Danh mục các bảng Bảng 1: Những người tham gia nghiên cứu Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo theo vùng qua các thời kì 2006 – 2008 Bảng 3: Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ theo vùng và giới tính B
Trang 1Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 3MỤC LỤC MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
MỤC LỤC 2
LỜI CẢM ƠN 4
GIỚI THIỆU CHUNG 5
1 Bối cảnh nghiên cứu 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Hạn chế của nghiên cứu 100 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ 11
1 Phân bố dân cư và phân loại người DTTS ở Việt Nam 11
2 Nghèo đói và các nguyên nhân chính của nghèo đói trong người DTTS 11
3 Phụ nữ dân tộc miền núi và tình trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng DTTS 15
4 Quản lý xã hội và luật tục của người DTTS 20
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC 23
THIỂU SỐ QUA RÀ SOÁT TÀI LIỆU 1 Các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có ở Việt Nam 23
2 Sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS 26
3 Sự phù hợp của các dịch vụ pháp lý và các rào cản cho tiếp cận dịch vụ pháp lý của…
27 phụ nữ DTTS PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC… 33 THIỂU SỐ - NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Ở BẮC CẠN VÀ AN GIANG 1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 33
2 Cung của dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý 34
3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS 36
4 Mức độ tiếp cận đến dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS 42
5 Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý 46
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC VỀ TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 49
PHẦN 5: CÁC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
Danh mục tài liệu tham khảo 56
Phụ lục 1: Bảng hỏi 58
Phụ lục 2: Tóm tắt các dịch vụ pháp lý 71
Trang 4Danh mục các bảng
Bảng 1: Những người tham gia nghiên cứu
Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo theo vùng qua các thời kì 2006 – 2008
Bảng 3: Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ theo vùng và giới tính
Bảng 4: Mức sinh và mức chết theo dân tộc
Bảng 5: Nơi sinh và người chăm sóc khi sinh theo tỉnh
Bảng 6: Một số chỉ tiêu chính có liên quan của các địa bàn nghiên cứu
Bảng 7: Số các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý
cho người dân ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang (số liệu năm 2009)
Bảng 8: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ
phổ biến
Bảng 9: Những vấn đề mà người dân gặp phải trong 12 tháng qua xếp theo mức độ bức xúc
cảm nhận của những người gặp phải vấn đề đó
Bảng 10: Tổng hợp những nhóm vấn đề bức xúc của người dân
Bảng 11: So sánh những vấn đề thường gặp giữa nhóm phụ nữ DTTS với nam giới DTTS và
phụ nữ Kinh
Bảng 12: Tỷ lệ người dân báo cáo có làm các thủ tục pháp lý cơ bản
Bảng 13: Tỷ lệ người dân đã được nghe đến những tổ chức, cơ quan có liên quan đến dịch
vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý
Bảng 14: Tỷ lệ người dân giải quyết vấn đề theo những cách cụ thể xếp theo mức độ phổ
biến của vấn đề (%)
Bảng 15: Tỷ lệ cam chịu của nam giới và nữ giới trong những vấn đề cụ thể
Bảng 16: Số người được trợ giúp pháp lý ở Bắc Kạn và An Giang năm 2009
Bảng 17: Tỷ lệ người dân đã từng được tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý từ các cơ quan,
Khung 1: Các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình
Khung 2: Tranh chấp đất đai và cách giải quyết của ở Bắc Kạn
Khung 3: Nhận thức của nam giới và nữ giới về trợ giúp pháp lý
Trang 5Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua năm 2006 và 2007 là những tiền đề quan trọng, tạo ra các cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Tuy nhiên, ngoài khung pháp lý, để có được bình đẳng và công bằng thực sự cho phụ nữ và nam giới thì một yếu tố quan trọng khác cũng cần phải có, đó là người dân cần có hiểu biết về pháp luật và các trình tự thủ tục cũng như được hướng dẫn và hỗ trợ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình Các dịch vụ pháp lý là những kênh quan trọng, góp phần mang đến những hiểu biết, hướng dẫn và hỗ trợ
đó cho người dân Chừng nào phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng còn chưa tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ pháp lý thì khó có thể đảm bảo các quyền và trách nhiệm của họ được tôn trọng trên thực tế Trong bối cảnh này, đẩy mạnh tiếp cận của phụ nữ và nam giới DTTS tới các dịch vụ pháp lý là một phương thức hiệu quả để thực thi Luật Bình đẳng giới (BĐG) và Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), góp phần hướng tới bình đẳng giới cho phụ nữ và nam giới DTTS
Ý tưởng về tiến hành một nghiên cứu đánh giá tình hình tiếp cận tới dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS được đề xuất trong khuôn khổ Chương trình chung về bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường xin trân trọng cảm ơn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Phó Giám đốc Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và các
tổ chức LHQ, chị Trần Thị Phương Nhung, Điều phối viên dự án Ô, chị Hà Thị Vân Khánh, Cán bộ chương trình của UNDP và các đồng nghiệp khác đã đưa ra ý tưởng, đóng góp ý kiến cũng như hỗ trợ cho Viện trong quá trình tiến hành nghiên cứu này
Đoàn nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội và
Sở Tư Pháp hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đã điều phối, liên hệ với các cơ quan, địa phương liên quan để đoàn nghiên cứu có thể tiến hành công việc một cách dễ dàng Chúng tôi cảm ơn các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện và các xã nghiên cứu đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi những nhận xét và ý kiến của mình về thực trạng địa phương trong chủ đề nghiên cứu Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự biết ơn đối với nhân dân 4 xã Cao Kỳ, Tân Sơn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và Cô Tô, Núi Tô huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Họ đã chia sẻ với đoàn nghiên cứu những trải nghiệm, bức xúc trong cuộc sống và nhu cầu của mình Qua đó, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về vai trò cũng như thực trạng cung cấp dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý cho từng nhóm nam giới, phụ nữ, người dân tộc, người Kinh trong xã hội
Trang 6GIỚI THIỆU CHUNG
1 Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, lối sống và văn hoá riêng Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85.7% của tổng dân số1 Người DTTS thường sinh sống ở khu vực miền núi, ít tiếp cận với các thông tin, cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ y tế
và giáo dục hơn so với nhóm đa số người Kinh và người Hoa Tỉ lệ nghèo đói trong các nhóm DTTS cao hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đông dân khác Theo số liệu Điều tra mức sống
hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục thống kê, tỉ lệ nghèo đói trong người DTTS là 49,8% trong khi đó trong người Kinh và Hoa chỉ là 8,5% Hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ
hộ nghèo cao nhất cả nước với 35,9% và 21% số hộ là hộ nghèo Đây cũng là hai vùng có tỉ lệ người DTTS sinh sống cao nhất Tình trạng nghèo đói cùng với điều kiện sinh sống xa xôi và tiếp cận hạn chế đến dịch vụ đang là các yếu tố làm cho người DTTS trở thành một trong những nhóm dễ tổn thương và thiệt thòi nhất ở Việt Nam
Đặc biệt, phụ nữ DTTS còn dễ tổn thương hơn so với nam giới DTTS Phụ nữ DTTS thường có ít cơ hội tiếp cận nguồn lực hơn, thiếu quyền sở hữu các phương tiện sản xuất, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cũng hạn chế hơn Những chuẩn mực văn hóa trong các nhóm DTTS cộng với việc nhiều phụ nữ DTTS không nói được tiếng Kinh đang là các rào cản hạn chế việc tiếp cận của phụ nữ DTTS tới các dịch vụ xã hội cũng như tham gia trong các quá trình ra các quyết định mang tính chính trị2
Bất bình đẳng giới được coi là nguyên nhân sâu xa của nghèo đói Thúc đẩy bình đẳng giới trong các nhóm DTTS và trao quyền cho phụ nữ DTTS từ lâu đã được cho là căn bản để xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và bền vững Do sự khác biệt trong phân công lao động theo giới và khác biệt về văn hóa và tập quán, các nhu cầu của phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo thường khác so với nhu cầu của nam giới, đặc biệt của phụ nữ DTTS sẽ khác so với phụ nữ Kinh Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ DTTS trong thiết kế, thực hiện và giám sát các nỗ lực xóa đói giảm nghèo là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo các nỗ lực này đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ Phụ nữ DTTS khi tiếp cận tốt hơn tới các nguồn lực xóa đói giảm nghèo, cũng như các dịch vụ giáo dục và y tế sẽ có khả năng tạo thu nhập tốt hơn cũng như có sức khỏe tốt hơn, dẫn tới nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, giảm nghèo đói Song song với tăng cường tiếp cận tới các dịch vụ xã hội khác cho phụ nữ DTTS, việc cải thiện tiếp cận của họ tới các dịch vụ pháp lý là một phần quan trọng để người dân có kiến thức, hiểu biết
và tuân thủ theo pháp luật, ý thức được quyền và trách nhiệm của mình và đặc biệt giúp họ tiếp cận công bằng tới các nguồn lực và nguồn vốn có thể giúp họ xóa đói giảm nghèo Hai chương trình quan trọng của quốc gia về xóa đói giảm nghèo là Chương trình Phát triển kinh
tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a) đều bao gồm các nội dung về trợ giúp pháp lý
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật BĐG và ngày 21 tháng 11 năm 2007, Quốc hội cũng đã thông qua Luật PCBLGĐ Hai luật này tạo một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực của cuộc sống Việc thực hiện tốt hai luật này trong các cộng đồng DTTS ở Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong các cộng đồng này
1 Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009
2 Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 2009
Trang 7Chương trình chung giữa Liên hợp quốc (LHQ) và Chính phủ Việt Nam về bình đẳng giới được phối hợp thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ3 kéo dài trong giai đoạn 2009 – 2011 Chương trình bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mang tính chiến lược, đa ngành và có điều phối để xây dựng năng lực của những cơ quan có trách nhiệm ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, giúp họ thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo tốt hơn việc thực thi hai Luật này Chương trình có 3 kết quả mong đợi chính như sau:
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng, và thực hành trong việc thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo về Luật BĐG và Luật PCBLGĐ
- Tăng cường các quan hệ đối tác và sự phối hợp liên quan tới bình đẳng giới trong và ngoài chính phủ
- Củng cố được các dữ liệu dựa trên bằng chứng và các hệ thống dữ liệu nhằm đẩy mạnh bình đẳng giới
Trong kết quả mong đợi thứ 3, một loạt các hoạt động được tiến hành nhằm thu thập thông tin và dữ liệu sẽ được sử dụng để vận động và thúc đẩy các chính sách bình đẳng giới cho các nhóm thiệt thòi và yếu thế trong xã hội Nghiên cứu về tình hình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý hiện hành của phụ nữ DTTS là một hoạt động trong số đó Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
a Xem xét đánh giá mức độ tiếp cận với các dịch vụ pháp lý trong 8 lĩnh vực của Luật BĐG của phụ nữ và nam giới DTTS;
b Xem xét và đánh giá tình hình bình đẳng giới trong các nhóm DTTS dựa trên 8 lĩnh vực của Luật BĐG: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin và thể thao, sức khoẻ cộng đồng và gia đình;
c Xác định được những thiếu hụt về số liệu trong việc đánh giá tiến độ thực hiện Luật BĐG
và Luật PCBLGĐ trong các nhóm DTTS;
d Xem xét những kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiếp cận dịch vụ pháp lý trong các nhóm DTTS và bản địa;
e Đưa ra đề xuất tăng cường tiếp cận dịch vụ pháp lý trong các nhóm DTTS
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1.Khung phân tích tiếp cận tới dịch vụ pháp lý
Theo Từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công 5
5 Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2010
Trang 8Dựa trên những định nghĩa trên, có thể hiểu là dịch vụ pháp lý là các công việc do những người có chuyên môn thực hiện trong những bối cảnh có tổ chức và nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về công lý, cụ thể là được thông tin, hành xử và được đối xử theo lẽ phải và luật pháp Dịch vụ pháp lý thường được cung cấp bởi luật sư, thông qua các hình thức dịch vụ như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác theo như quy định của Luật Luật sư Tuy nhiên, hành lang pháp lý hiện nay đã mở rộng hơn và cho phép một số chủ thể khác ngoài luật sư được cung cấp các dịch vụ pháp lý Báo cáo này cũng sẽ đánh giá cả các dịch vụ do các chủ thể này cung cấp
Khung phân tích tiếp cận đến dịch vụ pháp lý
Bertrand và cộng sự định nghĩa tiếp cận là mức độ những gói dịch vụ hợp lý đến được
và được sử dụng bởi các cá nhân ở một địa điểm nhất định nào đó Tiếp cận có nhiều phương diện khác nhau bao gồm phương diện vật chất, hành chính, kinh tế, nhận thức và tâm lý6
Trong cung cấp dịch vụ, khi một bên có phát sinh nhu cầu và một bên có khả năng cung cấp sẽ có tương tác giữa 2 bên – đó là khi bên có nhu cầu đã tiếp cận được dịch vụ và
nhu cầu được đáp ứng Tuy nhiên, vẫn có giả định rằng có những trường hợp có cung và có cầu nhưng vẫn chưa dẫn tới việc sử dụng dịch vụ Điều này có thể do cung chưa thực sự phù hợp với cầu hoặc có những rào cản hạn chế việc sử dụng các dịch vụ này của phụ nữ hoặc
nam giới DTTS ngay cả khi họ có nhu cầu có thể là chi phí (giá dịch vụ, chi phí đi lại, các chi phí khác liên quan, chi phí cơ hội cho thời gian bỏ ra), bất đồng ngôn ngữ, những chuẩn mực
xã hội và định kiến giới
Nghiên cứu về sự tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là việc xem xét cả hai phía cung và cầu của mối tương tác để đánh giá xem cung phù hợp với cầu ở mức độ nào (hình 1) Cả bên cung
và bên cầu đều sống trong một môi trường bị chi phối bởi các hành lang pháp lý liên quan tới dịch vụ pháp lý, bởi văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý… Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ xem xét bên cung và bên cầu trong mối quan hệ với môi trường chung này, để tìm hiểu xem ảnh hưởng của môi trường này lên cung và cầu dịch vụ pháp lý như thế nào
Tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là một điều kiện để đảm bảo công lý và bình đẳng giới Khi người phụ nữ tiếp cận được dịch vụ pháp lý, họ sẽ hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân, được tư vấn, hướng dẫn hay hỗ trợ để yêu cầu các quyền hay thực thi trách nhiệm Nói cách khác, kết quả của việc tiếp cận đến dịch vụ pháp lý là việc bình đẳng giới được bảo đảm Nghiên cứu chính vì vậy cũng sẽ tìm hiểu tác động và ảnh hưởng của việc tiếp cận dịch vụ pháp lý lên tình trạng bình đẳng giới
Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi chính sau:
o Nguồn cung của dịch vụ pháp lý: tính sẵn có của dịch vụ pháp lý hiện nay như thế nào? Nguồn cung này phù hợp thế nào so với nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS?
o Tình hình sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS như thế nào? Mức độ tiếp cận các dịch vụ pháp lý hiện nay của phụ nữ DTTS đã đáp ứng đến đâu so với nhu cầu về dịch vụ pháp lý của họ? Các nhu cầu chưa được đáp ứng là gì? Mức độ tiếp cận này khác thế nào so với mức độ tiếp cận dịch vụ pháp lý của nam giới DTTS và các nhóm xã hội khác? Tại sao lại có sự khác biệt này?
o Các yếu tố cản trở tiếp cận dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS là gì? Các chiến lược chính để nâng cao tiếp cận dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS là gì?
6 Bertrand, J., K Hardee, R Magnani, and M Angle 1995 “Tiếp cận, Chất lượng và các Rào cản về y tế với các chương trình Kế hoạch hóa gia đình.” Tạp chí International Family Planning Perspective 21(2)
Trang 9o Việc tiếp cận tới dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS đã ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng của phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới?
Hình 1: Khung phân tích
3.2.Phương pháp nghiên cứu
Hai phương pháp chính được sử dụng cho nghiên cứu:
a Rà soát tài liệu
Một nghiên cứu rà soát tài liệu được tiến hành khi bắt đầu nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình chung về giới trong các vùng DTTS; tình hình cung cấp các dịch vụ pháp lý, đặc biệt ở các vùng có đông người DTTS và dịch vụ cho người DTTS; và nhu cầu dịch vụ pháp lý của người DTTS Dựa trên kết quả rà soát tài liệu, những thông tin thiếu hụt cần phải tìm thêm trên thực địa được xác định
Những tài liệu được nghiên cứu bao gồm các tài liệu của chính phủ, các ấn phẩm và tài liệu của các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đã được tham khảo để viết báo cáo nghiên cứu tài liệu này Các tài liệu sau đã được sử dụng cho nghiên cứu:
Các văn bản pháp luật, chính sách, quyết định mang tính pháp lý có liên quan;
Các báo cáo về người DTTS, giới và đánh giá các chương trình trợ giúp pháp lý;
Các bài viết, tham luận và trình bày về các nội dung bình đẳng giới, người DTTS và dịch
vụ pháp lý;
Các số liệu thống kê từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 và 2008 và số liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009
b Nghiên cứu thực địa
Dựa trên những kết quả rà soát tài liệu, nghiên cứu thực địa đã được tiến hành Nghiên cứu thực địa nhằm khẳng định lại các phát hiện từ rà soát tài liệu và tìm kiếm thêm những thông tin còn thiếu hụt Cụ thể, nghiên cứu thực địa tập trung vào các sau đây:
- Tìm hiểu nhu cầu dịch vụ pháp của phụ nữ và nam giới DTTS ở vùng nghiên cứu;
- Tìm hiểu việc sử dụng các dịch vụ pháp lý hiện tại của phụ nữ và nam giới DTTS ở vùng nghiên cứu;
- Đánh giá tác động của việc tiếp cận dịch vụ lên bình đẳng giới (nếu có) tại các vùng nghiên cứu
Hai tỉnh Bắc Cạn và An Giang đã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu thực địa Hai tỉnh này có những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tương đối khác biệt Bắc Cạn là một
Trang 10tỉnh miền núi phía bắc với các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh và một số các dân tộc ít người khác An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới dài với Cam-pu-chia Ngoài nhóm người Kinh là nhóm đa số thì ở An Giang có hai nhóm dân tộc thiểu số chính là Khơ Me và người Chăm Ở mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu chọn một huyện và ở mỗi huyện chọn hai xã để nghiên cứu sâu Do người DTTS sinh sống ở các vùng đặc biệt khó khăn là đối tượng được hưởng trợ giúp miễn phí, nhóm nghiên cứu lựa chọn ở mỗi huyện một
xã thuộc Chương trình 135 và một xã không thuộc Chương trình 135 để có thể so sánh sự khác nhau giữa hai nhóm xã này Từ việc rà soát tài liệu cho thấy, việc sử dụng các dịch vụ pháp lý của người dân nói chung và người DTTS nói riêng vẫn còn hạn chế, nhóm nghiên cứu chú trọng chọn trong hai tỉnh những huyện đã có các can thiệp cung cấp dịch vụ pháp lý để tăng khả năng nghiên cứu được những người đã sử dụng dịch vụ Huyện Chợ Mới tại Bắc Cạn hiện đang có dự án LARC II do tổ chức CARE hỗ trợ Dự án thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ Pháp luật và đời sống dành cho chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo Huyện Tri Tôn ở An Giang là một trong hai huyện của tỉnh có trung tâm trợ giúp pháp lý đang hoạt động
Tại các điểm thực địa, nhóm nghiên cứu đã áp dụng cả phương pháp định lượng và định tính trong việc thu thập và xử lý thông tin Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thông qua bảng hỏi với 500 người dân, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong những xã/thôn nghiên cứu Những người tham gia phỏng vấn bao gồm phụ nữ và nam giới DTTS và phụ nữ Kinh Để kiểm chứng thông tin và thu thập thêm các thông tin định tính, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khoảng 40 cuộc phỏng vấn sâu với phụ nữ và nam giới DTTS và phụ nữ Kinh, các cán bộ các Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Tư Pháp, Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý
và chi nhánh trung tâm, cán bộ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh và huyện, Phòng Tư Pháp huyện, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, lãnh đạo xã, cán bộ tư pháp xã, trưởng thôn và một số người
có uy tín trong địa phương Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành 21 cuộc thảo luận nhóm với tổng số là 100 người thuộc các nhóm cộng đồng khác nhau, bao gồm phụ nữ DTTS, nam giới DTTS, phụ nữ Kinh và tổ hoà giải cấp thôn Thông tin chi tiết về những người tham gia nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 1
Bảng 1: Những người tham gia nghiên cứu
Phụ nữ Kinh 1 (5 người) 1 (4 người) Phụ nữ DTTS 6 (35 người) 4 (20 người) Nam giới DTTS 4 (20 người) 2 (8 người)
Người cung cấp dịch vụ
Sở và Phòng Lao động thương binh và xã hội 1 2
Trung tâm và chi nhánh Trợ giúp pháp lý 2 2
Trang 11Già làng và người có uy tín trong thôn, sóc 2
4 Hạn chế của nghiên cứu
Một hạn chế rất lớn không chỉ cho nghiên cứu này mà còn cho các nghiên cứu khác về người DTTS ở Việt Nam là sự hạn chế về thông tin và đặc biệt là các số liệu thống kê chính thức về người DTTS Các số liệu thống kê chính thức hiện tại thường không phân tách thành các nhóm dân tộc mà chỉ tập hợp chung trong một nhóm các dân tộc khác người Kinh và người Hoa do đó không cho phép phân tích được sự khác biệt giữa các dân tộc Hơn nữa, các
số liệu hiện có về người DTTS cũng không được phân chia theo giới tính
Một hạn chế nữa cho việc rà soát tài liệu là sự thiếu vắng các tài liệu, nghiên cứu về dịch vụ pháp lý, đánh giá tiếp cận dịch vụ pháp lý ở Việt Nam nói chung và trong nhóm DTTS nói riêng Các nội dung về giáo dục pháp luật hay trợ giúp pháp lý cho người DTTS thường chỉ được đề cập sơ sài trong các báo cáo chung về xóa đói giảm nghèo cho người DTTS Đối với các báo cáo về dịch vụ pháp lý hay trợ giúp pháp lý thì nội dung tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý của người DTTS cũng không được đề cập thỏa đáng Hơn nữa, các tài liệu hiện có vẫn chưa nhìn đến khía cạnh kết quả của việc tiếp cận dịch vụ pháp lý nhằm đạt được công bằng xã hội, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người DTTS và bình đẳng giới
Đối với nghiên cứu thực địa, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên không thể tiến hành nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều nhóm dân tộc khác nhau và với số mẫu lớn hơn Phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến hai vấn đề lớn còn bỏ ngỏ, nhưng lại rất đặc thù là bình đẳng giới trong người DTTS và tiếp cận dịch vụ pháp lý nhưng nghiên cứu thực địa lại chỉ được thực hiện ở hai địa phương có tính đặc thù cao như huyện Chợ Mới (Bắc Cạn) và nhóm dân tộc Khơ Me ở An Giang do đó chưa thể đảm bảo tính đại diện cho cộng đồng DTTS đa dạng ở Việt Nam Việc đánh giá về tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS chính vì thế phải dựa chủ yếu vào các nguồn thông tin thứ cấp, mà các nguồn này cũng bị hạn chế bởi sự lựa chọn có sẵn về các nhóm dân tộc và các vùng địa lý, trong khi
đó, thực trạng bình đẳng giới và tiếp cận dịch vụ pháp lý sẽ khác nhau giữa các dân tộc và các vùng Trong tương lai, sẽ cần có nhiều nghiên cứu tiếp tục đánh giá việc tiếp cận dịch vụ pháp
lý của phụ nữ và nam giới DTTS ở các vùng miền và các nhóm DTTS khác nhau
Do hạn chế về nguồn lực, nhóm nghiên cứu chỉ có thể phỏng vấn 500 người bằng bảng hỏi Con số này không đủ lớn để có đủ số người đã sử dụng dịch vụ cần thiết đảm bảo sự tin cậy về thống kê để đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ hoặc tác động của tiếp cận dịch
vụ lên cuộc sống của người dân Do vậy, chúng tôi không có đủ bằng chứng thực tế để viết về
hệ quả của việc tiếp cận hoặc không được tiếp cận đến dịch vụ pháp lý lên bình đẳng giới
Rào cản về ngôn ngữ khiến cho nhóm nghiên cứu trong nhiều trường hợp đã không thể thảo luận trực tiếp với người dân Ở An Giang, phần lớn các phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đều phải thực hiện thông qua phiên dịch Những kiến thức và ngôn ngữ phức tạp liên quan đến dịch vụ pháp lý đòi hỏi người phiên dịch cũng phải có hiểu biết khá đầy đủ về lĩnh vực này Tuy nhiên, điều này khó có thể đáp ứng được trong điều kiện ở thực địa Quá trình làm việc tại thực địa, đoàn nghiên cứu cũng quan sát thấy những khó khăn khi chuyển ngữ Điều này chắc chắn đã ảnh hưởng lên cả số lượng lẫn chất lượng thông tin thu thập được
Trang 12PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ
1 Phân bố dân cư và phân loại người DTTS ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả nước Các nhóm DTTS hiện chiếm khoảng 13% tổng dân số cả nước, tương đương hơn 10 triệu người thuộc về 53 dân tộc sống tập trung chủ yếu trên các vùng đồi núi, cao nguyên, chiếm 2/3 diện tích tự nhiện cả nước và trải dài từ Bắc vào Nam Các nhóm DTTS rất khác nhau về số dân Có những nhóm có đông dân cư như Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me, Nùng với dân số của mỗi dân tộc lên đến trên một triệu người, nhưng cũng có những nhóm người DTTS như Brâu, Romam, O-du…với số dân chỉ hơn 300 người trên một nhóm Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng có điểm khác biệt Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc cũng tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập trong nền kinh tế thị trường
Về phân bố dân cư, người DTTS ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở hai vùng miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên, với khoảng 75% tổng số người DTTS sống ở 2 khu vực này Hai nhóm DTTS là người Chăm và người Khơ Me sống biệt lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Do nhiều lý do, hiện nay, các nhóm người DTTS ở Việt Nam thường sống xen kẽ giữa các dân tộc trên một địa bàn Có đến hơn một nửa số huyện ở miền núi phía Bắc có mười hoặc nhiều hơn nhóm dân tộc đang sinh sống hoặc là cạnh nhau hoặc đan xen nhau trong một thôn bản Ngay cả một dân tộc cũng không sinh sống cùng nhau ở một vùng mà rải rác ở các khu vực khác nhau Đặc điểm này có đã lâu đời ở các vùng người DTTS ở phía Bắc và đang dần xuất hiện ở các khu vực khác như Tây Nguyên7 Sự phân bố rải rác của một nhóm DTTS trên nhiều địa phương hay đan xen các nhóm DTTS trong cùng một địa bàn cùng với sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và mức độ phát triển giữa các nhóm DTTS ở Việt Nam đang đặt
ra thách thức cho các chính sách ở các địa phương có đông người dân tộc và các chính sách đối với người DTTS Các chính sách không những phải quan tâm đến vấn đề người DTTS mà còn phải quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc thì mới tránh không tạo ra những bất bình đẳng vốn đã có
2 Nghèo đói và các nguyên nhân chính của nghèo đói trong người DTTS
Mặc dù Việt Nam đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng các kết quả giảm nghèo cũng như tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng địa lý và các nhóm người Nghèo đói hiện vẫn đang tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn
so với đô thị (tỉ lệ 6,7% ở thành thị so với 16,1% ở nông thôn), trong các nhóm DTTS so với nhóm người Kinh và người Hoa Năm 2008 tỷ lệ nghèo ở các hộ gia đình người Kinh và người Hoa chỉ là 8,5%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác bình quân là 49,8%8 Những vùng có đông người DTTS như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên hay Bắc Trung Bộ có tỉ lệ nghèo cao hơn các vùng khác trong cả nước
7 Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 2009
8 Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, Tổng cục thống kê
Trang 13Tây Nguyên 24.0 21.0
Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo theo vùng qua các thời kì 2006 – 2008 (Tổng cục Thống kê, dựa trên kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và 2008)
Số liệu thống kê về nghèo đói hiện nay thường gộp chung tất cả các nhóm người DTTS để so sánh và đối chiếu với một nhóm xã hội khác là người Kinh và người Hoa Trên thực tế, các nhóm DTTS không đồng nhất cả về văn hóa, mức độ phát triển và nghèo đói Ngay cả khi các nhóm người DTTS sống trong cùng một địa bàn thì ảnh hưởng của nghèo đói lên các nhóm cũng khác nhau Tại Hà Giang, tỉ lệ nghèo đói trong nhóm người H’mông là 42% thì ở người Tày chỉ là 19% Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2006 cho thấy nghèo đói tập trung nhiều hơn trong các nhóm DTTS ở Tây Nguyên và một số nhóm ở miền Bắc, trong khi đó các nhóm khác như Tày và Mường có mức sống gần như tương đương với người Kinh9 Hình 2 cho thấy có sự khác biệt lớn về tỉ lệ nghèo trong các nhóm DTTS khác nhau qua các thời kì Cách tính toán nghèo đói không phân tách theo dân tộc đang phổ biến hiên nay không thể hiện được mức độ khác biệt giữa các dân tộc
Hình 2: Tỉ lệ nghèo khác nhau giữa các nhóm dân tộc 10
Về khía cạnh giới, cách thức tính toán nghèo đói theo hộ không cho phép nhìn nhận khía cạnh giới của nghèo đói Cho dù sống cùng một hộ gia đình nhưng sự khác biệt về giới tính và tuổi tác của từng thành viên đang ảnh hưởng đến Tài sản; Khả năng và Tiếng nói của mỗi thành viên Ba yếu tố này được Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam năm 2009 cho rằng ảnh hưởng rất nhiều lên kết quả giảm nghèo Phụ nữ và nam giới DTTS với phân công lao động khác nhau theo giới, với những bất bình đẳng giới vốn có trong gia đình, chắc chắn có tiếp cận đến tài sản, năng lực và tiếng nói khác nhau, trong đó phụ nữ DTTS thường ở vị trí bất lợi hơn Sự khác biệt giới này cũng làm cho việc hưởng thụ kết quả của các chính sách giảm nghèo hiện nay của phụ nữ và nam giới DTTS không giống
9 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
10 Hình vẽ được sử dụng từ Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 – Bảo trợ xã hội, Ngân hàng thế giới, 2007
Trang 14nhau Phân phối lợi ích từ các chương trình giảm nghèo tới hộ gia đình không có nghĩa là tất
cả các thành viên trong gia đình đều được hưởng lợi một cách công bằng Chính vì vậy, đưa vấn đề giới vào các chương trình giảm nghèo là điều hết sức cần thiết để đảm bảo xóa đói giảm nghèo hiệu quả, công bằng và bền vững Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách giảm nghèo hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhiều đến vấn đề giới Ngay cả chương trình 135 giai đoạn
II là một trong các chương trình chính về giảm nghèo cho người DTTS vẫn chưa có các nguyên tắc lồng ghép giới trong các bước của chương trình, các mục tiêu và các chỉ số vẫn chưa nhạy cảm giới
Các nhóm nguyên nhân chính sau đây đã được đưa ra để lý giải về tình trạng nghèo đói của người DTTS so với người Kinh:
Ít tiếp cận đến giáo dục và dịch vụ xã hội khác: trẻ em DTTS miền núi thường nhập học
ở các cấp học thấp, muộn hơn so với trẻ em người Kinh và người Hoa cũng như có tỉ lệ bỏ học cao hơn Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, tỉ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên là người Kinh chưa bao giờ đi học là 3,2% so với các dân tộc khác là 23,3%, đặc biệt với người Mông và người Khơ Me thì tỉ lệ này cao đến 61,4% và 23,9%11 Ngôn ngữ là một rào cản chính đối với người DTTS khi tham gia trong hệ thống giáo dục chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Việt Trẻ em DTTS đặc biệt các dân tộc không có chữ viết chính thức gặp nhiều khó khăn khi đi học khi phải sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ chính thức Một nghiên cứu của Bộ GDDT tiến hành trong năm học 2007-2008 cho thấy học sinh học lớp
1 tại 40 tỉnh không sử dụng thành thạo tiếng Việt, trong đó có khoảng 70% trẻ em DTTS không thể hiểu và nói được tiếng Việt trước khi đi học lớp 112 Việc thiếu vắng các trường mầm non và và mẫu giáo để trẻ em DTTS làm quen với tiếng Việt trước khi đi học là rất phổ biến Hơn nữa, việc thiếu vắng các chương trình học song ngữ càng làm cho sự chuyển tiếp từ ngôn ngữ dân tộc mình sang tiếng Kinh trong môi trường học càng khó khăn Giáo viên chủ yếu là người Kinh, nhiều người không nói được tiếng dân tộc và chỉ 8% tổng số giáo viên của cả nước13 là người DTTS
Tiếp cận hạn chế của người DTTS đặc biệt phụ nữ DTTS tới giáo dục dẫn tới khả năng nói, đọc và viết bằng tiếng Việt của họ bị hạn chế Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cho thấy tỉ lệ biết chữ của phụ nữ ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên thấp nhất trong cả nước (72,2% và 84,9%) so với các nhóm nam giới trên toàn quốc hay phụ nữ ở các vùng khác Trên thực tế, khả năng giao tiếp được bằng tiếng Việt của người DTTS nhất là phụ nữ DTTS còn thấp hơn Trong số hơn 3000 hộ tham gia điều tra nông thôn năm 2008, số hộ dùng tiếng Việt ở những vùng núi phía bắc như Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên rất thấp,
từ 8,3% (Điện Biên) đến 38,3% (Lào Cai) Không nói được tiếng Việt cùng với các điều
kiện địa lý khó khăn đã góp phần làm hạn chế tiếp cận của người DTTS tới các dịch vụ xã hội khác Yếu tố ngôn ngữ, do đó, luôn phải được cân nhắc khi thiết kế hay xây dựng các chương trình truyền thông, tư vấn hay hỗ trợ cho người DTTS Báo cáo phân tích tình hình giới ở Việt Nam của ADB đã xác định vấn đề tụt hậu của phụ nữ và trẻ em gái so với nam giới DTTS và phụ nữ Kinh và Hoa trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và cơ hội kinh tế là điểm cần chú ý đầu tiên nhằm giúp cho các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới đi đúng hướng và đạt hiệu quả14
Ít các vốn vật chất hơn so với người Kinh: các nhóm DTTS ở Việt Nam sống chủ yếu
bằng nông nghiệp và lâm nghiệp nên đất đai có ý nghĩa vô cùng to lớn Một thực tế đối
11 Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 – Tổng cục Thống kê, 2009
12 Trích dẫn trong Báo cáo “What education for the ethnic minorities of Vietnam: Pre-shooling as a partern of social integration”, Nguyen Van Phu, Aide et Action
13 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
14 Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006
Trang 15với người DTTS là đất đai đang ngày càng thiếu Những chính sách về đất đai đã làm phai nhạt hình thức sở hữu cộng đồng đối với đất đai của người DTTS Thay vào đó, đất đai được giao cho các hộ gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức khác Việc giao đất này đã làm phá vỡ mối tương tác truyền thống trong các cộng đồng người DTTS, đất đai từ được quản lý theo cộng đồng và không được phép mua bán đã trở thành một mặt hàng được phép mua bán Với những khó khăn về kinh tế trong khi mua bán đất trở nên hợp pháp, việc này dẫn tới tình trạng mua bán đất phổ biến nhất là trong các cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên, với khoảng 5% số người DTTS tham gia đánh giá xã hội quốc gia của Ngân hàng thế giới năm 2009 cho biết đã từng bán đất Chưa nói đến việc phá vỡ các quan hệ truyền thống trong quản lý đất, các hình thức quản lý đất đai mới đã tạo ra những xung đột trong các cộng đồng người DTTS15 Việc thông tin, hướng dẫn cho người dân trong việc mua bán đất đai cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai đang trở thành một nhu cầu pháp lý lớn trong các công đồng người DTTS
Điều kiện địa lý xa xôi, khả năng di chuyển hạn chế và khó tiếp cận thị trường: người
DTTS thường sinh sống ở những vùng có điều kiện địa lý khó khăn hơn, khả năng di chuyển và tiếp cận dịch vụ và thị trường kém hơn Việc mở rộng hệ thống đường xá, điện
và trường học từ những chương trình giảm nghèo đã làm gia tăng tỉ lệ các hộ gia đình được tiếp cận hơn với các dịch vụ xã hội, nhưng vẫn còn những nơi đồng bào DTTS sinh sống vẫn chưa có đường xá và điện đến được Điều này có tác động đặc biệt lên phụ nữ Vừa không nói được tiếng Việt vừa gặp khó khăn về đi lại cộng thêm các quan niệm về giới, nhiều phụ nữ DTTS sẽ gặp khó khăn khi phải đi khỏi làng bản của mình để đến được với dịch vụ Trong hoàn cảnh này, nếu muốn tăng cường tiếp cận dịch vụ xã hội cho phụ
nữ DTTS thì không những chỉ cải thiện hệ thống hạ tầng đường xá để việc đi lại dễ dàng hơn mà cũng cần phải đưa các dịch vụ đến gần hơn tới phụ nữ DTTS
Phương thức xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chương trình giảm nghèo chưa hoàn toàn phù hợp với người DTTS: các kết quả và đóng góp
của các chương trình giảm nghèo trong việc cải thiện cuộc sống của người nghèo nói chung và người DTTS nói riêng là không thể phủ nhận được Tuy nhiên, trong cách thức triển khai các chương trình này vẫn còn những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với người DTTS Sự tham gia của người dân nói chung vẫn còn hạn chế, đặc biệt là của người DTTS
vì các lý do như thiếu thông tin, năng lực của cán bộ còn hạn chế và khả năng nói tiếng Việt kém của người dân Do đó dẫn đến tình trạng các hoạt động của dự án không hoàn toàn phù hợp với mong muốn của người dân, thiếu tính giải trình trong các mục tiêu của
dự án cũng như phân bổ ngân sách16 Mai Thanh Sơn và cộng sự trong một nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị cho các chương trình/chính sách hướng tới người DTTS phải được xây dựng trên cơ sở trân trọng sự đa dạng văn hóa của các tộc người và quan tâm tới tri thức bản địa của người DTTS; nâng cao dân chủ cơ sở, tiếng nói và quyền của người DTTS; và tăng cường khả năng thích ứng với quá trình hội nhập và phát triển cho các nhóm thiểu số17
Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng vấn đề định kiến và quan niệm rập khuôn về người DTTS bắt đầu được nói đến như các yếu tố làm giảm đi hiệu quả của các chương trình giảm nghèo cho người DTTS Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận sự bình đẳng giữa các dân tộc, tình trạng định kiến đối với người DTTS còn khá phổ biến trong nhiều nhóm xã hội khác nhau, với các quan niệm phổ biến về người DTTS là lạc hậu, lười
15 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
16 Nhìn lại quá khứ, đối mặt thách thức – Đánh giá giữa kì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135-II giai đoạn 2006-2008, Bộ LĐTBXH, Ủy ban dân tộc và UN, 2009
17 Bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng
dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định, Mai Thanh Sơn và cộng sự, Nhóm công tác Dân tộc thiểu số, 2007
Trang 16biếng… Chính từ quan niệm đó, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho người DTTS nhiều khi thay vì dựa trên những kinh nghiệm và tri thức bản địa của người DTTS lại cố gắng thay đổi những tập quán của người DTTS Ví dụ các chương trình khuyến nông dậy người DTTS canh tác lúa nước – một hình thức canh tác không phải là quen thuộc với phần đông các nhóm DTTS Một mặt, điều này dẫn đến hiệu quả thấp cho các chương trình như vậy, nhưng mặt khác nguy hiểm hơn là nó tạo nên sự phụ thuộc của người DTTS, làm cho người DTTS thêm thiếu tự tin và thiếu tiếng nói cũng như quyền lực18
3 Phụ nữ dân tộc miền núi và tình trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng DTTS
Mối quan hệ giới trong các cộng đồng DTTS, mức độ tham gia các hoạt động kinh tế -
xã hội, phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới, sự tiếp cận của mỗi giới tới các nguồn lực và lợi ích, các quan điểm trong mỗi tộc người về các giá trị và chuẩn mực cho phụ nữ và nam giới đều bắt nguồn từ văn hóa của mỗi dân tộc Chính vì vậy, mối quan hệ giới này rất đa dạng và khác biệt giữa các nhóm cộng đồng Cho dù có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc, một điều thể hiện khá rõ là vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng bên trong các cộng đồng DTTS, giữa phụ nữ và nam giới trong cùng một nhóm dân tộc, giữa phụ nữ của một nhóm dân tộc với phụ nữ của một nhóm khác Tiếp cận tới tài sản, năng lực và tiếng nói của phụ nữ DTTS khác với nam giới DTTS cùng với các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa đang là các nhân tố chính cho tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại trong các cộng đồng DTTS19 Sự thể hiện của bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của Luật BĐG như sau:
a Bình đẳng giới của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục
Như đã nói ở phần trên, hiện trạng giáo dục của trẻ em gái DTTS là tỉ lệ bỏ học cao, đi học muộn, tỉ lệ trẻ em gái DTTS (tuổi từ 15-17) đến trường thấp hơn nhiều so với trẻ em trai,
và thấp hơn nhiều so với trẻ em gái người Kinh/Hoa Tỉ lệ bỏ học ở trẻ em DTTS cao gấp đôi
tỉ lệ này trong trẻ em Kinh trong đó các nguyên nhân được nêu ra là hệ thống giáo dục mầm non kém, chưa chuẩn bị tốt để trẻ em DTTS có thể nói được Việt để theo học chương trình phổ thông20 Trẻ em gái DTTS còn dễ tổn thương hơn trẻ em trai do những quan niệm về giới
về việc học hành của con gái Ở người H’Mông, tục tảo hôn cũng là một ràng buộc khiến các
em gái phải bỏ học sớm21 Người Cơ-Tu và Hre có tới 30-40% số phụ nữ kết hôn trước tuổi
17 so với 3,5% ở người Kinh và 2,4% ở người Hoa22 Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì
ba nhóm Thái, Mông và Dao có tỷ lệ em gái đi học thấp hơn hẳn so với em trai Chỉ có 31,5%
em gái H’Mông đi học so với 93,4% em gái người Kinh Ở Dăk Nông, học sinh H’Mông đi học chỉ toàn là nam23 Trẻ em gái chiếm 70% tổng số trẻ em bỏ học Trong hoàn cảnh nghèo khó, mặc dù đã có chính sách miễn giảm học phí nhưng các chi phí khác cho việc học cũng là gánh nặng kinh tế và trẻ gái sẽ phải nghỉ học trước tiên
Điều này đã dẫn đến tỉ lệ cao và không đồng đều về dân số không biết chữ trong các nhóm DTTS, thể hiện ở Bảng 4 Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỉ lệ phụ nữ từ
5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường ở các tỉnh có đông người DTTS đều cao hơn tỉ lệ của nam và cao hơn nhiều so với tỉ lệ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh24
18 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
19 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng Thế giới, 2009
20 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
21 Oxfam Hong Kong 2010 Tổng hợp và đánh giá dự án VTM-90007-01-0910A Chương trình sinh kế hợp tác giữa OHK và OGB tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
22 Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ DTTS trong công tác quản lý, Tạp chí dân tộc học 2: 1994, Vũ Đình Lợi,1994
23 Oxfam Hong Kong 2010 Tổng hợp và đánh giá dự án VTM-90007-01-0910A Chương trình sinh kế hợp tác giữa OHK và OGB tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
24 Kết quả Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2009
Trang 17Bảng 3: tỉ lệ dân cư trên 10 tuổi biết đọc, viết và tỉ lệ dân cư chưa đi học theo dân tộc 25
b Bình đẳng giới của người DTTS trong lĩnh vực y tế
Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cho thấy một số thông tin về sự khác biệt trong tình trạng sức khỏe hiện tại của phụ nữ DTTS so với phụ nữ Kinh Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Kinh cao hơn của các nhóm dân tộc khác ngoài Tày, Thái, Mường, Khmer và H’Mông ở mức 76,7 tuổi so với 70,9 tuổi, và cao hơn đáng kể so với nhóm phụ nữ H’Mông là 67,5 tuổi Liên quan đến các nội dung trong sức khỏe sinh sản, phụ nữ DTTS thường sinh nhiều con hơn
so với phụ nữ người Kinh Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong sơ sinh trong các nhóm DTTS cao hơn rất nhiều lần so với nhóm người Kinh ở mức 32% so với 12,9% năm 2009 Cá biệt, trong các nhóm như H’Mông thì tỉ lệ này lên tới 45,5% (Bảng 4)
Bảng 4: Mức sinh và mức chết theo dân tộc 26
Tổng tỷ suất sinh trong 12 tháng qua (con/phụ nữ) 2,0 2,0 2,3 2,0 2,0 4,9 2,7
Tỷ suất sinh thô trong 12 tháng qua
(trẻ sinh sống/1000 dân)
16,9 17,5 22,1 18,4 18,8 37,1 21,5
Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi trong 12 tháng qua (trẻ
dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống)
12,9 23,4 27,1 22,2 18,0 45,5 32,0
Theo kết quả nghiên cứu về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 11 tỉnh thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam cho thấy phụ nữ DTTS ở Hà Giang (thuộc khu vực Miền núi phía Bắc) có tỉ lệ phụ nữ sinh con tại nhà cao nhất với 46,9% năm 2005 và cũng chỉ có 58,1% phụ nữ sinh con với sự hỗ trợ của nhân viên y tế Bên cạnh
đó, Hà Giang cũng là nơi có tỉ lệ các bà mẹ đi khám thai trên 3 lần thấp nhất so với các tỉnh nằm trong địa bàn nghiên cứu của UNFPA, tỉ lệ này chỉ có 45,2% năm 2005 so với một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là Thái Bình có tỉ lệ 97,1% hoặc một tỉnh trung du Bắc Bộ là Phú Thọ là 94,3%27
Bảng 5: Nơi sinh và người chăm sóc khi sinh theo tỉnh
Tại nhà Tại cơ sở y tế Nhân viên y tế Người khác
Phú Thọ 11 4.1 89 95.9 91.7 98.8 8.3 1.2
25 Tổng điều tra dân số năm 2009, Tổng cục Thống kê, 2009
26 Tổng điều tra dân số năm 2009, Tổng cục Thống kê, 2009
27 Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 11 tỉnh thuộc dự án hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam năm 2006, UNFPA
Tỷ lệ dân số nam 10 tuổi trở lên
biết đọc biết viết (%)
97,6 96,6 90,9 96,3 80,9 62,5 84,5
Tỷ lệ dân số nữ 10 tuổi trở lên
biết đọc biết viết (%)
94,9 93,2 73,0 92,6 70,7 29,5 70,6
Tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên
chưa đi học (%)
3,2 4,3 17,8 4,2 23,9 61,4 23,3
Trang 18ma túy Bạn tình của những người này thường không có kiến thức và hiểu biết về tình dục an toàn, tiếp cận kém đến các dịch vụ sức khỏe tình dục và không có đủ tự tin và kĩ năng cũng như các rào cản văn hóa để thương thuyết tình dục an toàn
Về hưởng lợi từ các chương trình y tế, Báo cáo đánh giá xã hội quốc gia chỉ ra rằng trong khi các nhóm xã hội khác thực sự được hưởng lợi từ chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phụ nữ DTTS lại không thường xuyên khám chữa bệnh tại các cơ sở của nhà nước vì những e ngại mang tính văn hóa có liên quan tới giới và khả năng không nói được tiếng Việt của họ28
c Bình đẳng giới của người DTTS trong lao động và việc làm
Người DTTS có ít cơ hội phát triển kinh tế hơn, đặc biệt là phụ nữ Có 87% phụ nữ DTTS nông thôn làm nông nghiệp trong gia đình, nhưng họ lại là nhóm ít có khả năng tham gia vào lao động làm công ăn lương và thường hưởng lương bằng một nửa so với phụ nữ Kinh và Hoa (15% so với 31%)29 Hạn chế tiếp cận đến giáo dục là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế các cơ hội việc làm phi nông nghiệp của phụ nữ DTTS
Kết quả của Tổng điều tra dân số 2009 cho thấy sự chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới DTTS, ở hầu hết các nhóm dân tộc, tỉ trọng lao động nữ có việc làm vẫn chỉ chiếm dưới 50% trong tổng số lao động đang có việc làm (ở người Kinh là 46,4%, người Tày là 48,3%, người Thái là 49,1%, người Mường là 48,4% người Khơ Me là 50% và các dân tộc khác 47%)30
d Bình đẳng giới của người DTTS trong gia đình và sở hữu đất đai và tài sản
Phân công lao động trong gia đình trong các nhóm DTTS còn mang tính chất phân biệt theo giới rõ rệt Các công việc của nam giới thường là những việc “nặng”, yêu cầu “kĩ thuật” và đòi hỏi phải giao tiếp với bên ngoài trong khi đó, các công việc phụ nữ là những công việc “nhẹ” hơn và không quan trọng31 Sự phân chia lao động theo giới dựa trên không
28 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
29 Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006
30 Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2010
31 Báo cáo Theo dõi nghèo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam của Hoàng Xuân Thành và cộng sự năm 2010 và Báo cáo thực địa nghiên cứu trường hợp tại bản Thà Giàng Chải,
xã Tả Ngảo và Bản Pá Bon, xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu - Bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng DTTS trong quá trình ra quyết định
do Khúc Thị Thanh Vân và Nguyễn Trung Dũng thực hiện năm 2008 cho Oxfam Hong Kong cho thấy các công việc của nam giới ví dụ như phát nương, cày cuốc, làm rẫy, cày bừa, phun thuốc sâu, làm nhà, mua bán, chăn nuôi, các công việc cho phụ nữ như tỉa trồng, cày cáy, chăm sóc mùa vụ sau khi xuống giống, nấu nướng, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình hàng ngày và khi ốm đau, lấy củi
Trang 19gian làm cho nam giới là người thường ra ngoài để tiến hành các công việc mua bán và giao tiếp với người ngoài Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia năm 2009 cho thấy không giống như người Kinh, đàn ông DTTS đi chợ nhiều hơn phụ nữ DTTS, cho dù việc đi chợ của người DTTS không nhất thiết phải có mua bán như người Kinh Một nghiên cứu của Ram bo và cộng sự về người Kinh, Tày, Thái và H’Mông ở vùng núi phía Bắc cho thấy vai trò vốn có của nữ giới tại phần lớn các xã hội vùng cao [ở Việt Nam] bị giới hạn và gần như bị gói gọn trong phạm vi gia đình, hoặc là gia đình nhà mình hoặc nhà chồng sau khi kết hôn với vai trò chăm sóc gia đình Danh tiếng xã hội của người phụ nữ trước hết dựa trên thành công mà họ
có được khi đảm đương những vai trò này, đặc biệt là mức độ chăm lo của họ dành cho gia đình mình32… Các nhóm dân tộc mẫu hệ ở Tây Nguyên cho thấy, mặc dù phụ nữ người Ede, Mnong, và J’rai có tiếng nói quyết định hơn trong gia đình, phân công lao động giới ở những cộng đồng này cũng không khác nhiều so với các dân tộc phụ hệ Phụ nữ Ede thường có trách nhiệm lo cơm nước, làm việc nhà và chăm sóc những thành viên trong gia đình trong khi lao động trên nương rẫy được giao cho nam giới Việc phân công lao động như thế này đã dẫn đến việc phụ nữ DTTS phải làm việc nhiều hơn và các công việc của họ làm thường không được công nhận Phụ nữ Vân Kiều ở Đakrong, Quảng Trị trung bình làm việc từ 10 đến 12 giờ so với nam giới từ 4 đến 5 giờ33 Một số các nghiên cứu khác như của Rambo ở vùng núi phía Bắc cũng cho thấy thời gian làm việc của phụ nữ DTTS thường dài hơn so với nam giới Nghiên cứu với người Khơ Mú, Thái đen và người Tày năm 2004 của Isabel Fischer và Tina Beuchelt ở Sơn La và Bắc Cạn cũng cho thấy khi phụ nữ nấu ăn thì nam giới thường nghỉ ngơi, trong khi phụ nữ làm việc khoảng 14 tiếng/ngày thì nam giới chỉ làm từ 8-10 tiếng/ngày34
Cùng chung với nam giới DTTS đang bị đe dọa trước các vấn đề mua bán và mất đất đai do ảnh hưởng của các chính sách đất đai như đã nêu ở trên, phụ nữ DTTS còn phải chịu những khó khăn do quy định khắt khe về sở hữu tài sản đối với con gái và phụ nữ trong xã hội truyền thống Đối với các cộng đồng phụ hệ như miền núi phía Bắc, tất cả các tài sản là do đàn ông sở hữu, quản lý và định đoạt35 Những quy định truyền thống về vai trò của người đàn ông trong việc thờ cúng cha mẹ tổ tiên trong xã hội phụ hệ đã tạo ra sự bất bình đẳng đối với phụ nữ Ở các nhóm dân tộc phụ hệ như người H’Mông, Dao, Bru-Vân Kiều thì tài sản trong gia đình thuộc chủ hộ - chủ yếu là người đàn ông Điều này lý giải việc ưu tiên con trai Một nghiên cứu ở Sa Pa cho thấy người Hmong, Dao và Giáy đều coi trọng việc có con trai bởi con trai mới có quyền thừa kế tài sản và sẽ giữ tài sản cho gia đình Nếu không có con trai thì tài sản sẽ bị chuyển sang con của anh chị em trong gia đình Bởi vậy, nếu không có con trai, họ có thể đi xin con trai người khác nuôi hoặc nhận con rể làm con trai36 Phụ nữ Hmong chỉ có thể sống nhờ đất nhà chồng và chỉ được coi là lao động phụ trong gia đình mặc dù họ phải làm việc vất vả trong thời gian dài hơn so với nam giới (Tổng hợp và đánh giá dự án VTM-90007-01-0910A của Oxfam Hong Kong) Đối với các xã hội theo mẫu hệ, đất đai và thừa kế lại được truyền qua con gái trong gia đình, phụ nữ có địa vị cao hơn, ví dụ như trong các cộng đồng người Ede hay Mnong ở Tây Nguyên Tuy nhiên, các nét văn hóa của các cộng đồng này đang dần bị thách thức bởi các chính sách hay thói quen và thái độ của cán bộ địa phương (chủ yếu là người Kinh và theo phụ hệ) trong việc chưa quen thừa nhận vai trò chủ hộ
32 Rambo, Terry Trần Đức Viên, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Thị Bích Yến, Vùng núi phía Bắc Việt Nam: Một số vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội, Chương 6: Tổ chức xã hội, NXB Chính Trị
Quốc Gia East-West Center, 2001
33 Lê, Kim Lan, Phân công lao động giới trong sản xuất của người Bru Vân Kiều, huyện D’krong, Quảng Trị
Trang 20và quyền sở hữu đất đai của phụ nữ37 Việc sở hữu tài sản có mối liên hệ đặc biệt tới vai trò và địa vị trong gia đình Phổ biến là người sở hữu tài sản sẽ là người có quyền quyết định, được tiếp cận tới vốn và các khóa học về kĩ thuật Điều này đã được chỉ ra trong báo cáo của Hoàng
Bá Thịnh hay báo cáo của Mai Thanh Sơn và cộng sự và báo cáo của Lê Thị Lý cho thấy nam giới đi vay vốn hay tham gia các lớp tập huấn khuyến nông nhiều hơn, đặc biệt sau khi có chính sách giao đất giao rừng cho người dân
Chính sách đưa cả tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bắt đầu được thực hiện nhưng kết quả còn vẫn rất khiêm tốn Theo báo cáo nghiên cứu Đặc điểm kinh
tế nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh thì thấy
số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đăng ký tên cả vợ và chồng (năm 2006-2008), tại Lai Châu chỉ có 32%, Lào Cai là 27% và Đắc Lắc là 17% Đây cũng là 3 tỉnh có số chủ hộ là người DTTS tham gia nghiên cứu nhiều nhất với Lào Cai là 75,5%, Lai Châu là 85,9%, Đắc Lắc là 36,4%38 (trong tổng số hơn 3000 hộ tham gia nghiên cứu) Đối với đất nông nghiệp, trong khi 36% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người Kinh/Hoa được cả phụ nữ và nam giới đứng tên, thì con số này ở người dân tộc thiểu số là 21% Tỉ lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở không có tên cả vợ lẫn chồng trong các nhóm DTTS là 77% Tuy nhiên, một số báo cáo cũng ghi nhận việc ngay cả khi có tên trong sổ đỏ, nhiều phụ nữ DTTS vẫn chưa thể tận dụng được cơ hội này do sự phụ thuộc vào nam giới vốn đã rất lớn của họ hay tâm lý thiếu tự tin của họ39
Tình trạng bạo lực gia đình được nêu lên ở mức độ đáng báo động trên cả nước Theo một nghiên cứu của Hội LHPN Việt Nam thực hiện ở 3 tỉnh là Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang thì có đến 40% phụ nữ nói đã từng bị chồng đánh (Hội LHPNVN 2006, trích dẫn trong Tin tức Việt Nam 13/3/2006 HLHPNVN ngăn chặn bạo lực gia đình)40 Kết quả cuộc điều tra
về gia đình công bố năm 2008 cũng phản ánh, ở Việt Nam có tới 21,2% các cặp vợ chồng đã từng trải qua một dạng bạo lực gia đình nào đó như đánh đập, nhục mạ hay cưỡng ép tình dục Báo cáo cũng nêu lên say rượu và áp lực kinh tế, ý kiến khác nhau trong làm ăn và sinh hoạt
là các nguyên nhân chính cho bạo lực gia đình Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ về mức độ cũng như hình thức bạo lực gia đình trong các gia đình đồng bào DTTS cho dù có những ý kiến cho rằng tình trạng bạo lực gia đình cao ở đây do tình trạng nghèo đói cũng như các quan niệm về giới còn nặng về trọng nam và khinh nữ
e Các lĩnh vực khác
Các số liệu thống kê trong các lĩnh vực như văn hóa, thể thao, thông tin, khoa học – công nghệ chưa được thực hiện đầy đủ và không tách biệt theo giới chứ chưa nói đến việc phân chia theo dân tộc Chính vì vậy, khó có thể đưa ra một đánh giá về thực trạng bình đẳng nam – nữ của người DTTS trong các lĩnh vực này41 Đây cũng là một thách thức cần phải vượt qua để có thể đánh giá được thực trạng bình đẳng giới trong các cộng đồng người DTTS Trong tương lai, hy vọng thách thức này sẽ được giải quyết nếu Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/06/2010 Về Ban hành hệ thống chỉ tiêu quốc gia yêu cầu thu thập thông tin thống kê phân chia theo giới tính và dân tộc được triển khai có hiệu quả
f Phụ nữ DTTS như những chủ thể phát triển và nhìn nhận vấn đề giới trong các cộng đồng DTTS
Bên cạnh những phân tích về tình trạng bất bình đẳng so với nam giới trong cùng dân tộc hay phụ nữ thuộc nhóm dân tộc đa số người Kinh hoặc so với một số dân tộc khác, một số
37 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
38 Báo cáo phân tích xã hội quốc gia về Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới 2009
39 Các tài liệu dự án của Oxfam Hong Kong hay loạt báo cáo chương trình CASI của CARE
40 Báo cáo Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006
41 Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2009
Trang 21nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ DTTS có nội lực, nhiều tiềm năng để tự phát triển và phát triển cộng đồng và địa phương họ Nghiên cứu của Lê Kim Lan về người Bru Vân Kiều cho thấy đóng góp của phụ nữ Bru-Vân Kiều vào thu nhập gia đình cao hơn nam giới phù hợp với mức độ đóng góp về hạng mục công việc và thời gian của nam và nữ Phụ nữ Bru-Vân Kiều phụ trách hầu hết mọi khâu từ chọn giống, chăm bón đến thu hoạch trong việc trồng cây hoa màu và cây ăn quả, và trong chăn nuôi42 Nghiên cứu của Dương Bích Hạnh với nữ thanh niên H’Mông ở Sapa cũng cho thấy những nữ thanh niên này đã tham gia tích cực vào thị trường du lịch ở Sapa, đóng góp vào kinh tế cho gia đình, thậm chí trở thành độc lập về kinh tế - điều chưa từng có với phụ nữ Hmong Những người phụ
nữ Hmong ở Sapa đã trở thành những người đóng góp chủ chốt cho kinh tế Những nữ thanh niên này đã thách thức những vai trò giới truyền thống trong cộng đồng của họ cũng như làm thay đổi quan niệm của người dân địa phương và khách du lịch đến Sapa
về người phụ nữ DTTS Sự thay đổi trong vai trò giới này đã dẫn theo những sự thay đổi khác trong xã hội, ví dụ có sự phân khúc trong quy trình sản xuất hàng thủ công, hay phát triển những lao động làm thuê, làm các công việc gia đình hay đồng áng thay cho những người phụ nữ Hmong đang tham gia trong thị trường du lịch43 Do đó, các nỗ lực hướng tới phụ nữ DTTS không nên chỉ coi họ là những nạn nhân cần hỗ trợ mà ngược lại cần trân trọng và tạo điều kiện để phát huy kiến thức và tri thức bản địa của họ
Các tộc người ở Việt Nam rất đa dạng và khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán và các điều kiện kinh tế xã hội và cả mối quan hệ giới Trong mỗi cộng đồng, cách thức phân công trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội, các giá trị và mong đợi đối với phụ nữ và nam giới… trong một cộng đồng - tất cả đều có căn nguyên sâu xa từ văn hóa và là một phần của văn hóa Để đảm bảo công bằng và bình đẳng giới, cần phải hiểu rõ mối quan hệ giới và các vai trò giới truyền thống ở mỗi tộc người và để chính cộng đồng xác định thế nào là bình đẳng giới đối với họ và làm gì để đạt điều đó chứ không thể áp dụng các hiểu biết về mối quan hệ giới của cộng đồng đa số người Kinh cho các nhóm DTTS Các chính sách và chương trình thúc đẩy BĐG đối với người DTTS vì thế cũng cần tính đến sự đa dạng giữa các dân tộc
4 Quản lý xã hội và luật tục của người DTTS
Mặc dù đa dạng và không giống nhau nhưng các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam có một nét chung là mỗi cộng đồng đều có hệ thống luật tục điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng Những người lớn tuổi trong làng hay các già làng là những người nắm vững các luật tục và có uy tín, thường đóng vai trò dẫn dắt cộng đồng và ra các quyết định trong cuộc sống kinh tế - xã hội của làng bản, tuy nhiên, cũng không phải ở cộng đồng nào người già cũng đóng vai trò này
Luật tục thể hiện các hệ thống giá trị và niềm tin của mỗi cộng đồng và quy định các hoạt động trong các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm các nghi thức cưới xin, ma chay, các
nghi thức cúng lễ, các cách giải quyết mâu thuẫn hay xung đột… Theo Từ điển Luật học, luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, kể cả ở nhiều nước phát triển PGS, TS Ngô Đức
Thịnh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian) sau nhiều năm nghiên cứu về luật tục
đã khái quát về luật tục như sau: “Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành
Trang 22sản xuất và thực hành xã hội Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên Những chuẩn mực ấy của cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó
đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng ”44 Luật tục dựa nhiều trên sự tự giác, tự nguyện của mỗi thành viên trong cộng đồng và chứa đựng bản sắc văn hoá độc đáo của mỗi tộc người
Luật tục, ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp luật: đó là điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì và ổn định một trật tự xã hội của cộng đồng45 Trong các cộng đồng người DTTS, nơi các giá trị cộng đồng vẫn được trân trọng thì
vai trò của luật tục trong đời sống xã hội rất cao Luật tục có tính quy phạm và cưỡng chế cao nhưng lại mang tính tự nguyện và răn đe nhiều hơn là trừng phạt, nên nó có thể đóng vai trò
bổ sung cho hệ thống pháp luật, đặc biệt khi các quy định của pháp luật đôi khi là phức tạp và không gần gũi với các cộng đồng DTTS Ở một khía cạnh nhất định việc áp dụng luật tục sẽ vừa phần nào đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu trân trọng sự đa dạng văn hóa và tri thức bản địa của từng tộc người Trên thực tế, luật tục vẫn được sử dụng ở nhiều cộng đồng DTTS Một nghiên cứu với 90 phụ nữ Ê Đê cho thấy có đến 55 người hiểu rõ về luật tục, đặc biệt
là các quy định liên quan đến hôn nhân gia đình Ngay cả ở những nơi mà người Ê Đê và người Kinh sống xen kẽ nhau thì hầu hết các bất hòa hay phân chia tài sản trong gia đình đều được giải quyết bằng luật tục Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu đều cho là người Ê Đê nên sử dụng luật tục để phân xử46
Một điểm khác cũng đáng chú ý là luật tục mang tính phổ biến trong phạm vi một tộc người nhất định và có thể thay đổi cho phù hợp với bối cảnh Do đó, khả năng song hành của luật tục với luật pháp để cùng hướng tới mục đích công bằng và trật tự xã hội đặt ra vấn
đề phải nhìn nhận vai trò của luật tục trong đời sống của người DTTS và tính đến luật tục trong quá trình ra các chính sách hay xem xét khả năng sử dụng luật tục để quản lý cộng đồng một cách chính thức
Tuy nhiên, không phải lúc nào luật tục cũng hoàn toàn thống nhất với luật pháp và đảm bảo tính bình đẳng Ví dụ một số dân tộc như người Chăm hoặc người Raglai ở Khánh Hòa có các hình thức xét xử truyền thống không dựa trên các quy định của luật pháp Khi có tranh chấp hay xung đột, nếu không hòa giải được bằng trao đổi thì sẽ sử dụng các phép thử để phân định người nào mắc tội Các phép thử như đốt thanh chì xem thanh chì chảy về phía ai thì người đó là người có tội, hay hai người có mâu thuẫn phải nhúng tay vào nồi nước sôi, ai bị bỏng tay là người có tội (người Raglai) hay thi lặn và ai ngoi lên trước là người phạm tôi Đôi khi, một số tội danh theo luật tục là rất nặng nề và
sẽ bị xử nặng như việc có con trước khi cưới, trong khi đó, việc này theo luật pháp lại không phải là một tội Một số nghiên cứu cho thấy luật tục của các dân tộc đều có các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và ngoài xã hội Có những luật tục quy định những ưu tiên cho người nam, ví dụ luật của người Thái Mường Tấc quy định nếu một người con gái đang yêu một người nam mà muốn bỏ anh ta để yêu một người khác thì phải đền danh dự cho người yêu cũ, tìm cho anh ta người yêu mới và phải tạ tội với gia đình anh ta nếu gia đình hai bên đã biết về mối quan hệ của hai người
Nếu không tạ tội, không chỉ cô gái mà cả gia đình còn bị khinh bỉ, xa lánh (TS Hoàng Lương, Phong tục trong hôn nhân và gia đình của người Thái Mường tấc Phù Yên, Sơn
Trang 23La) Ngược lại, đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên thì tiếng nói của phụ nữ lại vô cùng
quan trọng Trong các tranh chấp, nhất là những vụ kiện không có chứng cứ rõ ràng như khi phụ nữ bị ruồng bỏ, hay phân chia tài sản thì những gì phụ nữ khai đều được coi là
đúng sự thực (Thu Nhung Mlô, Luật tục với phụ nữ Ê Đê xưa và nay) Những nghiên cứu
về những quy định của luật tục có liên quan đến vai trò, trách nhiệm và quyền của phụ nữ của các nhóm DTTS xem mức độ khác biệt đến đâu so với pháp luật và liệu duy trì các luật tục như vậy trong các ứng xử hàng ngày sẽ có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý liên quan tới quyền và nghĩa vụ của phụ nữ DTTS đến đâu hiện vẫn còn thiếu Những nghiên cứu như vậy sẽ rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh luật tục vẫn còn được áp dụng khá phổ biến trong các cộng đồng người DTTS
Trang 24PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA RÀ SOÁT TÀI LIỆU
1 Các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có ở Việt Nam
Dịch vụ pháp lý là các hoạt động nhằm giúp người dân được thông tin, hướng dẫn và
hỗ trợ để hành xử đúng pháp luật và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân
Nếu nhìn nhận theo phí dịch vụ thì dịch vụ pháp lý ở Việt Nam được chia làm 2 loại:
- Không thu phí bao gồm các dịch vụ trợ giúp pháp lý cung cấp cho một số nhóm xã
hội trong đó có cả người DTTS thường trú tại các vùng khó khăn Dịch vụ này thường do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (cấp tỉnh) hay các chi nhánh Trợ giúp pháp lý (cấp huyện) cung cấp hay các tổ chức quần chúng, chính trị - xã hội cung cấp miễn phí cho thành viên của mình Ngoài ra, một số công ty luật và luật
sư cũng cung cấp tư vấn miễn phí hoặc giảm phí cho khách hàng (theo chính sách riêng của từng công ty hoặc cá nhân) Bên cạnh đó, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức quần chúng (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…) cũng đang tham gia tích cực vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho nhiều nhóm đối tượng (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người nghèo…)
- Có thu phí bao gồm các dịch vụ do các công ty luật, luật sư, văn phòng luật sư,
trung tâm tư vấn pháp luật… thực hiện
Các hình thức của dịch vụ pháp lý hiện tại đang được sử dụng đó là (a) tư vấn pháp luật, (b) tham gia tố tụng, (c) đại diện ngoài tố tụng, và (d) các dịch vụ pháp lý khác Bốn loại hình dịch vụ này là các loại hình dịch vụ mà luật sư được phép thực hiện theo Luật Luật sư Với hình thức tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề và cộng tác viên tư vấn pháp luật là những chủ thể được phép thực hiện
Nhìn nhận theo chủ thể cung cấp dịch vụ, thì có các loại hình dịch vụ pháp lý như sau:
a Luật sư (hành nghề với tư cách cá nhân)
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật
sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (khách hàng) Tiêu
chuẩn để có thể hành nghề luật sư là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ đảm bảo hành nghề luật
sư thì có thể trở thành luật sư Người có đủ tiêu chuẩn này muốn được hành nghề luật sư phải
có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư47
Theo thông tin của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tổng số luật sư hiện có là 5.076 người với 1.516 nữ và 3.560 nam Trong tổng số luật sư thì có 20 luật sư là người DTTS và
16 luật sư không xác định dân tộc48 Hầu hết các tỉnh đều đã có các đoàn luật sư, tuy nhiên, hoạt động mạnh nhất vẫn là hai Đoàn luật sư ở hai thành phố lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Các tỉnh chưa có đoàn Luật sư là các tỉnh có điều kiện khó khăn và
có đông đồng bào DTTS như Lai Châu, Điện Biên…
47 Luật Luật sư 2006 -Điều 2,3,4, 10 và 11
48 http://luatsuvietnam.org.vn/index.php?option=com_lawyer&render=n5684§ion=list tải về ngày 5/8/2010
Trang 25b Tổ chức hành nghề luật sư (các công ty và chi nhánh luật và văn phòng luật sư)
Hiện có 1.718 công ty và chi nhánh luật và văn phòng luật sư trong cả nước49, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Trong khi Hà Nội có 430 công ty luật và văn phòng luật sư hay thành phố Hồ Chí Minh có 755 văn phòng và công ty thì các tỉnh miền núi phía Bắc có đông đồng bào DTTS như Lai Châu hay Điện Biên không có công ty luật hay văn phòng luật
sư nào
c Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng Biên chế và kinh phí hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định Theo số liệu thống kê của Cục TGPL, đến cuối năm 2009, toàn quốc có 117 Chi nhánh, 365 Tổ TGPL và 4.005 Câu lạc bộ TGPL; 63 Trung tâm TGPL có 746 cán bộ trong đó có 206 người đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý Trong toàn quốc đã có trên 150 Văn phòng luật sư và 60/85 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng
ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý
Về kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đến ngày 30/11/2009, các Trung tâm TGPL trong toàn quốc đã thực hiện TGPL được 101.913 vụ việc, tăng 9,4% số vụ việc so với năm 2008; trong đó tư vấn 87.447 vụ, đại diện 1.005 vụ, bào chữa 4.484 vụ, đại diện ngoài tố tụng 1.190 vụ, hình thức khác: 823 vụ Số người được trợ giúp pháp lý năm 2009 là 92.967 (người nghèo 25.962 người, chính sách 12.904, dân tộc 25.853, trẻ em 4.495, người già: 1.812; người tàn tật: 506, đối tượng khác 21.435 người) thuộc các lĩnh vực pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, khiếu nại, tố cáo, đất đai, nhà ở, chế độ chính sách…50 Nhóm người DTTS sống ở các vùng đặc biệt khó khăn là một trong những nhóm được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước
Ngoài các hoạt động tố tụng, Trợ giúp pháp lý còn được thực hiện qua các hoạt động
khác như Trợ giúp pháp lý lưu động đang trở thành một hình thức ngày càng phổ biến trong
trợ giúp pháp lý, đặc biệt ở các vùng nông thôn và xa xôi, hẻo lánh Cũng giống như các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp lưu động kết hợp giữa tư vấn và phổ biến pháp luật Một hình thức hoạt động bổ ích trong các đợt trợ giúp lưu động là các buổi nói chuyện pháp luật về những chủ đề mà người dân địa phương quan tâm Qua những buổi nói chuyện đó, người dân
có thể được biết về các quyền của mình, nhận thức được những vi phạm đối với quyền của họ
và yêu cầu trợ giúp pháp lý
Câu lạc bộ (CLB) trợ giúp pháp lý (TGPL): Câu lạc bộ TGPL ở cấp xã là “những tổ chức cộng đồng cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân trong xã qua việc phổ biến kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật và hoà giải Đây là những tổ chức tự nguyện, bao gồm những cá nhân có hiểu biết và được tôn trọng ở xã Trung Tâm TGPL là đơn vị khởi xướng việc thành lập câu lạc bộ, sau đó Giám đốc Sở Tư Pháp và Chủ tịch UBND xã công nhận một cách chính thức” (Ralf Otto, 2006) Theo số liệu thống kê của Cục TGPL, đến nay, toàn quốc
có 4.005 Câu lạc bộ TGPL Chương trình 135 giai đoan II đã xây dựng được 1.570 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã thuộc Chương trình này bằng các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương
trình và từ Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam
Trang 26d Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật và kể từ năm 2003 là cả các tổ chức xã hội dân sự thực hiện cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người dân Các trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo quy định của Nghị định
số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 Một khảo sát do UNDP tổ chức năm 2006 tại 26 tỉnh, thành cho thấy nhìn chung các hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức XHDS được đánh giá là hiệu quả51
Trong số rất nhiều cơ quan tổ chức được phép thành lập trung tâm tư vấn pháp luật, những tổ chức chính trị xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…) và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (Hội Luật gia) là những tổ chức có mạng lưới cán bộ và tổ chức đến tận cơ sở hoặc có phương pháp tiếp cận bình đẳng hơn đối với người nghèo và người dân tộc thiểu số Trong số đó, công tác tư vấn pháp luật của Hội LHPN Việt Nam có tiềm năng hơn cả trong việc tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho phụ nữ DTTS cũng như có cơ sở pháp lý vững chắc Cho đến cuối năm 2009, Hội có mạng lưới gồm 35 Trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cấp tỉnh, thành được xây dựng và hoạt động52 Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể về kết quả của công việc tư vấn pháp luật nói chung và trợ giúp pháp lý nói riêng của Hội phụ nữ Việt Nam và các tổ chức khác
e Tổ hòa giải ở cơ sở
Tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở xã, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư cung cấp các hoạt động hòa giải theo quy định của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở Hoạt động hòa giải là các hoạt động giải quyết các tranh chấp sau khi phát sinh Hoạt động này về tính chất không giống dịch vụ pháp lý nêu trên, hướng tới việc giải quyết tranh chấp chứ không ngăn ngừa tranh chấp phát sinh hoặc hỗ trợ giải quyết các tranh chấp tại tòa án Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 5-1-1999 quy
định: “Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm mục đích giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư” Điều 5 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt
động hòa giải cơ sở đã quy định “Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước…củng cố tổ hòa giải và các tổ chức hòa giải của nhân dân…giúp đỡ tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải
cơ sở”
Điểm mạnh của các tổ hòa giải là đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở là những người sống gần gũi với nhân dân, hiểu được các phong tục, tập quán của địa phương nên rất thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ hoà giải53 Đánh giá về hiệu quả hoạt động hòa giải, theo Bộ Tư pháp, từ năm 1999 đến 2008 đã có hơn 3,8 triệu vụ việc được đưa ra hòa giải với tỷ lệ hòa giải thành công lên tới 80%54
f Luật tục
Luật tục chưa phải là một dịch vụ pháp lý nhưng nó vẫn được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội ở một số cộng đồng DTTS, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên Trong việc thực hiện luật pháp liên quan đến bảo vệ rừng, luật tục đã được sử dụng kết hợp cùng với luật pháp của nhà nước để xây dựng thành những quy ước bảo vệ rừng của cộng
51 Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại
52 Thông tin trên trang web của Hội LHPN Việt Nam
http://www.hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?newsid=13109&CatID=144 tải về ngày 1/11/2010
53 Quan hệ giữa hoạt động hoà giải cơ sở với trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
54 Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010
Trang 27đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-UBTƯMTTQVN ngày 31/03/2000 hướng dẫn việc xây dựng những quy ước này Quy ước bảo vệ rừng đã được đánh giá là đã đóng góp vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bảo vệ rừng phát sinh trong đời sống ở cộng đồng dân cư, hỗ trợ pháp luật và lấp đầy các khoảng trống của pháp luật trong việc điều chỉnh các hành vi bảo vệ rừng Đối với cộng đồng dân cư,
nó góp phần phục hồi và phát huy sự tự hào về văn hóa của các cộng đồng DTTS Đặc biệt,
nó còn góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh trong nội bộ cộng đồng và đóng vai trò cao trong việc bảo vệ rừng ở các cộng đồng DTTS55
Trong lĩnh vực BĐG và PC BLGĐ hiện vẫn chưa ghi nhận những mô hình áp dụng luật tục để thực thi Luật BĐG Tuy nhiên, từ việc sử dụng luật tục trong các khía cạnh khác của cuộc sống cũng gợi mở những khả năng sử dụng luật tục trong việc thúc đẩy BĐG và PC BLGĐ Để làm được điều đó, trước tiên cần có những nghiên cứu về những quy định của luật tục có liên quan đến vai trò, trách nhiệm và quyền của phụ nữ của các nhóm DTTS đến đâu và liệu duy trì các luật tục như vậy trong các ứng xử hàng ngày sẽ có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý liên quan tới quyền và nghĩa vụ của phụ nữ DTTS như thế nào
2 Sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS
Hiện nay, hầu như không có một tài liệu nào nói đến việc sử dụng các dịch vụ pháp lý
có thu phí của người DTTS Dường như người DTTS chưa phải là các khách hàng của dịch
vụ này và có những giả thuyết cho rằng người DTTS không thể chi trả những chi phí cho dịch
vụ pháp lý Điều này sẽ cần tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu khác trong tương lai Việc sử dụng dịch vụ pháp lý của người DTTS hiện nay hầu như mới chỉ được ghi chép trong các báo cáo về trợ giúp pháp lý
Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng để nói rằng việc sử dụng dịch vụ pháp lý của người DTTS là rất hạn chế và kém hơn so với nhóm người Kinh Khảo sát về tiếp cận công lý của UNDP thực hiện năm 2003 với 1000 người cho thấy có đến 84% người tham gia khảo sát ở vùng núi không biết đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, tỉ lệ này ở ở vùng nông thôn và 52%
ở thành phố 6% số người tham gia khảo sát nói rằng đã từng tiếp cận tòa án để giải quyết các
vụ việc của mình, cụ thể cho từng nhóm là 9% - 8% và 1% cho những người trả lời từ khu vực thành thị, nông thôn và miền núi56 Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ nhìn đến nhóm người sinh sống tại các vùng miền núi mà không nhất thiết phải là người DTTS Hơn nữa, không có sự phân biệt theo giới của các số liệu
Theo số liệu của Cục Trợ giúp pháp lý, từ năm 1997 đến năm 2008, Cục TGPL và các Trung tâm đã thực hiện được 1.215.820 vụ việc, trong đó có 25.426 vụ đại diện, 47.374 vụ bào chữa, còn lại 1.106.439 vụ tư vấn, 14.533 vụ kiến nghị và 22.048 vụ hòa giải Trong tổng
số có 1.260.680 lượt người được TGPL, trong đó có 545.561 người nghèo và 198.051 người dân tộc Số người được trợ giúp pháp lý năm 2009 là 92.967 (người nghèo 25.962 người, chính sách 12.904, dân tộc 25.853, trẻ em 4.495, người già: 1.812; người tàn tật: 506, đối tượng khác 21.435 người) Cách thống kê số liệu thế này tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, tuy nhiên cũng khó có thể phản ánh chính xác mức độ người DTTS đã sử dụng dịch vụ pháp lý Một người nghèo hay trẻ em, hay tàn tật cũng có thể là người DTTS Hơn nữa, các số liệu không được ghi chép theo giới tính và nhóm dân tộc nên không thể phân tích được sự khác biệt trong sử dụng giữa phụ nữ và nam giới DTTS cũng như giữa các dân tộc
55 Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 71 tháng 3 năm 2006, tải về từ địa chỉ dung-luat-tuc-huong-uoc-mot-chien-luoc-quan-ly-rung/?searchterm=%22TRANH%20CH%E1%BA%A4P%22 ngày 30/12/2010
http://www.nclp.org.vn/chinh_sach/su-56 Khảo sát quan điểm của người dân về tiếp cận công lý ở Việt Nam, UNDP, 2004
Trang 28Vấn đề giới chưa được lồng ghép toàn diện trong cung cấp dịch vụ pháp lý không
những chỉ thể hiện ở cách ghi chép số liệu thống kê mà còn ở trong cả kế hoạch thực hiện
chương trình trợ giúp pháp lý Thông tư 07/2008/TT-BTP ngày 28/10/2008 hướng dẫn thực
hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 nêu lên 2 mục tiêu “Bảo đảm 98% người nghèo,
95% người thuộc diện được trợ giúp pháp lý… có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp
pháp lý miễn phí” và “Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền được trợ giúp pháp lý của người
nghèo, hộ nghèo, người cư trú ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi
thông qua các hình thức…” Cả hai mục tiêu này không nêu cụ thể chỉ tiêu sử dụng dịch vụ
pháp lý cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng Những nhóm này do nhiều
nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân mang tính văn hóa và giới, có thể hạn chế hơn
trong tiếp cận đến các hỗ trợ của trợ giúp pháp lý, do đó nếu không có các chỉ tiêu cụ thể quy
định số người được hưởng lợi và các biện pháp cụ thể đi kèm theo đó thì rất nhiều khả năng
họ sẽ không nằm trong những người được hưởng lợi Trong toàn bộ Thông tư cũng không
nhấn mạnh đến việc chú ý tìm hiểu nhu cầu pháp lý cụ thể của phụ nữ hay nam giới DTTS mà
chỉ nêu nhu cầu của những người thuộc diện trợ giúp pháp lý chung chung
Trong khuôn khổ của chương trình 135 giai đoạn II, 1.570 CLB TGPL đã được thành
lập, các Trung tâm TGPL đã đặt gần 12.000 bảng và hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở
UBND xã, các cơ quan tiến hành tố tụng; in ấn và cấp phát trên 2.000.000 tờ gấp pháp luật
bằng tiếng dân tộc cho nhân dân (13 thứ tiếng); in, sao hơn 16.000 băng catset bằng tiếng dân
tộc phát miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số57 Tuy nhiên, hiệu quả của của các
hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn còn chưa được đánh giá và sẽ phải được kiểm chứng thông
qua các nghiên cứu với chính những người sử dụng dịch vụ Cũng cần phải nhấn mạnh các bài
học kinh nghiệm về truyền thông trong nhiều lĩnh vực đã cho thấy truyền thông hai chiều và
có tương tác bao giờ cũng hiệu quả hơn truyền thông một chiều qua các phương tiện truyền
thông Hơn nữa, với việc tỉ lệ phụ nữ DTTS có khả năng đọc hiểu thấp cả tiếng Việt lẫn tiếng
dân tộc thì các tài liệu in có thể sẽ không có hiệu quả
Các tài liệu hiện có không đủ để đánh giá được sự hài lòng của phụ nữ và nam giới
DTTS với các dịch vụ pháp lý họ sử dụng cũng như hiệu quả lên bình đẳng giới qua việc sử
dụng dịch vụ pháp lý và sẽ cần phải có các nghiên cứu sâu với những phụ nữ và nam giới đã
Tất cả các dịch vụ pháp lý nêu trên đều phục vụ cho tất cả các nhóm khách hàng bất
kể giới tính hay dân tộc Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại hình dịch vụ có thu phí như luật
sư hành nghề độc lập hay các văn phòng tư vấn luật thì đối tượng khách hàng chủ yếu là
những người có khả năng chi trả Trong khi hầu hết phụ nữ DTTS là những người nghèo thì
việc họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ, đặc biệt cho cả một cả một quy trình tố tụng khi
cần thiết cần phải tiếp tục được nghiên cứu
Trong số các loại hình dịch vụ pháp lý hiện có thì trợ giúp pháp lý hay các trung tâm
tư vấn pháp luật của một số tổ chức chính trị xã hội hay một số tổ chức XHDS coi nhóm
57 Số liệu từ báo cáo đánh giá chương trình 135-II
Trang 29người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng là một trong các nhóm ưu tiên Tuy nhiên,
kể từ năm 2006, Luật Trợ giúp Pháp lý đã thu hẹp một số diện được hưởng trợ giúp pháp lý – trước kia là người dân tộc thiểu số và trẻ em nói chung, còn bây giờ chỉ là người dân tộc thiểu
số thường trú ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em không nơi nương tựa Việc thu hẹp đối tượng được nhận trợ giúp pháp lý miễn phí có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên việc tiếp cận dịch vụ của phụ nữ và nam giới DTTS Đối với người DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS đa phần là nghèo thì việc chi trả cho các dịch vụ pháp lý là ngoài khả năng của họ và việc không cho họ thuộc diện được hưởng dịch vụ miễn phí cũng có thể đồng nghĩa với việc họ sẽ không có được tiếp cận nữa
Phù hợp về địa lý
Các số liệu hiện có cho thấy, hầu hết các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, các văn phòng luật sư và các trung tâm tư vấn pháp luật đều có địa điểm tại các thành phố lớn hoặc khu vực đô thị Trong khi Hà Nội có 430 công ty luật và văn phòng luật sư hay thành phố Hồ Chí Minh có 755 văn phòng và công ty thì các tỉnh miền núi phía Bắc có đông đồng bào DTTS như Lai Châu hay Điện Biên không có công ty luật hay văn phòng luật sư nào Ngay cả khi có văn phòng Luật sư hay công ty luật thì các cơ sở này cũng thường đóng ở các khu vực đô thị, cách xa nơi sinh sống của đa số đồng bào DTTS Do đó, khả năng tiếp cận đến các cơ sở này của người DTTS là rất hạn chế, đặc biệt đối với phụ nữ DTTS khi nơi sinh sống của họ thường cách xa những cơ sở cung cấp dịch vụ cùng với việc đi xa ra khỏi làng bản nơi
họ đang sinh sống không phải là dễ dàng khi họ không nói được tiếng Kinh
Nếu so sánh với các hình thức dịch vụ pháp lý khác thì trợ giúp pháp lý dường như đã
dễ tiếp cận hơn với người DTTS, đặc biệt với phụ nữ DTTS thông qua việc: 1) mở rộng phạm
vi người được cung cấp dịch vụ; và 2) mở rộng tầm bao phủ hơn xuống tận các địa bàn xã/phường thông qua các mô hình như trợ giúp pháp lý Một số tổ chức phi chính phủ thực hiện các chương trình tại các cộng đồng DTTS cũng kết hợp các hỗ trợ tư pháp cho các nhóm phụ nữ DTTS, bao gồm việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho phụ nữ DTTS cũng như tổ chức các CLB pháp luật cho phụ nữ DTTS
Phù hợp về nguồn lực con người
Có thể thấy được sự mất cân đối giữa số lượng luật sư và số dân Hiện nay, tổng số luật sư là 5.076 người trong đó có 1.516 luật sư nữ và 3.560 luật sư nam Trong tổng số luật
sư thì có 20 luật sư là người DTTS và 16 luật sư không xác định dân tộc 58 Với số lượng luật
sư như thế này, nhất là luật sư người DTTS (20 luật sư/10 triệu người DTTS) thì khả năng có
sự tham gia của luật sư trong các dịch vụ pháp lý dành cho người DTTS sẽ rất ít Báo cáo của
Bộ Tư pháp cho thấy chỉ có 20% số vụ án xét xử sơ thẩm có luật sư và trợ giúp viên pháp lý59 Một khảo sát đã được thực hiện trong năm 2007 để đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động luật sư tại các tỉnh khó khăn về kinh tế-xã hội Khảo sát được tiến hành ở 16 tỉnh, chủ yếu ở khu vực miền núi Kết quả khảo sát cho thấy số lượng luật sư tại các tỉnh này rất thấp, chỉ chiếm có 3,8% tổng số luật sư trên toàn quốc Khảo sát cũng cho thấy phần lớn luật sư ở khu vực miền núi là các cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, hầu như trên 60 tuổi Ở đoàn luật sư của một số tỉnh được khảo sát, có những luật sư có đăng ký nhưng không hành nghề vì tuổi đã cao Hơn thế nữa, một số luật sư không có bằng luật và chưa qua khóa đào tạo luật sư tổ chức bởi Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư địa phương60
58 http://luatsuvietnam.org.vn/index.php?option=com_lawyer&render=n5684§ion=list tải về ngày 5/8/2010
59 Số liệu do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý tổ chức tại Đà Nẵng ngày 30/11/2009, theo http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Chi-20-vu-an-xet- xu-so-tham-co-luat-su-881653/ tải về ngày 5/8/2010
60 Báo cáo Phát triển 2010 – Các thể chế, Ngân hàng thế giới., 2010
Trang 30Không những chỉ thiếu luật sư, nhân lực có đủ điều kiện để cung cấp các dịch vụ pháp
lý như tư vấn pháp luật cũng rất thiếu, đặc biệt ở các vùng DTTS Các quy định trước kia đã hạn chế việc phát triển của các trung tâm tư vấn pháp luật qua những yêu cầu về số lượng tối thiểu cũng như chất lượng phải có của tư vấn viên Nghị định số 65/2003/NĐ-CP quy định phải có ít nhất 3 tư vấn viên pháp luật mới được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Tiêu chuẩn để được công nhận là tư vấn viên pháp luật là phải có bằng đại học luật, có thâm niên công tác pháp luật từ 3 năm trở lên, và đã qua lớp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật Ngoài
ra, còn có những yêu cầu khác về cơ sở vật chất cho trung tâm tư vấn pháp luật Chính những quy định này đã dẫn đến tình trạng các địa phương vùng sâu vùng xa không thể thành lập được Trung tâm tư vấn, hoặc có Trung tâm nhưng không đủ người theo đúng quy định61 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho người dân ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi có điều kiện tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ tư vấn pháp luật thông qua việc cho phép người bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật
Đối với trợ giúp pháp lý, những người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; b) Luật sư; c) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; b) Có bằng cử nhân luật; c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; d)
Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao Trong các yêu cầu cho người tham gia trợ giúp pháp lý không thấy đề cập đến yêu cầu phải nói được tiếng dân tộc nếu người đó làm việc ở những vùng có đông đồng bào DTTS Nếu tính đến số đông phụ nữ DTTS không thể nói tiếng Việt thì yêu cầu có thể nói được tiếng dân tộc là điều quan trọng khi cung cấp dịch vụ cho phụ nữ DTTS Cho dù đây có thể là một yêu cầu khó khăn nhưng là cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho những hỗ trợ của trợ giúp pháp lý cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng khi mà phần nhiều trong số những phụ nữ này không nói được tiếng Việt như đã phân tích ở các phần trước Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý chỉ nêu lên yêu cầu về tác phong và thái độ cho cán bộ làm
trợ giúp pháp lý là “Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản, ngắn gọn phù hợp với đặc điểm tâm
lý, độ tuổi, phong tục dân tộc của người được trợ giúp pháp lý Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tiếng lóng, hách dịch hoặc có các hành vi coi thường đối với người được trợ giúp pháp lý” chứ không đề cập gì tới yêu cầu phải nói được tiếng dân tộc62. Kỹ năng làm việc với các nhóm được trợ giúp pháp lý đặc thù bao gồm cả người DTTS là một
trong các nội dung được nêu lên trong Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn
2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 tuy nhiên đề án cũng không làm rõ nhiệm vụ nâng
cao khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc như một kỹ năng quan trọng trong khi làm việc với nhóm đặc thù này Tuy nhiên, có những dấu hiệu khả quan cho thấy những thay đổi sẽ diễn ra
để tăng cường hơn nữa sự tiếp cận của người DTTS tới trợ giúp pháp lý Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 có quy định rõ một loạt các hoạt động trợ giúp pháp
lý thực hiện cho vùng DTTS cũng như các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý ở các khu vực này, bao gồm cả việc dạy tiếng dân tộc cho cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý ở các huyện nghèo và đào tạo trung cấp luật cho người DTTS thuộc diện quy hoạch thành cán bộ tư pháp và hộ tịch xã
61 Tải từ trang web của Bộ Tư pháp
http://vbqppl.moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2390 tải về ngày 1/11/2010
62 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Trang 31cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 120.000đ/1ngày làm việc của luật sư Mức phí như vậy
so với mức thu nhập bình quân nhân khẩu ở vùng Tây Bắc chỉ là khoảng 550,000 đồng/tháng
là khó có thể chi trả được63 Nghị định 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào để cho thấy việc khuyến khích này thực sự đang được tiến hành
Xét về hình thức dịch vụ pháp lý thì hoạt động hoà giải ở cơ sở cho thấy khá gẫn gũi với người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS Đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở là những người sống gần gũi với nhân dân, hiểu được các phong tục, tập quán của địa phương nên rất thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ hoà giải64 Đánh giá về hiệu quả hoạt động hòa giải, theo Bộ Tư pháp, từ năm 1999 đến 2008 đã có hơn 3,8 triệu vụ việc được đưa ra hòa giải với tỷ lệ hòa giải thành công lên tới 80%65
b Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS
Các rào cản từ phía người cung cấp dịch vụ
Ngân sách ít: Trong những năm gần đây, nhu cầu về trợ giúp pháp lý của nhân dân ngày
càng gia tăng và nội dung các vụ việc cũng ngày càng phức tạp hơn Do vậy, Nhà nước
không đủ ngân sách cần thiết cho các dịch vụ pháp lý nói chung và hệ thống trợ giúp pháp
lý Nhà nước hoạt động66 Theo Thông tư số 07/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ra ngày
21/10/2008 Hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 thì Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 để tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên với với 2 triệu đồng/năm/xã và triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý Kinh phí cho Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và thực hiện truyền thông, cung cấp tài liệu và thông tin pháp luật cho người nghèo lấy từ kinh phí địa phương Các địa phương có đông người DTTS hầu hết là các tỉnh nghèo nên kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này chắc chắn không thể nhiều Việc thiếu kinh phí chắc
63 Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình, Tổng cục Thống kê 2008
64 Quan hệ giữa hoạt động hoà giải cơ sở với trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
65 Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010
66 Trích kiến nghị về việc “tăng cường sự tiếp cận công lý của các nhóm dễ bị tổn thương thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia Việt nam” gửi ASAS – Nguyễn Khắc Hải.
Trang 32chắn có ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng dịch vụ TGPL cung cấp cho người dân
Thay đổi chính sách: Kể từ năm 2006, Luật Trợ giúp Pháp lý đã thu hẹp một số diện được hưởng trợ giúp pháp lý – trước kia là người dân tộc thiểu số và trẻ em nói chung, còn bây giờ chỉ là người dân tộc thiểu số thường trú ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em không nơi nương tựa Việc thu hẹp đối tượng người DTTS được hưởng lợi sẽ kéo theo việc ít tiếp cận hơn của phụ nữ DTTS tới dịch vụ pháp lý do khả năng chi trả của họ cho các dịch vụ có phí là khá khó khăn
Năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ pháp lý về làm việc với người DTTS: những phân tích ở trên đã cho thấy cán bộ cung cấp dịch vụ pháp lý đặc biệt cho người DTTS đang hạn chế cả về số lượng (rất ít luật sư người DTTS) lẫn chất lượng (nói được tiếng DTTS hoặc có hiểu biết tốt về văn hóa và tập quán của người DTTS) Hạn chế này là một cản trở lớn cho người DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng trong quyết định tiếp cận và sử dụng một loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ và thường phải sử dụng ngôn ngữ pháp luật khó hiểu cùng với quy trình phức tạp
Năng lực thực thi luật, đặc biệt là luật BĐG và luật PCBLGĐ: rất nhiều báo cáo đã nêu lên vấn đề nhận thức về giới và hai luật của cán bộ và người dân ở nhiều vùng, đặc biệt là các vùng DTTS còn rất hạn chế, chưa có đủ các chế tài để xử lý các vụ vi phạm luật phức tạp Việc thiếu hiểu biết về luật từ phía người dân làm cho họ không nhận thức được quyền vì vậy cũng sẽ khó tìm đến dịch vụ ngay cả khi quyền của họ bị vi phạm Về phía chính quyền và những người cung cấp dịch vụ, kiến thức hạn chế có thể làm họ không đưa
ra được các hỗ trợ làm cho phụ nữ DTTS hài lòng, hạn chế việc họ sẽ quay lại sử dụng dịch vụ khi cần trong tương lai
Kì thị và phân biệt đối xử: mặc dù chưa có tài liệu nào nghiên cứu về việc định kiến và kì thị có phải là rào cản ngăn phụ nữ và nam giới DTTS tiếp cận đến các dịch vụ pháp lý hay không Tuy nhiên, một số tài liệu như Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia của Ngân hàng thế giới năm 2009 cũng đã nêu tình trạng định kiến đối với dân tộc thiểu số vẫn khá phổ biến, đến từ nhiều nhóm xã hội khác nhau như cán bộ nhà nước, người buôn bán, trí thức, nông dân… Qua lăng kính của họ, người dân tộc thiểu số thường lạc hậu, lười biếng, không biết làm ăn Tác động của định kiến này đã và đang có những tác động tiêu cực đối với người dân tộc thiểu số, khiến họ kém tự tin, thiếu tiếng nói và quyền lực Qua đó, thấy được sự cần thiết phải có những nghiên cứu kĩ lưỡng với những nhóm người DTTS khác nhau để tìm hiểu xem liệu kì thị và phân biệt đối xử có ngăn cản họ tiếp cận đến dịch vụ pháp lý hay không, đặc biệt với phụ nữ DTTS là nhóm chịu kì thị kép
Các rào cản từ phía người sử dụng dịch vụ
Chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý và thiếu tin tưởng vào hệ thống công lý: Theo một cuộc khảo sát gần đây về quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, chỉ có 6% số người được phỏng vấn đã tiếp cận tòa án, 4% đã từng có liên hệ với các trung tâm tư vấn pháp luật, và 6% đã sử dụng dịch vụ luật sư Cuộc điều tra cũng cho thấy, người nghèo và những người sống ở các vùng nông thôn và miền núi có trình độ nhận thức thấp hơn nhiều
và giới hạn truy cập thông tin pháp lý và cơ sở pháp lý67 và họ thường là nhóm ít có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào
Một số tài liệu chỉ ra sự kém hiệu quả của công tác hòa giải, nhất là trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ Ví dụ, trong các vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình, việc bắt buộc hòa giải giữa hai bên có thể tạo điều kiện cho bạo hành tái diễn Nhiều thành viên của tổ Hòa giải, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa đôi khi chưa hiểu hết về luật
67 Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Hải – vai trò của các tổ chức xã hội hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam
Trang 33pháp đặc biệt là hai luật BĐG và luật PCBHGĐ rất có thể sẽ tư vấn thiên vị và có xu hướng phân biệt đối xử với phụ nữ Một khảo sát tiến hành năm 2008 với những người đã tham gia hòa giải cho thấy phần lớn cảm thấy có rất ít sự thiên vị về giới trong các quyết định Tuy nhiên, cá biệt tại một tỉnh, 24% người được hỏi đã từng tham gia hòa giải trả lời rằng họ thấy có sự thiên vị về giới Với việc hai Luật BĐG và PCBLGĐ là những luật còn mới, các thành viên của tổ hòa giải chủ yếu là nam giới thì xu hướng hòa giải thiên vị
và phân biệt đối xử với phụ nữ có khả năng xảy ra Sự thiên vị đặc biệt lớn khi có các tranh chấp với chính quyền địa phương Cũng trong nghiên cứu nêu trên, khá nhiều người được hỏi (14%) cho rằng người dân thường bị bất lợi khi tranh chấp với các cơ quan Tại một tỉnh, có tới 34% người được hỏi cho rằng có sự thiên vị như vậy68
Tỉ lệ mù chữ cao trong người DTTS, đặc biệt là phụ nữ không biết đọc, biết viết và thậm chí không cả biết nói tiếng Việt nên rất ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và chia sẻ thông tin của họ Tình trạng này cùng với việc thiếu các hình thức thông tin hiệu quả các nội dung về pháp luật, các hệ thống dịch vụ công và tư, do vậy, việc hiểu biết cụ thể về các thông tin và dịch vụ pháp lý để sử dụng hiệu quả là rất thấp Việc không giao tiếp được bằng tiếng Việt một mặt làm phụ nữ kém tự tin và ít đi ra ngoài hơn, hạn chế khả năng chủ động đi đến dịch vụ của họ Mặt khác, điều này cũng gây khó khăn cho họ để có thể hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong dịch vụ pháp lý ngay cả khi các dịch vụ này chủ động đến với người dân (như trong trường hợp dịch vụ trợ giúp pháp lý lưu động và giáo dục pháp luật)
Nghèo đói và khả năng chi trả dịch vụ: Đối với người DTTS, việc sử dụng hoàn chỉnh một quy trình dịch vụ pháp lý có thu phí, có chất lượng và đảm bảo tính minh bạch, công minh còn là điều xa vời vì họ không thể có ngân sách để trả cho luật sư Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư quy định mức thù lao cho luật sư tham gia tố tụng do khách hàng trả không được vượt quá 100.000đồng/1 giờ làm việc của luật sư, còn mức thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 120.000đ/1ngày làm việc của luật sư
Các quan niệm về giới trong các cộng đồng DTTS: các quy định về vai trò và trách nhiệm của phụ nữ và nam giới thường thiên vị phụ nữ có thể cản trở đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ DTTS Các quan niệm văn hóa cho rằng đàn ông hiểu biết hơn, tạo nên tâm lý chấp nhận, cam chịu ngay cả khi bị bạo lực hay bị tước đoạt các quyền hợp pháp Ghi chép ở nhiều địa phương cho thấy không chỉ nam giới mà ngay cả phụ nữ cũng tin rằng đóng góp của họ thua kém và không có giá trị bằng phần việc của đàn ông, thừa nhận quyền quyết định chính của người đàn ông trong gia đình và xã hội Một số nghiên cứu của Mai Thanh Sơn đã chỉ ra rằng phụ nữ ở nhiều nhóm DTTS tin là đàn ông
là người hiểu biết hơn nên phụ nữ phải phục tùng69 Gánh nặng công việc và thời gian làm việc dài có thể làm phụ nữ DTTS không có thời gian để tham gia các hoạt động tuyên
truyền phổ biến pháp luật hay theo đuổi các quy trình pháp lý tốn thời gian
68 Trích từ báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại, Ngân hàng thế giới, 2010
69 Mai Thanh Sơn và cộng sự, “Một số vấn đề về tri thức bản địa, tiếng nói người dân, trạng thái sốc văn hóa và bối cảnh tổn thương ở các DTTS tỉnh Đăk Nông” và “Một số vấn đề về tri thức bản địa, tiếng nói người dân, trạng thái sốc văn hóa và bối cảnh tổn thương ở các DTTS tỉnh Sóc Trăng”
Trang 34PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA
PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Ở BẮC CẠN VÀ AN GIANG
Dựa trên những phát hiện từ việc rà soát tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh Bắc Cạn và An Giang Nghiên cứu thực địa nhằm mục tiêu kiểm chứng lại các phát hiện của rà soát tài liệu và tìm kiếm thêm những thông tin còn thiếu hụt không tìm được qua quá trình rà soát tài liệu
1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Huyện Chợ Mới nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Cạn, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía Nam là huyện Võ Nhai
và Phú Lương (Thái Nguyên), phía Đông là huyện Na Rì Các dân tộc cư trú trên địa bàn huyện chủ yếu là: Tày, Nùng, Kinh, trong đó người Tày chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân
cư Hai xã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là Cao Kỳ và Tân Sơn, trong đó Tân Sơn là
xã thuộc chương trình 135, Cao Kỳ có 2 thôn thuộc chương trình 135 Trên địa bàn xã Tân Sơn chỉ có người Dao cư trú, ở xã Cao Kỳ, người Kinh chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu dân
cư Thu nhập của người dân ở 2 xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp
Mặc dù là huyện miền núi nhưng giao thông tương đối dễ dàng, thuận tiện, người dân sống tập trung gần các trục đường liên tỉnh và liên huyện, xã Hệ thống loa phát thanh có thể chuyển tải thông tin đến từng hộ gia đình Phân bố dân cư có sự tách biệt rõ ràng giữa người Tày và người Dao theo từng thôn Thu nhập chủ yếu của người dân vẫn dựa vào nông nghiệp
và lâm nghiệp tuy nhiên khoảng cách giữa nơi cư trú đến nương rẫy khá xa cũng là khó khăn đối với người dân ở đây Cơ sở vật chất như điện, trường học, trạm y tế được đầu tư đầy đủ
Tri Tôn là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh An Giang, giáp với Campuchia về phía Tây, hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn về phía Đông, huyện Tịnh Biên về phía Bắc và tỉnh Kiên Giang về phía Tây Các tộc người chính cư trú trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Khmer và Hoa, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân cư Hai xã được lựa chọn nghiên cứu là Cô Tô và Núi Tô, trong đó xã Núi Tô là một xã thuộc chương trình 135 Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập của 2 tộc người chiếm đa số là Kinh và Khmer ở hai xã này
Tỉ lệ nghèo ở Cô Tô trong năm 2009 là 12,6%, trong khi đó tỉ lệ này ở Núi Tô cao hơn khá nhiều là 21% Trong số các hộ nghèo, người Khmer chiếm tỉ lệ cao hơn so với người Kinh Rất tiếc con số cụ thể không được bóc tách trong báo cáo của địa phương
Điều đáng lưu ý là việc sinh hơn 3 con khá phổ biến ở người Khmer, khá nhiều hộ có 5-6 con Hôn nhân trước 18 tuổi vẫn khá phổ biến Theo thống kê của UBND 2 xã, tỉ lệ hộ chưa tiếp cận được với điện lưới Quốc Gia vẫn ở mức khoảng 10% và hơn 20% chưa được sử dụng nguồn nước sạch Là 2 xã vùng đồng bằng, giao thông liện lạc ở hai xã khá thuận tiện Trường học, trạm y tế được xây dựng khá khang trang Người Khmer và người Kinh thường
cư trú trong các Ấp (Sóc) riêng biệt, tỉ lệ hỗn cư vẫn còn ở mức thấp Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa chưa rõ rệt, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính Cảnh quan sinh thái vẫn mang đậm dáng nét của vùng nông thôn Tây Nam Bộ Người Khmer ở cả 2 xã theo Phật giáo Tiểu Thừa (Nam Tông) Ảnh hưởng của nhà sư đối với cộng đồng còn khá rõ nét trong đời sống thường nhật
Trang 35Bảng 6: Một số chỉ tiêu chính có liên quan của các địa bàn nghiên cứu
Địa phương Dân số Tỷ lệ nghèo
2009 Thành phần dân tộc Chương trình 135 Tham gia trong
103 xã phường
Xã Cao Kỳ Tày, Nùng, Kinh 2 thôn người Dao
Nguồn: Các tài liệu thứ cấp (các con số sẽ được bổ sung sau), VLHSS 2008, (Tổng Cục
Thống Kê, 2010), Website Uỷ Ban Dân Tộc
2 Cung của dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý
Tại hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều có Trung tâm trợ giúp pháp lý Những trung tâm này được thành lập từ đầu những năm 2000, với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ pháp
lý miễn phí (trợ giúp pháp lý) cho người nghèo và đối tượng chính sách Dưới Trung tâm có các chi nhánh ở cấp huyện Bắc Kạn có 3 chi nhánh ở huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn và Ba Bể, trên tổng số 8 đơn vị hành chính cấp huyện An Giang có 2 chi nhánh ở thị xã Châu Đốc và huyện Tịnh Tri Tôn, trên tổng số 11 đơn vị hành chính cấp huyện Ở cấp xã có các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý Số các câu lạc bộ ở Bắc Kạn là 100, trên tổng số 113 xã, phường, thị trấn
Số các câu lạc bộ ở An Giang là 58, trên tổng số 156 xã, phường, thị trấn
Số trợ giúp viên pháp lý ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều là 4 người, với tỷ lệ nam/nữ khá đồng đều Tất cả các trợ giúp viên pháp lý đều thuộc nhóm dân tộc đa số72, và không nói được tiếng dân tộc thiểu số Đây là điểm hạn chế mà lãnh đạo các Trung tâm thường nhắc đến trong việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, vì nhiều người trong số họ không nói được tiếng Kinh
“Khó khăn lớn nhất khi sử dụng trợ giúp pháp lý cho người DTTS là sự bất đồng về ngôn ngữ Hiê ̣n nay trung tâm có 4 trợ giúp viên nhưng không ai nói được tiến dân tộc Mông, Dao Vì vậy rất khó cho việc tuyên truyền và trợ giúp pháp lý cho 2 dân tộc thiểu số này.”
(Lãnh đạo Trung Tâm TGPL tỉnh Bắc Kạn)
Bảng 7: Số các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý cho người dân ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang (số liệu năm 2009)
Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 01 01
Trợ giúp viên pháp lý, trong đó:
70 Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009
71 Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008
72 Ở An Giang, nhóm đa số là người Kinh, còn ở Bắc Cạn là người Tày Tính trên bình diện cả nước, người Tày
là dân tộc thiểu số, nhưng ở Bắc Cạn đây là nhóm có mức sống cũng như các chỉ số phát triển cao nhất tỉnh Các dân tộc thiểu số ở Bắc Cạn là Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc khác
Trang 36Chi nhánh Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 03 02
Luật sư hành nghề cá nhân 0 01
Nguồn: Phỏng vấn TTTGPL và các nguồn tài liệu thứ cấp
Ngoài đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, các Trung Tâm TGPL còn có đội ngũ các cộng tác viên trợ giúp pháp lý Theo quy định của Luật Trợ Giúp Pháp Lý, cộng tác viên là người không thuộc biên chế của Trung Tâm TGPL và không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật Nếu họ không phải là luật sư thì họ chỉ có thể tư vấn pháp luật trong những lĩnh vực chuyên môn của họ, mà không được thực hiện vai trò đại diện Khi một cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý, họ có thể gửi thanh toán về Trung Tâm cho công việc của họ Số tiền thường không nhiều và có những cộng tác viên thấy không đáng
để làm tất cả các thủ tục liên quan đến tài chính Số cộng tác viên TGPL ở Bắc Kạn là 173, khoảng 25% là nữ, và có 7 luật sư, trong đó 3-4 người vẫn còn hoạt động, số còn lại thì đã già, yếu Cô ̣ng tác viên của trung tâm là các cán bô ̣ tư pháp xã , cán bộ các phòng ban của huyện, cán bộ làm bên công an tỉnh , Sở Lao Đô ̣ng - Thương Binh và Xã Hô ̣i , cán bộ làm bên bảo hiểm Ở An Giang, số cộng tác viên TGPL ít hơn ở Bắc Kạn, chỉ có 51 người Năm 2008
số lượng cộng tác viên là 120 người, nhưng sau đó Trung Tâm TGPL đã tập trung củng cố theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ và như vậy số lượng giảm xuống còn 37 năm 2009, sau đó tăng lên 51 năm 2010 Số lượng luật sư làm cộng tác viên TGPL ở An Giang cao hơn Bắc Kạn nhiều, 25 so với 7
Nhóm nghiên cứu quan sát thấy ở các xã nghiên cứu CLB TGPL bao gồm tất cả các thành viên UBND xã và trưởng thôn CLB thường đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động TGPL lưu động của Trung Tâm TGPL, hoặc các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn xã Vai trò của các CLB trong việc trực tiếp cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho người dân rất mờ nhạt
Ngoài hệ thống trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến huyện đến xã như đã mô tả ở trên, còn có các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các đoàn thể chính trị xã hội, ví dụ như Hội Phụ Nữ hoặc Hội Nông Dân tỉnh Các tổ chức này cũng thực hiện phổ biến và tư vấn pháp luật cho hội viên của mình về những vấn đề mà họ quan tâm như Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bình đẳng giới hay Luật Phòng chống bạo lực gia đình Ở
An Giang, Trung Tâm tư vấn pháp luật của Hội LHPN tỉnh An Giang tham gia nhiều trong việc tư vấn cho phụ nữ kết hôn với người nước ngoài Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh An Giang còn thực hiện hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Hội viên, tuy nhiên, trong cả năm
2009 và 6 tháng đầu năm 2010 thì chỉ có 2 trường hợp đơn thư của phụ nữ dân tộc Khơ Me gửi lên và không có trường hợp nào từ phụ nữ dân tộc Chăm
Đặc biệt ở An Giang, những vị chức sắc tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn tại địa phương Những vị này cai quản các chùa thường có
ở mỗi ấp Họ là người cùng dân tộc và sinh sống gần gũi với người dân Tuy nhiên, những người này hầu hết đều là nam giới, đã lớn tuổi và không biết nhiều về luật pháp đặc biệt là Luật BĐG hay Luật PCBLGĐ Người dân cũng nhắc đến một số người khác mà họ hay tìm đến để nhờ vả mỗi khi có việc cần phải liên hệ với chính quyền Trưởng thôn là những người cũng được người dân ở Bắc Kạn nhắc đến khi có các vấn đề khúc mắc
Trang 37Nhờ ông trong ấp viết hộ đơn, ai cần viết đơn xin đi làm hay đơn gửi lên xã cũng nhờ ông ấy thôi Ông ấy không lấy công nhưng nếu cho ông ấy bao Zet [bao thuốc lá] thì
đỡ ngại
(Phỏng vấn phụ nữ Khơ Me, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang)
3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của phụ nữ và nam giới DTTS
Dịch vụ pháp lý, trong đó bao gồm một loại hình dịch vụ miễn phí được gọi là trợ giúp pháp lý, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý cho người dân và xây dựng
một xã hội công bằng, bình đẳng Công lý, theo từ điển tiếng Việt, được định nghĩa là “lẽ phải được xã hội thừa nhận, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội”73 Bảo vệ công lý cho người dân bao gồm, nhưng không giới hạn ở, hai điều:
Ngăn chặn để quyền và lợi ích chính đáng74 của người dân không bị xâm hại
Khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm hại, thì người dân có khả năng tìm
kiếm sự bù đắp tổn thất thoả đáng75 thông qua hệ thống công lý chính thức76 Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý chỉ phát huy tác dụng khi hai yếu tố khác được thoả mãn Thứ nhất, quyền và lợi ích chính đáng của người dân phải được luật pháp bảo vệ, hay nói cách khác đó là quyền và lợi chính đáng trở thành quyền và lợi ích hợp pháp Thứ hai, người dân phải biết quyền và lợi ích của mình được luật pháp thừa nhận và muốn tìm sự bảo vệ của hệ thống công lý khi họ cảm thấy quyền và lợi ích đó bị xâm hại
Qua những cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bảng hỏi, nhóm nghiên cứu có ghi nhận được rất nhiều những bức xúc của người dân Những lĩnh vực thường xảy ra những bức xúc đó là hôn nhân gia đình, đất đai, và thụ hưởng các lợi ích từ các chính sách xã hội Kết quả phỏng vấn bảng hỏi cũng khẳng định đây là các vấn đề thường xuyên xảy ra và cũng gây bức xúc mạnh nhất trong người dân
Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa phụ nữ và nam giới DTTS cũng như phụ nữ người Kinh về các vấn đề họ thường gặp trong cuộc sống Sự khác biệt lớn nhất được nhắc tới cả trong các cuộc phỏng vấn sâu lẫn trong điều tra bảng hỏi
là bị đánh đập, chửa bới Bảng 8 cho thấy bị đánh đập chửi bới là vấn đề ở vị trí số 8 ở mức
độ thường xuyên, nhưng 7 vị trí đầu đều là những bức xúc có liên quan đến chính quyền Phụ
nữ nêu vấn đề bị đánh đập, chửi bới nhiều hơn hẳn nam giới, 19% so với 11%77 Nếu xét về mức độ nghiêm trọng của vấn đề (Bảng 9), thì bị đánh đập, chửi bới là một trong những vấn
đề nghiêm trọng nhất theo cảm nhận của những người gặp phải vấn đề 87% trong số họ coi vấn đề là rất bức xúc hoặc bức xúc
73 Đại Từ Điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội 1998
74 Phù hợp với lẽ phải – Đại Từ Điển Tiếng Việt
75 Đúng đắn và phù hợp – Đại Từ Điển Tiếng Việt
76 Các tài liệu về tiếp cận công lý (access to justice) có đề cập đến vai trò của hệ thống công lý phi chính thức (bao gồm luật tục và các thể chế truyền thống, ví dụ như già làng, trưởng bản) trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân Tuy nhiên, do chủ đề của nghiên cứu tập trung vào dịch vụ pháp lý, nên chúng tôi chủ yếu chỉ đề cập đến hệ thống công lý chính thức (formal justice system) ở đây Nếu không nêu rõ, thuật ngữ hệ thống công
lý sử dụng trong báo cáo này sẽ hàm lý hệ thống công lý chính thức
77 Nghiên cứu này không phải là một nghiên cứu về bạo lực gia đình, nên không thể áp dụng tất cả các chuẩn mực khắt khe của nghiên cứu về bạo lực gia đình khi hỏi về bị đánh đập và chửi bới Người đọc cần coi những con số % nêu ra ở đây như là những con số tham khảo, không nên rút ra kết luận ví dụ như 20% phụ nữ bị bạo hành ở địa bàn nghiên cứu