyến khích xuấtkhẩu

Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường được tiến hành dưới các hìnhthức khác nhau, như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, áp dụng chính sách thuế ưu đãi,thành lập các cơ quan thực hiện chức năng khuyến khích xuất khẩu Hệ thống các biệnpháp khuyến khích này có thể được tóm lược, như sau:

H th ng các chính sách v bi n pháp khuy n khích xu t kh u ệ thống các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu ống các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu à biện pháp khuyến khích xuất khẩu ệ thống các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu ến khích xuất khẩu ất khẩu ẩu

1 Hệ thống hoá đơn trước xuất khẩu 11/1949- 6/1960

2 Hệ thống hoá đơn thương mại xuất khẩu 7/1960- 6/1972

3 Hệ thống cho vay ngoại tệ được đảm bảo 2/1953- 8/1961

4 Hệ thống cho vay trao đổi ngoại tệ 9/1961- 6/1972

5 Hệ thống tái chiết khấu các hoá đơn trao đổi ngoại tệ 12/1965- 6/1972

6 HTTCK các HĐ đến thời hạn TT bằng đồng Yên 5/1970- 6/1972

7 Tín dụng T.mại dài hạn của ngân hàng XNK Nhật Bản 1954 - 1968

2 Miễn thuế đối với phần thu nhập do tăng xuất khẩu 1957 - 1961

3 Hệ thống trợ cấp mất giá do tăng xuất khẩu 1964 - 1971

4 Miễn thuế đối với thu nhập xuất khẩu kỹ thuật 1959 -

5 Trợ cấp cho việc mở các chi nhánh ở nước ngoài 1958 - 1963

6 Quỹ dự phòng phát triển thị trường ở nước ngoài 1964 - 1972

7 Quỹ dự phòng tổn thất đầu tư ở nước ngoài 1964 - 1974

8 Trợ cấp đặc biệt cho công ty đóng góp vào xuất khẩu 1968 - 1970

Trang 23

1 Hệ thống bảo hiểm xuất khẩu 1950 -

2 Ngân hàng xuất – nhập khẩu Nhật Bản (JEIB) 1951 -

3 Tổ chức mậu dịch xuất - nhậpkhẩu Nhật Bản (JETRO) 1954

-5 Đánh giá về sự đóng góp của xuất khẩu 1963 - 1972

Nhờ hệ thống các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản

đã tăng rất mạnh, với cơ cấu có sự chuyển biến quan trọng từ các sản phẩm sử dụngnhiều lao động sang các sản phẩm công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật Bêncạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản luôn tìm mọi biện pháp để có thểvừa mở rộng thị trường xuất khẩu mới, vừa tận dụng đến mức tối đa thị trường trongnước

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu mới của Nhật Bản, cùng với sự thúc đẩy của hệ thốngcác biện pháp khuyến khích xuất khẩu trên đây còn được hỗ trợ bằng việc thực hiện cácbiện pháp chủ yếu, như: Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, khi thị trường tiêu thụ hànghoá, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu mới, còn chưa phát triển, Chính phủ Nhật Bản

đã có những chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự mở rộng của thị trường Việc

mở rộng thị trường xuất khẩu mới được thực hiện bằng những nỗ lực tối đa để có thểtham gia vào các tổ chức và các diễn đàn kinh tế quốc tế, kể cả việc phải nhượng bộ ởmức độ nào đó mà sự thể hiện rõ nhất là trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và GATT.Thông qua đó, hàng hóa của Nhật Bản đã có nhiều cơ hội đặt chân vào các thị trường màtrước đây rất khó có thể đặt chân bằng những biện pháp tiếp cận thị trường thuần túy.Vấn đề đặt ra là tại sao Chính phủ Nhật Bản lại muốn tham gia vào các hiệp ước và các tổchức kinh tế - thương mại quốc tế (IMF, WB, GATT, OECD) trong khi triết lý thươngmại truyền thống cũng như hệ thống các chính sách kinh tế của Nhật Bản lại có nhữngkhác biệt so với triết lý và những nguyên tắc cơ bản của các hiệp ước và các tổ chức quốc

tế này? Điều này được Ryutaro và Motoshige lý giải là: (1) các quan chức Nhật Bản

muốn phát triển thị trường xuất khẩu trên khắp thế giới bằng cách tham gia trực tiếp vào

các hiệp ước và các tổ chức quốc tế; (2) việc tự do hoá nhập khẩu và trao đổi ngoại tệ là

cái giá cần thiết hoặc ”sự hy sinh” mà Nhật Bản phải trả để có thể lợi dụng các khả năngtài chính của IMF và WB

Đối với Nhật Bản, vào cuối những năm 50, sản xuất trong nước đã được cải thiện mộtcách đáng kể, khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp mới cũng ngày càng tănglên Việc trở thành thành viên đầy đủ của GAAT đã giúp Nhật Bản được cư xử theo Điềukhoản Tối Huệ Quốc Nhờ đó, năm 1955, khi Nhật Bản mới ra nhập GATT, xuất khẩucủa Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 2,4% tổng xuất khẩu của các nước phương Tây, nhưngđến năi8m 1970 đã tăng lên 6,9% và 1982 là 9,1%(1)

- Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu, các nhà xuất khẩu Nhật Bản cònthiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, việc thực hiện những giao dịch ban đầu và

1Sè liÖu cña Ng©n hµng NhËt B¶n

Trang 24

những chi phí để xâm nhập thị trường mới (mở văn phòng, đi lại, xác định khách hàng,tìm hiểu qui định hải quan,…) thường là rất lớn trong khi qui mô của các doanh nghiệpxuất khẩu còn nhỏ Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những can thiệp, như cungcấp tín dụng, lập các công ty ngoại thương Nhà nước, khuyến khích hợp nhất các công tyngoại thương tư nhân nhỏ.

- Những thông tin về nhu cầu thị trường nước ngoài và các địa chỉ nhập khẩu, thông tin

về vận chuyển đường biển, thủ tục hải quan và những khách hàng cụ thể là những thôngtin hết sức quan trọng đối với các nhà xuất khẩu khi xâm nhập thị trường mới Về vấn đềnày, rõ ràng là khả năng nắm bắt và cung cấp thông tin của Chính phủ tốt hơn nhiều sovới các hãng tư nhân, qua đó Chính phủ đã giúp cho các nhà xuất khẩu nắm bắt tốt hơnnhững thông tin cần thiết Ngoài ra, Chính phủ Nhật bản cũng yêu cầu các hãng đã xâmnhập được thị trường mới phải có trách nhiêm phổ cập thông tin đối với các hãng mớikhác

- Để mở rộng thị trường xuất khẩu mới, Nhật Bản khuyến khích các công ty tăng cườngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nghiên cứu thông tin thị trường và đặt các văn phòng đạidiện ngay tại các thị trường các nước đó để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thực tế Đâyđược xem là bước chuyển hướng quan trọng trong chính sách công nghiệp và thương mạicủa Nhật bản Điều đó giúp cho các doanh nghiệp của Nhật Bản có thể bán sản phẩmngay tại thị trường của nước nhận đầu tư, hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba, tránh đượcnhững hạn chế về xuất khẩu và các hàng rào mậu dịch khác

Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế được xếp vào hàng ngũ mới côngnghiệp hóa (NICs) Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc có thể chia làm 3 thời kỳ:

một là, thời kỳ tái thiết đất nước và thực hiện công nghiệp hóa, thay thế nhập khẩu (1953

– 1961); hai là, thời kỳ chuyển từ định hướng phát triển thay thế nhập khẩu sang hướng

về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu (1962 – 1989); ba là, thời kỳ tự do hoá và toàn cầu

hoá nền kinh tế (từ 1990 đến nay)

Nhìn chung, nền kinh tế Hàn Quốc đã có sự thành công lớn nhờ bước chuyển từ thay thếnhập khẩu sang hướng về xuất khẩu Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Hàn Quốctrong thời kỳ chuyển hướng chính sách này (1962 – 1989) như sau: 1, tốc độ tăng trưởngGDP, 1962 - 2,1%, 1971 - 8,5% và 1979 – 7,1%; 2, tỷ trọng xuất khẩu /GDP, 1962 -2,4%, 1971 – 11,2% và 1979 – 24,4%; 3, GDP bình quân đầu người, 1962 – 87 USD,

1971 – 289 USD và 1979 – 1647 USD

Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc thành công không chỉ xuất phát từ bối cảnhkinh tế thế giới có phần thuận lợi, mà còn phải kể đến các chính sách hỗ trợ của Nhànước trong quá trình hướng về xuất khẩu Những kinh nghiệm của Hàn Quốc về chínhsách thúc đẩy xuất khẩu, như:

Trang 25

Về thể chế, trong thập kỷ 90, Hàn Quốc đã thành lập Uỷ ban kế hoạch kinh tế (EPB) để

điều phối các chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại do Phó Thủ tướng Chính phủ trựctiếp điều hành EPB không chỉ lập các kế hoạch phát triển tầm dài hạn và ngắn hạn, màcòn tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện và kiểm soát hiệu quả các nguồn lực Cùngvới cơ quan EPB, Hàn Quốc cũng đã thành lập Liên đoàn các nhà công nghiệp Hàn Quốc(KFI) và Uỷ Ban thúc đẩy xuất khẩu Hàn Quốc (KOTRA) nhằm tạo mối liên kết chặt chẽgiữa Chính phủ và doanh nghiệp Đồng thời, Hiệp hội các nhà thương mại Hàn Quốc(KTA) cũng được thành lập trong thập niên 60 với tư cách là một tổ chức trung gian cónhiệm vụ hướng dẫn kinh doanh xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu nhỏ

Về lãi suất cho vay, trong giai đoạn 1966 -1972, Hàn Quốc đã áp dụng mức lãi suất chovay xuất khẩu chỉ là 6,1%/năm, trong khi lãi suất cho vay chung là 22,3%/năm và tỷ lệlạm phát lên tới 12,3%/năm Để thực hiện mức lãi suất này, Chính phủ đã phải trợ cấp rấtlớn, chẳng hạn năm 1967, trợ cấp lãi suất tín dụng xuất khẩu chiếm 2,3% tổng giá trị kimngạch xuất khẩu Tổng khối lượng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trong tổng tín dụng ngânhàng đã tăng từ 4,5% (1961-1965) lên 7,6% (1966 - 1972) và 13,2% (1972 - 1981)

Tín dụng xuất khẩu lãi suất thấp vào thập kỷ 80 đã được Chính phủ giảm dần, chỉ cònchiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, thay vào đó, Hàn Quốc lại sử dụng cáchình thức trợ cấp xuất khẩu gián tiếp, như giảm giá sử dụng các phương tiện công cộng,đơn giản hoá thủ tục hải quan, cấp tín dụng cho các hoạt động marketing ở nước ngoài,…+ Thực hiện chính sách vay nợ nước ngoài có chọn lọc nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trongnước và hỗ trợ sản xuất theo hướng xuất khẩu

Luật thúc đẩy nhập khẩu tư bản nước ngoài của Hàn Quốc được ban hành vào 1/1960,được sửa đổi vào 12/1962 và 1966 Trong đó, các xí nghiệp sản xuất xuất khẩu được ưutiên vay vốn nước ngoài Trong giai đoạn 1962 – 1991, tỷ lệ vốn vay nước ngoài của HànQuốc đã chiếm 6% GNP, tương đương với 22% tổng lượng đầu tư trong giai đoạn này(nếu chỉ tính trong giai đoạn 1962 – 1966 tỷ lệ này là 53%)

Thực thi chính sách thương mại tự do hoá nhập khẩu:

Năm 1967 Hàn Quốc đã gia nhập GATT mở đầu cho giai đoạn tự do hoá nhập khẩu vàphát triển thị trường xuất khẩu Trong giai đoạn 1977 - 1983, trước sức ép đòi hỏi mở cửathị trường của các nước công nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải tự do hoá nhập

Trang 26

khẩu ở qui mô lớn, nhưng đồng thời để bù lại, Chính phủ cũng tăng cường chính sách ưutiên mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu mới Qua hai lần cắt giảmthuế quan vào 1974 và 1979, tỷ lệ thuế quan bình quân đã giảm 34% Từ năm 1983,Chính phủ tiến hành tự do hoá trên qui mô lớn Tỷ lệ dòng thuế cắt giảm đạt yêu cầu tự

do hoá nhập khẩu tăng từ 66,6% năm 1983 lên 92% năm 1986 Thuế suất nhập khẩu bìnhquân cũng giảm từ 24% năm 1983 còn 18,1% năm 1988 và 9% năm 1993 - ngang bằngvới mức thuế suất nhập khẩu bình quân của các nước công nghiệp

Chính sách tỷ giá hối đoái:

Năm 1964, Hàn Quốc chính thức chuyển đổi từ hệ thống tỷ giá cố định sang hệ thống tỷgiá thả nổi Để hỗ trợ phát triển xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực hiện điềuchỉnh giảm giá đồng Won nhiều lần, trong đó lần điều chỉnh lớn nhất là vào năm 1964,giá trị đồng Won được điều chỉnh giảm tới 64% Những lần điều chỉnh này đã giúp chogiá trị đồng Won luôn được duy trì sát với giá thực tế và giá cả hàng hoá trên thị trườngthế giới, qua đó có tác dụng khuyến khích xuất khẩu

Thực hiện công nghiệp hóa theo hướng mở cửa trong điều kiện của nền kinh tế chuyểnđổi, bên cạnh việc có một thị trường nội địa khổng lồ (với dân số đông nhất thế giới, diệntích lãnh thổ lớn thứ hai thế giới, qui mô sản lượng sản xuất của nhiều sản phẩm đứnghàng đầu thế giới), Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc khai thác và mở rộng thịtrường quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu Chính vì vậy, tổng giá trị xuất khẩu của TrungQuốc đã gia tăng liên tục với tốc độ cao, với tốc độ tăng bình quân 19,02%/năm tronggiai đoạn 1986 - 1990, 19,10%/năm trong giai đoạn 1990 – 1995 và 10,84%/năm tronggiai đoạn 1995 - 2000 Cán cân thương mại của Trung Quốc cũng thay đổi nhanh chóng,

từ mức thâm hụt - 11.962 triệu USD năm 1986 đã có mức thặng dư lên tới 16.696 triệuUSD năm 1995 và tăng lên 24.109 triệu USD vào năm 2000 Những thành tựu trong pháttriển kinh tế và phát triển ngoại thương sau hơn hai thập kỷ đổi mới, cải cách đã đưa nềnkinh tế Trung Quốc lên hàng thứ 4 trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và với giá trịxuất khẩu đứng hàng thứ 8 trên thế giới (chiếm 3,95% tổng giá trị xuất khẩu của thế giớinăm 2000), hàng đầu trong số các nước đang phát triển (10,72% tổng giá trị xuất khẩucủa các nước đang phát triển)

Trong hơn hai thập kỷ qua, những vấn đề quan trọng làm tăng mức xuất khẩu ra thịtrường thế giới của Trung Quốc, bao gồm:

Một là, Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện một chiến lược khai thác thị trường toàn

cầu một cách hợp lý theo hai hướng: tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và tăng mức xuấtkhẩu trên các thị trường hiện có Trong chiến lược khai thác thị trường toàn cầu, TrungQuốc phân chia thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau, như:

+ Theo trình độ phát triển, Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 3 nhóm: nhóm A

Trang 27

gồm các nước công nghiệp phát triển; nhóm B gồm các nền kinh tế mới công nghiệp hoá(nhóm NIEs) và các nước SNG, Đông Âu, Nam Phi, Ixrael; nhóm C gồm những nướccòn lại.

+ Theo dung lượng thị trường, Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 2 cấp: cấp 1gồm các nước có dung lượng thị trường lớn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á và ĐồngNam Á; cấp 2 gồm các nước tuy có dung lượng nhỏ nhưng có tiềm năng lớn như cácnước SNG và Đông Âu, Trung Đông, Australia và Niu Di lân, Mỹ la tinh, châu Phi.+ Theo vị trí địa lý, hàng hoá của Trung Quốc chủ yếu được đưa sang 6 khu vực thịtrường là: 1, Hồng Kông, Ma cao; 2, Nhật Bản; 3, Bắc Mỹ; 4, Tây Âu; 5, SNG và ĐôngÂu; 6, Đông Nam Á

Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau như trên đã giúp choTrung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách có hiệu quả hơn Ngay từ khimới mở cửa, Trung Quốc đã chủ trương tăng cường quan hệ buôn bán với các nước vàvùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao về công nghiệp do các thị trường này có nhiều cơhội và điều kiện mậu dịch tốt Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu mở cửa, các thị trườngHồng Kông và Ma Cao là những cơ sở tái xuất khẩu chủ yếu của Trung quốc sang ĐàiLoan và sang các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu Sau giai đoạn này, các thị trường Hoa

Kỳ và Tây Âu đã trở thành những thị trường xuất khẩu trực tiếp chủ yếu Trung Quốc.Bên cạnh các chiến lược khai thác thị trường cơ bản, xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế thịtrường được triển khai muộn, cuộc tranh giành thị trường thế giới đã bước sang giai đoạn

“bổ khuyết cuối cùng”, Trung Quốc còn thực hiện các chiến lược “bổ khuyết” để tìm chomình một phương hướng thị trường thích hợp Chiến lược này dựa trên luận điểm cơ bản

là ở bất kỳ thị trường nào cũng đều có những “mảng trắng”, ở đó thị trường chưa đượckhai thác, hoặc chưa được chiếm lĩnh một cách có hiệu quả Từ đó, theo chiến “bổkhuyết”, Trung Quốc phát triển thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá của mình theo cảhai hướng: mở rộng thị trường xuất khẩu hiện tại trên cơ sở những hàng hoá có sức cạnhtranh cao của Trung Quốc và những hàng hoá mới do Trung Quốc sản xuất ra

Hai là, bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, Trung Quốc

đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu Chính nhờ có chiếnlược phát triển sản phẩm xuất khẩu hợp lý mà Trung Quốc đã duy trì được khả năng tăngtrưởng xuất khẩu ở nhịp độ cao trên cơ sở mở rộng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, tăng mứcxuất khẩu tối đa vào các thị trường quen thuộc (Theo khái niệm về thị trường xuất khẩumới thì việc tăng thêm danh mục hàng hoá xuất khẩu vào thị trường quen thuộc cũng làmột khía canh để thị trường thị trường xuất khẩu mới)

Trung Quốc là một nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng

về xuất khẩu Do đó, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đồng thời với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu hàng hoá xuất khẩucủa Trung Quốc cũng không ngừng được chuyển dịch và mở rộng trên các thị trường

Trang 28

xuất khẩu chính.

Từ đầu những năm 80, tỷ lệ xuất khẩu hàng sơ chế giảm từ 50,2% năm 1980 xuống còn22,5% năm 1991, đồng thời xuất khẩu hàng chế tạo tăng từ 49,8% lên 77,5% TrungQuốc đã đạt được những bước tiến tích cực trong xuất khẩu các sản phẩm: máy móc,thiết bị vận tải, hàng dệt, quần áo, giầy dép Năm 1999, lần đầu tiên giá trị xuất khẩuhàng thiết bị điện và điện tử của Trung Quốc vượt quá giá trị xuất khẩu hàng dệt may.Với chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu hiệu quả, trong hơn hai thập kỷ qua, TrungQuốc đã trở thành "công xưởng chế tác" các sản phẩm xuất khẩu với qui mô lớn chưatừng có trên thế giới về các sản phẩm có sức cạnh tranh mang tính "huỷ diệt" với nhiềukhu vực khác trên thế giới Hơn nữa, với sự tham gia vào WTO, sức cạnh tranh của hànghoá có xuất xứ từ Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ hơn Các nghiên cứu trên thế giớicho rằng, giá cả của nhiều mặt hàng trên thế giới khi Trung Quốc tham gia xuất khẩu đãgiảm khoảng 30 - 70%, như các mặt hàng điện tử, hàng gia dụng, hàng giầy dép, hàng dệtmay,…

Ba là, Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng

cường xuất khẩu sang các thị trường mới

Trong các đặc khu kinh tế, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp thuếxuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiên hoặcvật dụng cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp Đồng thời, các xí nghiệp sản xuất để xuấtkhẩu khi nhập khẩu vật tư được miễn thuế hải quan từ 5 đến 25%

Với nguyên liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì khôngthu thuế nhập khẩu

Các sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế sẽ được tiêu thụ ở các thị trường sau: (1)xuất khẩu ra thị trường nước ngoài; (2) tiêu thụ chính trong đặc khu; (3) tiêu thụ trên thịtrường nội địa Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu các nhà sản xuất trong đặc khunâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình thông qua các biện pháp hànhchính và kinh tế Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất khẩu trên 70% sản phẩm sản xuất

ra sẽ được giảm thuế thu nhập 5% Tỷ lệ hàng xuất khẩu của các đặc khu ngày càng cao:

tỷ lệ xuất khẩu của đặc khu Thâm Quyến là 60% với các sản phẩm dệt, may, giấy, hoáchất và 60% với hàng điện tử Tổng giá trị xuất khẩu của 5 đặc khu kinh tế của TrungQuốc chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc

Bốn là, các chính sách phát triển khác của Trung Quốc cũng được xem là yếu tố quan

trọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu mới, như:

- Thả nổi giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Giá thu mua hàng xuất khẩu được bên mua vàbên bán thoả thuận theo gía thị trường

- Trung Quốc đã nghiên cứu và xác lập chính sách giá cả khuyến khích xuất khẩu sảnphẩm điện cơ và sản phẩm kỹ thuật cao, đồng thời tìm biện pháp quản lý giá thu mua

Trang 29

hàng xuất khẩu.

- Chế độ hoàn thuế xuất khẩu, từ năm 1983, Trung Quốc đã bất đầu thử thực hiện việchoàn thuế xuất khẩu đối với 17 loại sản phẩm Năm 1985, phạm vi được hoàn thuế mởrộng sang các sản phẩm dầu thô và dầu thành phẩm Sau năm 1985, việc hoàn thuế đi vàochiều sâu Trước kia chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản xuất cuối cùng, về sau được ápdụng cả ở khâu sản xuất trung gian Đến nay, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại baogồm 4 loại: thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và thuế tiêu dùng

Năm là, chính sách tỷ giá và kiểm soát ngoại hối:

Việc kiểm soát ngoại hối được thực hiện nhằm đảm bảo chế độ giao nộp ngoại tệ của cácđơn vị kinh tế, đảm bảo dự trữ ngoại hối Trong thời kỳ 1985-1994, do sản xuất trongnước phát triển nhanh gây nên tình trạng hàng hoá tồn đọng, Trung Quốc đã tạo nhiều

“cú sốc tỷ giá” có lợi cho xuất khẩu Cú sốc phá giá đầu năm 1994 làm giá đồng NDTtrên 35% được xem là một điển hình trong nghệ thuật “chớp thời cơ” của Trung Quốc.Nhờ các cú sốc tỷ giá, sức cạnh tranh của hàng hoá Trung quốc được nâng lên TrungQuốc trở thành nước liên tục xuất siêu và có mức dự trữ ngoại tệ lớn thứ 2 trên thế giới

Một là, để phát triển thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu mới nói

riêng, vai trò của Chính phủ trong việc đàm phán về mở cửa thị trường là hết sức quantrọng

Thực tế cho thấy, các nước đều có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước bằng các rào cảnthương mại nhằm ngăn cản sự xâm nhập của hàng hoá từ các nước khác Tuy nhiên, cómột thực tế khác là, các nước không thể đạt được khả năng tăng trưởng kinh tế cao nếukhông tham gia vào thương mại quốc tế Vì vậy, các quốc gia thường phải tiến hành cáccuộc đàm phán song phương và đa phương để đi đến thoả thuận mở cửa thị trường chonhau trên cơ sở giảm bớt và loại bỏ dần các biện pháp thuế quan và phi quan thuế Đây là

xu hướng phát triển tất yếu và đã trở thành trào lưu hiện nay – xu hướng tự do hoáthương mại cả ở phạm vi khu vực và quốc tế Trong đó, các thành viên của các khu vựcthương mại tự do (AFTA, NAFTA,…), hay của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sẽdành cho nhau những điều kiện thương mại thuận loại hơn so với các nước không phải làthành viên

Như vậy, đối với các nước chưa phải là thành viên của một tổ chức thương mại khu vựchay thế giới nào đó sẽ rất khó khăn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoácủa mình sang các nước thuộc tổ chức thương mại đó Vấn đề đặt ra là nước đó cần phảitiến hành các cuộc đàm phán để có thể trở thành thành viên của khu vực thị trường nào

đó và/hoặc của WTO, mà nguyên tắc cơ bản nhất để các nước mở cửa thị trường chonhau là nguyên tắc “có đi, có lại”

Đối với Việt Nam, mặc dù đã qua gần hai thập kỷ đổi mới và phát triển nền kinh tế

Trang 30

hướng về xuất khẩu, nhưng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, về cơ bản, vẫn là các thịtrường nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô, sản phẩm sử dụng nhiều lao động Hơnnữa, các nước nhập khẩu nhiều khi vẫn viện dẫn những “điều khoản” thương mại củaWTO hay của các Hiệp định thương mại khu vực để đưa ra những phân biệt đối xử bấtlợi cho hàng hoá của Việt Nam Do vậy, Việt Nam bên cạnh việc tích cực tiến hành cáccuộc đàm phán thương mại song phương, cần phải đẩy nhanh tiến trình đàm phán để gianhập WTO.

Kinh nghiệm của các nước trên đây cho thấy, việc lựa chọn đúng giai đoạn phát triển củanền kinh tế để tích cực tham gia đàm phán song phương, hoặc đa phương để trở thànhthành viên của tổ chức thương mại khu vực hay thế giới là hết sức quan trọng Đồng thời,trong giai đoạn thực hiện chính sách tự do thương mại, hay tự do hoá nhập khẩu cần phải

có lịch trình cụ thể phù hợp với các giai đoạn chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu cácngành công nghiệp trong nước Chẳng hạn, Nhật Bản hay Hàn Quốc trước khi trở thànhthành viên của GATT đều đã qua giai đoạn thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu (IS),tiếp theo là giai đoạn tự do hoá nhập khẩu và sau đó là giai đoạn đẩy mạnh xuất khẩu

Hai là, đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, cần phải

có chiến lược phát triển thị trường hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế,

do vậy cần phải kết hợp có hiệu quả giữa chiến lược phát triển thị trường với chiến lượcphát triển sản phẩm được tạo ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cácngành công nghiệp

Các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, các sản phẩm xuất khẩuchủ yếu thường là các sản phẩm nguyên liệu thô và sản phẩm sử dụng nhiều lao động,trong khi các nước này lại có nhu cầu nhập khẩu cao về máy móc, thiết bị và công nghệtiên tiến để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá Xét về lợi thế so sánh trong xuất khẩu

và hiệu quả nhập khẩu cũng như tính hiệu quả trong quan hệ thương mại (theo nguyên tắc

“có đi, có lại”) thì thị trường của các nước công nghiệp phát triển có vị trí hết sức quantrọng đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang thực hiện công nghiệp hoá Sau đó, khi trình độ phát triển công nghiệp ở các nước công nghiệp muộn đã được nânglên, thì sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ thay đổi chuyển dần sang các sản phẩm sử dụngnhiều vốn và công nghệ Các sản phẩm này sẽ khó cạnh tranh trên thị trường các nướccông nghiệp phát triển, ít nhất là về phương diện chất lượng, nhưng lại dễ được chấpnhận ở các thị trường các nước đang phát triển Tuy vậy, trên thị trường các nước pháttriển vẫn có những “khoảng trống” (hay còn gọi là thị trường ngách) để lại do xu hướngphát triển chuyển sang các ngành có lợi nhuận cao

Như vậy, việc phát triển thị trường mới cho xuất khẩu của các nước đang trong thời kỳthực hiện công nghiệp hoá cần phải chú ý đến cả hai phương diện: thị trường mới cho cácsản phẩm được tạo ra nhờ đầu tư phát triển các ngành công nghiệp non trẻ trong quá trìnhthực hiện công nghiệp hoá và mở rộng mặt hàng xuất khẩu sang thị trường quen thuộc

Trang 31

khi có những thị trường ngách mới được tạo ra.

Kinh nghiệm của Trung Quốc về thực hiện chiến lược khai thác thị trường toàn cầu vàchiến lược phát triển triển sản phẩm là bài học quí đối nền kinh tế Việt Nam trong giaiđoạn đầu của quá trình công nghiệp hướng về xuất khẩu hiện nay

Ba là, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp của các nền kinh tế ở bước đi

đầu tiên trong khâu tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường nước ngoài là biệnpháp quan trọng để phát triển thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá

Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát về các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy,

có tới 95% là các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ Thông thường, các doanh nghiệpnày không có khả năng trực tiếp tìm hiểu thị trường, xây dựng các cơ sở đảm bảo thôngtin thị trường, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài,… Điều đó làm cho các doanh nghiệpkhông chỉ khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới, mà còn bỏ mất nhiều cơ hội xuấtkhẩu hàng hoá

Trong trường hợp này, kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy:

1 Nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp thiết lập văn phòng đạidiện ở nước ngoài;

2 Thành lập các cơ quan của Chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đi rathị trường nước ngoài, cung cấp thông tin về thị trường, về công nghệ, ;

3 Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp lớn phổ biến thông tin thị trường, thủtục hải quan, cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu Kết quả

đó sẽ được sự tài trợ nào đó của Nhà nước;

4 Khuyến khích sáp nhập các doanh nghiệp trong nước thành các doanh nghiệp có qui

mô lớn đủ năng lực tài chính để thực hiện công việc tìm hiểu, tiếp cận thị trường nướcngoài

Bốn là, thực hiện chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài cùng với chính sách khuyến

khích các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh xuất khẩu

Các doanh nghiệp FDI thường là các công ty đa quốc gia, họ có mạng lưới sản xuất vàphân phối tiêu thụ khắp toàn cầu Do đó, các doanh nghiệp FDI có khả năng xuất khẩuhàng hoá đến cả những thị trường mà Chính phủ của nước nhận đầu tư chưa thực hiệnnhững đàm phán về mở cửa thị trường, hay khó có khả năng thâm nhập do những quiđịnh chặt chẽ của nước nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá; xuất xứ hàng hoáhay mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về nhãn mác hàng hoá nối tiếng

Kinh nghiệm của các nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cườngxuất khẩu cho thấy có thể thực hiện theo các biện pháp, như:

1 Nới lỏng qui định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, hay như Hàn Quốc gọi là “chínhsách hồi hương lợi nhuận”;

2 Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu

Trang 32

cao so với sản lượng sản xuất ra;

3 Giảm thuế xuất khẩu cho những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu;

4 Giảm và miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuấthàng để xuất khẩu;

5 Thực hiện chế độ thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu cao

Năm là, sử dụng chính sách tỷ giá để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường

Mặc dù, việc sử dụng chính sách tỷ giá (theo nghĩa phá giá đồng nội tệ đến một mức độnào đó) để đẩy mạnh xuất khẩu không phải là vấn đề đơn giản, dễ thực hiện đối với khảnăng của nhiều nền kinh tế Hơn nữa, biện pháp này cũng không hoàn toàn là biện phápriêng về phát triển thị trường xuất khẩu mới Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có đủ khả năng

để thực hiện việc điều chỉnh đồng nội tệ một cách linh hoạt ở mức độ đó đủ làm thay đổiquan hệ giá cả giữa giá trong nước và giá nước ngoài thì nhiều hàng hoá trong nước sẽđược củng cố sức cạnh tranh trong xuất khẩu Nghĩa là, gián tiếp góp phần phát triển thịtrường mới cho xuất khẩu theo nghĩa bổ xung thêm hàng hoá trong nước vào danh mụchàng hoá xuất khẩu

Kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ để đẩy mạnh xuất khẩu củaTrung Quốc được xem là một điển hình trong nghệ thuật “chớp thời cơ”, nó có thể là bàihọc quí giá đối với Việt Nam Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay,việc áp dụng biện pháp này cần phải hết sức thận trọng Bởi vì: (1) năng lực sản xuất củaViệt Nam chưa tạo ra sự dư thừa về nhiều hàng hoá để buộc phải phá giá đồng nội tệ đểtăng khả năng xuất khẩu; (2) nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế vẫn khá lớn và hơn nữa

là nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu là chủ yếu, nghĩa là nếu phá giá đồng nội tệ

để đẩy mạnh xuất khẩu thì có thể làm giảm khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệpsản xuất đang dựa vào nhập khẩu và còn mang lại bất lợi cho xuất khẩu trong giai đoạntiếp theo

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong phần này đề tài đã nghiên cứu các vấn đề sau:

- Các khái niệm cơ bản về thị truờng và một số cách phân loại thị truờng;

- Phân tích vai trò, ý nghĩa của thị trường mới cho xuất khẩu trên giác độ một nền kinh tế

và một doanh nghiệp;

- Từ khái niệm cơ bản về thị trường, đề tài đi vào phân loại thị trường xuất khẩu để làm

cơ sở đề ra chính sách thích hợp đối với từng loại thị trường xuất khẩu ở các phần sau;

- Đề tài đi sâu phân tích vai trò từ phía Nhà nước và doanh nghiệp trong việc phát triểnthị trường mới đối với xuất khẩu, lồng vào bối cảnh của Việt Nam;

- Cuối cùng, đề tài đi sâu phân tích kinh nghiệm phát triển thị trường mới của một số nềnkinh tế châu Á, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với vai trò của chính phủ vàdoanh nghiệp trong việc phát triển thị trường mới ở Việt Nam

Trang 34

Chương II

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HểA THỜI

KỲ 1991-2003

1.1 Số lượng và quy mụ thị trường xuất khẩu

Số lượng thị trường xuất khẩu hàng húa của nước ta trong thời kỳ 1991-2003 đó khụngngừng được mở rộng Từ 70 thị trường năm 1991 đó mở rộng tới 221 thị trường năm

2003 Bảng dưới đõy cho thấy sự phỏt triển ẩn tượng của thị trường xuất khẩu thời kỳnày

S l ống cỏc chớnh sỏch và biện phỏp khuyến khớch xuất khẩu ượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 ng th tr ị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 ường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 ng xu t kh u c a Vi t Nam trong giai o n 1991-2003 ất khẩu ẩu ủa Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 ệ thống cỏc chớnh sỏch và biện phỏp khuyến khớch xuất khẩu đoạn 1991-2003 ạn 1991-2003

Khu vực/Số lượng thị trường 1985 1991 1995 2000 2003

Nguồn: Niờn giỏm Thống kờ 1997 và Thống kờ Hải quan 1991-2003

Song song với việc mở rộng thị trường hàng xuất khẩu, quy mụ thị trường xuất khẩuhàng húa Việt Nam cũng khụng ngừng lớn mạnh Điều này thể hiện trong kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam vào từng khu vực thị trường đó cú những bước phỏt triển vững chắc.Dưới đõy là những diễn biến về sự phỏt triển quy mụ của từng thị trường trong thời kỳ1991-2003:

CHÂU Á

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với cỏc nước trong khu vực chõu Á trong thời kỳ1996-2000 và 3 năm qua diễn ra theo một đồ thị gần giống với đồ thị của nền kinh tếchõu Á Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Chõu Á đạt 32,1 tỷ

1 Nhiệm vụ nghiên cứu yêu cầu nghiên cứu, đánh giá các chính sách phát triển thị trờng thời kỳ 1991-2001, tuy nhiên, trong phạm vi có thể chúng tôi đã cố gắng cập nhật số liệu và đánh giá thực trạng cho thời kỳ 1991-2003

Trang 35

USD, chiếm gần 62% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Trong đó, khu vực thịtrường Đông và Đông Nam Á chiếm vị trí quan trọng nhất.

Trong thời kỳ 1996-2003, xuất khẩu của nước ta sang khu vực Đông và Đông Nam Á đạt30,5 tỷ USD, chiếm 58,9% kim ngạch xuất khẩu Trong đó, các thị trường Đông Á đạt19,6 tỷ USD, chiếm 37,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường các nước Đông Nam Áđạt 10,9 tỷ USD, chiếm 21,% tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu tập trungvào các thị trường chủ yếu theo thứ tự sau đây: Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, ĐàiLoan, Philippine, Hàn Quốc Dưới đây là tình hình cụ thể về quy mô của một số thịtrường xuất khẩu lớn ở châu Á

Nhật Bản

Hiện nay Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, tỷ trọng

của Nhật Bản trong xuất khẩu của Việt Nam đang giảm dần qua các năm Nếu như năm

1991 Nhật còn chiếm 34,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1997-2000

tỷ lệ này đã hạ xuống còn 18% và năm 2003 chỉ còn 14%:

có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tuy không trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn vềtài chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa ViệtNam với các nước, nhất là các nước Châu Á, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam

và Trung Quốc vẫn tăng, từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 vànăm 2003 đạt 1.748 triệu USD, gấp gần 91 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1991

Hàn Quốc

Kim ngạch xuất khẩu, sau khi đạt mức tăng trưởng khá vào các năm 1995 và 1996 (chủyếu nhờ xuất khẩu dầu thô) đã lại sụt giảm trong các năm 1997 và 1998 do kinh tế nướcnày lâm vào tình trạng khủng hoảng Năm 2003, Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩulớn của Việt Nam (năm 1997 là thị trường thứ 7) với kim ngạch xuất khẩu là 492 triệuUSD, chiếm 2,4% tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam:

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Trang 36

Kim ngạch (triệu USD) 51,3 93,5 99,4 86,4 235,3 558,3 352 230,2 320 352 406 466 492

1998, do khó khăn về kinh tế, Đài Loan có giảm nhập khẩu từ Việt nNm (cũng như giảmnhập khẩu từ nhiều thị trường khác), năm 2003 hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào ĐàiLoan lên tới 749,4 triệu USD, chiếm 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, g n ần

b ng m c n m 1997 ằng mức năm 1997 ức năm 1997 ăm 1997.

Nguồn: Niên giám Thống kê 1997 và Thống kê Hải quan 1991-2003

Thị trường các nước ASEAN

Biểu dưới đây trình bày về kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN trong thời kỳ 1991-2000vừa qua:

Đơn vị tính: triệu USD

Trang 37

Là khu vực có số dân rất lớn, xấp xỉ 1,3 tỷ người nhưng mức sống ở đây khá thấp, xuấtkhẩu hàng hoá của Việt Nam vào khu vực thị trường này chưa phát triển do cơ cấu hàngxuất khẩu tương tự như Việt Nam Tóm lại, đây là khu vực thị trường còn nhiều khả năng

để khai thác nhưng trong những năm qua Việt Nam chưa thâm nhập được

CHÂU ÂU

Bắc Âu

Thời kỳ 1996-2000 Việt Nam xuất khẩu sang các nước Bắc Âu đạt 2,25 tỷ USD, chiếm

tỷ trọng 4,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm 1999, kim ngạch xuất khẩuđạt 161 triệu USD (tăng 16% so với năm 1998), nhập khẩu khoảng 231,3 triệu USD(giảm 19% so với năm 1998) Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 911,3 triệu USD,trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 651,6 triệu USD và nhập khẩu 259,7 triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại và Eurostat

Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang EU tăng lên rấtnhanh, đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 3.852 triệu USD, tăng 34 lần sovới 1991 Trong vòng 10 năm (1991-2000) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường này đạt 9,89 triệu USD Chỉ tính riêng 1995 - 2000 (thời kỳ hoạt động xuất khẩucủa Việt Nam sang EU được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác), kim ngạchxuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 36,3%, còn từ 1990-1994 kim ngạch xuất khẩu chỉtăng 28,31%/năm

Thời kỳ 1995-2003, cả 15 nước thành viên EU đều có quan hệ buôn bán với Việt Namtuy mức độ có khác nhau, cụ thể ở bảng dưới đây:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước trong EU cũ (Phân theo nước)

n v : Tri u USD Đơn vị: Triệu USD ị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 ệ thống các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu

Trang 38

Nguồn: Niên giám Thống kê 1997 và Thống kê Hải quan 1990-2003

Số liệu ở bảng trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối

EU đều tăng lên hàng năm Đối với một số thị trường như Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ,

Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Italia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,7% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%), Anh (14,9%), Hà Lan(14,7%), Bỉ (8,6%), Italia (7,1%), Tây Ban Nha (5,5%), Thuỵ Điển (2,6%), Đan Mạch(2,4%), Phần Lan (1,2%), áo (1,2%), Bồ Đào Nha (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Ai Len (0,6%)

và Lúc Xăm Bua (0,4%) Từ năm 1997, Anh đã vượt Pháp và Hà Lan vươn lên chiếm vịtrí thứ hai sau Đức

Liên bang Nga

Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã thay đổimột cách căn bản Từ năm 1991 hai nước chuyển sang buôn bán trên nguyên tắc bìnhđẳng, theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, mọi ưu đãi trước đây của Liên Xô dànhcho Việt Nam đều bị bãi bỏ Những thay đổi cơ bản và đột ngột đó đã làm cho quan hệthương mại giữa hai nước bị giảm sút nghiêm trọng, kim ngạch thương mại hai chiềugiảm mạnh Từ năm 1992, hai nước đã có nhiều biện pháp để khôi phục và phát triểnquan hệ thương mại song phương như ký các Hiệp định mang tính chất nền móng, cáchiệp định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, nên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ViệtNam và Nga đã bắt đầu tăng trở lại, song tốc độ tăng vẫn còn rất thấp, bình quân trongnhững năm 1992 - 1995 chỉ ở mức 3,25% Trong những năm cuối của thập kỷ 90, tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đã có những bước tiến nhấtđịnh, tăng bình quân 52%/năm

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga từ năm 1992 đến nay

Xuất khẩu vào LB Nga

Trang 39

Năm Tổng kim ngạch

xuất khẩu

Kim ngạch (‘000 USD)

Tỷ trọng (%)

Số liệu 1992-1995: Thống kê kinh tế - xã hội của Việt Nam từ 1985-1994.

Số liệu 1996-1997, Vụ Âu Mỹ, Bộ Thương mại.

Số liệu 1998-2003 Trung tâm tin học và thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 1996-2003 là 18%/năm Sovới tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam trong thời gian này thì đây làtốc độ tăng khá, thể hiện sự nỗ lực cố găng của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nga nói riêng

Các nước thuộc SNG

Về kinh tế, trong thời kỳ 1991-2003 các nước này (Belarus, Ucraina ) gặp nhiều khókhăn, quá trình chuyển đổi cơ chế vẫn chưa ổn định, ít nhiều chịu sự tác động tiêu cựccủa cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính Nga Tuy nhiên, để duy trì thị trường đã ápdụng cơ chế đổi hàng với Việt Nam, giá trị kim ngạch 2 chiều chỉ đạt khoảng 22 triệuUSD/năm trong thời kỳ 1996-2003

Đông Âu

Đây là thị trường quen thuộc đối với Việt Nam Ngay từ khi chuyển đổi cơ chế, các nướcnhư Hungari, Séc, Slovac đã dành cho hàng hoá Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan (GSP)tạo điều kiện khá thuận lợi để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương Thời kỳ 1996-2003, Việt Nam xuất khẩu sang các nước Đông Âu 673 triệu USD (trongđó: Ba Lan là 226 triệu, Sec là 132 triệu USD, Ucraina 176 triệu USD, Hungari là 89,5triệu USD, Slovakia là 18,2 triệu, Rumani là 15 triệu USD, Bungari là 5,6 triệu USD)

CHÂU MỸ

Thời kỳ 1996-2000, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ đạt 3,0 tỷ USD, chiếm

tỷ trọng 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Chỉ riêng 3 năm 2001-2003 kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường lớn nhất ở châu Mỹ là Hoa Kỳ, Canađa

và Mexico đã đạt 9.482 triệu USD, gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang thị trường này thời kỳ 1996-2000 Một số thị trường có quan hệ ngoại thương lớnvới Việt Nam thời kỳ 1996-2000 như sau:

Trang 40

Canada: Thời kỳ 1996-2003 Việt Nam xuất khẩu sang Canađa đạt 417 triệu USD Kim

ngạch xuất khẩu vào Canada năm 1996 đạt 32,6 triệu USD, năm 2000 đạt 98,7 triệuUSD, năm 2003 đạt 171 triệu USD Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu làgiầy dép, sản phẩm dệt may, hải sản chế biến, rau quả chế biến, cao su và sản phẩm cao

su, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè trong đó giầy dép (chiếm 32,3%), hàng dệt may(25,8%) Ngoài ra, Canada còn có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng như: quạt điện cácloại, xe đạp , săm lốp xe đạp, đèn điện các loại Đây là các mặt hàng mà Việt Nam có khảnăng xuất sang Canada trong thời gian tới

Hoa Kỳ

Mặc dù chưa được hưởng Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) từ phía Hoa

Kỳ (Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký năm 2000 nhưng đến tháng

12 năm 2001 mới được Quốc hội hai nước phê chuẩn nên trong thời kỳ 1991-2000 chưaphát huy tác dụng) nhưng Việt Nam vẫn đơn phương dành cho Hoa Kỳ được hưởng Quychế Tối huệ quốc, nhờ những nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp nên xuất khẩu củaViệt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng từ 29,5 triệu USD năm 1997 lên 3.938 triệu USDnăm 2003, tức là tăng gấp 133 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 1997

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Đơn v : 000’ USD ị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003

Thị trường các nước Mỹ La tinh

Các nước Mỹ La tinh là thị trường mới đối với Việt Nam Tuy vậy, các nước này rất quantâm tới thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam Những năm qua, kim ngạch xuất khẩucủa nước ta vào khu vực này không ngừng tăng, năm 2003 đạt trên 100 triệu USD

Các mặt hàng xuất khẩu chính là: gạo, cao su, than đá, hàng may mặc, giầy dép, gốm sứ,thủ công mỹ nghệ, mây tre đan Mỹ La tinh là khu vực có nhu cầu nhập gạo từ 0.8-1triệu tấn/năm, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này vẫn còn rất hạn chế

THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

Châu Phi gồm 54 quốc gia với 757 triệu dân là khu vực thị trường đang được chú ý Đây

là khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng nhiều bất ổn về chính trị Quan hệ thương

Ngày đăng: 15/05/2018, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Dự án VIE/98/021 “Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam”, Claes Lindahl, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC-Thuỵ Sĩ) và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam
1. Giáo trình cơ bản về Marketing quốc tế của TRung tâm Quản lý và Quản trị kinh doanh quốc tế (Net MBA.com), nhiều tác giả Khác
2. Giáo trình Thương mại quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Năm 2002 Khác
3. Giáo trình Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách, Paul K. Krugman – Maurice Obstfeld, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996 Khác
4. ”Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường”, J. Stigliz, Prenticen Hall, 1997 Khác
5. Giáo trình Kinh tế học phát triển, M. Gillis, Viện quản lý kinh tế Trung ương, 1990 Khác
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, trang 24, Nhà xuất bản sự thật, năm 2002 Khác
7. Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Bộ Thương mại, 2002 Khác
8. Đề án phát triển thị trường xuất khẩu (2003-2005), Bộ Thương mại, 2003 Khác
9. ”Xuất-Nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm đầu thế kỷ mới”, Phó Thủ tướng Vũ Khoan,Tạp chí cộng sản, 10/2000 Khác
10. Quản lý quá trình chuyển sang chế độ thương mại tự do: Chính sách thương mại của Việt Nam cho thế kỷ 21”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Khác
11. ”Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia Đông Á: Lý giải và Ý nghĩa đối với Việt Nam”, Sarath Rajapatirana, Viện doanh nghiệp Hoa Kỳ, 2002 Khác
12. ”Các chính sách thương mại, chiến lược xuất khẩu v à cơ chế khuyến khích”, Prema-chandra Athukorala, Ban Kinh tế, Trường nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Đại học quốc gia Australia, 2002 Khác
13. ”Khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam: Liên kế giữa chính sách thương mại và chính sách kinh tế vĩ mô”, Montague Lord, 2002 Khác
14. ”Điều tra về tác động của cơ sở hạ tanàg ở Việt Nam lên các nhà xuất khẩu”, Ben Hopkins, 2002 Khác
15. ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo”, Prema- chandra Athukorala, Ban Kinh tế, Trường nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Đại học quốc gia Australia, 2002 Khác
16. ”Dự báo xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỷ XXI”, Tài liệu tham khảo, Thông tấn xã Việt Nam, 2001 Khác
17. Đề án quốc gia Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam, Uỷ Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Năm 2003 Khác
19. Báo cáo tổng hợp Đề tài khoa học cấp Nhà nước ”Chính sách và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến 2020”, Viện Nghiên cứu Thương mại, Năm 2002 Khác
20. Niên giám thống kê các năm 1991-2003, Nhà Xuất Bản thống kêCÁC TRANG WEB THAM KHẢO THÔNG TIN 1. Http://www.worldbank.org Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w